Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu giảng dạy hóa đại cương ở đại học chương (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.8 KB, 2 trang )

Lời mở đầu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU
Vật chất tồn tại dưới hai hình thức là chất và trường. Chất là hình thức tồn tại
của vật chất dưới dạng những hạt có khối lượng như electron, proton, nơtron, nguyên tử,
phân tử, tinh thể,… Trường là hình thức tồn tại của vật chất biểu hiện dưới dạng các lực
tương tác giữa các vật hoặc dạng các tia, ví dụ lực hấp dẫn, bức xạ,… Giữa chất và
trường không có sự đối lập mà có mối quan hệ thống nhất. Ví dụ ánh sáng vừa có bản
chất hạt, vừa có bản chất sóng. Như vậy, việc nghiên cứu các dạng vận động khác nhau
của vật chất là đối tượng của khoa học tự nhiên.
Vận động là tính chất có sẵn của vật chất. Trong vô số hình thức vận động của
vật chất có thể chia ra thành 5 hình thức vận động cơ bản: Vận động cơ học, vận động
vật lí, vận động hoá học liên quan đến sự hình thành và phá vỡ các mối liên kết giữa các
nguyên tử, tương ứng với hiệu ứng năng lượng từ vài J/mol đến hàng trăm kJ/mol, vận
động sinh học, vận động xã hội. Các dạng vận động đó liên quan mật thiết với nhau và
có thể chuyển hoá lẫn nhau. Thước đo vận động là năng lượng. Các dạng vận động có
thể chuyển hoá lẫn nhau nên các dạng năng lượng cũng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Vật
chất luôn được bảo toàn, cho nên năng lượng cũng được bảo toàn. Đó là nội dung của
định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
Hoá học là một bộ phận của khoa học tự nhiên nghiên cứu dạng vận động hoá
học của vật chất.
Dạng vận động hoá học của vật chất liên quan tới sự hình thành và phá vỡ các
mối liên kết giữa các nguyên tử, thực chất đó là sự phân bố lại electron hoá trị giữa các
nguyên tử, đồng thời với sự sắp xếp lại các nguyên tử trong không gian. Quá trình đó
dẫn đến sự biến đổi chất này thành chất khác kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng
lượng. Những quá trình như vậy được gọi là quá trình hoá học. Trong những quá trình
như vậy, bản chất của nguyên tử không bị biến đổi.
Như vậy, có thể xác định đối tượng của hóa học: hoá học là khoa học nghiên
cứu sự phụ thuộc của tính chất các chất vào thành phần và cấu tạo của chúng và những


quá trình liên quan đến sự biến đổi các chất.
“Chính vì thế có một hiểu biết tối thiểu về hoá học là một yêu cầu không thể bỏ
qua đối với một người cán bộ khoa học kỹ thuật”
Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn sưu tầm, chọn lọc phân loại để hình thành cuốn
Giáo trình Hóa đại cương. Cuốn giáo trình này được chia thành 6 chương bao gồm
hầu hết các chương trình của hóa cơ sở hiện hành.
Chương 1:

Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương 2:

Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử

Chương 3:

Nhiệt động hóa học

Chương 4:

Dung dịch

Chương 5:

Động hóa học


Lời mở đầu

Chương 6:


Trang 2

Chiều phản ứng oxy hóa khử và các quá trình điện hóa.

Cuốn giáo trình này biên soạn lần đầu theo chương trình mới nên chắc chắn còn
nhiều thiếu sót, tác giả mong nhận được các ý kiến phê bình xây dựng của các bạn đồng
nghiệp, anh chị em sinh viên và các độc giả.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghiệp
Tuy hòa, ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Hóa đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành
cuốn giáo trình này.
Tuy Hoà, ngày 20 tháng 06 năm 2008
Trần Văn Thắm



×