Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp luật quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
====================

NGUYỄN QUỐC HÙNG

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TƢ PHÁP
TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
====================

NGUYỄN QUỐC HÙNG

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TƢ PHÁP
TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

: 62 38 01 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh



HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác.
Các số liệu, thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rõ
ràng, được trích dẫn đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án

Nguyễn Quốc Hùng


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án .......................................................... 8
1.2. Những vấn đề đặt ra liên quan đến chủ đề luận án .................................................. 29
CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
TƢ PHÁP TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM ..................................................................................................................... 33
2.1. Khái niệm, đặc điểm, tính tất yếu của kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà
nước pháp quyền ............................................................................................................. 33
2.2. Nội dung và cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền ...... 51
2.3. Tính đặc thù của kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam................................................................................................... 66
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp
quyền ............................................................................................................................... 71
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TƢ PHÁP
TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .......... 78
3.1. Quá trình phát triển tư duy, nhận thức về kiểm soát quyền lực tư pháp trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ......................................................... 78
3.2. Thực trạng pháp luật về kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ................................................................................... 83
3.3. Thực tiễn kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 98
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC TƢ PHÁP TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .......................................................................................... 122
4.1. Quan điểm bảo đảm kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ............................................................................................ 122
4.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ............................................................................................ 128
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 156


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


CP

Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

KSQL

Kiểm soát quyền lực

QH

Quốc hội

QLNN

Quyền lực nhà nước

QLTP

Quyền lực tư pháp

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

NNPQ


Nhà nước pháp quyền

TAND

Tòa án nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng phân quyền được các nhà triết học đặt ra từ thời La Mã cổ đại và phát
triển hoàn thiện ở thời kỳ Khai sáng với sự ra đời của thuyết tam quyền phân lập.
Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, QLNN luôn có xu hướng tự
mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình, dần dần xuất hiện xu thế lạm quyền,
chuyên quyền trong việc thực thi QLNN. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ
bản của công dân được thực thi, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể
nắm giữ quyền lực, cần phải thiết lập cơ chế nhằm giới hạn quyền lực của các cơ
quan nhà nước. Theo đó, thuyết tam quyền phân lập đề cao phương án giới hạn
quyền lực của các nhánh quyền lực bằng công cụ pháp lý thông qua việc phân
chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, làm cho các nhánh quyền
lực này chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Trên thực

tế, sự phân chia này không chỉ nhằm chuyên môn hoá các quyền mà còn tạo ra cơ
chế giám sát, chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, tạo nên sự cân bằng về
quyền lực giữa các cơ quan công quyền.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng tinh
thần của học thuyết tam quyền phân lập về sự phân công và KSQL vẫn được các
quốc gia theo các thể chế chính trị khác nhau kế thừa và phát triển.
Ở Việt Nam, cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được đặt ra trực tiếp và cụ thể
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp”.
Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong quyết sách chính trị nêu
trên, Hiến pháp năm 2013 đã quy định tại Khoản 3, Điều 2: “Quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong các bước


2

tiến của hoạt động lập pháp, chúng ta cũng đã xây dựng được nhiều cơ chế để
kiểm soát QLNN nói chung, kiểm soát QLTP nói riêng.
Như vậy, trên phương diện chính trị - pháp lý, chúng ta thừa nhận không có
một phạm vi QLNN nào lại không chịu sự kiểm soát. Ngay đối với QLTP vốn là
phạm vi quyền lực có tính độc lập cao để bảo đảm tự do của người dân, hiệu quả
và hiệu lực trong hoạt động xét xử nói riêng và thực hiện QLNN nói chung nhưng

nó luôn phải đặt trong nhu cầu tiết chế, kiểm soát chặt chẽ. Độc lập tư pháp là một
công cụ để đạt đến những mục đích trong thực thi quyền lực. Xét ở góc độ này,
công cụ nào cũng có một giới hạn và được xác định bởi mục đich của việc sử
dụng nó. Nói cách khác, sẽ không tồn tại một công cụ hoàn hảo và độc lập tư pháp
một cách tuyệt đối cũng sẽ chất chứa nhiều nhược điểm. Để khắc phục, giải pháp
chung của tất cả các quốc gia là ràng buộc cho tư pháp những nghĩa vụ pháp lý
nghiêm ngặt. Nói cách khác, tư pháp chỉ được độc lập trong khuôn khổ pháp luật.
Để thực hiện những quy định ràng buộc đối với tư pháp, chắc chắn sẽ cần đến
những cơ chế kiểm tra, giám sát.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang tồn tại khá nhiều vướng mắc, bất cập trên
phương diện nhận thức lý luận về kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt
Nam. Kiểm soát QLTP có phải là một tất yếu khách quan? Kiểm soát QLTP có
mâu thuẫn với tính độc lập của tư pháp – một nguyên lý được đấu tranh bảo vệ, ca
tụng và ngưỡng mộ trong mọi trường phái luật học suốt vài thế kỷ qua? Cơ chế
nào để kiểm soát QLTP một cách hữu hiệu trong bối cảnh thể chế chính trị Việt
Nam? Các yếu tố nào đảm bảo hiệu kiểm soát QLTP?... Rất nhiều điểm liên quan
đến những vấn đề nói trên chưa được nhận thức rõ hoặc còn nhiều tranh luận.
Đồng thời, về mặt pháp lý, mặc dù kiểm soát QLNN là một nội dung đã
được quy định trong nguyên tắc tổ chức và họat động của NNPQ XHCN Việt Nam
và có ý nghĩa định hướng cho việc triển khai tổ chức QLNN trong thực tiễn nhưng
vẫn còn tồn tại khoảng trống pháp lý quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các
quy định về cơ chế, phương thức kiểm soát QLNN. Vì vậy, rất cần có các quy định
cụ thể về phạm vi, ranh giới, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước thực hiện
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp; quy định về cơ chế kiểm soát giữa các cơ
quan thực hiện chức năng lập pháp – hành pháp, lập pháp – tư pháp, hành pháp – tư
pháp thông qua các quyền hạn và nhiệm vụ, trình tự, thủ tục cụ thể.
Tình hình nói trên cho thấy việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý luận
và thực tiễn liên quan đến kiểm soát QLNN nói chung, kiểm soát QLTP nói riêng



3

trong NNPQ XHCN Việt Nam đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong bối
cảnh đó, NCS đã quyết định lựa chọn chủ đề “Kiểm soát quyền lực tư pháp trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để triển khai nghiên cứu
trong quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong muốn góp phần giải mã một cách
toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề được lựa chọn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận án là nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho
việc đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm kiểm soát QLTP trong NNPQ
XHCN Việt Nam một cách hợp lý và hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa nhận thức lý luận về tổ chức QLNN và kiểm soát QLNN
trong NNPQ. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát
QLTP trong NNPQ và chỉ ra tính đặc thù của kiểm soát QLTP trong NNPQ
XHCN Việt Nam.
- Tìm hiểu, đưa ra những ý kiến đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn
kiểm soát QLTP, trạng thái hiện thực của các yếu tố tác động tới kiểm soát QLTP
trong NNPQ XHCN Việt Nam. Xác định rõ những ưu điểm, hạn chế trong sự vận
hành của các cơ chế kiểm soát QLTP ở Việt Nam cũng như những nguyên nhân
của những ưu điểm và hạn chế đó.
- Phát hiện yêu cầu nâng cao hiệu quả kiểm soát QLTP trong quá trình tiếp
tục xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam và tập trung xác định các quan điểm nâng
cao hiệu quả kiểm soát QLTP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát QLTP trong
NNPQ XHCN Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quan điểm khoa học liên quan đến kiểm soát QLTP trong NNPQ.

- Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về kiểm soát QLNN
nói chung, kiểm soát QLTP nói riêng.
- Thực tiễn vận hành của mô hình kiểm soát QLTP ở Việt Nam hiện nay.
- Mô hình kiểm soát QLTP ở một số nước trên thế giới.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam là một
chủ đề rất rộng, bao quát nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng. Trong
khuôn khổ quy mô của luận án tiến sĩ luật học, luận án tập trung làm sáng tỏ các
khía cạnh lý luận, pháp lý về kiểm soát QLTP và thực tiễn vận hành của các cơ
chế kiểm soát QLTP trong quá trình xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt
Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát QLTP ở Việt Nam
hiện nay.
- Phạm vi không gian: Đề tài triển khai trên phạm vi toàn quốc, tập trung ở
Trung ương. Đề tài có triển khai nghiên cứu so sánh với một số quốc gia khác
trong các vấn đề có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình lịch sử của kiểm soát
QLTP từ khi đổi mới đất nước (1986) đến nay (2016), trọng tâm là giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận và phương pháp luận
Để đảm bảo tính khoa học và tính chính trị của kết quả nghiên cứu, luận án
dựa trên cơ sở lý luận sau:
- Các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền lực nhân dân, quyền
con người, về nhà nước và pháp luật và về mối quan hệ giữa nhân dân với nhà
nước trong các thể chế chính trị khác nhau.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và tính chất phục vụ của nhà nước, đặc

biệt là các quan điểm của Người trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân chủ,
tổ chức bộ máy nhà nước và kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo
quyền làm chủ của người dân.
- Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện cách
nhìn nhận các vấn đề liên quan đến quyền lực nhân dân, quyền con người và
quyền công dân, xây dựng NNPQ XHCN, nguyên tắc phân công, phối hợp và
kiểm soát QLNN trong NNPQ XHCN Việt Nam, tính độc lập của tư pháp và nhu
cầu kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Nguyên lý chủ quyền nhân dân, quyền con người, tổ chức và kiểm soát
QLNN trong một số học thuyết hiện đại đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc


5

gia trên thế giới hiện nay (Học thuyết khế ước xã hội, Học thuyết phân quyền, Lý
thuyết về quyền con người…)
- Lý thuyết xã hội học pháp luật và Luật học so sánh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm làm
sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu:
- Phương pháp đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và liên ngành luật học:
được sử dụng trong toàn bộ luận án để luận chứng các khía cạnh phức tạp, đa
chiều thuộc chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các
chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên
quan đến chủ đề luận án.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3
của luận án nhằm nhận diện và đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của kiểm soát
QLTP trong mối liên hệ với toàn bộ cơ chế tổ chức và kiểm soát QLNN trong
NNPQ XHCN Việt Nam.

- Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 4
của luận án để làm sáng tỏ các mô hình pháp lý về kiểm soát QLNN trên thế giới
và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án
nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng
kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp xã hội học pháp luật: được sử dụng trong chương 2, 3, 4 của
luận án nhằm tìm hiểu mối liên hệ nền tảng của kiểm soát QLTP trong NNPQ
XHCN Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm nhận diện
các đặc điểm và các bước tiến trong nhận thức về kiểm soát QLNN ở nước ta.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa các quan điểm khoa học về NNPQ, về tất
yếu của KSQL trong NNPQ, về QLTP và nhu cầu kiểm soát QLTP trong NNPQ.
Trên cơ sở đó, luận án xác định khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các cơ
chế kiểm soát QLTP trong NNPQ, chỉ rõ tính đặc thù của kiểm soát QLTP trong
NNPQ XHCN Việt Nam, nêu và lập luận về các yếu tố tác động đến kiểm soát


6

QLTP trong NNPQ và NNPQ XHCN Việt Nam.
Thứ hai, luận án mô tả quá trình phát triển tư duy, nhận thức về kiểm soát
QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn
vận hành của các cơ chế kiểm soát QLTP trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
NNPQ XHCN Việt Nam.Từ đó, xác định nhu cầu cần thiết nâng cao hiệu quả
kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án xác định các quan điểm định hướng và đề xuất hệ thống
các giải pháp có tính toàn diện và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát
QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về nhận thức lý luận: đề tài hình thành tư duy đầy đủ về QLTP, thực hiện
QLTP, kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Về hoàn thiện thể chế, chính sách: đề tài xác lập cơ sở khoa học cho việc
triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện cơ sở pháp lý của kiểm soát
QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam, thiết kế mô hình hợp lý của kiểm soát
QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Về thực tiễn: đề tài cung cấp những khuyến nghị cụ thể để nâng cao hiệu
quả kiểm soát QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở những đóng góp nêu trên, thành công của đề tài có ý nghĩa thiết
thực đối với nhiệm vụ phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhân dân, đẩy mạnh
xây dựng NNPQ XHCN trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch
định chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý và các nhà hoạt động xã hội.
Luận án cũng có thể được tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh
vực khoa học chính trị và khoa học pháp lý.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


7

Chương 3: Thực trạng kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực

tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, hoạt
động nghiên cứu hướng tới mục tiêu tìm kiếm mô hình tổ chức và kiểm soát
QLNN một cách hợp lý, có hiệu quả trong việc đảm bảo chủ quyền nhân dân đã
diễn ra đặc biệt sôi động ở nước ta trong những năm gần đây. Số lượng các công
trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này khó có thể liệt kê hết thông qua những
con số thống kê đơn thuần. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu được công bố
dưới nhiều hình thức ấn phẩm khác nhau.
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chủ đề đã lựa chọn, luận án chỉ dừng ở
việc tập hợp và nhận xét tổng quan những quan điểm nghiên cứu chính của một số
công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi bàn luận
của luận án. Bao gồm:
* Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà nước và kiểm soát
quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền
Đã có tới hàng trăm công trình nghiên cứu ở các quy mô khác nhau liên
quan tới khía cạnh này. Có thể chỉ ra một số công trình tiêu biểu như:
- Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước mang mã số KX 04 “Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”. Chương
trình KX 04 gồm 9 đề tài, được cấu trúc mang tính hệ thống, bao quát những vấn
đề lý luận cơ bản nhất về các khía cạnh khác nhau của NNPQ XHCN, trong đó

đáng chú ý là hai đề tài:
Thứ nhất, đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.01 do GS. Nguyễn
Duy Quý làm chủ nhiệm đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”( 2004). Đề tài có thể được xem là một
trong những công trình nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về NNPQ XHCN Việt
Nam. Trong nội dung nghiên cứu, đề tài đã phân tích sâu sắc bước phát triển trong
tư duy nhân loại về NNPQ, chỉ ra các mô hình hiện thực về NNPQ trong xã hội


9

đương đại. Đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác
động đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam và bước đầu đề cập đến
nhu cầu tổ chức QLNN ở Việt Nam trên cơ sở phân công và phối hợp mạch lạc
giữa các bộ phận QLNN. Ở mức độ nhất định, đề tài cũng đã luận bàn về nhu cầu
kiềm chế, kiểm soát và đối trọng trong NNPQ.
Thứ hai, đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.02 do GS.TSKH. Đào
Trí Úc làm Chủ nhiệm, “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân trong giai đoạn 2001-2010”(2004). Đề tài đi sâu
phân tích những yêu cầu chung của NNPQ, xác định các đặc trưng của NNPQ
XHCN Việt Nam, tìm hiểu phương thức tổ chức QLNN trong NNPQ XHCN Việt
Nam. Trong cấu trúc của Báo cáo tổng hợp đề tài có một chương bàn về cơ chế
KSQL trong NNPQ XHCN Việt Nam trong đó có đề cập nhu cầu và phương thức,
cơ chế KSQL tư pháp.
- Những nội dung nghiên cứu liên quan đến nhiệm vụ xây dựng NNPQ
được đẩy sâu thêm trong khuôn khổ của chương trình cấp nhà nước mang mã số
KX.10: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”.
Chương trình này gồm 10 đề tài, trong đó có ít nhất 06 đề tài trực tiếp đề cập ở
các mức độ khác nhau đến các khía cạnh lý luận và thực tiễn về NNPQ XHCN.

Đặc biệt trong đó có đề tài Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm sự kiểm tra, giám
sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế
tổ chức trong hệ thông chính trị, Mã số KX10-07 do GS.TSKH Đào Trí Úc làm
chủ nhiệm (2005). Đề tài phân tích sâu sắc về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và
yêu cầu giám sát QLNN trong NNPQ Việt Nam. Đề tài luận bàn và đánh giá thực
trạng các cơ chế và hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Đảng và Nhà nước ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài kiến nghị
về mô hình của cơ chế pháp lý bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước ta.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mã số
KX04-28/06-10 do GS. TS Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm, (2006). Đề tài đã
nghiên cứu tổng quát về quyền lực nhân dân, QLNN trong NNPQ, đồng thời phân


10

tích các khía cạnh của nguyên tắc phân công, phối hợp và KSQL nhà nước trong
lịch sử lập hiến Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp Bộ, Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam hiện nay, mã số BO 08 -13 do TS. Lưu Văn Quảng chủ nhiệm, Viện
Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì,
(2009). Đề tài luận bàn về tính tất yếu của kiểm soát QLNN, các phương thức
kiểm soát QLNN, thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với các phương thức kiểm
soát QLNN ở Việt Nam, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp xây
dựng cơ chế kiểm soát QLNN ở Việt Nam hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và
kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, PS.TS Phạm Hữu Nghị chủ
nhiệm, thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Bộ năm 2009 -2010 do Viện Nhà nước

và Pháp luật chủ trì nghiên cứu. Đề tài là công trình nghiên cứu tương đối toàn
diện, có hệ thống về các quan niệm về QLNN, tổ chức và kiểm soát QLNN, về
mối quan hệ giữa QLNN với tự do cá nhân và quyền con người, về tính phổ biến
và tính đặc thù trong tổ chức và kiểm soát QLNN, về thực trạng kiểm soát việc
thực hiện QLNN, đề xuất giải pháp cho quá trình tổ chức và kiểm soát QLNN
trong giai đoạn hiện nay.
- Sách chuyên khảo, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, của PGS.TS Nguyễn
Đăng Dung, (2000), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đây là cuốn sách tiếp cận từ
phương diện khoa học Luật Hiến pháp, tập trung lý giải về sự cần thiết phải giới
hạn QLNN và nội dung của việc hạn chế QLNN.
- Sách chuyên khảo do GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS Võ Khánh Vinh
(chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước
ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khi phân tích những vấn đề
lý luận về giám sát và cơ chế giám sát, cuốn sách đã nêu khái niệm, các loại, các
lĩnh vực, nội dung và hệ thống các cơ quan giám sát đối với tổ chức và hoạt động
thực hiện QLNN, phân biệt giám sát nhà nước và giám sát xã hội.
- Sách chuyên khảo “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” của GS.TSKH. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Cuốn sách đề cập nhiều vấn đề, bao quát các khía cạnh khác nhau về NNPQ


11

XHCN Việt Nam, trong đó có luận bàn về cơ chế giám sát QLNN trong NNPQ
Việt Nam.
- Sách chuyên khảo, Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp
quyền của Bùi Ngọc Sơn, (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội. Cuốn sách đề cập vị trí,
vai trò, các yêu cầu, các mô hình hiến pháp trong NNPQ. Tác giả Bùi Ngọc Sơn
trong cuốn sách này cũng đã gợi mở một số hướng cho việc xây dựng cơ chế tài
phán hiến pháp tương thích với yêu cầu xây dựng NNPQ ở Việt Nam.

- Sách chuyên khảo, Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước của tác giả
Nguyễn Đăng Dung (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội. Tại cuốn sách này, tác giả đã
phân tích và nhận định nhà nước luôn có xu hướng lạm quyền, vì vậy cần thực
hiện cơ chế phân công và kiểm soát QLNN đói với các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Trên cơ sở nghiên cứu về nhà nước Mỹ, tác giả kiến nghị góp phần
thực hiện giám sát QLNN có hiệu quả ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo của nhóm tác giả gồm TS Nguyễn Minh Đoan, TS Bùi
Thị Đào, ThS Trần Ngọc Định, TS Trần Thị Hiền, TS Lê Vương Long, ThS
Nguyễn Văn Năm, ThS Bùi Xuân Phái (2009), Một số vấn đề về tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn chuyên khảo bao gồm
các bài viết về QLNN, nguyên tắc tổ chức QLNN ở Việt Nam và những nguy cơ
tha hóa quyền lực như tham nhũng, lãng phí, lạm quyền, quan liêu…và nguy cơ
thiếu trách nhiệm.
- Sách chuyên khảo của PGS.TS Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm
soát quyền lực nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Tại công trình này, tác giả đã
khẳng định tính tất yếu khách quan của kiểm soát QLNN và dành phần lớn dung
lượng để nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và kiểm soát QLNN.
- Rất nhiều bài báo khoa học đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành luận
bàn về nguyên lý chủ quyền nhân dân và các giá trị của NNPQ, nhu cầu mang tính
bản chất của việc tổ chức quyền lực trong NNPQ, tính tất yếu khách quan của việc
kiểm soát QLNN trong NNPQ.
Có thể điểm danh một số bài báo tiêu biểu sau: GS. TSKH. Đào Trí Úc,
Quan điểm và những đặc trưng cơ bản của mô hình tổng thể nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2000; GS. TS. Võ
Khánh Vinh, Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước trong nhà nước pháp


12

quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình tổng thể nhà nước pháp

quyền XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 / 2003; TS. Trịnh
Thị Xuyến, Tư tưởng của Rousseau về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước,
Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 2/ 2007; GS.TS. Võ Khánh Vinh, Một số ý
kiến về sự thể hiện quan điểm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam khi bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2009;
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương và TS.Lê Thị Hương, Nhu cầu tích hợp các giá
trị truyền thống trong mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 12/ 2009; PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Tổ chức và kiểm soát quyền
lực nhà nước ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 9/2011; ThS Phạm Thế Lực, Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 1/2011; ThS Nguyễn Xuân Tùng, Học thuyết tập quyền
xã hội chủ nghĩa và một số nhận thức về kiểm soát quyền lực tại Việt Nam, Tạp
chí Tổ chức Nhà nước số 7/2012; TS Vũ Anh Tuấn, Bàn thêm về mối quan hệ
giữa phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2012; ThS Trần Quốc Việt, Tư tưởng, quan
điểm kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý Nhà
nước số 198/2012; GS.TSKH Đào Trí Úc, Sửa đổi Hiến pháp 1992 và cơ chế
kiểm soát quyền lực ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 844/2013; PGS.TS Nguyễn
Minh Đoan và PGS.TS Vũ Thu Hạnh, Quan niệm về kiểm soát và cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/ 2014; TS. Nguyễn
Thị Minh Hà, Nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm
2013, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2014; ...
- Nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có chủ đề nghiên cứu là những vấn
đề liên quan đến tổ chức quyền lực và KSQL trong NNPQ XHCN Việt Nam. Tiêu
biểu như:
+ Nguyễn Thị Hồi, Luận án tiến sỹ Luật học tại Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội (2003), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà
nước ở một số nước”. Công trình này đã làm rõ nội dung tư tưởng phân chia
QLNN trong lịch sử, sự thể hiện và áp dụng tư tưởng đó trong bộ máy nhà nước ở

một số nước tư bản và trong 04 bản Hiến pháp ở Việt Nam.


13

+ Lê Quốc Hùng, Luận án tiến sỹ Luật học tại Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội (2004), Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp ở Việt Nam. Luận án đã làm sáng tỏ vấn đề bản chất của
QLNN, nội dung, thực tiễn thực hiện nguyên tắc tổ chức QLNN ở Việt Nam theo
quy định của Hiến pháp 1992, kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc
QLNN là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Trịnh Thị Xuyến, Luận án tiến sỹ Chính trị học (2007), Kiểm soát quyền
lực Nhà nước ở Việt Nam hiện nay – vấn đề và giải pháp. Tác giả đã làm rõ các
vấn đề lý luận của KSQL như sự cần thiết, khái niệm, nội dung, mục đích, phương
thức KSQL. Luận án cũng đã phác họa bức tranh tương đối rõ nét về thực tiễn
KSQL ở một số nước, đánh giá thực trạng ở Việt Nam.
+ Nguyễn Mạnh Bình, Luận án tiến sĩ luật học tại tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với
thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu sâu về
khái niệm, đặc điểm, các bộ phận cấu thành cơ chế, vai trò của cơ chế giám sát xã
hội đối với việc thực hiện QLNN, đánh giá thực trạng cơ chế giám sát xã hội đối
với việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Việt
Nam, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện cơ chế này.
+ Hoàng Minh Hội, Luận án tiến sĩ luật học tại Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh (2014), Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Luận án làm sáng tỏ nhận thức lý luận về
giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước, các tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính

nhà nước. Luận án phân tích thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với
cơ quan hành chính nhà nước và đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.
* Nhóm công trình nghiên cứu về quyền lực tư pháp và thực hiện quyền lực
tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đây là hướng nghiên cứu dành được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên


14

cứu Việt Nam, đặc biệt là từ sau Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục
tiêu xuyên suốt là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Có thể liệt kê ở mức độ khái lược một số công trình tiêu biểu sau:
- Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.06, Cải cách các cơ quan tư
pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét
xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, do TS.
Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm (2004). Trong quy mô lớn của một đề tài cấp nhà
nước, nhận thức về QLTP và cơ quan tư pháp cũng như nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn về tổ chức và hoạt động của QLTP đã được đề cập và giải quyết tương
đối toàn diện. Có thể xem đây là một trong những bước đi khởi xướng cho các
tranh luận khoa học liên quan đến QLTP trong NNPQ XHCN Việt Nam.
- Đề tài cấp Bộ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền tư pháp
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 do
PGS.TS Nguyễn Đức Minh làm chủ nhiệm, Viện Nhà nước và Pháp luật là cơ
quan chủ trì (2010). Đây là công trình nghiên cứu tập trung nhất về QLTP trong

NNPQ XHCN Việt Nam. Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài gồm
ba chương, hướng tới việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quyền tư pháp, thực
trạng quyền tư pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam và đề xuất các quan điểm, giải
pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền tư pháp trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện NNPQ XHCN Việt Nam giai đoạn 2011 -2020.
- Đề tài cấp Bộ, Cơ sở pháp lý đảm bảo sự độc lập xét xử của tòa án trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
do PGS.TS Bùi Nguyên Khánh làm chủ nhiệm, Viện Nhà nước và pháp luật chủ
trì (2014). Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 4 phần, tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận cơ bản về độc lập xét xử, cơ sở hiến định và pháp luật đảm
bảo độc lập xét xử của tòa án trong NNPQ, các yêu cầu độc lập xét xử trong điều
kiện xây dựng NNPQ ở Việt Nam, xu hướng và giải pháp đảm bảo độc lập xét xử
ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài đã dành một
dung lượng nhất định để chỉ rõ bản chất của QLTP trong cơ cấu quyền lực và vấn


15

đề tổ chức thực hiện QLTP trong NNPQ.
- Đề tài cấp Bộ, Báo cáo thường niên năm 2013 về Đổi mới tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong năm 2013 theo Nghị
quyết số 49/TW của Bộ Chính Trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu (2013).
Phúc đáp mục tiêu nghiên cứu, Báo cáo thường niên năm 2013 đã tiến hành tổng
kết quá trình triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị
quyết 49 của Bộ Chính trị trên các phương diện, lý luận, pháp lý và thực tiễn. Két
quả tổng kết đã góp phần tập hợp và làm sáng tỏ nhiều khái niệm, phạm trù khoa
học liên quan đến QLTP và vấn đề tổ chức thực hiện QLTP trong NNPQ XHCN
Việt Nam.
- Rất nhiều cuốn chuyên khảo đã được công bố trong những năm gần đây

hàm chứa các quan niệm khoa học khác nhau, thể hiện một cách nhìn đa chiều về
QLTP với sự chú ý đặc biệt tới vai trò của tòa án và nhu cầu đảm bảo tính độc lập
trong hoạt động xét xử của Tòa án trong NNPQ XHCN Việt Nam. Có thể nêu tên
một số cuốn chuyên khảo đáng chú ý sau: Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở
Việt Nam hiện nay của tập thể tác giả do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên (2002),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền của
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2004), Nxb Tư pháp, Hà Nội; Cải cách tư pháp ở
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, do TSKH. Lê Cảm và
TS. Nguyễn Ngọc Chí (2004) đồng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Sự
độc lập của tòa án của TS.Tô Văn Hòa (2007), Nxb Lao động, Hà Nội;...
Gần đây nhất là cuốn chuyên khảo, Bình luận Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, do tập thể tác giả thực hiện với sự chủ trì của
Viện Chính sách công và pháp luật (2013), Nxb Lao động xã hội ấn hành. Cuốn
sách đề cập nhiều vấn đề và thể hiện dưới hình thức là các chuyên đề, trong đó có
ít nhất 07 chuyên đề trực tiếp bình luận về các quy định Hiến pháp liên quan đến
tổ chức thực hiện QLTP ở Việt Nam hiện nay. Nội dung các chuyên đề nói trên đã
làm sáng tỏ cách nhìn nhận mới của Hiến pháp năm 2013 về QLTP. Một cố gắng
khác của Viện Chính sách công và pháp luật là ấn phẩm „Cải cách tư pháp vì một
nền tư pháp liêm chính“, trong đó các vấn đề liên quan đến nhận thức về QLTP
trong NNPQ XHCN Việt Nam, về tính độc lập của tư pháp và cơ chế kiểm soát
QLTP ở Việt Nam, về cải cách tư pháp trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam,


16

về các giải pháp để xây dựng một nền tư pháp liêm chính ở Việt Nam hiện nay....
- Tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu và sự khác biệt khá rõ trong quan
điểm khoa học xoay quanh QLTP đã dẫn đến số lượng hàng trăm bài viết của các
tác giả khác nhau bàn về các khía cạnh liên quan đến chủ đề nêu trên. Đáng chú ý
là: Nguyễn Thị Hạnh, Quyền tư pháp trong mối quan hệ với các quyền lập pháp,

hành pháp theo nguyên tắc phân chia quyền lực, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
1/ 2001; GS. TS. Võ Khánh Vinh, Về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/
2003; Võ Khánh Vinh, Chức danh tư pháp – Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 6/2004; GS.TSKH Đào Trí Úc, Chiến lược cải cách tư pháp
– Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2004;
Lê Văn Cảm, Quyền tư pháp, hệ thống tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư
pháp và cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, trong
cuốn sách của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật trực thuộc Đại học
quốc gia Hà Nội 30 năm truyền thống (1976-2006), Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội 2006, từ trang 299-333; Chu Thị Trang Vân, Tiếp cận quyền lực tư pháp và
việc áp dụng pháp luật hình sự của tòa án từ góc độ lịch sử, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 10/2006; Lưu Tiến Dũng, Độc lập xét xử ở những nước quá độ: Một
góc nhìn so sánh, Tạp chí Tòa án nhân dân, các số 20 và 21/ 2006; Nguyễn Đăng
Dung, Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 25 (2009), từ trang 135-144; Đinh Thế Hưng, Thực hiện
quyền tư pháp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý trong nhà nước pháp quyền,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2010; Đào Trí Úc, Bàn về quyền tư pháp
trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Luật học, số 8 (123)/2010;
Nguyễn Đức Minh, Khái quát về quyền tư pháp ở một số nước trên thế giới, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2011; Nguyễn Hải Ninh, Sự hình thành và phát
triển tư tưởng độc lập xét xử, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2012; Độc lập
tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm cho Toà án thực hiện đúng
đắn quyền tư pháp của Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
(2014); Các quy định về Tòa án nhân dân trong Hiến pháp (sửa đổi Hiến pháp
năm 1992) và hướng hoàn thiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân của Trần Văn Tú
nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2014), …
- Tầm quan trọng và vị trí đặc biệt của quyền tư pháp trong NNPQ XHCN



17

Việt Nam cũng tạo hứng khởi cho nhiều nhà khoa học lựa chọn làm chủ đề nghiên
cứu của các luận văn, luận án tiến sĩ chuyên ngành luật học. Trong đó có 03 công
trình đề cập tương đối trực tiếp và toàn diện các vấn đề về vị trí của quyền tư pháp
nói chung, tòa án nói riêng và yêu cầu độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay: Luận
án tiến sĩ luật học của Tô Văn Hòa, Tính độc lập của tòa án – nghiên cứu pháp lý
về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị
với Việt Nam; Luận án tiến sĩ luật học của Lưu Tiến Dũng, Những vấn đề về độc
lập xét xử trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta; Luận án tiến
sĩ luật học của Nguyễn Hải Ninh, Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam
hiện nay. Mặc dù cả ba bản luận án nói trên đều cổ súy cho độc lập xét xử của tòa
án nhưng ở bình diện rộng hơn, quyền tư pháp được đề cập và phân tích sâu sắc cả
trên phương diện lý luận và thực tiến.
* Nhóm công trình nghiên cứu trực diện về kiểm soát quyền lực tư pháp
trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hoàn toàn có thể tìm thấy những ý tưởng khoa học về kiểm soát QLTP
trong NNPQ được lồng ghép trong nội dung đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu
thuộc hai nhóm công trình nghiên cứu nói trên. Tuy nhiên, không có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên biệt về kiểm soát QLTP trong NNPQ. Dường như, nhu
cầu độc lập xét xử và cải cách tư pháp đã khiến cho hoạt động nghiên cứu nhằm
kiểm soát QLTP trở nên thiếu sức hút hơn, vô tình tạo ra tình trạng thiếu tính đầy
đủ và toàn diện trong hoạt động nghiên cứu trên phương diện này. Theo đó, chủ
đề nghiên cứu của các công trình thuộc nhóm này thường chỉ đề cập một khía
cạnh nhất định của kiểm soát QLTP, chưa mang lại những kết quả nghiên cứu
tổng thể. Có thể chỉ dẫn một số sản phẩm nghiên cứu chính như sau:
- Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ nhiệm (2006),
Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát của nhân dân
đối với hoạt động của cơ quan tư pháp. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề
tài gồm ba phần phản ánh hướng nghiên cứu trực diện, chuyên sâu về khái niệm,

đặc điểm, các hình thức giám sát của nhân dân và cơ chế giám sát của nhân dân
đối với hoạt động của cơ quan tư pháp, đồng thời phát hiện các vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Trong nội dung


18

nghiên cứu đề tài, vấn đề về tính tất yếu của kiểm soát QLTP được nêu ra và luận
giải tương đối sâu sắc.
- Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm soát các hoạt
động tư pháp ở nước ta hiện nay, chuyên đề được công bố trong Kỷ yếu Đề tài
cấp Bộ “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm
sát các hoạt động tư pháp” (2003), Hà Nội. Chuyên đề bàn sâu về nhu cầu và nội
dung kiểm soát hoạt động tư pháp ở nước ta. Mặc dù vấn đề được đề cập có sự
khuôn hẹp trong phạm vi hoạt động tư pháp nhưng ý tưởng thể hiện trong bài viết
đã hướng tới sự chứng minh cho tính tất yếu phải kiểm soát QLTP với cách hiểu
là một nhánh quyền lực hợp thành QLNN nhận ủy quyền từ nhân dân.
- Lê Văn Cảm và Dương Bá Thành, Cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp
trong Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận và thực trạng ở Việt Nam, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2010. Bài viết củng cố thêm nhận thức về sự cần
thiết kiểm soát QLTP, đồng thời mô tả và đánh giá trạng thái các cơ chế kiểm soát
QLTP ở Việt Nam hiện nay, đề xuất một số kiến nghị cho hướng hoàn thiện cơ
chế kiểm soát QLTP trong giai đoạn hiện nay.
- Những thay đổi quan trọng trong nhận thức và ghi nhận mới về QLTP tại
Hiến pháp năm 2013 đã khiến cho các nghiên cứu về kiểm soát QLTP có xu hướng
khởi sắc hơn. Đáng chú ý nhất là chùm bài viết được tập hợp trong cuốn chuyên
luận về Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính do Viện Chính sách công
và pháp luật xuất bản năm 2014: Nguyễn Đăng Dung với Cơ chế thực hiện và kiểm
soát quyền tư pháp ở Việt Nam: thực tiễn và phương hướng hoàn thiện; Trương Thị

Hồng Hà với Giám sát việc thực hiện quyền lực tư pháp, đảm bảo tăng cường liêm
chính của cơ quan tư pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn; Nguyễn Mạnh
Cường và Hoàng Nam Hải với Cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp
trên thế giới và ở Việt Nam; Tổ chức minh bạch thế giới với Trách nhiệm giải trình
và xử lý kỷ luật trong ngành tư pháp, Tăng cường minh bạch của hoạt động tư
pháp, Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chính tư pháp…
- Nguyễn Chí Dũng, luận án tiến sĩ luật học tại Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở
Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích về hoạt động tư pháp
và cơ quan tư pháp, đưa ra các khái niệm giám sát hoạt động tư pháp, nghiên cứu
kinh nghiệm một số nước về giám sát hoạt động tư pháp và kinh nghiệm vận dụng


19

cho Việt Nam, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát hoạt
động tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
- Nguyễn Huy Phượng, Luận án tiến sĩ luật học tại Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Giám sát xã hội đối với hoạt động của
các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giám sát của
nhân dân đối với QLTP và hoạt động tư pháp, chỉ rõ thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm đảm bảo giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư
pháp theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở Việt Nam.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Phân chia quyền lực gắn liền với kiểm soát và đối trọng quyền lực là học
thuyết ra đời gắn với cách mạng tư sản và trở thành nguyên tắc căn bản trong tổ
chức quyền lực theo mô hình NNPQ của đa số các quốc gia hiện đại. Vì vậy, hoàn
toàn dễ hiểu khi các công trình nghiên cứu về NNPQ, về các bộ phận QLNN và
nhu cầu kiểm soát để buộc chúng vận hành trong quỹ đạo quyền lực nhân dân đã
chiếm một tỉ lệ áp đảo trong tổng số các ấn phẩm chính trị - pháp lý tại các nước

trên thế giới.
Quyền tư pháp luôn được hiểu là nhánh quyền lực trong tổ chức QLNN và
được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án (bao gồm cả hoạt
động tài phán Hiến pháp). Bởi thế, cải cách tư pháp không có gì khác là cải cách
tổ chức và hoạt động của Tòa án và các chủ thể có liên quan trong tiến trình xét
xử các vụ án. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống
trong các quốc gia theo truyền thống Luật Châu Âu lục địa (Continental Law) và
truyền thống Thông luật (Common Law). Vì được tổ chức theo nguyên tắc phân
quyền, nên cải cách tổ chức và hoạt động của Tòa án ở các quốc gia này đều xoay
quanh một nguyên tắc trọng yếu - đảm bảo sự độc lập xét xử của Tòa án. Do đó,
đây cũng là chủ đề trung tâm của các học giả nước ngoài khi nghiên cứu về QLTP
trong tương quan với các công trình nghiên cứu về kiểm soát QLTP.
* Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà nước và kiểm soát
quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền
Trên những nét khái quát nhất, có thể lược tả một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu về QLNN và nhu cầu kiểm soát QLNN trong NNPQ như sau:


20

- J.Locke (1632-1704), nhà triết học duy vật người Anh là người có ảnh
hưởng rất lớn đối với các cuộc cách mạng ở thế kỷ XVII, XVIII đã viết nên tác
phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền, chính quyền dân sự”. Trong tác phẩm
này, ông cho rằng, thực chất QLNN xuất phát từ sự ủy quyền của nhân dân. Vì
vậy, nhà nước có nghĩa vụ sử dụng quyền lực chung nhằm bảo vệ quyền lợi của
công dân. Để đạt được điều này, ông phân chia QLNN thành các loại quyền lực
khác nhau và nhấn mạnh cần phải KSQL. Trong đó, pháp luật là phương tiện để
thực hiện việc kiểm soát đối với QLNN.
- Montesquieu (1689-1775), nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp với tác phẩm
“Tinh thần pháp luật”. Về mặt lý luận, ông có sự kế thừa, bổ sung, phát triển tư

tưởng về KSQL của J.Locke, về mặt thực tiễn, ông có sự quan sát cách thức tổ
chức và vận hành QLNN Anh thời kỳ cận đại; trên cơ sở đó ông xây dựng học
thuyết “Tam quyền phân lập” với việc thiết kế mô hình tổ chức quyền lực hợp lý,
bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng… của con người. Trong mô hình đó, nhà
nước có ba bộ phận quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này độc lập
nhưng phải tuân thủ trật tự nhất định. Công cụ bảo đảm trật tự ấy là cơ chế kiềm
chế, chế ước, kiểm soát, đối trọng đối với các bộ phận quyền lực trong quá trình
hoạt động. Qua đó, có thể thấy, sự kiểm soát đối với hoạt động của QLNN là điều
kiện quan trọng, là yêu cầu cần thiết để duy trì trật tự cần phải có trong tổ chức và
vận hành QLNN.
- Rousseau (1712-1778) với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. Dựa trên
lý thuyết chủ quyền tối thượng thuộc về nhân dân, Rousseau cho rằng, nhân dân
phải có quyền giám sát hoạt động của nhà nước. Tư tưởng của Rousseau về quyền
của người dân đối với nhà nước nói chung, quyền kiểm soát hoạt động đối với
QLNN nói riêng đã góp phần hoàn thiện bản thiết kế về mô hình tổ chức và vận
hành QLN có nguồn gốc từ nhân dân.
- Việc thiết kế và hiện thực hóa mô hình nói trên còn nhận được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả tư sản: John Dewey (1859-1952) với hai tác
phẩm Nền cộng hoà và những vấn đề (The Public and Its Problems, 1929), Lý
thuyết giá trị (Theory of Valuation, 1939) đã khẳng định bản chất của nhà nước là
cơ quan phục vụ công chúng, nhưng trong quá trình thực hiện chức năng của
mình, QLNN thường bị lạm dụng vì tư lợi. Theo ông, hoạt động kiểm soát của
nhân dân đối với nhà nước là rất cần thiết và quan trọng; Mann M. (1986), Nguồn


×