Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kịch bản thi em yêu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.38 KB, 10 trang )

Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

MÀN CHÀO HỎI HỘI THI “ EM YÊU LỊCH SỬ”
HUYỆN YÊN DŨNG NĂM 2015

Kính thưa các quý vị đại biểu
Kính thưa Ban giám khảo
Kính thưa toàn thể hội thi
Rất vinh dự và tự hào cho đội thi chúng em được đại diện cho hơn 400
học sinh đến từ trường THCS Tư Mại, tham dự hội thi “ Em yêu lịch sử”
huyện Yên Dũng năm 2015. Lời đầu tiên cho phép em được thay mặt các
thành viên trong đội xin gửi tới các quý vị đại biểu, Ban giám khảo, và toàn
thể hội thi lời kính chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công rực rỡ.
( Theo điệu cò lả- dân ca bắc bộ)
Ta về là về đây với với hội thi
Giao lưu và mong học hỏi những gì là điều đáng khen
Tình tính tang là tang tính tình
Các đội mình, quyết cùng nhau, là ra sức gắng thi đua
Cùng nhau quyết thắng không thua.
Mời bạn đến thăm quê hương Yên Dũng của chúng tôi, đi dọc con sông
Thương bạn sẽ thấy tuyệt vời. Quê hương chúng tôi bạn về sẽ thấy, mọi công
dân quê tôi hăng hái xây dựng đời. Mời bạn đến với thiền viện Trúc Lâm hãy
đi cùng chúng tôi. Mời bạn đến với chùa Vĩnh Nghiêm hãy đi cùng chúng
tôi. Đường không xa có tôi đi cùng bạn, chùa Vĩnh nghiêm có ván kinh mộc
bản
( Theo điệu hò Huế - dân ca trung bộ)
Nào khu Ba Tổng, có Đồng Việt, Đức Giang
Hò lơ hó lơ
Đồng Phúc mà chạy sang, xã láng riềng là Tư Mại


Hò lơ hó lơ
Về Tiến Dũng xin đừng ngại, qua Cảnh Thụy là đến nơi
1


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Hò lơ hó lơ
Thị Trấn Neo đẹp tươi, Yên Lư thời lớn rộng
Hò lơ hó lơ
Nham sơn nay tuyệt diệu, có thiền viện Trúc lâm
Hò lơ hó lơ
Thắng Cương nay rất giầm, đường nhựa về thôn xã
Hò ơ ớ ơ, là hồ là khoan
Đông bắc mình hãy sang, qua Tân An về Lão Hộ
Hò lơ hó lơ
Hương Gián gần thành phố, gần thị trấn Tân Dân
Hò lơ hó lơ
Xuân Phú gần Lãng sơn, Quỳnh sơn chung một dải
Hò lơ hó lơ
Về Trí Yên nhớ mãi, kho mộc bản đầu tiên
Hò lơ hó lơ
Nhớ vua Trần Nhân Tông, Người lập ra thiền phái
Hò ơ ớ ơ, là hồ là khoan
Tây bắc mình hãy sang, có Nội Hoàng và Tân Liễu
Hò lơ hó lơ
Tiền Phong nay uốn dẻo , theo dãy núi Phượng Hoàng
Hò ơ ớ ơ, là hồ là khoan

( Theo điệu lý chiều chiều – Dân ca nam bộ)
Người người Yên Dũng ta cùng nhau
Ta cùng nhau, quyết tâm xây đời tươi thắm
Nông thôn mới nay đã đổi thay
Nhà nhà hạnh phúc gái cùng trai
Cha mẹ con, kính yêu ông bà, lối xóm
Đắp xây lứa đôi trong mộng say.
( Theo nhạc Ráp)
Về với hội thi hôm nay
Đội tôi Tư Mại về đây 5 người
Xuân Trường đội trưởng vui tươi
Phó thôn yêu thích chuyện cười đùa pha
2


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Hòa giải trong những năm qua
Bao nhiêu sự vụ đều là thành công.
( Đọc thơ)
Thu Hường đôi má ửng hồng
Y tế thôn bản yêu chồng quý con
Việc nhà việc nước vẹn tròn
Yêu thơ thích hát kịch còn đóng hay
Ánh Tuyết tình cảm đắm say
Bí thư Đoàn giỏi em nay chưa chồng
Ai ơi đồng ý đồng lòng
Cho em tát nước khau sòng dưới trăng

Hồng Năm Hội trưởng rất hăng
Nông dân hòa giải chị rằng để tôi
Cơm sống chưa chắc tại nồi
Có lần phân tích sống thời tại vung
Hoàng Thiệp cũng góp sức chung
Tổ viên hòa giải chị cùng đi ngay
Công việc chẳng quản tối ngày
Hội trưởng Phụ nữ đi ngay tức thì
Hôm nay về với hội thi
Công tác hòa giải ta thì đổi trao
Tự hào vui sướng biết bao
Những vụ hòa giải vụ nào thành công
Cho vợ càng thêm yêu chồng
Láng giềng tối lửa một lòng có nhau.

KỊCH BẢN: GIỚI THIỆU DI TÍCH LICH SỬ ĐÌNH ĐỀN TÂN NINH
(TÂN NINH – TƯ MẠI – YÊN DŨNG)
Chèo:
Nói: Đây quê hương cánh đồng Yên Dũng
3


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Đã bao đời mùa úng chiêm khê
Sông thương yêu cánh đồng quê
Cho dòng nước mát, mùa về say bông.
Hát:

Hàng dương liễu soi dòng ì nước ì mát i i. Đất i i khoe i mầu thời i i ì
tháng í dâng đời i mùa lối mùa ì nơi í nơi i i i .Yên Dũng i quê hương tôi i
i có đức con người…
Ngọc Hoàng: Dừng lại, hãy tìm hiểu cho ta nơi có giọng hát chèo vừa cất
lên.
Nam Tào( bấm máy, h.a YD): Dạ, muôn tâu Ngọc Hoàng, thần vừa tra ở
trên mạng đó là huyện Yên Dũng, một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh
Bắc Giang, nơi có núi Nham Biền 99 ngọn với huyền thoại 100 con chim
phượng hoàng đi tìm đất đế đô.
Bắc Đẩu: Ngọc Hoàng thấy không? con sông Cầu nước chảy lơ thơ cùng
sông Thương bên đục bên trong đã góp phần tạo cho Yên Dũng một nét đẹp
riêng với bao điều kì thú. Yên Dũng còn là vùng đất cổ có bề dày lịch sử và
truyền thống khoa bảng. Nơi đây tự hào sinh ra 2 cha con tiến sỹ Đào Toàn
Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích và có tới 7 tiến sĩ.
Ngọc Hoàng: Đây quả là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi hội tụ tinh hoa.
Nam Tào: Trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc nhân dân
Yên Dũng hăng hái tham gia và lập nhiều chiến công: Đội du kích Bạch Đầu
Cảnh Thụy đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, xã Tân An cũng vinh dự
được Người về thăm vào tháng 4 năm 1961. Nhân dân và lực lượng vũ trang
huyện Yên Dũng đã được phong tặng danh hiệu anh hùng trong thời kì kháng
chiến chống Pháp đấy ạ.
Ngọc Hoàng: Tự hào thay, tự hào thay. Thế văn hoá nơi đây thế nào?
Bắc Đẩu: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, phong phú và đặc sắc lắm ạ. Đình, đền, chùa
ở địa phương nào cũng có. Hiện nay có 71 di tích lịch sử văn hoá, trong đó
có 3 di tích cấp quốc gia là Di tích Bác Hồ về thăm Tân An, đền Từ Vũ, chùa
Kem và một di tích cấp quốc gia đặc biệt chính là chùa Vĩnh Nghiêm.
Nam Tào: Còn về văn hoá phi vật thể thì có hát ví, hát chèo, hát cửa đình,
ngoa ngôn, nói tức Đông Loan ạ.
4



Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Ngọc Hoàng: Ta là mê hát chèo lắm đấy. Cứ nghe thấy điệu chèo là ta mê
mẩn hết cả người.
Nam Tào: Thảo nào lúc nãy đang phi vù vù mà đứng khựng lại ngay.
Ngọc Hoàng: Hai ngươi có ai biết hát chèo không?
Nam Tào: Dạ biết thì có biết nhưng hát hay thì thần không dám cam đoan ạ.
Thần mạo muội xin nảy một câu chèo mà người dân dưới hạ giới ai cũng
thuộc ạ.
Ai qua Yên Tử Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa thành”
Ngọc Hoàng: Ngươi muốn thử ta phải không. Ta không biết chùa Vĩnh
Nghiêm thì ai biết vào đây. Bây giờ ta muốn kiểm tra hai ngươi xem thiền
tâm đã thành hay chưa.
Nam Tào, Bắc Đẩu: Xin Ngọc Hoàng cứ ra đề đi ạ. Chúng thần sẽ có đáp
án ngay.
Ngọc Hoàng: Đề bài là: những nét cơ bản về chùa Vĩnh Nghiêm.
Nam Tào ghé vào tai Bắc Đẩu: đề này trúng tủ rồi. Ai mà chả biết chùa
Vĩnh Nghiêm. Bắc Đẩu ghé vào tai Nam Tào : Ngọc Hoàng cứ làm ra vẻ ta
đây.
Ngọc Hoàng: Giữ trất tự, không được trao đổi.
Bắc Đẩu: Dạ, chúng thần làm xong rồi, có trao đổi đâu ạ. Chỉ bàn luận thôi.
Nam Tào: Dạ, sau đây là đáp án và có cả minh chứng nữa. Mời Ngọc Hoàng
ngự lãm ạ.
Bắc Đẩu: .Chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Quốc Khánh xã Trí Yên huyện Yên
Dũng tỉnh Bắc Giang, còn được gọi là chùa Đức La. Chùa có từ thời Lý.
Đến thời Trần, chùa là nơi phát tích Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm của Phật

giáo Việt Nam( năm 1299 – 1330),là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo
tăng đồ cho cả nước, là một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.
Nam Tào: Nơi đây được coi là trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt
Nam. Vì thế ở đây còn lưu giữ những bộ ván kinh có từ hơn 700 năm nay, là
kho sách cổ vô cùng quý giá của Phật pháp nói riêng và Việt Nam nói chung.
(ảnh mộc bản) Đây chính là kho ván khắc in, người xưa gọi là “ Mộc thư
khố”.
5


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Bắc Đẩu: Hiện nay kho mộc thư vẫn còn lưu giữ được 34 đầu sách với gần
3050 bản khắc, mỗi bản in 2 mặt, mỗi mặt là 2 trang sách khắc ngược nhau
với khoảng 2000 chữ Hán và chữ Nôm. Qua kho mộc bản chúng ta biết được
kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành thiền phái Trúc Lâm, sự phát triển của
chữ Nôm...
Bắc Đẩu: Với những giá trị vô cùng to lớn, không thể phủ nhận ấy, năm…
Ngọc Hoàng: Ngày 16 tháng 5 năm 2012 Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã
được UNESCO công nhận là “ Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương.”
Bắc Đẩu: Sao Ngọc Hoàng biết ạ.
Ngọc Hoàng: Ta không biết về chùa Vĩnh Nghiêm thì ai biết vào đây. Khá
khen cho các ngươi đã am hiểu.
Nam Tào: Dạ không giấu được Ngọc Hoàng, thỉnh thoảng chúng thần cũng
lén xuống hạ giới đi chùa.
Ngọc Hoàng: Thảo nào hôm hội chùa 14 tháng 2 (âm lịch), ta cứ ngờ ngợ. À,
mà ta nghe táovăn hóa báo cáo Huyện Đoàn Yên Dũng cũng đã phối hợp với

Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa, Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức “ Hội
thi giới thiệu di tích lịch sử - danh thắng 2013” , hội thi đang được tổ chức tại
chùa Vĩnh Nghiêm đó.
Bắc Đẩu: Dạ vậy bây giờ chúng ta đến đó xem sao được không Ngọc
Hoàng?
Ngọc Hoàng: Tất nhiên rồi, chúng ta đi nào
HS hát Chèo: Ai về YD nhớ ghé quê tôi, Tư mại ta đó, Tư Mại ngày đêm
đang từng giờ đổi mới. Những năm đầu của thế kỉ chuyển giao. (hát luyện 5
cung) Lòng vẫn tự i í hào, 5 tháng gian i lao ta vẫn ước i ao, con đường rộng
mở. Ước mơ nay đã thành. Người người quê tôi vẫn í vẹn nghĩa câu thề, xa
quê hương mong về trọn nghĩa í Đảng tình dân. Xua tan đói nghèo tăm tối
rồi bình minh nắng xuân hồng. Tư Mại ơi quê mình, người về gửi khúc ca,
khúc ca chèo í í quê hương….
Ngọc Hoàng: Điệu chèo mới tha thiết làm sao. Chúng ta hãy đi về nơi đó.
Bắc Đẩu: Này các cháu.
Học sinh (đồng thanh): Dạ chúng cháu chào các bác ạ!
HS1: Ô, các bác đang chuẩn bị đi thi ở đâu mà hóa trang đẹp thế?
6


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Bắc Đẩu (gãi đầu gãi tai): à...ừ...thì...
HS2: À, cháu biết rồi các bác cũng đang chuẩn bị cho Hội thi giới thiệu
di tích – danh thắng của huyện Yên Dũng phải không ạ?
Ngọc Hoàng: à...thì...ừ...Mà thế còn các cháu thì sao?
HS1: Dạ chúng cháu đến từ trường THCS Tư Mại, chúng cháu đang
chuẩn bị cho cuộc thi giới thiệu di tích – danh thắng của địa phương .

Ngọc Hoàng: Ta cũng đang muốn đến Tư Maị một chuyến, may quá lại gặp
đúng người Tư Mại đây rồi. Các cháu có thể giúp ta tìm hiểu nơi đây được
không?
HS3: Dạ, chúng cháu xin sẵn sàng. Tư Mại là vùng đất có truyền
thống văn hóa lâu đời, nằm uốn mình ven dòng sông Cầu thơ mộng, từ ngàn
đời nay vẫn lưu truyền bao nét đẹp, giữ gìn bao phong tục cổ xưa.(ảnh Tư
Mại)
HS2: Về với đất và người Tư Mại, du khách được đắm mình trong
hương lúa thơm mang thương hiệu: lúa thơm Yên Dũng (ảnh lúa). Được đắm
mình trong vẻ đẹp mê hồn của gốm làng Ngòi (ảnh gốm).
HS1: Tư Mại tự hào là vùng đất cổ với làng Khê Ngòi ruộng quan,
làng Tân Ninh 2 lần bắt cướp, Phú Mại làng rau diếp cổ, Làng chảy bướu
đánh giặc Đăng Mại với “Tổng Kim, tổng Toản, tổng Bê. làm cho ba tổng có
đê phen này.”(ảnh minh họa 1số làng)
HS3: Tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, Nhân dân xã Tư Mại
đã vinh dự được phong tặng danh hiệu anh hùng trong thời kì kháng chiến
chống Pháp, đã có 18 liệt sĩ và 2 bà mẹ VN anh hùng.
Bắc Đẩu: Ôi, quả là một vùng đất anh hùng. Đất và người nơi đây thật
nồng thắm nghĩa tình.
HS2: Và càng tự hào hơn khi chúng em được sinh ra trên mảnh đất với
rất nhiều địa danh lịch sử: Nào chùa Phúc Long, nào đình Phú Mại, kia Bách
Linh Tự và đây đình đền Tân Ninh – di tích lịch sử của làng cổ Khê Ngòi.
(ảnh minh họa các địa danh)
Ngọc Hoàng: Hãy cho ta xem ngôi đình có lịch sử lâu đời nhất.
HS1: Dạ, đó là Đình Tân Ninh – đình làng Ngòi là một ngôi đình được hình
thành từ khi kiến trúc đình đền của Việt Nam mới ra đời.(ảnh đình)
7


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại


Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

HS2: Đình làng Tân Ninh tọa lạc tại thôn Tân Ninh – xã Tư Mại, xưa có
tên cổ là làng Khê Ngòi vì làng ở cạnh một con ngòi chảy từ cuối dãy Nham
Biền ra sông. Bởi thế đình còn được gọi bằng cái tên đình làng Ngòi.
HS3: Đình nguyên là nơi thờ Thành Hoàng làng. Thần phả làng ghi lại rằng:
Vào thời Tây Hán (năm 11 đến năm 25 TCN) dân làng đã thờ một người có
tên là Thành, có công giúp dân nghèo, được phong là Bản Cảnh Thành hoàng
Ngưng Hựu, vua Hán cho phép đón rước Mỹ tự về lập miều thờ phong.(ảnh
minh họa)
Nam Tào: Hẳn là đình thiêng đây.
HS1: Đúng đấy ạ. Trông chộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên,
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đến nơi đây cầu đảo, đánh tan được Ô
Mã Nhi, liền tâu vua phong là Thông Minh hiển ứng hùng liệt dũng và
truyền cho dân làm đình. Như vậy đình làng Ngòi chúng em đã có từ khi
đình Việt Nam mới ra đời.
Hs2: Đến thời LêThái Tổ trên đường đi đánh giặc Liễu Thăng cũng vào
đây cầu đảo, chém chết Liễu Thăng rồi phong cho ông là: Phổ Đăng cương
nghị oai linh đại vương.
Thời đó dân làm đình bằng gianh ở rìa sông. Đến khi có đê (1851) mới rời
vào xóm làm đình ngói. Sự linh thiêng của ngôi đình đã để lại câu đối đến
tận ngày nay:(ảnh câu đối)
“Nhất đóa hồng vân truyền hiển thánh
Thiên niên thanh sử tối linh thần” Nghĩa là:
“Một đám mây hồng cưỡi lên mà hiển thánh
Ngàn năm sử sách còn ghi nhớ thần thiêng”
Hs3: (ảnh kiến trúc đình) Theo thần phả của làng và theo lời kể của các cụ
cao tuổi trong làng thì đình làng Ngòi được xây dựng to và đẹp có tiếng trong
vùng. Địa thế của ngôi đình là nơi:

“Cửu thập Phong Biền lĩnh danh
lam sơn hậu
Ức thiên vạn tại Nguyệt giang tú thủy nhiễu triều tiền.”
Nghĩa là: “Chín mươi chín ngọn núi Nham Biền làm phên dạu phía sau
Muôn nghìn làn nước chảy của sông Nguyệt Đức dâng đầy đằng
trước.”
8


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

Địa thế nhìn sông dựa núi đã khiến ngôi đình để lại ấn tượng độc đáo trong
lòng mỗi du khách.
HS2: Xưa kia đình to rộng, gồm tòa tiền đình 5 gian 2 chái nối với hậu
cung 3 gian tạo bình đồ kiến trúc hình chữ đinh. Mặc dù thời gian và chiến
tranh đã tàn phá ngôi đình nhưng hiện nay trong đình còn lưu giữ được nhiều
hiện vật quý, có giá trị lịch sử.
HS1: Đó chính là: Ngai thờ bằng gỗ mang phong cách thời Nguyễn (ảnh).
Bài vị bằng gỗ mang phong cách thời Nguyễn (ảnh). Bia đá tạc vào tháng 12
năm 1670 (ảnh). 40 bậc đá xanh cổ kính (ảnh). 3 chân cột thời Lê (ảnh). Cây
hương đá từ thời Lê (ảnh). Một cuốn thần tích được sao chép từ thời Nguyễn
(ảnh). Những hiện vật đó đã khiến cho sự uy nghiêm, linh thiêng của ngôi
đình tăng lên bội phần.
Hs3: Với những nét kiến trúc độc đáo như vậy, đình làng Ngòi mang
trong mình nhiều giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Đây chính là trung tâm sinh
hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáovà là nơi tổ chức lễ hội truyền thống của
nhân dân trong vùng. Hàng năm hội được tổ chức trong 2 ngày: ngày 15
tháng Giêng (âm lịch) là ngày hội chùa, và ngày 12 tháng 10 hàng năm là

ngày lệ nghè.
HS2: Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc như:hội cướp cầu cạn, đánh cờ, đấu vật, chọi gà, hát nhà tơ...và đặc
biệt là tham gia hội đuổi cuốc – một trò chơi dân gian mà chỉ có ở hội đình
đền Tân Ninh.(ảnh minh họa lễ hội)
HS1: Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình làng
còn là hậu cứ an toàn của cuộc cách mạng. Và với những giá trị lịch sử, văn
hóa trên, năm 2009 đình làng Khê Ngòi- đình Tân Ninh được vinh dự đón
bằng công nhận Di tich lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.(ảnh bằng công nhận)
HS2: Trải qua thời gian, thiên tai và chiến tranh tàn phá, đình bị hư hỏng
nặng. Năm 2010, nhân dân địa phương đã tiến hành khôi phục, tu bổ lại ngôi
đình xưa trên nền ngôi đình cũ. Hiện nay đình được Ban quản lý và các thế
hệ học sinh Tư Mại chăm lo rất chu đáo.(ảnh trùng tu đình)
Ngọc Hoàng: Tư Mại quả thật là một vùng đất “ấm tình người – đẹp
danh thắng.” ta tin rằng với những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa cùng
với sự cố gắng đoàn kết của nhân dân trong toàn xã, Tư Mại sẽ là 1 địa
9


Nguyễn Thị Năm – THCS Tư Mại

Đình đền Khê Ngòi - Tân Ninh

phương không chỉ phát triển về kinh tế, văn hóa mà còn là nơi lưu giữ, bảo
tồn được nhiều nét đẹp truyền thống của quê hương Yên Dũng, góp phần làm
nên một vùng đất phát triển bền vững trên nền tảng của bề dày văn hóa dân
tộc. Và ta cũng tin rằng với sự hiểu biết, ý thức giữ gìn di tích của thế hệ trẻ
ngày nay, các di tích không chỉ của riêng Tư Mại mà toàn huyện Yên Dũng
sẽ được bảo tồn và phát huy không ngừng, tạo tiền đề để tiềm năng du lịch
nơi đây trở thành thế mạnh. Hy vọng trong tương lai không xa YD sẽ có tên

trên bản đồ du lich Việt Nam và thế giới.
Nam Tào: Dạ Ngọc Hoàng thật anh minh ạ. Thưa Ngọc Hoàng thời gian
trôi qua thật nhanh và đã đến giờ chúng ta phải đi rồi ạ.
Bắc Đẩu: Cảm ơn các cháu học sinh đã cho chúng ta thêm hiểu biết về
quê hương Yên Dũng, chùa Vĩnh Nghiêm thêm yêu mảnh đất Tư Mại anh
hùng, giàu truyền thống. Trước khi chia tay xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc tới BGK, các vị khách quý và toàn thể hội thi; Chúc hội thi thành công
rực rỡ.
Nam Tào: Các cháu học sinh ơi chúng ta hãy cùng nắm tay nhau cất lên
tiếng ca để mời gọi du khách đến với quê hương Tư Mại Yên Dũng giàu và
đẹp nào: “Ai đến ở lại này ai í ơ đến thăm Tư Mại là quê em đẹp, Tư Mại là
quê em đẹp í a. Có hàng cây chúng em mới trồng, có chùa thiêng với bao
tấm lòng. Ngày ngày em vẫn í a gắng chăm, bảo vệ di tích với bao quyết tâm
í a...”. (Tất cả cùng cúi chào đi vào).
Hết!

10



×