Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CA NGỢI SỰ BUỒN CHÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.58 KB, 4 trang )

CA NGỢI SỰ BUỒN CHÁN
rubi | October 13, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Photo
courtesy of Kurt Thomas Hunt.
Có một nỗi sợ thường thấy khác mà tôi hay nghe những người đa năng lực nhắc tới: sự buồn chán.
Sự buồn chán có nghĩa là… cảm giác buồn chán. Nhưng đâu phải là cảm giác sợ hãi. Đúng không?
Trừ phi bạn nói chuyện với người đa năng lực, sự buồn chán đối với họ như là một nỗi khiếp sợ
ngấm ngầm trong những cơn ác mộng. Đó là tín hiệu báo động trong tâm trí, là tiếng còi hét lênMÀY
ĐANG LÃNG PHÍ CUỘC ĐỜI – NGAY GIÂY PHÚT NÀY ĐÂY MÀY ĐANG CHÁN – MÀY KHÔNG
NHẬN RA CUỘC ĐỜI NGẮN NGỦI THẾ NÀO SAO? – MÀY SẼ HỐI HẬN ĐIỀU NÀY KHI CHẾT ĐI
– PHÁT HOẢNG NGAY ĐI – BỎ MẶC MỎI THỨ.
Một số người cam chịu. Một số người bỏ việc ngay từ những dấu hiệu đầu tiên. Một số người từ
chối cơ hội vì sợ rằng ta sẽ buồn chán trong tương lai.
Mà một số người, có lẽ, có những thay đổi vừa đủ, hợp lý để chiến đấu với cảm xúc mỗi khi chúng
xuất hiện. (Tôi không thực sự biết ai như vậy, nhưng tôi cho rằng phải tồn tại người như vậy.)
Người đa năng lực rất ghét buồn chán, hiếm có ai là ngoại lệ.
Tuy nhiên, hôm nay tôi muốn thay đổi nhận thức của chúng ta và ca ngợi sự buồn chán. Nhưng
trước tiên, hãy xem qua một ngoại lệ.

SỰ BUỒN CHÁN ẢO RẤT TỆ
Buồn chán có rất nhiều kiểu khác nhau. Kiểu vô dụng nhất là kiểu tôi gọi là “Sự buồn chán ảo”.
Buồn chán ảo là sự buồn chán mà ta chưa từng trải nghiệm qua. Chúng ta cảm nhận điều này khi lo
lắng rằng ngày nào đó ta có thể sẽ buồn chán: “Tôi có thể bắt đầu công việc/khóa học/dự án/bất cứ
thứ gì… nhưng lỡ như tôi chán thì sao?”


Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu một chương trình giáo dục nào đó dài khoảng vài năm. Tôi chắc chắn
là bạn sẽ rất hào hứng với những điều mới mẻ mà bản sắp được học. Nhưng có một nỗi sợ luôn
lởn vởn: lỡ như mình đi sâu vào chỉ một môn học nào đó thì sao? Nó có trở nên chán không?
Ta không cần phải sợ độ sâu. Độ sâu không hạn chế độ rộng, mà còn làm tăng thêm độ rộng.


Những đam mê của chúng ta không biến mất chỉ vì ta tập trung vào một lĩnh vực nào đó.
Kiến thức sâu hơn vẫn là kiến thức mới. Không có lý do gì mà những người đam mê sự mới lạ
không hài lòng với Cơ học Lượng tử Siêu khó cho Chuyên gia (Super Hard Quantum Mechanics for
Experts) như là với Nhập môn Vật lý (Introduction to Physics).
Trên thực tế, kiến thức sâu hơn về một lĩnh vực tạo ra nhiều khả năng hơn để liên hệ với những lĩnh
vực khác. Có thể những điều ta học được từ Lượng tử Siêu khó sẽ lóe ra một ý tưởng nào đó mà ta
có thể áp dụng cho những đam mê khác.
Tôi có hơi lạc đề, nhưng vấn đề là Buồn chán ảo không giúp gì được cho ta cả, đặc biệt là vì nó
thường xuất hiện ngay trước khi ta buồn chán. Nó chỉ đơn giản khiến cho ta đờ đẫn.

BUỒN CHÁN THẬT THÌ RẤT TUYỆT
Được rồi, vậy là Buồn chán ảo không đáng để ta sợ. Nhưng còn sự chán chường thật sự, thuần túy,
làm tan nát cõi lòng thì sao? Có chắc đó không phải điều tốt?
Cũng như tất cả những câu hỏi trong vũ trụ, câu trả lời đúng là “còn tùy vào bạn nhìn nhận thế nào.”
Hạn chế hiển nhiên của buồn chán thực sự là nó không hề vui vẻ tí nào. Nó có thể kích hoạt những
lo lắng về sự sống còn vì ta sợ rằng mình đang lãng phí khoảng thời gian có hạn này. Nó khiến một
phút dài như một giờ, dày vò sự sáng tạo, và khiến ta cảm thấy trầm cảm và không có mục đích.
Nhưng cuộc sống mà không có sự buồn chán cũng tệ không kém.
Một cuộc sống luôn có những kích thích sẽ rất mệt mỏi. Hoạt động liên tục sẽ rút kiệt năng lượng
của ta và lấp đầy những khoảng trống trong tâm trí. Không có những khoảng lặng, ta sẽ trở nên áp
lực và lo âu.
Nếu cả hai thái cực đều không lành mạnh, chúng ta phải tìm một sự cân bằng, và điều đó có nghĩa
là tạo ra những khoảng trống để buồn chán.

SỰ BUỒN CHÁN LÀ MỘT TÍN HIỆU TÍCH CỰC
Ai cũng biết rằng nếu không cho não bộ những khoảng lặng để nghỉ ngơi và tiếp thu, chúng ta có
thể trở nên quá áp lực và lo âu. Vậy nên có thể ta đi nghỉ mát. Nhưng khoảng lặng bao lâu thì đủ?


Tôi xem sự buồn chán như vật chỉ thị pin dao động từ “cam” đến “xanh lá”. Khi tôi đang sạc, tôi vẫn

chưa buồn chán. Tôi vui vẻ dành thời gian cho phép não bộ nghỉ ngơi. Nhưng một khi tôi đã bắt đầu
cảm thấy chán, tôi biết rằng năng lượng tinh thần của mình đã được nạp đầy.

SỰ BUỒN CHÁN LÀ NHIÊN LIỆU SÁNG TẠO
Ta có thể đi xa hơn nữa. Sự buồn chán không chỉ là tín hiệu “sẵn sàng”, nó còn có thể giúp ích theo
cách riêng.
Một tâm trí được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ rất sáng tạo. Não bộ của chúng ta luôn chểnh mảng. Dù ta bị
phân tâm bởi những tiểu tiết và áp lực của cuộc sống hằng ngày, độc thoại nội tâm của ta lại rất
thiếu sáng tạo: Mình sắp trễ rồi, Mình ghét giao thông, Mình cần phải mua gì đó để ăn tối…
Nhưng khi ta chán, tâm trí ta bắt đầu lần mò, tìm kiếm điều gì đó thú vị để soi sáng tâm hồn. Suy
nghĩ của ta trở nên mới lạ hơn, và mới lạ là cần thiết để sáng tạo.
Người ta nói Bill Gates có một “Tuần lễ Suy nghĩ” (Think Week) mỗi năm để chỉ ngồi và nghĩ trong
vòng một tuần. Ông cho rằng thiếu kích thích giúp ông nảy ra những ý tưởng mới.
Đương nhiên một tuần như vậy là một thứ xa xỉ mà không phải ai cũng có được, nhưng ý tưởng này
có thể được tham khảo, một chút buồn chán sẽ sản sinh ra cảm hứng sáng tạo. Nếu bạn đang lao
lực và cảm thấy thiếu cảm hứng, hãy thử làm bản thân buồn chán để xem não bộ của bạn có được
khai thông bế tắc hay không.
(Tôi yêu những nghịch lý phản trực quan như thế này! Cũng như việc mở lòng với cảm giác lo âu có
thể giảm cơn khủng hoảng, tiếp nhận sự buồn chán sẽ giúp ta sáng tạo. Là con người thật lạ.)

SỰ BUỒN CHÁN LÀ TÍN HIỆU ĐỂ THAY ĐỔI
Tôi nghĩ điều này là không cần phải nhắc đến đối với người đa năng lực, nhưng sẽ rất tắc trách nếu
tôi không đề cập đến nó.
Buồn chán thường xuyên có thể là tín hiệu rằng ta cần có những thay đổi trong cuộc sống.
Nghe như một sự thật hiển nhiên. Người đa năng lực ghét sự buồn chán đến nỗi sẽ rất ngạc nhiên
khi nhận ra không phải ai cũng nghĩ như vậy.
Con người bản chất là phi logic. Bạn đã bao giờ nghe đến “Quan niệm sai lầm về Chi phí chìm”?
Hay thành ngữ cổ “đổ tiền vào những điều không đáng” (throwing good money after bad)? Đó là một
lý do ta giữ việc làm, mối quan hệ, và những tình huống đã hết tích cực từ lâu. Ta đã đầu tư quá
nhiều thời gian đến nỗi ta cảm thấy sẽ rất lãng phí nếu ta không tiếp tục với chúng nữa.



Nhưng điều này là phi logic, chúng ta đã chi thời gian rồi. Thời gian sắp tới là thời gian duy nhất còn
lại mà ta có thể sử dụng. Và không có lý do gì để dành cả cuộc đời vào một tình huống khiến ta
không vui.
Ở khía cạnh này của sự buồn chán, tôi thấy có vẻ như những người đa năng lực cần kìm chế bản
thân lại, trong khi người không phải đa năng lực cần bước tới một bước.
Một chút buồn chán không phải là lý do để ngay lập tức từ bỏ điều ta đang làm. Học cách chịu đựng
sự buồn chán là một phần quan trọng trong việc trở nên toàn diện. Nhưng thiếu thách thức và phát
triển lâu ngày có thể là lý do để ta tìm một đích đến khác. Đánh giá cho bản thân, và hỏi lời khuyên
từ bạn bè, đồng nghiệp và những người đa năng lực khác.

TÓM LẠI
Nói ngắn gọn, tùy vào hoàn cảnh riêng của mỗi người:


Học cách chịu đựng (một chút) buồn chán HOẶC có những thay đổi trong cuộc sống.



Kiểm tra xem bạn có đủ khoảng trống tâm hồn hay không; nếu bạn chưa bao giờ buồn chán,
bạn đã được sạc đầy đủ chưa?



Nếu bạn bế tắc trong sáng tạo, hãy nhờ cậy sự buồn chán.



Đừng sợ buồn chán ảo nhiều như buồn chán thật.


Đến lượt bạn
Sự buồn chán có bao giờ là tích cực đối với bạn? Hãy chia sẻ câu chuyện của mình trong phần bình
luận.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×