Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỪNG ĐÀY ĐOẠ BẢN THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.55 KB, 12 trang )

ĐỪNG ĐÀY ĐOẠ BẢN THÂN.
rubi | July 13, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi, Tự Lực (Self-help) | No Comments

Học cách tử tế với bản thân khi bạn phạm sai lầm (không thể tránh khỏi) có thể tạo ra ảnh
hưởng tốt đối với hạnh phúc trong đời bạn.
Tác giả: Mark Leary



‘Bạn sẽ không bao giờ dừng đau khổ…’ Laurent Fignon để vụt mất chức vô địch Tour de France chỉ
trong 8 giây sau hơn 3000km đường đua. Ảnh của Jean-Yves Ruszniewski/Corbis/VCG via Getty
Images
Mark Leary là tiến sỹ bộ môn tâm lý và tâm thần học tại trường đại học Duke ở bắc Carolina. Ông là
tác giả tựa sách The Curse of the self (Lời nguyền của bản ngã) 2004.
.
.
Con người là động vật duy nhất tự gây ra đau khổ cho mình. Những động vật khác chắc chắn sẽ
khổ sở khi chúng trải nghiệm những sự kiện tiêu cực, nhưng chỉ có con người là nuôi dưỡng những
cảm xúc tiêu cực đó thông qua con mắt chủ quan, sự đánh giá, kì vọng, hối tiếc và nhận thức,
những nhà tâm lý học đã bỏ ra rất nhiều cố gắng để hiểu được cách mà mọi người nhìn nhận chính
mình.
Trong nhiều năm, những chuyên gia đã đặt lòng tự tôn (Self-esteem) làm nền tảng. Nghiên cứu đã
luôn chỉ ra rằng lòng tự tôn luôn có liên quan đến hạnh phúc, có nghĩa là một hình tượng bản thân
tốt đẹp là thành tố quan trọng trong công thức của một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa. Thấy được
mối liên hệ giữa lòng tự trọng và cuộc sống đáng mơ ước, nhiều bậc cha mẹ đã cố gắng hết sức để
đảm bảo con cái của họ có được cái nhìn tích cực về bản thân, những giáo viên thì luôn cố đưa ra
những nhận xét theo cách không làm tổn hại lòng tự tôn của trẻ, và nhiều người tin rằng lòng tự tôn
nên được công nhận rộng rãi như là một phương thuốc hóa giải những sự cố cá nhân cũng như
những căn bệnh xã hội. Tiêu biểu như cuộc vận động đề cao lòng tự tôn trong những năm 80 khi hội
đồng bang California đã dành ra những quỹ cho chương trình nâng cao lòng tự tôn của công dân,
với mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vấn đề như bạo hành trẻ em, tội phạm, nghiện ngập,


mang thai ngoài mong muốn và sự ỷ lại vào phúc lợi. Những nhà kinh tế thậm chí còn hy vọng rằng,
như một lợi ích kéo theo, nâng cao lòng tự tôn sẽ cải thiện kinh tế của cả bang.
Theo góc độ nào đó, sự quan tâm đến lòng tự tôn có vẻ rất tốt. Những nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng
thành công và hạnh phúc có liên quan đến lòng tự trọng cao, và rằng những người với lòng tự tôn
thấp thường phải trải qua nhiều vấn đề về cảm xúc và hành vi khác nhau. Tuy nhiên, lòng tự tôn đã
không đạt được những gì nó được kì vọng. Không chỉ mối liên hệ giữa lòng tự tôn và những thành
quả tốt ít hơn nhiều so với những đức tính khác, mà khi nhìn sâu hơn vào thực tế thì lòng tự tôn
dường như chỉ là kết quả của thành công và đạo đức chứ không phải nguyên nhân của chúng, hầu
như không có bằng chứng nào cho thấy lòng tự tôn có thể đưa con người đến với thành công, hạnh
phúc hay những kết quả đáng mơ ước khác.
Dù cuộc vận động cho lòng tự tôn thất bại, không ai có thể nghi ngờ rằng một số cách ta suy nghĩ
về bản thân sẽ đem đến nhiều lợi ích với ta hơn những kiểu suy nghĩ khác. Chúng ta đều biết rằng


mọi người tự tạo ra nỗi bất hạnh cho mình đơn giản thông qua cách họ nghĩ và phản ứng đối với
những sự kiện trong đời họ. Nhiều người thúc ép bản thân phải đạt được những mục tiêu không
thực tế, tự trừng phạt họ vì sai phạm và lỗi lầm, và thổi phồng những khó khăn của họ ra khỏi giới
hạn sự cân bằng. Theo một cách kì lạ, những người này rất tệ với bản thân, đối xử hà khắc với bản
thân hơn đối xử với người khác. Dù vậy chúng ta vẫn biết có những người sống nhẹ nhàng và tình
cảm với bản thân. Họ không phải lúc nào cũng thấy hạnh phúc với bản thân, nhưng họ chấp nhận
thực tế rằng mọi người có những khuyết điểm và những vấn đề, và họ không chỉ trích hay lên án
bản thân vì những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống thường nhật.
Hai cách phản ứng này đối với khuyết điểm, sự thất bại và những vấn đề có thể giống như phản
ánh sự khác biệt của lòng tự tôn, nhưng thực tế sự khác biệt quan trọng nhất không phải là lòng tự
tôn mà chính là lòng vị tha đối với bản thân. Nghĩa là

sự khác biệt không phải nằm quá nhiều ở việc con người tự đánh giá chính
mình (lòng tự tôn) mà là cách mà họ đối xử với chính mình (lòng Từ bi với
bản thân – self-compassion). Và dường như phẩm chất này quan trọng
cho một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Dĩ nhiên mọi người thích đánh giá chính họ một cách tốt đẹp hơn là tệ hại, nhưng lòng từ bi với bản
thân có sức mạnh ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của con người theo cách mà lòng tự tôn
không thể làm được.


Để hiểu được lòng từ bi với bản thân là gì, bạn hãy nghĩ từ bi đối với người khác là như thế nào, và
thay đối tượng là chính bạn. Cũng giống như lòng vị tha muốn làm vơi đi nỗi đau của người khác,
lòng từ bi phản ánh một khao khát được giải phóng khỏi những đau khổ của bản thân, cũng quan
trọng như tránh tạo ra những sự bất hạnh và căng thẳng không cần thiết cho bản thân. Người có
lòng từ bi với bản thân đối xử với bản thân họ theo cách đầy quan tâm, tử tế và thông cảm giống
như cách mà những người vị tha đối xử với những người bạn và người thân của họ khi mọi người
gặp hoạn nạn. Khi họ phải đối mặt với thử thách trong cuộc sống, những người từ bi với bản thân
phản ứng với sự nhiệt tình và quan tâm hơn là đánh giá và tự chỉ trích. Dù là những vấn đề phát
sinh từ khuyết điểm, sự khờ dại hay thiếu kiềm chế, hoặc chúng xảy ra ngoài sự kiểm soát của họ,
những người từ bi với bản thân hiểu rằng khó khăn là một phần của cuộc sống. Vì vậy họ đối mặt
với chúng với tâm thái bình thản, chứ không coi thường hay bị cuốn theo những cảm xúc và suy


nghĩ tiêu cực. Kristin Neff, một nhà tâm lý học phát triển của đại học Texax ở Austin, lần đầu tiên đã
đưa khái niệm lòng tự vị tha đến với giới những nhà tâm lý học và thực tập sinh trong năm 2003. Từ
đó, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng từ bi với bản thân có liên hệ mật thiết với những đặc điểm
của hạnh phúc trong tâm lý đã được nghiên cứu. Những người với lòng tự vị tha cao thể hiện sự
chín chắn hơn về mặt cảm xúc, họ ít nản lòng hơn, có cái nhìn cởi mở hơn, và hài lòng hơn đối với
cuộc sống. Họ cũng ít bị rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu.

Kristin Neff
Người có lòng từ bi với bản thân cao thường xử lý các vấn đề – như thất bại, sự khinh rẻ và lầm lỡ
– tốt hơn so với người có ít lòng từ bi đối với bản thân. Dù là vấn đề nhỏ hằng ngày, hay một sự
kiện đáng tiếc hay một vấn đề thường trực, những người tự đối xử với mình bằng lòng từ bi phản
ứng một cách thích nghi hơn so với những người không làm vậy. Chỉ cần nhận được một chút tấm

lòng của người khác có thể giúp chúng ta đối mặt với gạch đá từ cuộc sống , trở nên từ bi với bản
thân cũng có hiệu quả tương tự.
Trong một nghiên cứu, chúng ta đã hỏi một số người về chuyện tồi tệ nhất đã xảy ra với họ trong
vòng 4 ngày vừa qua. Mặc dù lòng từ bi với bản thân không liên quan đến mức độ tệ hại của sự
kiện mà mọi người đánh giá, những người có lòng từ bi với bản thân có ít suy nghĩ tiêu cực hơn về
sự kiện đã xãy ra, và trải qua ít cảm xúc tồi tệ hơn. Những người biết từ bi với bản thân nói rằng họ
luôn cố gắng tử tế với chính mình khi đối mặt với bất kì khó khăn nào, giống như cách mà họ sẽ
ứng xử với một người bạn đang gặp những khó khăn tương tự.

Lòng từ bi với bản thân đặc biệt hiệu quả cho những người lớn tuổi có sức khỏe
yếu
Từ bi với bản thân có thể đặc biệt hữu ích khi người phải đối mặt với trải nghiệm quan trọng thay
đổi cuộc sống. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây cho thấy những người mới chia tay mối quan hệ của
họ sẽ ít đau khổ hơn nếu họ có lòng tự bi.


Lão hóa mang lại những thay đổi không mong muốn, nhiều thay đổi trong số đó liên quan đến sai
sót hay thất bại, như khi người ta không thể nhớ hoặc gặp khó khăn khi thực hiện công việc hàng
ngày. Mặc dù họ sẽ giải quyết vấn đề của một người bạn với lòng từ bi, nhiều người già trở nên cố
chấp và giận dữ, chỉ trích bản thân và than thở về việc họ không thể làm những việc khi xưa có thể
làm. Những người khác, trong khi đó, dường như coi lão hóa như một sự hiển nhiên, chấp nhận sai
sót của họ, và đối xử đặc biệt với bản thân khi họ trải qua những ngày không vui.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những người có nhiều lòng Từ bi với bản thân đối phó tốt
với những thách thức của quá trình lão hóa hơn so với những người kém từ bi: họ hạnh phúc hơn,
vấn đề cảm xúc ít hơn, hài lòng hơn với cuộc sống, và cảm thấy rằng họ đã “lão hóa thành công
hơn” . Từ bi là đặc biệt hữu ích cho những người lớn tuổi có sức khỏe thể chất kém. Trong thực tế,
khi có lòng từ bi, những người có vấn đề về sức khỏe đã nói rằng mình hạnh phúc và thỏa mãn
giống như những người không có vấn đề như vậy.
Tương tự như vậy, chúng tôi phát hiện thấy lòng từ bi với bản thân liên quan tới việc giảm căng
thẳng, lo lắng và mặc cảm ở những người sống chung với HIV. Bởi vì họ ít tự phê bình và mặc cảm,

những người có nhiều từ bi với bản thân cũng có nhiều khả năng chia sẻ tình trạng nhiễm HIV của
mình cho người khác. Một thứ gì đó ở lòng từ bi với bản thân dẫn dắt một cá nhân đối mặt với bệnh
tật, thay đổi cuộc sống để thích ứng thành công hơn.

Để hiểu được cách từ bi hoạt động, hãy xem xét cách mọi người phản ứng với các sự kiện tiêu cực.
Khi chúng ta khó chịu về điều gì đó, thì những phản ứng của chúng ta xuất phát từ ba nguồn khác
nhau. Đầu tiên là vấn đề kích động, và phân tích của chúng ta về các mối đe dọa mà nó gây ra cho
hạnh phúc của chúng ta – cái mà các nhà tâm lý học gọi là sự đánh giá chính (primary appraisal).
Cho dù chúng ta đang đối phó với một sự thất bại, sự từ chối, một vấn đề sức khỏe, mất việc, một
vé phạt chạy quá tốc độ hoặc chỉ đơn giản là thất lạc chìa khóa xe, một phần của sự khổ sở của
chúng ta là một phản ứng trước những tác động tiêu cực của sự kiện.


Thứ hai, con người phân tích khả năng của họ để đối phó với những hậu quả của vấn đề. Những ai
nghĩ rằng họ không thể xử lý các vấn đề về tình cảm sẽ khó chịu hơn so với những người nghĩ rằng
họ sẽ vượt qua.
Thứ ba đi kèm trách nhiệm và cảm giác tội lỗi. Khi các vấn đề phát sinh, chúng ta thường nghĩ về
vai trò mà chúng ta đã đóng – mức độ mà chúng ta phải chịu trách nhiệm và những gì, nếu bất cứ
điều gì, điều này nói về chúng ta. Mọi người thường gánh chịu thêm đau khổ khi họ tin rằng các vấn
đề phát sinh thông qua sự yếu đuối, ngu dốt hoặc thiếu tự kiểm soát của họ. Tất nhiên, đánh giá
trách nhiệm của một người là đôi khi hữu ích, nhưng người ta thường đi xa hơn một đánh giá khách
quan về trách nhiệm của mình để đổ lỗi, chỉ trích và thậm chí trừng phạt bản thân. Sự tàn ác này
làm tăng thêm bất cứ điều gì gây căng thẳng cho vấn đề ban đầu đã gây ra.
Đối xử với bản thân một cách từ bi giúp cải thiện cả ba nguồn gốc của đau khổ. Người ta có thể làm
giảm một số các cảm giác lo lắng ban đầu bằng cách xoa dịu chính mình, cũng giống như người ta
có thể làm dịu khó chịu của người khác thông qua các mối quan tâm và sự tử tế.
Trong The Compassionate Mind (Tâm từ bi) (2009), Paul Gilbert, một nhà tâm lý học người Anh đã
khám phá những lợi ích trong điều trị của từ bi, cho thấy lòng từ bi gây nên các phản ứng tâm sinh
lý tương tự như nhận được sự chăm sóc của người khác. Đối xử với bản thân một cách tử tế và
chu đáo có nhiều tác dụng giống như đang được hỗ trợ bởi những người khác.


Khi người ta không làm tăng thêm đau khổ cho họ thông qua việc tự buộc tội,
họ có thể nhìn cuộc sống thanh thản hơn trong mắt và nhìn thấy nó như chính
nó là vậy.
Cũng quan trọng không kém, Từ bi với bản thân loại bỏ sự đau khổ chồng chất mà mọi người
thường chất đống trên bản thân mình thông qua những lời chỉ trích và tự trách mình. Thêm vào đó,
từ bi đem lại trí tuệ. Tôi có thể không làm cho người bạn của tôi bị mất công việc của mình cảm thấy
tốt hơn, nhưng tôi chắc chắn sẽ không làm cho anh ta cảm thấy tồi tệ hơn bằng cách nói với anh ấy
rằng nó là một thất bại. Tuy nhiên, những người ít Từ bi với bản thân nói chuyện với mình theo
những cách chính xác như vậy.
Một đặc điểm trung tâm của Từ bi với bản thân giúp xoa dịu đau khổ mà Neff gọi là nhân tính chung.
Người có lòng Từ bi với bản thân nhận ra rằng mọi người đều có vấn đề và đau khổ. Hàng triệu
người khác đã trải qua sự kiện tương tự, và nhiều người đang đối phó với các vấn đề tương tự
ngay lúc này. Mặc dù việc nhận ra những mối quan hệ của một người với trải nghiệm được nhân
loại chia sẻ không làm giảm những phản ứng của chúng ta với vấn đề ban đầu, thì nó vãn nhắc
chúng ta không để cá nhân hoá những gì đã xảy ra hoặc để kết luận rằng vấn đề của chúng ta là tồi
tệ hơn người khác. Xem các vấn đề của một người qua ống kính của nhân tính chung cũng làm
giảm cảm giác cô lập. Nó giúp ta nhớ rằng tất cả chúng ta cùng ở với nhau.


Quan trọng hơn, lòng từ bi không chỉ là suy nghĩ tích cực. Trong thực tế, lòng Từ bi với bản thân có
liên quan tới một thẩm định thực tế hơn về tình hình của một người và trách nhiệm của một người
cho nó. Khi người ta không làm tăng thêm đau khổ của họ thông qua việc tự trả đũa và than phiền,
họ có thể nhìn cuộc sống tròn hơn trong mắt và nhìn thấy nó như thật. Người Từ bi với bản thân có
một phản ứng chính xác hơn, cân bằng và không phòng thủ trước sự kiện mà họ trải nghiệm.
Hầu hết các nghiên cứu về Từ bi với bản thân đã xem xét mối quan hệ của nó với cảm xúc, nhưng
nó cũng có những ngụ ý đối với động cơ và hành vi của con người. Những cảm xúc mạnh có thể
phá hoại hành vi hiệu quả do dẫn con người tập trung vào việc làm giảm nỗi khổ của họ hơn là quản
lý vấn đề ban đầu. Nếu không được kiểm soát (vì người đó thiếu lòng từ bi với bản thân), thì những
phản ứng tiêu cực nuôi dưỡng sự chối bỏ, sự né tránh và khó khăn hoặc sự không sẵn sàng đối

mặt với vấn đề, dẫn đến những hành vi đối phó rối loạn chức năng (dysfunctional coping
behaviours). Còn người tùe bi với bản thân thì đáp ứng với sự trầm tĩnh hơn, họ ứng phó hiệu quả
hơn trước những thách thức mà họ đương đầu.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, sinh viên đại học ở tình trạng tồi tệ hơn so với mong muốn về một kỳ
thi sau đó thực hiện tốt hơn trên các kì thi tiếp theo nếu họ có Từ bi với bản thân. Có lẽ, sinh viên có
lòng Từ bi với bản thân thấp tự chèn ép bản thân và hành động thái quá, dẫn đến họ lảng tránh vấn
đề. Sinh viên giàu lòng Từ bi với bản thân khảo sát tình hình và vai trò của họ trong đó, và đã có
những bước cải thiện trong tương lai. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi với người
sống chung với HIV, những người tham gia có lòng Từ bi với bản thân thấp chỉ ra nỗi xấu hổ về việc
bị HIV dương tính ngăn họ để tìm kiếm sự chăm sóc y tế và tâm lý, trong khi những người Từ bi với
bản thân đã chăm sóc mình tốt hơn. Từ bi với bản thân gắn liền với sự điều chỉnh tâm lý tốt hơn và
hành vi thích nghi hơn.
Một số người chống lại ý tưởng rằng họ nên Từ bi với bản thân nhiều hơn. Nhiều người cho rằng
Từ bi với bản thân phản ánh suy nghĩ Pollyanna-ish, phủ nhận thực tế, hay tệ hơn, sự dễ dãi. Theo
quan điểm này, tự lòng từ bi có nghĩa là bỏ qua các vấn đề của một người, trốn tránh trách nhiệm,
có tiêu chuẩn thấp, và sẽ dễ dàng vào chính mình. Những người tin rằng khó khăn với chính mình
thúc đẩy công việc, hành vi phù hợp và thành công, lo lắng rằng Từ bi với bản thân sẽ làm giảm
năng suất của họ.
Những lo ngại này phản ánh sự thiếu hiểu biết về Từ bi với bản thân. Nó không phải là sự thờ ơ với
những gì xảy ra hoặc làm thế nào một người cư xử. Cũng không phải là một cái nhìn mù quáng tích
cực hay một cái cớ để được lười biếng, trốn tránh trách nhiệm. Thay vào đó, lòng Từ bi với bản
thân được dựa trên mong muốn điều tốt nhất cho bản thân. Giống như lòng từ bi đối với người khác
phát sinh từ mối quan tâm cho hạnh phúc của họ và mong muốn giảm bớt đau khổ của họ, lòng Từ
bi với bản thân bao gồm việc mong muốn điều tốt nhất cho bản thân và phản ứng theo những cách
thúc đẩy phúc hạnh phúc của một người. Người Từ bi với bản thân muốn giảm bớt các vấn đề hiện


tại của họ, nhưng họ cũng muốn ứng xử theo cách đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, vì
vậy nếu lười nhác và thiếu động lực thì không thể thực hiện điều này. Người Từ bi với bản thân
nhận ra chính mình khi họ lỡ cư xử tồi tệ, những quyết định thiếu sáng suôt hay thất bại, và đôi khi

không hài lòng với chính mình hoặc với sự kiện xảy ra. Nhưng, nghịch lý thay, chấp nhận và từ bi
với mình vào những thời điểm như vậy có thể giúp duy trì động lực và cải thiện năng suất.
Trong một nghiên cứu, yêu cầu mọi người suy nghĩ về một hành vi tiêu cực một cách từ bi, dẫn
người tham gia có trách nhiệm cá nhân hơn cho hành vi đó. Xem các vấn đề của một người với một
góc độ nhẹ nhàng, thoải mái giúp cho mọi người đối đầu trực tiếp với những khó khăn của họ mà
không cố giảm thiểu chúng. Họ biết rằng một khoảng nhất định của sự tự đánh giá là cần thiết để
duy trì hành vi mong muốn, nhưng họ không đi quá mức cần thiết. Những người tìm kiếm những gì
tốt nhất cho chính họ nhận ra rằng họ không cần phải trừng phạt chính mình để biết rằng hành vi tốt
và công việc khó khăn là rất quan trọng.


Từ bi với bản thân là một kỹ năng có thể học được: mọi người có thể học hỏi để trở nên tự bi. Các
nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả các bài tập ngắn hướng dẫn mọi người suy nghĩ về một
vấn đề một cách tự từ bi có thể có tác động tích cực. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng khi các
nhà tâm lý giúp thân chủ của họ làm chủ các kỹ thuật, mức độ đau khổ sẽ được xử lý.
Bước đầu tiên trong việc tu tập tự từ bi là để bắt đầu nhận ra những lúc bạn không đối xử tốt đẹp gì
lắm cho chính mình. Bạn đang nói với mình những điều khắc nghiệt và tàn nhẫn trong tâm trí của
bạn? Bạn có trừng phạt mình bằng cách thúc ép mình hoặc lấy đi niềm vui của mình khi mọi thứ
không như ý? Bạn sẽ đối xử với một người thân yêu theo cách này trong những tình huống tương
tự?


Một người từ bi với bản thân nhận diện được các vấn đề, khắc phục nó nếu có
thể, và lướt qua mà không tạo ra thứ gì kịch tính cả.
Nếu bạn thấy mình đối xử tệ với mình và làm tăng đau khổ của bạn, hãy tự hỏi tại sao. Có phải vì
bạn nghĩ rằng khó khăn với chính mình góp phần thúc đẩy bạn, làm cho bạn hành xử một cách
thích hợp, hoặc làm tăng cơ hội thành công? Ở một mức độ nào đó, bạn có thể đúng: suy nghĩ và
cảm xúc tiêu cực giúp chúng ta quản lý hành vi của mình. Câu hỏi đặt ra là bạn nên cảm thấy xấu
đến mức nào để thúc đẩy chính mình. Những người ít từ bi với bản thân thường làm cho mình cảm
thấy tồi tệ hơn cần thiết để tiếp tục công việc. Một chút tự phê bình có thể giúp bạn đi một chặng

đường dài.
Khi những điều xấu xảy ra hoặc bạn cư xử theo một cách tệ hơn mong muốn, nhắc nhở bản thân
rằng tất cả mọi người đều có lúc thất bại, bị đối xử tệ bạc, bị từ chối, trải qua mất mát, bị làm nhục,
và trải qua vô số sự kiện tiêu cực. Điều đó không có nghĩa là những sự kiện này là tốt, mà nó có
nghĩa là chẳng có điều gì là bất thường hoặc mang tính cá nhân trong những chuyện đã xảy ra. Một
người từ bi với bản thân nhận diện được các vấn đề, sửa chữa nó nếu có thể, và đi tiếp mà không
tạo ra những trò bi kịch quá lố.
Cuối cùng, học hỏi để trau dồi lòng tử tế với bản thân. Đối xử tử tế với bản thân, cả trong tâm trí của
bạn và cách bạn cư xử với chính mình. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy rằng họ thường tốt với
những người khác hơn bản thân mình.
May mắn thay, mọi người có thể phản ứng một cách từ bi với bản thân bất kể họ cảm thấy bản thân
mình thế nào vào thời điểm đó. Không giống như lòng tự trọng, dựa vào điểm mạnh cá nhân, lòng
từ bi của một người không phụ thuộc vào cách nhìn mình tích cực hoặc thích chính mình. Trong
thực tế, lòng từ bi thường có lợi nhất khi những sự kiện xảy ra làm một người lộ rõ khuyết điểm, sự
đòi hỏi, kiểm soát hoặc giá trị.

Đối xử với mình một cách tốt đẹp thì dễ dàng hơn nhiều so với cố đánh giá bản
thân một cách tích cực.
Từ bi với bản thân là khó có một thuốc chữa bách bệnh cho các vấn đề của cuộc sống, nhưng nó có
thể là một liều thuốc giải độc cho sự nhẫn tâm đôi khi chúng ta gây ra cho chính mình. Hầu hết
chúng ta muốn trở thành người tốt, vậy tại sao không thể là tốt đẹp cho chính chúng ta như chúng
ta muốn những người khác?



×