Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giáo án văn chuyên đề THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.58 KB, 15 trang )

GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ KHỐI 12
/>1/ Phân phối chương trình chuẩn Văn 12-HKI theo chủ đề:

Tuầ
n
theo
chủ
đề
1

Số
tiết

2

1
2

3

3

4

Chủ đề

Tiết
PPCT

Tiết
theo


chủ
đề

Tên bài

Chủ đề 1
Văn học sử

1-2

1-2

Chủ đề 2
Nghị luận xã hội

3

3

12

4

6

5

Khái quát văn học Việt Nam từ
sau Cách mạng tháng Tám 1945
đến hết thế kỷ XX

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một hiện tượng đời
sống
Bài viết số 1 – Nghị luận xã hội

4

6

Tuyên ngôn độc lập (Phần I: Tác
giả)

1

Chủ đề 3
Tác giả văn học

2

Chủ đề 4
Tiếng Việt

5-9

7-8

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt

6


Chủ đề 5
Văn nghị luận hiện
đại Việt Nam và nước
ngoài

7-8

9-10

Tuyên ngôn độc lập (Phần 2: Tác
phẩm)

4

5

Chủ đề 6
Văn bản nhật dụng

5

Trả bài

6
6
7
8

9


4
7

Chủ đề 7
Phong cách ngôn
ngữ
Chủ đề 8
Thơ kháng chiến
chống Pháp 19451954 và xây dựng
CNXH 1955-1965

10-11

11-12 -Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao

16-17

13-14

15

15

13-14

16-17

91-92
19-20


18-19 Phong cách ngôn ngữ hành chính
20-21 Tây Tiến

22

22

sáng trong văn nghệ dân tộc.
-Đọc thêm: - Mấy ý nghĩ về thơ
(Trích).
-Đốt - xtôi -ep-xki (Trích)
Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS ( Cô phi An
Nan)
Trả bài số 1. Ra đề bài số 2:
NLXH (Bài làm ở nhà).
Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Việt Bắc (Phần I: Tác giả)

25-26

23-24 Việt Bắc (Tiếp)

34-25

25-26 Đọc thêm: - Đất nước.

Ghi

chú


- Dọn về làng.
-Tiếng hát con tàu

2

Chủ đề 9
Nghị luận văn học

10
10

2
2

11
12
12

4

13
13
14

2

Chủ đề 10

Luật thơ
Chủ đề 11
Phát biểu
Chủ đề 12
Thơ kháng chiến
chống Mỹ 19651975
Chủ đề 13
Biện pháp tu từ

14
14

3

Thao tác lập luận và
phương thức biểu đạt

15
15

3

16

16
17

Chủ đề 14

4


18

27

Nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ.

21

28

Nghị luận về một ý kiến bàn về
văn học.

23-30

29-30 Luật thơ

24
27
90
32-33
28-29

34-35
36-37

37


38

Trả bài số 2
Phát biểu theo chủ đề
Phát biểu tự do
Viết bài số 3: NLVH
Đất nước (Trích Mặt đường khát
vọng).
Sóng

41

39

- Bác ơi!

31

40

Thực hành một số phép tu từ ngữ
âm

36

41

Thực hành một số phép tu từ cú
pháp.


38-39
42

31
32
33

42-43
44

Luyện tập vận dụng kết hợp các
phương thức biểu đạt
Luyện tập vận dụng kết hợp các
thao tác lập luận
Đàn ghi-ta của Lorca

Chủ đề 15
Thơ hiện đại Việt
Nam sau 1975 và
thơ nước ngoài

40-41

45-46

35

47

Chủ đề 16

Kí hiện đại Việt
Nam

46-47

48-49 Người lái đò sông Đà

49-50

50-51 Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Đọc thêm
-Đò Lèn
- Tự do.

17

45

52

(Trích)
Đọc thêm: - Những ngày đầu tiên
của nước Việt Nam mới
Trả bài số 3

18

51


53

Ôn tập văn học

53-54

54-55 Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I


2/ Minh hoạ giáo án mẫu:

15
16

3

Chủ đề 14
40-41
Thơ hiện đại Việt
35
Nam sau 1975 và
thơ nước ngoài

44-45 Đàn ghi-ta của Lorca
46

Đọc thêm
-Đò Lèn
- Tự do.


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
a.Kiến thức
Sau bài học, người học hiểu được:
- Hình tượng cao cả, đẹp đẽ của nhà thơ-chiến sĩ Lor-ca .
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
- Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối
với người bà đã khuất.
- Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng
như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương. (Đò Lèn)
- Khát vọng tự do của con người ( bài Tự do)
b. Kĩ năng
Sau bài học, người học có thể:
- Đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực
c. Thái độ:
Sau bài học, người học ý thức:
-Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng của người nghệ sĩ.
- Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình.
-Trân quí độc lập tự do của dân tộc.
2. Hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1975 và thơ nước ngoài
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ hiện đại Việt Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản,
giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1975 so với các
giai đoạn trước đó; so sánh thơ siêu thực Việt Nam với thơ siêu thực nước ngoài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
3. Phát triển phẩm chất:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của thơ hiện đại Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc
-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà thơ hiện đại đem lại
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ hiện đại Việt Nam .
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Thời gian thực hiện
-Thực hiện trong 02 tuần: 15, 16
-Số tiết thực hiện trên lớp: 03
+ 2 tiết: Đàn ghi-ta của Lorca
+ 1 tiết: Đọc thêm:-Đò Lèn- Tự do.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh


a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Sưu tầm tranh, ảnh về Thanh Thảo, đàn ghi ta, đấu bò tót, băng bài hát: Tiếng đàn ghi-ta của
Lor-ca (phổ thơ Thanh Thảo); ảnh về tác giả Nguyễn Duy, Eluya.
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
3. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết

Thông hiểu

Nêu được hoàn
cảnh lịch sử xã

hội văn hóa của
Văn học sau
1975; nước Pháp
trong chiến tranh
thế giới thứ II.
-Nêu được chủ
đề, những thành
tựu của thơ Việt
nam sau 1975
- Kể tên tác phẩm
thơ tiêu biểu ở
trong nước và
ngoài nước.

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch Phân loại được trào - Vận dụng hiểu biết về
sử xã hội văn hóa đến sự phát lưu sáng tác văn hoàn cảnh lịch sử xã hội
triển của văn học.
học
ra để lí giải nội dung
,nghệ thuật của tác
phẩm văn học.
Những đóng góp nổi bật của thơ Lấy được những
hiện đại Việt Nam sau 1975. Lý dẫn
chứng
để
giải nguyên nhân của những hạn chứng minh.
chế.


- So sánh thành tựu giai
đoạn này với giai đoạn
trước 1975
- So sánh trào lưu CN
siêu thực giữa thơ Việt
nam và thế giới.

C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1975 bằng câu hỏi đọc
hiểu sau ( Tích hợp kiến thức Ngữ văn 9)
1. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dung qua đường…”
1. Đoạn thơ được trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?
2. Bài thơ ấy sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu chủ đề của bài thơ?
Gợi ý trả lời:
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy
2. Bài thơ được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày Miền Nam
giải phóng. Bài thơ được in trong tập thơ "Ánh trăng" được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam
1984


Từ một câu chuyện riêng, tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm
thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: trong chương trình Ngữ văn 9, các em đã học một số nhà
thơ tiêu biểu trong văn học Việt Nam sau 1975 ( như bài Ánh trăng của Nguyễn Duy, bài thơ Sang

thu-Hữu Thỉnh). Như vậy, văn học Việt Nam từ sau 1975 có gì nổi bật? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ
đề Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài, trong đó có bài cùng trào lưu sáng tác
qua các bài thơ tiêu biểu như Đàn ghi-ta của Lorca ( Thanh Thảo); Đò Lèn ( Nguyễn Duy)- Tự do
(P.Eluya)
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

TUẦN 15-TIẾT 44-45
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Họat động 1: TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1975
(15 phút).
A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ * Thao tác 1 :
* HS trả lời cá nhân
BẢN CỦA THƠ HIỆN ĐẠI GV: Yêu cầu HS xem lại bài
VIỆT NAM SAU 1975
Khái quát văn học Việt Nam
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, từ 1945 đến hết thế kỷ XX để
văn hóa
trả lời các câu hỏi sau:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975,
1. 1/Hoàn cảnh lịch sử, xã hội,
đất nước thống nhất, bước vào văn hóa của đất nước sau
thời kì xây dựng CNXH;
năm 1975?
- Sau 1986 là thời kì đổi mới,
kinh tế thị trường định hướng
2. 2/Những thành công nội
XHCN
dung và nghệ thuật thơ sau

- Văn học cũng phải đổi mới phù 1975?
hợp với cuộc sống mới.
II. Những thành công nội dung 3/ Kể tên các tác giả tiêu
và nghệ thuật thơ sau 1975
biểu của thơ Việt Nam sau
1/ Nội dung:
năm 1975?
- Cảm hứng chính của thơ sau
1975 là cảm hứng thế sự, đời tư.
- Thơ sau 1975 khẳng định con
người cá tính trong đó con người
không tự thoả mãn, bằng lòng
mà luôn tìm kiếm giá trị tinh
thần, khai thác và trở lại qua khứ
lịch sử, phong tục quê hương, bà
mẹ với những cảm xúc chân
thành, bùi ngùi của người đã một
thời vì việc chung mà quên đi cái
riêng
2/Nghệ thuật:
a/ Xuất hiện những bài thơ theo
xu hướng hiện đại chủ nghĩa như
chủ nghĩa ấn tượng, tượng trưng,
chủ nghĩa siêu thực
b/ Thể thơ: bên cạnh thể truyền
Nội dung


thống, đã nở rộ Trường ca


B. CÁC TÁC PHẨM
ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (THANH THẢO)
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG (15 phút).
I- Tìm hiểu chung:
* Thao tác 1 :
* HS trả lời cá nhân
1- Tác giả:
Hướng dẫn HS tìm hiểu
Tác giả Thanh Thảo
- Thanh Thảo là một trong chung về tác giả và tác (1946):Hồ Thành Công
những gương mặt tiêu biểu cho phẩm
(Quảng Ngãi)- một trong
các nhà thơ trưởng thành trong
những nhà thơ nổi tiếng thời
k/c chống Mĩ.
? Nêu những nét chính về chống Mĩ với các tập trường
- Ngòi bút hướng nội giàu suy nhà thơ Thanh Thảo?
ca và tập thơ có những khám
tư, trăn trở về cuộc sống của
phá đổi mới trong tư duy thơ
nhân dân, đất nước và thời đại; ? Nêu những đặc điểm thơ và hình thức thể loại.
luôn tìm tòi những hình thức Thanh Thảo?
+ HS đọc kĩ và tự
biểu đạt mới.
tóm tắt mục Tiểu dẫn trong
2- Tác phẩm:
SGK, tr.162 - 163.

- In trong tập “Khối vuông ru ? Nêu xuất xứ của bài thơ và
Tập thơ Khối vuông
bích”- 1985, là một trong những những hiểu biết về Lorca?
ru bích (1985) với bài thơ
sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư
Đàn ghi-ta của Lor-ca.
+
GV
nhấn
mạnh

giải
duy thơ tượng trưng.
+ HS đọc chú thích
- Đàn ghi ta (Tây Ban Cầm) có 6 thích câu thơ đề từ - lời của (1), (2), SGK tr.162 để hiểu
dây, một nhạc cụ truyền thống chính Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a về cây đàn ghi-ta; con người
Lor-ca: Khi tôi chết hãy chôn và sự nghiệp của nhà thơ của Tây Ban Nha.
- Lor-ca (1898 - 1936): nhà thơ tôi với cây đàn. với những ý nhạc sĩ Tây Ban Nha.
thiên tài của TBN, người có khát nghĩa khác nhau.
vọng tự do và cách tân nghệ
thuật mãnh liệt, bị chính quyền
phản động thân phát xít bắt giam
và giết hại.
Nội dung

Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 45 PHÚT)
II- Đọc- hiểu văn bản:
* Thao tác 1: Hướng dẫn
1. Hình tượng Lor-ca qua cảm HS đọc văn bản
nhận của nhà thơ

+ Chú ý giọng điệu
a. Người nghệ sĩ tự do với khát phóng khoáng, khi cô đơn,
vọng cách tân nghệ thuật:
khi đau đớn, khi tha thiết,
* Với những hình ảnh tượng câu thơ mô phỏng tiếng hát,
trưng:
tiếng đàn: li-la-li-la-li-la cần
- Tiếng đàn bọt nước.
đọc nhanh, âm thanh ríu rít.
- Áo choàng đỏ gắt -> gợi không
+ GV cùng HS đọc

+ HS đọc diễn cảm 6 câu
đầu.
* HS trả lời cá nhân
-Hình ảnh so sánh ẩn
dụ mới mẻ: tiếng đàn bọt
nước thể hiên sự tinh tế
mong manh của tiếng đàn
mới mẻ, của ước vọng đổi
mới nền âm nhạc Tây Ban


gian đậm chất văn hoá Tây Ban
Nha.
+ Khát vọng dân chủ của công
dân Lor-ca >< nền chính trị độc
tài TBN.
+ Khát vọng cách tân nghệ thuật
>< nền nghệ thuật già nua TBN.

- Li-la li-la li-la.
- Vầng trăng chếnh choáng.
- Trên yên ngựa mỏi mòn.
-> Người nghệ sĩ - chiến sĩ tự do
và cô đơn trong cuộc chiến đấu
chống lại chế độ độc tài.
-> Hình ảnh Lor-ca được giới
thiệu chỉ bằng vài nét chấm phá
-> ảnh hưởng của trường phái ấn
tượng.

toàn văn bài thơ. Nhận xét
cách đọc và kết quả đọc.
* Thao tác 2: Tìm hiểu
Hình tượng Lor-ca qua
cảm nhận của nhà thơ
+ GV hỏi:
Hình ảnh Lor-ca nhà
thơ - nhạc sĩ - nghê sĩ Tây
Ban Nha hiên lên như thế
nào trong tưởng tượng của
Thanh Thảo?
Tiếng đàn ghi-ta li-lali-la và được ví như bọt
nước, hình ảnh áo choàng đỏ
gắt, vầng trăng chếnh
choáng, yên ngựa mỏi mòn...
gợi cho em những liên tưởng
gì?
+ HS suy nghĩ, liên
tưởng, trả lời.


b- Cái chết bất ngờ với Lor-ca:
- Lor-ca bị bắt và hành hình:
+ Áo choàng bê bết đỏ.
+ Lor-ca bị điệu về bãi bắn.
+ Chàng đi như người mộng du.
-> Lor-ca đến với cái chết một
cách hiên ngang và bình thản.
- Hình ảnh tượng trưng diễn tả
nỗi lòng của Lor-ca:
=> Hình ảnh Lor-ca với cái chết
bất ngờ, oan khuất, bi phẫn bởi
những thế lực tàn ác.
- Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:
+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và
nâng cấp độ âm thanh bằng
những thanh T gieo vào tiếng
cuối.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
qua hệ thống âm thanh (ghi ta)
vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh)
thành hình khối (tròn bọt nước
vỡ tan) thành hình ảnh động
(ròng ròng máu chảy).
=> Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình
yêu đối với cái đẹp của Lor-ca.

+ GV hỏi:
-Cái chết của người
anh hùng đấu tranh cho tự do

trong cảm nhận và suy tư của
nhà thơ Việt nửa thế kỉ sau
được diễn tả như thế nào?
-Những hình ảnh nào
được nhắc lại và phát triển
thêm? Dụng ý nghê thuật của
tác giả?
-Em hình dung những
hình ảnh ẩn dụ tả tiếng đàn:
tiếng đàn nâu, tiếng đàn
xanh, tiếng đàn tròn bọt
nước vỡ tan...như thế nào?

Nha của nhà nghê sĩ thiên
tài.
-Hình ảnh áo choàng đỏ gắt
mang ý nghĩa khái quát biểu
tượng một trong những đặc
điểm văn hoá đặc trưng của
đất nước này: những lễ hội,
phong tục đấu bò tót trong
những đấu trường đẫm máu
với những dũng sĩ, đấu sĩ anh
hùng khoác tấm choàng đỏ
thắm để dụ và kích thích con
bò.
-Câu thơ mô phỏng tiếng đàn
ghi-ta vang lên như điệp
khúc rộn ràng mà du dương.
Trên cái nền âm thanh đặc

biêt quyến rũ ấy là hình ảnh
người nghê sĩ một mình một
ngựa đi về những miền cô
đơn. Trong cơn say chếnh
choáng của khát vọng đổi
mới, nhà thơ đã có những
sáng tạo vượt thoát ra khỏi
nền nghê thuật già nua
đương thời.
* HS trả lời cá nhân
+ HS đọc 12 câu tiếp.
-Cái chết của nhạc sĩ thật đột
ngột, đau đớn. Chàng bị nhà
cầm quyền giết hại. Hình ảnh
chiếc áo choàng bê bết đỏ
gợi liên hệ đến những cuộc
đấu bò đẫm máu mà đôi khi
những đấu sĩ anh hùng cũng
bị thương hoặc thiệt mạng
dưới cặp sừng của con súc
sinh.
-Hình ảnh Lor-ca đi
ra bãi bắn như người mộng
du trong tiếng ghi ta nâu,
xanh, vỡ tan bọt nước, ròng
ròng máu chảy là cách thể
hiên mới mẻ, ấn tượng,
chuyển đổi màu sắc - âm
thanh trong cảm xúc và
tưởng tượng của nhà thơ, gây

ấn tượng mới và mạnh nơi
người đọc.
+ Tiếng ghi ta nâu -> trầm
tĩnh, nghĩ suy.


Cái chết đã biến Lor-ca thành
hình tượng bất tử, là lời tuyên
chiến mạnh mẽ của người nghệ
sĩ chân chính trong môi trường
bạo lực thống trị.

2- Tâm trạng của tác giả:
- Đồng cảm với nguyện vọng
của Lor-ca (Qua lời di chúc của
Lor-ca)
- Câu thơ:“không ai chôn cất
tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc
hoang”:
-> Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc
hoang - Cái đẹp không thể huỷ
diệt, sẽ sống truyền lan giản dị
mà kiên cường.
- Trân trọng Lor-ca và đã hoàn
thành tâm nguyện của ông: để
Lor-ca thực sự được giải thoát:
+ Lor-ca bơi sang ngang.
+ ném lá bùa.
+ ném trái tim vào xoáy nước,
vào cõi lặng yên

-> đều mang ý nghĩa tượng trưng
cho sự giã từ và giải thoát, chia
tay thực sự với những ràng buộc
và hệ luỵ trần gian.
=> Cái chết không thể tiêu diệt
được tâm hồn và những sáng tạo
nghệ thuật của Lor- ca. Nhà cách
tân vĩ đại của đất nước TBN đã
trở thành bất tử trong chính cuộc
giã từ này.

+ Tiếng ghi ta lá xanh ->
thiết tha, hy vọng.
+ Tiếng ghi ta tròn bọt nước
vỡ tan -> bàng hoàng, tức
tưởi.
+ Tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy -> đau đớn, nghẹn
ngào.
* Thao tác 3 :
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Hướng dẫn HS đọc - hiểu * HS đại diện nhóm trả lời,
Tâm trạng của tác giả:
nhóm còn lại góp ý bổ sung
Tổ chức cho HS thảo luận
nhóm:
* Nhóm 1
Nhóm 1: Tại sao Thanh + Nỗi xót thương cho cái
Thảo lại viết: “Không ai chết của một thiên tài
chôn cất tiếng đàn /tiếng đàn + Là nỗi xót tiếc hành trình

như cỏ mọc hoang”?
cách tân dang dở không chỉ
của Lor-ca mà còn với nền
văn chương TBN.
Nhóm 2: Theo em, Lor-ca
muốn nhắn gửi thông điệp gì
qua câu nói “khi tôi chết hãy
chôn tôi với cây đàn”?

Nhóm 3: Giải mã các h/ả
“giọt nước mắt , đường chỉ
tay, dòng sông, lá bùa, chiếc
ghi ta màu bạc…”.
Nhóm 4: Suy nghĩ về cách
giải thoát và giã từ của Lorca? Tiếng “Li la- li la- li la”
trong bài thơ có ý nghĩa gì?

* Nhóm 2
-chính nhà thơ, trong câu thơ
đề từ lại mong muốn hâu thế
sẽ vượt qua mình.
-Chôn tôi với cây đàn không
chỉ là vì không thể thiếu
được, xa được cây đàn ngay
cả khi đã chết mà còn hàm ý
nghệ thuật của Lor-ca sẽ nhất
định được phát triển và thay
thế bằng nghệ thuật mới của
lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn,
hiện đại hơn...

* Nhóm 3
giọt nước mắt: sự thương tiếc
, đường chỉ tay, dòng sông,
lá bùa, chiếc ghi ta màu
bạc…: gợi số mệnh đã an
bài.
* Nhóm 4
-Lor-ca cưỡi trên chiếc ghita màu bạc, ném lá bùa vào
xoáy nước, ném trái tim
mình vào lặng yên bất chợt,
bơi qua dòng sông mênh
mông - biên giới của 2 cõi thanh thản, vĩnh bịêt những
hệ luỵ trần gian, trong tiếng
đàn ghi-ta vẫn văng vẳng lila-li-la... gợi cho người đọc
nỗi buồn và tình yêu,


ngưỡng vọng thấm thía.
Họat động 3: Tổng kết:( 10 PHÚT)
III. Tổng kết:
* Thao tác 1 :
* HS trả lời cá nhân
1/ Nghệ thuật: Thể thơ tự do, Yêu cầu hs tự tổng kết bài
không dấu câu, không dấu hiệu học về phương diện nội dung
mở đầu, kết thúc sử dụng hình và nghệ thuật.
ảnh, biểu tượng - siêu thực có
sức chứa lớn về nội dung; tạo ra
màu sắc Tây Ban Nha rất đậm
nét trong bài thơ ; kết hợp hai
yếu tố thơ và nhạc.

2) Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách,
tâm hồn và tài năng của Lor-ca
– nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại
* Tổng kết bài học theo
của văn học Tây Ban Nha và
những câu hỏi của GV.
thế giới thế kỉ XX.
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
-Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là ở tính hiện đại của nó.Em có đồng ý với nhận xét này không?
Thử chứng minh.
-Đọc kĩ và ghi nhớ nội dung mục Ghi nhớ tr.165.
- Chuẩn bị bài: Đọc thêm Đò Lèn

TUẦN 16-TIẾT 46- Đọc thêm


Nội dung

Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Họat động 1: ĐỌC THÊM BÀI ĐÒ LÈN( 20 PHÚT)
BÀI ĐÒ LÈN
* Thao tác 1 :
I . Tìm hiểu chung:
Hướng dẫn HS đọc 1. Tác giả.
hiểu văn bản
HS dựa vào đoạn thơ,

tìm chi tiết, hình
ảnh.Qua đó, phát hiện
ra những cung bậc
tình cảm của tác giả
khi nghĩ về bà.
- Đọc tiểu dẫn và tóm
tắt ý chính.
- Những nét chính về
tác giả?
- Đặc điểm thơ Nguyễn
Duy?

* 1 HS đọc, cả lớp theo
dõi.
* HS trả lời cá nhân
- Nguyễn Duy Nhuệ
(1948-), quê :Đông Vệ
– Tp Thanh Hoá
- Từng trải qua tuổi thơ
lam lũ, sớm mồ côi và
thiếu tình mẹ nhưng bù
lại cậu bé được sống
trong tình yêu thương
của bà ngoại.
- Nguyễn Duy nhập
ngũ, tham gia kháng
chiến, gắn bó với nhân
dân, đất nước, những
khó khăn gian khổ đã
hun đúc lên trong ông

sự cương trực, mạnh
mẽ, trĩu nặng suy tư mà
thắm thiết tình nghĩa.
- Thơ Nguyễn Duy bộc
lộ rõ nét một thế giới
nội tâm có bản sắc, một
nhà thơ của vẻ đẹp đời
thường. Ông nhạy cảm
với những buồn, vui,
nhọc nhằn của người
dân, đặc biệt là người
thân bởi ông ít có điều
kiện đền đáp họ.
- Thơ ông mang hơi
hướng ca dao, thâm
trầm trong triết lí, hồn
nhiên và hóm hỉnh,
khoẻ khoắn của người
lao động.

2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác.
b. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1. 5 khổ đầu- Kỉ niện về
tuổi thơ bên bà ngoại.
- Hoàn cảnh sáng tác
- Phần 2. còn lại - nỗi đau khi bà bài thơ? Chủ đề, bố
qua đời và sự thức tỉnh của cháu. cục?
* HS trả lời cá nhân
- Viết tháng 9-1983,

II/ Đọc thêm :
khi ông có dịp trở về
1/ Kí ức tuổi thơ của tác giả.
quê, sống trong những
=> Tất cả đều gắn với từng địa
kí ức buồn vui thời thơ
danh cụ thể, kỉ niệm ngọt ngào và
ấu.
hạnh phúc biết bao.
- Đọc văn bản.
- Đò Lèn là địa danh,
- Chú ý đọc phần 1 với quê ngoại ông.
giọng vui tươi, hóm * Nhóm 1
hỉnh, tinh nghịch, hồn Kí ức tuổi thơ của tác
nhiên.
giả.
+ Phần 2 đọc với giọng -Thời thơ ấu hiện lên

Tư liệu,
phương
tiện, đồ
dùng


Đò Lèn-Tự do
Đọc thêm: “Tự do” ( P. Ê-LUY-A)
Họat động 2: ĐỌC THÊM TỰ DO ( 20 PHÚT)
I. Tiểu dẫn.
* Thao tác 1 :
1. Tác giả:

Hướng dẫn HS đọc - hiểu HS (đã đọc TD ở nhà) phát
- Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà văn bản
biểu.
thơ lớn nước Pháp.
1. Dựa vào TD, em hãy tóm - Nêu được các nét lớn về tác
- Từng tham gia trào lưu siêu lược những nét cơ bản nhất giả.
thực. Trong chiến tranh thế giới về tác giả và tác phẩm ?
- Nêu được hoàn cảnh ra đời
lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa
bài thơ.
siêu thực, cùng nhân dân Pháp 2. Nhận xét phần trả lời của
kháng chiến chống chủ nghĩa hs, nhấn mạnh nội dung
phát xít.
chính.
- Thơ ông mang đậm chất trữ
tình chính trị, hơi thở của thời 3. Lưu ý hs: nguyên tác bài
đại
thơ có 21 khổ thơ (không kể
2. Bài thơ "Tự do":
dòng cuối cùng: Tự Do),
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết không vần, không dấu chấm
vào mùa hè 1941, lúc nước Pháp câu- trừ dòng cuối cùng. Bản
đang bị phát xít Đức xâm lược.
dịch có 12 khổ thơ.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong
tập "Thơ ca và chân lý, 1942"
(1942).
II. Hướng dẫn đọc hiểu .
* Thao tác 2 :
HS trả lời được:

Em = TỰ DO (nhân hóa)
Hướng dẫn HS đọc - hiểu - Hình thức: điệp
văn bản
- Tự Do được nhân hóa thành
Tứ thơ bao trùm: Khát vọng tự 1. Hướng dẫn cách đọc: em.
do.
giọng tha thiết, bồi hồi; nhấn - Dựa vào HCRĐ rút ra tứ
giọng ở câu kết mỗi khổ thơ thơ.
1. Nội dung.
và từ TỰ DO.
HS chia bài thơ làm 2 đoạn,
a, 11 khổ đầu: Tôi viết tên em- 2. Gọi 1 hs đọc bài thơ.
dùng điệp khúc để gọi tên.
Tự Do.
1. Em hãy nêu ngắn gọn ấn
tượng chung nhất của mình
- Từ "trên" thể hiện cả không sau khi đọc bài thơ ?
Nhóm 1 trình bày (C2,3 sgk):
gian và thời gian:
(Về hình thức, về nhân vật (2-3 phút)
+ Chỉ địa điểm - không gian( tôi em, về tứ thơ ?)
- Nổi bật hình thức lặp kết
viết Tự Do ở đâu, vào đâu) * Diễn giảng thêm: Bài thơ cấu, điệp từ trên... trên theo
+ Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do trữ tình chính trị, khắc họa kiểu "xoáy tròn"; câu thứ tư
khi nào)
không khí thời đại - mang mỗi khổ như một điệp khúc.
- Tôi viết tên em lên mọi không đậm PC của tác giả.
- "Tôi viết tên em" lên mọi
gian bao la, lên mọi thời gian;
không gian, thời gian

Viết tên em lên những vật cụ thể 2. Dựa vào đặc điểm hình (Hữu hình: Viết trên trang
hữu hình và cả những cái vô thức và nội dung bài thơ, em vở, trên bàn học, trên cây
hình.
hãy chia đoạn và gọi tên các xanh, trên đất cát, trên tuyết,
trên gươm đao người lính,
→ Hình ảnh được liên tưởng đoạn thơ ?
trên mũ áo các vua quan).
ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng
3. Gọi đại diện nhóm 1 trình (Vô hình: Viết trên thời thơ
tự do cháy bỏng của nhà thơ
thuyết trình theo phân công.
ấu âm vang, viết trên những


b, Khổ cuối: Tôi gọi tên em - Tự
Do.
- Tự do- sức mạnh nhiệm màu.
- Tự do- tái sinh những cuộc đời
→ Tình yêu tự do cũng là lời kêu
gọi hy sinh vì tự do.

mảnh đời trong xanh, trên
4. Nhận xét. Gợi ý hs phát ao mặt trời ẩm mốc, viết trên
biểu bổ sung (nếu cần). Kết hồ vầng trăng lung linh...)
luận các nội dung chính.
Hs trả lời được các nét nghĩa
DG: Hình ảnh thơ giản dị lấy của đoạn thơ.
từ cuộc sống nhưng vẫn rất
sâu xa.
(Có thể lưu ý về tính siêu

thực của bài thơ: ngẫu hứng,
phi logic, phá vỡ sự ngăn
cách khách thể và chủ thể,
chú trọng hình ảnh thị
giác ...)
- Lưu ý hs: chọn 1,2 khổ thơ
tiêu biểu để phân tích (VD
HS dựa vào phần phân tích
khổ 4,5).
trên trả lời.
4. HD tìm hiểu khổ thơ cuối.
- Tự Do có ý nghĩa như thế
nào đối với tác giả và mọi
người ?
5.Yêu cầu hs tóm tắt những
đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.
* Thao tác 3 :
Hướng dẫn HS tổng kết Nhóm 2 trình bày (C4 sgk).
nghệ thuật-ý nghĩa văn bản Từ đó khái quát chủ đề bài
.
thơ.(1-2 phút)

2. Nghệ thuật:
- Trùng điệp thủ pháp liệt kê,
nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc ...
qua các khổ thơ.
- Hiệu quả: Nhạc điệu thơ gợi
mạch cảm xúc hướng về tự do (Giải thích gọn về tính đa
tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ.
chủ thể của bài thơ)

III. Kết luận.
- Chủ đề: Khát vọng tự do cũng 2. Diễn giảng thêm: tác * Tổng kết bài học theo
là lời kêu gọi hành động vì tự do động rộng lớn của bài thơ những câu hỏi của GV.
của nhà thơ (và của cả dân tộc khi nó ra đời và khát vọng tự
Pháp) khi đất nước bị phát xít do vĩnh cửu của con người,
xâm lăng.
của các dân tộc.
- Không thể sống trong nô lệ, Tự
Do trở thành mệnh lệnh của cuộc
sống, là lương tâm của thời
đại.Vì thế, bài thơ được xem là
thánh ca của thơ kháng chiến
Pháp.
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
- Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Chủ đề 15-Kí hiện đại Việt Nam

 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trình bày hiểu biết của anh/ chị về chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng?
2. So sánh sự khác nhau biểu hiện chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng qua 2 bài thơ của Thanh
Thảo và P.Eluya.


 HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1/Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn
Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như ngươời mộng du
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
1. Nêu ý chính của đoạn thơ ?
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy “đơn độc ”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn ” trong đoạn
thơ?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc :“tiếng ghi-ta ” trong đoạn thơ.
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ :
- Hình ảnh của Lorca, chàng nghệ sĩ, người chiến sĩ cách mạng có lí tưởng cao đẹp
nhưng số phận bất hạnh.
- Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít
Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại
2. Hiệu quả nghệ thuật các từ láy “đơn độc ”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn ” trong đoạn thơ :
Lor-ca hiện ra như một ca sĩ dân gian cô đơn , một kị sĩ lãng du phóng khoáng yêu tự do nhưng thầm
lặng, Anh là người tiên phong trong cuộc đấu tranh cách tân nghệ thuật và khát vọng tự do.
3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc :“tiếng ghi-ta ” trong đoạn thơ:
Thanh Thảo đã lặp lại 4 lần cụm từ tiếng ghi ta thể hiện cảm xúc mãnh liệt và cảm nhận đa
chiều của tác giả về cái chết của Lor-ca. Thủ pháp chuyển đổi cảm giác góp phần tạo nên những cảm
nhận rất mới, phù hợp với những nỗ lực và khát vọng cách tân của người nghệ sĩ Lor-ca.


2. Bài tập viết đoạn văn: Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật hình ảnh trong 2
câu thơ: giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh nơi đáy giếng.
Trả lời :
Hiệu quả nghệ thuật hình ảnh trong 2 câu thơ: giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh nơi đáy
giếng : Nước mắt biểu tượng cho tình thương, cho sự tri âm. Vầng trăng biểu tượng cho nghệ
thuật (của Lorca). Hai câu thơ khẳng định quân thù dù quẳng xác Lorca xuống giếng để phi tang
nhưng tình yêu và cái đẹp trong thơ Lorca đã kết thành thứ ánh sáng kì ảo vĩnh hằng trong tâm
hồn các thế hệ sau. Không chỉ bất tử, tiếng đàn của chàng ca sĩ hát rong còn mang vẻ đẹp của giọt
nước mắt vầng trăng. Một hình ảnh mang nhiều liên tưởng gợi nhiều thi vị. Đó chính là vẻ đẹp của
nghệ thuật được kết tinh từ những giọt mồ hôi, từ máu và nước mắt của sự lao động nghệ thuật chân


chính qua bao thời gian công sức đã nhào nặn thành viên ngọc lấp lánh mang hình hài của giọt nước
mắt vầng trăng tinh khiết. Đó cũng chính là vẻ đẹp của cuộc đời Lorca đã hóa thân thành viên ngọc
quý lung linh tỏa sáng giữa đời.
3/Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Trả lời:
Đoạn văn đảm bảo các nội dung:
-Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại
không còn.
-Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải
trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá
bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến.
- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những

tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng.
 HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
1/Đọc đoạn thơ trong bài “Tự do” SGK ngữ văn 12 và trả lời các câu hỏi:
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em
…Trên sức khỏe được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em
Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO
( Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120)
Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên .
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên .
Câu 4. Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ
bằng chữ in hoa?.
Đáp án :
Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do
Câu 2. Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em); lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên em…)
hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)…
Câu 3. Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả
Câu 4. Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích:



-Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO
- Nhấn mạnh đề tài của bài thơ, giải thích tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ, … của tác giả dành
trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông mong mỏi, mơ ước mọi lúc, mọi nơi
2/Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…

Lập dàn ý :
I/ Mở bài : Giới thiệu Thanh Thảo dẫn vào bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca”. Nêu vấn đề :
Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu là đoạn thơ sau : ( chép đoạn thơ vào)
II/ Thân bài :
1/ Khái quát về bài thơ, đoạn thơ :
- Giới thiệu vài nét về Lor-ca...
-Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung, bố cục vị trí đoạn thơ ở đề bài.
2/ Phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ :
a/ Bốn câu thơ đầu là suy ngẫm của nhà thơ Thanh Thảo về cuộc đời và sự nghiệp của
Lor-ca. Trích thơ, phân tích các ý:
- "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" là lời di chúc của Lor-ca
- "Không ai chôn cất tiếng đàn....mọc hoang" là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài, xót

tiếc cho hành trình cách tân dang dở của Lor-ca và nghệ thuật Tây Ban Nha
- "Giọt nước mắt....đáy giếng"là cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và sáng tạo nghệ
thuật của Lor-ca
b/ Những câu thơ còn lại tiếp tục là những suy tư của nhà thơ Thanh Thảo về cái chết,
cuộc giã từ của Lor-ca. Trích thơ, phân tích các ý:
- Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế
giới thì vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác với hình ảnh: “Lor-ca bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu
bạc”.
- Các hành động ném lá bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên đều mang nghĩa
tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự vời những ràng buộc và hệ luỵ trần gian...
c/ Nghệ thuật :
- Bút pháp vừa tả thực, vừa tượng trưng
- Chuỗi âm “li-la li-la li-la” kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh,
sau khi phần chính của bản nhạc đã được diễn tấu xong, hoặc khi ca khúc đã dừng lời.
III/ Kết bài : Kết luận chung về hình tượng Lor-ca, cảm nghĩ về bài thơ,



×