Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Xây dựng Website giới thiệu và quản lý bảo hiểm xã hội Tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 70 trang )

MỤC LỤC
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................1
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh....................................1
1.1.1 Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn......................................................2
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, của bộ máy BHXH Trà Vinh...................................3
1.1.3 Kết quả thực hiện chính sách BHXH Trà Vinh những năm gần đây..........4
1.2 Động cơ và mục tiêu thực hiện đề tài............................................................5
1.3 Phạm vi của đề tài..........................................................................................5
1.4 Công cụ hỗ trợ................................................................................................6

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................7
2.1 Giới thiệu về mạng máy tính.........................................................................7
2.1.1 Sơ lược về World Wide Web.......................................................................7
2.1.2 Ứng dụng của Web.......................................................................................7
2.2 Công cụ viết Web...........................................................................................8
2.2.1 Giới thiệu HTML..........................................................................................8
2.2.2 Khái quát về PHP.........................................................................................8
2.2.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql................................................................15
2.2.4 Sự kết hợp giữa PHP và MySql.................................................................17

Chương 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ - HỆ THỐNG...................................19
3.1 Đặc tả bài toán..............................................................................................19
3.2 Yêu cầu chức năng.......................................................................................20
3.2.1 Yêu cầu lưu trữ...........................................................................................20
3.2.2 Yêu cầu tra cứu...........................................................................................21
3.3 Yêu cầu phi chức năng.................................................................................22

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
i




3.4 Thiết kế mô hình...........................................................................................23
3.4.1 Mô hình thực thể kết hợp (ERD)................................................................23
3.4.2 Danh sách các thực thể và mối kết hợp......................................................24
3.4.3 Mô hình xử lý.............................................................................................27
3.4.4 Mô tả các ô xử lý........................................................................................30
3.5 Thiết kế dữ liệu.............................................................................................32
3.5.1 Mô hình vật lý.............................................................................................32
3.5.2 Từ điển các quan hệ....................................................................................33
3.5.2.1 Danh sách các bảng.......................................................................................33
3.5.2.2 Mô tả chi tiết các bảng..................................................................................33

3.6 Thiết kế giao diện.........................................................................................42
3.6.1 Sơ đồ website..............................................................................................42
3.6.2 Mô hình mô tả xử lý chung của website....................................................42
3.6.3 Trang chủ....................................................................................................44
3.6.4 Mô tả chi tiết các trang web.......................................................................44
3.1.1.1 Trang giới thiệu thư viện của cơ quan...........................................................45
3.1.1.2 Trang album ảnh............................................................................................46
3.6.4.1 Trang tìm kiếm..............................................................................................46
3.1.1.3 Trang liên hệ..................................................................................................47
3.1.1.4 Trang RSS.....................................................................................................48
3.1.1.5 Trang site liên kết..........................................................................................48

3.6.5 Trang chủ của nhóm quản trị website........................................................49
3.6.5.1 Form đăng nhập.............................................................................................49
3.6.5.2 Giao diện chính trang quản trị.......................................................................49
3.6.5.3 Thêm danh mục mới......................................................................................50


GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
ii


3.6.5.4 Sửa một danh mục đã có...............................................................................50
3.6.5.5 Xóa một danh mục có sẵn.............................................................................51
3.6.5.6 Soạn thảo một bản tin....................................................................................51
3.6.5.7 Sửa, xóa một bản tin có sẵn...........................................................................52
3.6.5.8 Tìm kiếm theo từ khóa..................................................................................53
3.6.5.9 Thêm một quảng cáo mới..............................................................................54
3.6.5.10 Thêm, sửa, xóa thành viên..........................................................................55
3.6.5.11 Thêm, sửa, xóa liên kết...............................................................................55

Chương 4 CÀI ĐẶT – THỬ NGHIỆM.......................................................55
4.1 Các bước chuẩn bị........................................................................................56
4.2 Cài đặt Xampp..............................................................................................56
4.3 Dữ liệu thử nghiệm.......................................................................................61

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................................63
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kiểu dữ liệu và quy tắc đặt biến..................................................14
Bảng 2.2. Các kiểu dữ liệu............................................................................17
Bảng 3.3. Tên công việc.................................................................................22
Bảng 3.4. Danh sách các mối kết hợp..........................................................25
Bảng 3.5. Danh sách các ràng buộc toàn vẹn..............................................27
Bảng 3.6. Danh sách các bảng thực thể.......................................................33
Bảng 3.7. Chi tiết bảng account....................................................................34
Bảng 3.8. Chi tiết bảng advertise.................................................................35

Bảng 3.9. Chi tiết bảng contact....................................................................36
Bảng 3.10. Chi tiết bảng images...................................................................36

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
iii


Bảng 3.11. Chi tiết bảng linksite..................................................................37
Bảng 3.12. Chi tiết bảng menu.....................................................................38
Bảng 3.13. Chi tiết bảng news......................................................................39
Bảng 3.14.Chi tiết bảng observe...................................................................40
Bảng 3.15. Chi tiết bảng baohiem................................................................41
Bảng 3.16. Chi tiết bảng loaibh....................................................................41

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh........4
Hình 3.2. Mô hình phân rã chức năng của website....................................20
Hình 3.3. Mô hình thực thể kết hợp.............................................................23
Hình 3.4. Thiết kế bằng MySql (Xampp)....................................................24
Hình 3.5. Mô hình quản lý thông tin chung................................................27
Hình 3.6. Mô hình quản lý thông tin............................................................28

Hình 3.7. Mô hình truy cập thông tin chung...............................................28
Hình 3.8. Mô hình xử lý thông tin................................................................29
Hình 3.9. Mô hình luồng dữ liệu..................................................................30
Hình 3.10. Mô hình vật lý.............................................................................32
Hình 3.11. Sơ đồ website...............................................................................42
Hình 3.12. Mô hình xử lý chung của website..............................................43
Hình 3.13. Trang chủ....................................................................................44
Hình 3.14. Trang giới thiệu thư viện của cơ quan......................................45
Hình 3.15. Trang album ảnh........................................................................46
Hình 3.16. Trang tìm kiếm...........................................................................46
Hình 3.17. Trang liên hệ...............................................................................47
Hình 3.18. Trang RSS...................................................................................48
Hình 3.19. Trang site liên kết.......................................................................48
Hình 3.20. Form đăng nhập..........................................................................49
Hình 3.21. Giao diện chính trang quản trị..................................................49

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
v


Hình 3.22. Thêm danh mục mới...................................................................50
Hình 3.23. Sửa một danh mục đã có sẵn.....................................................50
Hình 3.24. Xóa một danh mục có sẵn..........................................................51
Hình 3.25. Soạn thảo một bản tin.................................................................51
Hình 3.26. Sửa, xóa một bản tin có sẵn.......................................................52
Hình 3.27. Xóa một bản tin đã đăng............................................................52
Hình 3.28. Tìm kiếm theo từ khóa...............................................................53
Hình 3.29. Tìm kiếm theo ngày đăng tin.....................................................53

Hình 3.30. Thêm một quảng cáo mới...........................................................54
Hình 3-31. Sửa một quảng cáo có trước......................................................54
Hình 3.32. Xóa một quảng cáo.....................................................................54
Hình 3.33. Thêm, sửa, xóa thành viên.........................................................55
Hình 3.34. Thêm liên kết...............................................................................55
Hình 4.35. File thực thi của Xampp.............................................................56
Hình 4.36. Cài đặt Xampp............................................................................57
Hình 4.37. Chọn ổ đĩa cài đặt Xampp..........................................................57
Hình 4.38. Quá trình cài đặt Xampp...........................................................58
Hình 4.39. Cửa sổ điều khiển Xampp..........................................................58
Hình 4.40. Trang chính của Xampp............................................................59
Hình 4.41. Giao diện chính Xampp..............................................................59
Hình 4.42. Chọn thư mục chứa tập tin của chương trình..........................60
Hình 4.43. Thoát Xampp..............................................................................60
Hình 4.44. Các bước tạo cơ sở dữ liệu.........................................................61

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
vi


Hình 4.45. Chọn cơ sở dữ liệu......................................................................61

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
vii



Chương 1...................................................................................ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội đã tồn tại trong những giai đoạn
kinh tế khác nhau của đất nước. Xét về mặt bản chất, bảo hiểm xã hội là hoạt động
mang tính nhân văn sâu sắc, dùng tiền đóng góp của người lao động khi còn trẻ, còn
khỏe để chi trả trợ cấp, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp
phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, ốm đau, thai sản, mất khả năng
lao động, khi tuổi già hoặc chết. Bảo hiểm xã hội còn là sự chia sẻ trong cộng đồng
thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Ngoài ra, do tính chất tập
trung nguồn tài chính, bảo hiểm xã hội còn có khả năng để tích lũy nguồn lực cho
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động theo
quy định của Bộ luật Lao động được cụ thể hóa ở nghị định 12/CP của Chính phủ
ngày 26/1/1995 về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, trong đó quyền lợi của
người tham gia được hưởng gồm 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; tại Quyết định số 37/2001/QĐ- TTg TTg của Thủ
tướng Chính phủ đã bổ sung thêm chế độ nghỉ dưỡng, sức phục hồi sức khỏe. Cho
đến ngày 17/12/2002 tại Quyết định số 20/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang bảo hiểm xã hội Việt Nam, lại có thêm chế
độ Bảo hiểm y tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội trong cuộc sống của
người dân chúng ta hiện nay. Vấn đề được Nhà nước quan tâm là làm sao để người
lao động có cái nhìn đúng đắn về bảo hiểm cũng như lợi ích không thể thiếu của nó.
Vì vậy, công tác truyên truyền, vận động người lao động tham gia bảo hiểm là một
nhu cầu thiết thực. Trải qua nhiều môn học, em đã được Quý thầy, cô Trường Đại
học Trà Vinh truyền đạt nhiều kinh nghiệm, kiến thức về lập trình web. Cũng chính
vì lý do này mà em quyết định chọn đề tài “Xây dựng Website giới thiệu và quản
lý bảo hiểm xã hội Tỉnh Trà Vinh” nhằm đáp ứng các nhu cầu trên.
Do kiến thức có hạn, một phần nữa là do chính sách chế độ bảo hiểm xã hội có
phạm vi điều chỉnh rộng và các bức xúc gắn liền lợi ích của người tham gia bảo


GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
1


hiểm xã hội, mặc dù đã cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô về nội dung đề tài để
bản thân em có thêm những kinh nghiệm và kiến thức quý báu hoàn thành bài luận
văn tốt hơn.
1.1.1 Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn
Trà vinh là một tỉnh được tái lập vào tháng 5 năm 1992, diện tích tự nhiên là
2.369 km2 nằm ở phía Đông đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Hậu và sông Cổ
Chiên (thuộc sông Tiền) và tiếp giáp với biển Đông, dân số hiện có khoảng trên
1.000.000 người, gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa. Ngoài ra còn có một số
người Ấn, Chăm, … Trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số. Tỉnh có 7
huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh với 96 xã phường, thị trấn (Sở Lao Động
Thương Binh & Xã Hội cung cấp). Vấn đề này cũng gây không ít khó khăn trong
công tác tham gia bảo hiểm vì các thành phần dân tộc trong tỉnh quá nhiều.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta với tình hình như trên thì Bảo hiểm
xã hội Trà Vinh có những thuận lợi như:
Chức năng, nhiệm vụ của ngành là thực hiện chế độ chính sách, phù hợp yêu
cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo người lao động nên được các ngành các
cấp và người lao động đồng tình ủng hộ. Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn luôn tạo điều
kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế phát huy động lực, mở rộng sản
xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới, lực lượng lao động làm công ăn lương
ngày càng nhiều. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, tạo tiền đề
cho bảo hiểm xã hội hoạt động có hiệu quả.
Ngành luôn được sự quan tâm sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và

bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp nên ngay từ bước
đầu thành lập đã ổn định về bộ máy tổ chức, sau thời gian ngắn từ tỉnh đến các
huyện thị xã đã có trụ sở làm việc, tạo điều kiện cho CBCC trong ngành quan tâm,
phấn khởi trong công tác.
Bên cạnh những mặc thuận lợi thì ngành bảo hiểm xã hội ở Trà Vinh cũng gặp
không ít khó khăn như sau:
Trà Vinh là một tỉnh nhỏ, giáp biển Đông, mặt bằng dân trí thấp, khoảng 80%
lao động nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, kinh tế chậm phát triển, phương

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
2


tiện truyền thông còn lạc hậu, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn,
sống chủ yếu bằng nghề nông. Do đó số lượng làm công ăn lương không lớn.
Dưới tác động của nền kinh tế theo cơ chế mới, mô hình thu bảo hiểm xã hội
trong các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng còn nhiều mặt hạn
chế, công tác truyên tuyền chưa có điều kiện phát triển, công nghiệp không phát
triển, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, ít doanh nghiệp vừa, cơ sở vật
chất còn khó khăn thiếu thốn. Do vậy, việc mở rộng nguồn thu để đáp ứng nhiệm vụ
được giao là việc rất khó khăn, đồng thời do làm ăn thua lỗ nên nợ đóng bảo hiểm
xã hội kéo dài ở các đơn vị sử dụng lao động.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, của bộ máy BHXH Trà Vinh
Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh được thành lập theo Quyết định số 62/QĐ ngày
22/07/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất 2
bộ phận tổ chức bảo hiểm xã hội do Liên đoàn Lao động quản lý và Sở Lao động
Thương binh và Xã hội quản lý với các chức năng và nhiệm vụ như sau:
Tổ chức thu bảo hiểm và tổ chức thực hiện các chính sách và chế độ bảo hiểm

xã hội trên địa bàn tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam và
chịu sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của UBND tỉnh.
Thực hiện công tác tuyên truyền một cách rộng rãi về lợi ích, quyền và nghĩa
vụ của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Tổ chức hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh.
Tổ chức khai thác, phát triển mở rộng đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã
hội theo quy định tại điều lệ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức xét duyệt hồ sơ, cấp sổ và quản lý hồ sơ các đối tượng hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội theo quy định chung và hướng dẫn cụ thể của BHXH Việt Nam.
Tổ chức việc thu và chi trả bảo hiểm xã hội, kiểm tra giám sát việc thu và chi
trả bảo hiểm trên địa bàn tỉnh. Lập dự toán, quyết toán và quản lý thu, chi bảo hiểm
xã hội theo chế độ tài chính hiện hành và cấp quy định cụ thể của BHXH Việt Nam.
Giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của người tham gia bảo hiểm xã
hội về việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn theo thẩm quyền.
Tổ chức công tác thống kê, kế toán, quản lý tổ chức biên chế công chức, viên
chức, tài sản, tài chính theo phân cấp của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
3


Hệ thống bảo hiểm xã hội tỉnh do Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ
thủ trưởng, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Bộ máy giúp việc được tổ chức theo 8 đơn vị hành chính và 5 phòng chức
năng như sau:
GIÁM ĐỐC


P.GÁM ĐỐC

P.TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

P. GIÁM ĐỐC

P.
KIỂM
TRA

P.KẾ
HOẠCH
TÀI
CHÍNH

P.
QUẢN
LÝ CHẾ
ĐỘ - CS

P.
QUẢN

THU

Hình 1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh


Bảo hiểm xã hội Tỉnh Trà Vinh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chung của
BHXH
THÀNH
PHỐ
TRÀ
VINH

BHXH
BHXH
BHXH
BHXH
BHXH
ngành vàBHXH
từng phòng,
từng cấp HUYỆN

quán triệt
đầy đủ đếnBHXH
cán bộ, công
chức trong
HUYỆN
HUYỆN
HUYỆN
HUYỆN
HUYỆN
HUYỆN
CÀNG

CẦU


CHÂU

TRÀ CÚ

TIỂU

CẦU KÈ

toàn ngành
hoàn thànhDUYÊN
chỉ tiêu, kếTHÀNH
hoạch, hoàn thành nhiệm
vụ chính trị
LONGthực hiện
NGANG
CẦN
HẢI
của mình hàng năm, kể từ khi được thành lập cho đến nay.
1.1.3 Kết quả thực hiện chính sách BHXH Trà Vinh những năm gần đây

Bằng nhiều phương pháp tuyên truyền khác nhau nên các thông tin về bảo
hiểm xã hội được lan truyền rộng rãi và đến với hầu hết người lao động ở Trà Vinh.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, cơ quan còn cố gắng thực hiện nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh những phương tiện truyền thông đã có trước cùng với sự ra đời của
cổng thông tin điện tử, nhiều website được thành lập thì công tác thông tin tuyên
truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo hiểm xã
hội đã được chuyển biến đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao
động, người sử dụng. Nhưng dù quản lý theo phương pháp nào thì việc quản lý hồ
sơ gốc là việc làm cần thiết nhất. Với phương châm “Tìm thấy, lấy dễ”, nhờ có
website mà việc quản lý hồ sơ đối tượng những năm qua luôn đảm bảo tốt.


GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
4


1.2 Động cơ và mục tiêu thực hiện đề tài
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đã góp phần
đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân dân và người lao động, ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Chính vì vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm thường xuyên đến chính sách xã hội
nói chung và đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng. Vấn đề quan trọng
không kém cũng được Nhà nước quan tâm đó chính là làm sau để tuyên truyền lợi
ích của bảo hiểm xã hội đến người dân, người lao động một cách sâu rộng, thiết
thực để người lao động có thể yên tâm tham gia. Ngày nay, với sự phát triển vượt
bậc của công nghệ thông tin mà đặc biệt là Internet thì việc tuyên truyền không còn
là một vấn đề nan giải nữa. Thêm vào đó, Trà Vinh còn chưa có website về thông
tin bảo hiểm xã hội trong khi đó nhu cầu về thông tin bảo hiểm ngày nay là rất cần
thiết. Việc tuyên truyền chủ yếu bằng các lá truyền đơn, tốn kém chi phí, thời gian
và nguồn nhân lực nhưng hiệu quả lại không cao. Cơ quan bảo hiểm quản lý thông
tin bằng thủ công chủ yếu là xử lý trên giấy, lưu lại dưới hình thức là các hồ sơ, văn
bản. Chính vì vậy mà quản lý và tìm kiếm rất khó khăn, dễ bị thất lạc. Xuất phát từ
những thực tế trên, luận văn “Thiết kế website giới thiệu và quản lý bảo hiểm xã
hội tỉnh Trà Vinh” của em cũng mong đóng góp một phần công sức vào việc giải
quyết vấn đề đó.
1.3 Phạm vi của đề tài
 Xây dựng một website cho cơ quan bảo hiểm xã hội Trà Vinh
 Trang thông tin:
− Giới thiệu về cơ quan

− Các phòng và các đơn vị bảo hiểm trực thuộc
− Thư viện của cơ quan
− Thông báo
− Văn bản – biểu mẫu
− Liên kết website
− Liên hệ - góp ý
− Tìm kiếm
− RSS
− Sơ đồ website

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
5


− Tổng số lượt truy cập
 Trang quản trị:
− Cho phép các thành viên trong ban quản trị đăng nhập vào hệ thống để
đăng thông tin.
− Phân quyền thành nhiều nhóm quản trị có đặc quyền khác nhau (Quản trị
website, Tổng biên tập, Tin tức chung, Đoàn thanh niên, Đảng bộ).
− Thêm, sửa, xóa các thông tin trên database theo dõi điều chỉnh sai sót và
đảm bảo cho website hoạt động ổn định và hiệu quả, ổn định.

1.4 Công cụ hỗ trợ
 Ngôn ngữ lập trình PHP, JavaScript, HTML, XML.
 Hệ quản trị CSDL: MySql.
 Phần mềm thiết kế, cài đặt: Macro Dreamweaver 8, Adobe PhotoShop CS,
Flash 8, Internet Explorer 9.0, Power Designer, …

 Webserver: xampp-win32.1.7.2
 Các phần mềm văn phòng: Microsoft Word, notepad, …

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
6


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu về mạng máy tính
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường
truyền vật lý theo một kiến trúc nhất định.
Hai mục đích chính của việc sử dụng mạng máy tính:
− Trao đổi thông tin giữa các hệ thống.
− Sử dụng chung tài nguyên giữa các hệ thống.
2.1.1 Sơ lược về World Wide Web
World Wide Web (thường được gọi là Web) là một mạng kết nối với số lượng
khổng lồ các máy tính trên Internet. Hiện nay Web là một trong những dịch vụ phổ
biến nhất trên Internet hiện nay. Một trong những lý do khiến cho Web trở nên phổ
biến là khả năng hiển thị văn bản và hình ảnh. Trước khi có web nối kết với Internet
chỉ liên quan đến các mạng nối đơn giản, chủ yếu là truyền file text. Đến khi có web
nó cung cấp những khả năng về đồ họa, âm thanh thậm chí cả video. Hơn nữa web
có khả năng nhảy từ trang này qua trang khác thông qua siêu liên kết.
2.1.2 Ứng dụng của Web
Web được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội, …
Web làm thay đổi cách hiển thị thông tin từ văn bản đơn thuần sang kiểu hiển
thị thông tin sinh động hơn là do có sự hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, …
Web phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức dễ dàng hơn,
giúp chúng ta tiếp cận với khoa học nhanh chóng, rẻ tiền và ít tốn kém. Thông qua

dịch vụ web, ta có thể tiếp cận những thông tin trên toàn thế giới.
Ngày nay, web còn là công cụ tuyệt vời để phục vụ cho công tác giáo dục. Đó
là thông qua chương trình đào tạo từ xa, giảng viên không cần tiếp xúc trực tiếp với
học viên mà có thể truyền đạt những kiến thức cho học viên.

 Trình duyệt Web (Web Browser)
Là một chương trình được cài đặt và thực thi trên máy khách hàng (người
dùng). Webbrowser thực hiện các nhiệm vụ sau:
− Gởi các yêu cầu về web đế

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
7


− n phục vụ web.
− Nhận và hiển thị thông tin kết quả từ phục vụ Web gởi về.
 Máy chủ phục vụ web (Web server)
Là chương trình được cài đặt và thực thi trên máy chủ. WebServer thực hiện
các nhiệm vụ sau:
− Lắng nghe các yêu cầu về Web
− Phân tích các yêu cầu nhận được
− Tìm kiếm thông tin
− Tạo thông tin kết quả trả về cho trình duyệt web
 Website
Website là một vị trí trên Internet, nơi cung cấp cho dịch vụ web.
Trang chủ (Homepage): Trang thông tin đầu tiên của một trang web.
Trang web: trang thông tin hiển thị có chứa các siêu văn bản.
 Giao thức truyền siêu văn bản

Giao thức là những quy tắc, quy ước mà các thực thể tham gia truyền thông
trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho việc truyền và nhận thông tin một cách
chính xác.
Giao thức truyền siêu văn bản là giao thức dùng để giao tiếp giữa trình duyệt
web và phục vụ web. Thông tin trao đổi chủ yếu là các tài liệu HTML.
 Bộ định vị tài nguyên đồng dạng (URL: Uniform Resource Location)
URL là các địa chỉ để định vị các nguồn tài nguyên trên web.
2.2 Công cụ viết Web
2.2.1 Giới thiệu HTML
HyperText Markup Language là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, nó được
xem là ngôn ngữ của web, các tài liệu web hầu hết được viết bằng ngôn ngữ
HTML. Một số đặc tính quan trọng của HTML:
− Sử dụng các kiểu định dạng văn bản khác nhau trong trang web.
− Có khả năng chứa các siêu liên kết để liên kết đến các dịch vụ Internet.
− HTML gán các thẻ qua các kiểu chữ, chèn file hình ảnh, âm thanh, vào
văn bản tạo ra mối liên kết dưới hình thức siêu văn bản (hypertext).
2.2.2 Khái quát về PHP
 PHP-Lịch sử phát triển
PHP (Personal Home Page) được thiết kế đầu tiên bởi Rasmus Lerdorf như là
một tập hợp của các kịch bản Perl đơn giản để dò tìm các người dùng trong trang
web của mình. Rasmus Lerdorf đã phát triển một tập hợp các công cụ sử dụng một

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
8


bộ phận tích cú pháp để biên dịch một số macro. Ông cũng đã bổ sung các công cụ
hỗ trợ Form vì vậy đã hình thành PHP/FI. Trên đà phát triển, một số nhóm các nhà

phát triển đã tạo một API (giao diện chương trình ứng dụng) cho nó và nâng cấp
thành PHP3. Gần đây, PHP3 được sử dụng trong nhiều trường hợp không thể dự
tính trước (vượt quá khả năng hiện có của PHP3) vì vậy một phiên bản hoàn hảo
của cú pháp kịch bản được yêu cầu, đó là PHP4, nó nhanh hơn rất nhiều so với
PHP3.
 Các khả năng của PHP
− PHP được thiết kế chủ yếu nhằm sắp đặt kịch bản hướng Server, nên với
PHP ta có thể làm mọi thứ mà các chương trình CGI (Common Gateway
Interface) khác có thể làm như:
− Thực hiện các hàm hệ thống: tạo mới, mở, đọc và đóng các tập tin trên hệ
thống; thực thi các lệnh hệ thống; mở thư mục và định nghĩa các quyền trong
hệ thống.
− Thu thập dữ liệu từ hộp thoại (các form): lưu trữ dữ liệu vào tập tin, gửi dữ
liệu thông qua email, cung cấp các kết quả đã được tính toán theo yêu cầu
người dùng.
− Truy xuất cơ sở dữ liệu và phát sinh nội dung các trang web động hoặc mở
một giao diện web để thêm vào, xóa hay hiệu chỉnh nội dung của các phần tử
trong cơ sở dữ liệu.
− Thiết đặt các cookies và truy xuất các biến cookies.
− Sử dụng các khả năng xác nhận người dùng của PHP để hạn chế sự truy
xuất không mong muốn vào các nơi cần bảo mật trong một trang web.
− Mã hóa dữ liệu
− Bên cạnh các tính năng tương tự như các ngôn ngữ kịch bản khác, PHP còn
có những khả năng đặc biệt như:
− Sắp đặt kịch bản hướng Server: đây là chức năng chủ đạo và truyền thống
nhất của PHP. Để làm được điều này ta cần phải có đủ 3 thành phần là: một
bộ phân tích cú pháp PHP (CGI hoặc module Server), một trình chủ (Web
Server) và một trình duyệt (Browser). Cần phải mở một trình chủ với một kết
nối PHP, ta có thể truy xuất các kết quả của một chương trình PHP bằng một
trình duyệt Web và xem các trang PHP qua Server.


GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
9


− Sắp đặt kịch bản dòng lệnh: ta có thể viết một đoạn mã PHP và thực thi nó
mà không cần bất cứ một trình duyệt hoặc trình chủ nào vì ta chỉ cần sử dụng
bộ phân tích cú pháp PHP để làm điều đó. Những đoạn mã cũng có thể được
sử dụng trong các tác vụ xử lý đơn giản.
− Viết các ứng dụng giao diện người dùng đồ họa hướng Client: PHP không
hoàn toàn là ngôn ngữ tốt nhất để viết các ứng dụng dạng GUI, nhưng nếu
nắm vững PHP và muốn sử dụng các đặc điểm cao cấp của PHP trong các
ứng dụng hướng Client, ta cũng có thể sử dụng PHP – GTK để viết những
chương trình theo dạng đó. PHP – GTK là một mở rộng của PHP và không
hỗ trợ các ứng dụng phân tán.
− PHP có thể hoạt động tốt trong rất nhiều hệ điều hành thông dụng, hỗ trợ
hàng loạt các loại trình chủ và cũng có thể hoạt động như một bộ xử lý CGI.
Vì vậy, với PHP, ta có thể tùy ý lựa chọn các hệ điều hành và trình chủ mà
không quan tâm đến việc phải viết lại mã cho mỗi trường hợp cụ thể.
− Hơn nữa, ta còn có thể lựa chọn giữa lập trình hướng thủ tục với lập trình
hướng đối tượng hoặc kết hợp cả hai sử dụng PHP.
− Tóm lại, lịch sử phát triển và các khả năng của PHP cho ta thấy trong tương
lai PHP sẽ thực sự tở thành những công cụ thiết kế web khiến cho các nhà
thiết kế và phát triển ứng dụng phải quan tâm.
 Các ưu điểm của PHP
Theo nghiên cứu của NetCraft, PHP là ngôn ngữ phổ biến nhất dùng trong
trình chủ Apache và trong tổng số 2 triệu Website đang hoạt động. Dưới đây là một
số lý do vì sau PHP trở thành ngôn ngữ kịch bản hướng Server phổ biến nhất hiện

nay.
Những điều cần quan tâm đối với một ngôn ngữ kịch bản: tốc độ, tính ổn định,
tính bảo mật và tính đơn giản
− Tốc độ: không chỉ có tốc độ xử lý, nó quan trọng nhưng nó không trì hoãn
tốc độ phần còn lại của hệ thống. Vì vậy ảnh hưởng của tài nguyên hệ thống
là không quan trọng lắm. PHP tích hợp tốt nhất với các phần mềm khác, đặt
biệt là đối với hệ thống Window Xp, Unix, và khi sử dụng một module của
Apache, nó luôn ở trạng thái sẵn sàng. Hơn nữa, PHP là một trình bao bọc
nhỏ gọn của các lời gọi hệ thống, do đó nó rất nhanh.

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
10


− Tính ổn định: Tốc độ sẽ trở nên vô dụng nếu hệ thống thường xuyên bị
hỏng. Sự liên kết giữa các nhà phát triển và người sử dụng khiến cho các lỗi
ít xảy ra và được khắc phục nhanh chóng hơn. PHP sử dụng hệ thống quản lý
tài nguyên của riêng nó và có một phương pháp tinh vi để quản lý các biến,
làm cho nó thực sự là một hệ thống có sức mạnh.
− Tính bảo mật: Các hệ thống cần được bảo vệ khỏi những sự tấn công
nhằm mục đích xấu từ phía người dùng. PHP có cung cấp nhiều mức độ bảo
mật có thể thiết đặt trong tập tin .ini.
− Tính đơn giản: Các nhà lập trình muốn học cách sử dụng càng sớm càng
tốt. Với PHP, ngay cả những nhà chuyên viết mã HTML cũng có thể tích
hợp vào trang Web của họ một cách trực tiếp. Các nhà lập trình với ngôn
ngữ C hay Javacript cũng có thể nhanh chóng đạt hiệu quả cao khi làm việc
với PHP.
 Những ưu điểm khác của PHP

PHP là một ngôn ngữ đa nền (multi platform). Với cùng một đoạn mã như
nhau, nó có thể chạy tốt trên 25 hệ điều hành bao gồm hầu hết họ Windows, Unix
và Mac. Với bất cứ hệ điều hành nào, các kết quả đều tương tự nhau cùng một đoạn
Script.
PHP gần giống như C, nên những người đã có kinh nghiệm với phong cách
lập trình của C sẽ hiểu được PHP một cách nhanh chóng.
PHP có khả năng mở rộng. Nó gồm có bộ cú pháp lõi (được viết bởi Zend),
một tập hợp các module mã lõi và cả một tập hợp các định dạng mã. Điều này cho
phép các nhà lập trình hai cách mở rộng và biên dịch cho nó có thể tự thực thi hoặc
tạo một chương trình tự thực thi và có thể được nạp bởi cơ chế nạp động của PHP.
Nhiều giao diện Server HTTP, PHP hoàn toàn có thể hoạt động được trên IIS,
Apache, AOLServer, Roxen. Như một sự lựa chọn, nó có thể chạy theo Module
kiểu CGI.
Nhiều giao diện cơ sở dữ liệu. PHP hoàn toàn có thể hoạt động với MySql,
MS SQL, Oracle, Infomix, PostgreSQL và nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác.
Mã chương trình mở, người sử dụng PHP không phụ thuộc vào nhà sản xuất
khi có lỗi phát sinh, hoặc phải trả phí để có các phiên bản cập nhật hàng năm.

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
11


 So sánh giữa ASP và PHP
ASP là một kỹ thuật hiển thị Web do Microsoft phổ biến và phát triển, hỗ trợ
nhiều ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất vẫn là VB Script. PHP cũng là một kỹ
thuật với mã nguồn mở tương tự như ASP và có thể chạy được trên nhiều hệ điều
hành bao gồm cả Windows và Linux.
− Tốc độ: ASP chẳng bao giờ đạt được tốc độ nhanh như PHP. ASP được

xây dựng dựa trên kiến trúc một COM-base. Khi một nhà lập trình sử dụng
VBScript, người ấy đang sử dụng đối tượng COM. Khi anh ta viết lên một
Small Capital, anh ta sẽ sử dụng đối tượng COM khác. Khi anh ta truy xuất
hệ thống tập tin, anh ta cũng sử dụng một đối tượng COM khác. Các đối
tượng COM lần lượt được tạo ra và ngày một chồng chất khiến cho sự trì trệ
hình thành.
PHP thì không như thế, mọi thứ đều hoạt động trên không gian bộ nhớ của
PHP. Điều này có nghĩa là mã nguồn của PHP sẽ chạy nhanh hơn không phải
gặp sự chồng chất với những đối tượng COM của những quá trình khác
nhau.
− Quản lý bộ nhớ cao cấp: Trong mô hình ASP (với trình chủ IIS 4), nếu
một tập tin header.asp được nối (dùng lệnh include) vào 20 trang web thì 20
biên bản đã được biên dịch của tập tin header.asp đó sẽ được duy trì trong bộ
nhớ. IIS 5 đã được bổ sung bằng một mô hình quản lý bộ nhớ tốt hơn. Tuy
nhiên, chỉ những nhà lập trình đang sử dụng Windows 2000 mới có thể nâng
cấp được vì nó không tương thích ngược với IIS 4 và Windows NT 4.0
không thể chạy được IIS 5. Điều này có nghĩa là hầu hết các trình chủ IIS
vẫn gặp trở ngại đối với các mô hình quản lý bộ nhớ cũ hơn. PHP thì không
như vậy, nó chỉ nạp các tập tin header nào cần thiết.
− Trong PHP không có “chi phí phát sinh”: “Chi phí phát sinh ” là điều mà
có vẻ như ai cũng không mong muốn. Khi mua một chiếc xe,lại phải thay
động cơ hoặc khi mua một ngôi nhà phải sửa lại mái nhà trước khi sử dụng.
Tiếc thay, đó lại là một trong những đặc điểm của ASP. Muốn mã hóa, phải
mua ASPEncrypt; cần phải quản lý Email, lại phải mua server Object’s

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
12



Qmail; cần Uploadfile, lại phải mua SoftWare Artisan SA-FileUp. Tất cả
những công cụ trên đều là miễn phí đối với PHP.
− Sự hỗ trợ từ phía MySql: Sự kết hợp giữa PHP và MySql là một sự kết
hợp khá hoàn hảo. PHP có rất nhiều công cụ để quản lý và bảo trì cơ sở dữ
liệu của MySql. Người ta nhận thấy có rất nhiều các hàm rất hữu dụng như
mysql_insert_id hay mysql_affected_rows mà không thể sử dụng cho các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu khác.
ASP và PHP đều là các giải pháp tốt cho các website cỡ trung bình.
Điều gì làm cho PHP có mối kết hợp khắn khít với MySql. Vì MySql cũng
thích hợp với các website cỡ trung bình, các trang web mà các câu truy vấn
được xem là quan trọng hơn các chứng nhận giao dịch. Những chứng nhận
giao dịch này cho phép người lập trình đồng bộ hóa việc cập nhật trên nhiều
bảng, điều này không cần thiết với đa số các website.
Khi so sánh các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì Microsoft Access chậm
hơn nhiều so với MySql, Oracle và MS SqlServer có nhanh hơn nhưng quá
đắt nếu ta không sử dụng chức năng chứng nhận giao dịch.
− Gần gũi với phong cách lập trình Java/C++: đồng ý là ta không thể
thuyết phục một lập trình viên đã quen sử dụng Visual Basic chuyển sang sử
dụng PHP chỉ vì PHP có phong cách lập trình và cú pháp tương tự như C
hoặc Java. Nhưng ta hoàn toàn có thể thuyết phục một người vốn thích Java
hay C rằng PHP là ngôn ngữ tốt hơn, dễ sử dụng hơn VBScript. PHP cũng
hỗ trợ rất tốt cho việc lập trình dạng module trong các lớp. Sử dụng lớp trong
VBScript vẫn còn hiếm trong ASP bởi vì các tính thừa kế của nó.

 Kiểu dữ liệu và quy tắc đặt biến
STT

1


Kiểu dữ liệu

Boolean

Diễn giải

Kiểu boolean chỉ mang mộ trong hai giá trị “True”
hoặc “False” (không phân biệt hoa thường). Đôi khi
ta sử dụng một số toán tử mà giá trị trả về có kiểu là

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
13


boolean.
2

Interger

Kiểu integer nhận các giá trị số nguyên. Kiểu này có
thể được xác định trong các hệ số thập phân, thập lục
phân hay bát phân.

3

Float

Có thể nhận giá trị là một chuỗi các số thực. Kiểu số

thực được khai báo bằng các cú pháp như :
$a=1.234…..

4

String

Kiểu string có thể nhận giá trị là một chuỗi các ký tự.
Một ky tự có thể được biểu diễn bằng một byte nhị
phân. Do đó, có chính xác là 256 ký tự có thể được
biểu diễn.
Bảng 2.1. Kiểu dữ liệu và quy tắc đặt biến

Ngoài 4 kiểu cơ bản trên, PHP còn hỗ trợ nhiều kiểu khác mà đặc biệt 2 kiểu
phức (compound type) là kiểu array và kiểu object và 2 kiểu đặc biệt (special type)
là kiểu resource và kiểu NULL.
 Biến và quy tắc đặt tên biến
Biến trong PHP được khai báo bằng dấu “$” theo sau là tên biến (tên biến này
có phân biệt hoa thường). Quy tắc đặt tên biến cũng như quy luật của các từ khóa
trong PHP, nghĩa là một tên biến đúng đắn phải bắt đầu bởi một ký tự hoặc một dấu
gạch dưới “_”, theo sau là bất kỳ ký tự nào trong tập hợp sau: ‘[a-zA-Z_\x7f-\xff][aZa-Z0-9_x7f-\xff]*’.
Ví dụ:
$var= “Bob”;
$Var= “Joe”;
echo “$var , $Var”; //kết quả là “Bob,Joe”
$4site = ‘not yet’; //tên biến không đúng quy tắc.
$4_site= ‘not yet’; //đúng quy tắc.
?>
 Truy xuất và quản lý cơ sở dữ liệu


GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
14


Php hỗ trợ rất nhiều hàm để xử lý, truy xuất các cơ sở dữ liệu trong nhiều hệ
quản trị cơ sở như: MySql, mSql, MS SqlServer, Oracle… mà không phải thiết lập
cầu nối ODBC.
Các hàm đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác cũng tương tự cả về cú pháp,
tham số và mục đích.
2.2.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql
MySql là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa luồng, đa người dùng rất mạnh và
nhanh được phát triển, phân phối và hỗ trợ bởi công ty MySql AB. Sử dụng MySql,
người dùng có thể lựa chọn một sản phẩm miễn phí hoặc mua một phiên bản
thương mại từ công ty MySql AB.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: một cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có cấu trúc.
Để truy xuất, xử lý dữ liệu được lưu trong một cơ sở dữ liệu, ta cần sử dụng một hệ
quản trị cơ sở dữ liệu như MySql, MS Accsess, Foxpro, Oracle, … Bởi vì máy tính
có thể lưu trữ một lượng dữ liệu cực kỳ to lớn nên hệ quản trị cơ sở dữ liệu đóng vai
trò rất quan trọng tính toán xử lý dữ liệu như một chương trình độc lập hoặc là một
bộ phận của các ứng dụng khác.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ: cơ sở dữ liệu quan hệ lưu trữ dữ liệu trong
những bảng phân biệt chứ không lưu trữ tập trung tại một không gian rộng lớn. Vì
vậy tốc độ và tính uyển chuyển sẽ được tăng lên rất nhiều. Các bảng được liên kết
với nhau theo những mối quan hệ được định nghĩa sẵn nên có thể dễ dàng kết nối
dữ liệu từ nhiều bảng khi có yêu cầu.
MySql là một phần mềm mã nguồn mở, có nghĩa là mọi người đều có thể sử
dụng và hiệu chỉnh nó. Bất cứ ai cũng có thể download MySql từ Internet để sử

dụng mà không phải trả một khoảng lệ phí nào. Thậm chí họ còn có thể nghiên cứu
và sửa đổi mã nguồn của nó để đáp ứng những nhu cầu riêng của mình.
 Những lý do để sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql rất nhanh, đáng tin và dễ sử dụng. Trải qua
một khoảng thời gian nhất định, MySql ngày nay đã cung cấp được một số lượng
lớn các hàm rất hữu dụng. Tốc độ và sự bảo mật của MySql làm cho nó trở nên
thích hợp cao với việc truy xuất cơ sở dữ liệu trên Internet.
 Các đặc điểm công nghệ của MySql

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
15


MySql là một hệ thống Client/Server gồm có một Server SQL đa luồng có thể
cung cấp nhiều chương trình và thư viện client khác nhau cũng như nhiều công cụ
quản trị hay một số lượng lớn các thư viện lập trình (API). Có rất nhiều chương
trình hay ngôn ngữ kịch bản hỗ trợ hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql.
 Các đặc điểm chính của MySql
Được viết bằng ngôn ngữ C và C++, đã được kiểm tra bằng nhiều trình biên
dịch khác nhau.
Hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
Sử dụng GNU Automake, autoconf và Liptool để tăng khả năng tương thích.
Có giao diện lập trình ứng dụng trong C, C++, Eiffel, Java, Perl, PHP, Python,
Ruby và Tcl.
Hoàn toàn có thể sử dụng trong hệ phân tán.
Hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu: integer dài 1, 2, 4, 8 byte, Float, Double, Char,
Varchar, Text, Blob, Date, Time, DateTime, Year, Set và Enum…
Mỗi trường đều có giá trị mặc định.

Hỗ trợ tất cả các toán tử và hàm đi cùng với mệnh đề Select, Where, Group By
và Order By của câu truy vấn.
Hỗ trợ các toán tử Left Inner Join và Right Outer Join của Sql chuẩn và cú
pháp ODBC.
Hệ thống phân quyền và mật khẩu rất uyển chuyển và an toàn cho phép xác
nhận dựa trên máy chủ. Các mật khẩu đều được bảo vệ vì tất cả các mật khẩu đều
được mã hóa khi lưu thông trên mạng.
Có thể quản lý khối lượng dữ liệu lớn. Công ty MySql AB hiện tại có những
cơ sở dữ liệu lên đến 60.000 bảng đang sử dụng MySql.
Cho phép đặt tối đa 32 chỉ mục trong mỗi bảng.
Các Client có thể nối kết với MySql thông qua TCP/IP Sockets, Unix Sockets
(unix) hoặc Named Pipes (NT).
Hỗ trợ các ứng dụng cơ sở dữ liệu Win32 thông qua cầu nối ODBC.
Server có khả năng cung cấp các thông báo lỗi cho các Client với nhiều ngôn
ngữ khác nhau.
Hỗ trợ hầu hết các bảng mã khác nhau, bao gồm: Unicode (Latin1), german,
big5…, không phân biệt chữ hoa với chữ thường.
Tất cả các câu lệnh đều có thể khởi động kèm với tùy chọn –help hoặc --? để
tham khảo trợ giúp trực tuyến như cú pháp, …
 Các kiểu dữ liệu do MySql hỗ trợ
STT Kiểu dữ liệu
GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

Diễn giải
SVTH: Tô Hồng Thịnh
16


Char hoặc Varchar, hai kiểu này chỉ khác nhau ở cách nó
Kiểu chuỗi


được lưu trữ. Đối với char, độ dài của một trường khi lưu
trữ sẽ bằng chính độ dài của trường đó khi ta khai báo

1

trong quá trình tạo bảng. Varchar thì khác, độ dài của
trường sẽ là độ dài thực sự của trường đó trong từng mẫu
tin tương ứng (có thể ngắn hơn so với kiểu char). Chẳng
hạn như khai báo ten: varchar(200);

2

Kiểu số

Int tùy thuộc vào độ dài của trường. Ví dụ như mabh:

nguyên

int(4);
Date, ta có thể định dạng cách mà một trường có kiểu

3

Kiểu ngày
tháng

ngày sẽ hiển thị.
Ví dụ ngaythamgia: date();
YYYY-MM-DD,

DD-YYYY-MM, YYYY:MM:DD.
Longtext, Text gần giống như kiểu Memo của Access,

4

Kiểu chuỗi
dài

dùng để lưu trữ các trường có lượng dữ liệu thật lớn. Điển
hình như noidung: text.
Bảng 2.2. Các kiểu dữ liệu

2.2.4 Sự kết hợp giữa PHP và MySql
Hệ quản trị cơ sở MySql là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất đối với nhà
phát triển PHP. Có 5 bước cơ bản khi thao tác trên cơ sở dữ liệu với PHP:
Kết nối cơ sở dữ liệu: Mysql_connect(): tạo một kết nối đến mysql. Đòi hỏi
các tham số như:hostname, username, và password.
Cú pháp:
mysql_connect(hostname, username, password);
Trong đó: hostname là tên server, username là tên đăng nhập và password là
mật khẩu của user khi cài đặt MySql. Hàm die() được dùng để thông báo lỗi và
thoát khi hàm mysql_connect () không đáp ứng được yêu cầu.
Ví dụ:
$db_host = "localhost";
$db_name = "quanlybaohiem";
$db_username = "root";
$link=@mysql_connect("{$db_host}","{$db_username}")
GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh

17


or die("Can not connect database");
 Chọn cơ sở dữ liệu
Cú pháp:
mysql_select_db(“table”,$connect);
Ví dụ:
$db = mysql_select_db (“quanlybaohiem”,$connect);
Hay:
@mysql_select_db("{$db_name}", $link) or die("Can not select
database");
Trong đó quanlybaohiem là tên bảng. Câu lệnh này thông báo cho PHP biết để
connect đến Server và chọn bảng dữ liệu.
 Viết và thực thi câu truy vấn
Cú pháp:
mysql_query();
Ví dụ: Tạo một câu lệnh SQL:
$sql= “select * from quanlybaohiem Where newsID=2”;
$result= mysql_query($sql);
Trong đó: thực thi câu lệnh sql và cho kết quả trả về biến result.
 Đưa kết quả vào mảng
Cú pháp: Hàm sẽ trả về một đối tượng kiểu Resource.
mysql_fetch_array($result);
Ví dụ:
while ($row=mysql_fetch_array($result)
{
…………
}
Vòng lặp while sẽ tạo một bảng tên $row chứa các record của biến result.

 Giải phóng tài nguyên & đóng nối kết
Cú pháp:
mysql_free_result();
mysql_close();
Giải phóng tài nguyên được sử dụng bởi nối kết hiện hành.

GVHD: Nguyễn Ngọc Đan Thanh

SVTH: Tô Hồng Thịnh
18


×