Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
Báo chí xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội loài người. Trong đó,
ngôn ngữ chính là công cụ truyền thông điệp chính và cơ bản nhất. Như vậy, có
thể thấy, ngôn ngữ báo chí cũng là một bộ phận trong dòng chảy phát triển của
ngôn ngữ nói chung.
Trong lĩnh vực báo chí, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong mỗi tác phẩm
báo chí, nó không chỉ là phương thức truyền tải thông tin hiệu quả nhất mà còn
là yếu tố quan trọng quyết định tính hay – dở của một bài báo. Trong các loại
hình báo chí, báo in là thể loại sử dụng chữ viết, ngôn ngữ để truyền tải thông
tin, để tác động trực tiếp đến độc giả. Khác với truyền hình, phát thanh hay báo
mạng điện tử là dựa vào một số phương tiện khác để truyền tải thông tin như:
âm thanh, hình ảnh, video, … thì đối với báo in, tất cả những phương tiện đó lại
trở nên vô dụng.


Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt và sức sống cho báo in khi mà đa số các độc
giả hiện nay chỉ quan tâm đến những tin tức sống động được đăng tải trên
truyền hình, phát thanh và báo mạng điện tử? Điều đó chính là ngôn ngữ. Đối
với báo in, ngôn ngữ chính là mạng sống của một tác phẩm báo chí. Sự thành
hay bại của một tác phẩm báo chí phụ thuộc hoàn toàn vào cách mà tác giả sử
dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong thể loại phóng sự, điều tra và bình luận của báo
in điều này càng thể hiện rõ ràng hơn.
Thông qua ngôn ngữ, nhà báo có thể dựng nên video, vẽ nên hình ảnh, truyền
âm thanh đến tai độc giả trong những tác phẩm báo chí của mình mà không hề
thua kém gì các loại hình báo chí khác. Để làm được điều đó, tác giả khổng chỉ
cần một lượng tri thức sâu rộng mà còn phải có một vốn từ vựng phong phú, sử
dụng từ ngữ linh hoạt, sáng tạo, biết sử dụng từ ngữ như làm vũ khí để có thể

làm chuyển biến tư duy và hành động của độc giả. Như vậy có thể thấy, sử dụng


ngôn ngữ là cả một nghệ thuật trong sáng tạo tác phẩm báo chí dối với mỗi nhà
báo.
Trên cơ sở đó, thông qua cuộc khảo sát 10 tác phẩm báo chí của chủ tịch Hồ Chí
Minh để làm sáng tỏ nét đặc sắc trong ngôn ngữ báo chí của Bác trong từng bài
báo nói riêng và ngôn ngữ báo chí nói chung, từ đó có thể rút ra được những tri
thức, bài học kinh nghiệm trong viêc sử dụng ngôn ngữ qua từng tác phẩm của
Bác – một nhà báo tài ba của dân tộc.
1.


2.

Mục đích của cuộc khảo sát:
- Thông qua khảo sát các tác phẩm, từ đó, phân tích, nhận xét, đánh giá
nhằm rút ra đặc trưng ngôn ngữ báo chí của Bác.
- Đưa ra đánh giá:
Đặc trưng ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ mà tác giả sử dụng.
Các lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ qua mỗi tác phẩm.
Đối tượng nghiên cứu:
Lựa chọn 10 tác phẩm báo chí tiêu biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh được
đăng trên báo Nhân Dân từ năm 1952 đến năm 1954. Gồm có:
1. Chị Lâm (Báo Nhân dân số 52, ngày 3/4/1952, tr2).

2. Cha và con (Báo Nhân dân số 52, ngày 3/4/1952, tr2).
3. Thiếu nhi Mỹ (Báo Nhân dân số 53, ngày 10/4/1952, tr2).
4. Đông Thi và Tây Thi (Báo Nhân dân sô 91, từ ngày 15 đến ngày
5.

21/1/1953, tr2).
“Chúng cháu không viết chữ Hoa” (Báo Nhân dân số 93, từ ngày

6.

21/1 đến ngày 5/2/1953, tr2).
Cột dây thép (Báo Nhân dân số 103, từ ngày 26 đến ngày


7.

30/3/1953, tr2).
Ảo mộng của Mỹ (Báo Nhân dân số 132, từ ngày 26 đến 31/8/1953,

8.

tr3).
Bom khinh khí (Báo Nhân dân số 140, từ ngày 6 đến 10/10/1953,

9.


tr2).
Đời sống của nhân dân Liên Xô (Báo Nhân dân số 163, từ ngày 1

đến ngày 5/2/1954, tr2).
10. Nhân dân Pháp anh dũng (Báo Nhân dân số 305, ngày
31/12/1954, tr2)


NỘI DUNG



Chương I
Khái quát về ngôn ngữ báo chí.
1.

Khái niệm:

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và
quôc tế, phản ánh dư luận và yêu cầu của nhân dân, đồng thời thể hiện chính
kiến của tờ báo góp phần thức đẩy xã hội phát triển.
Ngôn ngữ báo chí là hình thức tín hiệu từ ngữ và phi từ ngữ.
Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện:

2.


Ngôn ngữ sự kiên là ngôn ngữ phản ánh nguyên dạng, trung thực những thực tế
đang diễn ra.
Hay, ngôn ngữ sự kiện là tầm gương phản chiếu những gì đang diễn ra
Yêu cầu đối với nhà báo: Phản ánh trung thực, khách quan sự kiện, phản ảnh sự
kiện trong từng lát cắt, khía cạnh của nó.


Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ siêu ngôn ngữ.


Theo nhà Ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên: “Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt
phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng. Nó là phương thức diễn đạt
thường trực của nhà báo. Hay nói cách khác, ngôn ngữ trong tác phẩm báo
chí là siêu ngôn ngữ. Siêu ngôn ngữ giúp nhà báo phản ánh trung thực,
chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin.”
Yêu cầu đối với nhà báo: Ngoài việc phản ánh chính xác, khác quan, trung thực
sự kiện, vấn đề, các nhà báo còn phải có sự linh hoạt trong sử dụng từ ngữ trong
từng câu văn để cho bài báo của mình thêm hấp dẫn.


Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng.



Ngôn ngữ định lượng thực chất là sự phái sinh, sự cụ thể hóa của ngôn ngữ sự
kiện. Chính vì đòi hỏi phản ánh cụ thể, chính xác về sự kiện có thật và nguyên
dạng đã dẫn đến việc đòi hỏi phải coi trọng số lượng.
Yêu cầu đối với nhà báo: để bài báo nhận được sự tin cậy tuyệt đối của công
chúng thì việc sử dụng ngôn ngữ định lượng là cần thiết, nó giúp tăng độ chính
xác cho bài viết bằng viết sử dụng những số liệu cụ thể liên quan đến vấn đề, sự
kiện.


Chương II
Khảo sát và phân tích ngôn ngữ báo chí trong 10 tác phẩm báo chí của Chủ

tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Nhân dân (1952-1954).
1.

Giới thiệu về sự nghiệp làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là người khai sáng, người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam, sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công việc viết báo và làm báo. Trong
những năm hoạt động ở nước ngoài để tìm đường cứu nước, Người đã có nhiều
bài viết đăng trên các báo nổi tiếng thời bấy giờ của Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc..
Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động
cách mạng rất sôi động của Người. Bác Hồ là một nhà báo vĩ đại của cách mạng

Việt Nam, đồng thời là một nhà báo quốc tế nổi tiếng, nhà báo xuất sắc của
phong trào cách mạng thế giới, một ngọn bút tiên phong giàu tính chiến đấu trên
mặt trận báo chí của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.
Kể từ bài báo đầu tiên “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam", đăng trên báo
Nhân loại, ngày 18- 6- 1919, ký tên Nguyễn ái Quốc, đến bài báo cuối cùng
"Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng", đăng trên
báo Nhân Dân, ngày 1- 6- 1969, với bút danh T.L, Bác có cuộc đời làm báo tròn
50 năm. Trong khoảng thời gian đó, Người đã sáng lập, chỉ đạo nhiều tờ báo (có
thời kỳ là chủ bút kiêm chủ báo), viết hàng ngàn bài đủ các thể loại, bằng nhiều
thứ tiếng, với hàng trăm bút danh (có nhiều bài không ký tên hoặc bút danh) cho
trên 50 tờ báo, tạp chí xuất bản ở nước ngoài và trong nước. Đối với nền báo chí
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người sáng lập và tổ

chức. Dưới sự chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Người, báo chí cách mạng Việt
Nam thực sự là vũ khí sắc bén truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lên án chủ
nghĩa thực dân, đế quốc; cổ vũ, động viên toàn dân tham gia đấu tranh cách
mạng. Lịch sử báo chí cách mạng và Hội nhà báo Việt Nam gắn liền với quá


trình đấu tranh anh dũng, thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo
của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, ghi đậm dấu ấn Hồ Chí Minh với tư cách
vừa là người sáng lập, lãnh đạo, chỉ đạo báo chí, vừa là nhà báo cách mạng vĩ
đại trong sự nghiệp báo chí. Vậy mà, với đức khiêm tốn, Người chỉ nhận mình
là nhà báo có kinh nghiệm, là người có duyên với báo chí.
Đọc những bài báo của Người, dù ở thể loại nào, đề cập vấn đề gì, chúng ta đều

dễ nhận thấy một sắc thái rất riêng, không lẫn với bất cứ ai, hết sức độc đáo,
sáng tạo. Nó độc đáo, sáng tạo từ cách chọn tiêu đề, nội dung đề cập, đến cách
thức thể hiện, ngôn ngữ sử dụng... Các bài viết của Người vừa nhuần nhụy, đậm
đà tính dân tộc, vừa giàu tính hiện đại; vừa chứa chan tính quần chúng, vừa
hừng hực tinh thần chiến đấu, có giá trị lý luận và thực tiễn cao, có sức cảm
hóa, thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Đó là cách viết Hồ Chí Minh, hay
nói đúng hơn, rộng hơn, là phong cách báo chí Hồ Chí Minh.
2.

Khái quát 10 tác phẩm báo chí tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng
trên báo Nhân Dân (1952-1954).
Số báo


Đầu đề

Nội dung
Trích lại một phần bức thư của chị Lâm gửi
Chị Lâm
Bác.
Bài viết đề cập đến việc các cha cố ngoại quốc
Số 52
ở Trung Quốc ngăn cản con chiên tham gia
(3/4/1952)
Cha và con phong trào yêu nước và việc các con chiên phát

động phong trào “Tam tự” một phong trào yêu
nước của bà con Công giáo Trung Quốc.
Số 53
Đề cập tội ác của mình đối với thế hệ thiếu nhi
Thiếu nhi Mỹ
(10/4/1952)
Mỹ.
Số 91
Đông Thi và Nội dung vạch trần bản chất thực sự trong việc
(15-21/1/1953)
Tây Thi
bầu cử bộ máy Nhà nước của bọn Việt gian.

Trích lại bức thư của một em nhớ tại cùng tạm
“Chúng cháu
Số 93
bị chiếm. Nội dung bức thư cho thấy được lòng
không viết
(21/1-5/2/1953)
căm thù giặc của các em, tinh thần chiến đấu
chữ Hoa”
của các em nhỏ đối với giặc ngoại xâm.
Số 103
Cột dây thép Nội dung đề cập đến buổi họp kiểm điểm công
(26-30/3/1953)

tác thuế của một làng. Từ câu chuyện cột dây
thép để nói lên tinh thần bảo vệ của công của


Số 132
(26-31/8/1953)

Ảo mộng của
Mỹ

Số 140
(6-10/10/1953)


Bom khinh
khí

Số 163
(1-5/2/1954)
Số 305
(31/12/1954)

Đời sống của
nhân dân
Liên Xô

Nhân dân
Pháp anh
dũng

toàn thể cán bộ và dân làng ở đây.
Đề cập đến tham vọng của Mỹ tại các nước
thuộc địa.
Nội dung đề cập đến cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực vũ khí quân sự của Mỹ và Liên Xô, cụ thể,
vũ khí đó là bom khinh khí.
Nội dung đưa tin về việc Liên Xô thực hiện
phát triển kinh tế-xã hội sau khi Cách mạng

Tháng Mười thành công.
Ca ngợi nhân dân Pháp qua các cuộc đấu tranh
ở Pháp và đấu tranh cho Việt Nam trước những
hành động của Pháp tại nước ta.


3.

Phân tích 10 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng trên báo
Nhân Dân từ năm 1952 đến năm 1954.
a. Phân tích tác phẩm “Chị Lâm”


Bài báo được đăng trên báo Nhân Dân số 52, ngày 3/4/1952,tr 2.

Ảnh tác phẩm “Chị Lâm”. (Nguồn: Phạm Xuân)




Đối với title của bài báo.

Title bài báo: “Chị Lâm”
+ Title thuộc dạng tít đơn, sử ụng tên nhân vật (chị Lâm) làm title ngắn gọn, dễ
hiểu,

+ Đặt trong bối cảnh nước ta lúc bấy giờ, hơn 90% người dân không biết chữ thì
việc sử dụng các câu ngắn mà vẫn truyền tải sâu sắc ý nghĩa của bài báo là một
điều không hề đơn giản. Hơn nữa, đây cũng thể hiện ý đồ của người viết, những
câu ngắn sẽ dễ nhớ, dễ đi vào lòng người và dễ dàng truyền miệng, đây là một
nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ báo chí để tuyên truyền của Bác.
Như vậy, title dễ hiểu và phù hợp với nội dung bài viết.


Đối với nội dung bài báo.

Về bố cục bài báo được Bác chia thành 3 phần chính:
Phần 1: Mở bài: Nêu vấn đề, bối cảnh của sự kiện.

Phần 2: Thân bài: Trích lại những nội dung đắt trong bức thư của chị Lâm
Phần 3: Kết luận: Lấy lời kết của Bác làm kết bài.
Về hình thức: Bài báo cơ bản có đầy đủ các phần của một tác phẩm báo chí, đáp
ứng kết cấu cơ bản của một bài báo.
Về nội dung: Các phần có sự liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung tạo nên
một mạch văn xuyên suốt.


Ngôn ngữ sử dụng trong bài báo.

+ Ngôn ngữ title sử dụng câu rút gọn “Chị Lâm” tạo được giọng điệu thâm mật
nghe như tiếng gọi của tác giả đến với nhân vật rất thân thuộc và trìu mến. Tuy

về mặt ngữ pháp thiếu đi thành phần vị ngữ nhưng không gây cho người đọc sự


mơ hồ về ý nghĩa của title bài mà ngược lại câu văn vẫn truyền tải được đầy đủ
ý nghĩa mà tác giả muốn hướng đến người đọc.
+ Ngôn ngữ trong nội dung: Việc sử dụng các dấu (,) trong phần mở đầu rất lạ.
So với quy chuẩn của dấu câu hiện nay thì sau các từ nối như “thì”, “và” không
cần sử dụng dấu câu. Tuy nhiên, bài báo của tác giả có 2 câu sử dụng dấu (,)
như vậy.
Các câu trong bài đều rất ngắn, đơn giản, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ,
có thể đây là ý đồ của tác giả như đã nói ở phần title.
Cụ thể:

“ Hôm kỷ niệm 3-3, khi đại biểu các báo đến chào mừng Hồ Chủ tịch, thì Cụ
vừa nhận được một tập lớn những thư của nhi đồng và thanh niên. Cụ tỏ ý rất
vui, và cho chúng tôi xem những thư ấy. Thư nào cũng tỏ ý nồng nàn, quyến
luyến Hồ Chủ tịch. Tôi được phép trích đoạn sau đây trong bức thư của chị
Lâm:…”.
Thông qua bài báo, Bác muốn ca ngợi ý chí chiến đấu quật cường của chị Lâm
và niềm tin của chị đối với Bác, hơn nữa Bác muốn truyền lửa đến mọi người
hãy kiên cường, bất khuất, và tin vào Bác như chị Lâm. Chính những từ ngữ
giản dị, mộc mạc nhưng lại có sức biểu đạt vô cùng lớn, cho thấy, nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ của Bác.



b.

Tác phẩm “Cha và con”.

Tác phẩm được đăng trên báo Nhân Dân số 52, ngày 3/4/1952, tr.2.

Ảnh bài báo “Cha và con”. (Nguồn: Phạm Xuân)




Đối với title của bài báo.


+ Title của bài báo khá lạ chỉ có 3 chữ là một tít đơn, nhưng gây được ấn tương
khá sâu sắc cho người đọc, đặc biệt còn dễ nhớ. Title gây được sự tò mò rất lớn
cho người đọc về nội dung bên trong của bài viết.


Đối với nội dung của bài báo.

+ Kết cầu của bài báo có đầy đủ 3 phần, phần mở đầu: tác giả nêu vấn đề, sự
kiện mà mình muốn truyền tải, phần thân bài: Nêu những luận điểm chứng minh
cho vấn đề trên, phần kết bài: ngắn gọn mà truyền tải được toàn bộ ý nghĩa của
bài viết.


+ Kết cấu nội dung của bài báo theo kiểu tháp ngược, nội dung quan trọng được
Bác đầy lên đầu tiên, sau đó được triển khai và làm rõ ở phần thân bài, kết bài là
chốt lại toàn bộ nội dung bài viết và mở ra ý nghĩa sâu xa mà Bác muốn truyền
tải đến người đọc.


Về cách sử dụng ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ dễ hiều, ngắn gọn. Các từ ngữ được sử dụng sắc bén, đặc biệt là từ
“Lẽ dĩ nhiên” tạo nên một điệp khúc cho bài báo về sự yếu hèn, phản động của
các cha cố ngoại quốc ở Trung Quốc.

Dẫn chứng:
“…Lẽ dĩ nhiên, các cha cố ngoại quốc ra sức phá hoại phong trào ấy”… “Lẽ dĩ
nhiên, đức cha Giăng không dám quỳ xin Chúa phán.” …
+ Đoạn kết, Bác sử dụng câu: “Ngày nay, hầu hết bà con công giáo Trung Quốc
đều tham gia phong trào “Tam tự””, câu cuối vừa là lời khẳng định kết thúc
vấn đề vừa mở ra vấn đề mới, vừa là lời kêu gọi đối với nhân dân Việt Nam tích
cực tham gia phong trào, kiên quyết đối với mọi sự chống phá của địch.


+ Mỗi từ ngữ Bác sử dụng trong bài báo đều mang một mục đích rõ ràng, chính
đáng. Cách sắp xếp các từ ngữ và câu văn làm sáng lên được nội dung trong bài
báo mà Bác viết, vừa rõ ràng nhưng mang một ý nghĩa rất sâu sa, rất cao cả.


c.

Tác phẩm “Thiếu nhi Mỹ”.

Tác phẩm được đăng trên báo Nhân Dân số 53, ngày 10/4/1952, tr2.


Ảnh tác phẩm “Thiếu nhi Mỹ”. (Nguồn: Phạm Xuân).




Đối với title của bài báo.

+ Tác giả sử dụng title đơn một loại title quen thuộc trong các tác phẩm báo chí
của Bác. Ngay bài viết đã thể hiện rõ vấn đề và đôi tượng mà tác giả muốn
hướng đến, đó là “thiếu nhi Mỹ” với vấn đề liên quan đến các em chính là cách
giáo dục của Mỹ dành cho các em.
+ Title bài báo ngắn gọn, dễ nhớ tạo được sự liên tưởng cho độc giả, khi nói đến
thiếu nhi Mỹ nhiều người sẽ tò mò không biết tác giả muốn nói đến vấn đề gì.
Vì vậy, tác giả đã gây được chú ý của độ giả ngay từ phần title báo.


Đối với nội dung của bài báo.


+ Nội dung của bài báo có đầy đủ kết cấu của một tác phẩm báoc chí, ba phần
có liên kết chặt chẽ với nhau về mặt logic vấn đề, sử dụng mô hình tháp ngược
để triển khai vấn đề.
+ Mở đầu bài báo tác giả nêu vấn đề: giáo dục phản động của Mỹ đối với trẻ em
ở đất nước này, thay vì giáo dục những tri thức khoa học, toán học,… thì Mỹ
giáo dục trẻ em cách tránh bom nguyên tử, điều hướng thiếu nhi về chiến tranh,
bạo lực, trộm cắp, … những thứ Mỹ nồi nét vào đầu các em chỉ toàn máu me,
bạo lực và chết chóc. Đó là toàn bộ nội dung mà tác giả truyền tải đến độc giả.


+ Phần kết bài, tác giả có một kết bài với sức nặng vô cùng lớn, vừa tố cáo được

tội ác của Mỹ, vừa có sức tuyên truyền đến nhân dân.


Đối với đặc trưng ngôn ngữ trong bài báo.

+ Sử dụng từ ngữ gọi tên “thiếu nhi Mỹ” với “thiếu nhi Việt Nam” và sử dụng
đối với Mỹ: “phản động Mỹ”, “chúng”, “lũ đế quốc”.
Sử dụng từ ngữ như vậy đề gọi các em thiếu nhi cho thất Bác không có sự phân
biệt đối với các em, người sai là người lớn còn các em là những đưa trẻ vô tội
đang bị đầu độc bởi những tham vọng chiến tranh của người lớn. Cách sử dụng
từ ngữ cho thấy Bác kính trọng và yêu quý mọi em nhỏ không phân biệt là ta
hay địch.

Xưng hô với Mỹ như vậy cho thấy, Bác đang vạch rõ ranh giới giữa ta và địch,
khẳng định tội ác của Mỹ và cho độc giả biết đâu là phản động đâu là chính
nghĩa.
+ Cách sắp xếp câu trong bài viết có sự phân chia ý rõ ràng, rành mạnh. Mỗi
luận điểm được chia ra thành những đoạn nhất định cho người đọc dễ quan sát
và tạo sự mạch lạc cho bài viết. Đồng thời, làm tăng tính hiệu quả trong việc
nhớ và tuyên truyền thông tin.
Dẫn chứng:
Trong nội dung phần thân bài có 4 dẫn chứng được đưa ra để chứng minh cho
sự giáo dục phản động của Mỹ đối với trẻ em nước này, đó là:
Luận điểm 1: trường học là nơi để tập tránh bom nguyên tử. “Chúng bắt thiếu
nhi các trường tập tránh bom nguyên tử …” . Đoạn kết câu là lời đáp trả của

các em: “Ở nhà, không có hầm trú ẩn thì cha mẹ em tránh vào đâu”. Cách sắp
xếp câu như vậy tạo nên được logic của luận điểm khi Bác đưa ra cho người
đọc. Đồng thời vô cùng dễ nhớ và dễ thuộc lòng.


Luận điểm 2: Chính là câu chuyên về tương lại của các em. Chỉ với cuộc đối
đáp đơn giản giữa giáo viên và các em học sinh đã cho thấy được một tương lai
không có sự sống của các em.
Luận điểm 3: Nêu lên hậu quả của nền giáo dục Mỹ đến các em. Tác giả sử
dụng ngôn ngữ định lượng khi đưa ra con số “hơn 1500 thiếu nhi nghiện thuốc
phiện” khiến cho dẫn chứng trở nên thuyết phục và chân thực hơn.
Luận điểm 4: khẳng định một lần nữa tội ác của Mỹ.

+ Ngôn ngữ trong bài báo được sử dụng một cách tinh tế, mang ý nghĩa sâu sắc,
giàu hình ảnh.
Ví dụ: “Phản động Mỹ chẳng những chế tạo bom đạn để giết hại thiếu nhi Triều
Tiên và Việt Nam mà còn làm hại cả thiếu nhi Mỹ.”
Câu nay không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là khẳng định một lần nữa tội ác của
Mỹ mà còn cho thấy hàm ý sâu sa về một cuộc chiến tranh đầy đau thương trên
đất nước Nhật Bản và Việt Nam, và Mỹ đang làm điều đó với chính công dân
tương lai của đất nước mình.
d.

Tác phẩm “Đông Thi và Tây Thi”.


Tác phẩm được đăng trên báo Nhân Dân số 91, từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 1
năm 1953, tr2.


Ảnh tác phẩm “Đông Thi và Tây Thi”. (Nguồn: Phạm Xuân)


Đối với phần title và nội bài báo.

+ Title tác giả sử dụng tên nhân vật trong một câu chuyện của Trung Quốc để
đặt tít cho bài báo. Title gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về nội dung của bài
báo.

+ Nội dung của bài báo: phần mở đầu: tác giả chưa nêu vấn đề mà giải thích
nghĩa ý nghĩa của title, sau đó ở phần thân bài: nêu ra vấn đề bầu cử của bọn
Việt gian bù nhìn Bảo Đại và Nguyễn Văn Tâm. Cuối bài kết thúc bằng một bài
thờ nhằm cho thấy cái lố, hèn hạ của bọn Việt gian phản động.


Đối với cách sử dụng ngôn ngữ trong bài báo.

+ Ngay phần title bài, Bác đã sử dụng ngôn ngữ giàu hình tượng biểu đạt khi
mượn tên hai nhân vật trong chuyện cổ Trung Quốc làm title bài. Ngữ pháp của
câu tuy thiếu thành phần vị ngữ nhưng người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa
câu chuyện mà Bác muốn gửi đến trong tittle bài.



+ Cách sử dụng thành ngữ, tực ngữ, ca dao trong bài báo.
Bác sử dụng hai câu thành ngữ “xấu hay làm tốt” và nghiêng nước nghiêng
thành”. Bác sử dụng hai câu thành ngữ để làm rõ câu chuyện Đông Thi và Tây
Thi khến cho câu chuyện trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn với nhân dân ta. Bác sử
dụng hai câu thành ngữ phù hợp với ngữ cảnh, với nhân vật khiến cho hiệu quả
của nó được phát huy tối đa, làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.
+ Sử dụng ngôn ngữ có vần điệu.
Bác sử dụng các từ “dân chủ”, “bầu cử” xuất hiện với tần suất tương đối nhiều
từ “dân chủ” xuất hiện 2 lần, từ “bầu cử” xuất hiện 4 lần trong bài viết tại nên
nhịp điệu cho bài báo. Đồng thời nhấn mạnh cho nhân dân về vấn đề chính của

bài viết đó chính là việc Việt gian bắt trước ta tiến hành bầu cử. Tuy nhiên, hoạt
động bầu cử của chúng là bầu cử không dân chủ, không có nhân dân mà là do
thực dân Pháp lập ra.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ gọi tên.
Tác giả có sự phân biệt rõ giữa ta và định, sử dụng tên gọi: Việt gian đối với
bọn phản quốc và dùng chúng ta với toàn thể nhân dân và những người cộng
sản. Cho thấy, Bác vạch rõ ranh giới giữa ta và địch, đồng thời sử dụng từ
“chúng ta” thể hiện sự thân thiết, cùng chung lý tưởng, mục tiêu, đây cũng là
một cách lôi kéo quần chúng về phái cách mạng của Bác.
+ Cách sử dụng các câu cảm thán: “Đông Thi cũng bắt chước nhăn mũi, thì
trời ôi! Không có con cú nào xấu đến thế!”. Tạo nên sự hài hước nhưng trong
đó cũng chưa đụng ý tứ sâu sắc làm tiền đề cho nội dung phần thân bài.

+ Sử dụng ngôn ngữ hỏi và tự trả lời cho câu hỏi, là câu hỏi nhưng lại là câu
trả lời cho chính câu hỏi đó. Đây chính là nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn
ngữ của Bác.
Dẫn chứng:


“Ai bầu cử chúng mày lên, mà chúng mày bảo dân “bầu cử”?
Chúng mày do Pháp và bọn can thiệp Mỹ bầu cử ra để buôn dân bán nước, thì
còn nói gì đến “dân chủ” nữa?
Chúng mày là con cháu của Đông Thi. Nhưng Đông Thi chỉ làm xấu một mình
nàng, còn chúng mày thì hại dân hại nước và làm xấu đến cả chữ dân chủ và
bầu cử...”

Chỉ với ba câu hỏi nói lên toàn bộ bản chất của cái “dân chủ” và “bầu cử” mà
bọn Việt gian luôn tự nhận, đồng thời nêu bật lên được vấn đề mà bài viết đề
cập đến.
+ Cuối bài, Bác sử dụng hai câu thơ kết thúc toàn bộ vấn đề:
“Bù nhìn “bầu cử” bù nhìn
Ôi danh làm thối muôn nghìn dặm xa!”
Bác sử dụng thể thơ lục bát để tạo nên hai câu thơ chốt lại vấn đề, đây là một
cách kết thúc vô cùng độc đáo. Thông qua hai câu thơ có thể thấy toàn bộ vấn
đề được chốt lại đúng với bản chất của nó, đồng thời vần điệu và ngôn ngữ
trong hai câu thơ rất ngắn gọn, quen thuộc và dễ nhớ dễ truyền miệng.
+ Cách sử dụng các dấu câu linh hoạt đặc biệt là dấu ngoặc kép giúp nhấn
mạnh trọng tâm của vấn đề tăng sức ảnh hưởng của thông tin.

Như vậy, ngôn ngữ được sử dụng trong bài vô cùng phong phú, việc kết hợp tục
ngữ, thành ngữ và ca dao trong bài báo khiến cho tác phẩm trở nên gần gũi,
chân thật hơn. Cách tổ chức câu văn khéo léo tạo nên một kết cấu mạch lạc, rõ
ràng cho tác phẩm khiến tác phẩm dễ đi vào lòng người. Đặc biệt việc kết bài
bằng việc sử dụng hai câu thơ để chốt lại toàn bộ vấn đề cho thất việc tinh tế
trong xử lý ngôn ngữ và trong tuyên truyền của Bác.
e.

Tác phẩm “Chúng cháu không viết chữ Hoa”.


Tác phẩm được đăng trên báo Nhân Dân, số 93, từ ngày 29/1 đến ngày

5/2/1953, tr2.

Ảnh bài báo “Chúng cháu không viết chữ Hoa”. ( Nguồn: Phạm Xuân).



Đối với phần title và nội dung bài.

+ Title của bài báo tác giả trích lại lời của em nhỏ trong bức thư em viết cho
Bác. Đây là chi tiết gây ấn tượng nhất trong bức thư mà em nhỏ viết. Đặc biệt
phần title được Bác đưa vào trong ngoặc kép gây sự chú ý cho công chúng. Title
của Bác luôn ngắn gọn và tạo được sự ấn tượng sâu sắc cho công chúng.

+ Kết cấu của bài viết đầy đủ ba phần, nội dung chủ yếu là trích lại bức thư của
một em nhỏ gửi cho Bác nên việc chọn lọc chi tiết là vô cùng quan trọng. Nội
dung bức thư khá ngắn gọn chủ yếu là lời của các em nhỏ muốn gửi đến Bác,


trong thư các em viết về tình hình ở quê mình, về việc học tập, về giặc chiếm
đóng ra sao, về tình cảm của các em muốn gửi đến Bác.


Về cách sử dụng ngôn ngữ trong bài báo.

+ Giống như trong tác phẩm “Chị Lâm” ngôn ngữ của bài báo này chủ yêu là

ngôn ngữ nhân vật mà cụ thể ở đây là ngôn ngữ của các em nhỏ viết thư gửi
Bác.
Ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc và ngây thơ dễ đi vào lòng độc giả.
+ Phần kết của bài báo, tác giả có sử dụng câu cảm thán:“…Hoan hô tinh thần
kháng chiến của cháu Bác Hồ.” . Câu văn cho thấy được tinh thần khích lệ của
Bác đối với các em nhỏ. Cả đoạn kết chính là lời khen, lời cổ vũ của Bác Hồ
đến với các em nhỏ đã biết đấu tranh chống giặc Pháp, chống Việt gian theo
đúng sức của mình. Cách sử dụng từ “Hoan hô” và “thế là” làm bật lên được ý
nghĩa mà tác giả muốn nhắn gửi đến công chúng.
Như vậy, thông qua nội dung thư của các em nhỏ gửi đến Bác nhân dịp trung
thu đã nêu lên được vấn đề mà tác giả muốn truyền tải đến bạn đọc. Từ những
từ ngữ mộc mạc, trong sáng trong thư của các em tác giả vừa cung cấp được

thông tin về vùng tạm chiến, vừa cho thất được tinh thần đấu tranh của các em
nhỏ ở đây.

f.

Tác phẩm “Cột dây thép”

Tác phẩm là bài đăng trên báo Nhân Dân, số 103, từ ngày 26 đến 30/3/1953, tr2.


Ảnh tác phẩm “Cột dây thép”. (Nguồn: Phạm Xuân)



Title và nội dung bài báo.

+ Title bài là một title đơn là một chi tiết mà tác giả sử dụng trong nội dung bài
viết. Title bài ngắn gọn, dễ nhớ.
+ Nội dung bài đề cập đến vấn đề bảo vệ của công. Nội dung bài biết như ghi
chép lại cuộc họp của dân làng mà tác giả được trực tiếp tham gia. Vấn đề được
triển khai theo mô hình tháp xuôi. Vấn đề trong nội dung được triển khai theo
tuần tự không gian và thời gian vô cùng mạch lạc và hợp logic.


Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài báo.



+ Trong bài viết tác giả sử dụng ngôn ngữ gọi tên hết sức thân mật và bình dị
đối với các nhân vật. Như: “chị phụ nữ”, “anh thanh niên nông dân”, “cụ phụ
lão”…
Ngôn ngữ được sử dụng để gọi tên các nhân vật hết sức thân mật khiến cho bài
viết trở nên gần gũi, thân mật như một buổi trò chuyện chứ không giống với
không khí của một buổi họp. Đồng thời cho thấy, sự kính trọng của Bác đối với
các nhân vật được nhắc đến trong bài báo.
+ Ngôn ngữ của tác giả được sử dụng trong bài viết: “tôi mừng thầm rằng”, “tôi
đi công tác”, “tôi cũng tham gia”, … khiến cho bài viết có sự liên kết vưới nhau
về nội dung và ngữ cảnh.

+ Các đoạn trích lời nói của các nhân vật trong bài báo, sau lời nhân vật đều có
một câu giải thích hoặc bình luận của tác giả như: “Chủ tịch xã và bí thư chi bộ
đều nhận lỗi, và hứa sáng hôm sau nhất định sửa lại cột dây thép” , “mọi người
vỗ tay”, “mọi người vỗ tay tán thành”. Cách sắp xếp câu như vậy cho thấy sự
mạch lạc trong nội dung của bài báo. Thấy được vấn đề đã được giải quyết theo
hướng tích cực bằng việc chính quyền sẽ chịu trách nhiệm và những tràng vỗ ta
hưởng ứng của quần chúng.
+ Đoạn kết tác giả sử dụng ngôn ngữ của mình vứa sắc thái chân thành, gần gũi,
cách xưng hô thân mật khiến cho câu văn như một khẩi hiệu vang vọng trong
tâm trí người đọc.
Dẫn chứng:
“Tôi mừng thầm rằng: Nhân dân, bộ đội, cán bộ đều biết bảo vệ của công, đó

là thêm một bằng chứng tỏ rõ kháng chiến nhất định thắng lợi, kiến quốc nhất
định thành công.”
Thông qua sử dụng những ngôn ngữ kể và ngôn ngữ bình luận, tác giả đã truyền
tải thông tin về vấn đề đến người đọc một cách dung dị, dễ hiểu và gần gũi. Từ


ngữ sử dụng không hoa mỹ hay quá trịnh trọng mà ngược lại vô cùng đời
thường khiến cho người đọc không bị tâm tý nặng nề. Việc sử dụng các từ ngữ
mang sắc thái biểu đạt cao nhưng không làm mất đi tính khách quan, thời sự của
vấn đề.
g.


Tác phẩm “Ảo mộng của Mỹ”.

Tác phẩm được đăng trên báo Nhân Dân, số 132, từ ngày 26 đến 31/8/1953, tr3.

Ảnh bài báo “Ảo mộng của Mỹ”. (Nguồn: Phạm Xuân)


Title và nội dung của bài báo.

+ Title bài: “Ảo mộng của Mỹ”, đây là một tít đơn được Bác sử dụng. Ngay
phần tít bài đã mở ra vấn đề một cách rõ ràng cho người đọc. Tác giả sử dụng từ
Hán Việt để đặt tít cho bài, “ảo mộng” tức chỉ tham vọng của Mỹ. Tuy nhiên,

việc sử dụng tít như vậy khá thân thuộc với nhân dân ta.
+ Nội dung bài báo:


×