Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 nguyen tu hoa hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.71 KB, 2 trang )

Tuần
Tiết 5

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 4: NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu:
+ Các chất đều được cấu tạo nên từ các nguyên tử.
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, gồm hạt nhân tích
điện dương và lớp vỏ tích điện âm.
+ Hạt nhân: gồm các hạt proton (p) tích điện dương và các hạt nơtron
(n) không mang điện.
+ Lớp vỏ: gồm các hạt electron (e) tích điện âm.
+ Trong nguyên tử, số e = số p, điện tích 1 p bằng điện tích 1 e về giá
trị tuyệt đối nhưng trái dấu nhau.
2. Kỹ năng:
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e của một vài
nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Sơ đồ minh họa thành phần cấu tạo nguyên tử của H, O, Na.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ minh họa.
IV. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Giảng bài mới:
a. Vào bài:


- Chúng ta đã biết mọi vật thể tồn tại xung quanh chúng ta đều được
cấu tạo từ các chất. Tuy nhiên, các chất được cấu tạo nên từ đâu và cấu tạo như thế
nào? Câu hỏi nay sẽ được chúng ta giải đáp trong bài hôm nay.
b. Bài giảng:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử
- Giáo viên giới thiệu: mọi vật thể đều được cấu 1. Nguyên tử là gì?
tạo từ chất. Chất lại được tạo nên từ các hạt nhỏ - Là hạt vô cùng nhỏ bé.
hơn gọi là nguyên tử.
- Cấu tạo:
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về nguyên tử đã
học ở chương trình vật lý 7 và đọc phần 1 (phần + Hạt nhân: mang điện dương
đọc thêm) trang 16-SGK, thảo luận và đưa ra các (+).
đặc điểm về cấu tạo của nguyên tử.
+ Lớp vỏ: chứa electron mang


điện âm (-).
- Hạt nhân nguyên tử gồm những thành phần - Nguyên tử trung hòa về điện.
nào?
2. Hạt nhân nguyên tử:
- Mỗi nguyên tử cùng loại luôn mang cùng số p. - Cấu tạo gồm:
Người ta phân biệt các nguyên tử cùng loại dựa
+ Proton (p) mang điện (+).
vào số p, không dựa vào số n.
+ Nơtron không mang điện.
- Trong nguyên tử, số p luôn bằng số e.

- Nơtron và proton có cùng khối lượng. Còn e có
khối lượng rất bé. Nên khối lượng hạt nhân được
coi như khối lượng của nguyên tử.

Số p = số e

Hoạt động 2: Củng cố:
Bài 1: Yêu cầu HS hoàn thành BT 1-tr.15-SGK.
Gợi ý
(1) Nguyên tử
(2) Nguyên tử
(3) Hạt nhân
(4) Một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Bài 2: Yêu cầu HS hoàn thành BT 2-tr.15-SGK.
Gợi ý

V. RÚT KINH NGHIỆM :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×