Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUAN SÁT VÀ PHÁN ĐOÁN NHƯ SHERLOCK HOLMES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.36 KB, 10 trang )

LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
QUAN SÁT VÀ PHÁN ĐOÁN NHƯ
SHERLOCK HOLMES?
rubi | September 17, 2016 | Tự Lực (Self-help) | No Comments

Nếu có một kỹ năng gián điệp mà chúng ta đều thèm muốn, thì đó chính là kỹ năng phân tích tình
huống và đưa ra giả thiết để giải thích nó một cách nhanh chóng như Sherlock Holmes (Giống như
vết bẩn kem đánh răng tiết lộ rằng đồng nghiệp của bạn đã ngủ nướng hoặc những cơn đau đầu
chứng tỏ anh bạn kia đã uống quá nhiều). May mắn thay, bất kỳ ai cũng có được những kỹ năng
này và điều này không khó. Và sau đây là cách để thực hiện chúng:
Quan sát mọi người và tình huống là một công cụ cực kỳ giá trị. Nó đem đến cho bạn khả năng
nhận biết các ẩn ý trong cuộc trò chuyện, phỏng vấn, thuyết trình, và ở bất cứ nơi đâu bạn cũng có
thể phản ứng với tình huống khéo léo hơn. Đây được xem là công cụ mang thương hiệu của
Sherlock Holmes cũng như của các thám tử bạn xem trên những chương trình TV ngày nay như
Psych, Monk hoặc The Mentalist. Để tìm cách làm sao huấn luyện não bộ của bạn có được trực
giác cỡ Sherlock Holmes, tôi đã nói chuyện với nhà báo và nhà tâm lý học Maria Konnikova, tác giả
của cuốn sách: Mastermind: How to Think Like Sherlock Holmes. Hai giá trị cốt lõi trong kỹ năng của
Holmes đơn giản là: Quan sát và suy luận.

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUAN SÁT


Đa số chúng ta không để ý đến thế giới xung quanh. Điểm tạo nên một thám tử giỏi chính là khả
năng nhận biết những chi tiết vụn vặt. Konnikova gợi ý rằng tất cả chỉ là việc xây dựng thói quen để
ý đến mọi thứ xung quanh:
“Đây không phải là năng lực của siêu nhân. Cần phải chú ý rằng Holmes đã dành cả đời để rèn
luyện thói quen tập trung chú ý. Đây không phải là khả năng bẩm sinh của ông ấy. Những gì chúng
ta chọn để lưu tâm hoặc không lưu tâm là một cách định hình năng lực này trong tâm trí chúng ta.
Mọi thứ chúng ta làm đều kết nối với bộ não nhưng sự tập trung cao độ” có thể giúp sự kết nối này
trở nên vô cùng dễ dàng.”
Thói quen xấu nhất của là chúng ta đơn giản là không chú ý. Chúng ta luôn cố gắng hoàn thành mọi


thứ thật nhanh chóng, và bởi vậy, chúng là mất đi sự tập trung như trẻ con về vào những chi tiết nhỏ
nhặt và tự hỏi “tạo sao nó lại ở đó?”. Vậy nên, giống như bất kỳ thói quen nào, tăng cường năng lực
quan sát đồng nghĩa với xác định thói quen xấu của bạn trước tiên (bạn ưu tiên việc hoàn thành mọi
thứ thật nhanh và bỏ qua những chi tiết nhỏ hơn), và sau đó là rèn luyện những thói quen mới (sống
chậm lại và tập để ý nhiều hơn). Bước đầu tiên đơn giản chỉ là thỉnh thoảng hãy dừng lại để để ý
xung quanh. Sau đây là một vài thứ bạn có thể làm để rèn luyện bộ não trong suốt chặng đường.


TẠO RA CHO BẢN THÂN NHỮNG THỬ THÁCH HÀNG
NGÀY HOẶC HÀNG THÁNG ĐỂ BUỘC MÌNH PHẢI
SỐNG CHẬM LẠI.

Một trong những mẹo kinh điển để hình thành một thói quen mới là tự mình thực hiện đều đặn mỗi
ngày một ít. Vì chúng ta đang xem quan sát như một thói quen, hãy bắt đầu bằng việc quan sát một
điều mới mẻ mỗi ngày.


Bạn có thể làm bất kỳ điều gì bạn thích, miễn là nó buộc bạn phải sống chậm lại và quan sát thế giới
qua 1 lăng kính khác. Đối với cá nhân tôi, tôi cố gắng chụp một bức ảnh thú vị mỗi ngày (giống như
dự án 365). Điều này đồng nghĩa với dừng lại và thực sự chú ý đến vô số những điều kỳ thú mà tôi
thường không nhận ra khi di chuyển xung quanh thành phố. Những ý tưởng khác có thể là ăn thử
món mới mỗi tuần và viết cảm nhận về chúng, để ý đến màu áo thun của đồng nghiệp mỗi ngày
hoặc thậm chí chỉ là ngắm nhìn kỹ một tác phẩm nghệ thuật mới mỗi ngày.
Ý tưởng ở đây là dần dần dạy cho bản thân bạn cách chú ý đến những chi tiết nhỏ xung quanh môi
trường và cuộc sống thường ngày. Nếu bạn làm được như vậy, bạn sẽ dễ nhận ra điểm bất thường
hơn.

SỬ DỤNG NHỮNG GHI CHÚ ĐỂ TẬP TRUNG SỰ CHÚ
Ý CỦA BẠN.


Nếu bạn đang thực sự cố gắng chú ý nhưng thử thách đặt ra không đem lại hiệu quả thì các nhà
khoa học đã hướng dẫn một mẹo khác: Bắt đầu sử dụng các tờ ghi chú trong ngày. Time giải thích:
“Trước tiên, các nhà khoa học rèn luyện sự chú ý của mình, học cách tập trung vào những đặc điểm
liên quan với nhau mà không xét đến những đặc điểm ít nổi bật hơn. Một trong những cách tốt nhất


để thực hiện là 1 phương thức cũ kỹ: Sử dụng các tờ ghi chú để viết ra những miêu tả và vẽ lên
những hình minh họa về những thứ bạn thấy”
Khi bản thân bạn làm chủ được thói quen viết ghi chú, bạn sẽ bắt đầu có khả năng để ý đến những
chi tiết nhỏ nhất. Bạn có thể làm điều này ở bất cứ đâu. Nếu bạn đang ở nơi làm việc, hãy dành 10
phút để quan sát hành vi của một ai đó. Để ý xem bao lâu họ uống nước 1 lần, bao lâu thì họ lại rời
mắt khỏi màn hình máy tính hay là họ kiểm tra email liên tục? Càng hay dùng giấy ghi chú cho
những việc này, bạn lại càng có thể ghi nhận nhanh hơn.

TẬP THIỀN MỖI NGÀY.

Thiền định đôi khi được xem như một trải nghiệm mang tính tôn giáo hoặc bị coi là ngớ ngẩn.
Nhưng nó thực sự là một kỹ năng tốt để hỗ trợ bất kỳ ai trong việc tăng cường sự tập trung. Thiền
định cũng không quá khắc khổ như bạn vẫn tưởng. Như Konnikova viết, bạn chỉ cần một vài phút
mỗi ngày là đủ.
“Đây là cả một mảng lớn của huấn luyện sự tập trung cao độ mà dạy cho bạn cách chú ý hơn đến
bản thân và những gì diễn ra trong tâm trí. Nó không phải là đến một lớp thiền mà chỉ cần một vài
phút ngay tại bàn làm việc của bạn. Tôi nghĩ điều quan trọng cần phải nhớ là thiền định không có
nghĩa là bạn phải buông bỏ mọi thứ và trở thành nhà sư, nó chỉ đơn giản là một phương cách để tái
tập trung tâm trí của mình.


Như đã đề cập, mục đích của thiền định là dạy cho bản thân cách tập trung. Một khi bạn có thể tập
trung vào chính mình, bạn sẽ dễ dàng quan sát thế giới xung quanh tốt hơn.


TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG SUY LUẬN BẰNG TƯ DUY
PHẢN BIỆN
Một khi chú ý hơn đến thế giới, bạn sẽ bắt bắt đầu biến những quan sát đó thành các giả thiết hoặc
ý tưởng. Suy luận là việc liên hệ các yếu tố tạo nên hoàn cảnh một cách logic, sau đó áp dụng tư
duy phản biện vào những điều bạn đang thấy được. Về cơ bản, tư duy phản biện là việc phân tích
kỹ lưỡng những gì bạn quan sát và suy luận là đưa ra kết luận dựa trên các thực tế đó.
Phân tích những gì bạn thấy, đọc và đặt câu hỏi.

Có thể bạn sẽ ra ngoài tìm một cuốn hướng dẫn toàn tập về tư duy phản biện, nhưng bước đầu tiên
cần làm là lấy lại nỗi sợ hãi về thế giới của thời trẻ thơ và bắt đầu đặt hỏi càng nhiều càng tốt.
Konnikova đề xuất rằng trước tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tự hỏi bản thân.


“Việc học cách suy nghĩ đa chiều rất quan trọng. Vậy nên bất cứ khi nào học được thứ gì mới hay
bắt gặp một thông tin gì mới, đừng chỉ học vẹt, bạn phải học cách phân tích mọi thứ một cách đa
chiều. Hãy tự hỏi: “Tại sao điều này lại quan trọng”, “Điều này liên quan như thế nào đến những thứ
mình đã biết?” hay là “Tại sao mình lại muốn ghi nhớ nó?”. Một khi làm được điều này là bạn đang
tập cho não bộ cách liên kết mọi thứ và tạo ra một mạng lưới kiến thức.”
Đây là một ít công việc phụ trội, nhưng việc đẩy nhanh tốc độ đọc hiểu của bạn không hề khó, và khi
đã quen với việc này, bạn sẽ ghi nhớ những thứ đọc được tốt hơn. Đặt nhiều câu hỏi chính là việc
bạn đang suy nghĩ đa chiều, và việc này sẽ cải thiện kỹ năng suy luận nói chung. Trên đây chúng ta
đã nói về ý tưởng của Michel de Montaigne về việc viết ghi chú vào những cuốn sách, đó là việc rất
hữu ích. Một khi bạn viết ra ý kiến bản thân và các câu hỏi sau khi đọc xong, những ý tưởng đó sẽ
định hình và lưu lại trong trí nhớ của bạn lâu hơn.

HÌNH THÀNH NHỮNG SỰ LIÊN HỆ GIỮA NHỮNG GÌ
BẠN THẤY VÀ BẠN BIẾT.


Hiển nhiên là sự nhận thức được tăng cường cùng với tư duy phản biện sẽ không giúp ích gì cho

bạn trừ khi bạn có thể bắt đầu liên hệ kiến thức bạn có với những gì bạn thấy. Konnikova mô tả điều
nay như việc tối đa hóa dung lượng bộ nhớ của bạn.
“Holmes không cần thiết phải nhớ nhiều hơn người thường, nhưng anh ta có thể thấy được sự liên
hệ mà người ta thường bỏ qua. Người khác nghĩ Holmes là mẫu người có tư duy logic hoàn hảo,
anh lại cực kì giàu trí tưởng tượng bẩm sinh. Không hề suy nghĩ một cách tuyến tính, anh ta thường
mở rộng toàn bộ hệ thống mạng lưới của mọi mối liên hệ khả dĩ.
Về bản chất, Holmes có thể ghi nhớ nhiều đến như vậy vì anh ta mã hóa mọi kiến thức ngay khi
thấy công dụng của chúng. Điều này tương tự như nguyên tắc hoạt động của phương pháp cung
điện kí ức (memory palace), nhưng thay vì tận dụng không gian lưu trữ trong bộ nhớ, nó lại liên kết
bản thân kiến thức mới với những kiến thức đã có trước đó như kiểu 1 sơ đồ tư duy. Thông thường,
mặc dù sơ đồ tư duy được sử dụng như một công cụ động não (hay còn gọi là rang tôm như cách
gọi của dân marketing) nhưng chúng cũng là một phương pháp tuyệt vời để ghi chú. Trong thời đại
học, tôi thường sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chú để kết nối các ý tưởng của các lớp học với nhau,
và nó đã giúp củng cố những ký ức này trong đầu tôi tốt hơn hẳn so với việc chỉ đơn giản viết lại
những gì các giáo sư vừa nói.
Vậy, làm thế nào mà những điều này có thể liên kết với nhau? Càng tạo ra nhiều liên kết, suy nghĩ
của bạn càng đa chiều hơn và bạn có thể đi đến những kết luận tốt hơn.
Có rất nhiều thứ cần được nghiên cứu về cách thức thông tin được lưu trữ cho bộ não của Holmes.
Đó là một dạng lập luận vòng tròn – Học cách suy nghĩ một cách đa chiều về một thứ nào đó cũng
sẽ tự động giúp bạn nhớ điều gì đó tốt hơn. Việc này không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng suy luận
mà còn giúp tăng cường vốn kiến thức của bản thân.
Chỉ cần 1 chút luyện tập cùng với tư duy phản biện, bạn thậm chí sẽ có thể bắt đầu việc tạo ra
những bước nhảy vọt trong suy luận logic mà Holmes thường được biết đến.

TĂNG CƯỜNG VỐN KIẾN THỨC CỦA BẠN.


Một trong những điểm nhấn lớn từ nghiên cứu về Sherlock Holmes hoặc bất kỳ thám tử nào là hiếm
khi đáng để tập trung vốn kiến thức vào một lĩnh vực đặc thù. Trở thành tuýp người luôn không
ngừng bồi dưỡng kiến thức học vấn lẫn kỹ năng sẽ giúp cho kỹ năng phán đoán của bạn ngày càng

mạnh hơn. Konnikova tóm tắt thế này:
“Bạn nên mở rộng vốn kiến thức của mình. Holmes cho rằng bạn nên có một “Căn phòng não bộ”
(Brain attic) gọn gàng, sạch sẽ nhưng anh ấy cũng là một quyển bách khoa toàn thư biết đi. Anh ta
đọc về cực kỳ nhiều lĩnh vực. Anh ta đọc về cả nghệ thuật, âm nhạc – những thứ mà thoạt nhìn chả
có liên quan gì đến công việc thám tử. Tôi nghĩ đó là bài học quan trọng mà chúng ta cần lĩnh ngộ.
Trở nên quá chuyên sâu vào một thứ gì đó không tốt đâu. Chúng ta nên duy trì sự tò mò về mọi thứ
chúng ta muốn học.
Học hỏi mọi thứ xung quanh không phải là một việc dễ dàng, tuy nhiên nếu bạn đang muốn hiểu về
con người nhiều hơn hoặc đơn giản là muốn mở rộng vốn kiến thức thì chúng tôi có thể giúp bạn.
Đây là một số nơi để bạn bắt đầu:
Phải luyện tập rất nhiều để hình thành thói quen thật sự thì bạn mới có thể hình dung được cách
thức mà Sherlock Holmes nói riêng và cánh thám tử nói chung quan sát thế giới. Nhưng không quá
khó để bạn có thể tự mình đạt được. Một khi bạn bắt đầu luyện tập để bộ não dừng lại trước nhịp


hối hả của thói quen cũ và bắt đầu để ý đến những chi tiết bé xíu, phần còn lại quy trình sẽ tự động
vào guồng. Trước khi bạn nhận ra, bạn đã có thể phân tích mọi tình huống đó là một cuộc viếng
thăm của bạn bè hoặc vấn đề của một người xa lạ ngay lập tức.
Maria Konnikova là một nhà báo, nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách: Mastermind: How to
Think Like Sherlock Holmes



×