Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu tại trường trung học cơ sở nam cường, huyện chợ đồn, tỉnh bắc cạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
-----------------------------------------------------

VY THỊ HỒNG HẠNH

VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
CÁC EM NỮ ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ VAI
TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại trường THCS Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
-----------------------------------------------------

VY THỊ HỒNG HẠNH

VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
CÁC EM NỮ ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ VAI
TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Nghiên cứu tại trường THCS Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Công tác xã hội


Mã số: 60 90 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TRÀ VINH

Hà Nội-2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Trà Vinh. Các thông tin thu
thập và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Học viên

Vy Thị Hồng Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Thị Trà Vinh, người cô giáo kính mến đã hêt lòng giúp đỡ và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Các thầy cô giáo khoa Xã hội học trong suốt 02 năm đã mang đến cho tôi nhiều

kiến thức quý báu và truyền cho tôi sự tâm huyết, yêu nghề để tôi có được động lực và
niềm tin theo đuổi lĩnh vực mà mình đã lựa chọn.
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh, quý phụ huynh học sinh
trường THCS Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn; các cô đỡ thôn bản, chính
quyền và nhân dân xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, cung cấp thông tin để tôi có thể thu
thập được những thông tin và số liệu quý báu cho luận văn.
Cảm ơn các anh chị, bạn vè trong lớp Cao học Công tác xã hội 2 (khóa học
2012-2014) đã luôn giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, chị em và người chồng yêu quý đã luôn ở bên
cạnh, là động lực to lớn giúp tôi không ngừng cố gắng học tập để hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn./.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................ 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................................... 11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 12
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 13
6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 13

7. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ........................................................................ 13
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 14
9. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 15
10. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 15
NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................... 17
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................. 17
1.1 Các khái niệm công cụ ........................................................................................ 17
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .............................................................. 19
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành
niên .......................................................................................................................... 27
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 30
1.5 Đặc điểm cơ bản và sự biến đổi đặc biệt ở trẻ vị thành niên nữ .................... 35

iii


Chương 2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA CÁC EM NỮ
TRONG ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NAM
CƯỜNG ........................................................................................................................ 43
2.1 Tình hình về sức khỏe sinh sản của các em nữ độ tuổi vị thành niên trên địa
bàn xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn ................................................................... 43
2.2 Thực trạng nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của
học sinh nữ trường THCS Nam Cường ................................................................... 48
2.3 Thực trạng các yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành
niên của các em học sinh nữ trường THCS Nam Cường .................................. 64
2.4 Thực trạng nhu cầu kiến thức và chia sẻ về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thành niên của học sinh trường THCS Nam Cường .......................................... 67
Chương 3. NÂNG CAO KỸ NĂNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
CÁC EM NỮ VỊ THÀNH NIÊN VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
....................................................................................................................................... 71

3.1 Vai trò của nhân viên CTXH ................................................................................ 71
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH................ 90
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 103
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................ 105
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................... 111
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI.......................................................................................... 111
PHỤ LỤC 2. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ........................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 142

iv


CÁC TỪ VIẾT TẮT

SKSS

Sức khỏe sinh sản

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

QHTD

Quan hệ tình dục

DS-KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình


THCS

Trung học cơ sở

HIV/AIDS
(Human

immunodeficiency

virus Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

infection/ acquired immunodeficiency
syndrome)
CTXH

Công tác xã hội

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1: Bảng phân bố cơ cấu dân tộc của học sinh

63

Bảng 2. Sự nhận thức về sự phát triển sinh lí của bản thân theo khối lớp

64


Bảng 3. Nhận thức về sự phát triển sinh lí của bản thân theo dân tộc

66

Bảng 4. Nhận thức của học sinh về tình dục an toàn

68

Bảng 5. Nhận thức của học sinh các dân tộc về tình dục an toàn

69

Bảng 6. Nhận thức của học sinh về thời điểm thụ thai

71

Bảng 7. Nhận thức của học sinh các dân tộc về thời điểm thụ thai

72

Bảng 8. Nhận thức của học sinh về làm mẹ an toàn

74

Bảng 9. Nhận thức của học sinh các dân tộc về làm mẹ an toàn

75

Bảng 10. Hành vi vệ sinh cơ thể của các em nữ theo mùa, vụ


76

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

38

Biểu đồ 2. Quan hệ tình dục ở học sinh THCS (tỷ lệ %)

67

Biểu đồ 3. Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai (tỷ lệ %)

73

Biểu đồ 4. Nơi học sinh thường vệ sinh cơ thể (tỷ lệ %)

77

Biểu đồ 5. Tỷ lệ vệ sinh của học sinh kỳ kinh nguyệt (tỷ lệ %)

78

Biểu đồ 6. Sản phẩm học sinh sử dụng ngày hành kinh (tỷ lệ %)


79

Biểu đồ 7. Các kênh tiếp cận thông tin của học sinh (tỷ lệ %)

81

Biểu đồ 8. Nhu cầu kiến thức về CSSKSS (tỷ lệ%)

84

Biểu đồ 9. Nhu cầu chia sẻ về SKSS, CSSKSS (tỷ lệ %)

86

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoảng một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 25 nên việc giáo dục sức
khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên là vấn đề quan trọng
của toàn xã hội. Lứa tuổi này đặc trưng cho sự phát triển nhanh cả về trí tuệ, thể chất,
tâm sinh lý cũng có nhiều biến động khiến cho các em đôi khi bướng bỉnh, nóng nảy và
muốn tự làm theo ý mình. Các hormone sinh dục cũng phát triển nên những cảm xúc
sinh lý giới tính, tình bạn, tình yêu khác giới cũng mạnh mẽ và quan trọng hơn.
Ở lứa tuổi này các em muốn khẳng định mình đã lớn và thoát khỏi sự kiểm soát
của cha mẹ dù hành vi còn ngờ nghệch, ứng xử chưa tốt. Những xúc cảm giới tính thôi
thúc, chính vì vậy mà hiện tượng yêu sớm ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay diễn ra khá
phổ biến và là vấn đề đáng lo ngại. Nhất là khi hiện nay các em rất thoáng trong tình

yêu nên tình trạng quan hệ tình dục sớm ở lứa tuổi vị thành niên không còn lạ lẫm. Sự
sốc nổi và thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục dẫn đến hậu quả đáng tiếc như tỷ lệ có
thai ngoài ý muốn, tỷ lệ phá thai còn khá cao. Hiện tượng sinh con của những “bà mẹ
nhí” đang có chiều hướng gia tăng, kéo theo đó là tỷ lệ tảo hôn cũng tăng lên ở các em
nữ vị thành niên.
Việc kết hôn và sinh con ở lứa tuổi này kéo theo rất nhiều tác hại cho chính bản
thân các em, cho gia đình cũng như cho xã hội. Do cơ thể các em chưa phát triển hoàn
thiện nên khi sinh con có thể gây ra tình trạng sinh non, con bị dị dạng, bệnh tật, sức
khỏe người mẹ và đứa trẻ yếu kém. Cùng với vấn đề này là sự gia tăng không ngừng
của tỷ lệ nhiễm HIV, nguy cơ lây lan các bệnh đường tình dục như bệnh giang mai,
bệnh lậu, … Những ảnh hướng lớn tới kinh tế, tâm lí cũng như tương lai sau này của
chính các em và của xã hội.
Ở nước ta hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính, CSSKSS cho trẻ vị thành niên đã
nhận được sự quan tâm của Nhà nước, xã hội. Nhiều chương trình, chiến lược quốc gia
về CSSKSS theo từng giai đoạn đã được tiến hành ở các địa phương. Nhưng do nhận
1


thức về văn hóa xã hội, giáo dục giới tính còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp nên sự quan tâm chưa được sát
sao.
Bên cạnh đó, những biến tướng không tốt từ các tụ điểm ăn chơi như karaoke,
cafe…thiếu lành mạnh dẫn tới các tệ nạn xã hội đang có xu hướng phát triển phức tạp
gây nên những hậu quả không tốt với trẻ vị thành niên. Tình hình đó dẫn tới nhu cầu
giáo dục giới tính và CSSKSS cho lứa tuổi vị thành niên trở nên vô cùng cấp bách và
quan trọng. Nó trở thành nhu cầu không chỉ là của bản thân các em mà cũng chính là
nhu cầu của xã hội hiện đại giúp các em có sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng hơn về
SKSS và CSSKSS vị thành niên.
Xã Nam Cường là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Chợ Đồn với
nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là

dân tộc Mông, Dao. Người dân sống rải rác ở các triền đồi, triền núi chứ không có sự
tập trung nên các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SKSS, CSSKSS cho
người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thêm nữa phần lớn bà con là người dân tộc Mông,
Dao, Nùng đều nói tiếng dân tộc mình, số người biết tiếng phổ thông còn ít nên nếu có
tuyên truyền cần có người dân địa phương phiên dịch lại. Điều kiện sống còn nhiều
khó khăn, cái ăn còn chưa đủ và trình độ dân trí chưa cao nên các em nữ trong độ tuổi
vị thành niên của xã ít có cơ hội được tiếp cận với các thông tin, kiến thức và các dịch
vụ CSSKSS. Cùng với đó là phong tục tập quán còn lạc hậu, việc tiếp cận với các
thông tin về SKSS không được người dân quan tâm nên con em họ không có cơ hội
tiếp nhận các kiến thức này.
SKSS bao gồm nhiều nội dung, chương trình khác nhau nên cần những cán bộ
có chuyên môn, kiến thức hướng dẫn cụ thể trong khi nguồn cán bộ làm phụ trách về
vấn đề này của xã còn ít và còn yếu. Tại trường học nơi số trẻ vị thành niên nhiều thì
lại không có cán bộ chuyên môn về kĩnh vực này, trong khi CSSKSS là vấn đề nhạy
cảm, cần được tư vấn cẩn thận. Dù được đưa vào chương trình giảng dạy học ở trường
2


nhưng kiến thức cung cấp cho các em rất nghèo nàn và hạn chế. Việc chia sẻ giữa thầy
và trò, cha mẹ và con cái, bạn bè với nhau còn nhiều khó khăn.
Do đặc thù dân tộc và phong tục của một số dân tộc trong huyện nên nhiều em
gái trong độ tuổi vị thành niên đã bất đắc dĩ trở thành những người vợ, người mẹ. Các
em không không hề biết và có sự nhận thức về SKSS, CSSKSS nên các em không biết
tự mình chăm sóc về vấn đề này. Các em không được trang bị đầy đủ những kiến thức
về sự thay đổi sinh lí của cơ thể khi đến tuổi trưởng thành, về quan hệ tình dục sao cho
đúng và an toàn, các em cũng không biết về các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa
gia đình cũng như những kiến thức làm mẹ sao cho an toàn. Những gì về SKSS các em
biết chỉ qua học tập một số kiến thức cơ bản ở trường học, phần lớn các em học qua
việc bắt chước người lớn hơn, học hỏi từ bạn bè cùng trang lứa chứ không có được sự
chỉ bảo đúng đắn nhất. Điều này dẫn tới những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng tới tương

lai của chính các em.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội (Nghiên cứu tại
trường THCS Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn)” làm đề tài luận văn của
mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về SKSS và CSSKSS vị thành niên có mặt từ rất sớm trên thế giới
nhưng được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như sức khỏe vị thành niên hay giới tính
tình dục vị thành niên. Từ sau hội nghị về dân số và phát triển ICPD tại Cairo (4/1994)
định nghĩa chính thức về SKSS được phổ biến trên thế giới và trở thành vấn đề được
quan tâm của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, giáo dục dân số và giáo dục giới tình
đang dần nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cộng đồng xã hội. Trẻ vị thành
niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi ở Việt Nam chiếm một phần lớn trong tổng dân số

3


nên việc giáo dục về SKSS cho các em trở thành vấn đề cần được quan tâm sát sao
nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.
Tổng điều tra dân số ở Việt Nam, trẻ trong độ tuổi vị thành niên là 17,3 triệu
người chiếm 22,7% dân số. Theo thống kê trẻ vị thành niên từ 10 – 19 tuổi ở nước ta là
17,5 triệu người chiếm 22,46% dân số. Như vậy trẻ trong độ tuổi vị thành niên chiếm
tới ¼ dân số cả nước và cơ cấu dân số sẽ tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới. Đây
vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho đất nước khi nguồn nhân lực trẻ dồi dào nhưng
các vấn nạn xã hội cũng theo đó gia tăng sẽ trở thành gánh nặng cho các nhà hoạch
định chính sách quốc gia.
Cơ cấu dân số nước ta là dân số trẻ, hiện nay có khoảng 50% dân số ở độ tuổi
dưới 20, trong đó có 20% ở độ tuổi từ 10 – 19 với khoảng 15 triệu người. Nhưng có tới
80% tổng số trẻ vị thành niên sinh sống tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi mà những

thông tin, kiến thức về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế. [26].
Bước vào độ tuổi vị thành niên, thanh niên các em có nhiều biến đổi về tâm sinh lý của
cơ thể nên nếu không được giáo dục, nhận thức đúng sẽ gây những hậu quả đáng tiếc.
Các em có thể trở thành những người cha, người mẹ sớm hơn vì không có kiến thức về
tình dục an toàn, dễ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Các em nữ trẻ trong độ
tuổi vị thành niên dễ sinh con không mạnh khỏe, sinh non hay thai nhi dị dạng, tỷ lệ trẻ
sơ sinh tử vong cao. Trẻ vị thành niên chưa có chồng mà có thai thường nạo phá thai
không an toàn gây hậu quả đáng tiếc như băng huyết, vô sinh, v.v.
Theo thống kê của Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
(Bệnh viện phụ sản Trung ương), trong 5 năm 2008 – 2012 có xấp xỉ 80 – 100 ca đẻ/
nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. [9].
Theo Vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong
tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: năm 2010 là 2,9%; năm 2011 là
3,1%; năm 2012 là 3,2% tương ứng tới đó là tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này: năm 2010 là
2,2%; năm 2011 là 2,4%; năm 2012 là 2,3%.[4].
4


Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên Việt Nam ngày càng sớm. Tuy
nhiên, kiến thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp
tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình
mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 70% là học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục DS-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt
Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh
niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong thanh thiếu niên nước ta cũng có sư gia tăng rõ rệt. Theo
Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS thì chỉ trong 3 năm (1995 – 1998) số ca nhiễm
HIV/AIDS từ chỗ không có tăng lên 28 trường hợp. Nhóm tuổi từ 13 – 19 tuổi tăng từ
54 trường hợp lên 449 trường hợp, gấp 8,3 lần; nhón tuổi từ 20 – 29 tuổi tăng từ 409

trường hợp lên 2540 trường hợp, gấp 6,2 lần. Số trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV qua người
mẹ cũng tăng lên khoảng 500 trẻ một năm. Trong năm 2001, theo thống kê của Bộ Y
tế, có tới 60% người nhiễm HIV trong độ tuổi dưới 30 và 10% trong độ tuổi từ 13 – 19.
Đây thực sự là những con số đáng báo động và cần nhận được sự quan tâm tâm gắt gao
hơn của các cấp lãnh đạo cũng như cộng đồng xã hội.[5].
Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng về kinh tế xã hội thì các vấn
đề về tệ nạn xã hội cũng gia tăng, trong đó số người trong độ tuổi vị thành niên chiếm
một tỷ lệ đáng báo động. Cục phòng chống tệ nạn xã hội đã thống kê, trong độ tuổi từ
15 – 19 tuổi thì có tới 70% số người nghiện hút và 80% số người hoạt động mại dâm.
Điều đó cho thấy, Việt Nam đang đứng trước thực trạng rất đáng lo ngại về sức khỏe
sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên và cần có biện pháp và hành
động kịp thời, hiệu quả để bảo vệ trẻ vị thành niên Việt Nam.
Ở Việt Nam đã nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khỏe sinh sản nhưng chưa có
một nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào tìm hiểu riêng rẽ một vấn đề về sức khỏe sinh
5


sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên mà chỉ là sự kết hợp các vấn đề ở các
mức độ khác nhau. Dưới đây tôi xin tóm tắt một số nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực
này:
“Báo cáo kết quả cuộc thi khảo sát tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi về sức
khỏe sinh sản tuổi vị thành niên” (1999) do Khuất Thu Hồng thực hiện theo yêu cầu
của UNFPA và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa được thực hiện tại một số
trường THCS và THPT. Đối tượng là học sinh và cha mẹ học sinh lớp 8 và lớp 11, giáo
viên bộ môn từng tham gia giảng dạy giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, đại diện
ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách Đoàn – Đội của trường. Công
cụ khảo sát là bộ bảng hỏi được thiết kế riêng cho các nhóm đối tượng và mẫu được
chọn ngẫu nhiên. Tuy cuộc khảo sát có một số hạn chế nhưng kết quả thu được đã cung
cấp những thông tin cơ bản về kiến thức, thái độ và thực trạng hành vi liên quan đến
sức khỏe sinh sản của một bộ phận học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh của tỉnh

Khánh Hòa.
“Khảo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ thực hành của vị thành niên, thanh
niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản” (1999) do Nguyễn
Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hương, Daniel Weitraub, Meredith Caplan - Ủy ban Quốc gia
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tiến hành. Gồm 1.100 thanh niên trong độ tuổi từ 15 –
24 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên là mẫu nghiên cứu phỏng vấn tại 20 xã của dự án
“Giáo dục sức khỏe sinh sản và sức khỏe gia đình vị thành niên tại Hải Phòng”. Kết
quả nghiên cứu cho thấy:
(1) Kiến thức về sức khỏe sinh sản: có 25,7% vị thành niên và thanh niên có
kiến thức đúng về thời điểm thụ thai là giữa hai kỳ kinh; 93,2% vị thành niên và thanh
niên biết ít nhất một biện pháp tránh thai hiện đại và 61,4% biết ít nhất một biện pháp
tránh thai tự nhiên. Bao cao su là biện pháp tránh thai được biết đến nhiều nhất, sau đó
là vòng tránh thai, thuốc tránh thai và triệt sản [1, tr.48]. Nơi cung cấp biện pháp tránh
thai phổ biến được vị thành niên và thanh niên biết tới là cơ sở y tế [1,tr.52]. Hiểu biết
6


về các bệnh lây truyền qua đường tình dục được biết tới nhiều nhất là HIV/AIDS
(69,7%), lậu (50,4%) và giang mai (48,3%) [1,tr.53]. Về cách phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS được biết tới nhiều nhất là không quan hệ tình dục với gái mại dâm, không
dùng chung bơm kim tiêm và có quan hệ tình cảm trong sạch, sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục [1,tr.59]. Khoảng 40% trẻ vị thành niên và thanh niên có quan niệm
sai rằng nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt là một biến pháp kế hoạch hóa gia
đình [1,tr.60].
(2) Thái độ đối với các vấn đề sức khỏe sinh sản: có khoảng 82% vị thành niên
và thanh niên vẫn coi trọng trinh tiết của người con gái và 91,3% cho rằng chỉ nên có
quan hệ tình dục trong hôn nhân [1,tr.64]. Phương tiện cung cấp thông tin về sức khỏe
sinh sản được cho là phù hợp nhất là các phương tiện thông tin đại chúng (86,5%), tiếp
đó là cơ sở y tế, bạn bè cùng lứa, thầy cô giáo, cha mẹ [1,tr.70]. Những thông tin về
sức khỏe sinh sản mà vị thành niên và thanh niên muốn được cung cấp là giáo dục tình

dục cho vị thành niên và thanh niên (80,3%), tuyên truyền về các biện pháp tránh thai
(78,7%) và cung cấp các biện pháp tránh thai (62,0%) [1,tr.71].
Nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ và hành vi của thanh thiểu niên về dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống AIDS và các mô hình câu lạc bộ thanh niên”
(2007) của John Chalker tại Nghệ An và Hà Nội. Với 271 người trong độ tuổi từ 15 –
21 tuổi (chiếm 27,3%) làm mẫu nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng kết hợp định tính. Nghiên cứu đã đưa ra nhận xét là có sự mâu thuẫn giữa kiến
thức và hành vi, hành vi thực hiện các biện pháp tránh thai trong quan hệ tình dục của
thanh thiếu niên còn hạn chế. 80% người được hỏi không biết gì về tình trạng
HIV/AIDS ở khu vực mình sống, gồm cả những người đang sống ở Hà Nội. Hai mô
hình câu lạc bộ “Thanh niên chưa lập gia đình” và “Các cặp vợ chồng” được hoan
nghênh và ủng hộ. Đài truyền thành là phương tiền truyền thông đại chúng đạt hiệu quả
cao nhất trong việc tuyên truyền về sức khỏe sinh sản.

7


Nguyễn Thị Hoài Đức, Anke Van Dam, Vũ Thu Hà, Phan Thanh Tuyền đã
nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ, hành vi của vị thành niên liên quan đến sức khỏe
sinh sản và tình dục tại Hà Nội và Ninh Bình” (2007). Theo kết quả nghiên cứu, nguồn
cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên cơ bản xuất phát từ trường
học vì đây là nơi tập trung nhiều trẻ vị thành niên nhất. Tuy nhiên, các giáo viên rất
ngại đề cập tới vấn đề này; lượng thông tin cung cấp cho các em còn rất nghèo nàn và
hạn chế. Truyền thông đại chúng là kênh cung cấp thông tin nhiều nhất về lĩnh vực
này. Biện pháp tránh thai được biết tới nhiều nhất là bao cao su và đặt vòng. Đa số đều
không chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng tự chịu trách nhiệm trong
việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân hay không. Các em đều cho rằng mình cần
được giáo dục về giới tình, cha mẹ và thấy cô là những nhà giáo dục giới tính thích hợp
nhất.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Dung về “Nhận biết về sức khỏe sinh
sản của học sinh” (2007). Nghiên cứu tại trường THPT quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đối

tượng là học sinh lớp 10 và 12. Theo kết quả nghiên cứu đa phần các em học sinh đều
có những hiểu biết cơ bản về sự phát triển sinh lí của bản thân. Nguồn cung cấp thông
tin mà các em được tiếp cận nhiều nhất là phương tiện thông tin đại chúng, tiếp đó là
thầy cô trong trường, bạn bè cùng trang lứa, cha mẹ. Quan điểm về tình dục của các em
trong thời gian học THPT có nhiều quan điểm khác nhau: do tò mò, do nhu cầu sinh lý,
do bắt chước bạn bè…nhưng các em đều biết dùng bao cao su khi quan hệ tình dục là
biện pháp tránh thai an toàn nhất. Các em có hiểu biết nhất định về nạo phá thai và hậu
quả của việc này nhưng chưa thật rõ ràng. Những nội dung kiến thức về sức khỏe sinh
sản là nhu cầu các em muốn tìm hiểu.
Một cuộc điều tra với quy mô lớn được thực hiện tại các tỉnh thành của đất nước
về vị thành niên và thành niên với tên gọi “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam” với 02 giai đoạn, giai đoạn I, từ 2003 đến 2005 ( gọi tắt là SAVY I) và
giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến 2010 (gọi tắt là SAVY II). Cuộc điều tra tìm hiểu về
8


nhiều vấn đề khác nhau: giáo dục, lao động, việc làm, tình dục và sức khoẻ sinh sản,
sức khoẻ tâm thần, tai nạn, thương tích và bệnh tật, hành vi, ước muốn, hoài bão...của
vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Cuộc điều tra do Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê,
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tiến hành, các tổ chức
quốc tế UNICEF và WHO hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật. Kết quả của 2 cuộc điều tra
cho phép so sánh sự thay đổi và xu hướng phát triển quan trọng trong kiến thức, thái
độ, hành vi, lối sống và điều kiện sống của thanh thiếu niên.[14].
SAVY 1 được thực hiện với 7.584 mẫu nghiên cứu là vị thành niên và thanh
niên tại 42 tỉnh/thành. Và ở SAVY 2 được tiến hành với 10.044 vị thành niên và thanh
niên trong độ tuổi 14-25 tại 63 tỉnh/thành. Qua 02 cuộc điều tra kết quả thu được về
việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên và thanh niên cả nước thu được như
sau:
Mang thai, nạo phá thai:
Vì số lượng nữ chưa có chồng nhưng đã có quan hệ tình dục và đã từng mang thai, nạo

thai vào thời điểm điều tra của SAVY 1 và SAVY 2 quá nhỏ nên khó có thể bình luận.
Chỉ có thể ghi nhận là không thấy có diễn biến đáng lo ngại hơn ở SAVY 2 so với
SAVY 1 trong số nữ chưa chồng. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá
thai cao trên nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN, trên cả nước có 5% em gái
sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20…
Trong Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có đoạn nhấn mạnh
“Việc mang thai ngoài ý muốn và tình trạng nạo phá thai là đáng lo ngại” (Uỷ ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em, 2003). Còn trong Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai
đoạn 2001-2010 cũng đề ra mục tiêu “Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến nạo
hút thai” (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2003).
Hiểu biết về sinh lý thụ thai ở thanh thiếu niên:
71% (nam 67% và nữ 74%) trả lời “Có” với câu nỏi “Liệu một bạn gái có thể
mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên?” cho thấy điều quan trọng là có đến gần 2
9


phần 3 thanh thiếu niên đã biết đánh giá cao nguy cơ mang thai sau lần quan hệ tình
dục đầu tiên. Số đông thanh thiếu niên (82%) cũng đã biết đến và có niềm tin vào các
biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm nam nữ thanh niên trả lời đúng câu hỏi
về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh khá thấp. Ở SAVY 2, chỉ có 13% (7% nam
và 18% nữ) trả lời đúng câu hỏi này (thời điểm” giữa 2 kỳ kinh”). Ở SAVY 1, có 17%
(11% nam và 22% nữ) trả lời đúng. Điều này có ý nghĩa ở chỗ cần thiết phát triển hơn
nữa việc giáo dục thanh thiếu niên về SKSS và sinh lý thụ thai để biết tự bảo vệ. “Thời
điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh” là một mảng hiểu biết cần thiết, giúp phụ nữ có thể
chủ động tránh thai, là cách để phụ nữ biết tránh thai bằng phương pháp tự nhiên.
Tránh thai:
Tỷ lệ biết về các biện pháp tránh thai đều rất cao, trung bình từ 4 biện pháp trở
lên. Tuy nhiên, sử dụng hiểu biết về tránh thai trong thực tế như thế nào và các biện
pháp tránh thai có đáp ứng nhu cầu không mới là điều quan trọng nhất.
Bao cao su vẫn là biện pháp hỗ trợ hàng đầu cho nam (72,7%) nhưng viên tránh

thai khẩn cấp cho nữ lại có tỷ lệ sử dụng không cao (chỉ 4,5%).
Biện pháp tránh thai hiện đại được sử dụng nhiều nhất: BCS vẫn đứng hàng đầu
với 42,9%, tiếp theo là dụng cụ tử cung 26,5%, thuốc uống tránh thai 18,8%, xuất tinh
ngoài âm đạo 7,7%, tính vòng kinh 2,0%, viên tránh thai khẩn cấp 1,8% (tỷ lệ thấp sử
dụng viên tránh thai khẩn cấp có thể đã góp phần làm gia tăng số nạo phá thai ở VTN).
Bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Có thể cho rằng sự hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục không
thay đổi sau 2 lần điều tra. Còn cần nhiều nỗ lực để nâng cao nhận thức trong cộng
đồng về các bệnh nói trên. Trên thực tế, điều cần lưu ý các thầy thuốc thực hành là
bệnh phụ khoa thường gặp nhất lại chính là viêm âm đạo (do nấm chiếm tỷ lệ cao nhất)
và sự dễ tái diễn của bệnh này, có nguyên nhân từ hiểu biết hạn chế về vệ sinh phụ nữ
và đời sống tình dục vợ chồng. Cũng cần có chương trình kiểm soát bệnh viêm âm đạo

10


do virut gây u sui (HPV) ở phụ nữ trẻ vì là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
sau này.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã cung cấp cho chúng ta những cái nhìn tổng quát
về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên và vị thành
niên Việt Nam, chủ yếu đi vào phương pháp và nghiên cứu lý luận. Những con số cụ
thể qua các nghiên cứu đã mô tả và có các giải pháp về sức khỏe sinh sản phù hợp với
từng đề tài nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng và sử
dụng các phương pháp công tác xã hội trong quá trình nghiên cứu để trợ giúp cho các
thân chủ một cách cụ thể. Nhất là đối với các em nữ trong độ tuổi vị thành niên, những
đối tượng cần được quan tâm chăm sóc nhiều về sức khỏe sinh sản..
Do đó, việc thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về Công tác xã hội với những
phương pháp và hoạt động phù hợp để trợ giúp cho các đối tượng là nữ vị thành niên là
rất cấp thiết. Đây sẽ là công trình nghiên cứu với phạm vi hẹp, sử dụng các phương
pháp công tác xã hội để giúp các em nữ được nâng cao hơn nữa những hiểu biết, kỹ

năng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chính mình và mọi người xung quanh.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận
Vận dụng những phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên cứu và các lý thuyết
Công tác xã hội vào việc mô tả, giải thích về vấn đề CSSKSS của các em học sinh nữ;
cũng như kiến thức về quá trình và quy luật nhận thức của các em với vấn đề CSSKSS.
Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng nhận thức và hành vi CSSKSS của các
em nữ trong độ tuổi vị thành niên của trường THCS Nam Cường, để từ đó tìm ra mối
quan hệ giữa độ tuổi, trình độ học vấn, quan niệm về tình dục…với sự nhận thức và
hành vi CSSKSS của trẻ vị thành niên.
Qua đó công tác xã hội thực hiện các vai trò giúp các em nữ trong độ tuổi vị
thành niên nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản.
11


Nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung những kiến thức về sức khỏe sinh
sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em học sinh nữ vị thành niên ở huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trẻ vị thành niên Việt Nam nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức và hành vi của các em học sinh nữ THCS Nam
Cường về SKSS và CSSKSS, qua đó bổ sung thêm một phần hiểu biết về thực trạng
đối với vấn đề CSSKSS cho trẻ vị thành niên. Từ đó, công tác xã hội đưa ra những giải
pháp để giúp học sinh nữ có những hiểu biết tốt hơn về CSSKSS vị thành niên.
Trong một chừng mực nhất định những nội dung của nghiên cứu có thể suy rộng
cho học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện Chợ Đồn nói chung về nội
dung CSSKSS cho các em nữ trong độ tuổi vị thành niên góp phần nâng cao chất lượng
dân số.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào một số hoạt động của Công tác xã hội trong việc nâng cao kỹ năng

CSSKSS cho các em học sinh nữ trong độ tuổi vị thành niên tại trường THCS Nam
Cường nói riêng và trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng CSSKSS của các em học sinh nữ
THCS Nam Cường nói riêng và các em nữ THCS huyện Chợ Đồn nói chung trên cơ sở
phân tích những nguyên nhân tác động đến nhóm học sinh này.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức, hành vi của các em học sinh nữ về một số nội dung
CSSKSS: hiểu biết về sự thay đổi sinh lí của cơ thể con gái khi đến tuổi trưởng thành;
hiểu biết về quan hệ tình dục sao cho đúng và an toàn; hiểu biết về các biện pháp tránh
thai và kế hoạch hóa gia đình; hiểu biết về những kiến thức làm mẹ sao cho an toàn.
Tìm hiểu nhu cầu kiến thức cần tìm hiểu về CSSKSS của học sinh nữ trường
THCS Nam Cường.
12


Đi vào tìm hiểu các hoạt động của CTXH trong việc giúp các em nữ vị thành
niên được tiếp cận thông tin, nâng cao kỹ năng trong việc CSSKSS.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng CSSKSS cho các em học sinh nữ trong độ tuổi vị thành niên ở
trường THCS Nam Cường hiện nay như thế nào?
2. Những yếu tố nào tác động tới nhận thức và hành vi chăm CSSKSS của các
em học sinh nữ độ tuổi vị thành niên?
3. Công tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc giúp các em học sinh nữ
trong độ tuổi vị thành niên nâng cao kỹ năng CSSKSS?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng CSSKSS cho các em nữ độ tuổi vị thành niên trường THCS Nam
Cường cả về nhận thức và hành vi đều ở mức độ thấp.
Có nhiều yếu tố khách quan tác động tới việc tiếp cận thông tin về CSSKSS của
các em nữ độ tuổi vị thành niên, trong khi các em có nhu cầu được tìm hiểu sâu và rõ
hơn về vần đề này.

Có sự tham gia của Công tác xã hội trong trường học nhằm giúp các em học
sinh hiểu rõ hơn về nội dung CSSKSS vị thành niên. Tuy nhiên chỉ mang tính chất
kiêm nhiệm chứ chưa có sự chuyên nghiệp, người làm CTXH chưa được đào tào, tập
huấn một cách bài bản, chuyên sâu về CTXH.
7. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
7.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai
trò của công tác xã hội
7.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh nữ lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 của trường THCS Nam Cường
Giáo viên chủ nhiệm và thành viên ban giám hiệu của trường THCS Nam
Cường
13


Cha mẹ học sinh của trường THCS Nam Cường
Cô đỡ thôn bản
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Phân tích một số tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu thông qua sách báo, tạp
chí nghiên cứu chuyên sâu, một số công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên
quan đến SKSS VSF CSSKSS đã được xuất bản và công bố.
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Đối tượng phỏng vấn sâu: là học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, phụ huynh
học sinh của trường THCS Nam Cường. Trong đó đi vào phỏng vấn sâu 10 học sinh, 2
giáo viên, 2 phụ huynh học sinh, 2 cô đỡ thôn bản.
- Nội dung phỏng vấn sâu:
+ Tìm hiểu nhận thức và hành vi của học sinh nữ trường THCS Nam Cường về
sự phát triển về thể chất và tâm lý của bản thân, hiểu biết của các em về qua hệ tình
dục, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, làm mẹ sao cho

an toàn v.v.
+ Tìm hiểu về nội dung, hướng dẫn về SKSS và CSSKSS, những kiến thức về
SKSS và CSSKSS đã được truyền đạt cho các em của giáo viên và phụ huynh học sinh
của trường.
+ Tìm hiểu công tác CSSKSS và nội dung cụ thể của việc CSSKSS cho các em
nữ độ tuổi vị thành niên tại địa phương thông qua các cô đỡ thôn bản.
8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra thực trạng mức độ nhận thức và hành vi của học sinh nữ trường THCS
Nam Cường về các nội dung liên quan đến SKSS và CSSKSS vị thành niên.
Quy trình làm việc của nhân viên CTXH khi điều tra bằng bảng hỏi được tiến
hành theo 2 bước như sau:
14


(1) Điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn với hai loại câu hỏi đóng và mở.
(2) Tập hợp kết quả thu được xử lý theo tỷ lệ phần trăm và lập bảng thống kê về
mức độ nhận thức và hành vi của học sinh nữ về các nội dung liên quan đến SKSS và
CSSKSS vị thành niên.
Điều tra được thực hiện với học sinh nữ lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 của trường
THCS Nam Cường.
9. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2014
Phạm vi không gian: trường THCS Nam Cường, xã Nam Cường, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng nhận thức về SKSS và hành vi CSSKSS của học sinh nữ trường
THCS Nam Cường và nhu cầu kiến thức cần tìm hiểu của các em.
- Vai trò của nhân viên CTXH trong việc thực hiện một số hoạt động của mình
nhằm giúp các em nữ nâng cao kỹ năng CSSKSS vị thành niên với học sinh nữ tại
trường THCS Nam Cường, huyện Chợ Đồn.

10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo kết cấu nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 1 nêu lên các khái niệm công cụ, lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu,
đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình CSSKSS cho trẻ vị thành niên trên địa bàn xã
Nam Cường và huyện Chợ Đồn và một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về
CSSKSS vị thành niên.
Chương 2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ trong độ
tuổi vị thành niên của học sinh trường THCS Nam Cường
15


Chương 2 đi vào tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên, đi
vào tìm hiểu thực trạng nhận thức và hành vi của học sinh nữ trường THCS Nam
Cường về các nội dung liên quan đến SKSS và CSSKSS cũng như nhu cầu kiến thức
cần tìm hiểu liên quan tới vấn đề này của các em.
Chương 3. Nhân viên Công tác xã hội với việc nâng cao kỹ năng chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho các em nữ vị thành niên
Chương 3 phân tích các vai trò của CTXH và người nhân viên CTXH nhằm
giúp các em nữ trong độ tuổi vị thành nâng cao kỹ năng CSSKSS. Rút ra những mặt đã
và chưa đạt được của nhân viên Công tác xã hội khi thực hiện vai trò tại cơ sở.

16


×