Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước của UBND Thị xã Cửa Lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.39 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
2.1. Giới thiệu khái quát về Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Cửa Lò........17
2.2. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước của Ủy Ban Nhân Dân Thị
xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014...............................................................21
Cơ cấu chi NSNN của UBND Thị xã Cửa Lò gồm có 4 khoản chi
chính là chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi dự phòng và chi bổ
sung NSNN cấp dưới...................................................................................21
2.3. Thực trạng Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của Ủy Ban Nhân
Dân Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014.................................................23
2.4. Đánh giá chung về Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của Ủy Ban
Nhân Dân Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014........................................30


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ tiếng việt

ANQP

An ninh quốc phòng

CNTT

Công nghệ thông tin

DT

Dự toán


GD – ĐT

Giáo dục Đào tạo

GĐ – TE

Gia đình – trẻ em

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

KT – XH

Kinh tế - xã hội

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

NN và PTNT
NS

Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Ngân sách


NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLHC

Quản lý hành chính

QT

Quyết toán

TC – KH

Tài chính – kế hoạch


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Thực trang chi NSNN của UBND Thị xã Cửa Lò..........Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Tỷ lệ giữa các chỉ tiêu chi NSNN so với tổng chi NSNN của UBND Thị
xã Cửa Lò năm 2011 – 2014...............Error: Reference source not found
Bảng 2.3: So sánh quyết toán chi so với dự toán chi đầu năm của UBND Thị xã
Cửa Lò năm 2011 – 2014....................Error: Reference source not found


HÌNH
2.1. Giới thiệu khái quát về Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Cửa Lò........17
2.2. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước của Ủy Ban Nhân Dân Thị
xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014...............................................................21
Cơ cấu chi NSNN của UBND Thị xã Cửa Lò gồm có 4 khoản chi
chính là chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi dự phòng và chi bổ
sung NSNN cấp dưới...................................................................................21
2.3. Thực trạng Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của Ủy Ban Nhân
Dân Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014.................................................23
2.4. Đánh giá chung về Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của Ủy Ban
Nhân Dân Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014........................................30


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và đẩy
mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Việc phấn đầu giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, và ngày càng được
chú trọng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày được quan tâm như xây
dựng các khu công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các hệ thống
điện, đường, trường, trạm, hệ thống y tế… trước tình hình đó hàng loạt vấn đề
quản lý nhà nước được đặt ra, thu hút nhiều sự quan tâm như vấn đề quản lý
nhân lực, quản lý tài nguyên, quản lý giá cả, quản lý thị trường…
Việc quản lý chi Ngân sách Nhà nước nói riêng và quản lý Ngân sách
nhà nước nói chung đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo
thực hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường. Vì vậy, công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương đang được đặt ra rất gay gắt.
Thị xã Cửa Lò là một địa phương có tiềm năng phát triển lớn mạnh, có

tài nguyên thiên nhiên phong phú, ví trí địa lý thuận lợi, là một trong những
địa phương thuộc hành lang kinh tế của Tỉnh Nghệ An. Cửa Lò đang được
tỉnh và Nhà nước đầu tư khai thác, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phục
vụ cho hoạt động kinh tế xã hội, và đời sống của người dân. Tuy nhiên, công
tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước của UBND Thị xã còn gặp nhiều hạn chế
như phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; công tác
quản lý tạm ứng vốn thanh toán còn lỏng lẻo, tạm ứng vốn cho nhà thầu tỷ lệ
lớn, kéo dài nhiều năm nhưng chưa thu hồi dứt điểm cho NSNN, làm thất
thoát vốn đầu tư… Ngoài ra, còn có một số hạn chế về nhân lực, vật lực nhằm
đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của các hoạt động trên địa bàn.
1


Trước tình hình đó, việc nghiên cứu thực trạng quản lý chi Ngân sách
nhà nước, từ đó đưa ra các đánh giá, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực
hành tiết kiệm, tránh thất thoát lãng phí, chủ động dành nguồn để xử lý các
nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, và các nhiệm vụ
chính trị tại địa phương.
Đó cũng là lý do chủ yếu để em lựa chọn đề tài:
“Quản lý chi ngân sách nhà nước của UBND Thị xã Cửa Lò”
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về Quản lý chi Ngân sách nhà nước.
Chương II: Phân tích thực trạng Quản lý chi Ngân sách nhà nước của
Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2014.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý chi Ngân sách nhà
nước của UBND Thị xã Cửa Lò đến năm 2020.

2



CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
1.1.
Ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước
Thuận ngữ “Ngân sách” bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng anh “budjet” thời
trung cổ, dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó chứa các khoản tiền cần
thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Khi nền kinh tế bắt đầu có chuyển biến
phát triển, khái niệm Ngân sách thường dùng để chỉ tổng số thu và chi của một
đơn vị trong một thời gian nhất định. Môt bảng tính các chi phí để thực hiện một
kế hoạch hay chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó.
Khi chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là Ngân sách nhà nước.
Cho đến nay thuật ngữ “Ngân sách nhà nước” được dùng phổ biến trong
hoạt động kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia. Tuy nhiên khái niệm Ngân sách
nhà nước vẫn chưa có sự thống nhất, tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau
mà có nhiều định nghĩa về Ngân sách nhà nước được đưa ra.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Nga cho rằng: “Ngân sách nhà nước
là các bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định
của một quốc gia.”
Các nhà kinh tế người Pháp cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ
tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà
nước trong một giai đoạn nhất định.”
Theo Điều 1, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12
năm 2002:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong


1


một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”1
1.1.2. Bản chất, chức năng của Ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Bản chất của Ngân sách nhà nước2
Bản chất của NSNN là hệ thống các mối quan hệ giữa Nhà nước với các
thành viên trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử
dụng các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng
quản lý và điều hành nền Kinh tế - xã hội của Nhà nước. Bản chất của NSNN
được cụ thể ở các lĩnh vực như sau:
- Về pháp lý: NSNN là một đạo luật trong đó việc huy động và sử dụng
quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà nước và được Nhà nước tiến hành
trên cơ sở Pháp luật. Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của NSNN.
Vì việc sửa đổi, ban hành, bổ sung hay bãi bỏ một khoản thu, chi nào đó của
NSNN chỉ có một cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước - Quốc hội quyết
định. Việc chấp hành thực hiện NSNN mang tính bắt buộc cao.
- Về kinh tế: NSNN là việc phân phối tổng tài sản quốc gia, thể hiện
quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội.
Thông qua các hoạt động thu – chi NSNN thực hiện phân bổ các nguồn lực
giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
- Về xã hội: NSNN là một công cụ kinh tế của nhà nước nhằm thực hiện
cho các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Chi NSNN, chính là việc sử dụng
quỹ này chi tiêu cho những hoạt động của bộ máy QLHC, quốc phòng, an
ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các vấn đề về phúc lợi
công cộng, về sự nghiệp xã hội trước mắt và lâu dài. Tất cả những khoản chi
nói trên nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.1.2.2. Chức năng của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất của Nhà nước, là một bộ

phận quan trọng trong hệ thống tài chính và là công cụ vật chất quan trọng để
1

Theo Điều 1, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002.
2

Mục 3.1; chương III, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyễn Hữu Tài, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế

Quốc Dân

2


điều tiết vĩ mô nền KT –XH. Cho nên, chức năng cơ bản của NSNN là vận
động các nguồn thu, tổ chức và quản lý chi tiêu NSNN hợp lý, cân đối thu –
chi. Vị vậy, NSNN có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức
năng giám sát
- Chức năng phân phối NSNN:
Phân phối của NSNN luôn gắn chặt với chủ thể phân phối là Nhà
nước. Nhà nước sử dụng NSNN để phân phối giá trị tổng sản phẩm xã hội
cùng các nguồn lực tài chính khác, nhằm mục đích hình thành quỹ tiền tệ
tập trung của Nhà nước và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu trong phạm vi toàn
xã hội.
Quá trình phân phối NSNN lần đầu, là thu NSNN là quá trình Nhà
nước huy động các nguồn tài chính từ xã hội để hình thành NSNN. Trong
quá trình này, Nhà nước với quyền lực tối cao của mình đã sử dụng các
công cụ, các biện pháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho
mình nguồn lực tài chính cần thiết, phù hợp với sự phát triền kinh tế, phát

triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh quá trình phân phối NSNN lần đầu, là quá trình phân phối lại,
chính là quá trình chi NSNN, đây là quá trình Nhà nước sử dụng NSNN nhằm
đảm bảo các nhu cầu chi tiêu vào mục đích phát triển KT – XH và chi tiêu
cho sự hoạt đông của bộ máy Nhà nước. Như vây, chức năng của NSNN
ngoài việc vận động nguồn thu còn phải thực hiện quản lý và phân phối chi
tiêu một các hợp lý, có hiệu quả.
Nếu phân phối đùng đắn phù hợp với quy luật, sẽ thúc đẩy sự phát triển
nền KT – XH, ngược lại nếu sự phân phối trái với quy luật phát triển se dẫn
đến những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển KT – XH, gây khó khăn
trong lĩnh vực phân phối và lưu thông giá trị tài sản quốc gia, tạo nên sự bất
công trong xã hội.
- Chức năng giám đốc:
Chức năng giám đốc là hệ quả của chức năng phân phối, hiệu quả vận

3


dụng chức năng giám đốc trong thực tế phục thuộc vào việc vận dụng chức
năng phân phối của Nhà nước. Cũng như chức năng giám đốc của tài chính,
chức năng giám đốc của NSNN cũng được tiến hảnh bằng đồng tiền.
Quá trình thu và chi NSNN phải được thực hiện đúng bằng pháp luật, vì
vậy quá trình này phải được theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ
bằng đồng tiền theo đúng quy định, chuẩn mực của pháp luật đề ra.
Chức năng giám đốc của NSNN hình thành trong quá trình nhà nước huy
động, phân phối và sử dụng nguồn NSNN. Nhà nước thực hiện sự giám sát
hoạt động của các chủ thể trong nền KT – XH thông qua các khoàn thu, chi
bằng tiền. Thông qua chức năng giám sát, Nhà nước tác động vào sự điều
hành và quản lý vĩ mô nền KT – XH. Chức năng giám đốc của NSNN giúp
nâng cao hiểu quả sử dụng nguồn vốn của NSNN, phát huy vai trò của

NSNN và bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN nhằm phù hợp với điều
kiện KT – XH.
Tóm lại, chức năng phân phối và chức năng giám đốc là hai chức năng
cơ bản có vị trí rất quan trọng. NSNN không thể cân đối được nếu không thực
hiện đầy đủ, hợp lý hai chức năng trên. Vì vậy, cần phải tổ chức chỉ đạo để
các cơ quan chức năng thực hiện tốt hai chức năng này của NSNN.
1.1.3. Vai trò của Ngân sách nhà nước3
NSNN huy động các nguồn thu tài chính để hình thành quỹ tiền tệ tập
trung nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của Nhà nước, thực
hiện cân đối thu – chi. Đảm bảo sự tồn tại và hoạt động, bộ máy nhà nước.
Ngoài ra, vai trò của NSNN còn được thể hiện cụ thể ở các lĩnh vực sau:
Về kinh tế: Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo nền kinh
tế tăng trưởng vững mạnh, ổn định. NSNN còn góp phần kiềm chế lạm phát.
Nhà nước có thể thực hiện kiềm chế làm phát theo 2 hướng là thông qua hoạt
động thu NSNN và hoạt động chi NSNN bằng cách sử dụng các công cụ
3

Trang 33,35, Mục IV, Phần A, Chương 1, Giáo trình Quản lý tài chính công, Dương Đăng Chinh,

Nhà xuất bản Học viện Tài chính.

4


NSNN để điều chỉnh tổng cung cầu hàng hóa trên thị trường.
Về xã hội: NSNN điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, và là công cụ
thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước. Nhà nước sử dụng các chính sách
thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ để thực hiện phân bổ thu nhập,
giảm bớt sự chệnh lệch giàu nghèo. NSNN được sử dụng để đầu tư phát triển

các sự nghiệp xã hội như: giáo dục đào tạo; văn hóa; y tế…; khắc phục hậu
quả của thiên tai; giải quyết các tệ nạn xã hội…
Về thị trường: NSNN thông qua các hoạt đông thu – chi NSNN góp
phần ổn định thị trường. NSNN góp phần ổn định giá cả thị trường, chống
lạm phát trong nền kinh tế thị trường. Tạo môi trường kinh doanh ổn định
chống độc quyền thông qua hoạt đông thu – chi NSNN, hỗ trợ các doanh
nghiệp trong thời kì kinh tế bất ổn, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng để tạo tiền
đề cho sự phát triển kinh tế lâu dài – bền vững.
1.2.
Quản lý chi Ngân sách Nhà nước
1.2.1. Khái niệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách là các quan hệ tài chính tiền tệ được hình thành trong quá
trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu
cầu chi tiêu bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của
Nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển KT –XH,
bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước,
chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định
của phát luật.4
Quản lý chi Ngân sách nhà nước là quá trình tác động của Nhà nước
thông qua vận dụng các chính sách của Đảng và Luật pháp, đồng thời sử dụng
có chủ định các phương pháp, công cụ quản lý nhằm tác động và điểu khiển
quá trình sử dụng vốn của NSNN để đạt được mục tiêu phát triển KT –XH,
đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thực hiện các chính sách an
4

Theo Điều 2, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002


5


sinh – xã hội.
Như vậy: Chủ thể quản lý chi NSNN chính là Nhà nước. Và đối tượng
chịu sự quản lý của quá trình chi NSNN là toàn bộ kinh phí thuộc NSNN.
Quản lý chi NSNN thực chất là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi
tiêu của Nhà nước từ khâu lập dự toán chi, chấp hành dự toán chi và quyết
toán chi NSNN. Quản lý chi NSNN phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả
trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, và phù hợp với yêu cầu thực
tế đang đặt ra.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi Ngân sách Nhà nước
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Các khoản chi NSNN phải nằm trong dự toán đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tuân thủ theo chế độ, định mức quy định. Lập dự toán chi
NSNN là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chi NSNN, nó làm
căn cứ cho hoạt động tổ chức và kiểm soát chi NSNN.
Thực hiện theo nguyên tắc này giúp cho việc quản lý chi NSNN theo
đúng kế hoạch, trách việc tùy tiện trong hoạt động chi NSNN. Đê việc lập dự
toán NSNN bám sát thực tế, đòi hỏi cán bộ lập dự toán vừa phải mang tính
khoa học, vừa phải có hiểu biết thực tiễn. Công tác lập và phê duyệt dự toán
NSNN cần phải đảm bảo khách quan, căn cứ trên cơ sở yêu cầu và mục tiêu
phát triển KT – XH trong từng thời kì cụ thể. Công tác lập và phê duyệt dự
toán chi NSNN được làm bài bản khoa học hợp lý sẽ giúp cho công tác chi
được đảm bảo, tránh trường hợp phải điều chỉnh dự toán, làm mất thời gian và
gây lãng phí trong quá trình hoạt đông chi NSNN.
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiểu quả:
Nguồn lực luôn có giới hạn còn nhu cầu thì không có mức giới hạn nào.
Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả luôn là nguyên tắc quan trọng hàng
đầu trong quản lý KT - XH.

Hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp.
Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh, trong khi đó nguồn thu
NSNN có hạn. Do đó, luôn phải tôn trong nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

6


trong quá trình quản lý chi NSNN.
Cần phải xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng
đối tượng trong chính sách phát triền KT – XH của đất nước, đông thời phải
có tính thực tiễn cao. Cần phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa
chọn hình thức phù hợp áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị , hay yêu cầu quản
lý của từng mục chi.
Phải lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hay các mục chi sao cho
tổng chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành đạt chất lượng
cao. Điều này đòi hỏi phải có các phương án phân phối và sử dụng kinh phí
khác nhau, để có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất trong cả quá trình quản
lý chi NSNN. Khi xem xét tới vấn đề tiết kiệm các khoản chi của NSNN, phải
đặt trong sự ràng buộc có tính hiệu quả và ngược lại.
- Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước:
Một trong những chức năng quan trong của Kho bạc nhà nước là quản lý
thu, chi NSNN. Do vậy, Kho bạc nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm
phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN. Chi trực tiếp qua Kho bạc nhà
nước là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của 3 bên là: Đơn vị sử
dụng NSNN; Kho bạc nhà nước; người được hưởng (là tổ chức hoặc cá nhân
được nhận khoản tiển do đơn vị sử dụng NSNN thanh toán chi trả).
Để thực hiện tốt nguyên tắc chi trả trực tiếp cần phải giải quyết các vấn
đề cơ bản như:
•Các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ
trong quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán

NSNN được phê duyệt; tuân thủ đúng quy chế, định mức áp dụng và được thủ
trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi.
•Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN đều phải mởi tài khoản tại
Kho bạc nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát trong quá trình lập dự toán,
chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.
•Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ, điều
kiện chi và thực hiện cấp phát kịp thời các khoản chi theo đúng quy định.
7


•Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi phù
hợp với điều kiện KT – XH hiện tại.
- Nguyên tắc tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá:
Trong trường hợp sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm
thiết bị và các công việc khác, cơ quan tổ chức chi NSNN phải thông qua hình
thức đấu thầu hoặc qua thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Nguyên
tắc này thể hiện sự minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý chi NSNN.
Thực thi đầy đủ nguyên tắc này sẽ góp phần giảm thiểu tham ô, tham nhũng,
thất thoát NSNN.
- Nguyên tắc cân đối thu – chi trong quản lý chi NSNN:
Hoạt động chi NSNN diễn ra phải dựa vào nguồn thu NSNN. Hoạt động
chi được xây dựng trên cơ sở phát triển KT –XH trong thực tiễn, là quá trình
phân phối lại tổng giá trị sản phẩm. Nếu hoạt động chi không được quản lý
trên cơ sở nguồn thu NSNN sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối NSNN, gây bội
chi NSNN, ảnh hưởng tới việc quản lý và điều tiết KT – XH của nhà nước.
Tuy nhiên trong thực tế, nhiều địa phương không tự cân dối thu – chi NSNN,
cần sự hỗ trợ của NSNN cấp trên nhưng nguyên tắc cân đối thu – chi luôn
phải được thực thi chặt chẽ, gắt gao.
1.2.3. Phân cấp quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Phân cấp quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nước trung ương phân giao

nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương
trong hoạt động quản lý chi NSNN. Chính quyền các cấp thực hiện chức năng
quản lý hoạt động chi NSNN, dựa trên hệ thống pháp luận, chính sách , kế
hoạch về KT – XH. Trong khi quản lý toàn diện, chính quyền các cấp có trách
nhiệm quản lý một phần tài sản quan trọng thuộc sở hữu toàn dân.5
Thực chất nội dung của phân cấp quản lý chi NSNN là giải quyết tất cả
các mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương và các cấp chính
5

Trang 93, Ý 2, Mục II, Chương 2, Giáo trình Quản lý tài chính công, Dương Đăng Chinh, Nhà

xuất bản Học viện Tài chính.

8


quyền Nhà nước địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt
động chi NSNN: quan hệ về chế độ, chính sách; quan hệ vật chất về nhiệm vụ
chi; quan hệ về quản lý chu trình chi NSNN.
Về chế độ , chính sách cần làm rõ câu hỏi: Cơ quan Nhà nước nào có
thẩm quyền ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn chi và đó là
những chế độ nào? Nếu chế độ, chính sách do cấp trung ương quy đinh thì các
cấp chính quyền địa phương phải tuân theo, tuyết đối không được tực tiện
điều chỉnh hoặc vi phạm. Bên cạnh đó, cấp trung ương cũng phải tôn trong
thẩm quyền của các cấp địa phương, tránh tình trang can thiệp làm mất đi tính
tự chủ của các cấp địa phương.
Về quan hệ vật chất trong phân chia nhiệm vụ chi NSNN: Các địa
phương luôn có sự phát triển không đồng đều do sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Cho nên vấn đề này gây nhiều phức tạp, khó khăn, gây
sự bất đồng trong quát trình xây dựng và triển khai phân cấp quản lý chi

NSNN nói riêng và quản lý NSNN nói chung. Để giảm bớt mẫu thuẫn cũng
như điều hoà lợi ích giữa các địa phương thì phương pháp hữu hiệu nhất là ổn
định ngân sách trong một khoảng thời gian và bổ sung theo mục tiêu.
Về mối quan hệ trong quản lý chu trình chi NSNN qua 3 khâu: Lập dự
toán chi NSNN; chấp hành chi NSNN và quyết toán chi NSNN luôn cần
được phân định rõ ràng, tránh tình trạng dùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp
chính quyền.
Khi phân cấp quản lý chi NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau6:
Phân cấp quản lý chi NSNN phải phù hợp phân cấp quản lý KT –
XH, quốc phòng an ninh của nhà nước và năng lực tổ chức bộ máy quản lý
của các cấp trên địa bàn.
Đảm bảo vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương và vị trí độc lập
của Ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất. Ngoài ra, nó còn
có vai trò điều tiết, điều hoà đảm bảo công bằng giữa các địa phương.
6

Điều 6, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Luật Ngân sách Nhà nước.

9


-

Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN. Trong quá

trình phân cấp cần đảm bảo cơ chế điều hòa, trợ cấp giữa chính quyền
trung ương và địa phương, giữa ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới
để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa

các địa phương.
Ngân sách cấp Tỉnh

Ngân sách địa
phương
Ngân sách
nhà nước

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách
Ngân sách cấp xã
Trung ương
Hình 1.1. Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước
Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ Nghị định số 60/2003/NĐ - CP.
Nhiệm vụ chính của các cấp quản lý chi NSNN như sau7:
- Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương: Cấp trung ương đảm nhiệm
các nhiệm vụ chi đối với các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Trung
ương như chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả, chi viện trợ, chi cho
vay, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, bổ sung chi Ngân sách địa phương và chi
trả nguồn.
- Nhiệm vụ chi NSĐP: do HĐND cấp tỉnh phân cấp
•Nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh:
+ Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng KT – XH không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý; chi hỗ trợ
vốn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tài chính của Nhà nước.
+ Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt đông sự nghiệp kinh tế - xã hội,
giáo dục đào tạo, y tế xã hội, thể dục thể thao, văn hóa thông tin, an ninh quốc
phòng, khoa học công nghệ, môi trường… do cấp tỉnh quản lý; Chi hoạt động
của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh; Thực hiện chính sách xã hội do cấp tỉnh

quản lý; Các chương trình mục tiêu Quốc gia do Chính phủ giao cho cấp tỉnh
quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản chi khác theo quy
7

Theo Chương III Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp, Luật Ngân sách Nhà nước số

01/2002/QH11 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002.

10


định của Pháp luật.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ của tỉnh.
+ Chi bổ sung ngân sách cấp huyện.
+ Chi trả gốc, tiền lãi huy động cho đầu tư.
+ Chi chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách tỉnh
năm sau.
•Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:
+ Chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình dự án kết
cấu hạ tầng KT – XH theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.
+ Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt đông sự nghiệp kinh tế - xã hội,
giáo dục đào tạo, y tế xã hội, thể dục thể thao, văn hóa thông tin, an ninh quốc
phòng, khoa học công nghệ, môi trường… do cấp huyện quản lý; Chi hoạt
động của các cơ quan nhà nước cấp huyện; Thực hiện chính sách xã hội do
cấp huyện quản lý; Các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật.
+ Chi dự phòng Ngân sách
+ Chi bổ sung ngân sách xã.
+ Chi chuyển nguồn ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách
huyện năm sau.
•Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã:

+ Chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình dự án kết
cấu hạ tầng KT – XH theo phân cấp của ngân sách tỉnh.
+ Chi thường xuyên: Chi cho các hoạt đông sự nghiệp kinh tế - xã hội,
giáo dục đào tạo, y tế xã hội, thể dục thể thao, văn hóa thông tin, an ninh quốc
phòng, khoa học công nghệ, môi trường… do cấp xã quản lý; Chi hoạt động
của các cơ quan nhà nước cấp xã; Thực hiện chính sách xã hội do cấp xã quản
lý; Các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật.
+ Chi chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước sang ngân sách
huyện năm sau.
1.2.4. Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nước gồm có 3 khâu: Lập dự toán
chi, chấp hành dự toán chi và quyết toán dự toán chi NSNN.
1.2.4.1. Lập dự toán chi NSNN8
- Căn cứ lập dự toán:
Các khoản chi trong dự toán NS phải được xác định dựa trên cơ sở mục
8

Chương III: Lập dự toán NSNN; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

11


tiêu phát triển KT - XH, bảo đảm QP - AN.
+ Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy
hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền,
ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương
trình, dự án.
+ Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu

từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Đối với chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự
toán.
Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan quản lý khác ở Trung ương, địa phương.
Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã
được quy định.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các kế hoạch phát
triển KT - XH và dự toán NSNN năm sau; Và tình hình thực hiện dự toán
NSNN năm trước.
- Yêu cầu đối với lập dự toán:
Dự toán chi NSNN và ngân sách các cấpphải tổng hợp theo từng lĩnh
vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả
nợ…; khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo nhỏ hơn tổng số
thư thuế và phí, lệ phí khác.
Dự toán NS của các đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung,
biểu mẫu, thời hạn và thể hiện đầy đủ các khoản chi theo Mục lục Ngân sách
nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Dự toán chi NSNN phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ ràng về cơ sở
và căn cứ lập dự toán chi NSNN.
- Quy trình lập dự toán:
Quá trình lập dự toán chi NSNN được tiến hành theo các bước cơ
bản sau:
Thứ nhất, xác định và giao số kiểm tra từ cơ quan quản lý ở trung ương
12


và địa phương cho các cơ quan chủ quản cấp ngành và UBND cấp dưới. Trên

cơ sở đó, các bộ ngành và UBND các cấp đã được phân cấp về quản lý chi
NSNN lại cụ thể hóa định mức chi cho phù hợp với điều kiện của mình và
hướng dẫn cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc.
Bước này được thực hiện căn cứ vào hướng dẫn về yêu cầu, nội dung,
thời hạn lập dự toán NSNN được nêu rõ trong Luật NSNN và các văn bản
pháp luật đi kèm; thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực
chi NSNN đối với cơ quan quản lý cấp trung ương và tổng số chi một số lĩnh
vực quan trọng đối với từng cơ quan quản lý cấp tỉnh; Căn cứ vào Luật và các
hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh hưỡng dẫn việc lập dự toán NS
các cấp ở địa phương
Thứ hai, dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí,
các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn
vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính.
Thứ ba, căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước
đồng cấp thông qua và đã được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước
cấp trên; cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề
nghị cơ quan quyền lực nhà nước chính thức phân bổ và giao dự toán chi cho
mỗi ngành, cấp và đơn vị.
1.2.4.2. Chấp hành dự toán chi NSNN9
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân
sách, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tiến hành phân bổ và
giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo
các nguyên tắc sau:
- Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được
cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.
- Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên những dự án
quan trọng chuyển tiếp; đối vôi các dự án mới, chỉ phân bổ, giao dự toán khi
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Dự toán giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo
các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục Ngân sách nhà nước. Đối với những

khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như
9

Chương IV: Chấp hành dự toán NSNN; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước

13


đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất
không thường xuyên khác còn phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
Nội dung tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước chỉ được
thực hiện trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
Các khoản mục chi cần tuân thủ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
do cấp có thẩm quyền quy định. Việc chi ngân sách nhà nước chỉ được
thực hiện khi thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi. Trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà
nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và các công việc
khác thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của
pháp luật hiện hành.
1.2.4.3. Quyết toán chi NSNN10
Công tác quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý
chi NSNN. Là khâu kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản
ảnh sau mỗi kì chấp hành dự toán để phân tích đánh giá kết quả chấp hành dự
toán. Quá trình quyết toán chi cần phải chú ý một số yêu cầu sau:
- Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và kịp thời gửi cho các cơ quan
thẩm quyền xét duyệt theo đúng quy định.
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, nội dung đúng theo
các nộ dung ghi trong dự toán được duyệt và mục lục NSNN đã quy định.

- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán và của NS các cấp phải
có xác nhận của Kho bạc nhà nước trước khi trình cơ quan thẩm quyền nhà
nước phê chuẩn.
- Thủ trưởng đơn vị quản lý cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra và
duyệt quyết toán chi NS của các đơn vị trực thuộc.
1.2.5. Các công cụ quản lý chi Ngân sách Nhà nước
- Định mức chi: là tiêu chuẩn làm căn cứ để thực hiện và kiểm soát các
khoản chi NSNN. Nó cho biết một tổ chức cần bao vốn để thực hiện mục tiêu
đề ra.
- Tiêu chuẩn tài chính: thể hiền mức chi tối thiểu, nhu cầu tài chính
không được phép thấp hơn mức chi đó. Nhu cầu thực tế bao giờ cũng cau hơn
tiêu chuẩn tài chính.
- Giới hạn tài chính: mức chi tối đa cho phép đạt tới, thực tế tiêu dùng
10

Chương V: Quyết toán NSNN; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước

14


thường thấp hơn giới hạn tài chính.
- Chi tiêu tài chính: mức trung bình mà tại đó nhu cầu tài chính được
phép đạt tới. Thực tế tiêu dùng bao giờ cũng xoay quanh chi tiêu tài chính.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi Ngân sách Nhà nước
1.2.6.1. Các nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên, KT – XH: Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Do vậy, cần phải có những chính
sách, kế hoạch quản lí chi NSNN phù hợp với đặc thù của từng địa phương,

để nâng cao chất lượng các nguồn chi, đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.
- Các cơ chế quy định và chính sách của Nhà nước: Pháp luật và các văn
bản của Nhà nước là một bộ phân đóng vai trò quan trọng trong Quản lý nhà
nước nói chung và Quản lý chi Ngân sách nhà nước nói riêng. Bất cứ hoạt
động quản lý chi NSNN nào ở địa phương đều cần phải tuân theo các quy
định và chính sách của Nhà nước về chi NSNN. Các chính sách quy định này
sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý chi đạt hiểu quả hay
không.
- Nguồn NSNN được cấp: Lập dự toán chi NSNN luôn phải dựa vào tính
toán của nguồn thu NSNN huy động được. Các nguồn vốn cấp cho các hoạt
động chi chính là xuất phát từ các nguồn thu. Vì vậy, chi NSNN phải phù hợp
với điều kiện KT – XH ở địa phương và không được vượt nguồn thu huy
động được. Nguồn thu tăng thì nguồn vốn NSNN cũng sẽ tăng, các hoạt động
chi NSNN được đảm bảo và ngược lại. Do đó, các nhà quản lý chi NSNN
phải các biện pháp phân bổ NSNN hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời
cũng thúc đẩy hoạt động thu NSNN.
1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan
- Năng lực, trình độ của cấp quản lý: năng lực, trình độ của cấp quản lý
chi NSNN là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện quản lý chi NSNN. Đội
ngũ có năng lực tốt thì hoạt động quản lý đạt hiểu quả cao hơn, các khoản chi
được phân bổ hợp lý, góp phần tiết kiệm các khoản chi NSNN, giảm lãng phí,
thúc đẩy phát triển KT – XH và ngược lại.
- Công nghệ khoa học trong quản lý chi NSNN: Các ứng dụng khoa học
công nghệ là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày hiện nay.
Khoa học công nghệ sẽ giúp con người tiết kiệm được thời gian xử lý công
việc, đảm bảo tính chính xác cao, và thống nhất về mặt dữ liệu, thuận tiện và
15


dễ dàng hơn cho việc lưu trữ và tìm kiếm các dữ liệu thông tin. Chính vì vậy,

công nghệ thông tin là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng quản
lý chi NSNN hiện nay.

16


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2011 – 2014
2.1.
Giới thiệu khái quát về Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Cửa Lò
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu công tác quản
lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thị xã Cửa Lò được tách ra từ huyện Nghi Lộc
chính thức thành lập ngày 29/8/1994 theo nghị định Số: 113/1994/NĐ-CP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992. Cùng với đó
UBND Thị Xã Cửa Lò ra đời. Trụ sở đặt tại: Đường Nguyễn Sinh Cung, Khối
3, Phường Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò.
Thị xã Cửa Lò có diện tích tự nhiên là 27,82km2 và có bảy đơn vị hành
chính gồm 7 phường Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi
Thủy, Nghi Tân và Thu Thủy với 71 khối và 3 đảo là Đảo Mắt, Đảo Ngư và
Đảo Lan Châu. Theo thống kê 2010, dân số Thị xã lên tới hơn 70.390 người.
Từ những ngày đầu thành lập, UBND Thị xã Cửa Lò chỉ có 7 phòng ban
với hơn 50 cán bộ nhân viên, cở sở vật chất thô sơ, đến nay UBND thị xã đã
có 17 phòng ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, có tới gần 200
công nhân viên chức, với hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khang trang,
hiện đại đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ quan.
Sau nhiều năm hoạt động tuy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình
công tác song UBND thị xã Cửa Lò đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể,

đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị
xã Cửa Lò.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Cũng giống như các UBND cấp huyện khác, UBND thị xã Cửa Lò thực
hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của một UBND cấp huyện.
- Chức năng:
• UBND Thị xã là cơ quan chấp hành của Hội đông nhân dân Thị xã
Cửa Lò.
17


• UBND chịu trách nhiệm trước nhân dân trong toàn thị xã; trược
HĐND thị xã; trước cơ quan quản lý cấp trên; trước pháp luật về tất cả các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn quản lý.
• Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát các UBND phương trên toàn
thị xã.
- Nhiệm vụ quyền hạn: UBND thị xã thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn
quản lý về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên toàn
thị xã. Nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp huyện được nêu cụ thể tại “Mục
2, Chương IV, Luật số 11/2003/QH11 của Quốc hội về Tổ chức Hội đông
nhân dân và Ủy ban nhân dân”.
• Về lĩnh vực kinh tế: tập trung phát triển kinh tế trên toàn thị xã, đưa
nền kinh tế của thị xã đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, ổn định. Xây
dựng các kê hoạch dài hạn và ngắn hạn việc phân bổ ngân sách nhà nước, các
kế hoạch phát triển nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, các kế hoạch quy
hoạch sử dụng đất đai, xây dựng - giao thông vận tải.
• Về lĩnh vực xã hội: Đảm bảo cho người dân trên địa bàn có cuộc
sống đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. Xây dựng hệ thống, chương trình,
các kế hoạch phát triển giáo dục, y tế, văn hóa trên địa bàn.
• Về lĩnh vực quốc phòng – an ninh, trật tự và an toàn xã hội: tổ chức

phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang. Giữ gìn trật tự,
an toàn xã hội. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham
gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trên địa bàn thị xã.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
UBND Thị xã Cửa Lò đứng đầu là chủ tịch thị xã, và có 2 phó chủ
tịch một người phụ trách mảng kinh tế và một người phụ trách mảng văn
hóa – xã hội của Thị xã. Có tất cả 12 phòng ban trực thuộc, mỗi phòng
ban đứng đầu là 1 trưởng phòng và có từ 1 đến 3 phó trưởng phòng, phụ
trách một lĩnh vực riêng, hoạt động một cách độc lập không phụ thuộc
lẫn nhau.

18


Cơ cấu tổ chức của Thị xã Cửa Lò được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chủ tịch UBND
Thị xã Cửa Lò

Phó chủ tịch
phụ trách kinh tế

Phòng
Tư Pháp

Phòng
Tài chính
– Kế
hoạch

Phòng Tài

nguyên MT

Phòng
Nội vụ
LĐTBXH

Phó chủ tịch
phụ trách Văn hóa – Xã hội

Phòng
kinh tế

Phòng
NN và
PTNT

Phòng
Giáo dục
và đào
tạo

Phòng
Văn hóa
– Thông
tin

Phòng y
tế

Phòng

Thanh tra

Ban quản
lý KCN

Ủy ban
dân số
GĐ - TE

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức UBND Thị xã Cửa Lò
Nguồn: UBND Thị xã Cửa Lò
Trưởng
phòng
 Ở địa phương cấp huyện hay ở đây là Thị xã Cửa Lò trách nhiệm
Quản lý chi Ngân sách nhà nước thuộc về phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã
Cửa Lò.
Phòng tài chính Thị xã Cửa Lò là đơn vị trực thuộc của UBND Thị xã và
là tổ chức của ngành tài chính có cơ cấu tổ chức phối hợp trực tuyến tham
mưu bao gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng một người phụ trách công tác
Phó Phòng 1
Phó Phòng 1
tài chính ngân sách nhà nước, một người phụ trách công tác kế hoạch đầu tư,
Phụ trách KH - ĐT
Phụ trách NSNN
và 06 chuyên viên cán bộ phụ trách các công việc và thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của phòng.
Kế hoạch tổng hợp

Ngân sách tổng hợp
Ngân sách phường

Y tế - giáo dục

19

Thẩm định đầu tư
Đăng ký kinh doanh


Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức Phòng tài chính
Nguồn: Phòng tài chính Thị xã Cửa Lò
Hiện nay phòng có tất cả 9 nhân viên có 8 cán bộ đạt trình độ đại học và
1 cán bộ trình độ cao đẳng, trong đó có 2 cán bộ đạt trình độ thạc sĩ. Phòng
có 04 người trên 40 tuổi có kinh nghiệm dày dặn chín chắn, 05 người ở độ
tuổi dưới 40 tạo sự năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết.
Nhiệm vụ của các vị trí công tác:
- Trưởng phòng (01 người): là người phụ trách chung, trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức, và là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch UBND thị xã và trước pháp luật về các hoạt động thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng.
- Phó phòng (02 người): Hai phó phòng phụ trách hai mảng công việc
riêng: công tác tài chính ngân sách Nhà nước và công tác kế hoạch – đầu
tư.
Các chuyên viên cán bộ phụ trách thực hiện các công việc cụ thể, các
chức năng nhiệm vụ của phòng được phân công theo sự sắp xếp của Chủ tịch
UBND thị xã.
- 01 cán bộ theo dõi các kế hoạch thu- chi ngân sách phường, thanh tra
tài chính, chuyên quản các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- 01 cán bộ theo dõi chuyên quản các đơn vị giáo dục – y tế trên toàn thị
xã.
- 01 cán bộ ngân sách tổng hợp theo dõi các hoạt động còn lại của NSNN

trên địa bàn thị xã.
20


×