Tải bản đầy đủ (.pdf) (326 trang)

Ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 326 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------  --------

NGUYỄN HỮU VŨ

ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC HOA SEN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------  --------

NGUYỄN HỮU VŨ

ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC HOA SEN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 62.14.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Đỗ Vĩnh
Hướng dẫn 2: GS.TS Lê Nguyệt Nga

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Nguyễn Hữu Vũ
Là nghiên cứu sinh khóa 1, niên khóa 2012 – 2016 của trường
Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan nghiên cứu “Ứng dụng một số giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường
Đại học Tư thục Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và
nghiêm túc. Các số liệu trong luận án được thu thập từ thực tế
có nguồn gốc và minh chứng rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý
trung thực và khách quan.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Vũ



LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được luận án này tơi xin bày tỏ lòng tri ơn sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, q
Thầy/Cơ, cán bộ giảng dạy, những nhà nghiên cứu đã giảng dạy, trao truyền, chia sẽ
những tri thức khoa học và những kinh nghiệm quí báu cho tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
- Trường Đại học Hoa Sen - Nơi tôi đang công tác, Chương trình Giáo dục
tổng quát cùng gia đình, người thân đã động viên tinh thần giúp tơi có thêm động
lực vượt qua khó khăn để có thể hồn thành nhiệm vụ công tác, nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu.
- Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn trân trọng đến PGS.TS Đỗ Vĩnh và GS.TS Lê
Nguyệt Nga – là hai cán bộ hướng dẫn khoa học, những người mà qua đó tơi học
được từ Thầy/Cơ tinh thần làm việc khoa học với trách nhiệm cao; tôi biết ơn
Thầy/Cô với tư cách là những người cố vấn khoa học sâu sắc đã giúp cho tơi có cơ
hội được hình thành và thể hiện ý tưởng nghiên cứu cũng như giải quyết vấn đề độc
lập nhưng nếu thiếu đi sự định hướng về mặt học thuật của Thầy/Cơ thì chắc rằng
tơi khó có thể hồn thành được các nhiệm vụ học tập cũng như khó hồn thành
được đề tài nghiên cứu của luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Vũ


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Tổng quan về trường Đại học Hoa Sen

5

1.1.1. Đặc điểm trường Đại học Tư thục

5

1.1.2. Đặc điểm trường Đại học Hoa Sen TP.HCM

6

1.2. Tổng quan về giáo dục thể chất trường học
1.2.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trường học
1.2.2. Đặc điểm giáo dục thể chất trường học
1.3. Một số đặc điểm tâm lí sinh viên


8
8
11
21

1.3.1. Khái niệm về sinh viên.

21

1.3.2. Đặc điểm tự ý thức của sinh viên.

22

1.3.3. Hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên

22

1.3.4. Động cơ học tập của sinh viên

22

1.3.5. Động cơ - Động cơ tham gia thể thao của con người

23

1.3.6. Nhu cầu – nhu cầu vận động của con người

26

1.4. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên


29

1.4.1. Sức mạnh

29

1.4.2. Sức nhanh

29

1.4.3. Sức bền

29

1.4.4. Khéo léo

30

1.4.5. Mềm dẻo

30


1.5. Giải pháp và cơ sở pháp lý của giải pháp nâng cao chất lượng GDTC
1.5.1. Một số khái niệm về giải pháp

31
31


1.5.2. Cơ sở pháp lý của giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và chất lượng GDTC nói riêng.
1.6. Chất lượng và chất lượng trong giáo dục

31
35

1.6.1. Văn hóa chất lượng:

35

1.6.2. Chất lượng:

36

1.6.3. Chất lượng giáo dục:

37

1.6.4. Khái niệm về quản lý chất lượng

37

1.6.5. Các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo

38

1.6.6. Đảm bảo chất lượng

39


1.6.7. Kiểm định chất lượng

39

1.7. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

43

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

47

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

48

2.1. Phương pháp nghiên cứu

48

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

48

2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học:

48


2.1.3. Phương pháp kiểm tra chức năng

48

2.1.4. Phương pháp nhân trắc học

49

2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm

49

2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

52

2.1.7. Phương pháp toán thống kê

52

2.1.8. Phương pháp phân tích SWOT:

53

2.2. Tổ chức nghiên cứu

54

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu


54

2.2.2. Khách thể nghiên cứu

54

2.2.3. Mẫu nghiên cứu

55


2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu

56

2.2.5. Địa điểm nghiên cứu

56

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

57

3.1. Thực trạng công tác GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM

57

3.1.1. Xác định các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lượng công tác GDTC.


57

3.1.2. Thực trạng về chất lượng công tác GDTC ở trường ĐHTTHS.

64

3.1.3. Phân tích nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém cũng như những
thuận lợi và khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng GDTC ở ĐHTTHS.

86

3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác Giáo dục thể chất ở trường Đại học
Tư thục Hoa Sen TP.HCM.

88

3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở
trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.

95

3.2.1. Cơ sở pháp lý và các nguyên tắc để đề xuất các giải pháp

95

3.2.2. Phân tích SWOT về cơng tác GDTC của trường ĐH Hoa Sen

99

3.2.3. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC


103

3.2.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp.

105

3.2.5. Tổ chức quá trình thực nghiệm một số giải pháp ngắn hạn.

108

3.2.6. Bàn luận về việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.

110

3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn tại trường Đại học
Tư thục Hoa Sen.

112

3.3.1. Kết quả thực nghiệm giải pháp 1:

112

3.3.2. Kết quả thực nghiệm giải pháp 2:

113

3.3.3. Kết quả thực nghiệm giải pháp 3:


113

3.3.4. Kết quả thực nghiệm giải pháp 4 và 5:

114

3.3.5. Đánh giá sự phát triển thể chất của các nhóm TN1, TN2 và nhóm ĐC
theo tiêu chí kiểm tra đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT.

133


3.3.6. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn tại trường
Đại học Tư thục Hoa Sen.

134

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

141

KẾT LUẬN

141

KIẾN NGHỊ

148


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BM

Bộ môn



Cao đẳng

CLGD

Chất lượng giáo dục

CLB TDTT

Câu lạc bộ Thể dục thể thao


CSVC – TTB

Cơ sở vật chất – trang thiết bị

CNT

Công năng tim

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CBGV

Cán bộ, giảng viên

CLB TDTT

Câu lạc bộ Thể dục thể thao

CSCN

Cộng sản chủ nghĩa

DTS

Dung tích sống

ĐH


Đại học

ĐHTT

Đại học Tư thục

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

ĐHTTHS

Đại học Tư thục Hoa Sen

ĐTCN

Đào tạo chuyên nghiệp

ĐC

Đối chứng

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐGCLGD

Đánh giá chất lượng giáo dục


GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giảng viên

GDĐH

Giáo dục đại học

HSSV

Học sinh, sinh viên


HLV, HDV

Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên

ISO

International Organisation for Standardisation

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục


KTTM

Kinh tế thương mại

KHCN

Khoa học công nghệ

QMS

Quality Management System

SV

Sinh viên

TN1

Thực nghiệm 1

TN2

Thực nghiệm 2

TB

Trung bình

TD, TT


Thể dục, Thể thao

TC

Tiêu chí

TDTT

Thể dục thể thao

TTTH

Thể thao trường học

TDTTNK

Thể dục thể thao ngoại khóa

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VN

Việt nam

VĐV

Vận động viên


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XPX

Xuất phát cao

XHH

Xã hội hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Phân bổ mẫu khảo sát trong nghiên cứu

56

Bảng 3.1.

Kết quả phân tích dữ liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng cơng tác GDTC tại trường Đại học Tư thục Hoa

Sen TP.HCM

58

Bảng 3.2.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's của 3 nhóm đối
tượng nghiên cứu

59

Bảng 3.3.

Trọng số các tiêu chí đã chuẩn hóa

60

Bảng 3.4.

Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần
của các tiêu chí

61

Bảng 3.5.

Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích được của các
tiêu chí

61


Bảng 3.6.

Thực trạng chương trình GDTC qua các năm 2009 – 2013.

65

Bảng 3.7.

Mức độ hài lòng của Cán bộ quản lý về chất lượng chương
trình GDTC qua các năm 2009 – 2013

65

Bảng 3.8.

Mức độ hài lịng của Giảng viên về chất lượng chương
trình GDTC qua các năm 2009 – 2013.

66

Bảng 3.9.

Mức độ hài lòng của Giảng viên về nội dung và cấu trúc
chương trình GDTC qua các năm 2009 – 2013.

66

Bảng 3.10.


Quá trình tổ chức đào tạo GDTC qua các năm 2009 –
2013.

67

Bảng 3.11.

Q trình kiểm tra đánh giá mơn học GDTC qua các năm
2009 – 2013.

68

Bảng 3.12.

Các hoạt động TDTT ngoại khóa qua các năm 2011 –
2013.

68

Bảng 3.13. Thống kê số lượng giảng viên bộ môn GDTC
Bảng 3.14.

Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy GDTC qua các năm
2009 – 2013.

69
70


Bảng 3.15.


Chiến lược giảng dạy và học tập GDTC qua các năm 2009
– 2013.

Bảng 3.16. Thực trạng về sân bãi, dụng cụ giảng dạy GDTC
Bảng 3.17.

Thực trạng về chất lược CSVC phục vụ cho công tác
GDTC.

70
71
72

Bảng 3.18. Thực trạng về đánh giá sinh viên trong giảng dạy GDTC.

73

Bảng 3.19. Thực trạng về kết quả học tập môn GDTC của SV

74

Bảng 3.20.

Thực trạng thể chất của nam SV ĐH Hoa Sen theo năm
học

Bảng 3.21. Thực trạng thể chất của nữ SV ĐH Hoa Sen theo năm học

Sau 75

Sau 75

Bảng 3.22.

So sánh thể chất của nam sinh viên Đại học Hoa Sen theo
năm học

Sau 75

Bảng 3.23.

So sánh thể chất của nữ sinh viên Đại học Hoa Sen theo
năm học

Sau 75

Bảng 3.24.

Tổng hợp số liệu sinh viên đạt tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá
xếp loại thể lực HS-SV của Bộ GD&ĐT

Sau 78

Bảng 3.25. Mức độ u thích mơn GDTC của SV

79

Bảng 3.26.

Khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến việc tham gia học tập

GDTC

80

Bảng 3.27.

Ảnh hưởng, tác động của môn học GDTC đến kết quả học
tập của SV

81

Bảng 3.28. Động cơ tham gia học tập môn GDTC của SV

82

Bảng 3.29.

Những vấn đề SV quan tâm khi tham gia học tập môn
GDTC

83

Bảng 3.30.

Thực trạng lựa chọn nội dung môn học GDTC của sinh
viên ĐH Hoa Sen

84

Bảng 3.31.


Thực trạng sự quan tâm của nhà trường đến công tác
GDTC.

85


Bảng 3.32.

Hệ thống các văn bản qui định về công tác GDTC tại
trường ĐH Hoa Sen.

Bảng 3.33.

Sơ đồ phân tích ma trận SWOT về công tác GDTC của
Sau 101
trường Đại học Hoa Sen.

Bảng 3.34.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia về tính khả thi và cần thiết
Sau 105
của các giải pháp.

86

Bảng 3.35. Kế hoạch thực nghiệm các giải pháp ngắn hạn

Sau 109


Bảng 3.36. Phân bổ mẫu khách thể nghiên cứu

Sau 109

Bảng 3.37. Kết quả đánh giá việc thực hiện chương trình các môn học GDTC

112

Bảng 3.38. Kết quả đánh giá việc thực hiện chương trình các mơn học GDTC

113

Kết quả đánh giá việc ghi nhận và phản hồi ý kiến và kỳ
vọng của SV

113

Bảng 3.39.

Bảng 3.40. Đánh giá của GV&CBQL về chất lượng chương trình GDTC

114

Bảng 3.41.

Thực trạng thể chất của nam SV trước TN giữa TN1 –
Sau 116
TN2 và ĐC ở mơn Bóng đá.

Bảng 3.42.


Thực trạng thể chất của nam SV trước TN giữa TN1 –
Sau 116
TN2 và ĐC ở mơn Bóng bàn.

Bảng 3.43.

Thực trạng thể chất của nam SV trước TN giữa TN1 –
Sau 116
TN2 và ĐC ở môn Karatedo.

Bảng 3.44.

Thực trạng thể chất của nam SV trước TN giữa TN1 –
Sau 116
TN2 và ĐC ở môn Vovinam.

Bảng 3.45.

Thực trạng thể chất của nữ SV trước TN giữa TN1 – TN2
Sau 116
và ĐC ở mơn Bóng bàn.

Bảng 3.46.

Thực trạng thể chất của nữ SV trước TN giữa TN1 – TN2
Sau 116
và ĐC ở mơn Bóng chuyền.

Bảng 3.47.


Thực trạng thể chất của nữ SV trước TN giữa TN1 – TN2
Sau 116
và ĐC ở môn Karatedo.

Bảng 3.48.

Thực trạng thể chất của nữ SV trước TN giữa TN1 – TN2
Sau 116
và ĐC ở môn Vovinam.


Bảng 3.49.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nam SV các
Sau 120
nhóm TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Bóng đá.

Bảng 3.50.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nam SV các
Sau 120
nhóm TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Bóng bàn.

Bảng 3.51.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nam SV các
Sau 120
nhóm TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Karatedo.


Bảng 3.52.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nam SV các
Sau 120
nhóm TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Vovinam.

Bảng 3.53.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nữ SV các nhóm
Sau 120
TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Bóng bàn.

Bảng 3.54.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nữ SV các nhóm
Sau 120
TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Bóng chuyền.

Bảng 3.55.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nữ SV các nhóm
Sau 120
TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Karatedo.

Bảng 3.56.

Sự phát triển thể chất sau 01 năm học của nữ SV các nhóm
Sau 120
TN1 – TN2 và ĐC ở mơn Vovinam.


Bảng 3.57.

So sánh sự phát triển thể chất của nam và nữ SV sau TN
Sau 128
giữa TN1 – TN2 và ĐC.

Bảng 3.58. Sự phát thể chất của 3 nhóm nam TN1 – TN2 và ĐC theo tổng thể Sau 129
Bảng 3.59. Nhịp tăng trưởng của 3 nhóm nữ TN1 – TN2 và ĐC theo tổng thể Sau 129
Bảng 3.60.

Đánh giá của SV nhóm đối chứng về chương trình GDTC
Sau 130
theo niên chế

Bảng 3.61.

Đánh giá của SV nhóm TN1 về chương trình GDTC nội
Sau 131
khóa mới

Bảng 3.62. Đánh giá của SV nhóm TN2 về cơng tác GDTC mới
Bảng 3.63. Gía trị trung bình tổng của từng nhóm thực nghiệm giải pháp
Bảng 3.64.

Sau 132
134

Tổng hợp số liệu sinh viên đạt tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá
Sau 133
xếp loại thể lực HS-SV của Bộ GD&ĐT trước và sau TN



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT
Biểu đồ 1.1.

Tên biểu đồ, sơ đồ

Trang

Sự tăng trưởng chiều cao của người Việt

16

Sơ đồ 1.1.

Lý thuyết về nhu cầu con người của A.Maslow

27

Sơ đồ 1.2.

Cấu trúc nhu cầu của SV

28

Biểu đồ 3.1.

So sánh thực trạng hình thái và chức năng của nam, nữ
SV theo năm học


Sau 75

Biểu đồ 3.2.

So sánh các tiêu chí thể lực của Nam SV theo các năm
học

Sau 77

Biểu đồ 3.3.

So sánh các tiêu chí thể lực của Nữ SV theo các năm học

Sau 77

Biểu đồ 3.4.

Khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến việc tham gia học tập
GDTC

80

Biểu đồ 3.5.

Tác động của môn học GDTC đến kết quả học tập của
SV

81


Biểu đồ 3.6.

Thời điểm trong ngày thích hợp để học GDTC

82

Biểu đồ 3.7.

Động cơ tham gia học tập môn GDTC

83

Biểu đồ 3.8.

Những vấn đề sinh viên quan tâm khi tham gia học tập
GDTC

84

Biểu đồ 3.9.

So sánh sự phát triển thể chất của các nhóm nam trước
Sau 116
TN.

Biểu đồ 3.10. So sánh sự phát triển thể chất của các nhóm nữ trước TN.

Sau 116

Biểu đồ 3.11.


Nhịp tăng trưởng về hình thái và chức năng của SV Nam
Sau 117
và Nữ sau TN

Biểu đồ 3.12.

Nhịp tăng trưởng về Test lực bóp tay thuận của SV Nam
Sau 121
và Nữ sau TN

Biểu đồ 3.13.

Nhịp tăng trưởng về Test nằm ngửa gập bụng của SV
Sau 121
Nam và Nữ sau TN


Biểu đồ 3.14.

Nhịp tăng trưởng về Test bật xa tại chỗ của SV Nam và
Sau 123
Nữ sau TN

Biểu đồ 3.15.

Nhịp tăng trưởng về Test chạy 30m xuất phát cao của SV
Sau 123
Nam và Nữ sau TN


Biểu đồ 3.16.

Nhịp tăng trưởng về Test chạy con thoi 4x10m của SV
Sau 126
Nam và Nữ sau TN

Biểu đồ 3.17.

Nhịp tăng trưởng về Test chạy 5 phút tùy sức của SV
Sau 126
Nam và Nữ sau TN

Biểu đồ 3.18.

So sánh nhịp tăng trưởng thể chất của 12 nhóm SV nam
TN1-TN2 & ĐC

Biểu đồ 3.19.

So sánh nhịp tăng trưởng thể chất của 12 nhóm SV nữ
Sau 128
TN1-TN2 & ĐC

Biểu đồ 3.20.

So sánh nhịp tăng trưởng thể chất của 3 nhóm SV Nam
Sau 129
TN1-TN2 & ĐC theo tổng thể

Biểu đồ 3.21.


So sánh nhịp tăng trưởng thể chất của 3 nhóm SV Nữ
Sau 129
TN1-TN2 & ĐC theo tổng thể

Biểu đồ 3.22.

Khoảng thời gian trong ngày SV nhóm ĐC dành cho việc
tập luyện TDTT

130

Biểu đồ 3.23.

Khoảng thời gian trong ngày SV nhóm TN1 dành cho
việc tập luyện TDTT

131

Biểu đồ 3.24.

Khoảng thời gian trong ngày SV nhóm TN2 dành cho
việc tập luyện TDTT

132

Sau
128130



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Từ lâu Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến cơng tác TDTT nói chung và
cơng tác Giáo dục Thể chất trong nhà trường nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ III; Chỉ thị 11 2-CT ngày 9-5-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về
công tác TDTT; chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban bí thư TW Đảng; Chỉ
thị 133/TTG, ngày 07/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát
triển ngành TDTT; Pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X
thơng qua ngày 25 tháng 9 năm 2000, điều 14, chương III; Thông tư liên tịch số
34/TTLT-BGD&ĐT-UBTDTT ngày 29/12/2005 V/v Hướng dẫn phối hợp quản lý
và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học (TDTTTH) giai đoạn 2006-2010.
Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) khơng những địi hỏi đội ngũ
lao động có trình độ chun mơn cao, có trình độ tay nghề vững vàng mà cịn phải
có sức khỏe để đáp ứng nhu cầu và áp lực của cơng việc. Vì vậy mà Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục có những chỉ đạo về cơng tác thể dục thể thao (TDTT) và công tác
giáo dục thể chất (GDTC) trường học trong những năm gần đây, cụ thể như:
Về cơng tác GDTC nội khóa: Luật TDTT ban hành 2006, Nghị quyết số
112/2007/NĐ-CT ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật TDTT; Quyết định số 3866/QĐ-BVHTTDL ngày
3/11/2010 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt đề cương “ Quy
hoạch phát triển TDTT Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm
2030”; Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/04/2011 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt đề án tống thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2030; Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 1/12/2011 về
tăng cường lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm
2020. Theo đó, GDTC nội khóa là mơn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục
nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho mọi người thông qua các
bài tập và trị chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát
triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần và thể chất cho học sinh, sinh

viên (HS,SV). Không những thế, GDTC và thể thao trường học (TTTH) phải là nền


2

tảng để phát triển thể thao thành tích cao.
Về cơng tác GDTC Ngoại khóa: Cũng theo các Quyết định, Nghị quyết và
Luật nêu trên thì hoạt động TDTT là hoạt động tự nguyện của người học được tổ
chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức
khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển
năng khiếu thể thao. GDTC Ngoại khóa Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thể thao
trường học góp phần nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam, giáo dục con
người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần của học sinh, sinh
viên - lực lượng tham gia vào quá trình lao động, xây dựng bảo vệ Tổ quốc sau này.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính
trị lớn nhất trong cả nước. Nơi quy tụ 73 trường ĐH, CĐ, 84 trường TCCN, CĐ
nghề, TC nghề và hệ thống các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu
học… hàng năm TP.HCM đào tạo hơn 100.000 sinh viên CĐ,ĐH và 60.000 SVHS,
SV các trường nghề… với một số lượng học sinh, sinh viên lớn thì điều kiện sân bãi
để đáp ứng cho công tác giáo dục thể chất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là công
tác GDTC của các trường cao đẳng, đại học ngồi cơng lập càng khơng đảm bảo khi
một số trường cao đẳng đã cắt xén tiết của môn học GDTC từ 90 tiết chính khóa cịn
60 tiết hoặc 45 tiết; một số trường đại học cũng cắt giảm số tiết mơn học từ 150 tiết
chính khóa cịn 120 tiết hoặc 90 tiết, thậm chí có trường chỉ dạy 75 tiết hoặc 60 tiết.
Đặc biệt môn học GDTC được nhiều trường cao đẳng, đại học ngồi cơng lập tổ chức
các lớp học GDTC từ 80 đến 200 sinh viên/lớp GDTC và cho sinh viên học liên tục
cả ngày, kéo dài từ 1 tuần đến 2,5 tuần. Tình trạng giáo dục thể chất ồ ạt và kém hiệu
quả như hiện nay tại TP.HCM là không hiếm. Đa số các trường cao đẳng, đại học
ngồi cơng lập trên địa bàn TP.HCM hiện chưa có bộ mơn GDTC hay giảng viên
chun trách về cơng tác GDTC chính khóa cho sinh viên.

Cơng tác Giáo dục thế chất của trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM
cũng đã được tiến hành như vậy trong suốt 17 năm qua. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng và có những thành công nhất định tuy nhiên công tác Giáo dục Thể chất ở
trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP. Hồ Chí Minh cịn nhiều bất cập. Với quy mô


3

phát triển về đào tạo của nhà trường và định hướng chiến lược tuyển sinh đến năm
2020 là từ 5000 - 7000 SV đầu vào nâng tổng số sinh viên tồn trường lên hơn
20.000SV. Bên cạnh đó cơng tác TDTT ngoại khóa hiện tại cịn đang bỏ ngõ chưa
thực hiện được. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và định hướng phát triển của nhà
trường đang đặt ra cho Bộ môn GDTC một thử thách rất lớn là phải làm sao đảm
bảo cơng tác Giáo dục Thể chất nội khóa và ngoại khóa cho số lượng sinh viên đào
tạo tăng lên hàng năm khi điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giảng viên
vừa thiếu về số lượng, yếu về năng lực. Những hạn chế bất cập trong công tác Giáo
dục Thể chất của trường Đại học Tư thục Hoa Sen (ĐHTTHS) là gì? Nguyên nhân,
cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao chất lượng Giáo dục Thể chất? Và điều
quan trọng là những giải pháp nào có thể cải thiện thực trạng đó góp phần nâng cao
chất lượng Giáo dục Thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.
Hồ Chí Minh? Do đó, việc nghiên cứu “Ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen” là việc làm
quan trọng và cần thiết.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án cần giải quyết các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng công tác GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen.
Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác

GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn tại
trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Do nhiều nguyên nhân, chất lượng GDTC ở trường ĐHTTHS còn nhiều bất
cập. Nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng, trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể


4

nâng cao chất lượng công tác GDTC ở trường ĐHTTHS.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho
SV trường ĐHTTHS và triển khai thí điểm một số giải pháp “ngắn hạn” tại trường
ĐHTTHS.
Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn
- Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
cơng tác GDTC trường học, trong đó bao gồm đặc điểm, vị trí, những tiêu chí đánh
giá sự phát triển, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GDTC cho sinh
viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
- Phát hiện những thơng tin tồn diện về thực trạng cơng tác GDTC trong
trường ĐHTTHS: Chương trình GDTC nội khóa, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác
GDTC, sự đầu tư tài chính trong GDTC, nhân sự BM GDTC, sinh viên trường
ĐHTTHS, qui trình tổ chức và đào tạo, … qua đó thấy được những thành tựu, khó
khăn cũng như chỉ ra được nguyên nhân của những thành công trong việc nâng cao
chất lượng công tác GDTC cho SV trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
- Trên cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng công tác GDTC và chỉ rõ
nguyên nhân của những thành công, hạn chế, chỉ ra xu hướng phát triển công tác
giáo dục thể chất trong trường ĐHTTHS; Luận án đưa ra các quan điểm, định

hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho SV trường ĐHTTHS.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về trường Đại học Hoa Sen
1.1.1. Đặc điểm trường Đại học Tư thục
Trường đại học tư thục (ĐHTT) hay Đại học dân lập là một cơ sở giáo dục
đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy
chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như văn bằng cơng lập. Là
trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin phép thành lập và tự đầu tư.
Không giống những trường đại học công lập, ĐHTT không nhận được sự hỗ trợ về
vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh viên
học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu
hướng lớn hơn nhiều so với trường đại học công lập.[82]
Trường ĐHTT có cơ cấu tổ chức bảo đảm các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy
định trong Điều lệ trường ĐH và phù hợp với điều kiện, quy mô đào tạo trong từng
giai đoạn phát triển của trường.
Cơ cấu tổ chức của trường ĐHTT bao gồm: Hội đồng Quản trị; Hiệu trưởng
và các Phó Hiệu trưởng; Ban Kiểm sốt; Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Các phòng
(ban) chuyên môn; Các khoa và bộ môn trực thuộc trường; Các bộ môn trực thuộc
khoa; Các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở phục vụ đào tạo, dịch vụ,
chuyển giao công nghệ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc trường; Tổ chức
đảng và các tổ chức đoàn thể.
Hàng năm nhà trường tiến hành đại hội cổ đơng, các thành viên trong hội
đồng nhà trường có chức năng nhiệm vụ riêng được qui định tại Quyết định số
61/2009/QĐ-TTg, ngày 17/4/2009, V/v Ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của
trường đại học tư thục.[55]

Trường ĐHTT tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy
và học tập, thực hiện việc tuyển sinh, quản lí quá trình đào tạo, đánh giá quá trình
dạy và học, cấp văn bằng chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo qui
định của Điều lệ trường đại hoc.[55]


6

Nguồn tài chính bao gồm: góp vốn của cổ đơng; học phí, lệ phí; lãi ngân
hàng; viện trợ, tài trợ; vay ngân hàng và các khoản thu hợp pháp khác; chi trả tiền
lương, học bổng, khen thưởng, hoạt động TDTT, giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất,
khấu hao tài sản cố định, chi trả vay và lãi vốn vay, các khoản chi khác theo qui
định của nhà trường (qui chế chi tiêu nội bộ), không trái với qui định của pháp
luật.[55]
1.1.2. Đặc điểm trường Đại học Hoa Sen TP.HCM
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1991, Trường được thành lập với tên gọi Trường Nghiệp vụ Tin học và
Quản lý Hoa Sen, theo Quyết định số 257/QĐ-UB ngày 12/08/1991 của Ủy ban Nhân
dân TP HCM. Hiệp hội Lotus France ra đời tại Pháp để hỗ trợ Trường. Trường
được phép thử nghiệm mơ hình đào tạo bậc học Kỹ thuật viên và Kỹ thuật viên cao
cấp; thực hiện xen kẽ giữa học tại trường và thực tập tại doanh nghiệp; tiếp cận tiêu
chuẩn quốc tế về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trường tự chủ về tài chính.
Ngày 22/04/1994, Ban Bảo trợ Trường Hoa Sen và Ủy ban Nhân dân TP
HCM ký Thỏa ước với Tịa Đơ chính Paris, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Versailles Val d’Oise Yvelines (CCIV), Hiệp hội Lotus France.
Ngày 11/10/1994, Trường Hoa Sen trở thành trường bán cơng và đến ngày
27/04/1999, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận thành lập Trường Cao
đẳng Bán công Hoa Sen, trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP HCM và nằm trong hệ
thống các trường ĐH, Cao đẳng cả nước; tự chủ tài chính.
Năm 2001, nhà trường kỷ niệm 10 năm thành lập Trường đến năm học 20042005, triển khai dự án phát triển thành Trường ĐH, hoạt động theo cơ chế tư thục.

Tháng 11/2004, lần đầu tiên tỉ lệ SV có việc làm vào thời điểm Lễ Trao bằng
tốt nghiệp, tăng vọt từ 70-75% lên 95%. Đến nay, tỉ lệ này vẫn giữ ổn định.
Tháng 9/2005, cơ sở 2 Quang Trung với hơn 3.000m2 diện tích (giai đoạn 1)
được đưa vào sử dụng, năm 2006, các hệ đào tạo ĐH, CĐ được đào tạo chế tín chỉ.
Ngày 30/11/2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định
số 274/2006/QĐ-TTg đồng ý thành lập ĐHHS. Vào ngày 16/12/2006, trường tổ


7

chức lễ ra mắt tại Nhà hát thành phố và đi vào hoạt động theo cơ chế tư thục.
Năm 2007, triển khai liên thông các chuyên ngành từ CĐ lên ĐH, liên thông
bậc Kỹ thuật viên cao cấp lên cử nhân các chương trình hợp tác quốc tế, đến 2008
trường ĐHTTHS đã liên thông với các trường CĐ, ĐH quốc tế với UBI (Bỉ); The
Institute For Financial Science And Insurance – ISFA (Pháp).
17-18/1/2008, tổ chức thành công hội thảo quốc tế có chủ đề “Tính chủ động
của tư duy, phương pháp và tinh thần ĐH”. Đây là hội thảo khoa học đầu tiên của
Trường với tư cách là trường ĐH, thu hút học giả trong và ngoài nước, gây tiếng
vang trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đến nay, Trường ĐHTTHS đã trải qua 24 năm hình thành và phát triển và
vẫn đang tiếp tục nỗ lực để khẳng định vị thế hàng đầu về chất lượng với sự công
nhận của quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.[83]
1.1.2.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chức năng, nhiệm vụ xuyên suốt của nhà trường là đào tạo gắn liền với bồi
dưỡng giáo dục. Thực hiện quyết định trên, toàn trường đoàn kết, phấn đấu nâng
cao chất lượng đào tạo, chính qui hóa đào tạo, thực hiện nghiêm túc các qui chế của
BGD&ĐT đối với các trường ĐH đưa mọi hoạt động của nhà trường lên một bước
mới, một nề nếp mới. Những năm gần đây là giai đoạn phát triển mạnh của trường
về qui mô và chất lượng.

Từ khi thành lập đến nay, nhà trường không ngừng mở rộng và phát triển các
chuyên ngành đào tạo. Hiện nay, trường đào tạo các ngành mới và có ý nghĩa thực
tiễn cao như: Thiết kế đồ họa, Ngơn ngữ học, Thư kí y khoa,... Mọi hoạt động của
nhà trường đi vào nề nếp, ổn định phát triển. Uy tín và vị thế của nhà trường được
nâng cao. Điều đó càng địi hỏi sự phấn đấu khơng mệt mỏi của CBGV của toàn
trường về sự tự hoàn thiện mình và vì sự phát triển của thế hệ tương lai của dân tộc.
Khi bàn về vai trò, nhiệm vụ của nhà trường trong thời kì CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế, khơng thể khơng nói tới hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường.
Hợp tác quốc tế là một trong những yêu cầu nhằm phát triển hoạt động giảng


8

dạy, nghiên cứu khoa học, khẳng định vị thế và phạm vi ảnh hưởng của trường, góp
phần nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học và công nghệ cho cán bộ giảng dạy,
tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, học tập kinh nghiệm, trao đổi thông tin
trong thời đại mới. Mặt khác, hợp tác quốc tế còn giúp nhà trường nhận được sự hỗ
trợ của các tổ chức quốc tế trong hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy. Cũng chính vì vậy, nhà trường luôn cố gắng xây dựng quan hệ hợp tác
với các trung tâm khoa học uy tín trong nước và quốc tế.
Nhận xét về tổng quan trường Đại học Tư thục Hoa Sen.
Trường Đại học Tư thục Hoa Sen là trường có uy tín trong đào tạo chất
lượng, có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, hệ thống các ngành nghề đào tạo đa
dạng, chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng liên thông quốc tế, các học
phần môn học được đào tạo theo hướng chế tín chỉ, chương trình trao đổi, giao lưu
sinh viên giữa ĐHTTHS và các trường đối tác như Suffolk University, De Anza
College, SciencesPo., Ohlone College…, cơ sở vật chất hiện đại cùng chính sách
học bổng hấp dẫn và tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp lên đến 90%.
[117].
1.2. Tổng quan về giáo dục thể chất trường học

Thể dục thể thao trong trường học được xác định là bộ phận quan trọng trong
việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục
nhân cách cho HS góp phần đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. TTTH là môi
trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng TT cho đất nước.[54]
1.2.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trường học
Giáo dục thể chất (TDTT trường học) là quá trình giải quyết những nhiệm vụ
giáo dục, giáo dưỡng mà đặc điểm của quá trình này là tất cả các dấu hiệu chung
của q trình sư phạm, vai trị chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương
ứng với các nguyên tắc sư phạm nhằm hoàn thiện thể chất, nhân cách, năng lực vận
động và nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người.
Đường lối, quan điểm của Đảng về công tác TDTT, được hình thành ngay từ
những năm đầu của cách mạng nước ta, đã từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh phù


9

hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng và luôn luôn là kim chỉ
nam cho sự phát triển của nền TDTT nước nhà.
Ngay từ năm 1941, Chương trình Việt Minh đã chỉ rõ: “Cần khuyến khích
nền thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngày càng thêm mạnh”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, sau khi giành được chính quyền, ngày
30 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã ký sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục, trực thuộc Bộ Thanh Niên, cơ
quan TDTT đầu tiên của nước ta.
Tháng 3 năm 1946, trong lúc chính quyền cách mạng cịn non trẻ đang gặp
vơ vàn khó khăn, đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký ban hành sắc lệnh số 33
thành lập trong Bộ quốc gia Giáo dục Nha Thanh niên, Thể dục. Trong ngày này,
Người đã viết bài báo Sức khoẻ và Thể dục, động viên toàn dân tập thể dục để nâng
cao sức khoẻ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng

có sức khoẻ mới làm thành cơng. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt,
mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể
dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việt đó khơng tốn
kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày
lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thơng, tinh thần
đầy đủ, như vậy là sức khoẻ.
Bộ Giáo dục có Nha Thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào
tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ. Dân cường thì quốc thịnh. Tơi mong
đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. [1]
Trong quá trình phát triển TDTT Đảng và Nhà nước đã đề ra 5 quan điểm
phát triển TDTT đó là:
- Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, là một mặt quan trọng của
chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ nhân
dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của
đất nước, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân


×