Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÌNH YÊU LÀ CÁI CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.03 KB, 15 trang )

TÌNH YÊU LÀ CÁI CHI? NHỮNG ĐỊNH
NGHĨA VỀ TÌNH YÊU CỦA NHỮNG CÂY
BÚT NỔI TIẾNG
rubi | July 5, 2016 | Tình Cảm, Giới Tính | No Comments

Sau đây là những cảm nhận sâu sắc đáng nhớ nhất và trường tồn theo thời gian, được chắt lọc từ
400 năm lịch sử văn chương Tây phương.
(Những cuốn sách có nhan đề tiếng Việt kèm theo tức là những cuốn đã có bản dịch tiếng Việt.)
Kurt Vonnegut được cho người kẻ cực đoan về tình yêu nhưng trong tác phẩm The Sirens of
Titanông đã đưa ra một nhận định lành mạnh về sự bất tôn kính đối với tình yêu:

“Mục tiêu của đời người, bất kể ai đang kiểm soát nó, chính là yêu thương bất
kì ai ở xung quanh muốn được yêu thương.”


Anaïs Nin, một người có hiểu biết vô ngần về tình yêu, trong cuốn A Literate Passion: Letters of
Anaïs Nin & Henry Miller, 1932-1953:

“Tình yêu là cái chi nếu không phải là việc chấp nhận người kia, cho dù người
đó là gì đi chăng nữa.”
Stendhal trong tác phẩm tuyệt diệu về tình yêu năm 1822 On Love:

“Tình yêu tựa như cơn sốt đến rồi đi hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí con
người – không có giới hạn tuổi tác nào đối với tình yêu.”


C. S. Lewis, một người cực kì thông tuệ, trong tác phẩm The Four Loves:

“Không có sự đầu tư nào an toàn hết. Yêu chính là lúc ta dễ bị tổn thương. Yêu
bất kì điều gì, và con tim bạn chắc chắn sẽ bị giày vò và dễ bị tan vỡ. Nếu bạn



muốn đảm bảo giữ cho con tim nguyên vẹn, bạn không được trao nó cho bất
kì ai, thậm chí cho một con vật. Hãy bao bọc nó cẩn thận bằng những thú vui
và những món xa xỉ nho nhỏ; hãy tránh những chuyện rối rắm; hãy cất giữ
nó an toàn trong cái tráp hoặc trong cái hốc nhỏ của lòng vị kỉ nơi con người
bạn. Nhưng trong cái tráp ấy – an toàn, tối tăm, bất động, thiếu khí – nó sẽ
thay đổi, nó sẽ không tan vỡ ra; nó sẽ trở thành thứ bất hoại, không thể thâm
nhập được, và vô phương cứu vãn. Cái thay thế cho bi kịch, hoặc ít nhất cho
mối hiểm hoạ của bi kịch, chính là tình trạng đoạ đày. Nơi duy nhất bên ngoài
Thiên đàng mà bạn có thể an toàn tuyệt đối tránh khỏi mọi hiểm nguy và
những xáo động của tình yêu chính là Địa ngục.”
Lemony Snicket trong tác phẩm Horseradish: Bitter Truths You Can’t Avoid:

“Tình yêu có thể thay đổi một người theo cách mà cha mẹ có thể làm đứa bé
đổi thay – vụng về, và thường kèm theo nhiều rắc rối.”
Susan Sontag trong cuốn As Consciousness Is Harnessed to Flesh: Journals and Notebooks,
1964-1980:

“Chẳng điều gì bí ẩn cả, chẳng có mối quan hệ con người nào hết. Ngoại trừ
tình yêu.”


Charles Bukowski là người từng có quan điểm khét tiếng cho tình yêu là “con chó từ địa ngục” (“a
dog from hell”, do ông có một tập thơ nhan đề Love is a Dog from Hell). Trong một buổi phỏng vấn
ông cho biết:


“Tình yêu cũng từa tựa như lúc bạn thấy sương mù vào buổi sáng, lúc bạn
thức dậy trước khi mặt trời ló dạng. Nó chỉ thoáng chốc thôi, rồi sau đó mất
dạng… Tình yêu như sương mù bùng lên cùng với ánh mặt trời đầu tiên của

thực tại.”
Shakespeare trong tác phẩm A Midsummer Night’s Dream (Giấc mộng đêm hè):

“Tình yêu không nhìn bằng đôi mắt, mà bằng tâm tưởng.”


Ambrose Bierce với định nghĩa mang tính chế giễu đặc trưng trong cuốn từ điển khét tiếng về
những định nghĩa mỉa mai, châm biếm The Devil’s Dictionary:
“Tình yêu, dt. Một trạng thái điên loạn tạm thời, vốn có thể chữa lành bằng cuộc hôn nhân.”


Katharine Hepburn trong cuốn sách Me: Stories of My Life:

“Tình yêu không liên quan gì đến những điều bạn mong đợi sẽ có được – chỉ
liên quan đến những điều bạn muốn trao – đó là tất cả mọi thứ.”
Triết gia và nhà toán học Bertrand Russell, một người cực kì thông thái, trong tác phẩm The
Conquest of Happiness:

“Trong số tất cả mọi dạng thức của sự cẩn trọng, thì sự cẩn trọng trong tình
yêu có lẽ là đòn chí tử ghê gớm nhất đối với hạnh phúc đích thực.”
Fyodor Dostoyevsky thậm chí còn phát biểu mạnh mẽ hơn trong tác phẩm The Brothers
Karamazov (Anh em nhà Karamazov):

“Địa ngục là gì? Tôi khẳng định rằng nó là việc chịu đựng tình trạng không
thể yêu thương ai đó.”


Nhà sinh học tiến hoá Richard Dawkins trong bức thư gửi đứa con gái mười tuổi của ông đã giải
thích tầm quan trọng của chứng cứ trong khoa học và trong đời sống:



“Đôi khi người ta bảo rằng con phải tin vào những xúc cảm sâu thẳm trong
lòng mình, nếu không con sẽ không bao giờ tự tin vào những điều như ‘Vợ tôi
yêu tôi’. Nhưng đây là một lập luận kém. Có nhiều chứng cứ cho thấy ai đó
yêu con. Khi con bên cạnh người yêu mình suốt cả ngày, con sẽ thấy và nghe
rất nhiều chứng cứ nho nhỏ, và những chứng cứ đó cứ tăng dần lên. Nó không
đơn thuần là xúc cảm trong lòng mình, giống như xúc cảm mà những vị linh
mục kêu gọi sự mạc khải. Có những thứ bên ngoài hậu thuẫn cho cái xúc cảm
trong lòng mình: những cái nhìn ở mắt ta, những chất giọng dịu dàng, những
việc giúp đỡ nhỏ nhoi và những điều ân cần; tất thảy điều này là chứng cứ có
thực.”
Paulo Coelho trong tác phẩm The Zahir: A Novel of Obsession:

“Tình yêu là một thế lực chưa được thuần dưỡng. Khi chúng ta cố gắng kiểm
soát nó, nó sẽ tiêu huỷ chúng ta. Khi chúng ta cố gắng cầm tù nó, nó biến
chúng ta thành nô lệ. Khi chúng ta cố gắng hiểu nó, nó để lại trong ta cảm
giác lạc lõng và rối bời.”
James Baldwin trong cuốn The Price of the Ticket: Collected Non-fiction, 1948-1985:

Tình yêu không bắt đầu và kết thúc theo cách mà dường như chúng ta nghĩ
đến. Tình yêu là một trận đánh, tình yêu là một cuộc chiến; tình yêu là một
quá trình trưởng thành.”
Murakami Haruki trong tác phẩm Kafka on the Shore (Kafka bên bờ biển):

“Bất cứ ai đang phải lòng yêu đều đang đi tìm những mảnh còn thiếu của bản
thân mình. Do đó bất kì ai đang yêu sẽ cảm thấy buồn khi họ nghĩ đến người
yêu của mình. Chuyện đó giống như việc bước trở lại vào trong một căn
phòng có nhiều kỉ niệm thân thương, một căn phòng mà đã từ lâu bạn không
còn thấy nó.”
Antoine de Saint-Exupéry trong tác phẩm Airman’s Odyssey: Night Flight (Bay đêm) / Wind Sand

& Stars / Flight to Arras:

“Tình yêu không phải là chuyện nhìn nhau chăm chăm, mà nằm ở chỗ ta
cùng nhau nhìn về một hướng.”
Honoré de Balzac trong cuốn Physiologie du marriage:

“Ta càng phán xét nhiều bao nhiêu, ta càng yêu ít bấy nhiêu.”


Louis de Bernières trong tác phẩm Corelli’s Mandolin:

“Tình yêu là một chứng điên tạm thời, nó phun trào như núi lửa và rồi ngớt
đi. Và khi nó ngớt đi, bạn phải ra quyết định. Bạn phải nghĩ đến chuyện liệu
hai gốc rễ của hai bạn có bện vào nhau đến mức bạn không hình dung ra được
hai người có thể tách rời nhau. Bởi vì đây là bản chất của tình yêu. Tình yêu
không phải là trạng thái khó thở, nó không phải trạng thái phấn khích, nó
không phải là việc đưa ra những lời hứa hẹn về lòng say đắm vĩnh cửu, nó
không phải là lòng ham muốn bạn tình của mình từng phút từng giây trong
ngày, nó không phải chuyện buổi đêm ta nằm đó hình dung người kia đang
hôn lấy từng chỗ một trên cơ thể mình. Không, đừng đỏ bừng mặt như vậy, tôi
đang nói cho bạn biết một số sự thật mà thôi. Đó chỉ là việc “phải lòng yêu”,
vốn là điều bất kì kẻ ngốc nào cũng có thể làm được. Tự bản thân tình yêu là
cái còn lại khi mà việc phải lòng yêu đó tan biến đi, và chuyện này vừa là một
nghệ thuật vừa là một việc tuỳ ngẫu may mắn.”


E. M. Forster trong tác phẩm A Room with a View:


“Bạn có thể chuyển hoá tình yêu, làm lơ nó, làm nó trở nên lộn xộn, nhưng

bạn không bao giờ có thể lôi ra nó khỏi người mình được. Bằng kinh nghiệm
tôi biết rằng các thi sĩ đã đúng: tình yêu là vĩnh cửu.”
Tiểu thuyết gia người Anh Iris Murdoch, theo trích dẫn lại trong cuốn How to Think Like a Great
Graphic Designer của nhà thiết kế vĩ đại Milton Glaser:

“Tình yêu là nhận thức rất khó khăn rằng một điều gì đó ngoài bản thân mình
ra là có thật.”


Agatha Christie trong trong cuốn tự truyện của mình, có phần lặp lại ý của Anaïs Nin bên trên:

“Đó là một ý nghĩ lạ lùng, nhưng chỉ khi bạn thấy người ta trông thật buồn
cười thì bạn mới nhận ra là mình yêu họ đến dường nào.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×