Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân, tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.58 KB, 112 trang )

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
Khoa kinh tế và phát triển nông thôn
------- -------

Luận văn tốt nghiệp đại học
NH GI HIU QU KINH T CHN NUễI LN THT
CA CC H NễNG DN, TI HUYN VN LM,
TNH HNG YấN
Tên sinh viên
Chuyên ngành đào tạo
Lớp
Niên khoá

: C HI
: Kinh tế nông nghiệp
: KT 49B
: 2004 - 2008

Giáo viên hớng dẫn

: TS. NGUYN TH DNG NGA

Hà nội, năm 2009
LI CAM OAN
Tụi xin cam rng s liu v kt qu nghiờn cu trong lun vn ny l
trung thc v cha h c s dng bo v hc v no.
Tụi xin cam oan trong lun vn cú tụi cú s dng cỏc thụng tin t
nhiu ngun d liu khỏc nhau, cỏc thụng tin trớch dn c s dng u
c tụi ghi rừ ngun gc xut x.
i



Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Đỗ Đức Hải

ii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rèn
luyện và học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của cô giáo
Nguyễn Thị Dương Nga, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các bác, các anh phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và các hộ nông dân ở huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
công việc trong thời thực tập tại huyện.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi cả về mặt vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt bài báo
cáo tốt nghiệp này.
Hà nội ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Đỗ Đức Hải

i



TÓM TẮT
Tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng đã có những
bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn
thịt. Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến sản xuất lợn thịt theo hướng sản
xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả trong chăn nuôi còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân, tại huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên”.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
tại hộ nông dân của huyện Văn Lâm, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn thịt của huyện. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu, điều tra 60 hộ nông dân. Trong 60 hộ chăn nuôi lợn thịt này,
tiến hành phân chia các hộ chăn nuôi theo các quy mô khác nhau gồm các quy
mô lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn phân theo các phương thức chăn nuôi và
các giống lợn nuôi khác nhau để tiện cho việc phân tích và đánh giá.
Trong đề tài chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
chăn nuôi lợn thịt của huyện, bao gồm các chỉ tiêu GO, TC, IC, VA, MI, Pr…
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành kiểm định T-stat đề kiểm định sự khác nhau
giữa các quy mô, phương thức chăn nuôi và các giống lợn nuôi khác nhau.
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
-Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Lâm
-Hiệu quả kinh tế ở các hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt
-Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn thịt của huyện.
Trong quá trình điều tra nghiên cứu, đề tài rút ra một số một số các chỉ
tiêu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của huyện Văn Lâm như sau:
ii



-Về quy mô chăn nuôi: hộ chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả sử dụng
đồng vốn của thu nhập hỗn hợp là cao nhất, cụ thể đạt 0,35 lần, có nghĩa là
nếu bỏ ra một đồng vốn sản xuất thì thu về được 0,35 đồng thu nhập hỗn hợp.
Lợi nhuận mà hộ chăn nuôi theo quy mô lớn cũng là cao nhất, tính bình quân
cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng thì hộ chăn nuôi theo quy mô lớn thu
được 776,54 ngàn đồng lợi nhuận.
-Về phương thức chăn nuôi: hiệu quả sử dụng đồng vốn của thu nhập
hỗn hợp ở hộ theo phương thức công nghiệp là 0,34 lần, cao hơn so với hộ
chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp là 0,25 lần và thấp nhất ở hộ
chăn nuôi theo phương thức truyền thống là 0,22 lần. Lợi nhuận tính bình
quân cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng của hộ chăn nuôi theo phương thức
công nghiệp cũng là cao nhất với 745,54 ngàn đồng lợi nhuận.
-Về giống lợn nuôi: giống lợn hướng nạc đã thể hiện hiệu quả kinh tế
cao hơn so với lợn lai kinh tế. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của thu nhập hỗn
hợp ở hộ chăn nuôi giống lợn hướng nạc là 0,27 lần, trong khi đó, ở hộ nuôi
lợn lai kinh tế là 0,18 lần. Lợi nhuận mà hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc thu
được tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng là 575,38 ngàn đồng,
trong khi đó, ở hộ chăn nuôi giống lợn lai kinh tế là 320,12 ngàn đồng.
Như vậy, hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, chăn nuôi với phương thức
công nghiệp và bán công nghiệp thể hiện được hiệu quả kinh tế hơn so với
chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ với phương thức chăn nuôi truyền thống.
Và cuối cùng đề tài đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại các hộ nông dân huyện Văn Lâm tỉnh
Hưng Yên.

iii



MỤC LỤC
Lời cảm ơn.........................................................................................................i
Tóm tắt............................................................................................................. ii
Mục lục............................................................................................................iv
Danh mục các bảng........................................................................................ vii
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ...........................................................................ix
Danh mục viết tắt..............................................................................................x
Hình 2. 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào...........................................8
Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra...............................................9

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên TG.........23
Bảng 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn của một số nước trên thế giới qua
các năm...........................................................................................................25
Bảng 2.3. Số lượng lợn phân theo vùng (1000 con).......................................26
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm năm 2005-2007..................34
Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Văn Lâm năm 2006-2008...............37
Bảng 3.3 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm năm 20062008................................................................................................................39
(theo giá thực tế).............................................................................................39
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Lâm.........................47
Bảng 4.2. Kết quả chăn nuôi lợn thịt của huyện qua 3 năm (2006-2008)......50
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra..............................................53
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộ theo quy mô
(tính bình quân 1 hộ)......................................................................................56
Bảng 4.6 Bảng kiểm định sự khác nhau giữa các quy mô..............................56
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi lợn thịt của các hộ theo phương
thức chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ)..............................................................57

Bảng 4.8 Bảng kiểm định sự khác nhau giữa các phương thức chăn nuôi.....57
Bảng 4.9. Chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi (tính
bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)..................................................................58
Bảng 4.10 Bảng kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các quy mô chăn
nuôi.................................................................................................................58
Bảng 4.11. Chi phí của hộ chăn nuôi lợn thịt theo phương thức khác nhau
(Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi).........................................................62
Bảng 4.12 Bảng kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các phương thức...62
Bảng 4.13.Tình hình đầu tư chi phí của hộ theo các giống lợn khác nhau (Tính
bình quân cho 100kg lợn thịt hơi)..................................................................64
Bảng 4.14 Bảng kiểm định sự khác nhau giữa các giống lợn về chi phí........64
v


Bảng 4.15 Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi
(Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi).........................................................65
Bảng 4.16 Bảng kiểm định sự khác nhau về MI, Pr giữa các quy mô...........65
Bảng 4.17. Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo phương thức
chăn nuôi (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)........................................68
Bảng 4.18 Sự khác biệt giữa các phương thức về MI, Pr...............................68
Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn khác nhau
(Tính bình quân cho 100kg lợn thịt hơi).........................................................71
Bảng 4.20 Sự khác biệt giữa các giống lợn về MI, Pr....................................72
Bảng 4.21 Tác nhân mua lợn thịt tại hộ chăn nuôi.........................................73
Bảng 4.22. Bảng kiểm định sự khác biệt về tuổi của chủ hộ ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt........................................................77
Bảng 4.23 Những khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt.....................................82
Bảng 4.24 Mục tiêu phát triển đàn lợn đến năm 2015 của huyện Văn Lâm. .86
II- Bảng phụ lục..............................................................................................99
Bảng phụ lục 1: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô

chăn nuôi (Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)........................................99
Bảng phụ lục 2: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo phương
thức chăn nuôi (tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)...............................100
Bảng phụ lục 3: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo các giống lợn khác nhau
(Tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi)......................................................100

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Đồ thị 2.1 Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới................................24
Đồ thị 2.2 Số lượng lợn phân theo vùng.........................................................27
Đồ thị 4.1 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian.....................67
theo quy mô chăn nuôi....................................................................................67
Đồ thị 4.2 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian theo.............70
phương thức chăn nuôi...................................................................................70
Đồ thị 4.3 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí......................................73
theo giống lợn khác nhau................................................................................73
Đồ thị 4.4 Biến động giá thịt lợn hơi năm 2008.............................................80
Đồ thị 4.5 Biến động giá đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt............................81

Hình 2. 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào..............................................8
Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra..................................................9
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của huyện Văn Lâm....................74
Sơ đồ 4.2 Nguồn cung cấp giống....................................................................88

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HND

Hộ nông dân

KTHND

Kinh tế hộ nông dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế

TE

Hiệu quả kĩ thuật

AE

Hiệu quả phân bổ

EE

Hiệu quả kinh tế

CNH-HDH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

TT


Truyền thống

CN

Công nghiệp

BCN

Bán công nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BQ

Bình quân chung

PRA

Participatory Riral Appraisal



Lao động

QML

Quy mô lớn


QMV

Quy mô vừa

QMN

Quy mô nhỏ

ĐVT

Đơn vị tính

viii


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chăn nuôi là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của ngành nông nghiệp
và được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại sản phẩm của ngành
chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu của người nông dân. Nó cung cấp
thực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời nâng cao
thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ.
Đối với Việt Nam, ngành chăn nuôi đã có từ lâu và ngày càng phát
triển trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và nông thôn
nước ta. Trong cơ cấu ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng
với những đặc tính riêng của nó như vòng đời ngắn, khả năng tăng trọng
nhanh, dễ nuôi…Do đó, đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ và trang trại
chăn nuôi lợn. Theo báo cáo chiến lược phát triển đến năm 2020 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, những năm qua tốc độ đàn lợn nái có tốc độ

tăng trưởng cao từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 3,8 triệu con năm 2005, trong
đó đàn lợn nái chiếm 14% tổng đàn lợn. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là
1,51 triệu tấn, năm 2007 là 2,55 triệu tấn (TCTK 2007).
Văn Lâm là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi
lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt được
những thành tựu nhất định. Tổng đàn lợn thịt trong toàn huyện liên tục tăng
lên với tốc độ nhanh và ổn định. Chăn nuôi lợn thịt đã mang lại thu nhập ổn
định cho các hộ chăn nuôi.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, các hộ chăn nuôi lợn trong huyện
vẫn còn có những khó khăn nhất định về chất lượng con giống, vốn dùng
trong chăn nuôi, kỹ thuật trong chăn nuôi, dich bệnh…cũng như các khó khăn
liên quan khác như thị trường tiêu thụ không ổn định, không được xác định
chính xác giá cả thị trường, thiếu các thông tin về chăn nuôi lợn thịt. Việc
đánh giá kết quả và hiệu quả trong quá trình chăn nuôi của hộ còn gặp nhiều
khó khăn và hầu như không được xác định một cách cụ thể.
1


Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân, tại
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn
nuôi lợn thịt tại huyện Văn Lâm, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc chăn nuôi lợn thịt tại các nông hộ của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi
nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
lợn thịt.
- Đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn thịt cho các hộ nông dân.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
của hộ và mức ảnh hưởng của chúng?
3. Những khó khăn cơ bản của hộ chăn nuôi lợn thịt tại huyện Văn Lâm?
4. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho các hộ
nông dân chăn nuôi lợn thịt ở huyện Văn Lâm?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt và các đối tượng liên quan
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Các hộ chăn nuôi lợn thịt thuộc các xã của huyện Văn
Lâm tỉnh Hưng Yên.
Thời gian: Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 5 năm 2009.
2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân (HND)
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.

Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “Hộ nông dân là một
đơn vị sản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng
trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng
rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới.
Theo Ellis năm 1988: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong
một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham
gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đền cập đến khái niệm hộ nông dân,
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
hoạt động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Một là, hộ nông dân là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn
vị tiêu dùng.
Hai là, quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất được biểu hiện ở trình độ
phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn toàn. Trình độ này
quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
3


Ba là, các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Từ khái niệm và đặc điểm của HND cho thấy, hộ nông dân là những hộ
sống ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. HND
là đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dùng.
Kinh tế hộ nông dân (KTHND)
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình

thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình,
nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà
không dựa trên chế độ trả công theo lao động với mỗi thành viên của nó”.
Có quan điểm cho rằng: “ KTHND bao gồm toàn bộ các khâu của quá
trình tái sản xuất mở rộng: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ
thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ
nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp”.
Có ý kiến lại cho rằng: “KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp xét
từ góc độ quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công
việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân”.
Theo Frank Ellis (1988): “KTHND là kinh tế của những hộ gia đình có
quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia
đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham
gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường.
Theo TS.Đỗ Văn Viện (2006): “Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ
chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất
đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành
sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sản
xuất – kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa
nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển”.
Kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm sau:

4


Thứ nhất: có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu
chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư
liệu sản xuất vốn có cũng như những tài sản của hộ.
Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ,

trong nông hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết
thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh
nghiệp khác cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ.
Thứ ba: Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất
cao. Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ
dàng hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn.
Thứ tư: Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của
người lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ
sở kinh tế, huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực
để phát triển kinh tế nông hộ.
Thứ năm: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng
hiệu quả. Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh
tế nông hộ vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp
nghiên cứu có quy mô lớn. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các
tiến bộ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó là
biểu hiện của sản xuất lớn.
Thứ sáu: Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là
chủ yếu.
Song kinh tế nông hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sản
xuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được. Một số hộ
nông dân riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu
bệnh- dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nông
sản hàng hóa, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Ở đây
lại nổi lên sự cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân
5


cũng như nhiều tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông
hộ phát triển.
Từ các khái niệm trên nhận thấy: Kinh tế HND là hình thức tổ chức

kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền
vốn và tư liệu sản xuất.
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả
2.1.1.2.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế
a.Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ở những
quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nguồn lực khan hiếm ít có cơ hội
phát triển hay việc phát triển công nghệ mới là rất khó khăn. Ở những nước
này việc nâng cao lợi ích kinh tế được thể hiện bằng cách nâng cao hiệu quả
kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới. Hơn nữa, tất cả các hãng, các trang
trại và nông hộ đều muốn sản xuất ở mức độ tốt nhất để đạt sản lượng tối đa
hơn là chỉ sản xuất ở mức sản lượng trung bình.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người
nông dân có thể đạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa
với các điều kiện đầu vào và kỹ thuật hiện đại.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi ba
yếu tố chính, đó là sự tiếp cận thông tin, kỹ năng của người lao động và thời
gian, phương pháp áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại. Các yếu tố này lại
chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường mà các
hãng, trang trại, nông hộ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài
ra, học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất cũng là những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của nông hộ.
Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nông
dân sẽ giúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại
hay tiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao năng suất sản phẩm sản
xuất ra. Nếu hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt >=90%
6


thì đơn vị nên thay đổi công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầu

vào. Ngược lại, nếu hiệu quả kỹ thuật đạt được <90% thì nên nâng cao trình
độ kỹ thuật để tăng mức sản lượng đầu ra mà không cần tăng thêm lượng đầu
vào cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
b.Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn
vị chi phí tăng thêm về đầu vào. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá đầu ra, vì thế nó còn được
gọi là hiệu quả giá.
c.Hiệu quả kinh tế
Farell (1957) đã khảng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng bao
gồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân
có thể đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với
điều kiện các đầu vào và kỹ thuật hiện đại.
Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ
* Xét hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào.
Giả sử người sản xuất sử dụng hai đầu vào X1 và X2 để sản xuất một số
lượng đầu ra Y. Người sản xuất này có thể sử dụng các yếu tố đầu vào này
với tỷ lệ khác nhau. Điều này được thể hiện ở hình 1.
X1, X2: là các đầu vào
Y: sản phẩm được sản xuất ra
SS’ là đường đồng lượng
AA’: là đường đồng mức chi phí

7



X2 (đầu vào)
S’
A’
P
Q
C
S
O

Px1
Px 2

A

X1 (đầu vào)

Hình 2. 1: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu vào
Nguồn: Phạm văn Hùng2005
P: Mức đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS’ của
người sản xuất
Q: Mức kết hợp đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
SS’ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu
Nếu hãng sản xuất nằm trên đường SS’ thì đạt hiệu quả kỹ thuật.
Nếu hãng sử dụng hỗn hợp số lượng các đầu vào ở điểm P để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩmthì không đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa và hãng cần phair cắt giảm đầu
vào QP để vẫn sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Y và hiệu quả kỹ thuật được đo:
OQ
QP
TE = ------ = 1 - -------OP
OP

Q’ là điểm hãng vừa đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
OR
Do vậy hiệu quả phân bổ được xác định là : AE = ----OQ
OR
Hiệu quả kinh tế được xác định : EE = TE*AE = --------OP
8


* Hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra
Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực khan hiếm cố định vào
hai sản phẩm Y1 và Y2 với giá sản phẩn tương ứng là P1 và P2.

Y2 (đầu ra

PPF

)1)
B

C

A

0
2

Y

O


D

Y10

Y1 (đầu ra 2)

Hình 2.2: Sự lựa chọn phối hợp yếu tố đầu ra
Nguồn: Phạm văn Hùng, 2005
PPF: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra
tương ứng là Y10, Y20. Nếu tổ hợp đầu vào được sử dụng một cách hiệu quả
hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng tại B trên đương giới hạn
khă năng sản xuất chứ không phải tại A.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định: TE0 = OA/OB
Hiệu quả kinh tế được xác định: EE = OA/OD
Khi đó hiệu quả phân bổ là: AE = EE/TE = OB/OD
*Hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu ra.
Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu
vào có thể được ước lượng theo phương pháp hợp lý tối đa (MLE). Tất cả
những điểm nằm trên đường Ym đều đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
Ya là sản lượng trung bình thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu
vào được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
9


Người sản xuất đầu tư ở mức X 1 đạt được sản lượng thực tế Y 3 trong
khi người sản xuất có trình độ tốt nhất có thể đạt được mức sản lượng Y 2 –
mức sản lượng cao nhất có thể cùng với mức đầu tư.

Px/P

y

Y (đầu
ra)

Ym

C

Y1

Ya
B

Y2

Y3
O

A
X1

X2

X (đầu vào)

HHình 2.3 : Sự
lựa chọn phối hợp yếu tố

đầu vào và đầu ra

Nguồn: Phạm văn Hùng, 2005.
Hiệu quả kỹ thuật được đo: TE = Y3/Y2
Người sản xuất có thể đầu tư tại mức đầu vào hiệu quả kinh tế tại mức
X2, họ có thể đạt được mức sản lượng tại C tương ứng với Y 3 trên hàm sản
xuất cực biên.
Tại điểm C người sản xuất đạt mức lợi nhuận cao nhất ( VMPx = Px)
Hiệu quả phân bổ: AE = Y2/Y1
Hiệu quả kinh tế là : EE = AE*TE = Y3/Y2
2.1.1.2.2 Hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

10


Hiệu quả xã hội là sự phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích
về mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó như về
việc giải quyết công ăn việc làm…
Hiệu quả môi trường: Hiệu quả đạt được làm tăng độ phì của đất, giải
quyết ô nhiễm môi trường.
2.1.1.3 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
a.Quan điểm 1
Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh
mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh doanh.
H=

Công thức:

Q
C

Trong đó:

H : Hiệu quả kinh tế
Q : Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C : Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Quan điểm này được sử dụng phổ biến. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu
được tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.
b.Quan điểm thứ 2
Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá
trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết qủa sản xuất – Chi phí sản xuất
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được
phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Mặt khác, quan điểm này không cho
thấy khả năng cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là
khác nhau khi có cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
c.Quan điểm thứ 3
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản
xuất và phần tăng thêm của chi phí.
Công thức:

H = ∆Q/∆C
11


Trong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung
∆Q: Kết quả bổ sung
∆C: Chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất
với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức
tạp một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế,
kết quả sản xuất luôn là hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.
d.Quan điểm 4

Theo Samuelson Nordthuas(1997) cho rằng hiệu quả kinh tế là không
lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả
sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hóa này mà
không làm giảm một lượng hàng hóa khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó.
2.1.1.4 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế
Từ những quan điểm về hiệu quả kinh tế nêu trên cho chúng ta thấy
hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và
quản lý.
* Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế khách quan, nhưng nó
không phải là mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất. Mục đích của
sản xuất là thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất, tinh thần sáng tạo ra những
kết quả hữu ích ngày càng cao của xã hội. Nhưng đạt được mục tiêu về hiệu
quả kinh tế là với khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra một khối lượng sản
phẩm hữu ích lớn nhất.
* Kết quả và HQKT có quan hệ khăng khít với nhau. Kết quả là một đại
lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc
vào từng trường hợp cụ thể để xác định
Trong nền sản xuất hàng hóa, kết quả hữu ích đạt được chịu tác động
của các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường,
quy luật hiệu suất giảm dần và các quy luật kinh tế khác trong điều kiện kinh
12


tế xã hội nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ngoài sự ảnh
hưởng của các quy luật trên, kết quả còn chịu ảnh hưởng bởi các quy luật tự
nhiên, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc trưng của thị trường.
Điều trên cũng cho thấy HQKT không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn
mang tính chất của phạm trù xã hội. Mặt khác, trong nông nghiệp do tính đặc
thù của nó nên việc xác định, so sánh hiệu quả kinh tế là khó khăn và mang

tính chất tương đối.
* Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích được tạo ra
thế nào từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong điều kiện cụ thể nào có thể nhận
được hay không. Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào
và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
* Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế
thị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều khó khăn:
Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào nhiều
quá trình sản xuất không đồng đều. Hơn nữa có loại rất khó xác định giá trị
đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Ví thế, việc khấu hao và phân bổ chi phí để
tính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí
thông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải được
hạch toán vào chi phí, nhưng thực tế không tính được một cách cụ thể. Ảnh
hưởng của thị trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó khăn
trong việc xác định các loại chi phí sản xuất.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến quá trình sản xuất
nông nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố
này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác.
Những khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra:
Kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hóa để tính và so sách
trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. Nhưng, những kết quả về mặt xã
13


hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng nông nghiệp canh tranh
trên thị trường của một doanh nghiệp hay của vùng sản xuất thì không thể
lượng hóa và chỉ được bộc lộ trong thời gian dài. Đó là việc khó khăn trong
việc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra.

Mong muốn của người sản xuất là tăng nhanh kết quả hữu ích hay mục
đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về vật chất
tinh thần, văn hóa xã hội. Đồng thời, mục tiêu của người sản xuất là tiết kiệm
các yếu tố đầu vào để tăng nhanh kết quả hữu ích đó hay tăng hiệu quả kinh
tế. Bản chất của HQKT là thực hiện tối ưu giữa yếu tố đầu vào với đầu ra.
2.1.2 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân
Trong những năm gần đây, kinh tế hộ nông dân đã có những bước phát
triển đáng kể, tạo ra sức mạnh trong phát triển nông nghiệp và thu được
những thành tích đáng kể. Sản xuất nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và
chăn nuôi đều phát triển mạnh và vững chắc. Giá trị sản phẩm nông nghiệp
không ngừng tăng lên. Nông nghiệp nước ta thực sự là cơ sở, là nền tảng cho
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tổng sản xuất nông nghiệp nước ta, ngành
chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn giữ một vai trò quan trọng. Giá trị
tổng sản phẩm chăn nuôi chiếm 24,4% trong tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp (TCTK, 2007).
Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tận
dụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của các hộ
gia đình, đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị
hàng hóa phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chăn nuôi lợn còn
tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyên liệu
cho một số ngành chế biến. Chăn nuôi lợn cũng là hướng để chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra việc làm cho người lao động, tăng
thu nhập cho người chăn nuôi và tăng sản phẩm có chất lượng. Sản phẩm
ngành chăn nuôi ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn là
mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị làm tăng ngoại tệ để nhập khẩu các
14


máy móc thiết bị. Chúng ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Đông Âu,
Hồng Kông, Trung Quốc, Malayxia…và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất

khẩu sang các nước khác trong thời gian tới. Năm 2006 Việt Nam đã xuất
khẩu được 15 nghìn tấn thịt lợn, đến năm 2007 thì lượng thịt lợn xuất khẩu
của Việt Nam là 18 nghìn tấn, tương ứng tăng 20%/năm. Như vậy, chăn nuôi
lợn có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước ta. Phát triển chăn nuôi lợn
sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằm
thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Phát triển chăn nuôi lợn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp hợp lý, đưa ngành chăn nuôi lợn lên là ngành sản xuất chính cân
đối với ngành trồng trọt. Đồng thời, chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế
hộ và trang trại, nâng cao thu nhập, góp phần khai thác sử dụng nguồn lực có
hiệu quả nhất.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
Lợn là loại động vật có hệ thần kinh cao cấp và rất mẫn cảm với các tác
động bên ngoài. Các yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và môi
trường sống đều có tác động lớn đến sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.
Ngoài tác động của thời tiết khí hậu, lợn thịt còn chịu ảnh hưởng bởi công
chăm sóc và nuôi dưỡng.
Giống và tuổi của lợn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng trọng của
đàn lợn. Giống khác nhau thì sức sản xuất thịt, mỡ khác nhau. Nhìn chung các
giống lợn thịt hướng nạc co mức tăng trọng cao hơn lợn lai kinh tế.
Quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: Thời
kỳ cai sữa, thời kỳ lợn choai, thời kỳ vỗ béo.
Thời kỳ cai sữa. Khi cai sữa cho lợn con cần chú ý phải tiến hành từ từ
trong 7 ngày đề không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của lợn
con. Lợn con cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không ăn quá
nhiều ngay đề tránh bị ỉa chảy. (GS.TS. Phạm Vũ Bình và cộng sự, 2006).

15



×