Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MÔ ĐUN 2: HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.16 KB, 10 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MÔ ĐUN 2: HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
A – LÝ THUYẾT
1) Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quan điểm về hoạt động học tập
Câu hỏi 1: Bạn hãy phân tích quy trình học tập theo cơ chế hành vi?
Trả lời:
Người đầu tiên đóng góp cho thuyết này là nhà sinh lí học I.P. Pavlov, ông
đã có công phát hiện nghiên cứu Cơ chế phản xạ có điều kiện. Sau đó, nhà tâm
lí học hành vi người Mĩ là J. Watson đã triển khai áp dụng thành tựu này của I.P.
Pavliôv vào nghiên cứu tâm lí. Ông đã đưa ra công thúc S → R , trong đó S
(Stimulus) là kích thích và R (Reaction) là phản ứng. Tiếp sau đó là quan điểm
hành vi tiến bộ hơn của B.F. Skinnơ với công thức S ¬ R , hoặc đôi khi là
S ¬ → R của Kantor. Mặc dù các công thức trên có những nét khác nhau, nhưng
đều có điểm chung: Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể vời môi
trường, tâm lý và ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng thừa.
Như vậy, việc học tập diễn ra theo cơ chế hình thành phản ứng trực tiếp
giữa cá nhân với môi trường bên ngoài và bỏ qua sự tham gia của tâm lí, ý thức
cá nhân.
Câu hỏi 2: Bạn hãy phân tích thuyết nghiên cứu học tập theo quan
điểm xã hội?
Trả lời:
Từ những kinh nghiệm nghiên cứu Bandura thiết lập một hệ thống thao
tác thực nghiệm bao gồm các bước cho toàn bộ quá trình rập khuôn như sau



Chú ý: Nếu chúng ta muốn học một điều gì đó, chúng ta sẽ tập trung tư
tưởng. Tương tự, tất cả những cản trở trong quá trình tập trung sẽ làm giảm khả
năng học tập qua cách quan sát. Nếu bạn buồn ngủ, mệt mỏi, phân tâm, say
thuốc, lúng túng, đau ốm, sợ hãi, hay trong trạng thái quá khích, bạn sẽ không


thể tiếp thu tốt được. Tương tự như chúng ta thường bị chia trí khi có những
kích thích khác khiến chúng ta phân tâm.



Giữ lại: Là khả năng lưu giữ trí nhớ về những gì chúng ta đã tập trung
chú ý vào. Đây là giai đoạn những chuỗi hình ảnh hay ngôn ngữ có những đóng
góp vào quá trình lưu trữ. Chúng ta nhớ những gì đã được nhìn thấy từ mô hình
mẫu qua hình thái của những chuỗi hình ảnh trong tâm thức hay qua những mô
tả ngôn từ. Sau này khi cần truy cập những dữ kiện đã được lưu trữ, chúng sẽ
chỉ cần đến những hình ảnh trong hệ tâm thức và những mô tả. Từ đó chúng ta
có thể diễn lại mô hình mẫu bằng chính những hành vi của chúng ta.



Lặp lại: Vào lúc này, cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ
tâm thức hay những mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự. Điều này xảy ra


cho phép mỗi chúng ta có khả năng lập lại và tái diễn hành vi ban đầu (vốn là
mô hình mẫu để ta bắt chước). Tất nhiên sẽ có một số thao tác không hoàn toàn
diễn biến theo quá trình này. Chẳng hạn khi ta quan sát một diễn viên xiếc cả
ngày nhưng chúng ta sẽ không thể bắt chước cách biểu diễn được. Tuy nhiên
nếu ta có một chút kiến thức cơ bản về nhào lộn, rất có khả năng ta sẽ tập được
những thao tác mới mẻ.



Động cơ: Là một bộ phận quan trọng trong quá trình học tập một thao
tác mới. Chúng ta có mô hình mẫu hấp dẫn, có trí nhớ, và khả năng bắt chước,

nhưng nếu không có động cơ bắt chước, ít nhất là một lý do tại sao ta phải bắt
chước hành vi này, ta sẽ không thể học tập hiệu quả được.
Câu hỏi 3: Phân tích quan điểm học tập và nhận thức?
Trả lời:



Nghiên cứu học tập thực sự khách quan khoa học chỉ cần nghiên cứu
những biểu hiện ra bên ngoài (hành vi bên ngoài), tức là chỉ tập trung chủ yếu
vào khía cạnh thay đổi hành vi trong quá trình học tập, học tập chỉ đơn thuần là
sự liên kết theo cơ chế “kích thích_ phản ứng”, sẽ được diễn ra theo sự tập
nhiễm và áp dụng các thông tin..



Gần đây, nhiều nhà tâm lí học đã tập trung vào vai trò của nhận thức
trong học tập. Từ “nhận thức” bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là “hiểu biết”
và dùng để chỉ các quá trình mà nhờ chúng con người thu nhận và tổ chức các
thông tin. Điều đó có nghĩa là nhờ nhận thức mà chúng ta hiểu được thế giới của
chúng ta như thế nào.
2) Hoạt động 2: Khái niệm hoạt động học tập.
Câu hỏi 1: Hoạt động học tập là gì?
Trả lời:
Các hoạt động khác trong nhà trưởng như vui chơi, lao động, chính trị xã
hội... cũng giúp cho người học nắm được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhưng đó chỉ
là kết quả phụ, kết quả đi kèm hoạt động trên mà thôi. Khác hẳn với các loại
hình hoạt động khác, hoạt động học làm biến đổi chính bản thân người học,
hướng một cách có mục đích vào việc hình thành nhân cách của bản thân người
học. Đ.B. Encônhin đã nêu lên việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt
động học và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học.

Ông viết “Hoạt động học trước hết là hoạt động mà nhờ nó diễn ra sự thay đổi
trong bản thân học sinh, đó là hoạt động nhằm tự biến đổi mà sản phẩm của nó
là những biến đổi diễn ra trong chính bản thân chủ thể trong quá trình thực hiện
nó ". Hoạt động học bao gồm việc định hướng học tập, lập kế hoạch hoạt động,
bản thân hành động học và việc kiểm tra hiệu quả của hoat động học.
Câu hỏi 2: Bản chất của hoạt động học?
Trả lời:



Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương
ứng với tri thức ấy. Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành


những hành động học nhằm “tái tạo" lại phương thức loài người đã phát hiện,
khám phá ra tri thức đó.



Hoạt động học được điều khiển có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo.



Hoạt động học không hướng vào mục đích thu thập, tích luỹ tài liệu mà
hướng vào làm thay đổi chính bản thân người học, nâng trình độ phát triển nhận
thức nói riêng và tâm lí nói chung lên một mức cao hơn thông qua quá trình tiếp
thu tri thức.




Hoạt động học không chỉ hướng vào tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo mới mà còn hướng vào việc tiếp thu những tri thức của chính bản thân hoạt
động học- đó là phương pháp học. Muốn cho hoạt động học có hiệu quả thì
người học phải có phương pháp học.
Câu hỏi 3: Cấu trúc của hoạt động học?
Trả lời:
Hoạt động học có cấu trúc tâm lí như các hoạt động khác của con người,
trong đó động cơ của hoạt động học, nhiệm vụ của hoạt động học, hành động
học là ba thành tố có vai trò quan trọng.



Động cơ của hoạt động học là nhu cầu được người học nhận thức và trở
thành động lực thôi thúc người học tiến hành hoạt động học. Hay nói cách khác,
động cơ học là cái vì nó mà người học tiến hành hoạt động học. Động cơ của
hoạt động học nảy sinh từ chính việc học tập; từ việc lĩnh hội tri thức và những
kĩ năng, kĩ xảo tương ứng; từ việc lĩnh hội phương pháp học.



Nhiệm vụ của hoạt động học: là hình thức cụ thể hoá nội dung học tập
thành việc học tập cụ thể mà mỗi người học phải thực hiện để có được sản phẩm
nhất định. Việc giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động học làm cho người học
chiếm lĩnh tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng để hình thành nhân cách
theo mục tiêu đào tạo. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động học khác với nhiệm vụ
của các loại hình hoạt động khác. Đ.B. Encônhin cho rằng: nhiệm vụ học tập là
đơn vị tế bào của hoạt động học. Sự khác nhau cơ bản của nhiệm vụ học tập với
các nhiệm vụ khác là ở chỗ: mục đích và kết quả của nó là sự thay đổi của bản
thân chủ thể hoạt động chứ không phải là sự thay đổi của các đối tượng mà chủ

thể hành động với chúng.



Hành động học: là cách thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động học. Để
thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động học, người học phải tiến hành các hành
động học sau: hành động phân tích, hành động mô hình hoá, hành động cụ thể
hoá, hành động kiểm tra và đánh giá.
3) Hoạt động 3: Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ
thông
Câu hỏi 1: Học sinh trung học phổ thông thuộc giai đoạn lứa tuổi nào?
Trả lời:


Học sinh trung học phổ thông là học sinh có tuổi từ 16 đến 18. Trong
tâm lí học lứa tuổi, người ta coi giai đoạn này là tuổi đầu thanh niên (còn gọi là
thanh niên mới lớn hay thanh niên học sinh).
Câu hỏi 2: Trình bày những đặc điểm nổi bật trong sự phát triển trí tuệ
của lứa tuổi đầu thanh niên?
Trả lời:



Do cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh khá hoàn thiện, cho nên
hoạt động nhận thức của thanh niên học sinh phát triển nhanh và mạnh. Các chỉ
số về khả năng cảm giác và tri giác phát triển cao. Ngưỡng tuyệt đối của cảm
giác và tính nhạy cảm tăng lên rõ rệt. Tri giác có chủ định chiếm ưu thế, thể hiện
ở sự quan sát có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn.




Trí nhớ của thanh niên học sinh phát triển trên cả hai phương diện: tăng
khối lượng ghi nhớ và hoàn thiện phương pháp ghi nhớ. Ở các em, ghi nhớ
lôgic, ghi nhớ ý nghĩa chiếm ưu thế. Đặc biệt, các em đã tạo được tâm thế phân
hoá trong ghi nhớ.



Hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có sự thay đổi lớn. Khả năng
tư duy lí luận, tư duy trừu tượng phát triển theo hướng tích cực, độc lập, sáng
tạo. Các lập luận chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thởi tính phê phán
của tư duy cũng tăng lên.



Đặc điểm phát triển trí tuệ: năng lực trí tuệ của thanh niên học sinh đã
phát triển khá hoàn thiện. Đồng thời do hoàn cảnh sắp bước vào đời buộc các
em phải chuẩn bị một hành trang thật tốt, đó là tri thức để có thể theo học một
nghề nào đó ở bậc đại học hoặc trung học chuyên nghiệp, hoặc để đi vào cuộc
sống một cách vững vàng... Đây là động cơ chính của việc học tập. Dưới ảnh
hưởng của động cơ này, trong học tập nói riêng và trong hoạt động nhận thức
nói chung, các em luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, tích cực cao.
4) Hoạt động 4: Đặc điểm và bản chất hoạt động học tập của
học sinh trung học phổ thông.
Câu hỏi: Hãy phân tích bản chất và các đặc điểm của hoạt động học
tập của học sinh trung học phổ thông?
Trả lời:
* Bản chất hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
Hoạt động học là một trong các hoạt động cơ bản của người học sinh trung
học phổ thông ở nhà trường. Đây là hoạt động nhận thức được tổ chức một cách

chuyên biệt để lĩnh hội các tri thức khoa học nhằm hình thành nhân cách người
lao động trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Hoạt động học của học sinh
trung học phổ thông có các đặc điểm sau:



Đối tượng của hoạt động học ở trung học phổ thông là tri thức khoa
học và các kỉ năng, kỉ sảo mà học sinh cần có. Ngoài việc tái tạo các tri thức
khoa học theo phương thức mà loài người đã phát hiện, khám phá ra những tri
thức đó, học sinh còn có thể sáng tạo hoặc góp phần sáng tạo các tri thức mới


dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là điểm khác nhau giữa hoạt động học
của học sinh và các hoạt động khác.



Mục đích của hoạt động học của học sinh không chỉ hướng vào việc
thu thập, tích lũy tri thức mà hướng vào làm thay đổi chính bản thân học sinh.
Muốn biến đổi bản thân, đạt được mục đích hoạt động học, người học sinh phải
lĩnh hội được hệ thống tri thức khoa học, những kỉ năng, kỉ sảo cần có mà mục
tiêu các môn học đã đặt ra. Đồng thời hoạt động học của học sinh phải gắn liền
với hoạt động tự học và có mục đích, động cơ rõ ràng.



Hoạt động học của học sinh diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của
giáo viên và nằm trong khuôn khổ của chương trình giáo dục đào tạo thuộc một
môn học nhất định, chương trình môn học được thiết kế theo những mục tiêu,
nội dụng, phương thức tổ chức giáo dục và quỹ thời gian đã qui định. Nội dụng

chương trình môn học có tính hệ thống, cơ bản, thống nhất và chuyên sâu; có
tính cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học, vừa cơ bản vừa hiện đại.



Hoạt động học của học sinh trung học phổ thông chủ yếu hướng vào
việc tiếp thu những tri thức của chính bản thân hoạt động học đó là phương
pháp học.
* Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
Hoạt động học tập ở lứa tuổi trung học phổ thông có nhiều điểm khác biệt
so với hoạt động học tập ở lứa tuổi thiếu niên cả về nội dụng và tính chất các
môn học.



Tính năng động và độc lập trong học tập: Hoạt động học tập của học
sinh trung học phổ thông đã đặt ra những yêu cầu cao đối với tính tích cực và
độc lập. Việc học tập này đòi hỏi các em phải phát triển mạnh mẽ tư duy lí luận,
tư duy trừu tượng…



Thái độ trong học tập của học sinh trung học phổ thông đã có nhiều
thay đổi vì kinh nghiệm sống ngày càng phong phú, các em ý thức được vai trò
của việc học đối với bản thân mình nên các em rất tự giác trong việc hoàn thành
những nhiệm vụ học tập. Nhu cầu được chiếm lĩnh tri thức là một nhu cầu rất cơ
bản của học sinh trung học phổ thông nói riêng và thanh niên hiện nay nói
chung. Tuy nhiên, thái độ của thanh niên đối với các môn học có sự lựa chọn do
ý nghĩa xã hội của môn học (Thầy cô giáo dạy có hay không? Kiến thức của
môn học có gây ra hứng thú khi học hay không?...). Vì vậy xảy ra trường hợp

các em chỉ hứng thú và tập trung nhiều thời gian của mình vào học tập môn học
mình yêu thích mà ít dành thời gian cho các môn học khác. Đó là hiện tượng
học lệch hiện nay.



Hứng thú học tập biểu hiện ở học sinh trung học phổ thông là hứng thú
học tập ổn định, bền vững và mở rộng hơn đối với thiếu niên. Một số em học
sinh xuất hiện hứng thú với một hay một số môn học nào đó dẫn đến hình thành
xu hướng nghề nghiệp và quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của
các em.




Tính chủ định trong học tập của các em phát triển mạnh và chiếm ưu
thế. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong các
quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên trong học
tập.
B – THỰC HÀNH
Câu hỏi 1: Dấu hiệu nào sau đây phản ánh rõ nét đặc điểm của hoạt động
học
A. Hoạt động đặc thù của con người.
B. Tri thức, kinh nghiệm, kỉ năng, kỉ xảo, phương thức hành vi lĩnh hội
được không trùng với mục tiêu trực tiếp của hoạt động.
C. Tri thức, kinh nghiệm, kỉ năng, kỉ xảo, phương thức hành vi lĩnh hội
được trùng hợp với mục tiêu trực tiếp của hoạt động.
D. Tất cả ý kiến trên
Câu hỏi 2: Hoạt động học là hoạt động được điềm khiển bởi:
A. Chủ thể của hoạt động học

B. Chủ thể của hoạt động dạy.
C. Hoạt động dạy.
D. Chủ thể của hoạt động dạy- học.
Câu hỏi 3: Vai trò điều khiển hoạt động học của nguời giáo viên được thể
hiện ở chỗ:
A. Tạo ra tính tích cực trong hoạt động học của học sinh.
B. Giúp học sinh ý thức được tri thức cần chiếm lĩnh.
C. Giúp học sinh biết cách chiếm lĩnh tri thức đó.
D. Tất cả các ý a b, c.
Câu hỏi 4: Điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động học so với các hoạt động
khác là:
A. Làm biến đổi khách thể của hoạt động.
B. Làm cho chính chủ thể của hoạt động thay đổi và phát triển.
C. Làm cho chủ thể và khách thể đều đuợc phát triển.
D. Làm biến đổi phuơng tiện, thiết bị học tập.
Câu hỏi 5: Bản chất của hoạt động học và hoạt động làm thay đổi:
A. Chủ thể của hoạt động học.
B. Chủ thể của hoạt động dạy.
C. Khách thể của hoạt động học.
D. Phương tiện của học động học.
Câu hỏi 6: Đối tượng của hoạt động học là
A. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng
B. Các hành động học tập
C. Phương pháp giành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo


D. Nền văn hóa xã hội
Câu hỏi 7: Mục đích của hành động học là
A. Học vì ngày mai lập nghiệp
B. Từng khái niệm của môn học được thể hiện trong từng tiết, từng bài

học.
C. Chiếm lĩnh tri thúc, kỉ năng, kỉ xảo.
D. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi 8: Trường hợp nào dưới đây phản ánh dấu hiệu bản chất nhất của
động cơ quan hệ xã hội:
A. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phuơng thức hoạt động trí tuệ là đối tượng
đích thực để thoả mãn nhu cầu nhận thức.
B. Học sinh say mê với quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập.
C. Học sinh học vì muốn được bạn bè khâm phục.
D. Tri thức, kĩ năng, kỉ xảo, phương thức hoạt động trí tuệ là phương tiện
để dạt mục đích cơ bản khác.
Câu hỏi 9: Hành động học tập giúp con người diễn đạt khái niệm một cách
trực quan là
A. Hành động phân tích.
B. Hành động mô hình hoá.
C. Hành động cụ thể hoá.
D. Hành động phân tích-mô hình hoá.
Câu hỏi 10: Hành động học tập giúp học sinh vận dụng vào việc giải quyết
những vấn đề cụ thể.
A. Hành động phân tích.
B. Hành động mô hình hoá.
C. Hành động cụ thể hoá.
D. Hành động khái quát hoá.
Câu hỏi 11: Đa số học sinh trung học phổ thông thích các môn học nào là do
sự hấp dẫn của chính các môn học đó?
Đúng 

Sai




Câu hỏi 12: Điểm nào không thể hiện tính hai mặt trong điều kiện xã hội của
sự phát triển tâm lí ở tuổi học sinh trung học phổ thông?
A. Trong gia đình, các em đã có nhiều vai trò và trách nhiệm như của
người lớn, nhưng các em vẫn bị phụ thuộc vào kinh tế gia đình.
B. Trong xã hội, các em đã có quyền công dân nhưng hoạt động chú
đạo của các em vẫn là hoạt động học tập.


C. Thái độ và ứng xử của người lớn vừa khuyến khích xu hướng người
lớn của các em, vừa yêu cầu các em tuân theo các yêu cầu của cha
mẹ , giáo viên.
D. Thể chất của các em đang phát triển với tốc độ và nhịp độ nhanh dần
đến cân đối, hài hoà.
Câu hỏi 13: Trong quyển sổ của Liên đã đề cập đến những câu danh ngôn
của các nhà hiền triết. Không hiểu sao Liên rất thích chép những câu danh
ngôn và suy nghĩ rất lâu về chúng. Tối, ngồi vào bàn học, Liên tự hỏi: Minh
18 tuổi rồi ư? Minh đã làm được gì rồi nhỉ? Không, trước hết phải học thật
tốt đã, rồi mới tính đến việc khác...
Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng nào trong tâm lí tuổi
đầu thanh niên?
A. Tuổi giàu chất lãng mạn.
B. Tuổi phát triển mạnh mẽ tự ý thức, tự tu dưỡng cá nhân.
C. Tuổi phát triển tư duy trừu tương.
D. Tuổi đầy hoài bão, ước mơ.
Câu hỏi 14: Điểm nào không đúng với đặc điểm tâm lí tuổi đầu thanh niên
hiện nay?
A. Quan hệ bạn bè chiếm vị tri thứ yếu so với quan hệ với người lớn
hay với trẻ em nhỏ tuổi hơn.
B. Nhu cầu kết bạn của tuổi đầu thanh niên rất cao và tình bạn rất bền

vững
C. Nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp dần trở thành vấn đề cấp thiết trong
đời sống của các em.
D. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong tự ý
thức của các em.
Câu hỏi 15: Những môn học hấp dẫn đối với học sinh trung học phổ thông
là những môn học:
A. Đòi hỏi ở các em sự tư duy tích cực, độc lập.
B. Có nội dung cụ thể, không đòi hỏi nhiều khả năng tư duy trừu tượng.
C. Có ý nghĩa xã hội cao.
D. Mới lạ và các em đuợc tiếp xúc lần đầu.
Câu hỏi 16: Trong các mối quan hệ xã hội, vị trí của học sinh trung học
phổ thông thường có tính chất
A. Hoàn toàn ổn định.
B. Xác định.
C. Không xác định.


D. Tương đối ổn định.
Câu hỏi 17: Thái độ học tập của học sinh trung học phổ thông được thức
đẩy bởi:
A. Động cơ thực tiển và động cơ nhận thức.
B. Động cơ thực tiến, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
C. Động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
D. Động cơ quan hệ xã hội.
Câu hỏi 18: Hứng thú học tập các môn học của học sinh trung học phổ
thông thường gắn liền với
A. Tính chất của môn học.
B. Phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn.
C. Kết quả học tập của môn học.

D. Khuynh hướng nghề nghiệp mà các em lựa chọn.
Câu hỏi 19: Đặc trưng trong nội dung phát triển của tuổi học sinh trung
học phổ thông được phụ thuộc chủ yếu bởi:
A. Độ tuổi sinh học.
B. Sự phát triển cơ thể.
C. Điều kiện xã hội mà trẻ em sống và hoạt động.
D. Đặc trưng hoạt động học tập, hoat động xã hội và giao tiếp của học sinh
trong điều kiện xã hội nhất định.

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.


13.



×