Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

4 câu hỏi triết còn lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.11 KB, 9 trang )

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Khái niệm vật chất và ý thức:
a) Quan điểm triết học Mác- Lenin về vật chất:
Sự phát triển vượt bật của khoa học là tiền đề để đi đến quan điểm đúng đắn về vật
chất. “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ
bản sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc

vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận
thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp

tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.

Với những nội dung cơ bản như trên định nghĩa vật chất của V. I. Lênin có
nhiều ý nghĩa to lớn.
Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I.Lênin đã thừa nhận
rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan
của cảm giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng
những phương thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con
người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của
V.I.Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể
biết, đã khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy
vật trước Mác về vật chất. Đồng thời, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin còn có
ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng


hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.
- Khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất

của V.I.Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. Từ
đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân
cuối cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của
phương thức sản xuất; trên cơ sở ấy, người ta có thể tìm ra các phương án tối
ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển
b) Quan điểm triết học Mác- Lenin về ý thức:


Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giưới khách quan. Hay ý thức là hình ảnh của
thế giới khác quan được não người nhận thức và cải tiến.
Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý
học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức không phải có
nguồn gốc siêu tự nhiên, không phải ý thức sản sinh ra vật chất như các nhà
thần học và duy tâm khách quan đã khẳng định mà ý thức là một thuộc tính của
vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của
một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan
vật chất của ý thức. ý thức là chức năng của bộ óc con người. ý thức phụ thuộc
vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động của ý
thức sẽ không bình thường. Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động
của bộ óc. ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
óc người.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức, nội dung của ý thức là sự phản
ánh đối với vật chất
- vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức, sự biến đổi của ý
thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất

- Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức.
- Vật chất là nhân đó quyết định phát huy tính năng động sáng tạo của ý
thức trong hoạt động thực tiễn.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất.
- Tác dụng phản ánh thế giới khách quan
- Tác dụng cải biến sáng tạo thế giới khách quan
- Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động, sáng tạo của ý thức.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức, tất yếu đòi hỏi nhận thức của
con người phải tôn trọng hiện thực khách quan. Tránh nôn nóng, chủ quan dẫn
đến sai lầm, thất bại trong thực tiễn.
- Từ nguyên lý ý thức tác động trở lại vật chất, đòi hỏi nhận thức con
người phải phát huy tính năng động, sáng tạo của mình để nhận thức và cải tạo


thế giới, chống tư tưởng thụ động, trông chờ, chấp nhận.
VD: Ở xã hội Việt nam xưa, thời nền kinh tế bao cấp. Người làm hay
không làm đều được hưởng như nhau, thế là nhiều anh nông dân có ý thức ỷ lại
đi làm thì trễ, không tập trung làm việc, làm một tí thì nghỉ giải lao, nói chuyện
phiến, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luô, không thèm cuốc cày
nữa vì cuốc hay không vẫn được hưởng phần lương giống nhau, dẫn đến công
việc bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao. ta
thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra được sự cạnh tranh trong lực lượng
sản xuất và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Vậy bạn dễ thấy giữa vật
chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Ý thức tác
động đối với vật chất qua các hoạt động thực tiễn.

Quy luật chuyển hóa từ những sự tháy đổi về lượng dẫn đến sự tháy
đổi về chất và ngược lại.
Một số khái niệm:

- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khác quan vốn có
của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó
chứ không pphair cái khác.( phân biệt sự vật này với sự cật khác).
Vd: Cái nhà, cái cặp, cái bút,...
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và pphats triển
cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng chưa làm cho sự vật của nó, chưa
làm nó khác với cái khác.
Vd: Nước là vật chất, nước bằng hai Hidro cộng với một Oxi....
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trongg đó sự thay
đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ttaij đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi chất của sự vật
-Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển óa về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.
Căn cứ vào cách thực hiện và nhịp điệu bước nhảy người ta phân làm hai
loại bước nhảy: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác


động ấy thể hiện chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đỏi về chất mà
những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến thay đổi về lượng.
Mối quan hệ giữa chất và lượng
- Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần
của lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật thoong qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi
về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác độg trở lại sự thay
đổi của lượng mới..

Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:
- Vị trí: Quy luật lượng và chất nói lên cách thức của sự vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng.
- Ý nghĩa:
+ Phải biết kiên trì, bền bỉ từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi
về chất.
+ Chống tư tưởng trông chờ, ỉ lại, hoặc nôn nóng đốt cháy giai đoạn
+ Khi đã tích lũy ddeuur về lượng phải có quyết tâm thực hiện bước
nhảy để tạo nên sự thay đổi về chất.
VD: Một xây một căn nhà thật vững chắc thì đòi hỏi phải chuẩn bị những
nguyên liệu như : xi măng, gạch đá, sát thép,... đều là những nguyên liện đủ, tốt
và đảm bảo. Không nên vì muốn giảm chi phí mà cắt xen nguyên liệu dẫn đến
chất lượng căn nhà đi xuống.
hay: Để tốt nghiệp đại học, chúng ta cần chuẩn bị đủ lượng kiến thức thông qua
các tín chỉ học phần của các môn học. các kỳ thi có thể coi thời gian học là độ, các
kì thi là các điểm nút và kết quả học tập chính là các bước nhảy, bởi bước nhảy
chính là kết thúc của mỗi giai đoạn tích lũy kiến thức của chúng ta trong quát
trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện. Do đó, trong hoạt động tri thức , sinh viên
phải biết từng bước tích lũy về lượng( tri thức) để làm biến đổi chất( kết quả học
tập) theo quy luật.

Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả


Theo chủ nghĩa Mác-lênin, Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong
mối liên hệ phổ biến có mối quan hệ biện chứng.
- Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc các sự
vật với nhau gấy ra một sự biến đổi nhất định
- Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Mối quan hệ biến chứng nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân hầu hết luôn được sinh ra trước kết quả. Tuy nhiên, chỉ có mối quan
hệ tất yếu về mặt thời gian mới là quan hệ nhân quả. Có thể, một nguyên nhân có
thể sinh ra nhiều kết quả, không nhất thiết một nguyên nhân một kết quả. Nếu
nguyên nhân tác động tích cực thì hình thành kết quả được tích cực. Và ngược lại,
nếu nguyên nhân có tính tuieeu cực kêt quả có chiều hướng tiêu cực.
Tuy nhiên, Vị trí mối quan hệ có tính tương đối. Cho nên, trong mối quan hệ này
thì nó đóng vai trò nguyên nhân, trong mối quan hệ khác nó có thể đóng vai trò
kết quả. Trong sự vận động của thế giới vật chất không có nguyên nhân đầu tiên và
kết quả cuối cùng. Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết
quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng
vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu
trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì
những khái niệm ấy lại gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về
sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả
luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì
ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại.
Engels nhận xét rằng:
“ Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết
quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi
chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với
toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về
sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay
đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết
thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở
trong một quan hệ xác định cụ thể”
Phép biện chứng duy vật của triết học khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính
khách quan và tính phổ biến và tính tất yếu



Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật,
không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết,
thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi






nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và
những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo
ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình.
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.
Tính tất yếu: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh
càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy
nhiêu.

VD:
Vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có đưa tin về vụ việc các
chết hàng loạt trên bờ biển trên dọc 4 tỉnh miền trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế. Nguyên nhân được các cơ quan chức năng điều tra
do nguồn nước thải từ nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh. Kết quả vùng biển
các tỉnh miền trung bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm chết nhiều hải sản, ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống ngư dân. Hơn thế, gây ra tác động xấu đến phát triển các
ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu và du lịch.....

Vai trò sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại
và phát triển của xã hội

1. Khái niệm về sản xuất vật chất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người,
bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất là cơ sở cho sự tồn tại
và phát triển của xã hội.
Theo Ph. anggen: “ Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội lời
vật là ở chỗ, loài vật máy mắn lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất”
( C. Mác và Ph. Anggen: Toàn tậ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t34,
tr241).
Sản xuất vật chất là mọt loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các
đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã
hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động là một loại hoạt
động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Bất cứ quá trình sản xuấ nào cũng gồm ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động.


- Sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận
dụng, sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. là tiền đề để có quá trình lao động
nhưng nếu không có quá trình lao động thì sức lao động chỉ tồn tại ở dạng tiềm
thức.
- Đối tượng lao động: là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động
vào chúng trong quá trình lao động.
- Tư liệu lao động: là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng trong quát
trình lao động để tác động vào đối tượng lao động
2. Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá
trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Mối xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó
với những đặc điểm riêng. Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ

bản của nó là kỹ thuật và kinh tế.
Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tiến
hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để biến đổi các đối tượng lao động.
Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được tiến
hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào. Trong các xã hội nông nghiệp
truyền thống, phương thức kỹ thuật chủ yếu của quá trình sản xuất là các công cụ
kỹ thuật thủ công với quy mô nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại,
trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất được tiến hành với phương thức kỹ
thuật công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với quy mô ngày càng mở rộng.
b. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội
Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội,
là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con
người; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Mọi thành viên trong xã hội đều tiêu dùng (ăn, uống, ở, mặc v.v). Những thứ có
sẵn trong tự nhiên không thể thoả mãn mọi nhu cầu của con người, nên nó phải sản
xuất ra của cải vật chất. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cơ bản; là một
hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn
phải tiến hành. Cùng với việc cải biến giới tự nhiên, con người cũng cải biến chính
bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con người với nhau và chính
việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn.
Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất.
Lịch sử xã hội loài người, do vậy và trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật
chất.


Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác. Xã hội
loài người là một tổ chức vật chất và giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có những
kiểu quan hệ nhất định. Các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo
đức, nghệ thuật, khoa học v.v (cái thứ hai) đều được hình thành và phát triển trên

cơ sở sản xuất vật chất (cái thứ nhất) nhất định. Trong quá trình đó, con người
đồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của mình. d)
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất không ngừng
được các thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản xuất
thay đổi, quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi; và do vậy,
mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo sự tiến bộ của phương thức
sản xuất.
sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của
phương thức sản xuất. Một cách tất yếu là quan hệ sản xuất cũ bị xóa bỏ, quan hệ
sản xuất mới hình thành phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
đã phát triển, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.Quan hệ sản
xuất cũ bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới hình thành, cũng đồng thời sự diệt vong
của phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và
quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đồng
thời là tiền đề của các cuộc cách mạng xã hội.Sự tác động của quy luật nói trên
trong lịch sử đã làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình
thái kinh tế-xã hội cao hơn một cách biện chứng.- Sự tác động trở lại của quan hệ
sản xuất đối với lực lượng sản xuất:Trong cấu trúc của phương thức sản xuất thì
quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất luôn luôn phải dựa vào
để phát triển. Tất nhiên quan hệ sản xuất thường xuyên tác động trở lại với lực
lượng sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Theo tính tất yếu khách quan, quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ bị thay thế bằng một
quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất.Quan hệ sản xuất có thể tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, bởi vì
quan hệ sản xuất quy định tính mục đích của quá trình sản xuất vật chất, quy định
hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân
phối của cải mà người lao động trực tiếp được hưởng. Tất cả những yếu tố nói trên
lại ảnh hưởng và quy định thái độ của quần chúng lao động - lực lượng sản xuất

chủ yếu của xã hội.Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất theo chiều
hướng tích cực, khi quan hệ sản xuất là một hệ thống hoàn chỉnh gồm cả ba mối
quan hệ: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức và quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm,
đều phù hợp với tính chất (trình độ) của lực lượng sản xuất.Sự tác động của quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vào
lịch sử đã đưa xã hội loài người phát triển qua các phương thức sản xuất: công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
trong tương lai.
VD: Ở Việt nam, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân


loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy,
qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã
hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật cơ bản nhất. Lịch sử xã hội loài người nói chung phát triển tuần tự từ thấp
lên cao, nhưng thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng nhiều nước đã bỏ qua một số
phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất cao hơn.Mười năm sau
ngày đất nước thống nhất, do chủ quan duy ý chí, làm trái quy luật này mà Việt
Nam đã lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, khủng hoảng nghiêm trọng và
khủng hoảng sâu sắc.
Nhận thức được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Trên cơ sở đó trong nhận thức là cơ sở giúp cho chúng ta nhận thức được rằng,
mọi hoạt động thực tiễn và nhận thức phải dựa trên nền tảng sản xuất vật chất.
Sự biến đổi của phương thức sản xuất quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội
do đó để thúc đẩy xã hội phát triển cần phải thúc đẩy sự phát triển của phương thức
sản xuất. Quá trình vận động, phát triển, thay thế của phương thức sản xuất trong
lịch sử là quá trình phong phú, đa dạng do đó các dân tộc phải tùy thuộc vào điều
kiện lịch sử cụ thể để lựa chọn con đường phát triển riêng của mình, phù hợp với

quy luật vận động khách quan của lịch sử.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×