Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.49 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THU HÀ

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ
Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN
GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THU HÀ

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ
Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN
GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
MÃ SỐ: 60.31.02.04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TỐNG ĐỨC THẢO

HÀ NỘI - 2015



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 6
5.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7
6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 7
7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 7
7.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 7
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 7
8. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7
Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và vai trò của nền giáo dục mới
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Mục tiêu của giáo dục ................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Vai trò của giáo dục ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất của nền giáo dục mới .......... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Xây dựng nền giáo dục mang tính nhân dânError! Bookmark not
defined.
1.2.2. Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộcError! Bookmark not
defined.



1.2.3. Xây dựng nền giáo dục mang tính khoa họcError! Bookmark not
defined.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung, phương pháp giáo dục và phát
triển đội ngũ giáo viên................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Nội dung giáo dục toàn diện ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Phương pháp giáo dục toàn diện .. Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên .......... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết Chương 1 ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐỐI
VỚI ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN
NAY .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguyên nhân đổi mới .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nội dung đổi mới giáo dục ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Ý nghĩa lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.1.. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là cơ sở lý luận quan trọng để
đổi mới giáo dục thành công................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tạo cơ sở xây dựng triết lý giáo
dục Hồ Chí Minh nói riêng và triết lý giáo dục Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh nói chung ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nayError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã chỉ đạo nhân dân ta xây
dựng thành công nền giáo dục mới ......... Error! Bookmark not defined.



2.3.2. Nâng cao nhận thức về mục tiêu và vai trò của giáo dục đối với sự
phát triển đất nước theo hướng bền vữngError!

Bookmark

not

defined.
2.3.3. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục nhằm phát
triển toàn diện con người ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
nhằm đáp ứng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục........ Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết Chương 2 ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những đánh giá cả tổ chức UNESCO khi tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, có một khía cạnh rất đáng quan tâm đó là sự đóng
góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Hồ Chí Minh là số ít trong các lãnh tụ trên
thế giới quan tâm đến giáo dục từ khi bắt đầu bước chân vào con đường hoạt động
cách mạng, thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt đến tận cuối đời. Di sản Hồ
Chí Minh về giáo dục, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và bước
đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến thắng lợi, và đang tiếp tục soi sáng
sự nghiệp đổi mới giáo dục của chúng ta ngày nay.
Trong những năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về giáo dục,
phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế xã hội của Đảng. Đại hội lần thứ
VII của Đảng khẳng định: “Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà

nước và năng lực lãnh đạo của Đảng” [12, tr.187]. Sau đó Đảng ta đã xây dựng sứ
mạng của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Về
đầu tư, Đảng coi “đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển,


tạo động lực và đòn bẩy thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế - xã hội” [13, tr.380]. Nhưng
nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ
trong hành động. Vì vậy giáo dục chưa thực sự có chuyển biến: chất lượng giáo dục
kém, công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách cho giáo dục
còn chậm đổi mới... Tình trạng yếu kém, lạc hậu về giáo dục đang là nỗi bức xúc
của xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển
kinh tế nói chung do chưa đáp ứng được yêu cầu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt đặt giáo dục
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy
biến động, nhiều cơ hội và thách thức, dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những
yêu cầu gay gắt về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh... Vì
vậy sứ mạng và mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong 10, 15 năm tới là gì? Tất
nhiên phải tiếp thu, kế thừa những giá trị đã có nhưng vẫn rất cần nghiên cứu, bổ
sung để có một xác định cụ thể, đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới.
Xuất phát từ tình hình trên, ngày 04 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết số 29NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế được ban hành. Nghị quyết đã nêu ra thành tựu cũng như hạn chế và nguyên
nhân của việc thực hiện nghị quyết Trung ương II khóa VIII và các chủ trương của
Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đưa ra quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo
đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động

quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng,
xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Với mục
tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo

2


dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn
với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn
hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và
đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục không thể thành công nếu
thiếu nghiên cứu thấu đáo và có hệ thống cả về cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực
tiễn, thiếu sự chỉ đạo nhất quán. Cơ sở lý luận đúng đắn sẽ định hướng cho hoạt
động giáo dục tránh khỏi tình trạng mò mẫm, tự phát. Cơ sở lý luận càng đúng đắn,
phù hợp thì càng có ý nghĩa to lớn làm cơ sở khoa học để xác định đường lối, chiến
lược giáo dục cũng như các nội dung cụ thể, càng định hướng cho hoạt động giáo
dục một cách đúng đắn và hiệu quả. Theo tôi, Nghị quyết số 29-NQ/TW cơ bản là
sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong tình hình mới. Bởi
vậy, trong lúc Đảng, Nhà nước ta, nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, thì việc trở lại với
những luận điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là việc làm không
chỉ có ý nghĩa trong việc hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” mà còn có ý nghĩa tạo cơ sở lý luận cho công cuộc đổi mới
giáo dục Việt Nam hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí

Minh về giáo dục nói riêng luôn là cơ sở lý luận vững chắc để Đảng, Nhà nước ta,
nhân dân ta tiến hành hiện thực hóa những mục tiêu cách mạng nước nhà. Đổi mới
toàn diện, căn bản giáo dục nước ta hiện nay, việc bám sát, vận dụng sáng tạo
những tư tưởng cốt lõi về giáo dục của Người là một nguyên tắc. Với những lý do
trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa

3


trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay” làm luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để thấy được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong công
cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam thì trước hết ta cần tìm hiểu
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh,
có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi
vậy, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể phân loại như sau:
- Các công trình nghiên cứu toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Người khởi đầu cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục phải
kể đến GS. Nguyễn Lân với cuốn sách “Hồ Chủ tịch - Nhà giáo dục vĩ đại”. Tác
phẩm nghiên cứu những luận điểm lớn, ý kiến lớn của Hồ Chí Minh về giáo dục
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sau này có một số cuốn sách như: “Hồ Chí Minh với ngành giáo dục” của
Nguyễn Vũ (tuyển chọn), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của Lê Văn Yên
(chủ biên), “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục trong nhà trường” của Nhà xuất
bản Lao động… Các cuốn sách này trích dẫn các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh
về giáo dục và tập hợp các bài nghiên cứu khá sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục: nguồn gốc hình thành, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục thanh niên, bồi dưỡng chăm lo thế hệ

cách mạng cho đời sau.
Gần đây có một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
và sự vận dụng vào phát triển giáo dục - đào tạo như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”
của TS. Nguyễn Văn Chung. Cuốn sách phân tích toàn diện về tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục với cách tiếp cận khá mới mẻ. Tác giả trình bày từ nguồn gốc,
quá trình hình thành và phát triển, nội dung cơ bản và sự vận dụng, phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong tình hình mới. Còn có cuốn “Tư tưởng Hồ

4


Chí Minh vể giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay” của TS. Hoàng
Anh (chủ biên). Nội dung cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người cũng như đất nước. Cuốn sách phân tích tương đối
toàn diện, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm
quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất
lượng đào tạo đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào
tạo đại học hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học
hiện nay.
- Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Bên cạnh những công trình nghiên cứu toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục thì còn có những cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu chuyên sâu về một
vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục như: Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” của TS. Ngô
Văn Hà đã trình bày vai trò của người thầy giáo với giáo dục, yêu cầu về phẩm chất

đạo đức và năng lực đối giáo viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó có
những vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ giảng biên đại học hiện nay.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” của TS. Đoàn
Nam Đàn trình bày những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục thanh niên, việc vận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của
Người trong điều kiện hiện nay và những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát
huy năng lực của thanh niên phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Ngoài ra còn có Báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở triết học của tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục” của GS.VS. Phạm Minh Hạc. Báo cáo đã trình bày sâu sắc
nội dung và cơ sở triết học của hai vấn đề mang tính cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí

5


Minh về giáo dục là: học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và luận điểm “ai
cũng được học hành”.
Gần đây, khi giáo dục Việt Nam đứng trước nhiều thách thức mới, khái niệm
“triết lý giáo dục” được đưa ra nghiên cứu, đánh giá, tranh luận rất nhiều. Và một
lần nữa, chúng ta lại quay trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có “triết lý
giáo dục Hồ Chí Minh”. Đây là một vấn đề mới nên chỉ có một số bài viết đi vào
tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh như: “Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh” của
Phạm Minh Hạc trong cuốn “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam”, “Đôi nét về
triết lý giáo dục của Bác” của Nguyễn Thị Hài (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam),
“Mấy nét về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS. Phạm Xuân
Nam, “Từ một số ý kiến của Hồ Chí Minh về giáo dục, từ triết lý giáo dục của thời
đại, suy nghĩ về giáo dục Việt Nam hiện nay” của PGS. Lê Khánh Bằng, “Triết lý
giáo dục Hồ Chí Minh” của GS. Song Thành. Các bài viết này nhìn chung đã bước
đầu nghiên cứu mang tính chất khái lược, định hướng và đề xuất nghiên cứu về nội
dung của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh.

Như vậy cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về toàn diện cũng
như chuyên khảo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tuy nhiên theo tinh
thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 thì chưa có công trình
nào nghiên cứu về vấn đề giá trị cốt lõi, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục để công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có thể vận dụng và phát triển.
Bản luận văn này hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo cơ sở lý luận định
hướng xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những giá trị cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và ý
nghĩa trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

6


- Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của những nội dung cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lý luận về những nội dung cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó rút ra ý nghĩa trong công cuộc đổi mới giáo
dục hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước ta về giáo dục.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - logic,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh… để hoàn thành mục tiêu và
nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Những đóng góp của đề tài
- Khẳng định lại những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục.
- Góp phần hình thành nên hệ thống những luận điểm của triết lý giáo dục
Hồ Chí Minh.
- Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa
trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.

7


- Góp phần tạo cơ sở lý luận để xây dựng triết lý giáo dục cho Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề lý luận liên quan thuộc chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương và 6 tiết:


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo
đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Ban tuyên giáo trung ương (2011), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban tuyên giáo Trung ương - Tổng cục dạy nghề - Viện nghiên cứu phát triển
phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương
lai vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
6. Lê Khánh Bằng (chủ biên) (1980), Hồ chủ tịch với việc giáo dục con người mới
Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Chung (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
8. Vũ Đình Cự (chủ biên) (1990), Giáo dục Việt Nam hướng tới thế kỷ XXI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng bộ Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Kỷ yếu Hội thi thuyết trình tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức công vụ, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.


9


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
14. Phạm Thị Hoàng Điệp (2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc
những năm 1954-1969, Luận văn thạc sỹ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.
15. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Gia Đức, Phạm Quang Định, Đặng Văn Lâm (2003), Giáo dục, rèn luyện
thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. Quân đội, Hà Nội.
18. Vũ Văn Gầu (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội
ngũ giảng viên đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Phạm Minh Hạc - Trần Kiều - Đặng Bá Lãm - Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên)
(2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Minh Hạc - Phan Văn Kha (chủ biên) (2013), Bàn về triết lý giáo dục Việt
Nam, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
23. Phạm Minh Hạc (1990), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc (2013), Triết lý giáo dục Thế giới và Việt Nam, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

10


26. Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm) (2003), Báo cáo tổng hợp đề tài: “Cơ sở triết học
của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
27. Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb.
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
28. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chình trị quốc gia, Hà Nội.
29. Bùi Minh Hiền (2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
30. Vũ Đình Hòe (1946), Một nền giáo dục bình dân, Nxb. Đại La, Hà Nội.
31. Lương Vị Hùng – Khổng Khang Hoa (2008), Triết học giáo dục hiện đại, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Phan Văn Kha (2006), Phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Giáo dục, số 14, Hà Nội.
33. Đặng Bá Lãm, Nguyễn Quang Thái, Phạm Tất Dong (1998), Những vấn đề về
chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
34. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI:
chiến lược phát triển, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Lân (1990), Hồ Chủ tịch - nhà giáo dục vĩ đại, Nxb. Khoa học và xã
hội Hà Nội.
36. Phan Ngọc Liên (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà
Nội.
37. PGS. Hoàng Linh (2009), Có một giáo dục học Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo
liên khoa, Học viện Chính trị, Hà Nội.

38. Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong
kinh tế thị trường, Nxb. Lao động, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11


41. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (1990): Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
55. Đỗ Mười (1996), Phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
56. Phạm Nguyên Phương (2007), Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến
kiến quốc 1945-1954, Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.
57. Nguyễn Anh Quốc (2004), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Luận
án tiến sỹ triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.
58. Viên Chấn Quốc (2001), Luận về cải cách giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

59. Lê Văn Tích, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Thuần (2008), Hồ Chí Minh về
giáo dục và đào tạo, Nxb. Lao động, Hà Nội.
60. Vương Kiêm Toàn (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp chống nạn thất
học và nâng cao dân trí, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
61. Trần Quốc Toản (chủ biên) (2012): Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


62. Hoàng Tụy (2005), Cải cách và chấn hưng giáo dục, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ
Chí Minh.
63. Thái Duy Tuyên (chủ biên) (2003), Cơ sở triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, B2001-49-16
64. Thái Duy Tuyên (2010), Triết học giáo dục và vấn đề chấn hưng giáo dục trong
chủ thuyết phát triển của Việt Nam, Bài giảng tại lớp đào tạo cán bộ khoa học trẻ
của Hội đồng lý luận Trung ương, Hà Nội.
65. Thái Duy Tuyên (T3/2003), Tìm hiểu triết học giáo dục Việt Nam, Tạp chí giáo
dục, số 54, Hà Nội.
66. Hoàng Thị Tuyết Thanh (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận
dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sỹ triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
67. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
68. Nguyễn Vũ (tuyển chọn) (2009), Hồ Chí Minh với ngành giáo dục, Nxb. Thanh
niên, Hà Nội.
69. Nghiêm Đình Vỳ (2008), Hồ Chí Minh về giáo dục - toàn thư, Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
70. Nguyễn Như Ý - Nguyễn Thị Tình (chủ biên) (2006), Bác Hồ với giáo dục,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

71. Lê Văn Yên (chủ biên) (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Lao
động, Hà Nội.

13



×