Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.21 KB, 63 trang )

47

CHƢƠNG II: DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. KHÁI LƢỢC VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
2.1.1. Vai trò của nghề Điện dân dụng ở nông thôn
2.1.1.1. Vị trí, vai trò của nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
Nghề Điện dân dụng chủ yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt, sản xuất
trong các hộ tiêu thụ nhƣ: Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt; lắp đặt
các thiết bị điện gia dụng; sửa chữa, bảo dƣỡng, vận hành các thiết bị điện gia
dụng; sửa chữa, bảo dƣỡng, vận hành, khắc phục sự cố mạng điện…
Một số lĩnh vực liên quan đến nghề điện:
- Sản xuất truyền tải và phân phối điện năng (nhƣ tổng công ty điện lực
Việt Nam, các Sở điện lực địa phƣơng).
- Chế tạo vật tƣ và các thiết bị điện (nhƣ các doanh nghiệp sản xuất,
chế tạo các loại máy điện, khí cụ điện, thiết bị điện, thiết bị đo lƣờng về điện).
- Đo lƣờng, điều khiển tự động hoá quá trình sản suất (các hệ thống dây
chuyền tự động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất).
- Lắp đặt, bảo dƣỡng, sửa chữa,… các thiết bị điện, mạng điện, hệ
thống điện trong công nghiệp và dân dụng.
2.1.1.2. Vai trò của nghề Điện dân dụng trong sản xuất, đời sống nông thôn
Trong công cuộc phát triển, Đảng và Nhà nƣớc luôn xác định rõ sự phát
triển kinh tế - xã hội không thể tách rời vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phƣơng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ở các vùng nông thôn. Để hiện thực
hoá điều này, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chƣơng trình đề án, trong
đó “Điện khí hoá nông thôn” là một chƣơng trình mục tiêu lớn. Đến nay (sau
15 năm thực hiện) trên cả nƣớc đã đạt hơn 97% hộ gia đình có điện [82].
Việc phát triển điện đi trƣớc một bƣớc, bảo đảm điều kiện cơ bản, cải
thiện đời sống, an sinh xã hội, chuyển dịch kinh tế nông thôn là mục tiêu, chủ



48

trƣơng nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi đáp
ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của ngƣời dân.
Bên cạnh đó các khu công nghiệp mọc lên đã lấy đi lƣợng lớn đất nông
nghiệp. Và tất yếu sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề nhằm cơ
giới hoá, điện khí hoá nông thôn theo hƣớng công nghiệp. Đi đôi với vấn đề
này là nhu cầu tuyển dụng lao động cho sản xuất, dịch vụ tại địa phƣơng cũng
nhƣ lao động kỹ thuật điện cho các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp đáp
ứng việc sản xuất, sử dụng, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa,…các thiết bị
điện, mạng điện ở địa phƣơng, đặc biệt là các thiết bị điện dân dụng và mạng
điện sinh hoạt phục vụ cuộc sống của ngƣời dân nông thôn. Vấn đề này đặt ra
yêu cầu cần thiết phải có sự phát triển ĐTN trong lĩnh vực điện cũng nhƣ điện
dân dụng cho LĐNT nhằm giúp ngƣời dân không những làm chủ đƣợc việc
thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa,… các thiết bị điện dân dụng
và mạng điện sinh hoạt mà còn tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập.
Chính từ những khoá học này ngƣời dân có thể áp dụng tiến bộ khoa
học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao
động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích. HV sau các khoá học
nghề Điện dân dụng có thể tự thiết kế, tính toán, lắp đặt mạng điện trong gia
đình, áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ
thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt, biết cách bảo dƣỡng, sữa chữa những hƣ
hỏng thông thƣờng các thiết bị điện, mạng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Việc gắn kết giữa dạy nghề với tạo việc làm ngay tại địa phƣơng là thiết thực,
khả thi trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn.
2.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn
* Kiến thức:
+ Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và PP sơ
cấp cứu ngƣời bị tai nạn điện;



49

+ Nêu đƣợc ký hiệu quy ƣớc trên sơ đồ mạch điện, bản vẽ thiết kế điện;
+ Nêu đƣợc các PP đấu nối dây dẫn, dây cáp điện;
+ Trình bày đƣợc cách sử dụng của dụng cụ đo, lấy dấu, bộ đồ nghề
điện, máy cắt và máy khoan cầm tay, bộ nong loe, mỏ hàn điện;
+ Mô tả đƣợc cấu tạo, ký hiệu, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện,
thiết bị điện thông dụng trong nhà và trong xƣởng sản xuất nhỏ;
+ Trình bày đƣợc các PP đo bằng đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mê
gôm mét;
+ Trình bày đƣợc quy trình lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dƣỡng các
khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng trong nhà và trong xƣởng sản xuất nhỏ;
+ Trình bày đƣợc cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của các
thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nƣớc nóng,
bếp từ, lò vi sóng, điều hòa, tủ lạnh;
+ Trình bày đƣợc PP lắp đặt và quy trình vận hành ổn áp, động cơ điện
xoay chiều một pha, ba pha, quạt điện;
+ Liệt kê đƣợc quy trình bảo dƣỡng, sửa chữa máy biến áp một pha, ổn
áp, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha, một pha, quạt điện.
* Kỹ năng:
+ Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao
động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Đọc đƣợc bản vẽ thiết kế điện, sơ đồ mạch điện và lập đƣợc phƣơng
án thi công khả thi;
+ Lựa chọn đƣợc dụng cụ, vật tƣ, thiết bị đủ số lƣợng và đúng chủng
loại theo thiết kế;
+ Sử dụng đƣợc đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mê gôm mét để đo các
thông số trong mạch điện và mạng điện;
+ Sử dụng đƣợc dụng cụ đo, lấy dấu, bộ đồ nghề điện, máy cắt và máy



50

khoan cầm tay, bộ nong loe, mỏ hàn điện...đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn;
+ Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dƣỡng đƣợc các khí cụ điện đóng cắt
và bảo vệ, thiết bị điện thông dụng trong nhà, trong xƣởng sản xuất nhỏ đúng
quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và đúng thời gian;
+ Vận hành đƣợc mạch điện đúng quy trình;
+ Có khả năng lựa chọn các thiết bị nhiệt gia dụng dùng trong gia đình;
+ Tháo lắp, bảo dƣỡng đƣợc các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp
điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nƣớc nóng, bếp từ lò vi sóng đúng qui trình;
+ Sửa chữa đƣợc các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy,
nồi cơm điện, bình nƣớc nóng, theo tiêu chuẩn sửa chữa;
+ Tháo, lắp, bảo dƣỡng đƣợc quạt điện, máy biến áp, ổn áp, động cơ
điện 1 pha, 3 pha;
+ Sửa chữa đƣợc hƣ hỏng phần điện, phần cơ quạt điện, ổn áp, động
cơ đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuât;
+ Sửa chữa sự cố điều hòa, tủ lạnh cả phần cơ và phần điện;
+ Lắp (độ) đƣợc board điện tử điều khiển cho một số loại điều hòa.
* Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong công nghiệp; đảm bảo an
toàn và tiết kiệm trong học tập;
+ Chấp hành nội quy, quy chế, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ, đáp ứng công việc;
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng, có thói quen lao động nghề nghiệp,
sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân
tộc và địa phƣơng [53][54][55][56].
2.1.3. Chƣơng trình đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn
Chƣơng trình ĐTN Điện dân dụng trình độ sơ cấp trƣớc đây đƣợc thiết

kế, cấu trúc bởi các mô đun đƣợc tích hợp nhiều nội dung nhƣ lắp đặt mạng


51

điện, hệ thống điện nội thất và sinh hoạt, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo
dƣỡng các thiết bị điện - điện lạnh sinh hoạt và sản xuất nhỏ,… cho nên thời
lƣợng cũng nhƣ nội dung chƣơng trình mang tính dàn trải, nhiều khi không
phù hợp với điều kiện vùng miền, từng địa phƣơng, đối tƣợng ngƣời học, nhu
cầu lao động tại địa phƣơng,… Do vậy, hiện nay nghề Điện dân dụng trình độ
sơ cấp (đào tạo cho LĐNT) đã đƣợc Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH xây
dựng và ban hành (2011) theo cấu trúc phân tách nhiều lĩnh vực nhỏ hơn. Và
do đó nội dung cũng nhƣ thời gian đào tạo cũng ngắn gọn, cụ thể hơn và bám
sát tình hình thực tế cũng nhƣ nhu cầu và điều kiện học tập của ngƣời học và
ngƣời sử dụng lao động ở các vùng nông thôn. Việc chia tách này tạo ra các
nghề diện hẹp, bao gồm: Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ; Lắp đặt mạng
điện nội thất; Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp; Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh
và điều hòa nhiệt độ… [53][54][55][56]. Mỗi nghề diện hẹp này đƣợc cấu
trúc bởi một số mô đun đặc trƣng nhất định, mặc dù vậy nhƣng chúng vẫn
mang những nét đặc thù và nằm trong tổng thể chung của nghề (diện rộng)
Điện dân dụng.
Do yếu tố thời gian và phạm vi nghiên cứu, Luận án sẽ xây dựng một
số bài dạy minh hoạ việc vận dụng quy trình DHTN một số bài/nội dung
thuộc nghề “Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp”. Đây là một nghề hẹp và
có nhiều yếu tố sát với điều kiện, nhu cầu, đời sống của ngƣời dân nông thôn
ở một số địa bàn nghiên cứu.
* Đặc điểm chương trình đào tạo nghề Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp:
Chƣơng trình đào tạo của nghề này đƣợc xây dựng theo cấu trúc mô
đun, đƣợc mô tả chi tiết ở PHỤ LỤC 3. Chƣơng trình gồm 04 mô đun (với
tổng thời gian đào tạo 480 giờ): Thực hành điện cơ bản (24 giờ), Sửa chữa ổn

áp (144 giờ), Sửa chữa quạt điện (156 giờ), Sửa chữa động cơ điện (156 giờ).
Chƣơng trình đã khái quát đƣợc những vấn đề chính nhƣ mục tiêu đào tạo của


52

nghề (mục tiêu chung), danh mục mô đun và thời gian thực hiện, chƣơng trình
(chi tiết) mô đun đào tạo, hƣớng dẫn sử dụng chƣơng trình, đặc biệt là phần
mục tiêu dạy học và nội dung dạy học cho từng bài học cụ thể.
Về mục tiêu dạy học của từng bài đƣợc viết khá chi tiết, cụ thể, bao
quát đƣợc những gì ngƣời học phải đạt đƣợc sau mỗi bài học, đồng thời mức
độ cần đạt đƣợc của mục tiêu dạy học là phù hợp và sát với thực tế và trình độ
của ngƣời học là LĐNT. Bên cạnh đó, mục tiêu dạy học cũng thể hiện đƣợc
chức năng giáo dục nhƣ tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện tính cẩn
thận, chính xác, khoa học và đảm bảo an toàn trong công việc.
Nội dung dạy học là những nội dung cụ thể của nghề bao gồm những
kiến thức, kỹ năng về an toàn điện và đo lƣờng điện, cách bảo dƣỡng và sửa
chữa các loại quạt điện, động cơ điện và ổn áp dùng trong sinh hoạt và dân
dụng. Nội dung bám sát nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp, chủ yếu đi vào vấn đề
hình thành và phát triển kỹ năng của ngƣời học. Đặc biệt, ngƣời học là LĐNT
có xu hƣớng thích học những gì sát sƣờn đối với họ, thích học thực hành
nhiều hơn là học lý thuyết. Do vậy chƣơng trình đã đƣợc thiết kế với tỉ lệ thực
hành chiếm phần lớn thời gian học tập (khoảng 83%) mà vẫn đảm bảo có đủ
nội dung về lý thuyết cần thiết. Mặt khác, các nội dung đƣợc xây dựng dựa
trên tình hình nhu cầu thực tế tại địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu giải quyết
công việc trong đời sống, nghề nghiệp của ngƣời học, trong đó:
Mô đun 1: Thực hành điện cơ bản, bao gồm những nội dung về an toàn
điện và các biện pháp phòng tránh, cấp cứu khi bị điện giật; cách sử dụng, bảo
quản các dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay; các kiến thức về đo lƣờng
điện và việc sử dụng dụng cụ đo thông dụng để đo các đại lƣợng điện cơ bản.

Các nội dung trên là mảng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho ngƣời lao động
nói chung và ngƣời thợ điện nói riêng hoạt động, công tác trong môi trƣờng
công nghiệp.


53

Mô đun 2: Sửa chữa ổn áp, bao gồm các nội dung về cấu tạo chung của
máy biến áp, các hiện tƣợng hƣ hỏng thƣờng gặp; cách bảo dƣỡng, sửa chữa
các loại máy biến áp gia đình: máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp cảm ứng, bộ
kích điện; việc xác định hƣ hỏng và cách sửa chữa, thay thế các mạch tự động
của ổn áp và thiết bị biến đổi nguồn. Đây là mô đun bắt đầu cho việc hình
thành và rèn luyện kỹ năng nghề sau khi đã biết thực hành điện cơ bản.
Mô đun 3: Sửa chữa quạt điện, với các nội dung trọng tâm là bảo
dƣỡng và sửa chữa các loại quạt điện vòng chập, quạt bàn chạy tụ và quạt trần
chạy tụ. Các nội dung trong mô đun cũng là nhằm hình thành và rèn luyện kỹ
năng nghề thuộc mô đun.
Mô đun 4: Sửa chữa động cơ điện, ngƣời học đƣợc đi sâu tìm hiểu động
cơ không đồng bộ: cách tháo lắp, đấu dây động cơ; bảo dƣỡng, sửa chữa,
động cơ không đồng bộ một pha và ba pha thƣờng dùng trong dân dụng.
2.1.4. Khả năng vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện
dân dụng cho lao động nông thôn
Mục tiêu và cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo nghề (diện hẹp)
Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp cũng nhƣ nghề (diện rộng) Điện dân
dụng đào tạo cho LĐNT có những đặc điểm phù hợp với việc tổ chức các
hoạt động dạy học trải nghiệm, cụ thể:
- Nội dung chƣơng trình đƣợc thiết kế theo cấu trúc mô đun, mỗi mô
đun bao gồm các bài học, hầu hết chúng đƣợc tích hợp giữa nội dung lý
thuyết với thực hành nhằm tạo nên những năng lực cơ bản, thiết thực với
ngƣời học. Nói cách khác, nội dung các bài học đƣợc triển khai dƣới dạng các

công việc/kỹ năng thực hiện gắn với một chủ đề nhất định. Đây là điều kiện
thuận lợi cho việc vận dụng DHTN vào quá trình dạy học. Bởi, DHTN
thƣờng gắn với dạy học theo chủ đề, tình huống, mà mỗi chủ đề thƣờng là
giải quyết một hay một nhóm công việc mà ở đó chứa đựng một lƣợng kiến


54

thức và kỹ năng cần thiết đã đƣợc tích hợp trong nó.
- Nội dung chi tiết trong chƣơng trình đào tạo bao gồm các nội dung đã
đƣợc chắt lọc mang tính thực tiễn cao, gắn liền với việc lắp đặt, sử dụng,…và
giải quyết, khắc phục các tình huống gặp phải trong đời sống, nghề nghiệp
của ngƣời học là LĐNT. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho việc triển khai các
hoạt động học tập mang tính trải nghiệm, khám phá, thử nghiệm của ngƣời
học nhằm phát huy vốn hiểu biết thực tế, chia sẻ KN giữa các HV trong lớp.
- Cách bố trí, phân bổ tỉ lệ nội dung giữa lý thuyết (ít) với thực hành
(nhiều) rất phù hợp với đặc điểm học tập của ngƣời học là LĐNT cũng nhƣ
phù hợp với việc thiển khai các hoạt động DHTN. Bởi lẽ, DHTN chủ yếu đi
vào các hoạt động thực hành thử nghiệm, trải nghiệm thực tế để rút ra lý
thuyết, sau đó lại đƣợc áp dụng vào thực hành luyện tập phát triển kỹ năng.
Từ một số phân tích trên cho thấy khả năng vận dụng quy trình DHTN
vào đào tạo nghề Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp cũng nhƣ nghề Điện
dân dụng cho LĐNT là khá phù hợp, hiệu quả và mang tính thực tiễn cao.
2.2. NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
Để đảm bảo việc vận dụng quy trình DHTN vào ĐTN cho LĐNT nói
chung và đào tạo nghề Điện dân dụng nói riêng mang lại hiệu quả một cách
tối ƣu, khi vận dụng cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:
2.2.1. Đảm bảo tính kế thừa kinh nghiệm gắn với các hoạt động trải
nghiệm của ngƣời học
Nhƣ đã phân tích về đặc điểm đối tƣợng ĐTN cho LĐNT, chủ yếu họ

là ngƣời trƣởng thành. Bản thân họ đã có sự từng trải trong cuộc sống, nghề
nghiệp. Mục đích đi học của họ chủ yếu để giải quyết những vấn đề trƣớc mắt
gắn liền với các vấn đề trong cuộc sống, nghề nghiệp của họ. Do vậy nội dung
cũng nhƣ PP học tập là dựa trên KN và phong cách học của chính họ chứ họ
không thích học theo cách áp đặt từ ngƣời dạy. Nói cách khác, ngƣời học là


55

LĐNT thƣờng học theo cách kế thừa và phát triển KN của bản thân, học
thông qua làm, thử nghiệm, trải nghiệm thực tế để khái quát vấn đề, rút ra lý
luận. Sau đó lý luận đƣợc vận dụng để phát triển kỹ năng thông qua luyện tập.
Tuy nhiên không phải KN nào của ngƣời học cũng là đúng, là phù hợp và do
vậy trong quá trình trải nghiệm dễ xảy ra các lỗi. Khi đó, GV cần định hƣớng
cho HV phát hiện lỗi và suy ngẫm tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục hay
làm thế nào,... Đây là một cách dạy học hiệu quả - Dạy học qua lỗi, thông qua
KN chƣa phù hợp của HV để giúp họ thấy đƣợc cái sai để rút ra KN.
Do vậy, việc thiết kế các HĐDH cũng nhƣ tổ chức thực hiện các hoạt
động trải nghiệm cần tuân thủ tính kế thừa, phát huy KN tốt, khắc phục những
KN chƣa phù hợp, phát huy sự từng trải của ngƣời học để chúng góp phần đắc
lực vào việc xây dựng lý luận dựa trên sự trải nghiệm của họ. Để thực hiện
đƣợc điều này, nội dung dạy học và HĐDH cần đƣợc thiết kế dựa trên công
việc, đƣa ngƣời học vào các hoạt động trải nghiệm các tình huống học tập gắn
với thực tế. Qua đó tận dụng đƣợc KN, tập hợp đƣợc những tri thức rời rạc
thành hệ thống, đồng thời giúp họ tự rút ra đƣợc tri thức mới (KN mới) cần
lĩnh hội.
2.2.2. Đảm bảo sự tƣơng tác tích cực trong hoạt động dạy học trải nghiệm
Theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác, các thành tố trong HĐDH có sự
tƣơng tác tích cực giữa chúng với nhau là điều kiện quyết định đến sự thành
công của QTDH. Sự tác động mang tính chất tƣơng tác giữa các thành tố đã

tạo nên động lực của sự phát triển trong dạy học. Trong QTDH, nếu không có
sự trao đổi, chia sẻ về thông tin hay cảm xúc với nhau giữa các chủ thể của
hoạt động dạy và học thì không thể thực hiện đƣợc việc dạy học. HĐDH nghề
cũng sẽ không thể thực hiện đƣợc nếu không sử dụng đến các thiết bị, phƣơng
tiện vật chất, kể cả hoạt động trí óc thuần túy. Đặc biệt trong dạy nghề cho
LĐNT, đặc điểm đối tƣợng đào tạo nổi bật lên sự am hiểu thực tế, dó đó trong


56

các HĐDH họ luôn có xu hƣớng muốn tham gia tích cực vào xây dựng các
nội dung dạy học gắn liền với giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống
và nghề nghiệp. Bởi trƣớc khi có hoạt động lí trí, suy luận logic thì ngƣời học
là LĐNT thƣờng cần phải có các hoạt động vật chất điều hƣớng. Đây là yếu tố
tiền đề, nền tảng nảy sinh hoạt động tƣ duy, lý luận. Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng,
tác động qua lại mang tính tƣơng tác tích cực không những là cách thức tiến
hành các HĐDH mà còn là phƣơng thức để con ngƣời nhận thức về thế giới.
Vì lẽ đó, sự tƣơng tác tích cực giữa các thành tố cơ bản (ngƣời học, ngƣời dạy
và môi trƣờng) của HĐDH cần đƣợc xem nhƣ là nguyên tắc quan trọng không
thể thiếu trong dạy học, đặc biệt là trong các hoạt động DHTN: trải nghiệm,
phân tích trải nghiệm và rút ra khái niệm,...
Việc vận dụng quy trình DHTN trong ĐTN cho LĐNT cần thấu hiểu
một cách sâu sắc rằng, phải đảm bảo sự tƣơng tác tích cực, nhiều chiều giữa
ngƣời dạy với ngƣời học, ngƣời học với ngƣời học, ngƣời dạy với môi trƣờng
và ngƣời học với môi trƣờng.
2.2.3. Đảm bảo vai trò trung tâm của ngƣời học trong các hoạt động dạy
học trải nghiệm
Dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm cho phép ngƣời học có nhiều
quyền tự chủ hơn, tự do lựa chọn kiến thức muốn lĩnh hội, chọn PP học và
tiến độ học thích hợp với bản thân mình. Nói cách khác, việc học lấy ngƣời

học làm trung tâm yêu cầu mỗi HV cần biết học cái gì, học nhƣ thế nào, và
học khi nào. Tƣơng ứng với ba yếu tố này là ba thành tố chính trong dạy học
là nội dung học, PP học và trách nhiệm đối với việc học. Đây là những vấn đề
trong tƣ tƣởng đổi mới PPDH hiện nay, đổi mới theo hƣớng tích cực hóa hoạt
động của ngƣời học. HV đƣợc tham gia chính vào các hoạt động nhận thức,
chủ động, tích cực hoạt động, thao tác, hành động vật chất và tƣ duy, trao đổi,
chia sẻ KN,… nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. Quá


57

trình lĩnh hội đó thực hiện theo hai hƣớng chuyển hóa là đồng hóa (thu nhận)
và điều ứng (thay đổi để thích nghi).
Để đảm bảo vai trò trung tâm trong môi trƣờng dạy học nghề thì việc
học phải dựa trên nền tảng học năng động chứ không phải thụ động; nhấn
mạnh việc học có ý nghĩa và hiểu sâu sắc những vấn đề đƣợc học; tăng cƣờng
quyền tự chủ và tự quyết của ngƣời học; tăng cƣờng ý thức chịu trách nhiệm
của ngƣời học; ngƣời dạy và ngƣời học có mối liên hệ tƣơng tác mang tích
chất hỗ trợ và tôn trọng nhau; sự tự phản ánh, phản hồi trong QTDH phải
đƣợc thực hiện ở cả ngƣời dạy và ngƣời học.
Từ những quan điểm trên, có thể suy luận rằng nguyên tắc của việc học
lấy ngƣời học làm trung tâm nhấn mạnh tiến trình học, chứ không nhấn mạnh
sản phẩm của quá trình học. Kết quả học cần đƣợc đặt ra bởi chính mỗi ngƣời
học để họ có động lực và nỗ lực đạt đƣợc. Vậy nên, ngoài việc chọn nội dung
học, PP học, chịu trách nhiệm với việc học, ngƣời học còn phải có ý thức và
hiểu những việc họ đang làm. Nói tóm lại, vai trò trung tâm của ngƣời học
đƣợc nhấn mạnh để đảm bảo tính tích cực, chủ động sáng tạo của họ.
DHTN là một xu thế dạy học hiện đại trong giáo dục, đào tạo ngƣời lớn
tuổi. Xu thế dạy học này tập trung vào các hoạt động học tập mang tính chủ
động, tích cực tìm tòi khám phá, tận dụng và chia sẻ vốn KN cụ thể của ngƣời

học thông qua các hoạt động trải nghiệm các nội dung học tập. Theo quan
điểm này, ngƣời học đƣợc khuyến khích tham gia tích cực vào hoạt động do
ngƣời dạy thiết kế (dựa trên KN từ ngƣời học) và điều khiển, qua đó ngƣời
học tự khám phá tri thức (qua làm, thử nghiệm, trải nghiệm) và lĩnh hội chúng
(tự rút ra lý luận từ các hoạt động đó). Vì lẽ đó mà các hoạt động trải nghiệm
của ngƣời học luôn đƣợc trao đổi, phân tích, bàn bạc xây dựng giữa các cá
nhân với nhau, giữa các cá nhân trong nhóm, trong lớp. Đây chính là các hoạt
động đặc trƣng của DHTN, đặc trƣng của sự tƣơng tác trong dạy học. Qua đó,


58

ngƣời học thu nhận và hệ thống hoá đƣợc tri thức, kỹ năng cần lĩnh hội, đồng
thời loại bỏ đƣợc những KN chƣa tốt, tính bảo thủ để đạt đƣợc mục tiêu dạy
học. Bên cạnh đó, sự năng động và động cơ học tập trong họ đƣợc cải thiện,
họ lại càng tham gia một cách chủ động và sáng tạo vào các hoạt động trải
nghiệm mới gắn liền với nghề nghiệp.
Nhƣ vậy các hoạt động DHTN trong ĐTN cho LĐNT phải đƣợc thiết
kế theo hƣớng thúc đẩy vai trò trung tâm của ngƣời học, trong đó đặc biệt coi
trọng mối quan hệ tƣơng tác giữa ngƣời học với nhau.
2.2.4. Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngƣời dạy trong việc tổ chức các hoạt
động dạy học trải nghiệm
Ngƣời dạy - ngƣời tổ chức hƣớng dẫn QTDH (xác định mục tiêu, lựa
chọn và thiết kế chủ đề học tập, kích thích hứng thú, động cơ của ngƣời học),
tổ chức việc học, sử dụng PP, phƣơng tiện một cách thích hợp. Lý luận và
thực tiễn dạy học cho thấy, vai trò của ngƣời dạy chỉ có thể thiết kế, tổ chức,
điều khiển các hoạt động học tập của ngƣời học mà không thể làm thay việc
học của ngƣời học. Quan điểm dạy học tích cực cũng nhƣ DHTN là GV
không chủ động truyền tải tri thức, kỹ năng cho ngƣời học mà phải để họ tự
trải nghiệm, tự tìm kiếm, khám phá để phát hiện và thu nhận tri thức. Đây là

những định hƣớng mang tính khái quát về vai trò của ngƣời dạy. DHTN đã
chỉ ra cách thức thể hiện vai trò chủ đạo của ngƣời dạy. Ngƣời dạy là ngƣời
thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập trải nghiệm của ngƣời học,
bên cạnh đó là những tác động sƣ phạm trong hoạt động này nhằm mục tiêu là
sự tiến bộ ở ngƣời học. Ngƣời dạy thể hiện vai trò chủ đạo của mình và quản
lý đƣợc những mối quan hệ tác động qua lại (giữa mình với ngƣời học, ngƣời
học với nhau và với môi trƣờng dạy học) đó để điều khiển theo ý đồ sƣ phạm
nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Quá trình này phải tạo ra sự chuyển biến từ
QTDH thành quá trình tự học, tự chủ động trao đổi, chia sẻ KN trong môi


59

trƣờng học tập nhằm tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. Có
nhƣ vậy, quá trình DHTN mới thực sự hiệu quả và ngƣời dạy mới thực sự giữ
vai trò chủ đạo trong tổ chức và điều khiển các hoạt động DHTN. Những
phân tích trên đây về vai trò của ngƣời dạy sẽ đƣợc thể hiện đầy đủ, rõ ràng
trong quá trình thiết kế hoạt động DHTN cho đến việc thực hiện tổ chức, điều
khiển quá trình DHTN trong ĐTN cho LĐNT nói chung và nghề Điện dân
dụng nói riêng.
2.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn trong quá trình đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Trong nhà trƣờng, tri thức là một hệ thống các học thuyết, lý luận và
các nội dung thực hành luyện tập thƣờng chƣa sát với điều kiện thực tế. Vấn
đề này đƣợc biểu hiện qua một số điểm sau:
- Hiệu quả cá nhân trong điều kiện môi trƣờng học tập thƣờng đƣợc
nhấn mạnh. Tuy nhiên, các hoạt động nghề nghiệp bên ngoài thƣờng cần có
sự hợp tác, phối hợp thực hiện. Ví dụ: những ngƣời công nhân lắp đặt điện
cần có sự hợp tác để hỗ trợ nhau trong việc lắp đặt một mạng điện, một hệ
thống điện hay đƣờng dây truyền tải điện (nông thôn).

- Môi trƣờng dạy học thƣờng chú trọng đến suy nghĩ nhiều hơn là sử
dụng phƣơng tiện trợ giúp suy nghĩ, học hỏi, trong khi ngoài thực tế nghề
nghiệp thì việc sử dụng công cụ, phƣơng tiện là thƣờng xuyên.
- Trong dạy học thƣờng áp dụng cách suy luận trừu tƣợng, nhƣng
ngoài thực tế nghề nghiệp chúng luôn đƣợc gắn chặt với khung cảnh, điều
kiện cụ thể để giải quyết một vấn đề nào đó của ngƣời lao động.
Do vậy việc thiết kế và tổ chức các hoạt động DHTN trong ĐTN cho
LĐNT cần tính đến việc cân đối giữa lý luận với thực tiễn, lý luận phải sát với
nhu cầu giải quyết các vấn đề, tình huống thực trong cuộc sống, nghề nghiệp
của ngƣời học. Các hoạt động học tập cần đƣợc thực hiện trong sự hợp tác,


60

chia sẻ giữa các cá nhân, quá trình tổ chức dạy học bám sát hoặc giống (thậm
chí thực hiện dạy học tại nơi làm việc) với điều kiện lao động ngoài thực tế
hành nghề của ngƣời lao động. Có nhƣ vậy, quá trình ĐTN cho LĐNT mới
đạt hiệu quả tối ƣu.
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản giúp định hƣớng tối ƣu trong việc
vận dụng DHTN trong ĐTN cho LĐNT cũng nhƣ nghề Điện dân dụng.
Chúng có chức năng định hƣớng cho việc thiết kế và tổ chức các hoạt động
DHTN. Do đó, nếu thiếu vắng bất kỳ một nguyên tắc nào khi thiết kế và tổ
chức các hoạt động DHTN trong ĐTN cho LĐNT và đặc biệt là nghề Điện
dân dụng đều làm cho nó thiếu đi tính ƣu việt và sức sống mà quy trình dạy
học này mang lại. Các nguyên tắc trên có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với
nhau tạo ra sự thống nhất giữa các điều kiện và yêu cầu đối với việc vận dụng
quy trình dạy học này. Đồng thời nó phù hợp với thực tiễn đào tạo đối tƣợng
ngƣời học là LĐNT.
2.3. QUY TRÌNH VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM


2.3.1. Quy trình thực hiện
Quy trình DHTN trong ĐTN cho LĐNT không nhất thiết phải triển
khai theo kỹ năng, bài học, mô đun hay cả chƣơng trình của nghề. Trong
ĐTN nói chung và nghề Điện dân dụng nói riêng, có thể thực hiện linh hoạt
cho từng nội dung dạy học. Tƣơng ứng với mỗi nội dung, mức độ rộng hay
hẹp, đơn giản hay phức tạp ta sẽ có PP, cách thức tổ chức khác nhau. Đồng
thời căn cứ vào điều kiện thực tế (thời gian, đối tƣợng ngƣời học, cơ sở vật
chất,...) để tiến hành khảo sát KN đầu vào (hay trƣớc nội dung dạy học) của
ngƣời học. Có thể khảo sát một lần cho toàn bộ nội dung của nghề, hoặc mỗi
mô đun một lần, hay có thể chia nhỏ một lần cho mỗi một bài học/công
việc/kỹ năng. Tuy nhiên việc khảo sát toàn bộ nội dung của nghề hoặc toàn bộ
mỗi mô đun đều dựa trên sự phân tích mục tiêu và khảo sát từ mỗi bài học cụ


61

thể. Luận án sẽ tiến hành vận dụng quy trình DHTN theo kết cấu cho từng bài
học/chủ đề học tập và triển khai một số bài đặc trƣng trong các mô đun đào
tạo của nghề. Quy trình DHTN đƣợc vận dụng trong ĐTN Điện dân dụng cho
LĐNT đƣợc thực hiện theo trình tự các bƣớc ở hình 2.1.
Dựa trên sự phân tích cơ sở của DHTN, khái niệm và bản chất quá trình
DHTN,... có thể khái quát quy trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề
Điện dân dụng cho LĐNT theo các bƣớc sau:
Bước 1
Xác định kinh nghiệm của học viên

Bước 2
Xây dựng kế hoạch dạy học

Bước 3

Tiến hành hoạt động trải nghiệm

Bước 4
Phân tích trải nghiệm và khái quát lý luận

Bước 5
Thực hành, luyện tập

Bước 6
Đánh giá tổng kết
Hình 2.1: Quy trình DHTN trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho LĐNT


62

 Bước 1: Xác định kinh nghiệm của học viên
Việc xác định KN của HV nhằm kiểm tra, đánh giá vốn kiến thức, kỹ
năng của họ ở mức độ nào so với mục tiêu cần đạt đƣợc của bài học/chủ đề.
Qua đó thấy đƣợc những gì HV còn thiếu hụt hoặc chƣa phù hợp để bổ sung,
điều chỉnh bằng các phƣơng án, cách thức khác nhau đối với từng nhóm đối
tƣợng. Việc xác định năng lực hay KN hiện có của HV sẽ đƣợc thực hiện
thông qua việc tổ chức ôn tập tái hiện kiến thức, kỹ năng đã có (đã học trƣớc
đó); sử dụng các phiếu hỏi, ví dụ: Hỏi HV đã từng làm những công việc gì về
sửa chữa, bảo dƣỡng quạt điện? Nếu đã làm thì thời gian bao lâu? Hãy nói
xem quạt điện gồm những bộ phận chính gì? Khi quạt không chạy (đã cấp
nguồn) thì thƣờng do nguyên nhân nào? Cách kiểm tra?... Qua sự trả lời của
HV có thể nhận biết đƣợc trình độ hiểu biết và kỹ năng của họ; hoặc dựa trên
nội dung khảo sát theo các tình huống, bài tập kiểm tra, các tình huống thực tế
hay quan sát sự thực hiện để xác định KN của HV (nếu kiến thức, kỹ năng đó
không đƣợc dạy mà là có sẵn của HV) bao gồm những hiểu biết và khả năng

thực hiện các công việc theo nội dung và mục tiêu bài học.
Việc xác định KN của HV có thể tiến hành cuối bài học/buổi học trƣớc
hoặc ngay đầu bài học/chủ đề /tình huống học tập mới, thậm chí qua quá trình
giảng dạy, GV cũng có thể đánh giá đƣợc KN mà HV đã lĩnh hội đƣợc. Kiểm
tra hay xác định KN trƣớc nội dung chủ đề học tập/bài học cũng là cách giúp
ngƣời học tự đánh giá đúng năng lực của họ. Đây cũng là một cách giải thích
để họ hiểu đƣợc mình sẽ phải làm gì trong quá trình học tập. Việc đánh giá
này có thể đƣa ra cái nhìn khái quát về đối tƣợng ngƣời học để đƣa ra đƣợc
những nội dung và nhiệm vụ phù hợp với đối tƣợng thông qua làm, tự nghiên
cứu, trải nghiệm rút ra kiến thức. Vì thế, cần chia HV trong lớp ra một số
nhóm có KN và khả năng tƣơng đƣơng nhau để cho mỗi nhóm học theo lộ
trình phù hợp khác nhau.


63

Trên thực tế với nghề này, mức độ KN của ngƣời học là LĐNT thƣờng
là KN liên quan đến khả năng thực hành nghề do bản thân tự tìm tòi, khám
phá trong điều kiện, yêu cầu thực tế xảy ra ở gia đình hoặc qua quan sát từ
ngƣời khác làm. Kiến thức lý thuyết thƣờng là những kiến thức phổ thông, sơ
đẳng, hoặc những “mẹo vặt” trong cuộc sống, nghề nghiệp. Có thể phân loại
đối tƣợng ngƣời học thành ba nhóm đối tƣợng chính: ngƣời học với KN thiên
về kiến thức công nghệ - kỹ thuật điện phổ thông; ngƣời học với KN thiên về
khả năng thực hành nghề điện dân dụng; ngƣời học với KN bao gồm cả kiến
thức và thực hành nghề.
Việc xác định KN của HV có thể tiến hành cho một nội dung/chủ đề cụ
thể, một bài học/kỹ năng hoặc theo cả nghề, hay cho từng mô đun. Để thuận
lợi cho việc triển khai một số bài thực nghiệm, đề tài sẽ tiến hành xác định
KN của HV ở mức độ bài học/chủ đề học tập.
Ví dụ: Xác định KN của ngƣời học về nội dung bài học “Bảo dƣỡng,

sửa chữa máy bơm nƣớc”. Trƣớc tiên GV sẽ dùng phiếu hỏi để thu nhận
thông tin về sự hiểu biết của ngƣời học trong việc bảo dƣỡng, kiểm tra hƣ
hỏng thƣờng gặp ở máy bơm nƣớc, cách tiến hành sửa chữa, thay thế hƣ
hỏng. Sau đó căn cứ thông tin vừa thu nhận (nhanh) làm cơ sở cho những HV
am hiểu hơn đƣợc trình bày mô tả về cách làm của mình (thậm chí có thể cho
làm thử để khẳng định KN của họ). Từ đó GV có thể nắm bắt đƣợc khả năng
hiện tại của HV.
 Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Trong DHTN, một phần việc quan trọng và không thể thiếu đƣợc của
ngƣời GV là phải xác định hay tìm ra đƣợc vốn KN của ngƣời học tƣơng ứng
nội dung dạy học để làm cơ sở xây dựng kế hoạch dạy học. Dạy nghề cho
LĐNT với trọng tâm là hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Do vậy
việc xây dựng kế hoạch cần thể hiện rõ các nội dung liên quan đến:


64

* Lập kế hoạch và tiêu chí đánh giá: thể hiện rõ công tác chuẩn bị: thiết
bị, vật tƣ, nhà xƣởng, địa điểm phục vụ dạy học; chuẩn bị về phƣơng tiện, học
liệu (tài liệu, đề cƣơng bài giảng, bảng quy trình, phiếu đánh giá HV). Bài dạy
thƣờng đƣợc thiết kế để giải quyết (năng lực/khả năng thực hiện) một công
việc/kỹ năng hay một thành tố năng lực. Các thành tố này hình thành nên các
tiêu chí thực hiện cho giờ dạy. Trên thực tế, không có một quy định nào cho
việc xác định các bài học trong ĐTN nói chung và theo năng lực thực hiện nói
riêng. Tuy nhiên, cần lƣu ý một số điểm sau:
- Một kỹ năng/năng lực có thể đƣa vào (tạo thành) một bài dạy.
- Một số kỹ năng/năng lực có thể kết hợp với nhau tạo thành một bài dạy.
- Một kỹ năng/năng lực có thể cần nhiều bài dạy.
- Các tiêu chí thực hiện có thể làm cơ sở để xác định bài dạy.
Những vấn đề nêu trên đƣợc thể hiện qua bản kế hoạch dạy học và tiêu

chí đánh giá ngƣời học. ĐTN cho LĐNT nói chung và nghề Điện dân dụng
nói riêng có đặc trƣng về nội dung và cách thức tiến hành chủ yếu theo công
việc, dạy học theo công việc hay theo năng lực thực hiện. Do vậy, để tƣơng
ứng với QTDH đó thì kết quả học tập của ngƣời học cũng phải đƣợc tiến hành
đánh giá theo công việc hay theo khả năng (năng lực) thực hiện các công việc
trong quá trình học tập. Mà đánh giá theo năng lực là đánh giá dựa trên các
tiêu chí và chỉ số. Trƣớc khi thực hiện đánh giá, GV phải soạn thảo các công
cụ đánh giá, lựa chọn chiến lƣợc và PP đánh giá, kỹ thuật thu thập bằng
chứng,...để thiết kế, xây dựng bảng đánh giá HV [52][58]. Đề tài đề xuất mẫu
kế hoạch (bảng 2.1) và tiêu chí đánh giá ngƣời học (bảng 2.2 và 2.3.).
Bảng 2.1. Kế hoạch dạy học cho 1 bài dạy
Mục

TT

Nội dung

1

Chƣơng trình đào tạo

Ghi tên chương trình/nghề đào tạo

2

Mô đun

Ghi tên mô đun



65

3

Bài học

Ghi tên bài

4

Số giờ giảng

Ghi số giờ giảng

5

Hình thức tổ chức

Ghi hình thức tổ chức dạy học

6

Thời gian

Ghi ngày thực hiện dạy học

7

Thành phần


Ghi các thành phần tham dự bài học

8

Địa điểm

Nơi tổ chức hoạt động dạy học

9

Thiết bị, dụng cụ, Liệt kê tất cả các điều kiện (nguồn lực) cần
phƣơng tiện DH

10 Vấn đề an toàn

thiết phục vụ tổ chức DH.
Các quy định về an toàn trong quá trình DH.

Bảng 2.2: Bảng tiêu chí, chỉ số và bằng chứng thực hiện.
Kỹ năng/bƣớc
công việc

TT

Tiêu chí/ Chỉ số
đánh giá

Bằng chứng

1


Tên kỹ năng 1

Tiêu chí 1:….
- Chỉ số 1…
……

- Bằng chứng chỉ số 1
- ……

2

Tên kỹ năng 2 (nếu có)

Tiêu chí 1:….
- Chỉ số …
- ……

- Bằng chứng chỉ số
- ……





… …

Bảng 2.2 là căn cứ để GV đánh giá kết quả học tập của HV theo bảng
đánh giá 2.3.
Bảng 2.3: Bảng đánh giá kết quả học tập

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Họ và tên học viên:..................................

Ngày:.............................

Lớp:…………..........................................

Khóa:………….......….

Kỹ năng: ........................................................................................................
Thời gian: Bắt đầu……………………..

Kết thúc………………


66

TT

Tiêu chí đánh giá

I

Tiêu chí 1:…

1

Chỉ số …

Điểm

tối đa

Bằng chứng

Điểm
đánh giá



II

Tiêu chí 2:…

1

Chỉ số …





III Tiêu chí 3:…
1

Chỉ số …




Tổng điểm


 Đạt:

Điểm ≥ 5

10

 Không đạt :

Điểm ≤ 5

* Xác định nhiệm vụ học tập: với định hƣớng xuất phát từ mục tiêu dạy
học mà ngƣời học cần đạt đƣợc sau bài học, kết hợp với nội dung trọng tâm
cần có trong QTDH cũng nhƣ phân chia nhóm trình độ HV (Vì có những KN
tự có nên trong lớp học có thể có những KN cao, thấp, thậm chí có ngƣời
chƣa có KN về một lĩnh vực học tập). Qua đó giúp GV có cơ sở để thiết kế
hoạt động DHTN tƣơng ứng.
Việc phân chia các nhóm đối tƣợng HV đƣợc tiến hành trên cơ sở đánh
giá KN của HV. Số lƣợng các thành viên (thƣờng từ 3 đến 5 ngƣời cho phù
hợp mức độ phức tạp của chủ đề hay nhiệm vụ học tập đƣợc giao) trong mỗi
nhóm, số nhóm có thể thay đổi liên tục theo từng chủ đề (hay theo bài học)
của mỗi mô đun trong nghề. Thông thƣờng số nhóm sẽ phụ thuộc các mức
trình độ KN của ngƣời học. Mỗi mức trình độ sẽ đƣợc phân thành một nhóm
(nếu ít HV cùng trình độ) hoặc có thể thành hai hay nhiều nhóm đồng cấp


67

(nếu số HV đông). Do vậy, nội dung và nhiệm vụ học tập mỗi nhóm/cá nhân
khác nhau sẽ khác nhau để cuối cùng kết quả là nhƣ nhau theo mục tiêu đã

định. Ví dụ nhóm thiên về khả năng thực hành sẽ đƣợc phát huy KN thực tiễn
để rút ra khái niệm (quy trình thực hiện, nguyên lý...) và ngƣợc lại, hoặc nếu
HV đã có kiến thức và làm tốt một năng lực (tƣơng ứng với nội dung bài học)
nào đó thì GV có thể yêu cầu họ làm trợ giảng hƣớng dẫn HV khác. Nội dung
và nhiệm vụ học tập đƣợc xây dựng dựa trên công việc hay phần việc gắn với
thực tế nghề nghiệp mà vẫn bám sát, bao quát nội dung dạy học.
Ví dụ: Sau khi có đƣợc cái nhìn chi tiết về KN của HV về khả năng sửa
chữa, bảo dƣỡng máy bơm nƣớc, GV sẽ tiến hành xây dựng các tình huống
học tập theo KN của HV. Việc bảo dƣỡng, sửa chữa máy bơm nƣớc bao gồm
các phần việc hay tiểu kỹ năng: (1) Tháo lắp, bảo dƣỡng máy bơm; (2) Xác
định hiện tƣợng, nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu HV nào đã biết làm
nhƣng chƣa rõ về kiến thức (nguyên tắc, quy tình,…) thì chỉ việc thiết kế nội
dung để họ rút ra kiến thức từ cách đã làm; Nếu nhóm/cá nhân nào đã biết kỹ
năng (1) mà chƣa rõ (2) thì GV chỉ cần thiết kế cho nội dung (2); Nhóm HV
nào chƣa rõ cả (1) và (2) thì GV thiết kế nội dung cả 2 vấn đề trên.
 Bước 3: Tiến hành hoạt động trải nghiệm
Đây là giai đoạn mà các HĐDH chủ yếu đƣợc diễn ra, từ việc bắt đầu
triển khai các hoạt động để ngƣời học thử nghiệm, thuật lại theo KN hay trải
nghiệm hoặc đƣợc quan sát, phản hồi theo sự điều khiển của GV. Quá trình
thực hiện hoạt động trải nghiệm của họ đƣợc GV định hƣớng (có thể bằng
những câu hỏi) sự chú ý vào hoạt động diễn ra với những trọng tâm hành
động, quan sát nhất định. GV tổ chức các nhóm thực hiện các chủ đề, tình
huống học tập theo những cách riêng. GV đƣa ra các chủ đề, tình huống (có
thể là các tình huống trong thực tế) cần giải quyết. Đồng thời giao nhiệm vụ
cụ thể, nguồn lực về phƣơng tiện, dụng cụ cho các nhóm/cá nhân tìm hƣớng


68

giải quyết. Bƣớc này, GV có thể sử dụng phối hợp các PPDH có ƣu thế nhƣ:

nêu vấn đề, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu tài liệu, trình diễn, dự án, sắm
vai hay mô phỏng, kết hợp với đàm thoại gợi mở... Các hoạt động của HV
phải đƣợc GV định hƣớng rõ ràng (thực hiện công việc, ghi nhận thông tin
theo tiến trình thực hiện,...) nhằm mục đích phục vụ cho giai đoạn kế tiếp. Vai
trò của GV lúc này là giám sát, động viên, khích lệ HV, đồng thời nhắc nhở
vấn đề an toàn. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể can thiệp để tránh xảy ra
mất an toàn khi HV làm thử.
Ví dụ (nhƣ trên): Lúc này GV sẽ cung cấp nguồn lực về thiết bị, dụng
cụ, vật tƣ... cho các nhóm, tổ chức các hoạt động để các nhóm/cá nhân sửa
chữa, bảo dƣỡng máy bơm nƣớc theo cách (KN) của mình. Quá trình thực
hiện có sự giám sát của GV, các HV trong nhóm ghi chép chi tiết quá trình
thực hiện (có thể theo mẫu phiếu thực hiện công việc).
 Bước 4: Phân tích trải nghiệm và khái quát lý luận:
Việc phân tích sẽ là khởi đầu cho việc hình thành kiến thức mới từ
những kiến thức đơn lẻ mà HV đã đƣợc trải nghiệm. Khi ngƣời học bắt đầu
hiểu rõ những gì họ vốn có, họ sẽ càng hứng thú tìm hiểu cái mới, điều đó
thúc đẩy việc học diễn ra tốt hơn. Sự phân tích hoạt động trải nghiệm đƣợc
thực hiện qua hoạt động phản ánh/phản hồi. Sự phản ánh đơn giản là suy nghĩ
trở lại các hoạt động và kiểm tra một cách hệ thống KN đƣợc chia sẻ của
những ngƣời tham gia. Ở đây, ngƣời học tái cấu trúc các mẫu hình và sự
tƣơng tác của các hoạt động từ các báo cáo, quan điểm cá nhân. Trên cơ sở
đó, khi tiến hành DHTN, GV cần thiết kế nội dung, hoạt động sáng tạo ở
ngƣời học, giúp họ tự lắp ghép những mảnh ghép “vốn kiến thức, KN nghề
nghiệp của họ với những mảnh ghép “kiến thức, kỹ năng” bổ sung từ bài học
qua các tình huống học tập nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học.
Các thành viên trong nhóm phân tích các hoạt động vừa thực hiện của


69


nhóm để rút ra nguyên tắc, quy trình thực hiện. Trên cơ sở kết quả thực hiện
thuật lại, làm thử hay trải nghiệm ở bƣớc trên, lúc này các HV trong nhóm sẽ
cùng nhau phân tích, phản hồi lại các vấn đề vừa thực hiện, quan sát đƣợc,
cùng nhau trao đổi, thảo luận để rút ra tri thức của vấn đề (khái niệm, nguyên
tắc, quy trình,...). PPDH mà GV có thể sử dụng tốt nhất là PP thảo luận nhóm,
nêu vấn đề, tình huống, dự án, nhật ký học tập, kết hợp với đàm thoại gợi
mở... Vai trò của GV trong giai đoạn này chủ yếu là thực hiện việc điều
khiển, định hƣớng, hỗ trợ... Trong một số tình huống có thể cố vấn, trọng tài,
đảm bảo hoạt động học, khám phá đi đúng hƣớng. Tạo cơ hội cho HV chia sẻ
KN, tạo không khí dân chủ, hoà đồng. Mềm dẻo giải quyết ý kiến trái chiều,
khi vấn đề trở nên gay cấn, GV cần định hƣớng giải pháp để HV lựa chọn.
Ví dụ (nhƣ trên): Lúc này ngƣời học sẽ suy ngẫm, nghiệm lại và trao
đổi, thảo luận trong nhóm về quan điểm cách thực hiện theo yêu cầu đặt ra để
thống nhất trình tự, nguyên tắc sửa chữa, bảo dƣỡng máy bơm.
Sau khi bàn bạc, phân tích, thảo luận chủ đề, tình huống học tập, ngƣời
học tổng hợp và rút ra đƣợc những kết luận cần thiết. Những kết luận này
đƣợc đánh giá, soi xét, đối chiếu với mục tiêu và nội dung dạy học, từ đó
thống nhất cách thức thực hiện hay thống nhất về mặt lý luận của vấn đề học
tập. Đây chính là lúc hệ thống hoá KN cụ thể thành lý luận/khái niệm.
Ví dụ (nhƣ trên): Sau khi thống nhất ý kiến trong mỗi nhóm, bây giờ sẽ
là phần tranh luận, phân tích trƣớc toàn lớp về các dạng hƣ hỏng thƣờng gặp ở
máy bơm nƣớc cung nhƣ quy trình, nguyên tắc sửa chữa, bảo dƣỡng máy
bơm. Trên cơ sở các nhóm trình bày quan điểm, cách thực hiện, lớp sẽ bàn
bạc, phân tích, đóng góp ý kiến cho những mặt phù hợp và chƣa phù hợp,
đồng thời giúp ngƣời học nhận thấy đƣợc KN nào là đúng (để phát huy) – sai,
chƣa phù hợp (để điều chỉnh). Qua đó rút ra đƣợc cách làm tối ƣu.


70


 Bước 5: Thực hành, luyện tập:
Sau khi đã có sự thống nhất về mặt lý luận hay kiến thức trên cơ sở
KN có ích, đồng thời thừa nhận và loại bỏ KN không phù hợp, HV sẽ áp dụng
vào thực hành, luyện tập để phát triển kỹ năng gắn liền với giải quyết công
việc trong thực tế. Qua đó, kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập đƣợc khắc
sâu và đƣợc vận dụng triệt để trong các hoạt động nghề nghiệp. Lúc này GV
với vai trò giám sát, uốn nắn, sửa sai (nếu có) các hoạt động thực hành của
HV. PPDH chủ đạo mà GV có thể sử dụng là PPDH thực hành, trình diễn,
trực quan, thực tập, dự án, theo tình huống, học tập về dịch vụ...
Ví dụ (nhƣ trên): Lúc này quy trình, nguyên tắc sửa chữa, bảo dƣỡng
máy bơm đã đƣợc thống nhất. GV sẽ cho ngƣời học áp dụng vào thực hành,
luyện tập cũng nhƣ vận dụng vào sửa chữa, bảo dƣỡng trong nghề.
 Bước 6: Đánh giá tổng kết:
Đây là lúc nhìn lại toàn bộ các hoạt động đã diễn ra cũng nhƣ đánh giá
tổng kết. Bất cứ QTDH nào cũng phải tổng kết, đánh giá kết quả học tập của
ngƣời học. Đánh giá đƣợc thực hiện qua việc thu thập bằng chứng bằng quan
sát ngƣời học thực hiện; đo đạc và lƣợng giá sản phẩm mà họ làm, luyện tập;
trắc nghiệm kiến thức về nội dung học tập. Từ đó đối chiếu với tiêu chí đánh
giá để đƣa ra phán xét về kết quả học tập của ngƣời học. Hoạt động đánh giá
có thể thực hiện linh hoạt: GV đánh giá hoặc HV tự đánh giá (hoặc đánh giá
chéo). Ngoài ra, trong giai đoạn tổng kết, GV cần nhận xét chung, chỉ ra kiến
thức cần lĩnh hội, tài liệu học, yêu cầu HV viết nhật ký học tập,...
Trên đây là nội dung chi tiết các bƣớc của quy trình vận dụng DHTN
trong đào tạo nghề Điện dân dụng cung nhƣ nghề Sửa chƣa quạt, động cơ
điện và ổn áp cho LĐNT. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mức trình độ hiểu biết và
KN của ngƣời học mà vận dụng linh hoạt (có thể bỏ qua một số giai đoạn hay
phải tiến hành theo đủ tuần tự nhƣ trên). Chẳng hạn với những HV mà KN


71


của họ đã đƣợc tích luỹ đủ để có thể xây dựng khái niệm thì có thể bỏ qua
bƣớc hai. Hoặc KN của HV nào đã đáp ứng đƣợc việc giải quyết vấn đề đặt ra
thì lúc này có thể giao bài tập đề án, nghĩa là đi thẳng vào giai đoạn áp dụng
vào thực tế,...
2.3.2. Một số ví dụ minh hoạ vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm
2.3.2.1. Bài: Sử dụng đồng hồ vạn năng
Bài số 3.5: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Thời gian thực hiện: 4 giờ
Mục tiêu của bài học:
- Trình bày đƣợc cấu tạo, công dụng và cách sử dụng đồng hồ vạn năng
(VOM).
- Sử dụng đƣợc VOM để đo các đại lƣợng điện cơ bản của linh kiện,
thiết bị, mạch điện (U,I,R) đúng kỹ thuật, trong thời gian quy định.
- Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị, khả năng làm việc hợp tác
chia sẻ kinh nghiệm.
Tiến trình thực hiện:
a. Bước 1: Xác định kinh nghiệm của học viên
Vì chỉ tiến hành thực nghiệm một số bài trong chƣơng trình nên đề tài
đã khảo sát đầu vào trƣớc bài học và phân nhóm trình độ HV. Thời gian tiến
hành là cuối buổi học hôm trƣớc. Để xác định năng lực HV về nội dung bài
học trƣớc khi học, GV giảng dạy đã tiến hành kiểm tra HV bằng bài kiểm tra
(PHỤ LỤC 4.1). Trên thực tế khi vận dụng cho mô đun hay cả chƣơng trình
thì GV hoàn toàn có thể vận dụng tƣơng tự.
Theo kết quả kiểm tra trƣớc bài học thì có khoảng 60% học viên đã
từng sử dụng VOM năng hoặc xem ngƣời khác đo (trong đó có 5/15 ngƣời ở
nhóm TN lần một, có 3/6 ngƣời ở nhóm TN lần 2 và 4/16 ngƣời ở lần 3 đã
từng sử dụng).



×