Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.68 KB, 20 trang )

Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

MỤC LỤC
Tiểu luận

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang

Trang 1


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lịch sử vấn đề

Chinh phụ ngâm là thể thơ trữ tình với chức năng thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình.
Miêu tả nội tâm phong phú, phức tạp là đặc điểm quan trọng về mặt thể loại của ngâm
khúc. Các hình thức miêu tả ngoại hình, hành động hoặc miêu tả thiên nhiên đều nhằm mục
đích diễn đạt nội tâm. Cũng cần chú ý ngâm khúc là thể loại có tính chất diễn xướng, dùng
để ngâm … Bên cạnh đó, Chinh phụ ngâm còn thành công cả về khi miêu tả thời gian và
không gian nghệ thuật. Đó là cảm thức của con người trung đại về thời gian tuần hoàn,
luân hồi của vũ trụ và thời gian tuyến tính ngắn ngủi, thời gian của tâm trạng. Cảm thức về
không gian vũ trụ bao la vô cùng, vô tận mang tính chất vĩnh hằng và không gian trong tâm
tưởng nhân vật đó, là nơi gắn bó tạm bợ của con người, biến đổi khôn lường. Chinh phụ
ngâm còn thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian và không gian, từ đó thấy


được những nét độc đáo, sâu sắc của tác phẩm mang đậm nét về những đặc điểm của văn
chương trung đại.
Cho tới ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc về Đặng
Trần Côn và sáng tác của ông, tiêu biểu là “Chinh phụ ngâm”. Tuy nhiên, phương diện
“Không gian và thời gian nghệ thuật” mãi gần đây mới được một số nhà nghiên cứu quan
tâm nhưng số lượng không nhiều.

II.

Đối tượng nghiên cứu

Quan sát thế giới xung quanh người ta nhận thấy mỗi sự vật quá trình đều có tính
chu kì. Mặt trời sáng mọc tối lặn, mỗi tháng một lần trăng tròn, mỗi chu niên đều có đủ
xuân, hạ, thu, đông để cho vạn vật “xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn” theo chu
kì “thành, thịnh, suy, huỷ”. Ðời người không ai ra khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Chính vì
thế cho nên không lạ nếu ta thấy trong thơ văn cổ, thời gian thường được nhìn trong quan
hệ tương thông với vũ trụ và mang tính tuần hoàn bất biến. Trong Chinh Phụ Ngâm thời
gian tuần hoàn xuất hiện nhằm tăng cường cảm giác về độ dài triền miên không dứt của
thời gian hiện tại, nhằm khắc hoạ tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ.
Trong Ngâm khúc nhà thơ sử dụng không gian như một biện pháp nghệ thuật hữu
hiệu để thể hiện tâm trạng nhân vật và để khai thác một cách triệt để, toàn bộ không gian
trong Ngâm khúc đều được lọc qua lăng kính chủ quan của nhân vật. Nói một cách khác
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 2


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”


không gian trong Ngâm khúc bao giờ cũng xuất phát từ điểm nhìn và diễn ra trong trường
nhìn của chủ thể trữ tình. Điểm nhìn là nơi nhân vật ngồi để tự bạch tâm trạng của mình. Ví
như người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm là trong căn phòng:
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng
Còn trường nhìn là nhân vật nghĩ đến đâu thì trường nhìn tới đó. Do đó toàn bộ không
gian trong Ngâm khúc là không gian nghệ thuật. Nó có một chức năng duy nhất là giúp cho
chủ thể trữ tình tự bạch tâm trạng của mình hay nói cách khác không gian trong Ngâm
khúc mang tâm trạng của chủ thể trữ tình. Không gian nghệ thuật trong Ngâm khúc được
biểu hiện như sau: Không gian mơ hồ mang tính ước lệ tượng trưng, Ý thức đối lập giữa
không gian tù túng, ngột ngạt, tăm tối( không gian thực) với không gian phóng khoáng, cao
rộng( không gian giả tưởng)
Với thời lượng nhỏ của một bài tiểu luận và kiến thức còn hạn chế của bản thân, trên
cơ sở kế thừa thành quả của một số công trình nghiên cứu trước đó, hy vọng đề tài này sẽ
mang đến cái nhìn cụ thể về “Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”
của Đặng Trần Côn”.

III.
a.

Phương pháp nghiên cứu, cấu trúc tiểu luận
Phương pháp:
Đọc – Cảm nhận – Phân tích

b.

Cấu trúc: Gồm 4 phần:

+ Phần 1: Khái quát tác giả - tác phẩm.

+ Phần 2: Thời gian nghệ thuật.
+ Phần 3: Không gian nghệ thuật.
+ Phần 4: Tổng kết – Nội dung chính.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 3


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

PHẦN 1
VÀI NÉT VỀ ĐẶNG TRẦN CÔN VÀ “CHINH PHỤ NGÂM”
1.1

Cuộc đời và sự nghiệp:

Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán
của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất
cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710
đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời vua Lê Chúa Trịnh.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà
Đông, tức Hà Tây ngày nay. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn
đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.
Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm
nhân dân Thăng Long ban đêm không được nhân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa,
để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn

có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: “Nên học thêm sẽ làm thơ.”
Vào đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) đời Hậu Lê, gặp buổi binh cách, lính thú
đi chinh chiến nhiều nơi, gây nên bao cảnh gia đình ly biệt, Đặng Trần Côn cảm xúc làm bài
Chinh Phụ Ngâm, theo thể thơ xưa, âm điệu thanh tao và lâm ly thể hiện nỗi lòng người
chinh phụ nơi chốn cô phòng. Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài
phú tả cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài
phú Trương Hàn tư thuần lô,trương Lương bố y, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung
của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu
kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.
1.2

Chinh phụ ngâm:

Chinh phụ ngâm là lời thở than của người vợ có chồng ra trận. Khúc ngâm gồm
có ba phần:
Phần mở đầu: Người chinh phụ nhớ lại cảnh người chinh phu lên đường. Trong con
mắt của người vợ, hình ảnh của người chồng thật hào hùng, đẹp đẽ. Bởi theo suy nghĩ
của nàng lúc đó thì việc chàng ra trận là bổn phận thiêng liêng và hứa hẹn ngày lập
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 4


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

công chiến thắng cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng vì nhớ thương da diết nên trong
tâm trạng nàng, bên cạnh niềm kiêu hãnh, tự hào là nỗi sầu oán: “Sầu lên ngọn ải, oán ra
cửa phòng”.

Phần trung tâm của khúc ngâm: là cuộc sống “Thiếp trong cánh cửa chàng
ngoài chân mây”. Đến đây yếu tố tình cảm trở thành động lực chi phối cái nhìn chiến tranh
của chinh phụ.
Nàng tưởng tượng ra cảnh chiến trường và cuộc sống của chinh phu ở
chiến trường. Thay vì những chiến công, ở đây chỉ thấy những cuộc hành quân, những trận
đánh liên miên với bao nhiêu khó khăn nguy hiểm. Chiến trường đồng nghĩa với “tử địa”
(đất chết) đâu đâu cũng thê lương, ảm đạm. Còn những người chinh phu thì luôn phải đối
diện với cái chết, bộ mặt lúc nào cũng mệt mỏi bi quan. Từ những gì đã phơi bày, người
chinh phụ
đặt câu hỏi:
Trên trướng gấm thấu chăng hay nhẽ,
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Lời chất vấn là thái độ oán trách nhằm vào chính quyền phong kiến đã gây ra chiến
tranh nhưng lại không chút bận tâm đến số phận của người ra trận.
Cuộc sống đau khổ mà chinh phụ tự bộc lộ chủ yếu tập trung ở bi kịch nội tâm cô
quạnh. Trạng thái biểu hiện của nội tâm đó thật nhiều vẻ: luyến tiếc, nhớ nhung, hi vọng,
oán trách, ngóng đợi, lo lắng,... tất cả đều nhuốm màu bi thương, kết thành khối sầu muộn
chất đầy, ngưng đọng. Ý thức được nỗi khổ đau, chinh phụ từ chỗ đồng tình với việc
chồng ra trận, đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình:
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.
Phần kết: Chinh phụ mơ tưởng ngày chồng chiến thắng trở về, lập nên công trạng, vợ
con được chung hưởng hiển vinh. Đây là hạn chế nhưng cũng là âm lí phổ biến. Có giấc mơ
nào không vươn đến điều tốt đẹp có tính lí tưởng. Đáng nói là trong cuộc sum họp đó âm
hưởng tha thiết nhất đã ngân lên từ những cử chỉ âu yếm vợchồng. Vì vậy ý nguyện sau
chót được khắc sâu: “Giữ gìn nhau vui thuở thái bình” và hoàn toàn nhất quán với cái
nhìn thay đổi về chiến tranh như đã nói trên. Đoạn trích kể về tình cảnh người hinh phụ
nhớ chồng ngày ngày ra vào trông ngóng không yên, đêm năm canh thao thức, đốt
hương, soi gương, gảy đàn đều không nguôi vơi được nỗi nhớ. Muốn gửi tấm tình nhớ
thương cho chồng mà cũng đành bất lực.


GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 5


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

PHẦN 2
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG “CHINH PHỤ NGÂM”
2.1

Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong thơ trung đại:

Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật của tác phẩm văn
học. Nó buộc thời gian cú pháp và quan niệm triết học về thời gian phải phục vụ cho
những nhiệm vụ nghệ thuật của nó” Thời gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc về thi
pháp tác phẩm. Đây là một hình thức hiện hữu, vừa là một hình thức tư duy của con
người được diễn đạt bằng ngôn từ trong quá trình miêu tả tính cách, hoàn cảnh, con
đường đời của nhân vật .
- Đặc điểm của thời gian nghệ thuật:
Thời gian nghệ thuật là phương tiện nghệ thuật để tác giả nhận thức và phản ánh đời
sống. Do đó, thời gian nghệ thuật chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chủ quan. “Thời gian
nghệ thuật luôn mang tính cảm xúc (tâm lý) và tính quan niệm, do đó đầy tính chủ
quan”. Tính chủ quan của thời gian nghệ thuật được thể hiện ở cách cảm nhận, miêu tả
thời gian của tác giả. Ở đây, tác giả có toàn quyền sử dụng, tái hiện thời gian theo nhu
cầu và mục đích của riêng mình mà không gặp bất cứ một cản trở nào.
Các bình diện của thời gian nghệ thuật:

Thời gian nghệ thuật tự bản thân nó đã là “một hiện tượng ước lệ trong thế giới nghệ
thuật”, một phạm trù trừu tượng trong thế giới nghệ thuật, có thể nhận biết qua sự vận
động, biến đổi của chuỗi các hiện tượng, sự kiện. Là một hiện tượng ước lệ, cho nên
thời gian nghệ thuật cũng rất khó xác định.
* Quan niệm thời gian trong văn học trung đại:
Khác với quan niệm thời gian một đi không trở lại của văn học hiện đại, văn học trung
đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn, không mất đi mà quay trở lại nguồn gốc.
Chính quan niệm đó đã chi phối không nhỏ đến hình thức thời gian nghệ thuật trong
văn học nói chung và trong thơ ca trung đại nói riêng
2.2
2.2.1

Thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”
Thời gian tuần hoàn thể hiện bằng hình ảnh biểu trưng cho thời gian:

Tính liên tục tuần hoàn của thời gian được ý thức thường xuyên như một đoạn thơ
trách người chinh phu lỡ hẹn diễn ra với ý niệm thời gian liên tục tuần hoàn của vũ trụ,
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 6


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

nhất là vòng tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng ở đây tác giả không diễn đạt
trực tiếp bằng những từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông mà dùng những hình ảnh biểu trưng.
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu (xuân)
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca (hè)

Nay quyên đã giục oanh già (sang hè)
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo (thu)
Thuở đãng đồ mai chưa dạn gió (đông)
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông (xuân)
Nay đào đã quyến gió đông (hết xuân)
Phù dung lại rã bên sông ba xoà (thu)
Chim oanh biểu trưng cho mùa xuân, trong thơ ca cổ hình ảnh này xuất hiện khá phổ
biến nhất là trong Đường thi. Chim đỗ quyên là biểu trưng cho mùa hè. Trong Truyện
Kiều có câu thơ đặc sắc miêu tả mùa hè của Nguyễn Du với hình ảnh chim đỗ quyên kêu
khắc khoải (Dưới trăng quyên đã gọi hè). Hoa đào thường biểu trưng cho mùa xuân:
"Trước sau nào thấy bóng người - Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Truyện Kiều)
Cả đoạn thơ không một từ chỉ thời gian, mà nó chỉ hiện lên những hình ảnh của
những sinh thể trong đời sống tự nhiên: chim oanh, chim đỗ quyên, chim én, hoa mai, hoa
đào, hoa phù dung. Chúng đến rồi chúng lại đi, chúng tàn rồi chúng lại nở. Nhưng qua đó
người đọc có thể hình dung ra được sự tuần hoàn trôi chảy đến bất tận của thời gian. Bên
cạnh đó trong đoạn thơ, tác giả còn dùng kết cấu thơ trùng điệp nhằm nhấn mạnh sự lặp đi
lặp lại những cảm xúc trong lòng người chinh phụ. Tâm trạng chính phụ diễn tiến theo hai
vế hi vọng - thất vọng. Nàng cứ đợi chờ hi vọng khi một mùa xuân trôi qua, một năm trôi
qua thì đến mùa sau, năm sau người chinh phu sẽ trở về như lời hẹn ước về đáp lại lòng
mong đợi, thương nhớ của nàng.
Sự vận hành của thời gian, của vũ trụ cứ tuần hoàn trôi chảy vô thuỷ vô chung mà
cuộc đời con người thì hữu hạn. Cảm thức này luôn thường trực trong quan niệm của con
người trung đại. Trong cái nhìn đối sánh với cái độ dài vô tận của thời gian và sự đợi chờ
của người chinh phụ chúng ta sẽ thấy bật nổi lên hình ảnh của một con người mỏi mòn vì
chờ đợi ngóng trông cứ nhìn thời gian trôi (thông qua các biểu tượng thời gian) mà bóng
người chinh phu vẫn mịt mù bóng chim tăm cá.
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02


Trang 7


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

Bên cạnh việc sử dụng những hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu trưng thường
thấy trong thơ ca cổ điển, ở Chinh Phụ Ngâm còn có những hình ảnh thiên nhiên cụ thể gần
gũi được dùng để gợi thời gian
Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh,
Rêu xanh mấy lớp chung quanh,
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.
Thư tường tới người chưa thấy tới,
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương,
Bóng dương mấy lớp xuyên ngang,
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.
Trong đoạn thơ chúng ta nhận thấy có một hệ thống hình ảnh thiên nhiên đang vận
động biểu trưng cho sự trôi chảy của thời gian: hoa dương, rêu, bóng dương. Đoạn thơ này
đã dùng phép lặp (rêu xanh, bóng dương). Qua đó người đọc có thể hình dung được quá
trình vận động của các hình ảnh thiên nhiên. Từ đó làm bật nổi sự vận động của thời gian:
thời gian trôi chảy trong cái tuần hoàn bất tận. Cụm từ "mấy lớp" lặp đi lặp lại khắc họa
sâu sắc bước đi của thời gian: Hoa tàn rồi hoa nở, rêu mọc rồi phủ xanh phong kín, mặt trời
mọc rồi mặt trời lặn để soi chiếu vào tận thẳm sâu cái nỗi niềm "trăm tình ngẩn ngơ" của
người chinh phụ. Chinh phụ tri giác được những hình ảnh thiên nhiên cứ xuất hiện rồi lại
mất đi, mất đi rồi lại xuất hiện, tiếp diễn bất tận trong cái vòng vô thủy vô chung của đất
trời mà nỗi nhớ mong của người chinh phụ thì theo đó mà cũng dằng dặc cùng năm tháng.
Chúng ta thấy bằng những hình ảnh biểu trưng chỉ thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông, tác giả đã diễn tả được sự vận hành liên tục của thời gian vũ trụ. Thời gian bốn mùa
thì vô tình trôi đi theo quy luật vốn có của nó, còn cuộc sống của người chinh phụ sao vẫn
không thấy biến đổi. Nàng vẫn một mình âm thầm chờ đợi, âm thầm chịu đựng, có trách

chồng sai hẹn thì cũng trong tâm tưởng làm sao mà giãi bày ưu tư trực tiếp cùng chàng.
Trải mấy xuân tin đi tin lại,
Tới xuân này tin hãy vắng không,
Thấy nhàn luống tưởng thư phong,
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 8


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng.
Gió tây nổi không đường hồng tiện,
Xót cõi ngoài tuyết nguyện mưa sa,
Màn sương trướng tuyết xông pha,
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.
Nhìn sự vận hành của thời gian vũ trụ nàng chạnh lòng thương mình nhưng nàng
càng thương người chinh phu hơn. Mỗi khi gió tây những cơn gió mùa thu trở về, hơi
sương lạnh lẽo của mùa đông nơi biên ải thì người chinh phu lại phải chịu nhiều gian lao
vất vả. Chỉ một đoạn thơ thôi nhưng hàm chứa nhiều thời điểm: Xuân, thu (gió tây), đông. Ở
đây để chỉ thời gian, tác giả đã sử dụng nhiều hình thức phong phú. Có khi tác giả dùng trực
tiếp những từ chỉ thời gian, từ xuân. Có khi lại là biểu tượng chỉ mùa thu (gió tây). Thông
qua hệ thống hình ảnh: hơi sương, tuyết, từ đó người đọc có thể liên tưởng về một mùa
đông khắc nghiệt băng giá. Qua đó tác giả đã khắc họa thật sâu sắc những cuộc hành quân
mải miết không ngơi nghỉ của người chinh phu: hết mùa này sang mùa khác từ năm này
sang năm khác, nó trải dài cùng cái vòng tuần hoàn năm tháng của đất trời.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng


SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 9


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”
2.2.2

Thời gian tuần hoàn thể hiện bằng những từ chỉ thời gian:

Vấn đề thời gian đối với người chinh phụ rất quan trọng. Vì thời gian trôi đi hình
như mang theo cả những hi vọng về sự sum vầy của người chinh phu và người chinh phụ.
Theo số liệu thống kê có tới mười lần thời gian xuân, hạ, thu, đông được xuất hiện
trong “Chinh Phụ Ngâm”.

STT

Câu thơ

Vị trí câu thơ

1.

Thét roi cầu vị ào ào gió thu

24

2.


Xuân tàn đổi mới đông nào có dư

164

3.

Trải mấy xuân tin đi tin lại

177

4.

Tới xuân này tin hãy vắng không

178

5.

Gió xuân ngày một vắng tin

323

6.

Trước gió xuân vàng tía sánh nhau

326

7.


Trăng thu lại bắc cầu sang sông

328

8.

Xuân thu để giận quanh ở dạ

333

Qua bảng thống kê cho thấy tần số xuất hiện của từ chỉ mùa thu và mùa xuân chiếm
phần lớn. Chỗ này có thể thấy dấu vết của triết học phương Đông, với quy luật "xuân sinh,
hạ trưởng, thu thu, đông tàn". Mùa xuân và mùa thu là hai mùa sự vật đang phát triển theo
hai hướng trái ngược nhau nhưng chưa phải đến tột độ để dừng lại và sắp biến đổi về chất.
Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở nhưng là mới bắt đầu. Nó là cái dương chưa
trưởng thành đầy đủ. Mùa thu là mùa cây cỏ hoa lá úa vàng, con người buồn bã nhưng
cũng chưa phải là đỉnh cao của sự tàn lụi. Nó là cái âm chưa trưởng thành đầy đủ. Hai mùa
xuân thu như vậy vừa tiêu biểu cho hai trạng thái đối nghịch nhau của vạn vật, vừa chứa
trong nó khả năng tiếp tục phát triển của quá trình. Thế nên chúng chọn được biểu tượng
cho quy luật vận động không ngừng của tự nhiên.
Tính liên tục tuần hoàn của thời gian không những thể hiện bằng phương thức gián
tiếp qua những hình ảnh biểu trưng mà nó còn được diễn tả trực tiếp bằng những từ chỉ
thời gian như sáng – trưa - chiều - tối, ngày, đêm.
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 10



Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tâm,
Ngập ngừng lá rung cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm nào có tiêu hao,
Ngập ngừng gió thổi chéo bào,
Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.
Người chinh phụ tìm đến nơi ước hẹn để ngóng đợi chồng. Buổi sớm nàng có thấy gì
đâu ngoài những chiếc lá héo úa đang rơi rụng, rồi buổi trưa hình bóng chồng vẫn bặt tăm
chỉ có tiếng chim lao xao trên cành cây, đến chiều rồi đến tối nàng vẫn mong chờ, nhưng
xung quanh nàng chỉ có dòng thời gian trôi chảy cùng với những cơn gió, những điệu buồn
của cảnh sắc. Tất cả như khắc sâu vào nỗi mong nhớ người chinh phu.
Trong cái vòng tuần hoàn sáng - trưa - chiều - tối thì thời gian buổi chiều và ban
đêm thường thay nhau xuất hiện nhiều trong Chinh Phụ Ngâm.
Theo số liệu thống kê có tất cả 14 lần tác giả dùng thời gian buổi chiều và ban đêm.

STT

Câu thơ

Vị trí câu thơ

1

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh

8


2

Ðêm trăng này nghỉ mát phương nao

66

3

Sương đầu núi buổi chiều như gội

77

4

Khiến người thôi sớm thì hôm những rầu

120

5

Sớm đã trông nào thấy hơi tăm

134

6

Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao

137


7

Chiều lại tìm nào có tiêu hao

139

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 11


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

8

Bãi hôm tuôn dãy nước trào mênh mông

141

9

Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ

187

10 Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai


188

11 Sớm lại chiều dòi dõi nương song

234

12 Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm

276

Tuy nhiên thời gian ban đêm được chú trọng nhiều hơn vì đây là khúc ngâm kể nỗi
niềm tâm sự đau đớn của người chinh phụ đang có chồng đi chiến đấu. Tâm trạng nhớ
nhung sầu muộn của nàng thường được thể hiện ở khoảng thời gian về đêm. Tuy vậy hai
điểm thời gian chiều và đêm rất gần nhau ranh giới của nó là bóng hoàng hôn, nhạt dần
vào bóng tối. Nếu như có đến mười lần thời gian chiều và đêm được lặp lại thì thời gian
sớm và trưa chỉ có bốn lần. Ðiều này cho thấy tác giả rất nhạy cảm với tâm lí nhân vật, nhất
là tâm trạng của người vợ xa chồng. Như ta đã nói trong vòng tuần hoàn thời gian thể hiện
nỗi buồn triền miên của người chinh phụ là thời gian buổi chiều và ban đêm. Ðặc điểm của
thơ cổ là ưa chuộng thời gian tĩnh, thời gian của tâm trạng cá nhân con người. Về đặc điểm
này Khâu Chấn Thanh trong cuốn Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc đã nhận
xét: "Thời xưa nhà thơ hạ bút xuống viết hai chữ "tịch dương" là gắn liền với những loại
tình cảm: nỗi buồn nhớ quê hương, oán trách sự chia li, hoặc xúc động cảnh chiều trôi chậm
chạp". Trong hơn 400 câu thơ của Chinh Phụ Ngâm dù chỉ có ba lần nhắc đến thời gian buổi
sớm và một lần nhắc tới thời gian buổi trưa. Tuy ít ỏi nhưng qua đó, chúng ta sẽ nhận ra
tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ là một tâm trạng thường trực. Bất kể vào thời
gian nào đi chăng nữa dù đó là sáng – trưa hay chiều, tối thì nỗi nhớ thương chồng của
người chinh phụ vẫn cứ ngập tràn. Những câu thơ lặp cấu trúc trùng điệp có tác dụng khắc
hoạ sự luân chuyển biến đổi, liên tục tuần hoàn của thời gian. Qua đó, làm bật nổi sự chờ
đợi mỏi mòn đến tái tê của người chinh phụ.
Bằng việc dụng ngôn ngữ điêu luyện, tác giả Chinh phụ ngâm đã tạo dựng được

những biến thái tâm trạng hết sức vi tế trong lòng người chinh phụ thông qua hình tượng
thời gian tuần hoàn của vũ trụ. Chính những thành công về mặt vận dụng ngôn ngữ
trong Chinh phụ ngâm đã được Xuân Diệu đánh giá: "Nếu chỉ kể về khía cạnh trong sáng
của ngôn ngữ ở đây thì Chinh phụ ngâm không nhường Truyện Kiều" (Sự trong sáng của
tiếng Việt trong thơin trong Một số bài viết về sự vận dụng tiếng Việt )
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 12


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 13


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

PHẦN 3
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG “CHINH PHỤ NGÂM”
3.1

Vài nét về không gian nghệ thuật trung đại

Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cũng có tính chất mơ hồ, ước

lệ. Những cầu Vị, những bến Tiêu Tương, những chốn Hàm Dương,… được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần trong Chinh phụ ngâm đều là những địa điểm tượng trưng. Những không gian ấy
được nhà thơ phác họa không nhằm xác định địa điểm cụ thể mà chỉ làm cho sự hồi tưởng
về buổi tiễn đưa, về những lời ước hẹn của người chinh phụ thêm sinh động, gợi hình, gợi
cảm và có ý nghĩa.
Trong rất nhiều bài thơ, không gian nghệ thuật được xây dựng gắn liền với cảm thức
về thời gian. Khi thì không gian là một ước lượng của thời gian:
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì
(Cung oán ngâm khúc)
Có lúc không gian thực tại hòa lẫn với thời gian siêu thực tại tạo nên một tứ thơ hết
sức bất ngờ:
Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt
Tân niên hoa phát cố niên hoa
(Đêm qua trăng sáng trăng đêm nay
Năm mới hoa nở hoa năm ngoái)
(Tuệ Trung thượng sĩ)
Không gian nghệ thuật được xây dựng hết sức đa dạng qua các tác phẩm khác nhau.
Với mỗi ý đồ riêng biệt của từng tác giả mà không gian nghệ thuật có một ý nghĩa nhất
định. Ý nghĩa đó gắn liền với cách cảm thụ và quan niệm về thế giới của người trung đại.
Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể nhận thấy trình độ nghệ thuật của
ông cha ta rất phong phú, đa dạng, sự trình bày, diễn đạt cũng đi đến độ nhuần nhuyễn,
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 14


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”


điêu luyện không kém gì chúng ta ngày nay. Văn học trung đại Việt Nam là một kho báu vô
giá, nó còn ẩn chứa rất nhiều điều kì diệu mà chúng ta cần phải học tập và khám phá.
3.2

Không gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”:

Cảm thức về không gian của con người trung đại đó là không gian vũ trụ bao la vô
cùng, vô tận mang tính chất vĩnh hằng. Đối lập với không gian vũ trụ là không gian thưc tại,
không gian trong tâm tưởng nhân vật, đó là nơi gắn bó tạm bợ của con người, biến đổi
khôn lường. Trong Chinh phụ ngâm thể hiện đầy đủ những cảm thức về không gian của con
người trung đại. Đó là không gian chiến trận gắn liền với số phận người chinh phu. Có thể
nói phần lớn khúc ngâm là hình ảnh người chinh phụ dõi mắt trông theo người chinh phu
từ lúc chia tay đến khi hành quân ra chiến trận. Không gian chiến trận hiện lên bao la
hoang vắng:
“Chàng từ đi vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghĩ mát nơi nao”
Không gian bao la, mênh mông được gới lên với hai từ “gió cát”. Hay sự bao la,
hoang vắng:
“Non kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”
Không gian hiện lên với sự thê lương, ảm đạm, thiếu sự sống. Điều đó thể hiện phần
nào tính chất của cuộc chiến, chẳng phải là một cuộc chiến vì chính nghĩa, vì công lý mà đó
là cuộc chiến tranh phi nghĩa của thế lực phong kiến.
Đối lập với không gian bao la, rộng lớn ấy đó là không gian nơi khuê phòng gắn liền
với cuộc sống vô vị của người chinh phụ. Nơi người thiếu phụ một mình lẻ loi chiếc bóng,
ngày nhớ đêm mong, luôn dõi mắt theo người chồng nơi chiến trận.
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Không gian lạnh lẽo, một mình người chinh phụ đối diện với ngọn đèn khuya, không

gian ngột ngạt, tù túng, bao trùm là nổi khắc khoải nhớ mong của người chinh phụ.
“Rêu xanh mấy lớp chung quanh
Dạo sân một bước trăm tình ngẩn ngơ”
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 15


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

Không gian ảm đạm. đìu hiu bị vây phủ bởi mấy lớp rêu xanh. Tâm hồn người chinh
phụ nặng chữ tình, mỗi bước chân như trĩu nặng những nỗi nhớ niềm thương.
Đó còn là không gian ngoại cảnh mênh mông gắn với tâm trạng ngóng trông, khắc
khoải đợi chờ. Nàng trông về bốn phương xa xôi:
“Trông bến nam bãi chia mặt nước
Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh”
“Trông đường Bắc đôi chòm quán khách
Rườm rà cây xanh ngắt núi non”
“Non Đông thấy lá hầu chất đống
Trĩ sập sè mai cũng bẻ bai”
“Lũng tây thấy nước dường uốn khúc
Nhạn liệng không song giục thuyền câu”
Bốn phương mang những màu sắc khác nhau, gắn liền tâm trạng người chinh phụ
lúc êm đềm lúc lại trào dâng.
Chinh phụ ngâm còn thể hiện không gian ảo mộng gắn với tâm trạng nhớ thương và
khát vọng hạnh phúc:
“Sớm còn hồn mộng được gần
Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người”

Nàng tìm quên trong men rượu, vượt qua những khoảng cách địa lí xa xôi để tìm
người chinh phu trong giấc mộng cho vơi đi nỗi nhớ. Không gian trong giấc mộng là chổ
dựa tinh thần để người chinh phụ thỏa ước mơ xum họp, đoàn viên.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 16


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

PHẦN 4
TỔNG KẾT
Trong Chinh phụ ngâm, yếu tố không gian và thời gian cũng không hề bị giới hạn hay
đóng khung nhỏ hẹp như trong thơ trữ tình. Có thể so sánh khúc ngâm với bài thơ cùng tên
của Thái Thuận ở thế kỉ XV. Thời gian trong thơ Thái Thuận là khoảnh khắc ngắn ngủi con
người đối diện với lòng mình trong hiện tại. Trong khi đó, thời gian diễn ra trong khúc
ngâm tương đối dài, dường như đi hết nửa đời người, từ quá khứ tiễn chồng ra trận đến
hiện tại chờ đợi đến tuyệt vọng “Trải mấy xuân tin đi tin lại- Đến xuân này tin hãy vắng
không”, “Tin thường lại người không thấy lại”. “Thư thường tới người không thấy tới”, “Kể
năm đã ba tư cách diễn” “Tiền sen này đã nảy là ba”... Và không chỉ dừng lại ở hiện tại, khúc
ngâm còn miêu tả thì tương lai, ngày người chồng trở về trong “Nền huân tước đai cân
rạng vẻ- Chữ đồng hưu bia để nghìn đông”. Không gian trong tác phẩm cũng không phải
toàn cố định và gói gọn trong cảnh “Rèm thưa lòng não trăng tàn bóng- Gối lạnh châu tràn
cuốc gọi canh” (thơ Thái Thuận) mà có sự mở rộng và dịch chuyển liên tục. Từ không gian
của buổi đưa tiễn đến không gian chiến trường “Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo- Bến Phì gió
thổi đìu hiu mấy gò”; từ không gian nơi miền quan ải đến không gian “trong cánh cửa”, “nơi
cô phòng” lạnh lẽo, vắng lặng; từ không gian hiện thực đến không gian của những giấc

mộng “Sum vầy mấy lúc tình cờ- Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân”, “Khi mơ những
tiếc khi tàn- Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không”. Sự mở rộng thời gian và không
gian ấy giúp tác phẩm có khả năng dung chứa và bao quát một mảng hiện thực rộng lớn từ
cuộc sống, vốn là đặc điểm vẫn được nói đến trong thể loại tự sự.
Cảm thức về thời gian của con người trung đại đó là thời gian vũ trụ mang tính chất
tuần hoàn, luân hồi. Tương ưng với thời gian vũ trụ là thời gian thực tại, nếu thời gian vũ
trụ có tính chất tuần hoàn thì thời gian thực tại của đời người mang tính chất tuyến tính.
Thời gian tuyến tính gắn liền với cảm thức về sự trôi chảy, ngắn ngủi của đời
người. Trong Chinh Phụ Ngâm thời gian tuần hoàn xuất hiện nhằm tăng cường cảm giác về
độ dài triền miên không dứt của thời gian hiện tại, nhằm khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn
khổ của người chinh phụ. Thời gian trong tác phẩm là một thời gian hiện tại mong nhớ kéo
dài vô tận, trong hồi tưởng về buổi tiển đưa đã có đến ba cuộc tiển đưa, đây là thời gian về
tâm lý. Trong cái vòng tuần hoàn sáng - trưa - chiều - tối thì thời gian buổi chiều và ban
đêm thường thay nhau xuất hiện nhiều trong “Chinh Phụ Ngâm”. Tất cả như khắc sâu vào
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 17


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

nỗi mong nhớ người chinh phu, tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ là một tâm
trạng thường trực. Qua đó, làm bật nổi sự chờ đợi mỏi mòn đến tái tê của người chinh
phụ. Sự vận hành của thời gian của vũ trụ cứ tuần hoàn trôi chảy mà cuộc đời con người thì
hữu hạn. Cảm thức này luôn thường trực trong quan niệm của con người trung đại.
Cảm thức về không gian của con người trung đại đó là không gian vũ trụ bao la vô
cùng, vô tận mang tính chất vĩnh hằng. Đối lập với không gian vũ trụ là không gian thưc tại,
không gian trong tâm tưởng nhân vật, đó là nơi gắn bó tạm bợ của con người, biến đổi

khôn lường. Trong Chinh phụ ngâm thể hiện đầy đủ những cảm thức về không gian của con
người trung đại. Đó là không gian chiến trận gắn liền với số phận người chinh phu. Có thể
nói phần lớn khúc ngâm là hình ảnh người chinh phụ dõi mắt trông theo người chinh phu
từ lúc chia tay đến khi hành quân ra chiến trận. Không gian được nới rộng đến mọi chiều
kích cũng chỉ nhằm đi vào chiều sâu tâm trạng của người chinh phụ. Không gian ngoài biên
ải xa xôi, không gian những giấc mộng hay không gian ngày trở về đều là không gian của
sự tưởng tượng. Nó không thể tìm thấy giữa cuộc đời thực mà chỉ tồn tại trong dòng tâm
tưởng miên man bất tận của nhân vật trữ tình. Nếu không có khung cảnh chiến địa nặng
mùi tử khí và vất vưởng của những oan hồn, ta không thể nào thấu hiểu cùng một lúc rất
nhiều tâm trạng đan xen trong lòng người chinh phụ. Đó là nỗi xót xa cho tình cảnh của
chồng “Xót người lần lữa ải xa- Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài” “Xót người
hành dịch bấy nay- Dặm xa mong mỏi hết đầy lại vơi”. Là sự cảm thương cho tình cảnh lẻ loi
đơn chiếc của chính mình “Nỡ nào đôi lứa thiếu niên- Quan san để cách hàn huyên bao
đành” “Cớ sao cách trở nước non- Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu”. Và đó cũng là
hoàn cảnh để tạo nên sự chuyển biến về mặt nhận thức và tình cảm của người phụ nữ quý
tộc “Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu- Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”…
Không gian của những giấc mộng cũng vậy, nó giúp người đọc khám phá tầng sâu kín nhất
trong nỗi lòng người chinh phụ. Những ước ao, mong muốn thầm kín, riêng tư “chỉ mình
mình biết, chỉ mình mình hay”, con người thường cất giấu trong những giấc mơ. Và nàng
chinh phụ cũng vậy. Trong không gian “Bui còn hồn mộng được gần- Đêm đêm thường tới
Giang Tân tìm người”, phần nào người đọc có thể giải mã tiếng nói nồng đượm thiết tha
của nàng về một cuộc sống ái ân hạnh phúc. Hiện thực không được như mong ước khiến
nàng tìm vào trong những giấc mộng. Và chỉ có khoảng thời gian cuối cùng của một ngày,
lúc đêm tối, khi con người dễ sinh mộng mị, nàng mới có thể gặp mặt người thương để thỏa
lòng mong ước, khát khao…Từ đó cho thấy, mọi không gian dù hướng đến mọi chiều kích
nào cũng đều quay về cái tâm duy nhất là khát khao hạnh phúc lứa đôi của người thiếu
phụ. Nhìn chung, mượn đặc điểm trong tác phẩm tự sự, nhân vật được miêu tả trên cả ba
chiều thời gian, được đặt vào rất nhiều không gian khác nhau nhưng khúc ngâm nhằm khái
quát nên một hiện thực lớn của đời sống, đó chính là hiện thực tâm trạng.
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng


SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 18


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

Chinh phụ ngâm thể hiện được cảm thức của con người trung đại về thời gian và
không gian trong mối quan hệ vận hành của vũ trụ. Đó là cảm thức về thời gian tuần hoàn,
luân hồi của vũ trụ và thời gian tuyến tính ngắn ngủi, thời gian của tâm trạng. Cảm thức về
không gian vũ trụ bao la vô cùng, vô tận mang tính chất vĩnh hằng và không gian trong tâm
tưởng nhân vật đó là nơi gắn bó tạm bợ của con người, biến đổi khôn lường.Chinh phụ
ngâm còn thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian và không gian, từ đó thấy
được những nét độc đáo, sâu sắc của tác phẩm mang đậm nét về những đặc điểm của văn
chương trung đại, mà cảm thức về thời gian và không gian là một điển hình.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 19


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại II – Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
{1}Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm, NXB Thanh Niên, 2005
{2}Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1999

{3}Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Văn học, Hà Nội,
1994
{4}Nhiều tác giả, Một số bài viết về sự vận dụng tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1981
{5}Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2013
{6} Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2013
{7}Không gian Nghệ thuật trong Văn học trung đại Việt Nam:
/>{8} Thời gian Nghệ thuật trong Văn học trung đại Việt Nam:
/>{9} Thời gian Nghệ thuật trong “Chinh phụ ngâm” nhìn từ góc độ ngôn ngữ:
/>{10}“Chinh phụ ngâm” và sự phá vỡ ranh giới tự sự và trữ tình:
/>
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 20



×