ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--- o0o ---
NGUYỄN THỊ DUYÊN
HỌC SINH BẮT NẠT HỌC SINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Nghiên cứu tại trƣờng Trung học Cơ sở Phú Nghĩa
- Chƣơng Mỹ - Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--- o0o ---
NGUYỄN THỊ DUYÊN
HỌC SINH BẮT NẠT HỌC SINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Nghiên cứu tại trƣờng Trung học Cơ sở Phú Nghĩa
- Chƣơng Mỹ - Hà Nội)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Học sinh bắt nạt học sinh: thực trạng và
giải pháp” (Nghiên cứu tại trƣờng Trung học Cơ sở Phú Nghĩa – Chƣơng Mỹ Hà Nội) là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
T.S Nguyễn Thị Như Trang và những kết quả nghiên cứu ở trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực.
Ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Duyên
LỜI CẢM ƠN
*********
Để thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với tên đề
“Học sinh bắt nạt học sinh: thực trạng và giải pháp” nghiên cứu tại trƣờng
THCS Phú Nghĩa – Chƣơng Mỹ - Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ,
động viên và giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm đến cô giáo T.S Nguyễn Thị Như Trang,
cô đã hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận
văn. Cô là người tận tình chỉ bảo, gợi mở và phát triển các ý tưởng; luôn động viên,
khích lệ tôi giúp tôi vượt qua những trở ngại khi tiến hành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô và các em học sinh trường
THCS Phú Nghĩa đã nhiệt tình tham gia khảo sát và chia sẻ những thông tin để giúp
tôi hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn bạn bè hỗ trợ cho tôi
nguồn tài liệu hữu ích và những kinh nghiệm quý báu tích lũy trong hoạt động nghề
nghiệp thực tế.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở
bên động viên khích lệ tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.
Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nỗ lực, song luận văn không tránh khỏi thiếu sót và
hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và mọi người quan tâm
tới đề tài nghiên cứu này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Duyên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 13
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 14
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 14
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 14
9. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
10.Phƣơng pháp can thiệp. .......................................................................... 17
PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................... 19
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ `19
1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 19
1.1.1. Khái niệm bắt nạt ................................................................................. 19
1.1.2. Khái niệm về công tác xã hội............................................................... 22
1.1.3. Khái niệm công tác xã hội trong trường học...................................... 24
1.1.4. Khái niệm nhân viên công tác xã hội. ................................................ 24
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh trung học cơ sở .......................... 25
1.2.1. Yếu tố sinh lý ........................................................................................ 25
1.2.2. Yếu tố tâm lý ......................................................................................... 25
1.3. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 27
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội ................................................................. 27
1.3.2. Cách tiếp cận nhận thức hành vi ........................................................ 29
1.4. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .... 33
1.4.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 33
1.4.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu .................................................................. 35
2.1. Các hình thức bắt nạt ở học sinh trƣờng THCS Phú Nghĩa. ............. 37
2.1.1. Hình thức bắt nạt sở hữu .................................................................... 40
2.1.2. Hình thức bắt nạt quan hệ .................................................................. 41
2.1.3. Hình thức bắt nạt giá trị ...................................................................... 42
2.1.4. Hình thức bắt nạt truyền thông ................................................................... 43
2.1.5. Hình thức bắt nạt thể chất ................................................................... 44
2.2. Thực trạng bắt nạt ở học sinh trƣờng THCS Phú Nghĩa................... 44
2.2.1. Phân bố tỷ lệ học sinh bị bắt nạt theo khối lớp .................................. 45
2.2.2. Địa điểm học sinh thường bị bắt nạt ................................................... 45
2.2.3. Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt ......................................................... 46
2.2.4. Phản ứng của học sinh bị bắt nạt ....................................................... 47
2.2.5. Đặc điểm về giới tính ........................................................................... 48
2.2.6. Sự can thiệp giúp đỡ của mọi người với học sinh bị bắt nạt. ..................... 49
2.2.7. Các yếu tố khác .................................................................................... 51
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 52
CHƢƠNG 3: CÁC TRƢỜNG HỢP CAN THIỆP VÀ BÀI HỌC ........... 53
KINH NGHIỆM ............................................................................................ 53
3.1.Mô tả trƣờng hợp 1 (Học sinh bị bắt nạt) ............................................. 53
3.2.Mô tả trƣờng hợp 2 (Học sinh bị bắt nạt) ...................................................... 60
3.3.Mô tả trƣờng hợp 3 (Học sinh đi bắt nạt) ............................................. 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 78
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 79
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ............................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 98
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các hình thức bắt nạt .................................................................. 38
Bảng 2.2. Bắt nạt sở hữu ............................................................................... 40
Bảng 2.3 Bắt nạt về quan hệ ......................................................................... 41
Bảng 2.4. Bắt nạt giá trị ................................................................................ 42
Bảng 2.5 Bắt nạt truyền thông ..................................................................... 43
Bảng 2.6 Bắt nạt thể chất.............................................................................. 44
Bảng 2.7. Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt theo khối lớp ....................................... 45
Bảng 2.8. Địa điểm học sinh bị bắt nạt ........................................................ 45
Bảng 2.9. Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt ................................................. 46
Bảng 2.10. Những phản ứng của học sinh khi bị bắt nạt .......................... 47
Bảng 2.11. Đặc điểm về giới tính.................................................................. 48
Bảng 2.12. Sự can thiệp giúp đỡ của ngƣời thân với học sinh bị bắt nạt 49
Bảng 2.13: Hiệu quả thực tế của sự giúp đỡ giải quyết vấn đề bắt nạt cho
các em học sinh. ............................................................................................. 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số bảng hỏi đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. ....................... 17
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ phần trăm học sinh nam và nữ. ..................................... 35
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ học sinh 3 khối lớp 7 – 8 – 9............................................ 36
Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh. .................................... 36
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lâu nay, người ta thường cho rằng, bắt nạt chỉ là trò chọc ghẹo vô hại, không
nghiêm trọng. Nhưng bắt nạt có thể gây ra hậu quả khôn lường. Gần 90% học sinh
từ lớp 3 đến lớp 6 tại Mỹ từng ít nhất một lần bị bạn học bắt nạt, ức hiếp, ngoài ra
59% thừa nhận đã từng có hành động bắt nạt những em khác. Một nghiên cứu ở
Anh ghi nhận rằng, có khoảng hơn 40% số vụ tự sát ở giới trẻ (được đăng trên
phương tiện truyền thông lớn trong nước) có liên quan phần nào đến sự bắt nạt. Tại
Việt Nam, cũng từng có chuyện một số em bị bắt nạt liên tục đã tự vẫn. Trong hội
thảo 'Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng - Thực trạng và giải pháp" diễn ra
tại Hà Nội ngày 26/11/2014, Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với tổ chức từ
thiện Plan Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong trường
học đã có công bố kết quả nghiên cứu thực trạng bạo lực giới trong trường học ở Hà
Nội. Trong số 3.000 học sinh được khảo sát ở lứa tuổi 11-18 có tới 40% từng bị bắt
nạt trong sáu tháng. Trong đó, học sinh nữ bị bạo lực tinh thần cao hơn học sinh
nam và học sinh nữ ở độ tuổi 15-17 bị xâm hại, quấy rối tình dục nhiều nhất. Có
62% học sinh nam đánh giá đường đến trường an toàn trong khi chỉ có 42% học
sinh nữ cảm thấy như vậy. Báo cáo chỉ ra điểm mới là tình trạng học sinh bị bắt nạt
qua các phương tiện thông tin điện tử như facebook, tin nhắn. Cứ 100 học sinh thì
có 6 học sinh bị bắt nạt. Gần một nửa trong số các em không biết người gây ra hành
vi bắt nạt qua phương tiện điện tử. Tuy nhiên, hành động vô hình này lại gây ảnh
hưởng không nhỏ đến thể chất, tinh thần ở học sinh. Theo nghiên cứu, 3/4 học sinh
bị bạo lực đều cảm thấy bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần, thân thể, có em muốn
tự tử, có em cảm thấy bị cô lập, xa lánh, có em sợ đến trường, cảm thấy buồn
bã thất vọng.
Như vậy, trẻ bị bắt nạt có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển tình cảm
và xã hội của trẻ cũng như các thành tích học tập ở trường. Bởi các em phải lo tránh
kẻ bắt nạt, thay vì tập trung vào bài giảng của giáo viên hoặc bài tập. Các em có thể
giả vờ bị bệnh và đến y tá để tránh lên lớp... Bắt nạt cũng có thể để lại hậu quả lâu
dài đối với nạn nhân, như: ngại giao tiếp và có ít bạn bè. Học sinh bị bắt nạt kinh
1
niên có thể có triệu chứng của trầm cảm và thiếu lòng tự trọng khi đã thành người
lớn. Một số nạn nhân còn có xu hướng muốn tự tử thay vì cứ phải tiếp tục chịu
đựng sự quấy nhiễu hay sự trừng phạt của những kẻ bắt nạt. Nhà trường, thầy cô
giáo, cha mẹ và bản thân học sinh vẫn chưa biết cách phải làm gì để phát hiện sớm
và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng từ những hành vi bắt nạt tưởng chi là “trò đùa”
nêu trên.
Kết luận được công bố trên trang The BMJ, cho thấy 683 thanh thiếu niên đã
báo cáo về việc thường xuyên bị bắt nạt hơn một lần mỗi tuần ở tuổi 13. Kết quả
đánh giá mức độ trầm cảm ghi nhận gần 15% những người này bị trầm cảm khi đến
tuổi 18.
Nhiều nghiên cứu trước đây còn cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có nguy cơ
cao mắc bệnh béo phì, đột quỵ và đau tim sau này. Nếu chấm dứt nạn bắt nạt ở tuổi
vị thành niên thì số lượng người thừa cân sẽ giảm khoảng 12%. Những người ở độ
tuổi 40 bị bắt nạt lúc dưới 12 tuổi thường béo hơn và trong máu có nồng độ hóa
chất liên quan đến bệnh tim cao hơn. Tình trạng bị bắt nạt trong qua khứ cũng gắn
liền với các vấn đề về thần kinh như trầm cảm và nghiện rượu về sau. Thống kê
cũng ghi nhận trong số 1.446 em 13 tuổi bị bắt nạt từ một đến 3 lần trong 6 tháng
thì hơn 7% bị trầm cảm ở tuổi 18. Con số này ở nhóm không bị bắt nạt chưa đến
5,5%. Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố bị bắt nạt còn có một số nguyên nhân
khác dẫn đến trầm cảm như các vấn đề về thần kinh và hành vi ứng xử, sự áp đặt
của gia đình và các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống. Khi bị bắt nạt, thậm chí bị
đánh, hầu hết trẻ không dám nói với giáo viên hoặc cha mẹ mà chia sẻ với một
người khác. 'Điều này cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ tuổi tăng lên là kết quả
của những kỳ vọng cao từ phía cha mẹ và người thân', đại diện nhóm nghiên cứu
nhận xét. Giáo sư Bowes nói: 'Mặc dù đây là một nghiên cứu quan sát và chưa thể
kết luận về nguyên nhân và hậu quả cụ thể, song những biện pháp can thiệp để giảm
bớt nạn bắt nạt học đường có thể giúp giảm tỷ lệ bệnh trầm cảm trong tương lai'.
Tiến sĩ Maria Ttofi, Đại học Cambridge đã viết bài bình luận về nghiên cứu này cho
rằng cần phải gửi thông điệp đến các bậc cha mẹ và nhà trường nhằm xóa bỏ nạn
bắt nạt trẻ vị thành niên. Bà cũng kêu gọi cần có thêm nhiều nghiên cứu quy mỗ lớn
2
hơn nữa để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bắt nạt và bệnh trầm cảm,
đồng thời có những giải pháp can thiệp cụ thể để giảm thiểu số nạn nhân của vấn
nạn bắt nạt. (Theo Thanh Hiền/Vnexpress.net)
Vì vậy với vai trò là một nhân viên công tác xã hội, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “ Học sinh bắt nạt học sinh: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tại trường
THCS Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội” với mục đích làm rõ hơn thực trạng bắt
nạt học sinh hiện nay, nhất là lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi, tìm hiểu những giải pháp
mà học sinh, gia đình nhà trường đã và đang làm để giảm thiểu tình trạng bắt nạt
này. Bên cạnh đó, trong đề tài này tôi sẽ đề xuất các giải pháp theo hướng công tác
xã hội để giảm thiểu tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh một cách hiệu
quả.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắt nạt từ
thập niên 70, với nghiên cứu đầu tiên của Tiến sĩ Dan Olweus, một nhà khoa học
Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiên cứu về vấn đề
bắt nạt và ngược đãi. Olweus định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong
trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một
hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn
trong việc tự bảo vệ bản thân”. Đa số bắt nạt xảy ra ở những học sinh có vẻ ngoài
không hề bộc lộ một sự khiêu khích hay xui giục. Trong cuốn sách “Bắt nạt ở
trường học, chúng ta biết gí và chúng ta có thể làm gì” (1993), tiến sĩ Olweus đã chỉ
ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể là người đi bắt nạt và đặc điểm của
những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bị bắt nạt.
Năm 2001 một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ tâm lý Tonja Nansel và
đồng nghiệp chỉ ra rằng trong số hơn 15000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 có
khoảng 17% học sinh cho biết các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt nạt
trong cả năm học. Gần 19% cho rằng các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt
nạt các bạn khác và 6% nói rằng họ vừa đi bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của
bắt nạt. Rõ ràng là trẻ trai bắt nạt người khác nhiều hơn trẻ gái, và một tỉ lệ lớn các
3
bé gái – khoảng 50% - nói rằng chúng thường bị bắt nạt bởi các bạn trai. Mặc dù bắt
nạt là một vấn đề lớn giữa những cậu con trai, nhưng nó cũng xảy ra tương đối
nhiều giữa các cô gái. Bắt nạt về mặt thể chất it phổ biến giữa các cô gái hơn, họ
thường dùng những cách như: cô lập một người trong nhóm, loan tin đồn trong một
thời gian dài, lôi kéo các bạn bè khác đứng về phía họ…Một vài hình thức bắt nạt
khác đôi khi cũng gây tai hại và sầu não như các hình thức công kích trực tiếp và
công khai.
Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy sự phức tạp và mối nguy hại của
những hành vi bắt nạt ở tuổi học trò. Khoảng 22,6% trẻ mẫu giáo bị bắt nạt từ mức
độ trung bình đến nặng, khoảng 10% trẻ từ 8 đến 12 được bạn cùng lớp xem là “nạn
nhân thường xuyên” của bắt nạt (Brock, 2005). Bắt nạt không chỉ gây hậu quả xấu
cho nạn nhân trong thời điểm bị bắt nạt (Claghan & Joseph, 1995); Olweus, 1993,
1997; Rigby, 1998; Slee, 1996), mà còn gây hậu quả về mặt phát triển cảm xúc sau
này của trẻ (Kochenderfer & Ladd, 1996; Olweus, 2001). Bắt nạt đã làm cho môi
trường học tập trở nên không an toàn. Nhiều em cảm thấy sợ hãi khi đi đến trường
và ở trường tới mức các em nghỉ học ít nhất một lần trong tháng. 56% nam va 33%
nữ cho biết là các em sợ hãi khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. 16% nữ
va 21% nam đem vũ khí đi để phòng vệ. Chính những nỗi sợ hãi về bạo lực học
đường đã thúc đẩy các em làm như vậy (Noaks & Noaks 2000). Nạn nhân của bắt
nạt và bạo lực học đường bị ảnh hưởng cả về mặt học tập lẫn xã hội. Nạn nhân
thường có điểm tự đánh giá bản thân thấp hơn và mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn
so với nhóm không phải là nạn nhân (Gilmartin). Nạn nhân không chỉ bị tấn công
mà các em cũng bị cô lập với các bạn (Bulack, Fulbright and Williams 2003). Là
nạn nhân bạo hành cũng có nhiều khả năng sẽ trở thành người bạo hành trong tương
lai (Osofsky 2001). Brockenbrough (2002) nghiên cứu về nạn nhân bị bạo hành,
nghiên cứu cho thấy những sinh viên vừa bị bạo hành vừa có thái độ hung dữ (hung
tính), có nhiều hành vi có nguy cơ cao nhất so với bạn cung lứa. Hành vi có nguy cơ
như: sử dụng vũ khí, sử dụng rượu và thuốc phiện, tham gia băng nhóm và đánh
nhau ở trường. Bắt nạt học đường cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh
tế. Phí này bao gồm: chăm chữa về tinh thần và thể chất, phí công an, tài sản bị hư
4
hại, phí bắt giữ, phí cai nghiện, phí do bỏ học và lớn lên không có việc…(Bagley &
Pritchard, 1998). Bắt nạt có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần: Trong các mẫu chọn
học sinh trung đã kiểm tra tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bị bắt nạt cao và liên quan
đến biểu hiện của trầm cảm. Sự tiếp tục trải nghiệm bạo lực va căng thẳng trong các
mối quan hệ xã hội sẽ dẫn đến các biểu hiện tâm thần.
(Sabuncuoğlu, O; Ekinci, O; Bahadir, T; Akyuva, Y; Altinoz, E; Berkem, M,
2006). Thanh thiếu niên nam là nạn nhân của bắt nạn cùng lứa trải nghiệm mức độ
stress và lo lắng cao. Các em cho rằng môi trường trường học của các em không an
toàn va sợ có bạo lực học đường. (Reuter-Rice, Karin Eve, 2006). Ngoài những hậu
quả về mặt xã hội như bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn, và hậu quả học tập như học
giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp (Ross, 2006). Bắt nạt có thể gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng về mặt cảm xúc và nhận thức ở nạn nhân như cô đơn, lo âu,
trầm cảm, thu mình, kém tự tin. Tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh ngày
càng là vấn đề bức xúc của xã hội, nên được nhiều nhà tâm lý học va giáo dục học
quan tâm nghiên cứu. Từ việc phát hiện ra những hậu quả nghiêm trọng của bắt nạt
đã khiến cho các nhà tâm lý học va giáo dục học nhận thấy cần tìm ra những
nguyên nhân gây ra hiện tượng bắt nạt, từ đó sẽ đề xuất những giải pháp giảm thiểu
hiện tượng bắt nạt. Cetinkaya va cộng sự (2009) cho rằng: điều kiện kinh tế gia đình
có liên quan đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. Trong số trẻ
em bị bắt nạt, tỷ lệ trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn cao hơn trẻ em có điều kiện
kinh tế thấp. Bắt nạt cũng có mối liên hệ với mức sống, tuổi, nghề nghiệp của cha
mẹ, số anh chị em trong gia đình. Những nét đặc biệt ở hình dáng của một số học
sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bắt nạt. Robinson, Sabrina
cho rằng: thừa cân và béo phì là nạn nhân của bắt nạt hay trêu ghẹo. Thanh thiếu
niên béo phì có nguy cơ là nạn nhân của bắt nạt cao bởi vì những bạn cùng lứa nhìn
nhận họ như một sự khác biệt và người không ai ưa.
2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam những nghiên cứu về bắt nạt thì mới bắt đầu từ năm 2009, bắt đầu
với bài báo “Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân,
trầm cảm ở học sinh phổ thông”[2] nghiên cứu trên học sinh ở Mỹ của tác giả Trần
5
Văn Công, nghiên cứu sinh, Trường Đại học Venderbilt của Hoa Kỳ. Trong nghiên
cứu tác giả đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau như: phương pháp điều
tra bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, thang đo bắt
nạt, thang đo nhận thức bản thân, thang đo trầm cảm…để làm rõ tình trạng bắt nạt
học sinh ở trường trung học phổ thông với kết quả nghiên cứu là thu được tỉ lệ trẻ bị
bắt nạt với các mức độ là: có 25.5 % trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt
nạt ẩn/ quan hệ như bị nói xấu, tung tin đồn. 10,75% trẻ thường xuyên bị một hình
thức bắt nạt ngoài/ cơ thể như đấm, đá, đánh. 28.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất
một hình thức bắt nạt nào đó ở bắt nạt ẩn/ quan hệ hoặc bắt nạt ngoài/ cơ thể. 7,25%
trẻ bị bắt nạt cả bắt nạt ẩn/ quan hệ và ngoài/cơ thể. Tác giả kết luận rằng cứ 3 em
học sinh thì có một em bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó. Trẻ bị bắt nạt dưới
những hình thức gián tiếp cao hơn so với trẻ bị bắt nạt dưới những hình thức trực
tiếp. Trong nghiên cứu này, tác giả còn chỉ ra mối tương quan giữa các hình thức
bắt nạt tới nhận thức của học sinh như: bắt nạt với vấn đề trầm cảm, bên cạnh đó
nghiên cứu còn chỉ ra rằng nữ giới bị bắt nạt ẩn/ quan hệ nhiều hơn các bạn nam
giới. Còn nam giới lại bị bắt nạt ngoài/ cơ thể nhiều hơn các bạn nữ giới. Tác giả đã
dùng mô hình đẳng thức cấu trúc (SEM) để chỉ ra quan hệ giữa việc bị bắt nạt, nhận
thức bản thân và trầm cảm và chỉ ra rằng bắt nạt tỉ lệ nghịch với độ tuổi, trẻ càng
lớn thì hiện tượng bị bắt nạt càng giảm. Bắt nạt ẩn/ quan hệ có hiệu ứng lớn hơn bắt
nạt ngoài/ cơ thể đối với nhận thức bản thân và trầm cảm
Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu với học sinh ở Mỹ chứ không phải
tại Việt Nam. Mới chỉ ra thực trạng của hiện tượng bắt nạt với học sinh THPT.
Nghiên cứu này là luận văn tâm lí học, chưa có trường hợp điển hình và chưa đưa ra
hướng giải quyết các vấn đề.
Nguyễn Thị Nga, luận văn thạc sĩ ngành tâm lí học với đề tài: “ Tìm hiểu hiện
tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông”, 2011 đã tiến hành nghiên cứu trên 459 học
sinh thuộc 3 trường của huyện Thanh Hà - Hải Dương với 110 học sinh của trường
Tiểu học Tiền Tiến - 201 học sinh của trường trung học cơ sở (THCS) Tiền Tiến 148 học sinh của trường trung học phổ thông (THPT) bán công Thanh Hà từ tháng
11 năm 2009 đến tháng 08 năm 2011 để tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh
6
như mức độ bị bắt nạt, các hình thức bị bắt nạt, nguyên nhân, cách thức ứng xử…ở
học sinh phổ thông. Xây dựng chân dung học sinh bị bắt nạt điển hình .Đưa ra một
số kiến nghị nhằm cải thiện vấn đề bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. Từ đó, nâng cao
sức khoẻ tâm lý cho các em, mục tiêu cao nhất là hỗ trợ các em học tập và rèn luyện
một cách tối ưu. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng số học sinh bị một
hình thức bắt nạt là 104 học sinh trên tổng số 459 học sinh được khảo sát, chiếm
22.66%. Như vậy là khoảng gần 1/4 học sinh bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào
đó. Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông đang trở thành một vấn đề đáng báo
động đối với ngành giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 56.21% học sinh bị
bắt nạt ở các mức độ khác nhau, từ bị một hình thức bắt nạt cho đến bị cả năm hình
thức bắt nạt: bị bắt nạt về thể chất, bị bắt nạt về quan hệ, bị bắt nạt về giá trị, bị bắt
nạt về sở hữu và bị bắt nạt về truyền thông. Trong số 5 hình thức bị bắt nạt trên thì
học sinh bị bắt nạt nhiều nhất về thể chất, thứ hai là bị bắt nạt về giá trị, thứ ba là bị
bắt nạt về quan hệ, thứ tư là bị bắt nạt về sở hữu và cuối cùng là bị bắt nạt về truyền
thông. Có sự khác nhau về mức độ, hình thức biểu hiện của hiện tượng bị bắt nạt
theo cấp học, giới tính…của học sinh. Học sinh càng lớn càng ít bị bắt nạt hơn
những học sinh nhỏ: học sinh tiểu học bị bắt nạt nhiều hơn học sinh THCS và nhiều
hơn học sinh THPT. Học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ. Học sinh
THPT bị bắt nạt về truyền thông nhiều hơn học sinh THCS và Tiểu học. Những học
sinh bị bắt nạt có nhiều cách ứng xử khác nhau, trong đó có cả những cách thức ứng
xử này mang ý nghĩa tiêu cực. Kết quả điều tra cho thấy, khi bị bắt nạt học sinh có
ba xu hướng ứng xử chính, gồm: lảng tránh, tìm sự trợ giúp và trả thù. Trong đó,
học sinh có xu hướng tìm sự trợ giúp nhiều hơn. Tuy nhiên, các hình thức ứng xử
này cũng có sự khác biệt với yếu tố cấp học và giới: học sinh Tiểu học có xu hướng
tìm sự trợ giúp nhiều hơn trong khi đó học sinh THPT lại có xu hướng trả thù nhiều
hơn. Học sinh nam có xu hướng trả thù nhiều hơn học sinh nữ. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy một số điều khá thú vị về các vấn đề liên quan đến hiện
tượng bị bắt nạt như:
- Thứ nhất về nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến việc trẻ bị bắt nạt, song kết quả khảo sát đã chỉ ra, 3 nguyên nhân đầu tiên
7
được đề cập đến thuộc về nguyên nhân khách quan của người đi bắt nạt là: do bạn a
dua, do bạn rất hung dữ và do bạn không được bố mẹ giáo dục chu đáo, do em quá
hiền, không biết lý do vì sao mình bị bắt nạt.
- Thứ hai là về địa điểm bị bắt nạt. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra học sinh bị
bắt nạt nhiều nhất ở lớp học và sân trường. Có thể nhận thấy, hai địa điểm trên đều
thuộc khu vực trong trường học, nơi đó có sự có mặt của giáo viên, các bạn học sinh
khác…cũng như học sinh phải chấp hành theo nhiều quy tắc khác nhau.
- Thứ ba là về đối tượng bắt nạt. Tìm hiểu về vấn đề này, kết quả thu được đã
cho thấy những bạn đi bắt nạt thường là những bạn lớn tuổi hơn, cao lớn hơn và có
kết quả học tập kém hơn.
- Thứ tư là về cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt. Khi bị bắt nạt, bốn cảm
xúc nổi bật lên nhiều nhất là: học sinh cảm thấy tức giận, cảm thấy buồn, cảm tháy
lo lắng và cảm thấy sợ hãi. Điều đáng lưu ý là học sinh cảm thấy sợ hãi nhiều nhất
khi em ở một mình và khi em ở ngoài đường.
Trong nghiên cứu này mặc dù tác giả Nguyễn Thị Nga đã chỉ ra được thực
trạng học sinh bị bắt nạt, các hình thức, nguyên nhân, địa điểm bắt nạt và cảm xúc
của học sinh bị bắt nạt và có đưa ra một trường hợp bị bắt nạt nhưng tác giả vẫn
chưa chỉ ra những biện pháp mà học sinh bị bắt nạt ứng phó với bắt nạt, nhà trường
và phụ huynh của các em bị bắt nạt và bắt nạt có những biện pháp gì giảm thiểu tình
trạng này.
Nguyễn Thị Duyên(2012), Luận văn thạc sĩ ngành tâm lí học lâm sàng trẻ em
và vị thành niên với đề tài: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và
hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài đã tìm
hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt
nạt ở học sinh phổ thông. Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện
tượng bắt nạt của 303 học sinh từ lớp 6 đến 12 từ trường Trung học cơ sở Tân Hồng
và trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh từ
tháng 09/2011-02/2012. Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc
điểm nhân cách của học sinh phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân
cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt.
8
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Duyên đã bổ sung cho đề tài
nghiên cứu của tôi đó là quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách của nạn
nhân và thủ phạm của bắt nạt khi so sánh với học sinh nói chung. Quan hệ giữa
thang đo bị bắt nạt với các thang đo nhân cách và bảng hỏi nhân cách.
ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai , Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nghiên cứu
thực trạng hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở một số trường trung học. Trên
cơ sở đó đề xuất tiếp hướng nghiên cứu tiếp vấn đề này trong đề tài: “ Hành vi bắt
nạt trong nhóm trẻ em trai ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông”. Bằng các
phương pháp hồi cứu tư liệu; phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên
cứu trường hợp điển hình; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích thống
kê. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát để đánh giá được thực trạng hành vi bắt nạt
trẻ em trai ở trung học cơ sở. Mục đích của cuộc khảo sát nhằm xác định những
nguyên nhân dẫn tới hành vi bắt nạt của học sinh nam, đánh giá thực trạng nhận
thức và những biểu hiện hành vi bắt nạt, đánh giá thực trạng về hậu quả đối với học
sinh, qua đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị hợp lý cho những bước nghiên cứu
tiếp theo. Đối tượng khảo sát bao gồm 317 học sinh của hai trường THCS Nghĩa
Tân (quận Cầu Giấy) và THCS Cầu Diễn (huyện Từ Liêm), 65 giáo viên chủ nhiệm
và cán bộ quản lý, và nghiên cứu 7 trường hợp điển hình thuộc hai trường trên Và
theo nhóm tác giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt ở trẻ em trai ở trường
trung học cơ sở là: Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hành vi bắt nạt của trẻ em
trai ở trường trung học cơ sở; Tác động của môi trường gia đình, nhà trường đến
hành vi bắt nạt của trẻ em trai ở trường trung học cơ sở; Ảnh hưởng của đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh trai vì các em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, đây là thời kỳ
phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất, về cơ thể, tâm lý cũng như về các mối quan
hệ. Theo các yếu tố trên, các đặc điểm, biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, hậu quả và
nguyên nhân dẫn tới hành vi . Đề tài đã tiến hành nghiên cứu bảy trường hợp điển
hình ở cả hai trường. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã sử dụng phối hợp
các phương pháp chủ yếu là quan sát các hành vi và hoạt động của học sinh đi bắt
nạt và học sinh bị bắt nạt, phỏng vấn, trò chuyện với các đối tượng, với giáo viên và
cha mẹ học sinh Qua các phân tích cụ thể, đề tài càng khẳng định được các yếu tố
9
chủ quan, khách quan của hành vi bắt nạt, đó là do bản thân các đối tượng, do môi
trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội chưa đủ sức triệt tiêu hành vi bắt nạt
ở học sinh. Điều đó đặt ra cho công tác giáo dục của nhà trường những định hướng
cả về cách nhìn nhận hiện tượng, cả về nội dung và phưưong pháp giáo dục phù hợp
để giải quyết tình trạng bắt nạt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường trung học
cơ sở nói riêng. Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
Luận văn “Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học
sinh trung học phổ thông”. Đề tài tìm hiểu hiện trạng học sinh bị bắt nạt bởi bạn
cùng lứa với 393 học sinh từ 3 trường trung học phổ thông. Trường trung học phổ
thông Tây Hồ - Hà Nội, Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội,
Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc
Ninh từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. Trong luận văn, tác giả đã tìm
hiểu cách học sinh nhìn nhận về bản thân mình thông qua thang đo nhận thức. Tìm
hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức và bắt nạt ở học sinh,
bao gồm các khái niệm bắt nạt, khái niệm nhận thức; thực trạng bắt nạt và nhận
thức về bản thân ở học sinh; mối liên hệ giữa bắt nạt và nhận thức. Tác giả dùng
Thang đo bắt nạt của các tác giả Mynard và Joseph và thang đo nhận thức bản thân
ở trẻ em (CATS) để điều tra trên 393 học sinh trung học phổ thông. Đưa ra một số
khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần - tâm lý trẻ em trong trường
học.
Bài viết “Bắt nạt tuổi học trò chuyện cũ mà không cũ” ThS.Võ Thị Hoàng
Yến đã làm sáng tỏ bắt nạt là gì, vì sao mọi người cho rằng bắt nạt là vấn đề phức
tạp. Cần có luật chống bắt nạt ở trường học (School anti-bullying law). Một chương
trình tuyên truyền và hướng dẫn việc thi hành luật cũng hết sức cần thiết vì luật sẽ
không khả thi nếu không ai biết đến cũng như hiểu rõ luật. Mỗi trường học cũng
phải có chính sách riêng của mình đối với bắt nạt, trong đó nêu rõ những hành vi
nào (của cả học sinh, thầy cô, và quản lý nhà trường) sẽ bị xem là bắt nạt và các
hình thức kỷ luật cụ thể cho việc vi phạm. Cần có chương trình tập huấn hoặc sách
hướng dẫn cha mẹ nhận ra những dấu hiệu con mình bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt người
khác, hậu quả của vấn đề và cách giải quyết. Cần có chương trình tập huấn hoặc
10
sách hướng dẫn cho thầy cô và các nhân viên trường học nhận ra các dấu hiệu có
thể dẫn đến sự bắt nạt hoặc dấu hiệu đã diễn ra bắt nạt, hậu quả của nó và cách giải
quyết. Tập huấn cho trẻ về giá trị sống và các kỹ năng sống, giúp trẻ hiểu được tác
hại của bắt nạt cũng như biết được những cách đúng đắn để thể hiện giá trị của
mình. Đồng thời trẻ cũng học được kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, cách
nhận ra những dấu hiệu có thể dẫn đến bắt nạt người khác hoặc bị bắt nạt và cách
xử lý chúng…Các chương trình đồng hành (mentoring program) cũng đang được
các nước thực hiện. Chương trình này bắt cặp các em với bạn đồng trang lứa, với
anh chị lớp trên, với những những người lớn thành đạt… sẵn lòng tham gia chương
trình. Đây là một chương trình mà Đoàn hoặc Hội Liên hiệp thanh niên có thể thực
hiện. Và đặc biệt, mỗi trường học cần có ít nhất một nhân viên xã hội học đường,
người sẽ giúp kết nối các bên liên quan lại với nhau.
Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG HN
thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tinh
trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7%
số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ
sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38%
thường xuyên; va 17,3% không thường xuyên.
Kết quả khảo sát khác của Nguyễn Văn Tường (2010) - Trung tâm Nghiên cứu
tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện), nghiên cứu về bạo lực học
đường cũng cho con số đang lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã
từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện
đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh
nhau tiếp theo lại diễn ra ngoài trường học. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi
hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và
thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần
1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì .
Trong hội thảo 'Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng - Thực trạng và
giải pháp" diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11, Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với
tổ chức từ thiện Plan Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong
11
trường học. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học
sinh của 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, sử dụng phương pháp bảng
hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả, khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị
bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng
qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục...)
chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh
đập...) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp
dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục...) chiếm 19%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh nam ở cả hai cấp THCS, THPT phải đối mặt
với tần suất khá cao bạo lực thể chất tinh thần khi ở trường hay trên đường đi học
về. Trong khi đó, nữ sinh THPT lại thường bị xâm hại và quấy rối tình dục, chủ yếu
trên đường đi học/về nhà. Bạo lực thể chất xảy ra với học sinh THCS (50%) nhiều
hơn THPT (25%). Mức độ an toàn ở nhà trường được các em đánh giá rất thấp, chỉ
16% học sinh nữ và 19% học sinh nam cho rằng luôn luôn an toàn trong khuôn viên
trường học. Nhà vệ sinh được coi là nơi kém an toàn nhất do giáo viên khó quản lý
và học sinh đôi khi đi nhầm bên, ném đồ của bạn sang phòng khác giới...Đối tượng
gây ra bạo lực học đường, theo nghiên cứu, chủ yếu là học sinh, đôi khi là nhân viên
trường học và giáo viên. Trên 31% giáo viên nam (trong tổng số 461 chủ nhiệm của
20 trường phổ thông Hà Nội) cho rằng, có thể chấp nhận việc giáo viên trừng phạt
về thân thể và tinh thần như đánh, tát, mắng... với học sinh trong một số tình huống
nhất định.
Mỗi luận văn, mỗi bài viết hay cuộc khảo sát đều nói đến một vấn đề trong
hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh. Nghiên cứu của tôi có điểm mới so với những
luận văn, bài viết trên ở điểm đó là luận văn của tôi không chỉ dừng lại ở việc tìm
hiểu thực trạng học sinh bắt nạt học sinh, các đặc điểm của hiện tượng bắt nạt, đặc
điểm của trẻ đi bắt nạt, của trẻ bị bắt nạt, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
chung như các luận văn trước đó mà luận văn của tôi còn đi sâu vào tìm hiểu những
cách nhận biết của phụ huynh, nhà trường với hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh,
những phương án giải quyết mà học sinh, phụ huynh, nhà trường đã thực hiện. Từ
đó luận văn đề xuất hướng can thiệp sử dụng các phương pháp thực hành công tác
12
xã hội để có thể giảm thiểu tình trạng học sinh bắt nạt học sinh. Can thiệp trường
hợp cụ thể chứng minh sự hiệu quả của công tác xã hội.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy, không
riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn đề trong
trường học. Có thể thấy đó là vấn đề bạo lực trong học đường, nạn bắt nạt trong học
sinh, bảo vệ học sinh, giúp học sinh thoát khỏi những tổn thương của hiện tượng bắt
nạt, mối quan hệ học sinh -gia đình – học đường trong giải quyết tình trạng học sinh
bắt nạt học sinh. Những vấn đề này cần có biện pháp để giúp đỡ thông qua con
đường CTXH học đường với vai trò của nhân viên công tác xã hội là thành công
nhất. Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành
viên trong xã hội về hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh hiện nay và sự cần thiết
của nhân viên công tác xã hội trong trường học ở giai đoạn hiện nay.
Thông qua nghiên cứu này, tôi hy vọng học sinh sẽ có những phương án tối
ưu nhất để bản thân các em học sinh không bị bắt nạt, gia đình và nhà trường có
những cách nhận biết và biện pháp can thiệp phù hợp giúp con em mình, và có giải
pháp thiết thực nhằm phát triển ngành công tác xã hội học đường và phát huy khả
năng tích cực của nhân viên công tác xã hội trong trường học trong sự nghiệp giáo
dục của đất nước, giảm thiểu những vấn nạn đang tồn tại trong trường học nhất là
hiện tượng bắt nạt.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh và can thiệp mẫu với
-
một số trường hợp học sinh cụ thể để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
Từ đó, tôi đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế việc học sinh bắt nạt học sinh
theo hướng công tác xã hội.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Tìm hiểu thực trạng học sinh bắt nạt học sinh
-
Thực hành công tác xã hội với các trường hợp cụ thể
13
-
Đưa ra những đề xuất, những kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh
bắt nạt học sinh.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-
Thực trạng học sinh bắt nạt học sinh và những giải pháp.
5.2. Khách thể nghiên cứu
-
Học sinh trường THCS Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội
-
Giáo viên
6. Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 07 năm 2015.
-
Phạm vi không gian: Trường THCS Phú Nghĩa.
-
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng học sinh bắt nạt học
sinh tại trường THCS Phú Nghĩa. Can thiệp trường 2 hợp bị bắt nạt cụ thể và
đề xuất những kiến nghị, giải pháp theo hướng công tác xã hội.
7. Câu hỏi nghiên cứu
-
Học sinh bắt nạt học sinh tại trường THCS Phú Nghĩa đang diễn ra ở những
hình thức nào?
-
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới các hình thức bắt nạt?
-
Phương pháp công tác xã hội cá nhân có phải là phương pháp can thiệp có
hiệu quả trong việc tăng cường năng lực thoát khỏi tình thế bắt nạt cho học
sinh hay không?
8. Giả thuyết nghiên cứu
-
Hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh ở trường THCS Phú Nghĩa đang diễn ra
dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
-
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các hình thức bắt nạt giữa các em học sinh
với nhau.
-
Phương pháp công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp có hiệu quả
trong việc tăng cường năng lực thoát khỏi tình thế bắt nạt cho học sinh
14
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu:
Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu sẵn có từ các bài báo khoa học, các
luận văn, luận án, các trang web của các tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các
trường đại học. Qua đó, làm nổi bật các vấn đề có liên quan đến đề tài: khái niệm
công cụ, các hình thức bị bắt nạt, đặc điểm, nguyên nhân, cách thức ứng xử của học
sinh khi bị bắt nạt, cách nhận biết và giải quyết bắt nạt của phụ huynh và nhà
trường.
9.2. Bảng hỏi
Tôi sử dụng một bảng hỏi để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hiện tượng bị
bắt nạt như: nguyên nhân bị bắt nạt, cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt, đối tượng
bắt nạt, cách thức ứng phó của học sinh khi bị bắt nạt.
Để đo mức độ bị bắt nạt ở học sinh, tác giả đưa ra các phương án trả lời bao
gồm 4 mức độ, tương ứng với điểm đánh giá thang 4 là: 1 = "Không bao giờ", 2=
"thỉnh thoảng", 3 = "Thường xuyên", 4 = "Luôn luôn". Trong nghiên cứu của tác giả
để làm rõ những mức độ bắt nạt này cho học sinh khảo sát dễ hiểu hơn, tác giả quy
đổi như sau: 1= “Không bao giờ”, 2= “Một vài lần/một học kỳ”, 3= “Một vài
lần/một tháng”, 4= “Một vài lần/một tuần”. Phiên bản mà tác giả sử dụng để phân
tích bao gồm 16 câu, bao trùm 5 lĩnh vực : (1) Bắt nạt về sở hữu; (2) Bắt nạt về
quan hệ; (3) Bắt nạt về giá trị; (4) Bắt nạt về truyền thông, (5) Bắt nạt về thể chất.
Với sự phân chia các yếu tố trong từng hình thức bắt nạt như sau:
Thang đo thứ nhất: Bắt nạt về sở hữu gồm: Cố tình làm bẩn, làm hỏng quần áo, đồ
dùng của em bằng cách nào đó, lấy trộm, trấn lột đồ, tiền của em
Thang đo thứ hai: Bắt nạt về quan hệ gồm: Cố tình làm cho em gặp rắc rối với giáo
viên, Cố tình gây mâu thuẫn, rắc rối giữa em và các bạn khác, Nói xấu sau lưng em
với người khác, Thuyết phục bạn khác không chơi với em nữa
Thang đo thứ ba: Bắt nạt về giá trị gồm: Bắt em làm việc mà em không muốn làm,
Chế nhạo ngoại hình của em, Bàn tán không hay về gia đình em, Cố tình làm em
xấu hổ trước mặt người khác, Gọi em bằng biệt danh xấu, chửi bậy với em
15
Thang đo thứ tư: Bắt nạt về truyền thông gồm: Gửi tin nhắn ác ý, đe dọa em bằng
điện thoại,trên mạng, Cố tình đăng những bí mật, riêng tư của em mà không được
em cho phép
Thang đo thứ 5: Bắt nạt về thể chất gồm: Ngáng chân, xô đẩy em, Làm em bị đau,
Đấm, đá em
Tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, cơ cấu mẫu là 300 học
sinh ở ba khối lớp 7, lớp 8, lớp 9. Mỗi khối lớp là 100 học sinh tham gia trả lời bảng
hỏi. Lý do chọn học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 là vì đây là lứa tuổi mà các hình thức
bắt nạt phổ biến nhất, nhiều nhất. Và lớp 7 đến lớp 9 là những em học sinh đã có
quá trình học tại trường ít nhất là một năm, để nhà nghiên cứu so sánh hiệu quả của
những quy định trong trường học có là yếu tố tác động đến hiện tượng học sinh bắt
nạt học sinh không. Hiện tượng bắt nạt có thể phổ biến ở lứa tuổi nhỏ hơn, nhưng
dưới 8 tuổi thì các em chưa thể tự đọc và hoặc trả lời các bảng hỏi trên giấy. Với
điều kiện cho phép, tác giả chọn lứa tuổi từ 12 đến 14, 15 tuổi.
Số bảng hỏi phát ra trong quá trình nghiên cứu là 300 bảng hỏi. Số bảng hỏi
thu về là 300. Tuy nhên trong quá trình nhập dữ liệu và xử lý sơ bộ dữ liệu thấy có
36 em học sinh (tương ứng với 36 bảng hỏi không đạt yêu cầu, điền bảng hỏi không
nghiêm túc). Các bảng hỏi bị loại vì bỏ trống quá nhiều, bảng hỏi đánh dấu tất cả
những cột thường xuyên và luôn luôn mà không chọn những đáp án khác, những
phiếu không đánh dấu mà bỏ trống quá nhiều câu hỏi, phiếu viết lung tung…Sau
khi loại bỏ 36 bảng hỏi điều tra không đạt yêu cầu thì còn lại 264 phiếu đạt yêu cầu
tương đương với 264 em học sinh được phân bố khá đồng đều ở ba khối lớp: lớp 7:
88 = 33,3%, lớp 8: 93= 35,2%, lớp 9: 83=31,5% học sinh.
16
Biểu đồ: Số bảng hỏi đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
12%
88%
bảng hỏi đạt yêu cầu
bảng hỏi không đạt yêu
cầu
9.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
Tiến hành phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu thầy cô giáo để biết thêm xem thầy có biết được tình trạng
học sinh bắt nạt học sinh hiện nay không và thầy cô đã và đang có những giải pháp
gì giảm thiểu tình trạng học sinh bắt nạt học sinh.
Phỏng vấn sâu với 05 em học sinh của trường để biết thêm những đánh giá,
nhận định các vấn đề liên quan đến vấn đề bắt nạt. Ví dụ: em đã bao giờ bị bắt nạt
hay chưa? Bạn bè quanh em đã ai bị bắt nạt hay chưa? … để tìm hiểu những vấn đề
liên quan đến tình trạng học sinh bắt nạt học sinh. xem xét mức độ trao đổi thông tin
giữa các bậc phụ huynh với các em học sinh ở mức độ nào về hiện tượng học sinh
bắt nạt học sinh.
10. Phƣơng pháp can thiệp.
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông
qua mối quan hệ một - một. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng
để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội”.
(theo Grace Mathew)
“ Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con
người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về
chức năng xã hội của họ”. (Theo Helen harris perman)
17