Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 96 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp, em đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, sự chỉ bảo nhiệt tình của Ban lãnh đạo
cùng các cán bộ công tác tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông
Vận tải Hà Nội .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thị Trang Nhung, người đã
trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
Khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ chúng em trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại Trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên đang công tác tại
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã tạo điều
kiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, nghiên cứu và khảo sát thực tế tại đây.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè _ những người luôn động viên và khuyến khích
để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và có được kết quả như ngày hôm nay.
Do khả năng và trình độ còn hạn chế, nên Khóa luận còn nhiều khiếm khuyết, kính
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để Khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2013

Sinh viên
Ngô Thị Thanh Huyền


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt Tiếng Việt


CSDL
CNTT

Cơ sở dữ liệu
Công nghệ thông tin

ĐKCB

Đăng ký cá biệt

ĐHGTVT

Đại học Giao thông Vận tải



Giám đốc

GDNC
HVCH

Giảng dạy nghiên cứu
Học viên cao học

HN

Hà Nội

LĐQL
MLCC

MLPL
NCKH

Lãnh đạo quản lý
Mục lục chữ cái
Mục lục phân loại
Nghiên cứu khoa học

NCS
NCT
NDT
NXB
PGĐ
SV
SL
TL
TT TT - TV
VTL
XD

Nghiên cứu sinh
Nhu cầu tin
Người dùng tin
Nhà xuất bản
Phó giám đốc
Sinh viên
Số lượng
Tỷ lệ
Trung tâm Thông tin – Thư viện
Vốn tài liệu

Xây dựng

2. Các từ viết tắt tiếng Anh
CD – ROM
RFID

Compact Disk Read Only Memory
Radio Frequency Identification

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Khóa luận tốt nghiệp
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
21
22

Tên bảng biểu, sơ đồ
Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Thống kê số lượng sách năm 2012
Thống kê số lượng báo, tạp chí năm 2012
Cơ cấu các CSDL thư mục tại TTTT – TV Trường ĐHGTVT
Thành phần NDT tại Trung tâm
Lứa tuổi NDT tại Trung tâm
Trình độ học vấn của nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
Nhu cầu thông tin theo lĩnh vực chung
Nhu cầu thông tin của từng nhóm NDT theo lĩnh vực chung
Nhu cầu thông tin theo lĩnh vực đào tạo
Mức độ sử dụng các loại hình tài liệu của NDT
Các loại hình tài liệu được NDT thường xuyên sử dụng
Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ của NDT
Nhu cầu về ngôn ngữ của tài liệu của từng nhóm NDT
Địa điểm khai thác thông tin của NDT
Thời gian thu thập thông tin của NDT
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được NDT thường xuyên sử dụng
Mức độ đáp ứng nguồn lực thông tin cho NDT
Lý do NDT bị từ chối cung cấp tài liệu
Sơ đồ tổ chức kho tại Trung tâm
Mức độ thuận tiện của các loại hình sản phẩm và dịch vụ

Trang

13
18
18
19
24
26
28
31
32
33
35
36
38
38
41
42
43
45
46
46
50


Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU
TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI...................................................................................6
CHƯƠNG 2 : NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG..................................21

THÔNG TIN CHO NDT CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐHGTVT HN......................................................................................21
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP
ỨNG THÔNG TIN CHO NDT TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐHGTVT HN......................................................................................58
KẾT LUẬN............................................................................................................71
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................1
PHỤ LỤC


Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21, có thể thấy đời sống xã
hội và khoa học công nghệ đang diễn ra nhiều thay đổi mạnh mẽ. Sự thành bại trong mọi
ngành nghề ngày hôm nay phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức những xu hướng mới
của thời đại và bắt nhịp được với sự phát triển của thời đại.Trong đó, thông tin luôn là nhân
tố để hình thành những ý tưởng cũng như những sản phẩm của trí tuệ và tri thức và đóng
một vai trò vô cùng quan trọng, đem đến những cơ hội mới cho mọi hoạt động của xã hội.
Vì vậy, hơn bao giờ hết việc nắm bắt thông tin có một vai trò rất quan trọng trong các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…Hoạt động thông tin ngày càng trở nên quan trọng
và không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Cuộc
cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã ảnh
hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, Khoa học Thông tin – Thư viện cũng không
nằm ngoài sức ảnh hưởng của nó.
Nhận thức sâu sắc giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết
định sự tăng trưởng và phát triển xã hội góp phần quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục đào tạo đã không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy. Với việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ,
thư viện với vai trò là giảng đường thứ hai đối với đông đảo các giảng viên và sinh viên, đã

và đang đổi mới hoạt động của mình cho phù hợp với xu thế chung. Khi nói đến sự bùng nổ
của thông tin và sự gia tăng của nền kinh tế tri thức thì không thể không nhắc đến sự biến đổi
của hoạt động Thông tin - Thư viện đến sự biên tập và cung ứng thông tin nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển chung đó. Trong điều kiện đó, từng cơ quan thông tin - thư viện nói riêng và hệ
thống các cơ quan thông tin thư viện nói chung phải tự biến đổi sao cho phù hợp nhất.
Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao
thông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có
khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và các hoạt động khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chất
lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội. Nhà trường đã đào tạo cho đất nước hàng vạn Kỹ


Khóa luận tốt nghiệp
sư, hàng ngàn Thạc sỹ và Tiến sỹ. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản
lý, doanh nghiệp thuộc ngành Giao thông Vận tải đều tốt nghiệp từ Nhà trường.
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại
học Giao thông Vận tải Hà Nội đã góp một phần không nhỏ vào những thành tựu chung của
Trường. Trong những năm qua, cùng hoà mình với sự phát triển của hệ thống thư viện
trường đại học, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
đã có sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Trung tâm đã không ngừng đổi mới, nâng cao
chất lượng mọi hoạt động cả về hiện đại hoá cơ sở vật chất, về chuyên môn nghiệp vụ cũng
như hoạt động phục vụ. Các hoạt động thông tin thư viện ngày càng trở nên phong phú và hiệu
quả hơn, đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tin cho
các đối tượng người dùng tin của Nhà trường.
Mục đích cuối cùng của hoạt động thông tin thư viện là đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của
người dùng tin. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin (NCT) cho người dùng tin (NDT) được xem là
thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của thư viện. Nghiên cứu NDT và nhận dạng NCT
của họ, trên cơ sở đó tổ chức hoạt động thông tin theo đúng hướng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
đó chính là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT –TV nói chung và của Trung tâm Thông
tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội nói riêng.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong hoạt động thực tiễn công tác đáp ứng
nhu cầu tin tại Trung tâm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chưa nắm bắt, cũng như đáp
ứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin. Do đó, Trung tâm cần phải tiếp tục nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, tìm các giải pháp cụ thể để tháo gỡ những tồn tại và hạn chế trên nhằm
đưa công tác phục vụ bạn đọc nói chung và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc ngày
càng hoàn thiện và tốt hơn.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng
nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao
thông Vận tải Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khóa luận chuyên ngành thông tin thư viện của
mình. Tác giả hy vọng với việc tìm hiểu từ thực trạng về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu
cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm, khóa luận sẽ đưa ra được những giải pháp hữu ích,


Khóa luận tốt nghiệp
mang tính khả thi và có những tác động tích cực được hạn chế, nâng cao và phát huy được tối
đa hiệu quả phục vụ NCT của NDT tại Trung tâm.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhận thấy vai trò quan trọng của người dùng tin trong thư viện, trong những năm gần
đây đã có rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu đề tài này ở các cơ quan thông tin thư viện
khác nhau như :
Luận văn “ Nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động thông tin của ban thông tin – tư liệu
và thư viện tại viện chiến lược và chính sách KH&CN” của Nguyễn Ngọc Dung, bảo vệ năm
2005.
Luận văn “ Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Viện Thông tin khoa học xã
hội” của tác giả Phạm Thanh Huyền – cán bộ Viện Thông tin khoa học xã hội, bảo vệ năm
2007.
“ Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm thông tin thư viện
trường đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới” của Đào Thị Thanh Xuân, bảo vệ
năm 2007.
Các đề tài trên đã đề cập tới một số khía cạnh mang tính đặc thù về nhu cầu tin, tập

quán, thói quen sử dụng thông tin của nhóm người dùng tin cụ thể tại các cơ quan thông tin
thư viện khác nhau trong những thời điểm khác nhau.
Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu về Trung tâm TT-TV Trường ĐHGTVT HN
như :
Đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thông tin – Thư viện “Tìm hiểu công tác phát
triển, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học
Giao thông Vận tải” của Trương Quang Ảnh , bảo vệ năm 2012.
Đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thông tin - Thư viện “ Tìm hiểu dự án hiện đại
hóa Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” của Trần
Thị Kim Dung, bảo vệ năm 2011.
Đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Thông tin - Thư viện “ Tìm hiểu ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” của Đỗ Tiến Vượng.


Khóa luận tốt nghiệp
Như vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin của người
dùng tin tại Trung tâm TT-TV trường ĐHGTVT HN hiện nay chưa có tác giả nào thực hiện.
Đề tài : “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” là một đề tài
mới và rất thiết thực với hoạt động thực tế của Trung tâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin như: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; Cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu; Nghiên cứu sinh, học viên cao học; Sinh viên (Hệ chính quy và
không chính quy) đang học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Trung tâm TT- TV trường
ĐHGTVT HN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nhu cầu thông tin của người dùng tin tại Trung tâm TT- TV trường

ĐHGTVT HN.
- Về thời gian: Thực trạng nhu cầu tin của NDT và mức độ đáp ứng thông tin cho NDT
tại Trung tâm TT- TV trường ĐHGTVT HN hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lê nin và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế văn hóa, xã hội nói chung và ngành thông tin thư viện nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Thu thập tài liệu, số liệu, dữ kiện…
+ Tổng hợp và phân tích tài liệu
+ Điều tra xã hội học: phỏng vấn trực tiếp, phương pháp khảo sát thông qua các
phiếu hỏi, phương pháp quan sát…
+ Thống kê và phân tích số liệu,…..
5. Nhiệm vụ của đề tài


Khóa luận tốt nghiệp
Nhận dạng đặc điểm NDT, thực trạng và đánh giá nhu cầu tin để từ đó đề xuất các giải
pháp thích hợp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Trung tâm
TT – TV Trường ĐHGTVT HN.
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính sau :
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến người dùng tin và nhu cầu tin.
- Nghiên cứu khái quát sự hình thành, phát triển và những thành tựu chủ yếu mà Trung
tâm đã đạt được trong những năm qua.
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TT – TV trong sự nghiệp đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Trường ĐHGTVT HN.
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và thói quen sử dụng thông tin của NDT tại Trung
tâm .
- Thực trạng khả năng đáp ứng thông tin của Trung tâm TT – TV.
- Trên cơ sở phân tích được những mặt mạnh và mặt hạn chế để đề ra một số giải pháp

thiết thực, khoa học nhằm nâng cao chất lượng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin tại
Trung tâm TT-TV Trường ĐHGTVT HN.
6. Đóng góp của đề tài
• Về mặt lý luận
Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận liên quan đến người dùng tin, nhu cầu tin
trong lĩnh vực Giao thông Vận tải.
• Về mặt thực tiễn
Nhận dạng đúng thực trạng, mức độ cũng như khả năng đáp ứng để thỏa mãn nhu cầu
thông tin cho người dùng tin của Trung tâm TT- TV Trường ĐHGTVT HN.
Đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm và nhược điểm về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu
cầu tin cho NDT của Trung tâm TTTV GTVT Hà Nội,
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phục vụ NDT, phát triển NCT của
NDT tại Trung tâm và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.
Tác giả hy vọng đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu
người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm, là gợi ý cho các nhà quản lý vận dụng trong
công tác quản lý và lãnh đạo của mình.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Khái quát chung về người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Thư
viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.


Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2: Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin của Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội)
Chương 3: Giải pháp phát triển nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng
tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ
NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI
1.1. Lý luận chung về người dùng tin và nhu cầu tin
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Người dùng tin
Người dùng tin hay còn gọi là người đọc/bạn đọc trong các cơ quan thông tin thư viện
là người sử dụng thông tin/ tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua các loại hình và
sản phẩm thông tin khác nhau. Người dùng tin là con người cụ thể trong một xã hội cụ thể,
có nhu cầu tin , sử dụng thông tin để thõa mãn nhu cầu của mình. [5, tr.16]


Khóa luận tốt nghiệp
Người dùng tin là một trong bốn yếu tố cấu thành các cơ quan thông tin thư viện
nhưng đồng thời họ chính là chủ thể, được hướng tới phục vụ của hoạt động thông tin thư
viện. Người dùng tin và nhu cầu tin luôn luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trong các
mối quan hệ của xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu tin của người dùng tin luôn luôn biến đổi.
Trong hoạt động thông tin thư viện, người dùng tin là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin thư viện. Như vậy, người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động thông
tin thư viện. Điều đó có nghĩa là hoạt động thông tin thư viện muốn tồn tại và phát triển phải
quan tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin.
Người dùng tin là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin thư viện. Ý
kiến đánh giá của người dùng tin trong quá trình sử dụng thông tin góp phần điều chỉnh hoạt
động Thông tin – Thư viện theo hướng phù hợp và hiệu quả với nhu cầu tin của người dùng
tin.
1.1.1.2.

Nhu cầu và nhu cầu tin

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cho tới nay chưa có một định nghĩa chung
nhất cho khái niệm nhu cầu. Nhu cầu được coi là một hiện tượng tâm lý của con người; là
đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát

triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến
hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu
và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu đặc biệt của con người. Nhu cầu tin là sự đòi hỏi
khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin để duy trì hoạt động
sống của con người. Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người muốn được tiếp nhận
và sử dụng thông tin phục vụ cho các hoạt động sống của mình. [5, tr.19].
Các nhu cầu tin của người dùng tin thường nảy sinh khi họ cần nắm bắt được những
kết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông tin dữ kiện,
những số liệu và phương pháp cần cho công việc của họ. Các nhu cầu tin này thay đổi tuỳ
theo bản chất công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin phải hoàn thành.


Khóa luận tốt nghiệp
Mỗi cá nhân khác nhau có nhu cầu đọc và nhu cầu tin khác nhau, đó là tâm lý và nhân
cách của mỗi con người cụ thể và mỗi nhóm người dùng tin cụ thể.
1.1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin

Trong hoạt động thông tin thư viện, để hiệu quả phục vụ ngày một nâng cao rất cần
thiết phải chú trọng nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến nhu cầu tin của
người dùng tin.
Người dùng tin và nhu cầu tin luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trong các
mối quan hệ xã hội.Chính vì vậy, nhu cầu tin của người dùng tin luôn biến đổi. Nếu yếu tố
tác động đến nhu cầu tin của người dùng tin một cách tích cực thì nhu cầu tin của họ sẽ được
kích thích và luôn phát triển cả về bề rộng và bề sâu của thông tin hay cách khác là cả về
chất và lượng của thông tin. Nhưng nếu nhu cầu tin của người dùng tin không được tác động
một cách tích cực thì lại bị biến đổi theo chiều hướng ngược lại.

Các yếu tố khách quan tác động tới nhu cầu tin cùa người dùng tin như môi trường
sống ( môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.); môi trường nghề nghiệp, lứa tuổi, giới
tính, phương thức thỏa mãn nhu cầu tin.
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin như trình độ văn
hóa, trình độ học vấn , nghề nghiệp, giới tính, sở thích cá nhân..[10, tr.20-21].
Trên cơ sở đó, trong hoạt động thông tin thư viện, để hiệu quả phục vụ người dùng tin
ngày một nâng cao, các cơ quan thông tin thư viện phải chú trọng nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng, tác động tới nhu cầu tin của người dùng tin, tạo ra môi trường thân thiện với các sản
phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp với từng đối tượng người dùng tin nhằm kích thích và
thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của họ.
1.2. Giới thiệu khái quát về Trung tâm TT – TV Trường ĐHGTVT Hà Nội
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường ĐHGTVT HN
Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông Vận tải đã có lịch sử khá lâu dài
cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.


Khóa luận tốt nghiệp
Ban đầu, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng giáo vụ (năm 1962).
Từ năm 1965 – 1973, Thư viện đã nhiều lần cùng Nhà trường phải đi sơ tán, sau đó
trở về Hà Nội tiếp tục sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phục vụ công tác dạy và học của các
cán bộ, giáo viên, sinh viên trong Nhà trường.
Đến năm 1975, nhóm nghiệp vụ Thư viện được hình thành.
Năm 1980, Thư viện tách thành hai bộ phận khác nhau: Tổ giáo trình gồm 5 người
trực thuộc Phòng giáo vụ và Tổ thư viện gồm 7 người trực thuộc Ban nghiên cứu khoa học.
Năm 1984, Thư viện chính thức thành lập như một đơn vị độc lập trực thuộc Ban
giám hiệu.
Ngày 21/02/2002, Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đổi tên thành
Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 753QĐBGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ cấu tổ chức gồm 01 Giám đốc, 02 Phó
Giám đốc, kết hợp với phòng quản trị mạng có 25 cán bộ.

Thư viện đã được quan tâm đầu tư với các dự án mức A, B của Ngân hàng Thế giới,
xây dựng và trang bị được hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật khá hiện đại. Năm 2004, Thư
viện được đầu tư với dự án giáo dục mức C. Trung tâm Thông tin – Thư viện được bố trí tại
Nhà A8 với diện tích gần 4000m 2 . Đến nay, Thư viện đã có đầy đủ các tính năng theo tiêu
chuẩn của một thư viện hiện đại, trở thành một trong những thư viện đại học lớn, hiện đại
hàng đầu cả nước.
Với những thành tích đã đạt được, Trung tâm đã nhiều lần được Bộ Giao thông Vận
tải, Bộ GD & ĐT khen thưởng và động viên.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2.2.1. Chức năng
Trung tâm TT –TV Trường ĐHGTVT có chức năng tàng trữ nguồn thông tin văn
hóa, giáo dục. Ngoài ra, Trung tâm có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thông tin và thư


Khóa luận tốt nghiệp
viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ứng dụng về
các lĩnh vực giao thông vận tải của trường vào đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ
thể, Trung tâm có các chức năng sau:
- Giữ gìn, bảo quản giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin khoa học phục vụ cho
công tác đào tạo, NCKH của Nhà trường.
- Thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu cung cấp thông tin phục
vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác,… bổ sung, khai thác, xử lý tài liệu, giới thiệu tài
liệu mới, tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, TTTT – TV có nhiệm vụ tổ chức các dịch
vụ thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho cán bộ, giảng
viên và sinh viên trong Trường ĐHGTVT. Ngoài ra, Trung tâm là một thành viên của Hiệp
hội Thư viện các Trường đại học phía Bắc và hoạt động theo quy chế của Hiệp hội. Trung
tâm có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức, phát triển các dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng nhu cầu của người

dùng tin.
- Phục vụ hiệu quả nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, tài liệu chuyên ngành lĩnh vực
giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập của người dùng tin.
- Hỗ trợ kiến thức cho người dùng tin đáp ứng chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan,
tổ chức, Trung tâm Thông tin – Thư viện trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, trước thực tế của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, TTTT - TV
Trường ĐH GTVT có những nhiệm vụ sau:
- Thu thập, bổ sung và trao đổi các thông tin cần thiết, tiến hành xử lý nội dung,
hình thức, phân loại, cập nhật dữ liệu và đưa vào hoạt động thông tin thư viện.
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho tài liệu của TTTT – TV.
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại.
- Lập những kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa TTTT – TV nhằm tăng cường khả
năng xử lý, lưu trữ, tìm kiếm thông tin trong và ngoài nước.


Khóa luận tốt nghiệp
- Làm tốt công tác tổ chức, quản lý, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thông tin thư viện nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ người dùng tin.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao bao gồm toàn bộ trang thiết bị,
hệ thống giáo trình, sách, báo, tạp chí và các loại tài liệu khác.
- Kết hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng khác trong trường để hoàn thành
tốt nhiệm vụ Nhà trường giao.
- Kiểm tra định kỳ các loại kho hiện có của Trung tâm, đồng thời kết hợp với các
phòng ban để lập kế hoạch xuất bản giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học.
Với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ cán
bộ giàu kinh nghiệm TTTT – TV Trường ĐH GTVT HN đang từng bước nâng cao chất
lượng và phục vụ bạn đọc một cách có hiệu quả nhất.


1.2.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ.
1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ
phận:
- Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của
Thư viện.
- Phòng nghiệp vụ: thực hiện công tác thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu, xử lý thư mục,
làm thẻ thư viện.
- Phòng mượn: có nhiệm vụ tổ chức dịch vụ mượn/ trả sách, bao gồm sách giáo trình,
bài giảng, sách tham khảo cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường.
- Hệ thống các phòng đọc bao gồm: Phòng đọc sách tiếng Việt; Phòng đọc sách
ngoại văn, báo – tạp chí, luận án – luận văn, nghiên cứu khoa học; Phòng đọc tạp chí đóng
quyển; Phòng đọc điện tử.


Khóa luận tốt nghiệp
Các phòng đọc có nhiệm vụ tổ chức phục vụ người dùng tin đọc tại chỗ các tài liệu
chuyên ngành giao thông vận tải.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thể hiện qua sơ đồ sau:

Tầng 7

Phòng đọc sách tiếng nước ngoài
trước năm 1990/tạp chí đóng quyển,
Lưu chiểu.

Tầng 6

Phòng

máy chủ

Tầng 5

Phòng
PGĐ

Tầng 4

Phòng nghiệp vụ

Phòng
hội thảo

Phòng đọc
sách điện tử

Phòng đọc báo tạp chí/sách ngoại
văn, luận văn, luận án và nghiên
cứu khoa học
Phòng đọc sách
tiếng việt

Phòng GĐ

Phòng mượn Giáo trình/Sách tham
khảo

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại Trung tâm
+ Tầng 1: Nhà sách

Nhà sách Giao thông vận tải cung cấp cho bạn đọc có nhu cầu mua các loại sách giáo
trình, sách tham khảo, các sách chuyên ngành, chuyên sâu về lĩnh vực giao thông vận tải,…
Chủ yếu là sách của NXB Giao thông vận tải, NXB Xây dựng, NXB Khoa học và Kỹ thuật,

+ Tầng 4: Phòng mượn, Phòng nghiệp vụ/ Làm thẻ thư viện
Phòng mượn: Là nơi tổ chức dịch vụ mượn sách, bao gồm cả giáo trình, bài giảng,
sách tham khảo bằng các ngôn ngữ khác nhau.


Khóa luận tốt nghiệp
Hình thức phục vụ: Kho kín.
Phòng nghiệp vụ/Làm thẻ thư viện: Là nơi thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu. Nhận
đăng ký làm thẻ thư viện, in và trả thẻ thư viện theo đúng kế hoạch Trung tâm đặt ra.
+ Tầng 5: Phòng đọc sách tiếng Việt
Đây là nơi bạn đọc có thể tìm đọc các loại giáo trình, bài giảng, sách tham khảo bằng
tiếng Việt.
Hình thức phục vụ: Kho mở.
+ Tầng 6: Phòng đọc sách ngoại văn, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học/BáoTạp chí
Hình thức phục vụ: Kho mở.
+ Tầng 7: Phòng đọc sách tiếng nước ngoài trước năm 1990/ Tạp chí đóng quyển,
Phòng đọc điện tử, Phòng hội thảo.
Phòng đọc sách tiếng nước ngoài trước năm 1990/ Tạp chí đóng quyển: Tại đây bạn
đọc có thể tìm đọc các loại tạp chí chuyên ngành, các tên sách xuất bản từ những năm 50-60
bằng các ngôn ngữ Anh, Đức, Nga, Pháp,…Khi có nhu cầu bạn đọc có thể mượn sách về
nhà sử dụng theo quy định của Thư viện.
Hình thức phục vụ: Kho mở
Phòng đọc điện tử: Với hệ thống máy tính hiện đại kết nối mạng Internet cho phép
bạn đọc tiếp cận và sử dụng một loại hình dịch vụ mới trong thư viện: đọc tài liệu điện tử.
Bạn đọc không chỉ đọc các tài liệu toàn văn từ CSDL mà TT TT – TV đã xây dựng mà còn
có thể tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin quý giá khác trên mạng Internet.

Phòng hội thảo: Với hệ thống âm thanh, máy chiếu, bảng Copy plus Electronic,…
hiện đại, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc
tế.


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3.2. Đội ngũ cán bộ
Thư viện có tổng số 18 cán bộ, bao gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 16 nhân
viên thư viện. Số nhân viên thư viện được bố trí như sau :
Phòng nghiệp vụ :

06 người

Phòng mượn sách giáo trình, tham khảo :

02 người

Phòng đọc Việt :

03 người

Phòng đọc ngoại văn :

02 người

Phòng đọc điện tử :

02 người


Quầy sách :

01 người

Trong đó, có 11 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện (61,1 %) , 07 cán
bộ tốt nghiệp ngoài ngành ( 38,9%). Với 07 thạc sỹ, 10 cử nhân, 01 nghiên cứu sinh, đội
ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ tốt, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hiện đại hoá trung tâm, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động thư viện luôn được duy
trì ổn định và không ngừng phát triển. Đây là một thuận lợi song cũng là một thách thức
trong việc tổ chức các hoạt động như đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công
việc, để nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm cần khắc phục khó khăn và phát huy thế
mạnh.
Hầu hết các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều có trình độ về tin học cơ bản khá tốt,
một số có trình độ tin học nâng cao. Các cán bộ đều có trình độ khá về tiếng Anh, Tiếng Nga.
Do đội ngũ cán bộ Trung tâm còn thiếu về số lượng trong khi lại phải thực hiện một
khối lượng công việc rất lớn, quản lý một trung tâm với các trang thiết bị hiện đại nên về
mặt tổ chức lao động theo các phòng ban chưa được chuyên môn hóa rõ ràng. Cán bộ giữa
các phòng nghiệp vụ, phòng đọc và mượn liên tục phải luân chuyển cho nhau.
1.2.4. Cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin
1.2.4.1. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là một thành tố không thể thiếu được trong
việc thành lập thư viện. Một thư viện có thể hoạt động tốt hay không, có thể đáp ứng được


Khóa luận tốt nghiệp
tối đa nhu cầu của bạn đọc hay không một phần cũng phụ thuộc vào cơ sở vật chất của thư
viện đó.
Hiện nay Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐH GTVT có một hệ thống
cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện và đầy đủ phục vụ cho việc tra cứu tìm tài liệu và đọc tài
liệu tại chỗ của bạn đọc. Hầu hết trang thiết bị của Trung tâm được dự án mức C của Bộ

Giáo dục và Đào tạo trang bị mới từ đầu, từ hệ thống máy chủ đến máy trạm hiện đại, từ bàn
ghế dành cho bạn đọc đến bàn ghế làm việc của nhân viên, từ kệ giá sách đến kệ để báo –
tạp chí,…
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cung cấp
tổng cộng 712 chỗ ngồi cho bạn đọc, trong đó, phòng đọc sách Tiếng Việt có 280 chỗ ngồi,
phòng đọc sách ngoại văn, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học, báo – tạp chí có 256 chỗ
ngồi, phòng đọc điện tử có 88 chỗ ngồi. Về hệ thống máy tính, hiện nay thư viện có 17 máy
chủ, 140 máy trạm phục vụ cho công tác nghiệp vụ của cán bộ thư viện và tra cứu của bạn
đọc, trong đó tại phòng đọc điện tử thư viện đã bố trí 80 máy tính giúp bạn đọc có thể tìm
đọc và tra cứu các tài liệu mà mình cần, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập. Tại tất cả
các phòng của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, từ
các phòng đọc, phòng mượn, phòng nghiệp vụ đều được trang bị máy điều hòa nhiệt độ,
trong đó có 13 tủ điều hòa nhiệt độ 50.000 BTU và 20 máy điều hòa treo tường 18.000 BTU.
Tất các các máy điều hòa này được chia đều ra tất cả các phòng, trong đó chủ yếu tập trung
ở phòng đọc và phòng mượn. Trung tâm có hệ thống máy in mạng và máy photo bố trí tại
các tầng bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu photocopy và in tài liệu của bạn đọc. Bất kỳ lúc
nào bạn đọc có nhu cầu in và photocopy tài liệu tại các phòng đọc hay các tài liệu ngoài thì
Trung tâm cũng có thể phục vụ một cách nhiệt tình, chất lượng và hiệu quả.
Ngoài hệ thống trang thiết bị hiện đại thì thư viện luôn tạo ra được một không gian
thoải mái, yên tĩnh để công việc nghiên cứu, học tập của bạn đọc có thể đạt hiệu quả tốt
nhất.
Ngoài các trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của bạn đọc thì
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã xây
dựng được một hệ thống để theo dõi và kiểm soát được bạn đọc, đó là hệ thống camera và


Khóa luận tốt nghiệp
công nghệ RFID. Tất cả các phòng của Thư viện từ tầng 4 đến tầng 7 đều được lắp đặt
camera phục vụ mục đích quản lý bạn đọc. Với 30 camera có khả năng lưu giữ hình ảnh,
được lắp đặt ở những vị trí khác nhau, nhân viện thư viện có thể kiểm soát được bạn đọc

thuận tiện và dễ dàng. Đối với công nghệ RFID, trên các phòng đọc tự chọn từ tầng 5 đến
tầng 7, hệ thống cổng an ninh kép RFID sẽ kiểm soát bạn đọc, không cho bạn đọc mang tài
liệu của thư viện ra ngoài bất hợp pháp. Ngoài ra, với đầu đọc RFID việc kiểm kê sách có
thể được thực hiện dễ dàng. Với công nghệ RFID quy trình mượn trả tự động có thể được áp
dụng một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mượn
và cán bộ thư viện.
 Phần mềm Thư viện: Năm 2004, được đầu tư với dự án giáo dục mức C, Thư viện
đã triển khai ứng dụng 2 phần mềm thư viện lớn của Công ty CMC:
+ Phần mềm thư viện điện tử ILIB 4.0 (hay còn gọi là Hệ quản trị thư viện tích hợp)
ứng dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác phục vụ người dùng tin tại
Thư viện. Hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB gồm 8 module, nhưng Trung tâm chỉ đang sử
dụng một số module như :Module Bổ sung, Module Biên mục, Module Lưu thông, Module
Báo, tạp chí , Module Quản lý kho , Module Quản trị hệ thống
+ Phần mềm quản lý dữ liệu số DLIB : giúp Thư viện xây dựng và quản lý tài nguyên
số.
+ Ngoài ra, Thư viện còn ứng dụng công nghệ RFID, công nghệ dùng sóng radio
phục vụ công tác quản lý, thống kê tài liệu trong thư viện.
1.2.4.2. Nguồn lực thông tin
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã không
ngừng xây dựng và phát triển được một nguồn lực tài nguyên thông tin lớn nhằm đáp ứng
nhu cầu của người dùng tin trong trường. Vốn tài liệu của Trung tâm rất phong phú bao gồm tất
cả các ngành đào tạo và nghiên cứu của Trường hiện nay. Trung tâm nhận được hàng năm từ
Nhà trường nguồn kinh phí khoảng 800 triệu đồng dùng chi cho việc mua tài liệu. Ngoài
phần kinh phí dành cho việc mua tài liệu trong và ngoài nước, trang thiết bị nghiệp vụ
chuyên dùng, còn phải dành một phần kinh phí thích đáng cho việc khai thác tài liệu, giới
thiệu sách, in ấn tài liệu chuyên môn, thư mục, giới thiệu sách mới.


Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh nguồn kinh phí quan trọng của Nhà trường, Trung tâm còn có thêm khoản

thu phí làm thẻ bạn đọc và mua sách do độc giả làm mất hoặc làm hư hỏng, tiền sao chụp tài
liệu.
Tài liệu truyền thống :
Bao gồm tất cả các loại tài liệu được xuất bản,in ấn, photo trên giấy theo phương pháp in
ấn truyền thống như sách báo, tạp chí,luận án,luận văn…
Dạng tài liệu

Tên

Cuốn

Sách giáo trình

3.987

87.632

Sách tham khảo

15.298

48.857

Tài liệu tra cứu

3.280

3.421

Bài giảng


162

324

Luận văn, luận án

28.510

Nghiên cứu khoa học

553

553

Bảng 1 . Thống kê số lượng sách năm 2012
Dạng tài liệu

Tên

Báo tiếng Việt

37

Tạp chí giải trí tiếng Việt

25

Tạp chí chuyên ngành tiếng Việt


15

Tạp chí ngoại văn

162

Luận văn, luận án

20

Tạp chí đóng quyển

Cuốn

4.191

Bảng 2. Thống kê số lượng Báo – tạp chí năm 2012

Tài liệu hiện đại:
Đây là dạng tài liệu đang được Trung tâm đặc biệt quan tâm, tiếp tục xây dựng và phát


Khóa luận tốt nghiệp
triển. Hiện nay TTTT - TV ĐHGTVT đã xây dựng được các loại cơ sở dữ liệu, kết nối mạng
LAN (Mạng nội bộ),WAN (Mạng diện rộng), INTERNET (Mạng toàn cầu). Phần mềm ILIB
được sử dụng để phục vụ công tác tra cứu nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả, xây dựng và cập
nhất thường xuyên các cơ sở dữ liệu. Nguồn tin điện tử của TTTT - TV ĐHGTVT giờ đây rất
phong phú, bao gồm: các CSDL, các E - Books, hệ thống đĩa CD - ROM, nguồn tin trên
mạng Internet...
Hệ thống CSDL: Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản

lý, được lưu giữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý theo
một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy nhập và xử lý dữ liệu được dễ dàng và nhanh
chóng. [2, tr.24].
CSDL thư mục : Hiện nay, Trung tâm đã xây dựng được 19780 biểu ghi . Trong đó:
- CSDL sách: bao gồm 14943 biểu ghi. Trong đó: trên 8990 biểu ghi sách lẻ , 1121 biểu
ghi sách bộ chung, 4832 biểu ghi sách bộ riêng
- CSDL báo - tạp chí: 1933 biểu ghi. Trong đó: hơn 461 biểu ghi báo – tạp chí, 1472 biểu
ghi báo- tạp chí đóng quyển.
- CSDL luận án, luận văn, NCKH: trên 2350 biểu ghi. Trong đó: trên 48 biểu ghi luận án,
trên 1748 biểu ghi luận văn , 554 biểu ghi đề tài NCKH.
Cơ cấu, số lượng các loại CSDL thư mục tại TTTT-TV ĐHGTVT được thể hiện trong
bảng sau:
Loại CSDL thư mục
Sách
Luận án, luận văn
Báo – Tạp chí
Đề tài NCKH
Tổng số

Số lượng ( biểu ghi)
14943
2350
1993
554
19780

Tỷ lệ ( %)
75,5 %
11,8 %
9,8 %

2,9 %
100 %

Bảng 3. Thống kê cơ cấu các CSDL thư mục tại TTTT-TVĐHGTVT
CSDL toàn văn :
Hiện nay Trung tâm mới xây dựng được 52 CSDL toàn văn là các giáo trình. Đây là các
giáo trình, bài giảng của các giảng viên trong Trường ĐH GTVT nộp lên Trung tâm. Hầu hết
các bài giảng, giáo trình này đều là các bản file Word hoặc PDF.


Khóa luận tốt nghiệp
681 đầu giáo trình, luận án, luận văn và báo cáo khoa học.
CSDL trực tuyến: Ngoài các CSDL do Trung tâm xây dựng, TTTT - TV
ĐHGTVT còn có tài nguyên thông tin rất lớn và phong phú thông qua 8 CSDL toàn văn
tiếng Anh - Mỹ, như: CSDL tiêu chuẩn Giao thông Vận tải; Các tiêu chuẩn Giao thông Vận tải
của Viện tiêu chuẩn Anh; CSDL DEL…
1. CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải:
Đây là CSDL bao gồm các tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ thuật đường sắt và Bảo trì đường
bộ Mỹ được sử dụng trong thiết kế, xây dựng, bảo trì, nâng cấp và sửa chữa đường sắt, các
công trình đường sắt, cầu đường sắt, hầm…các tiêu chuẩn về thiết kế đường cao tốc, đường
phố, kiểm soát tiếng ồn, biển báo tín hiệu giao thông.
2. CSDL Tiêu chuẩn giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh
Đây các CSDL của Viện tiêu chuẩn Anh thuộc các lĩnh vực Giao thông đường bộ , kỹ
thuật đường sắt, kỹ thuật máy bay và phương tiện hàng không, đóng tàu và kiến trúc hàng
hải….
3. Tạp chí điện tử của Viện điện - Điện tử - Kỹ thuật Mỹ.
(IEEEASPP Online-All Society Periodicals Package)
Đây là CSDL bao gồm 118 tạp chí chuyên ngành điện, điện tử và hơn 80.000 bài
báo của hơn 50.000 tác giả. Toàn bộ sưu tập bao gồm 1 triệu tài liệu toàn văn (PDF).
4. CSDL tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI).

CSDL bao gồm 20 tập tài liệu toàn văn dạng PDF về tiêu chuẩn giao thông của Viện
tiêu chuẩn Anh do Nhà xuất bản British Standard Institution cung cấp.
5. Tạp chí điện tử toàn văn của Hội kỹ thuật dân dụng Mỹ (ASCE).
Với CSDL này bạn đọc có thể truy xuất tới hơn 30 tạp chí toàn văn về kỹ thuật dân
dụng, kỹ thuật xây dựng, thông tin hồi cố
6. Sách điện tử KNOVEL: Engineering Subject Area Collection.
Là CSDL bao gồm 377 cuốn sách điện tử tương tác thuộc 7 chủ đề:


Khóa luận tốt nghiệp
Điện và kỹ thuật điện
Vật liệu xây dựng và xây dựng dân dụng,
Cơ học và kỹ thuật cơ học
Môi trường và Công nghệ môi trường
Kỹ thuật tổng quát
Điện tử và chất bán dẫn
Kỹ thuật hàng không và Rada
7. Sách điện tử eBrary: ENGINEERING & TECHNOLOGY Subject Collection.
Từ trang web này NDT có thể tiếp cận tới 2000 đầu sách về Kỹ thuật cơ khí; kỹ thuật
hoá học; công nghệ nanno, điều khiển học…
8. Sách điện tử: Digital Engineering Library (DEL)
9. CSDL dùng thử: SpringerMeterials
Hệ thống CSDL Offline: Đây là các CSDL điện tử phong phú với nội dung chủ yếu về
các lĩnh vực giao thông vận tải được Trung tâm tải về từ các CSDL nước ngoài sau khi hết
hợp đồng khai thác trực tuyến về máy chủ để xử lý nghiệp vụ và xây dựng các CSDL Offline.
Nguồn thông tin trên mạng Internet: Bên cạnh các nguồn tài liệu toàn văn từ
các CSDL, Trung tâm còn phục vụ người dùng tin các nguồn tin phong phú từ
các trang mạng Internet. Gắn liền với một số trang tìm kiếm thông thường như:






Đĩa CD-ROM : Đây là một thiết bị lưu trữ thông tin hiện đại, phổ biến, dễ thực hiện,
chúng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh…Với một
đĩa CD-ROM có dung lượng trên dưới 700 Mb tương đương với khoảng 300.000 trang giấy
khổ A4. Tại đây, người dùng tin có thể khai thác thông tin trên đĩa CD-ROM thông qua hệ


Khóa luận tốt nghiệp
thống máy tính của Trung tâm tại Phòng đọc điện tử. Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục xây
dựng các CSDL trên đĩa CD-ROM để có thể lưu trữ an toàn dữ liệu. Đối tượng dữ liệu được
quản lý trong các đĩa là các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học
trong và ngoài trường được thu thập. Hiện nay số lượng đĩa CD-ROM tại Trung tâm có số lượng
khoảng trên 2500 đĩa.

CHƯƠNG 2 : NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
THÔNG TIN CHO NDT CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐHGTVT HN
2.1.

Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm

NDT là người sử dụng thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Trong hoạt động
thông tin thư viện, NDT và nhu cầu thông tin của họ chính là cơ sở để định hướng cho toàn bộ
hoạt động của cơ quan đó. Hay nói cách khác, họ chính là chủ thể của hoạt động: là người có nhu


×