Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo mục tiêu dự án (nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.04 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TẠ HỮU THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO MỤC TIÊU DỰ ÁN
(Nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TẠ HỮU THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO MỤC TIÊU DỰ ÁN
(Nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng)

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12


Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu

Hà Nội-2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................9
5. Mẫu khảo sát .........................................................................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................10
9. Kết cấu của luận văn ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO MỤC TIÊU DỰ ÁNError!

Bookmark

not defined.
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ .......... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ ........ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệError! Bookmark not
defined.
1.1.4. Dự án, dự án khoa học và công nghệ ............... Error! Bookmark not defined.

1.2. Chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo mục tiêu dự án...
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Triết lý chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo mục tiêu
dự án ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu của chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo
mục tiêu dự án .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các nguyên tắc và điều kiện thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa
học và công nghệ theo dự án ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Các hình thức thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo mục tiêu dự
án ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. So sánh giữa chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo mục
tiêu dự án và theo tuyển dụng biên chế ..................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Phân tích SWOT chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo
mục tiêu dự án .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2


1.3.2. So sánh giữa chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo
mục tiêu dự án và theo tuyển dụng biên chế .............. Error! Bookmark not defined.
* Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Hiện trạng nhân lực khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố ... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Thực trạng tổ chức khoa học và công nghệ ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng nhân lực khoa học và công nghệ thông qua số lượng ...... Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Thực trạng nhân lực khoa học và công nghệ thông qua chất lượng ... Error!
Bookmark not defined.

2.2. Thực trạng thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án của thành
phố Hải Phòng ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Một số mô hình thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án khoa
học và công nghệ .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đánh giá về vấn đề thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án
khoa học và công nghệ................................................. Error! Bookmark not defined.
* Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ THEO
MỤC TIÊU DỰ ÁN CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.................................... 51
3.1. Thúc đẩy hình thành các dự án theo kiểu cạnh tranh để có thể thu hút
nhân lực khoa học và công nghệ ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Đổi mới chính sách tuyển dụng, sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tuyển dụng ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Sử dụng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ thông qua các dự án ............. Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Quy trình đào tạo................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phương thức đào tạo .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Đổi mới cơ chế quản lý, tài chính khoa học và công nghệ Error!

Bookmark

not defined.
3.4.1. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệError!
defined.
3

Bookmark


not


3.4.2. Đổi mới cơ chế tài chính khoa học và công nghệ.........................................63
* Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
KHUYẾN NGHỊ.......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 69
PHỤ LỤC 1............................................................................................................. 71
PHỤ LỤC 2............................................................................................................. 73
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng là
vấn đề có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Nghị quyết số 20NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về “Phát triển KH&CN
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng đã chỉ rõ những nội dung quan
trọng liên quan đến phát triển nhân lực KH&CN: Xây dựng và thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là
các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất
để đội ngũ cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với
giá trị lao động sáng tạo của mình.
Trong những năm qua, mặc dù một số địa phương trong nước đã thực hiện
các chính sách thu hút nhân lực KH&CN thông qua chiến lược thu hút nhân tài, tuy
nhiên các địa phương vẫn chưa xác định rõ tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để nhận biết,
đánh giá nhân tài đặc biệt là nhân tài KH&CN, hoặc là đồng nhất nguồn nhân lực
chất lượng cao là nhân tài, coi nhân tài là những người có bằng cấp, học hàm, học vị
cao như thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư. Chỉ chú trọng và thực hiện ở khâu thu hút và chính
sách, chế độ đãi ngộ hoặc hỗ trợ về vật chất mà chưa quan tâm một cách thỏa đáng

tới môi trường, điều kiện làm việc tốt cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc quản lý và
sử dụng nhân sự vẫn theo lối mòn hành chính, bình quân chủ nghĩa và xơ cứng,
chưa tạo được sự chủ động, linh hoạt trong việc tuyển dụng, sử dụng nhân lực

4


KH&CN... Điều này dẫn đến việc khá nhiều người giỏi bỏ cuộc và chọn môi trường
khác để làm việc sau khi đã được thu hút về địa phương.
Về phía thành phố thành phố Hải Phòng, mặc dù trong thời gian qua nguồn
nhân lực KH&CN đã có những bước phát triển, một số lượng nhất định nhân lực
KH&CN có trình độ tương đối tốt đã được thu hút thông qua các dự án đầu tư, dự
án KH&CN trên địa bàn thành phố. Lực lượng KH&CN này đã có những đóng góp
nhất định vào việc tư vấn, phản biện, nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề quan
trọng về KH&CN và phát triển KT-XH của thành phố.
Tuy nhiên, hiện tại nhân lực KH&CN của thành phố còn nhiều mặt hạn chế
như: Một bộ phận nhân lực KH&CN bất cập về kiến thức, năng lực và trình độ; một
tỷ lệ rất lớn chuyên gia KH&CN chưa có môi trường công tác thích hợp nên hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực rất thấp. Các biện pháp thu hút nhân lực KH&CN chỉ
mang tính tình thế, phạm vi tác động hẹp, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ tài chính mà
chưa thực sự quan tâm đến việc tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi, quyền
tự chủ về tài chính, bố trí, sử dụng nhân lực trong hoạt động KH&CN. Việc thu hút
nhân lực KH&CN thông qua các dự án KH&CN trên địa bàn còn nhiều hạn chế,
chưa thực sự hiệu quả do những bất cập cả trong quản lý và tổ chức thực hiện.
Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, thành phố đang bước vào một
giai đoạn mới, một trong những yêu cầu cấp thiết là phải tiếp tục tục nâng cao hơn
nữa hiệu quả thu hút nhân lực KH&CN cả về số lượng và chất lượng nhân lực
KH&CN góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH thành
phố. Điều này đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng
nhân dân thành phố về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội

nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng như Chiến
lược phát triển KH&CN thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030:
Thu hút nguồn lực và chuyên gia KH&CN có trình độ và chất lượng cao tham gia
các dự án KH&CN của thành phố.
Do vậy, việc nghiên cứu thực hiện chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo
mục tiêu dự án là một vấn đề cấp bách.
1.2. Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của Luận văn
Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Thực hiện chính sách thu hút nhân lực
KH&CN theo mục tiêu dự án (nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng)” là
5


việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cơ quan quản lý và hoạch
định chính sách có những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực KH&CN, góp phần nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực KH&CN phục vụ phát triển KT-XH thành phố Hải Phòng. Ý nghĩa khoa
học và tính thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây:
Một là, xác lập triết lý, mục tiêu thu hút nhân lực theo mục tiêu dự án
Hai là, đưa ra phương hướng thu hút nhân lực KH&CN của thành phố Hải
Phòng theo mục tiêu dự án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về thu hút nhân lực KH&CN trên thực tế đã có không ít các tác
giả, các công trình nghiên cứu; có thể kể đến ở đây một số công trình như:
World Bank (1993), The east Asian Miracle: economic growth and Public
policy (Thần kỳ Đông Á: phát triển kinh tế và chính sách công) bài viết Inequality
and growth reconsidered: lesson from East Asia (Xem xét lại sự bất bình đẳng và
tăng trưởng: những bài học từ Đông Á) của Nancy Birdsal, David Ross, và
Richarch Sabot (1995) đã phân tích và khẳng định: một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến các nước Đông Á có giai đoạn tốc độ phát triển kinh tế tăng gấp
hai, ba lần các nước phát triển ở Âu - Mỹ, tạo nên thần kỳ Đông Á, chính là do có

chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước này.
ADB- Ngân hàng Phát triển châu Á (1990, tái bản 1991), Human Resource
policy and economic development (Chính sách nguồn nhân lực và phát triển kinh tế)
đề cập đến chính sách và xu hướng phát triển kinh tế, biến đổi cơ cấu lao động,
nguồn nhân lực lao động ở các nước đang phát triển ở châu Á.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc
dân (Viện Kinh tế Việt Nam) của Phạm Văn Quý năm 2005 về “Các giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH” đã đề
xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở
Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010 và tầm nhìn 2020.
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế (Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) của Phạm Văn Mợi (2010) về “Giải pháp phát
triển nhân lực KH&CN ở Hải Phòng phục vụ CNH, HĐH”, đã đề xuất quan điểm,

6


mục tiêu và những giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực KH&CN ở Hải Phòng
phục vụ CNH, HĐH đến năm 2020 (bao gồm việc thu hút nhân lực KH&CN)..
Tác giả Tạ Hữu Thanh (2015), trong Đề án chính sách phát triển nhân lực
KH&CN thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030, Sở KH&CN Hải
Phòng đã đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của chính sách
phát triển nhân lực KH&CN thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030,
bao gồm chính sách thu hút các chuyên gia KH&CN của Trung ương, các tỉnh,
thành phố trong nước.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Đào Thanh Trường
năm 2004 về “Di động xã hội của cán bộ khoa học Trường Đại học KHXH&NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội” đã trình bày những đặc điểm chung về di động xã hội
trong cộng đồng khoa học tại Trường Đại học KHXH&NV, đã đưa ra một số giải
pháp về tác động đến nguồn lực và phần thưởng để giữ chân cán bộ ở lại trường.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Đoàn Đức Vinh năm

2008 về “Đổi mới chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án (Nghiên cứu
trường hợp tỉnh Hải Dương)” đã đề xuất 03 nhóm giải pháp tăng cường thu hút
nhân lực theo dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh
Hải Dương gồm: đổi mới chính sách tuyển dụng, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động
KH&CN, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho dự án KHCN.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Đỗ Quốc Hòa năm
2010 về “Thu hút nhân lực KH&CN của viện Khoa học Bảo hiểm xã hội thông qua
mô hình cấu trúc dự án” đã đề xuất một số giải pháp gồm: Đổi mới phương thức
quản lý KH&CN; áp dụng cấu trúc ma trận trong dự án; tạo môi trường tự do sáng
tạo-kích thích sáng tạo; tạo ra một tập thể nghiên cứu hoạt động ăn ý, hiệu quả; tính
minh bạch trong quản lý sử dụng nhân lực; đầu tư, trang bị cơ sở hạ tầng; tạo nên
tính hấp dẫn của dự án; lợi ích từ thu hút nhân lực KH&CN khi thực hiện dự án.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Lý Văn Dưỡng năm
2011 về “Thực hiện chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án (nghiên cứu
trường hợp tỉnh Bình Phước)” đã đưa ra 03 giải pháp thu hút gồm: Tuyển dụng, sử
dụng; đào tạo, bồi dưỡng; thu hút đối với nhân lực KH&CN của địa phương.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Tạ Duy Hiển năm
2011 về “Chính sách thu hút và sử dụng cán bộ khoa học trẻ tại các Viện nghiên
7


cứu thuộc Viện KHXH&NV Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Viện Xã hội học)” đã
đề xuất 03 nhóm giải pháp gồm: đổi mới chính sách nhằm thu hút cán bộ khoa học
trẻ; đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ khoa học trẻ;
thực hiện sự phối kết hợp giữa thu hút và sử dụng cán bộ khoa học trẻ.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Nguyễn Chí Thắng
năm 2013 về “Giải pháp tăng cường thu hút nhân lực KH&CN nhằm phục vụ CNH,
HĐH tỉnh Quảng Bình theo định hướng nhu cầu” đã đề xuất 07 nhóm giải pháp
gồm: Xác định cung - cầu nhân lực; thay đổi triết lý của chính sách thu hút; tăng
cường các nguồn lực và phần thưởng nhằm thu hút nhân lực KH&CN; tạo điều kiện

để nguồn lao động có trình độ cao được thực hiện đa vị thế, đa vai trò; đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới công tác quản lý
nhân lực KH&CN; chính sách lương theo thỏa thuận.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của Nguyễn Thị Ngọc
Anh năm 2014 về “Đổi mới chính sách nhân lực KH&CN của Việt Nam theo định
hướng dự án” đã nghiên cứu các yếu tố trong chính sách nhân lực KH&CN định
hướng theo dự án (triết lý, mục tiêu, các nguyên tắc thực hiện); đồng thời đề xuất
các 04 nội dung chính sách bao gồm: đổi mới chính sách tuyển dụng nhân lực
KH&CN theo dự án, chủ dự án sắp sếp nhân lực KH&CN theo đúng vị trí cần, đào
tạo nhân lực KH&CN thông qua dự án, sử dụng cùng một nhân lực cho nhiều dự án.
Ngoài ra, còn có tác giả Nguyễn Thị Anh Thu với bài viết “Kinh nghiệm về
thu hút cán bộ nghiên cứu có trình độ cao” đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học
số 9-2004, tác giả Phạm Huy Tiến “Nhân tài và trọng dụng nhân tài” đăng trên Tạp
chí Hoạt động Khoa học số 5-2004, tác giả Trần Minh “Thu hút và trọng dụng nhân
tài: xưa và nay” đăng trên website của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh
Bắc Ninh ngày 08/12/2012.
Các nghiên cứu của các tác giả trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề cụ thể
của một số quốc gia (ba gồm Việt Nam), từng cơ quan, địa phương và theo các cách
giải quyết khác nhau, cũng đã đưa ra một số giải pháp về thu hút nhân lực KH&CN
theo dự án, theo định hướng nhu cầu cho từng trường hợp cụ thể hoặc đã nhận diện
vấn đề chính sách nhân lực KH&CN Việt Nam trên tầm vĩ mô về mặt triết lý.
Nhìn chung, các nghiên cứu này đều mang những ý nghĩa, giá trị về mặt lý
luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu của tác giả có nét khác so với các
8


nghiên cứu trên, đó là nghiên cứu Thực hiện chính sách thu hút nhân lực KH&CN
trên cơ sở thúc đẩy việc hình thành các dự án theo định hướng nhu cầu phát triển
KT-XH của thành phố Hải Phòng với các chính sách mở để thu hút nhân lực
KH&CN nhằm thực hiện tốt các mục tiêu dự án. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề

nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện cho trường hợp của thành phố Hải Phòng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận văn: Đề xuất giải pháp thu hút nhân lực
KH&CN theo mục tiêu dự án của thành phố Hải Phòng.
Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo mục tiêu
dự án.
- Phân tích thực trạng về chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án
của thành phố Hải Phòng.
- Phát hiện vấn đề và nguyên nhân tồn tại của chính sách thu hút nhân lực
KH&CN theo dự án của thành phố Hải Phòng
- Đề xuất những giải pháp thu hút nhân lực KH&CN theo mục tiêu dự án của
thành phố Hải Phòng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: địa bàn thành phố Hải Phòng
- Phạm vi về thời gian: Đề tài luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng chính
sách thu hút nhân lực KH&CN của thành phố Hải Phòng trong 05 năm gần đây.
- Phạm vi về nội dung:
Về thực trạng nhân lực KH&CN: Giới hạn thực trạng nhân lực KH&CN làm
việc tại các tổ chức KH&CN địa bàn thành phố Hải Phòng, bao gồm những người
trực tiếp tham gia vào hoạt động NC&PT hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động NC&PT
có trình độ từ cao đẳng trở lên trên.
Về thực trạng thu hút nhân lực KH&CN: Giới hạn trong phạm vi thu hút
thông qua các dự án KH&CN do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt
theo Kế hoạch KH&CN hàng năm hoặc đột xuất; các dự án KH&CN Trung ương
thuộc Chương trình nông thôn miền núi và các dự án KH&CN hợp tác quốc tế theo
Nghị định thư.

9



Giới hạn ở mức độ đề xuất giải pháp thu hút nhân lực KH&CN theo mục tiêu
dự án KH&CN của thành phố Hải Phòng.
5. Mẫu khảo sát
Dung lượng mẫu khảo sát lựa chọn 100 người dành cho các đối tượng là
nhân lực KH&CN làm việc tại các tổ chức KH&CN địa bàn thành phố Hải Phòng.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (chọn mẫu ngẫu nhiên) với dung lượng
mẫu được xác định trên cơ sở lựa chọn trong số những người có tham gia các đề tài,
dự án KH&CN trong 5 năm gần nhất.
6. Câu hỏi nghiên cứu
+ Chính sách thu hút nhân lực KH&CN của thành phố Hải Phòng hiện nay
đang có những vấn đề hiện hữu nào?
+ Thực trạng về chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án của thành
phố Hải Phòng như thế nào?
+ Bằng cách nào để thu hút nhân lực KH&CN theo mục tiêu dự án cho thành
phố Hải Phòng?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Thúc đẩy việc hình thành các dự án theo định hướng nhu cầu phát triển KTXH thành phố Hải Phòng với các chính sách mở để thu hút nhân lực KH&CN nhằm
thực hiện tốt các mục tiêu của dự án.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phân tích tài liệu
Nghiên cứu tài liệu để kế thừa lý luận có liên quan chính sách hút nhân lực
KH&CN theo mục tiêu dự án.
Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về thực trạng chính sách thu hút
nhân lực KH&CN theo dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Phân tích SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của chính sách thu hút nhân
lực KH&CN theo mục tiêu dự án

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

10


Điều tra thực tế về Thực trạng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án tại thành
phố Hải Phòng bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm
rõ những thông tin cơ bản sau:
+ Số lượng trung bình các đề tài, dự án KH&CN cá nhân tham gia từ năm
2010-2014.
+ Ý kiến đánh giá của cá nhân về việc tham gia các đề tài, dự án KH&CN tại
đơn vị hiện nay.
+ Ý kiến về việc thu hút nhân lực KH&CN theo mục tiêu dự án thay vì theo
tuyển dụng biên chế như hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2014), Đổi mới chính sách nhân lực KH&CN của Việt
Nam theo định hướng dự án, luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc
gia Hà Nội

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị đinhh số
115/2005-NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN công lập

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số
08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
KH&CN


4. Lý Văn Dưỡng (2011), Thực hiện chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự
án (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Phước), luận văn thạc sỹ, Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập I Lý luận và
phương pháp luận khoa học, Nxb Thế giới

6. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập II Nghiên cứu
chính sách và chiến lược, Nxb Thế giới

7. Tạ Ngọc Hải, Chính sách công- Tiếp cận từ khoa học tổ chức nhà nước,
ngày cập nhật 25.9.2015

8. Đỗ Quốc Hòa (2010), Thu hút nhân lực KH&CN của viện Khoa học Bảo hiểm
xã hội thông qua mô hình cấu trúc dự án, luận văn thạc sỹ, Đại học KHXH&NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Lê Chi Mai, Chính sách công, , ngày cập
nhật 23.3.2010
11


10. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực KH&CN ở Hải Phòng
phục vụ CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh

11. Phòng Quản lý nguồn lực, Sở KH&CN Hải Phòng (2014), Báo cáo thực trạng
tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố Hải Phòng

12. Phòng Quản lý nguồn lực, Sở KH&CN Hải Phòng (2014), Báo cáo thực trạng

nhân lực KH&CN trên địa bàn thành phố Hải Phòng

13. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật KH&CN 2013
14. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam

15. Sở KH&CN Hải Phòng (2013), Đề án phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH và hội nhập Quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn
2030

16. Tạ Hữu Thanh (2015), Đề án chính sách phát triển nhân lực KH&CN thành
phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030, Sở KH&CN Hải Phòng

17. Nguyễn Thị Anh Thu (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN
trong cơ quan NC&PT, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

18. Nguyễn Thị Anh Thu (2006), Giáo trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực
KH&CN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

19. Nguyễn Chí Thắng (2013) Giải pháp tăng cường thu hút nhân lực KH&CN
nhằm phục vụ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Quảng Bình theo định hướng nhu
cầu, luận văn thạc sỹ, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

20. Đào Thanh Trường (2004), Di động xã hội của cán bộ khoa học Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Đại
học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

21. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2010), Chiến lược phát triển KH&CN
thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030


22. Đoàn Đức Vinh (2008), Đổi mới chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự
án, luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tiếng Anh
23. ADB-Asean Development Bank (1990, 1991), Human Resource policy and
economic development

24. Willian R Duncan (1996), A guide to the Project Management Body or
Knowledge, Project Management Institute, 130 South State Road, Upper Darby, PA
19082 USA
12


25. OECD (2002), Proposed Standard practice for surveys on research and
experimental development. Fracasti Manual, Paris

26. UNESCO (1984), Manual for Statistics on Scientific and Technological
Activities, UNESCO Division of Statistics on Science and Technology, Office of
Statistics ST-84/WS/12, Paris

27. World Bank (1993), The east Asian Miracle: economic growth and Public
policy.

13



×