Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.22 KB, 91 trang )

trờng đạI học nông nghiệp hà nội
KHOA KINH Tế Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN
------ ------

luận văn tốt nghiệp đại học

PHN TCH CC YU T NH HNG
N NNG SUT LC TRấN A BN
HUYN NGHI LC, TNH NGH AN

Tờn sinh viờn

: INH TH TRANG

Chuyờn ngnh o to : Kinh t nụng nghip
Lp

: KT 50A

Niờn khoỏ

: 2005 - 2009

Ging viờn hng dn

:ThS. PHM THANH LAN

H NI - 2009


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng trong bất kì báo cáo nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên

Đinh Thơ Trang

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Nhân dịp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Các thầy cô Khoa KT & PTNT cùng các thầy cô trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong quá trình học tập tại trường.
Các cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc và bà con nông dân
trên địa bàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi về thực
tập tại địa phương.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo
ThS. Phạm Thanh Lan, người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã dìu dắt, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực tập của bản thân.


Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009
Sinh viên

Đinh Thơ Trang

ii


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4
2.1 Cơ sở lí luận............................................................................................4
2.1.1 Năng suất cây trồng..........................................................................4
2.1.2 Các nguồn của sự tăng trưởng năng suất cây trồng..........................6
2.1.3 Các phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.....7
2.1.3.1 Phân tích thống kê.................................................................................7
2.1.3.2 Phân tích hồi quy (Regression Analysis)..............................................7
2.1.4 Đặc điểm kĩ thuật sản xuất tác động đến năng suất lạc...................8
2.1.5 Hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc:..................................................10
2.2 Cơ sở thực tiễn:.....................................................................................11
2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới................................................11
2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.................................................13
2.2.3 Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An..........................16

2.2.4 Những chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất
lạc............................................................................................................19
2.2.5 Các nghiên cứu có liên quan.........................................................20
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................24
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................24
3.1.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................25
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình................................................................................25
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn.................................................................25
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:..............................................................26
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai....................................................................26
3.1.2.2 Dân số và lao động..............................................................................28
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng:......................................................................................28
3.1.2.4 Điều kiện kinh tế.................................................................................30
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................35
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu....................................................................35
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................35
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu.......................................................36
iii


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
.........................................................................................................................38
4.1 Thực trạng sản xuất lạc huyện Nghi Lộc...............................................38
4.1.1 Kết quả sản xuất lạc........................................................................38
4.2 Tình hình sản xuất lạc của các hộ điều tra.............................................41
4.2.1 Thông tin chung..............................................................................41
4.2.2 Tình hình sản xuất lạc nhóm hộ điều tra........................................42
4.2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc......................................................42

4.2.2.2 Kết quả sản xuất lạc.............................................................................45
4.2.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc........................................46
4.2.2.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lạc..........58
4.5 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lạc huyện Nghi Lộc
.....................................................................................................................63
4.5.1 Định hướng.....................................................................................63
4.5.2 Giải pháp........................................................................................65
4.5.2.1 Giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật.....................65
4.5.2.2 Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu, quy hoạch vùng sản xuất...............66
4.5.2.3 Giải pháp về vốn, chính sách:.............................................................67
4.5.2.4 Giải pháp về thị trường:.......................................................................67
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................68
5.1 Kết luận ................................................................................................68
5.2 Kiến nghị...............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................72
PHỤ LỤC I......................................................................................................75
PHỤ LỤC II....................................................................................................79

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới các giai
đoạn.................................................................................................12
Bảng 2.2 Năng suất lạc trung bình trên thế giới các giai đoạn........12
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam qua các năm
.........................................................................................................14
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc các vùng trồng lạc
chính ở VN (2007)...........................................................................14
Bảng 2.5 Lượng lạc xuất khẩu của Việt Nam qua các năm.............15

Bảng 2.6 Giá lạc nhân xuất khẩu của Việt Nam qua các năm........15
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc các năm tỉnh Nghệ An
.........................................................................................................16
Bảng 2.8 So sánh diện tích, năng suất, sản lượng lạc Nghệ An năm
2007.................................................................................................16
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Nghi Lộc (giai đoạn 20072010)................................................................................................26
Bảng 3.2 Các loại công trình, cơ sở hạ tầng của huyện Nghi Lộc. .29
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm.......................31
Bảng 3.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực qua các
năm..................................................................................................32
Bảng 3.5 Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm.......................34
Bảng 4.1 Kết quả sản xuất lạc huyện Nghi Lộc qua các năm.........38
Bảng 4.2 Thời vụ trồng lạc ở Nghi Lộc..........................................39
Bảng 4.3 Tình hình chung và các chỉ tiêu bình quân của hộ...........41
Bảng 4.4 Tình hình sản xuất lạc nhóm hộ điều tra..........................43
Bảng 4.5 Kết quả sản xuất lạc của nhóm hộ điều tra năm 2008.....45
Bảng 4.6 So sánh diện tích, năng suất giữa các giống....................46
Bảng 4.8 So sánh diện tích, năng suất 2 vụ sản xuất.......................51
Bảng 4.9 Công lao động ảnh hưởng đến năng suất lạc...................52
Bảng 4.10 Năng suất lạc với các công thức luân canh khác nhau...53
Bảng 4.11 So sánh diện tích, năng suất giữa 2 xã...........................53
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của chi phí thuốc BVTV đến năng suất lạc 55
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các chi phí khác đến năng suất lạc.......55
Bảng 4.14 Năng suất thể hiện qua tập huấn kĩ thuật.......................56
Bảng 4.15 Đánh giá của nông hộ về mức độ quan trọng các yếu tố
.........................................................................................................57
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng hàm sản xuất...................................60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4.1 Diện tích, sản lượng lạc (2006-2008).......................................................38

v


4.2 Sản xuất lạc so với sản xuất Nông nghiệp................................................44

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

KHKT

Khoa học kĩ thuật

HĐND-UBND

Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân

TB

Trung bình

LĐGĐ


Lao động gia đình

TL

Tỉnh lộ

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lạc là loại cây công nghiệp ngắn ngày đồng thời cũng là một trong
những cây thực phẩm quan trọng. Cây lạc được đánh giá có hiệu quả kinh tế
cao về nhiều mặt: là thực phẩm cho người, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho
công nghiệp, nông sản xuất khẩu, cây luân canh cải tạo đất.
Đối với nông dân nước ta, lạc là một cây trồng truyền thống. Nông dân
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm thâm canh lạc mà ngay cả các chuyên gia
nước ngoài cũng đánh giá cao (Phạm Văn Thiều, 2001). Một số địa phương,
lạc là cây trồng chủ lực. Diện tích lạc tập trung nhiều nhất ở Khu 4 cũ (Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) rồi tới đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Từ năm 1980
trở về trước, diện tích, năng suất, sản lượng lạc của ta rất thấp. Sau đó diện tích
và sản lượng tăng lên khá mạnh nhưng năng suất vẫn không tăng. Mãi đến năm
1992 năng suất lạc của ta chỉ xoay quanh con số 10 tạ/ha. Kể từ năm 1993 đến
nay, năng suất lạc mới tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, năm 1998 đạt 14
tạ/ha, đạt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2000 (Chu Thị Thơm và cộng
sự, 2006). Tuy năng suất lạc có tăng lên nhưng so với tiềm năng của đất đai,
các giống lạc hiện có thì mức năng suất đó vẫn còn là quá thấp.
Nghệ An là vùng trọng điểm trồng lạc của cả nước, bình quân mỗi năm
cả 3 vụ sản xuất (đông, hè thu, xuân) cung cấp cho thị trường trên 3.300 tấn

lạc nhân. Tỉnh Nghệ An chủ trương phát triển cây lạc trên diện tích đất cát
ven biển thoát nước tốt và những bãi cao ven sông, trong đó Nghi Lộc và
Diễn Châu là chủ yếu. Vụ lạc xuân 2007, Nghi Lộc và Diễn Châu xác lập 2 kỉ
lục, năng suất bình quân toàn huyện đạt từ 27-28 tạ/ha, cao nhất từ trước tới
nay. Vụ đông xuân năm 2009, huyện Nghi Lộc dự kiến gieo 840 ha lạc (cao
hơn vụ đông xuân năm 2008 là 294 ha), phấn đấu đạt năng suất bình quân 20
tạ/ha (cao hơn vụ đông xuân năm 2008 là 0,4 tạ/ha). Đến nay, lạc Nghi Lộc
ngoài tiêu dùng ở các tỉnh thành trong cả nước còn được các doanh nghiệp
1


trong và ngoài tỉnh xuất khẩu sang Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan,
Singapore… với lượng lạc tiêu thụ ngày càng tăng. Với tổng diện tích đất
canh tác 24.167 ha, trong đó 546 ha đất trồng lạc (chiếm 2,26%), điều kiện tự
nhiên phù hợp với cây lạc và truyền thống thâm canh lạc lâu đời, Nghi Lộc
đang tập trung sản xuất các sản phẩm của lạc để xuất ra thị trường các nước.
Ở nước ta, sản lượng lạc sản xuất ra hàng năm phần lớn dành cho xuất
khẩu, có năm đã xuất đến 70-80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Ý,
Đức…Cho nên đối với chúng ta, lạc đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng
(Phạm Văn Thiều, 2001).
Tính chất nhỏ lẻ, manh mún của nông nghiệp nước ta là một trong
những nguyên nhân cản trở áp dụng cơ giới hóa trong làm đất, tưới nước,
chăm sóc, thu hoạch…nên năng suất hiệu quả không cao, khiến cho thu nhập
người nông dân thấp. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm lạc chưa đáp ứng
được nhu cầu của bạn hàng quốc tế, chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, một
phần do đầu vào không được đầu tư đúng mức. Bởi vậy, các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất lạc là vấn đề cần quan tâm. Từ những vấn đề nêu trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất lạc trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng sản xuất lạc của nông dân huyện Nghi Lộc như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất lạc ở Nghi Lộc?
- Làm thế nào để nâng cao năng suất lạc, nâng cao thu nhập cho nông dân trên
địa bàn?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc xuất khẩu huyện
Nghi Lộc từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất lạc của bà
con nông dân trong toàn huyện.

2


1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về sản xuất lạc và đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất lạc trên địa bàn huyện Nghi Lộc và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lạc huyện Nghi Lộc.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lạc, gồm các yếu tố đầu vào và các yếu
tố khác.
- Các hộ nông dân trồng lạc của huyện Nghi Lộc.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lạc.
- Không gian: địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian: thu thập số liệu liên quan từ 2006-2008.

3



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Năng suất cây trồng
- Khái niệm: Là sản lượng cây trồng đạt được trên một đơn vị diện tích
(thường là 1 ha).
Năng suất cây trồng thể hiện kết quả sự tác động tổng hợp của các yếu
tố nội tại với điều kiện môi trường và các biện pháp kĩ thuật. Vì vậy, năng
suất cây trồng là cơ sở để đánh giá bản chất di truyền của giống, khả năng
thích ứng với điều kiện môi trường sinh thái và khả năng thâm canh. Năng
suất là kết quả tổng hợp cuối cùng của hàng loạt các nhân tố khác nhau, đó là
các yếu tố cấu thành năng suất.
- Các yếu tố cấu thành năng suất:
+ Tổng số quả/cây: các giống lạc khác nhau thì có tổng số quả/cây khác nhau,
thậm chí ngay trong cùng một giống, trồng ở các thời vụ khác nhau cũng có
tổng số quả/cây khác nhau.
+ Số quả chắc/cây: ở các giống trong các thời vụ khác nhau cũng có biến
động.
+ Khối lượng 100 quả: là chỉ tiêu quan trọng trong chọn giống do nó có quan
hệ chặt chẽ với năng suất lạc. Khi có cùng số quả chắc/cây thì giống nào có
khối lượng 100 quả càng cao cũng có nghĩa là năng suất của giống đó càng
cao.
+ Khối lượng 100 hạt: Năng suất lạc nhân có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất.
Khối lượng 100 hạt là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất lạc nhân, để
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các giống lạc có khối lượng hạt lớn, vỏ hạt màu
hồng, hàm lượng dầu cao… ngày càng được mở rộng trong sản xuất.

4



- Cách tính năng suất: Năng suất có thể tính theo nhiều hình thái sản phẩm
khác nhau: lúa, ngô, đậu…là khối lượng hạt khô; khoai lang, sắn…là khối
lượng củ tươi; chè tính theo khối lượng búp tươi…
Trong nông nghiệp thường đánh giá năng suất cây trồng dựa vào năng
suất thống kê (năng suất thu hoạch tại gốc). Cách tính này chưa hạch toán hết
hao hụt khi thu hoạch, vận chuyển. Một cách tính khác là năng suất thực thu,
là số sản phẩm thực tế thu được trên cơ sở hạch toán của hộ. Cũng có thể chia
thành 3 cách tính năng suất như sau:
+ Năng suất cá thể: được tính là khối lượng của quả chắc/cây, nó quyết định
trực tiếp đến năng suất lí thuyết của giống. Ở các thời vụ khác nhau, các
giống cho năng suất cá thể khác nhau. Như vậy, ngoài bản chất di truyền của
giống thì điều kiện ngoại cảnh có tác động rất lớn đến năng suất cá thể của
cây lạc.
+ Năng suất lí thuyết: là tổng của năng suất các thể trong quần thể, do đó
năng suất lí thuyết cao hay thấp chủ yếu do năng suất cá thể quyết định. Năng
suất cá thể báo hiệu tiềm năng cho năng suất của một giống trong điều kiện
nhất định. Nó phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất của cá thể như số
bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt,
được tính = năng suất cá thể * mật độ cây/m2.
+ Năng suất thực thu: là năng suất thực tế thu được trên ô thí nghiệm. Năng
suất thực thu phản ánh rõ nhất khả năng thích ứng của giống cây trồng trong
những điều kiện cụ thể. Từ đó có cơ sở để bố trí giống, thời vụ và vùng sinh
thái thích hợp. Về lí thuyết thì giống có năng suất lí thuyết cao thì kéo theo
năng suất thực thu cũng cao. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng của quần
thể ruộng lạc khác nhau (do hạt không mọc, do mất cây…) nên năng suất thực
thu có những thay đổi khác nhau hoặc trái ngược với năng suất lí thuyết.
Ngoài ra còn một chỉ tiêu nữa là năng suất nhân tố tổng TPF (Total
Factor Productivity):


5


+ Đây chính là tỉ số giữa chỉ số đầu ra tổng và chỉ số đầu vào tổng:
TPF = Y/X với Y là tổng các đầu ra, X là tổng các đầu vào
+ Sự thay đổi trong TPF có thể được phân chia thành 2 phần: do sự thay đổi
hiệu quả kĩ thuật và do sự thay đổi quy mô công nghệ.
+ Tiếp cận tính toán sử dụng biện pháp chỉ số TPF giúp chúng ta lượng hóa
các thành phần của năng suất (Võ Phước Hậu, 2002).
Nâng cao năng suất cây trồng là phương hướng phát triển có ý nghĩa cơ
bản của nông nghiệp, nhất là với các nước chậm phát triển, độ phì tự nhiên
cao. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học - kĩ thuật - kinh tế, tổ chức
sản xuất hợp lý là phương pháp chủ yếu nâng cao năng suất cây trồng.
2.1.2 Các nguồn của sự tăng trưởng năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều yếu tố,
trong đó có thể tóm lại 3 nhóm yếu tố sau:
* Quy mô đầu vào: Một sự tăng lên trong đầu vào sẽ là kết quả trong tăng
trưởng năng suất, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Có thể kể đến
các đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV, lao động…
* Thay đổi công nghệ: là kết quả của nghiên cứu và khuyến nông, thay đổi
công nghệ sẽ mang lại sự tăng lên của đầu ra (năng suất). Chẳng hạn áp dụng
cơ giới hóa vào sản xuất (máy cày, máy gặt, máy tuốt thay vì phải dùng trâu
bò, gặt tay, đập lúa bằng tay…); tập huấn về biện pháp phủ nilon cho lạc…
* Hiệu quả kĩ thuật: Sự tăng lên của đầu ra không chỉ do sự thay đổi trong
quy mô đầu vào, mà còn là kết quả của quản lí hiệu quả đầu vào. Năng suất
có thể tăng lên ví dụ như nếu phân bón được bón đúng thời điểm hoặc với
lượng hợp lí…
Ngoài ra năng suất còn có thể ảnh hưởng bởi chất lượng của nguồn lực
nông nghiệp như đất đai và nguồn nước. Do đó, trong một số phân tích năng
suất, các yếu tố bên ngoài do sự suy thoái nguồn lực cũng là các nguyên nhân

dẫn đến sự giảm năng suất (Võ Phước Hậu, 2002).

6


2.1.3 Các phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
2.1.3.1 Phân tích thống kê
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bằng cách so sánh thông
thường. Bằng cách phân tổ thống kê, năng suất được so sánh với các tiêu thức
khác nhau mà trong mỗi tiêu thức lại có nhiều mức được lựa chọn.
Phương pháp đơn giản này bước đầu cho ta những đánh giá về sự biến
đổi năng suất khi các yếu tố khác thay đổi. Tuy nhiên nó chưa cho biết mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên năng suất như thế nào, chưa cho biết khi
yếu tố này thay đổi 1 đơn vị thì năng suất thay đổi bao nhiêu đơn vị.
2.1.3.2 Phân tích hồi quy (Regression Analysis)
Phân tích hồi quy cho phép mô tả và đánh giá mối quan hệ giữa biến
phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập. Cụ thể ở đây là mối quan hệ năng
suất với các yếu tố ảnh hưởng.
Dạng:

Y = f (Bi; Xi) + u (1)

Trong đó: Y: năng suất (biến phụ thuộc)
Bi: các tham số ước lượng
Xi: các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất (biến độc lập)
u: sai số ngẫu nhiên
- Các kết quả trong phân tích hồi quy đều mang tính định lượng
- Phân tích hồi quy gồm 4 mục tiêu:
+ Ước lượng giá trị trung bình của Y (năng suất) với các giá trị của X
(các yếu tố ảnh hưởng) đã cho

+ Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi Xi đến Y
+ Dự báo giá trị của Y tới sự thay đổi của X
+ Kiểm định các giả thiết kinh tế
- Hàm hồi quy tổng thể:
Hàm hồi quy mẫu:

Y = B0 + Bi Xi + u

(2)

Y = b0 + biXi + e

(3)

Trong đó b0, bj, e lần lượt là các ước lượng của B0, Bi, u

7


Nếu e phản ảnh được u thì bản chất của (2) và (3) là như nhau
u phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau nằm ngoài mô hình hoặc sai
sót trong đơn vị đo khi điều tra, u là sai số ngẫu nhiên không thể giải thích.
2.1.4 Đặc điểm kĩ thuật sản xuất tác động đến năng suất lạc
* Chọn và làm đất:
Việc làm luống gieo lạc tuỳ chân đất và địa hình cụ thể. Nơi đất cao, dễ
thoát nước, đất bãi ven sông, đất cát ven biển như vùng biển Diễn Châu, Nghi
Lộc (Nghệ An) thường làm thành băng rộng 10-12 m và cứ cách 2-3 băng thì
bố trí một cái rãnh để thoát nước khi cần thiết.
* Chế độ luân canh, xen canh:
Một số công thức luân canh vùng đất cát ven biển Nghệ An thường áp

dụng là: + Lạc xuân- lúa mùa - khoai tây (hoặc rau)
+ Lạc xuân - vừng (hoặc ngô) - rau (hoặc khoai tây)
Cách làm này được nông dân ta áp dụng từ lâu đời ở các địa phương khác
nhau. Nó không chỉ tận dụng đất, đỡ công chăm sóc, hạn chế cỏ dại, chống
hạn cho cây mà còn đem lại hiệu quả kinh tế về nhiều mặt. Kết quả nghiên
cứu gần đây của trường Đại học Huế cho thấy khi trồng lạc thuần thì năng
suất lạc là 20,1 tạ/ha, nhưng xen lạc với ngô thì năng suất lạc là 18 tạ/ha và
ngô là 25 tạ/ha.
* Phân bón:
Kết quả nghiên cứu của Viện Nông hoá thổ nhưỡng cho thấy trên một
số đất trồng lạc ở các vùng chuyên canh thì độ ẩm và các chất dinh dưỡng là
một trong những yếu tố hạn chế năng suất lạc. Đối với các loại đất trồng lạc,
điển hình là đất bạc màu, đất cát ven biển thì trên mỗi ha thường sử dụng:
Phân hữu cơ: 8-10 tấn
Đạm: 15-20 kg
Lân: 40-60 kg
Kali: 30-40 kg
Vôi bột: 300-400 kg (đất chua cần bón nhiều hơn)
8


* Thời vụ:
Muốn có thời vụ sát hợp cho từng giống, từng chân đất, từng chế độ
canh tác khác nhau thì mỗi địa phương cần nghiên cứu để ổn định cụ thể thêm
làm căn cứ hướng dẫn cho bà con nông dân. Làm sao cho hạt giống khi gieo
xuống mọc nhanh, đều, đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển, tránh được
những bất lợi như rét, hạn, gió Lào, mưa… càng nhiều càng tốt, cho năng suất
cao và ổn định.
* Giống:
Trước khi đem gieo hạt giống cần được xử lí bằng cách ủ cho hạt nảy

mầm. Làm như thế khi gặp điều kiện thuận lợi có mưa phùn, đem gieo hạt sẽ
mọc nhanh, dễ dàng ngay cả khi gặp nhiệt độ thấp, tránh được thiệt hại do sâu
bệnh có trong đất (tỉ lệ mọc thường đạt 90-100%). Tuy nhiên nếu gặp khô hạn
thì sẽ khó thực hiện vì sức nảy mầm của giống sẽ giảm.
* Mật độ, khoảng cách và cách gieo:
Mật độ cây sẽ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bởi
năng suất quả (tạ/ha) = số cây * số quả chắc/cây * trọng lượng quả. Mật độ
cao hay thấp phụ thuộc vào loại đất, giống, vụ…Nhưng nói chung cần đảm
bảo từ 25-35 cây/m2.
* Chăm sóc: Đối với lạc, chăm sóc bao gồm dặm cây, xới cỏ đợt 1 và 2, vun
gốc, bón thúc và một vài công việc khác.
* Phòng chống hạn, úng:
Hầu hết đất chuyên canh của ta là đất nhẹ khả năng giữ nước kém. Vụ
lạc xuân ở miền Bắc thường gặp hạn lúc gieo, thời kì ra hoa rộ và đâm tia
thường gặp cũng dễ bị nắng nóng, gió Lào, lạc thu lại bị hạn thời kì cuối lúc
củ đang phát triển. Ngoài ra các tỉnh miền Bắc dễ úng vào cuối vụ lúc quả đã
chín nên nông dân rất chú ý việc chống hạn, úng.

9


* Phòng trừ sâu, bệnh hại:
Theo kết quả điều tra của cơ quan Bảo vệ thực vật trong các năm từ
1991-1993 chỉ riêng ở Hà Nội, Nghệ An đã có đến hơn 20 loại sâu bệnh
thường xuất hiện và gây hại về mặt kinh tế, từ phá rễ, thân, lá, hoa, quả và
hạt. Đó là nguyên nhân làm giảm 20-30% năng suất lạc. Nhân dân trồng lạc
thường phun 2-3 lần/vụ để phòng trừ các loại sâu hại. Cơ quan BVTV, cơ
quan khuyến nông có chức năng dự báo và khuyến cáo cách sử dụng thuốc
phòng trừ sâu hại lạc hiệu quả. Mô hình IPM (Quản lí dịch hại trên đồng
ruộng) đã triển khai ở một số địa phương được bà con rất hưởng ứng.

* Thu hoạch và bảo quản:
Hiện nay việc thu hoạch lạc chủ yếu vẫn là thủ công, nên đây là khâu tốn
nhiều công lao động nhất trong sản xuất lạc. Nếu gặp dịp nắng nóng nhiều, đất
khô thì không chỉ tốn công mà còn bị hao hụt nhiều do sót. Vụ xuân 1997 ở
Nghệ An đúng dịp thu hoạch lạc gặp gió Lào, nắng nóng gay gắt, đất bị khô,
nhổ đứt sót, mà không thu hoạch thì không kịp làm vụ vừng tiếp theo.
Việc bảo quản lạc cần đặc biệt quan tâm đặc biệt lạc làm giống vụ sau
vì đó là một trong những khâu đầu tiên quyết định năng suất lạc vụ sau. Như
vậy, lạc phải đảm bảo được độ ẩm cần thiết nhưng không làm lạc chảy dầu.
2.1.5 Hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc:
Các nhà kinh tế qua nhiều năm nghiên cứu đã khẳng định sản xuất
lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao, nếu đưa được năng suất tăng thì hiệu quả
sẽ lớn.
* Khi so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc trên các loại đất với các
công thức luân canh khác nhau, so sánh cây lạc với một số cây trồng khác
trong cùng một mùa vụ sản xuất thì thấy rằng:
Trên chân ruộng 1 lúa 2 màu bố trí theo 3 công thức chủ yếu sau:
Lạc xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông (1)
Lạc xuân - đỗ tương hè - lúa mùa chính vụ (2)
Lạc xuân - lúa mùa - khoai lang đông (3)
10


Trong đó công thức (1) có giá trị sản lượng, lợi nhuận, thu nhập/công lao động
là cao nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tiếp đó là công thức (2) và (3).
Trên chân đất vàn cao có điều kiện tưới nước chủ động thường bố trí:
Lạc xuân - lúa mùa - rau mùa (1)
Lúa xuân - lạc thu -cây vụ đông (2)
Lạc xuân - đậu tương hè - ngô đông (3)
với 3 công thức này, hiệu quả kinh tế không sai khác nhau lắm, tuy nhiên

công thức (1) và (3) có hiệu quả kinh tế cao hơn công thức (2). Ở vùng trung
du, vùng đồi thấp cũng nên áp dụng công thức (3).
Trên đất bãi ven sông ngập nước trong vụ mùa, có thể áp dụng công
thức luân canh như sau:
Lạc xuân - ngô đông (1)
Lạc xuân - khoai lang đông (2)
Trên đất này đầu tư ít, chủ yếu lợi dụng điều kiện tự nhiên nên hiệu quả kinh
tế không cao lắm, tuy nhiên trồng lạc vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Khi so sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc với một số cây trồng khác
trong vụ xuân như lúa, đỗ tương, ngô… tài liệu nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu kinh tế nông nghiệp cho thấy: Giá trị sản lượng/ha cao nhất là lúa, tiếp
đến là lạc, đỗ tương rồi đến ngô. Mức lợi nhuận/ha thì cao nhất là lạc, tiếp đến
là đỗ tương, lúa, ngô. Nếu tính mức lợi nhuận/đồng chi phí vật chất thì kết
quả lại là lạc, đỗ tương, lúa và ngô.
Tóm lại, cây lạc là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta phải
không ngừng nâng cao năng suất, phẩm chất nhằm tăng giá trị sản xuất lạc.
2.2 Cơ sở thực tiễn:
2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí
quan trọng. Mặc dù cây lạc đã có từ lâu đời, nhưng vai trò kinh tế của lạc chỉ
mới được xác định trên 100 năm trở lại đây. Trên thế giới hiện nay, nhu cầu

11


sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng và đang khuyến khích nhiều nước đầu
tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.
Tổng hợp các nguồn số liệu của Florkowski (1994) Cesar (2002), FAO
(2000-2006) cho thấy diện tích trồng lạc trên toàn thế giới trong 35 năm qua
tăng 14,4%.

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới các giai đoạn

Chỉ tiêu

Những năm 70

Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)

Những năm 90

2002-2005

17,879

20,502

22,415

9,2

11,6

14,4

16,875

26,664


32,261

(Thống kê của Florkowski, 1994; Cesar,2002; FAO, 2006)
So với những năm 70, diện tích lạc trong những năm gần đây tăng
25,4%; so với những năm 90 tăng 9,3%. Nhờ áp dụng tiến bộ kĩ thuật và sử
dụng giống lạc mới nên năng suất lạc trên thế giới không ngừng tăng. So với
những năm 70 tăng 56,5% và so với thập kỉ 90 năng suất tăng 24%. Tuy nhiên
năng suất tăng không đồng đều giữa các khu vực, thậm chí có nhiều nơi giảm.
- Bắc Mĩ có năng suất lạc cao song từ thập kỉ 70-90 tăng không đáng kể (từ
25,9-26,2 tạ/ha), mấy năm gần đây có tăng nhanh: năm 2004 là 37,5 tạ/ha.
- Đông và Nam Phi nói chung năng suất lạc thấp: thập niên 70 chỉ đạt 7,0
tạ/ha, những năm 90 là 8,9 tạ/ha (tăng 27%).
Bảng 2.2 Năng suất lạc trung bình trên thế giới các giai đoạn

Đơn vị tính: tạ/ha
Vùng
Những năm 70 Những năm 90 Năm 2004
Bắc Mỹ
25,9
26,2
37,5
Đông và Nam Phi
7,0
8,9
9,2
Châu Á
9,1
14,5
16,4
(Thống kê của Florkowski, 1994; Cesar,2002; FAO, 2006)


12


- Châu Á nhờ sự nỗ lực của các quốc gia áp dụng tiến bộ kĩ thuật chọn tạo và
sử dụng giống mới nên năng suất lạc tăng mạnh: từ 9,1 tạ/ha đến 14,5 tạ/ha
từ thập niên 70 đến thập niên 90. Năm 2004 đạt 16,4 tạ/ha…
2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Việt Nam những năm trước đây, do thiếu lương thực, trong sản xuất
nông nghiệp chủ yếu tập trung trồng cây lương thực, cây lạc chưa thực sự
được chú trọng, năng suất thấp. Mười năm trở lại đây, nhờ có sự chuyển
hướng trong nông nghiệp là sản xuất cây trồng hàng hoá, cũng từ đó cây lạc
được quan tâm hơn và có xu hướng tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản
lượng. Năm 2005, Việt Nam là nước đứng thứ 12 về diện tích, đứng thứ 9 về
sản lượng trên thế giới, đứng thứ 4 về năng suất trong 15 nước trồng lạc lớn.
Theo tài liệu của Ngô Thế Dân và cộng sự (2000), sự biến động về diện
tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam được chia thành các giai đoạn:
- 1957-1979: Diện tích lạc giảm 5,5%, năng suất giảm 14,6%. Nguyên nhân
chủ yếu là do thực trạng phong trào hợp tác xã bị sa sút, do yêu cầu đủ lương
thực được đặt lên hàng đầu, nên sản xuất lạc không được chú trọng đầu tư,
phát triển.
- 1980-1987: Diện tích trồng lạc tăng nhanh, năm 1987 tăng gấp 2 so với năm
1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Giai đoạn này sản xuất mang tính quảng canh
nên năng suất tăng không đáng kể từ 8,8-9,7 tạ/ha.
- 1988-1993: Diện tích trồng lạc giảm 15,3%. Nguyên nhân là do mất thị
trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa được tiếp cận.
- 1994-1998: Diện tích năm 1998 tăng 8%, năng suất tăng 20% và sản lượng
tăng 25% so với 1994. Giai đoạn nay Việt Nam đã tiếp cận được với thị
trường quốc tế mới và nhu cầu trong nước cũng tăng.
- Trong khoảng 10 năm gần đây (1995-2005) sản xuất lạc ở Việt Nam đã có

những chuyển biến tích cực, diện tích, năng suất và sản lượng lạc biến động
theo chiều hướng tăng.

13


Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam qua các năm
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

Diện tích (1000ha)
244,9
244,6
246,7
243,8
263,7
269,6
246,7
254,6

Năng suất (tạ/ha)
14,5
14,8

16,2
16,7
17,8
18,1
18,7
19,8

Sản lượng (1000tấn)
355,3
363,1
400,4
406,2
469,0
489,3
462,5
505,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê VN, 2007)
Nhìn chung, sản lượng lạc qua các năm từ 2000 đến 2007 có xu hướng
tăng, cho dù diện tích giảm. Đó là nhờ việc tăng đầu tư vào sản xuất và áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật khiến cho năng suất lạc không ngừng tăng qua
các năm. Cụ thể: năm 2000 chỉ đạt 14,5 tạ/ha, đến năm 2005 đạt 18,1 tạ/ha
(tăng 24,8%) và tăng 1,7% so với năm 2004 (năng suất 17,8 tạ/ha). Đến năm
2007 đã đạt 19,8% (tăng 36,6% so với năm 2000, tăng 9,4% so với năm 2005)
và so với năm 2006 (năng suất 18,7 tạ/ha) tăng 5,9%.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (2006), sản xuất lạc Việt Nam được
chia hai miền Bắc và Nam, với 8 vùng trồng lạc chính.
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc các vùng trồng lạc chính ở VN (2007)
Vùng
Miền Bắc

ĐB Sông Hồng
Đông bắc
Tây bắc
Bắc Trung bộ
Miền Nam
Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
ĐB Sông Cửu Long
Tổng

Diện tích
(1000ha)
157,7
32,1
39,1
8,5
77,7
97,2
26,5
20,5
36,7
13,5
254,9

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(1000tấn)
18,8

296,6
22,9
73,7
16,3
63,9
13,4
11,4
19,0
147,6
21,4
208,4
16,9
44,8
15,7
32,1
24,2
88,7
31,7
42,8
19,8
505

(Nguồn: Tổng cục Thống kê VN, 2008)
Một vài năm gần đây, một số tỉnh ở miền Bắc có năng suất khá cao như
Nam Định đạt 38 tạ/ha, Hưng Yên 28 tạ/ha. Điển hình một số địa phương như

14


Hà Tây (cũ), Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh…nhờ sử

dụng giống mới, kĩ thuật cao nên năng suất cao, đạt 35-45 tạ/ha. Đây là khởi
đầu khả quan trong khai thác tiềm năng năng suất cây lạc ở Việt Nam.
Về tình hình tiêu thụ lạc, trong thập niên 90 Việt Nam đứng thứ 4 về
xuất khẩu lạc. Lượng lạc xuất khẩu trong 5 năm đầu thập kỉ 90 là 127 nghìn
tấn, chiếm 8,7% thị phần trên thế giới; 5 năm cuối tăng lên 173 nghìn tấn
(11,6% thị phần). Những năm gần đây (2000-2005), trung bình kim ngạch
xuất khẩu lạc của Việt Nam khá cao, trên 50 triệu USD. Tuy nhiên, sản lượng
lạc xuất khẩu còn thấp so với tiềm năng. Lí do chủ yếu là chất lượng lạc Việt
Nam còn thấp, cùng với thị trường xuất khẩu lạc chưa thực sự ổn định.
Bảng 2.5 Lượng lạc xuất khẩu của Việt Nam qua các năm

Năm
Lượng xuất khẩu (nghìn tấn)

2005

2006

54,7

14,0

2007
36,8

(Nguồn: Tổng cục Thống kê VN, 2008)
Trong 3 năm 2005-2007 lượng lạc xuất khẩu của ta có nhiều biến động,
năm 2005 đạt 54,7 nghìn tấn. Đến năm 2006 giảm mạnh, lượng lạc xuất khẩu
là 14 nghìn tấn (giảm 25% so với năm 2005), năm 2007 có tăng so với năm
trước nhưng chỉ đạt 36,8 nghìn tấn lạc xuất khẩu.

Bảng 2.6 Giá lạc nhân xuất khẩu của Việt Nam qua các năm

Năm
Giá lạc nhân (USD/tấn)

1998
2000
2003
2005
483
540
578
645
(Nguồn: Tổng cục Thống kê VN, 2008)

Giá lạc nhân xuất khẩu ở Việt Nam tăng qua các năm. Tuy nhiên, so
với các nước trong khu vực, giá lạc xuất khẩu của ta vẫn thấp hơn.
Tại thị trường nội địa Việt Nam, giá lạc biến động ở các mùa vụ trong
năm và ở các địa phương khác nhau. Miền Bắc giá lạc thường giảm vào các
tháng 5, 6 sau khi thu hoạch lạc xuân, giá được vào cuối tháng 12, đầu tháng
1 sau khi thu hoạch vụ thu đông. Giá lạc trên thị trường biến động lớn, vào
tháng 5, 6 giá lạc là 6000-8000 đồng/kg lạc quả. Tháng 1, 2 giá lạc là 10.000-

15


12.000 đồng/kg lạc quả. Giá lạc thương phẩm ở các chợ đô thị cao hơn giá ở
chợ miền quê. Tháng 11/2003 giá lạc thương phẩm ở Hà Nội là 10.000 đ/kg,
TP Hồ Chí Minh là 11.500 đ/kg, trong khi đó ở Nghệ An chỉ có 9000 đ/kg,
gây khó khăn cho người trồng lạc.

2.2.3 Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghệ An là vùng trồng lạc lớn nhất Việt Nam với diện tích 2400025000 ha, sản lượng 4,5 tấn lạc vỏ, kim ngạch xuất khẩu hơn 10 triệu USD,
đứng đầu trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Nghệ An,
người đã có công đóng góp cho ý tưởng thương hiệu lạc Nghệ An cho biết:
“Lạc Nghệ An hội đủ 3 tiêu chuẩn đó là hàm lượng dầu cao, trọng lượng hạt
lớn, màu sắc vỏ lụa đẹp, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu”. Mỗi năm Nghệ An sản
xuất được khoảng 4,5 tấn lạc vỏ, tương đương 3 vạn tấn lạc nhân. Năm 2005,
cả tỉnh xuất khẩu được trên 2 vạn tấn lạc nhân theo đường chính ngạch, chủ
yếu sang Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc và khoảng 1 vạn tấn theo đường
tiểu ngạch, chưa kể số lạc tiêu thụ nội địa, để giống.
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc các năm tỉnh Nghệ An

Chỉ tiêu
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)

2005

2006

2007
27,2
23,3
24,4
16,7
19,8
21,8
45,5

46,1
53,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê VN, 2007)

Qua bảng có thể thấy sản lượng lạc Nghệ An từ 2005-2007 tăng 7,6 tạ
(tăng 16,7%). Đó là do năng suất lạc tăng nhanh, đến năm 2007 năng suất
bình quân toàn tỉnh đạt 21,8 tạ/ha, tăng 0,51 tạ/ha (tức tăng 30,5%).
Bảng 2.8 So sánh diện tích, năng suất, sản lượng lạc Nghệ An năm 2007

Chỉ tiêu

Nghệ

Bắc

Cả

An

Trung Bộ

nước

16

So sánh (%)
NA / Bắc NA / Cả
Trung Bộ

nước



Diện tích (nghìn ha)

24,4

Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)

21,8
53,1

77,7

254,6

31

10

19,0
19,8
115
110
147,6
505
36
11
(Nguồn: Tổng cục thống kê VN, 2007)


So với vùng Bắc Trung Bộ, diện tích trồng lạc tỉnh Nghệ An chiếm
31%, so với cả nước chiếm 10% . Về sản lượng, lạc Nghệ An đóng góp 11%
trong tổng sản lượng lạc của cả nước và 36% sản lượng lạc vùng Bắc Trung
Bộ. Năng suất lạc Nghệ An cao hơn năng suất chung vùng Bắc Trung Bộ
15% và cao hơn năng suất bình quân cả nước 10%.
Hiện nay, Nghệ An sản xuất 3 vụ lạc/năm. Vụ lạc xuân (vụ chính)
có diện tích trên dưới 20 ngàn hecta, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất
khẩu; vụ thu đông chủ yếu để cung cấp giống cho vụ chính và một phần
làm hàng hoá cho các tỉnh bạn. Kết quả sản xuất gần đây cho thấy, không
chỉ có lạc xuân, lạc đông cho năng suất cao mà lạc hè cũng đã đạt được kết
quả nhất định: Năm 2006, diện tích 1.914ha, năng suất 11,65tạ/ha; hè thu
2007, diện tích 1.821ha, năng suất 14,05tạ/ha. Tuy nhiên, có thể thấy năng
suất lạc hè mặc dù đã có bước tiến nhưng hiện còn rất thấp so với vụ xuân, vụ
đông và so với tiềm năng của giống cũng như điều kiện đất đai. Để mở rộng
sản xuất lạc hè lên 2,5 ngàn ha vào năm 2010 theo mục tiêu đề án sản xuất
lạc, xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả, năng suất lạc là mấu chốt để
sản xuất lạc đạt mục tiêu diện tích vào năm 2010.
Vụ đông năm 2007, tỉnh Nghệ An chủ trương 100% diện tích lạc được
gieo bằng phương pháp phủ nilon. Đây là biện pháp kỹ thuật mới khi trỉa lạc,
qua thực hiện thử tại một số địa phương trong tỉnh đã cho năng suất,
chất lượng lạc cao hơn hẳn phương pháp gieo trỉa thông thường. Vụ đông
năm 2009, tỉnh Nghệ An sẽ gieo 8.400 ha lạc (cao hơn vụ đông năm 2008 là
294 ha), phấn đấu năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha (cao hơn vụ đông năm
2008 là 0,4 tạ/ha). Tỉnh có chủ trương phát triển cây lạc trên diện tích đất cát
ven biển, thoát nước tốt và những vùng bãi cao ven sông. Giống lạc được sử
17


×