Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Các công ty được ca ngợi nhất của Mỹ năm 2006 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.89 KB, 7 trang )

Các công ty được ca ngợi nhất của Mỹ năm 2006
Vào một năm khi mà thị trường quá khốc liệt với sự nhiễu loạn của các thông tin kinh tế,
những công ty có tầm nhìn chiến lược xa như General Electric (GE) đã vượt lên để đứng
đầu danh sách các công ty được ca ngợi nhất của Mỹ (most admired companies) năm 2006
do Tạp chí kinh doanh Mỹ Fortune bầu chọn.
General Electric đã vượt lên để đứng đầu danh sách các công ty được ca ngợi nhất
của Mỹ năm 2006 do Tạp chí kinh doanh Mỹ Fortune bầu chọn.
20 năm để tạo dựng danh tiếng, 5 phút để phá hủy
“Phải mất 20 năm để tạo dựng một danh tiếng nhưng chỉ 5 phút để phá hủy nó” Warren Buffett –
tác giả của câu nói trên biết một đôi điều về những hãng có danh tiếng lớn như công ty của ông,
Berkshire Hathaway, từng liên tục đứng trong danh sách các công ty được ca ngợi nhất của Mỹ.
Trong tình trạng vắng bóng của những vụ tai tiếng và các bất trắc tài chính, thái độ của những nhà
lãnh đạo về cạnh tranh đang có xu hướng thay đổi trong nhiều năm chứ không phải chỉ trong vài
phút. Và cuối cùng thì họ cũng đã thay đổi.
Ví dụ, vào thập niên 80, các vị giám khảo dường như thiên về cho các hãng lớn lâu năm như IBM,
AT&T, và General Motors. Sau đó là đến các hãng của thời kỳ cách mạng tin học như Home
Depot, Microsoft, Intel, và 3M.
Top 20 công ty được ca
ngợi nhất của Mỹ
1 General Electric
2 FedEx
3 Southwest Airlines
4 Procter & Gamble
5 Starbucks
6 Johnson & Johnson
7 Berkshire Hathaway
8 Dell
9 Toyota Motor
10 Microsoft
11 Apple Computer
12 Wal-Mart Stores


13 United Parcel Service
13 Home Depot
15 PepsiCo
15 Costco Wholesale
17 American Express
18 Goldman Sachs
19 IBM
20 3M
Nguồn: FORTUNE
Magazine
1
Xu hướng mới: các đại gia lùi vào dĩ vãng
Trong những năm gần đây, Wal-Mart và Dell – hai công ty vốn thường xuyên ở vị trí cuối cùng của
bảng xếp hạng – đã gây được ấn tượng mạnh nhất khi mà lần lượt chiếm vị trí số 1 trong bảng
xếp hạng, năm 2005 là Dell, năm 2003 và 2004 là Wal-Mart.
Tuy nhiên sang năm 2006 này, những người khổng lồ đó đã trở thành quá khứ. Bị chỉ trích và cổ
phiếu tụt giá, Wal-Mart đã rớt từ vị trí số 4 xuống vị trí số 12. Suy giảm mức tăng trưởng, bỏ lỡ
những mục tiêu về doanh thu và nửa tỷ USD phải chi để bù lại loạt sản phẩm bị lỗi đã kéo Dell
xuống vị trí số 8. Và thật ngạc nhiên là công ty này đã không còn ở trong số một nửa các công ty
hùng mạnh của ngành công nghiệp máy tính, và không còn vai trò gì trong bảng xếp hạng đó nữa.
Theo một chiều hướng khác, các hãng FedEx, Procter & Gamble, và Johnson & Johnson đã có sự
cải thiện đáng kể vị trí xếp hạng, lần lượt đứng ở các vị trí số 2, 4 và 6.
Điểm chung của ba hãng này, bên cạnh sự lớn mạnh và lợi nhuận khổng lồ đó là sự sẵn sàng lên
một bản chiến lược và theo đuổi nó đến cùng, bất chấp những lời lẽ của các đối thủ cạnh tranh,
các nhà phân tích và nhà báo - những người tự cho là mình biết mọi chuyện.
Chắc chắn là Wal-Mart và Dell đã tính đến sự ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của hãng. Và chắc
chắn đó cũng là nhân tố khiến cho hãng đã đứng trong số 15 vị trí đầu.
Tuy nhiên dường như đây là năm của mà FedEx, P&G, và J&J – ít nhất là được sự công nhận của
giới kinh doanh về tư duy dài hạn và triển khai.
Ấn tượng FedEx

Fred Smith, người sáng lập và Tổng giám đốc (CEO) của FedEx và khẩu hiệu: "Nếu không
chuyển tới kịp, chúng ta không được trả tiền".
Như trường hợp của FedEx, chỉ trong quý III của năm đã khai trương 5 đường bay mới trực tiếp
giữa Thượng Hải và Nhật Bản, mở một đại bản doanh mới ở Vũ Hán - miền trung Trung Quốc, ký
thoả thuận xây dựng một trung tâm ở Giang Châu, mở 5 chi nhánh ở miền nam Trung Quốc và mở
dịch vụ vận tải tốc hành giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Vào tháng 11 hãng này có 26 đường bay ở Trung Quốc, trong tháng 12, nhờ được hợp thức hoá
bởi một thoả thuận mới trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hãng đã mua được
đối tác liên doanh Trung Quốc của mình là DTW Group.
Sự bùng nở bất ngờ cuả những thương vụ mới thật ấn tượng, mở đường cho quý IV đầy thành
công với hơn 8 triệu USD doanh thu và cổ phiếu tăng giá mạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc
này có thể là bởi hãng này đã khai thác tối đa những tiềm năng của mình.
2
Theo lời Fred Smith, người sáng lập và Tổng giám đốc (CEO) của FedEx thì hãng này “đã có mặt
ở Trung Quốc hơn 22 năm nay”, lâu hơn những đối thủ lớn là UPS và DHL. Sự xâm nhập vào nền
kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới này đã khiến FedEx có được vị trí vững mạnh trong tương
lai.
“Đó là một thị trường phát triển nhanh đối với chúng ta hiện nay, tuy nhiên còn cần rất nhiều công
sức và nỗ lực ngoại giao để đạt được mục tiêu này”, ông nói.
Theo Smith: “Kiểu đầu tư này sẽ không tiến triển đúng như những gì ta mong muốn ban đầu.
Nhưng ta không thể từ bỏ và chống đối liều lĩnh. Vẫn sẽ phải tiếp tục”.
Vui buồn cùng Johnson & Johnson
Johnson & Johnson đã có một năm đáng nhớ, vui có, buồn có. Doanh thu thực của hãng đã tăng
đến 10,4 tỷ USD, tăng hơn hai lần doanh số của năm 2000 – nhưng vẫn còn thấy viễn cảnh lớn
hơn nữa.
J&J sa vào chiến trường vào loại rộng lớn và khó khăn nhất, chấp nhận cuộc đấu để tồn tại trong
ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế. Nói ngắn gọn: Johnson & Johnson đã ra giá cao để mua
Guidant - nhà sản xuất hàng đầu thế giới về máy trợ tim và các thiết bị cấy mô nhằm điều chỉnh
nhịp tim của con người.
Sau đó hãng này đã cố gắng giảm giá chào ban đầu xuống bớt 4 tỷ USD khi vấn đề một số sản

phẩm của Guidant gặp trục trặc kỹ thuật được đưa ra ánh sáng.
Sau một loạt các biện pháp tấn công và chống đỡ, kết cục J&J đã phải chào thua đối thủ là hãng
Boston Scientific vào đầu năm 2006. Điều này không phải là không hay, tuy nhiên J&J đã tính
trước việc thương thuyết với Guidant về khoản phí phá vỡ hợp đồng là 705 triệu USD.
Nhà phân tích Matthew Dodds, người theo dõi Johnson & Johnson của Citigroup đã nói: “Họ bỏ
cuộc và kiếm được 700 triệu USD cho vụ đó. Tôi không thấy một vấn đề nào ở đây cả”.
Điều đáng kể là bất chấp những ồn ào, thỏa thuận này bản thân nó không phải là một âm thanh
trong quãng đường dài mà Johnson & Johnson đang trải qua để tiếp tục đa dạng hoá trong ngành
kinh doanh thuốc.
Đó là một chiến lược và vẫn còn vài nghi ngờ mà Johnson & Johnson sẽ gặp phải. Thiết bị Cordis
của hãng này đã trở thành thiết bị hàng đầu toàn cầu về chống xơ cứng động mạch vành
(coronary stents), hãng này có kế hoạch tiếp tục mở rộng việc bán các thiết bị y tế - phần lớn là
nhờ vào việc lặng lẽ tạo nên những thành quả quan trọng như mua lại hãng sản xuất máy bơm
dung dịch insulin Animas vào cuối năm 2005.
3
Các công ty được ca ngợi nhất năm 2006
Năm 2006 tiếp tục chứng kiến màn tung hoành trên đất khách của Toyota và sự trở lại của
Procter & Gamble... song đại gia GE vẫn là số 1.
Màn tung hoành trên đất khách của Toyota
Chiếc việt dã Sequoia của Toyota rất được ưa chuộng tại Bắc Mỹ. Toyota là hãng đầu tiên
không phải của Mỹ lọt vào 10 vị trí đầu tiên của danh sách các công ty được ca ngợi nhất
tại Mỹ. (Hãng này chiếm vị trí số 2 trong danh sách toàn cầu).
Một hãng đang vươn lên mạnh mẽ nhờ vào chiến lược hàng thập kỷ, chứ không phải hàng quý là
Toyota. Người khổng lồ về xuất khẩu ôtô này, vào những năm 1950 đã có thể được miêu tả như
Yugos của nước Nhật.
Nhưng hãng tiếp tục nâng cao các sản phẩm của mình, liên tục học hỏi, liên tục tiến vào các thị
trường mới – và hiện nay đã sẵn sàng cho danh hiệu nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới.
Đáng giá nhất là, doanh thu thị trường của hãng đã cao hàng đầu (khoảng 170 tỷ USD), gấp 14 lần
doanh thu của GM.
Một khác biệt lớn giữa Toyota với đối thủ người Mỹ của mình là: Toyota đã vươn ra vô cùng rộng

ngoài thị trường trong nước. Không hãng nào của Nhật có được lượng bán ra bằng 2/3 số xe của
Toyota.
Toyota đã triển khai hoạt động của mình trong suốt một phần tư cuối của thế kỷ trước và đang tiếp
tục với sức mạnh càng ngày càng lớn. Đó là lý do tại sao mà với vị trí số 9, Toyota là hãng đầu
tiên không phải của Mỹ lọt vào 10 vị trí đầu tiên của danh sách các công ty được ca ngợi nhất tại
Mỹ. (Hãng này chiếm vị trí số 2 trong danh sách toàn cầu).
Sự trở lại của Procter & Gamble
4
Trụ sở của Procter & Gamble ở thành phố Cincinati, bang Ohio, Mỹ.
Không cần phải lên lớp Tổng giám đốc A.G. Lafley của Procter & Gamble về cách ông tiếp tục đưa
hãng này đi lên. Ông biết điều gì là cốt lõi phía sau của vấn đề.
Năm 2005, Lafley đã dùng 57 triệu USD của hãng để mua nhãn hiệu Gillette. Những người hay
gièm pha đã cười nhạo thành quả này, từ mức độ nhiều rồi ít dần, một phần bởi vì hai công ty đã
phải bắt tay vào giải quyết một loạt các căng thẳng nhằm làm hài lòng những quan chức của luật
chống độc quyền.
Mặc dầu vậy, Lafley, đang lập kế hoạch cho 25 năm đầu của thế kỷ, chứ không phải là cho quý
tới. Ông này nhìn nhận sự vươn lên này như là “thiếu trí tuệ” bởi bán Gillette nghĩa là bán mất
thành quả chiến lược dài hạn của sản phẩm này nhằm tạo dựng những nhãn hiệu trị giá hàng tỷ
USD của hãng, kế hoạch được công bố vào năm 2000 khi mà ông này đảm nhận vị trí đứng đầu.
Gillette đã mang lại 5 nhãn hiệu với trị giá 1 tỷ USD hoặc hơn, đưa P&G có tổng giá trị lên tới 22 tỷ
USD.
Gillette cũng đã giúp cho Procter & Gamble dễ dàng gia nhập những kênh phân phối mới, bao gồm
các cửa hàng thuốc và các tiện nghi khác. P&G cũng có thể khôi phục thiện trí ở Trung Quốc.
Gillette đã khá thành công tại khoảng 60 thành phố của Trung Quốc.
Đại gia GE vẫn là số 1
Tất nhiên, vị trí hàng đầu dành cho sức mạnh của suy tính dài hạn dành cho GE, đã được triển
khai hơn một thế kỷ nay. Trong danh sách hiện nay, GE giành lại vị trí đầu tiên của hãng được ca
ngợi nhiều nhất của Mỹ và cũng là của thế giới. Hãng này đã giữ vị trí này trong suốt thời gian từ
năm 1998 đến 2002.
5

×