Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Kiến thức thái độ thực hành về bệnh đột quỵ não của người dân hai xã thuộc huyện phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.96 KB, 64 trang )

MỤC LỤC


2
2
DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1: Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu……………………...
Bảng 2: Tỷ lệ đối tượng có tiền sử mắc bệnh đột quỵ não……………..

26
27
28

Bảng 3: Tỷ lệ phơi nhiễm với một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não...

28

Bảng 4: Xếp loại kinh tế của hộ gia đình………………………………..

29

Bảng 5: Tỷ lệ đối tượng đã được nghe nói đến đột quỵ não…………….

34
36


Bảng 6: Kiến thức về khả năng dự phòng đột quỵ não…………………

38

Bảng 7: Bảng điểm kiến thức chung của đối tượng về bệnh đột quỵ não.

39

Bảng 8: Mức độ kiến thức của đối tượng…………………………………
Bảng 9: Thực hành tìm hiểu thông tin về bệnh tật của đối tượng………
Bảng 10: Một số thói quen có thể dự phòng đột quỵ não của đối tượng
được phỏng vấn…………………………………………………………..

40
41
42
43
44

Bảng 11: Mối liên quan giữa giới, nhóm tuổi và kiến thức….………….
Bảng 12: Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức………………..
Bảng 13: Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức…………………….
Bảng 14: Liên quan giữa kinh tế và kiến thức…………………………..

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang



3
3
Biểu đồ 1: Kiến thức của đối tượng về dấu hiệu của đột quỵ não………….

30

Biểu đồ 2: Kiến thức của đối tượng về hậu quả của đột quỵ não…………..

31

Biểu đồ 3: Kiến thức của đối tượng về bệnh có nguy cơ gây đột quỵ não….

32

Biểu đồ 4: Kiến thức của đối tượng về thói quen là nguy cơ gây đột quỵ não.. 33
Biểu đồ 5: Kiến thức của đối tượng về biện pháp dự phòng đột quỵ não….

35


4
4


5
5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau
bệnh tim mạch và ung thư. Tai biến mạch máu não không những có tỷ lệ mắc

bệnh cao mà còn là nguyên nhân hàng đầu để lại hậu quả tàn tật cho người
bệnh [32], [35]
Hàng năm tại Hoa Kỳ có 700.000 người bị đột quỵ não [37], cứ 53 giây
có một người bị đột quỵ não, ở Anh có trên 47.000 người ở độ tuổi lao động
(dưới 65 tuổi) bị đột quỵ não mỗi năm, làm mất đi 8 triệu ngày công lao động.
Về dịch tễ học, tỷ lệ mắc đột quỵ não trên toàn thế giới là 7,1 triệu người
trong năm 2000 và đang có xu hướng gia tăng. [41], [40]
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ngày càng gia tăng. Ở Ba Vì,
Hà Tây, tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não là 73/100.000 dân. Khoảng
60% người bị tai biến mạch máu não ở tuổi < 60 tuổi, trong số này có 80% tử
vong trong 24 giờ [4]. Tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não hàng năm dao
động từ 61,6/100.000 dân (Huế) đến 94,5/100.000 dân (Hà Nội) [19]
Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận “Đột quỵ não có khả năng dự phòng
hiệu quả” [16]. Trên thế giới, nhiều quốc gia đặc biệt nhấn mạnh việc nâng
cao kiến thức về ĐQN cho cộng đồng từ đó dần dần thay đổi được hành vi để
phòng chống ĐQN: tỷ lệ tử vong do ĐQN mỗi năm ở Nhật hạ xuống 7%, Hoa
Kỳ hạ 5% [27].
Những năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hiểu biết
của người dân về bệnh ĐQN: Vũ Anh Nhị và cộng sự [29] nghiên cứu sự hiểu
biết về đột quỵ não trên thân nhân và bệnh nhân đột quỵ não tại khoa thần
kinh bệnh viện Chợ Rẫy năm 2003. Nguyễn Văn Triệu và cộng sự [21] đánh
giá tình trạng hiểu biết về đột quỵ não của 1056 người dân thành phố Hải


6
6

Dương… Tuy nhiên, số nghiên cứu về ĐQN trong cộng đồng còn rất hạn chế.
Đây cũng chính là lý do chúng tôi làm nghiên cứu này.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại hai xã Minh Đức và Trung

Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là huyện đại diện có tỷ lệ mắc
một số bệnh nhiều hơn các huyện khác trong tỉnh, trong đó có ĐQN. Vì vậy
chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu để khảo sát nhận thức và thực hành của
người cao tuổi ở đây về bệnh ĐQN, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công
tác phòng chống đột quỵ não ở địa phương này.
Chúng tôi chọn đề tài: “Kiến thức, thực hành về bệnh đột quỵ não của
người dân tai hai xã thuộc huyên Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên năm 2014” với
hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về đột quỵ não của người dân tại
hai xã Minh Đức và Trung Thành, huyện Phổ Yên, Thái Nghuyên.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến đột quỵ não của người dân tại hai xã
được nghiên cứu.


7
7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.
1.1.1.

Giới thiệu về bệnh đột quỵ não.
Định nghĩa đột quỵ não.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1989: đột quỵ

não (ĐQN) là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột
ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn
tại trên 24 giờ hoặc bênh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần

kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại
trừ nguyên nhân chấn thương [20].
1.1.2.

Phân loại đột quỵ não.
Đột quỵ não gồm hai loại chính [17],[9],[31].

1.1.1.1.

Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ):
Là tình trạng khi một mạch máu bị tắc nghẽn, khu vực não và mạch

máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử, nhũn ra (trước đây gọi là tai biến
nhũn não). Nhồi máu não chiếm khoảng 85% trong số các ca đột quỵ não
[20]. Người ta phân loại ra ba loại thiếu máu não cục bộ:
+ Cơn thiếu máu não thoáng qua: nếu sau ĐQN bệnh nhân phục hồi hoàn toàn
sau 24 giờ.
+ Thiếu máu não cục bộ phục hồi: phục hồi sau 24 giờ và không để lại di chứng
hay di chứng không đáng kể.
+ Thiếu máu não cục bộ hình thành: thời gian phục hồi kéo dài, để lại di chứng
hoặc tử vong.


8
8

1.1.1.2.

Chảy máu não:
Là máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não. Có thể chảy máu ở


nhiều vị trí trong não như vùng bao trong, vùng nhân xám trung ương, thùy
não, thân não, tiểu não. Chảy máu não là bệnh lý cấp tính, tiến triển nhanh,
thường biểu hiện tổn thương não đạt tối đa ngay từ đầu. Chảy máu não chiếm
khoảng 15% trong tổng số các đột quỵ não, bao gồm các thể sau [20]:
+ Chảy máu trong tổ chức não.
+ Chảy máu não – tràn máu não thất.
+ Chảy máu khoang dưới nhện.
+ Chảy máu não thất nguyên phát.
+ Chảy máu sau nhồi máu (chảy máu chuyển thể).

3.4.2.
1.1.1.1.

Nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân của nhồi máu não.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhồi máu não nhưng hay gặp nhất là ba

nhóm nguyên nhân chính [1],[18]:
+ Huyết khối (thrombosis).
+ Tắc mạch (embolism).
+ Co thắt mạch não.
1.1.1.2.

Nguyên nhân của chảy máu não.

+ Tăng huyết áp: nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu não.
+ Vỡ túi phồng động mạch hoặc túi phồng đông – tĩnh mạch.
+ Chảy máu não sau nhồi máu.



9
9
+ Chảy máu não do viêm động mạch hoặc tĩnh mạch não.
+ Chảy máu não tiên phát chưa rõ nguyên nhân. [3]

3.4.3.
1.1.1.1.

Triệu chứng của bệnh đột quỵ não.
Triệu chứng lâm sàng.
Đột quỵ là một bệnh khởi phát đột ngột. Bệnh nhân đang làm việc bình

thường bỗng nhiên xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú:
− Các triệu chứng vận động:
+ Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người. Có thể liệt đối xứng.
+ Nuốt khó.
+ Rối loạn thăng bằng.
+ Liệt dây VII trung ương.
− Rối loạn ngôn ngữ:
+ Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói.
+ Khó khăn khi đọc, viết.
+ Khó khăn trong tính toán.
+ Nói khó (kết hợp với triệu chứng khác).
− Các triệu chứng cảm giác:
+ Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người).
+ Rối loạn thị giác (mất nhìn một bên mắt hoặc cả hai bên…).
− Các triệu chứng tiền đình: cảm giác chóng mặt.



10
10
− Các triêu chứng tư thế và nhận thức: khó khăn trong việc mặc quần áo, chải
tóc, đánh răng, rối loạn định hướng khồn gian, gặp khó khăn trong việc mô
phỏng lại hình vẽ hoặc hay quên.
1.1.1.2.

Triệu chứng cận lâm sàng.

− Xét nghiệm dịch não tủy:
+ Trong đột quỵ chảy máu: dịch não tuỷ có máu, đỏ đều 3 ống, không đông, vi
thể thấy hồng cầu dày đặc vi trường, áp lực DNT có thể tăng.
+ Trong huyết khối và tắc mạch, dịch não tuỷ trong suốt, không màu, vi thể
không có hồng cầu.
+ Tuy nhiên trong chảy máu não cũng có thể có khoảng 10-15% trường hợp
trong dịch não tuỷ không có hồng cầu.
− Chụp XQ cắt lớp vi tính (CT.Scan):
+ Đối với đột quỵ chảy máu: biểu hiện tăng tỷ trọng trong tổ chức não và/hoặc
trong khoang dịch não tuỷ (não thất, các bể não và khoang dưới nhện).
+ Đối với nhồi máu não:
 Ở giai đoạn cấp tính: có các biểu hiện rất kín đáo (mất dải đảo, mờ nhân đậu,
xoá các rãnh cuộn não, dấu hiệu động mạch tăng đậm độ, giảm đậm độ vượt
quá 2/3 vùng phân bố của động mạch não giữa…).
 Ở sau giai đoạn cấp tính: có các ổ giảm tỷ trọng hình thang, hình tam giác,
hình oval hoặc hình dấu phảy. Tỷ trọng thay đồi theo thời gian.
1.2.Lịch sử nghiên cứu về bệnh đột quỵ não.


11
11


1.1.1.

Trên thế giới.
Từ nhiều thập kỷ qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhiều

khía cạnh của đột quỵ não.
Năm 1676, Wills đã phát hiện ra đa giác Wills mở đầu cho những
nghiên cứu về đột quỵ não. Năm 1718, Dionis mô tả lần đầu tiên bệnh cảnh
lâm sàng của xuất huyết dưới màng nhện.
Năm 1757, Hunter lần đầu tiên mô tả phình động mạch não, phình
động-tĩnh mạch não và mãi đến năm 1875 Steinheit mới chuẩn đoán chính
xác được trường hợp đầu tiên.
Đặc biệt từ đầu năm 1971 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thành lập
nhiều trung tâm nghiên cứu về vấn đề này trên 12 nước khác nhau, trong đó
có 8 trung tâm ở Châu Á [44].
Năm 1975 với các phương pháp chuẩn đoán mới như chụp cắt lớp vi
tính, kỹ thuật cộng hưởng từ…cùng các tiến bộ trong hồi sức cấp cứu, phẫu
thuật thần kinh và việc đẩy mạnh các biện pháp dự phòng đã mang lại những
kết quả to lớn trong chuẩn đoán và điều trị đột quỵ não.
Đến năm 1984 có tới 15 nước tham gia nghiên cứu dịch tễ học tai biến
mạch máu não theo các tiêu chuẩn và sự hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới,
các công trình kéo dài trong 10 năm [33].
Năm 1995 ở Châu Á đã thành lập “Ban tư vấn về tai biến mạch máu
não cấp tính”, nhằm thúc đẩy các nước thành viên trao đổi thông tin, nghiên
cứu khoa học và bổ túc nâng cao kiến thức về vấn đề bệnh lý đột quỵ não.
Các thành viên bao gồm: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia,
Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Singapo, Việt Nam.



12
12

Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác biệt giữa các nước và khu vực trên trế giới.
Hàng năm, ở châu Âu có khoảng 1 triệu bệnh nhân vào viện điều trị đột quỵ
não. Ở Hoa Kỳ tỷ lệ thường gặp ĐQN là 794/100.000 dân, 5% dân số trên 65
tuổi bị ĐQN và hàng năm có trên 400.000 bệnh nhân được ra viên sau điều trị
ĐQN [3].
Ở châu Á, tỷ lệ mắc trung bình hàng năm ở các nước có sự khác biệt.
Cao nhất là Nhật Bản 340-532/100.000 dân, Trung Quốc 219/100.000 dân.
1.1.2.

Tại Việt Nam.
Từ nhiều năm nay ở Việt Nam đã có một số lượng lớn các công trình

nghiên cứu về đột quỵ não, nhưng các nghiên cứu về kiến thức, thực hành của
người dân còn ít.
• Các nghiên cứu dịch tễ học của Đột quỵ não tại bệnh viện, cộng đồng:
- Hoàng khánh [11] nghiên cứu tình hình tai biến mạch máu não người
lớn tại Bệnh viện trung ương Huế trong mười năm (1984 – 1993), qua phân
tích 1052 hồ sơ bệnh án tai biến mạch máu não, thấy rằng: Tần suất xuất hiện
tai biến mạch máu não biến động hàng năm, nhưng có sự gia tăng đáng kể
trong những năm gần đây.
- Nguyễn Mạnh Phúc và Nông Đình Nhất [14] nghiên cứu về tai biến
mạch máu não tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trong hai năm 1994 –
1995 và nửa năm 1996 qua 325 trường hợp có nhận xét: tai biến mách máu
não gặp nhiều nhất ở tuổi trên 60; nam gặp nhiều hơn nữ ở mọi lứa tuổi; thể
nhồi máu não (68%) nhiều hơn chảy máu não (55,5%).
- Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Xuân Thản và Như Đình Sơn [15]:
nghiên cứu về tai biến mạch máu não tại bệnh viện Quân y 103 trong 10 năm

(1991 – 2000) với tổng số 1379 bệnh nhân: tỷ lệ tai biến mạch máu não chiếm


13
13

29,2% tổng số bệnh nhân Thần kinh; số nam gấp đôi số nữ; tỷ lệ tử vong
trong tháng đầu là 13,9%; tai biến mạch máu não xảy ra quanh năm, nhưng
nhiều vào các tháng 10,11,12 và tháng 1; tuổi hay gặp từ 50 – 70 và tuổi trung
bình là 58,2; yếu tố nguy cơ chính là tăng huyết áp, hẹp van hai lá, đái tháo
đường và tiền sử đột quỵ.
- Phan Hồng Minh [24] qua một số nhận xét về tình hình dịch tễ tai biến
mạch máu tại huyện Thanh Oai – Hà Tây (1989 – 1994) cho thấy: tỷ lệ hiện
mắc ĐQN hàng năm là 87/100.000 dân; tỷ lệ tử vong là 25/100.000 dân,
ĐQN tăng dần theo lứa tổi hay gặp ở tuổi trên 50; nam nhiều hơn nữ; tăng
huyết áp là yếu tố nguy cơ chính (53,37%); nghiện rượu, thuốc lá, bệnh tim
cũng là nguy cơ quan trọng nhưng ít gặp hơn; bệnh có thể gặp quanh năm,
nhưng nhiều hơn vào những tháng thay đổi thời tiết.
- Nguyễn Văn Đăng, Ngô Đăng Thục và cộng sự đã điều tra dịch tễ học
của tai biến mạch máu não trong cộng đồng tại huyện Thanh Trì [3].
- Lê Bá Hưng [12] đã tìm hiểu tai biến mạch máu não ở Thanh Hóa.
- Nghiên cứu của Trần Văn Tuấn tại tỉnh Thái Nguyên năm 2000-2003
cho thấy: tỷ lệ mắc ở khu vực thành phố cao hơn ở khu vực nông thôn
(p<0,05); đột quỵ não gặp nhiều ở người có trình độ phổ thông trở xuống; tỷ
lệ tử vong tăng dần theo tuổi, tuổi tử vong trung bình là 67,96% ± 10,86,
nhóm trên 60 tuổi tỷ lệ tử vong cao nhất; ĐQN xảy ra ở các giờ trong ngày,
nhưng nhiều nhất là từ 4 đến 12 giờ, nhiều nhất ở tháng 2, 5, 11 [27].
• Các điều tra cơ bản về tăng huyết áp và nghiên cứu yếu tố nguy cơ của đột
quỵ não:
- Đào Ngọc Phong [6] nghiên cứu nhịp sinh học người cao tuổi và tác

động khí hậu tới tai biến mạch máu não theo nhịp ngày và đêm, nhịp mùa


14
14

trong năm thấy rằng: nguyên nhân đột quỵ não ở người già chủ yếu là do tăng
huyết áp (62,2%).
- Bùi Thị Lan Vi, Vũ Anh Nhi [5] nghiên cứu khảo sát tần suất các yếu
tố nguy cơ tai biến mạch máu não của những bệnh nhân được điều trị tại khoa
nội thần kinh bệnh viện chợ Rẫy từ tháng 39/2003 đến tháng 2/2004: tỷ lệ
mắc bệnh ở nam cao hơn nữ; tuổi trung bình bị đột quỵ là 62,3; tần suất bệnh
nhân bị đọt quỵ có tăng huyết áp khá cao, chiếm 72% ở nhóm NMN và 75%
ở nhóm XHN; bệnh nhân càng có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp thì nguy cơ
đột quỵ càng tăng.
- Theo Phạm Gia Khải , bệnh van tim, trong đó chủ yếu là bệnh van hai
lá đơn thuần hoặc phối hợp là nguyên nhân thứ hai gây ĐQN, chiếm 14,8%
[22].
- Theo Trần Văn Tuấn, trong các yếu tố nguy cơ thì THA chiếm tỷ lệ
cao nhất (82,17%), tiếp theo là nhiễm lạnh (44,9%). Ở độ tuổi trên 70, các yếu
tố nguy cơ cao là tăng huyết áp (53,7%), béo phì (69%), đột quỵ tái phát
(83,4%), ăn nhiều muối (51,2%). Ở độ tuổi khác, các nguy cơ này chiếm tỷ lệ
ít hơn [26].
• Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thực hành đột quỵ não của người
dân:
- Vũ Anh Nhị, Lê Văn Tuấn, Trần Ngọc Tài, Trần Thanh Tùng [29]:
nghiên cứu sự hiểu biết về đột quỵ não trên thân nhân và bệnh nhân đột quỵ
não tại khoa thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy năm 2003 cho thấy: đa số thân
nhân và bệnh nhân đều cho rằng lớn tuổi và cao huyết áp là những yếu tố
nguy cơ của ĐQN; chỉ có 72% nhận biết não là cơ quan bị tổn thương trong

ĐQN, 12% không biết trong nghiên cứu này; 23,5% không biết hoặc không


15
15

nghĩ rằng ĐQN có thể phòng ngừa và một số lớn không biết rằng kiểm soát
tốt huyết áp, tiểu đường… có thể phòng ngừa được ĐQN.
- Nguyễn Văn Triệu và cộng sự [21] đánh giá tình trạng hiểu biết về đột
quỵ não của 1056 người dân thành phố Hải Dương: hiểu biết đại bộ phận dân
chúng nói chung về đột quỵ, các triệu chứng, tiến triển của đột quỵ… còn rất
thấp; chỉ có 23,6% số người được phỏng vấn cho là đột quỵ có dấu hiệu báo
trước.
1.3.Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não.
Ở Việt Nam, ước tính hằng năm có khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ
và số người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh có xu hướng xuất hiên
nhiều ở nhóm có nguy cơ cao. Các yếu tố nguy cơ có thể được chia thành hai
nhóm sau [20] [2]:
1.1.1.
1.1.1.1.

Các yếu tố cá nhân.
Tuổi.
Người già (tuổi > 55, đặc biệt 60-80 tuổi) mắc bệnh nhiều nhất sau đó

đến tuổi trung niên và giảm dần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cuối cùng tỷ lệ
mắc bệnh ở trể em là thấp nhất. [20],[2]
1.1.1.2.

Giới tính.

Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi (tỷ lệ Nam/Nữ là

2,2/1) [2].
1.1.1.3.

Chủng tộc.
Người da đen có tỷ lệ mắc đột quỵ cao nhất sau đó đến người da vàng

và cuối cùng là người da trắng, chưa rõ nguyên nhân [2].


16
16

1.1.1.4.

Yếu tố di truyền.
Tiền sử gia đình, cha mẹ bị đột quỵ thì con cái có nguy cơ bị đột quỵ

cao hơn. Nghiên cứu ở một số cặp song sinh cho thấy: tỷ lệ cùng bị đột quỵ là
3,6% ở song sinh hai hợp tử và lên đến 17,7% ở song sinh một hợp tử. các
nghiên cứu trên mô hình chuột cao huyết áp chuyển sang đột quỵ và chuột có
huyết áp bình thường cho thấy có một vị trí gen nguy cơ bị nhồi máu não
[18].
1.1.2.
1.1.1.1.

Các bệnh nguy cơ gây đột quỵ não.
Tăng huyết áp.
Tần suất bệnh nhân bị đột quỵ có tăng huyết áp khá cao, chiếm 72,3% ở


nhóm nhồi máu não và 75% ở nhóm xuất huyết não. Tỷ lệ nhồi máu não và
xuất huyết não tăng theo mức huyết áp, cao nhất ở nhóm tăng huyết áp giai
đoạn 2 [5].
1.1.1.2.

Bệnh tim.
Xơ vữa động mạch cảnh trong và ngoài là nguyên nhân phổ biến nhất

gây nhồi máu não. Đặc biệt ở người cao tuổi, cứ 10 năm tần số nhồi máu
naoxtawng gấp đôi [18],[3].
Huyết khối từ tim: trong đó đáng lưu ý là bệnh rung nhĩ. Những người
có bệnh rung nhĩ thì nguy cơ nhồi máu não tăng lên 17 lần so với người
không bị bệnh và là nguyên nhân quan trọng nhất gây nhồi máu não ở người
trẻ [13].
1.1.1.3.

Rối loạn lipid máu.
74,8% bệnh nhân nhồi máu não và 68,1% bệnh nhân xuất huyết não có

rối loạn lipid máu (p>0,05) [5].


17
17

1.1.1.4.

Đái tháo đường.
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ não lên gấp 2 lần. Ngoài ra


đái tháo đường còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác cảu đột quỵ não
như tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch khác [1]
1.1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến lối sống.
1.3.3.1. Hút thuốc lá.
Hầu hết bệnh nhân hút thuốc là nam giới. Hút thuốc lá liên quan với
nhồi máu não rõ rệt hơn xuất huyết não (p=0,0000). Nguy cơ đột quỵ tăng
cùng với lượng thuốc hút trong ngày tăng [5].
1.3.3.2. Rượu.
Mối quan hệ đột quỵ não với rượu bia được biểu diễn theo hình chữ U,
nghĩa là uống rượu ít hoặc không uống chút nào và uống nhiều rượu dường
như tăng nguy cơ đột quỵ, trong khi đó uống rượu trung bình (3 ly/ngày) có
nguy cơ đột quỵ thấp nhất (15,4%) [5].
1.3.3.3. Béo phì, ít vận động.
BMI > 25: tăng nguy cơ đột quỵ não ở nam giới và nữ giới. Béo bụng là
yếu tố nguy cơ ở nam giới nhưng không phải ở nữ giới [47],[39].
Hoạt động thể lực, dù ở mức độ nhẹ cũng làm giảm nguy cơ và tử vong
do đột quỵ não [46].
1.1.1.3.4. Khu vực địa lý.
Cư dân Châu Á mắc bệnh nhiều hơn Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn
cả là ở các cư dân Tây Âu và Bắc Mỹ. Dân thành phố mắc bệnh nhiều hơn
nông thôn [2].


18
18

1.4.Thực trạng bệnh đột quỵ não tại Việt Nam.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004, tại Châu Á - Thái
Bình Dương có 4,4 triệu người ở Đông Nam Á và 9,1 triệu người ở Tây Thái

Bình Dương đã từng bị đột qụy. Đột qụy có thể gây ra những hậu quả rất nặng
nề như tử vong hay tàn phế vĩnh viễn.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2008 tử vong do đột quỵ
đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở cả nam và nữ: 18% tử vong
do đột quỵ ở nam và 23% tử vong do đột quỵ ở nữ.
Số lượng bệnh nhân đột quỵ trong bệnh viện ngày càng tăng. Đã có
nhiều báo cáo dịch tễ học ở các địa phương trong cả nước, tuy nhiên số liệu
thu được rất khác nhau.
- Theo Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Chương và cộng sự [8]: tỷ lệ
đột quỵ chung của toàn tỉnh Nghệ An tại thời điểm tháng 3/2008 là
355,9/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc dao động giữa các huyện từ 201,8 –
436,0/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc ĐQN cao nhất ở thành phố Vinh và thấp
nhất ở huyện Tương Dương, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05; tỷ lệ
mới mắc chung của tỉnh Nghệ An trong thời gian nghiên cứu là
104,7/100.000 dân; tỷ lệ tử vong do ĐQN trong năm 2007 – 2008 là
65,12/100.000 dân và tỷ suất chết/mắc trong nghiên cứu này là 14,2%.
- Theo Trịnh Viết Thắng, Nguyễn Minh Hiện và cộng sự [28]: Tỷ lệ
hiện mắc đột quỵ não tại tỉnh Khánh Hòa là 294,7/100.000 dân, nam/nữ là
1,54, tuổi hiện mắc trung bình 64,95±11,5. Tỉ lệ mới mắc năm 2007-2008 là
96,2/100.000 dân/năm. Tỉ lệ chết/mắc là 11,2%. Tần xuất một số yếu tố nguy
cơ: Tăng huyết áp 80,5%; rối loạn lipid máu 34,4%; tiểu đường 32,8%; Hẹp
động mạch cảnh 33,3%, nghiện rượu 23,4%; nghiện thuốc lá 29,9%; cơn thiếu
máu não cục bộ thoáng qua (TIA) 14,3%; bệnh tim mạch 10,7%.


19
19

1.5.Các biện pháp kiểm soát được bệnh áp dụng trên Thế giới và Việt Nam.
1.1.1.

1.1.1.1.

Kiểm soát và điều trị các bệnh liên quan.
Kiểm soát và điều trị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp: tại Việt Nam bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng, số liệu

thống kê cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 11% lên đến 16% năm 2004,
riêng tại Tp.HCM có đến 27% người lớn tăng huyết áp [23]. Tăng huyết áp
người lớn được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương (HATT) ≥ 90 mmHg. Nghiên cứu gộp cho thấy
điều trị giảm huyết áp sẽ giảm 30% đến 40% nguy cơ đột quỵ [45].
Thuốc hạ HA làm giảm tỷ lệ tái phát ĐQN. Tuy vậy HA không nên
giảm tích cực ở những bệnh nhân nghi ngờ ĐQN huyết động hoặc hẹp động
mạch cảnh 2 bên vì có thể gây ra tình trạng thiếu máu nặng nề hơn cho não
[18].
1.1.1.2.

Kiểm soát và điều trị đái tháo đường.
Nên kiểm tra đường huyết định kỳ, phát hiện sớm các bất thường trong

chỉ số đường huyết và kịp thời điều trị nhằm giảm nguy cơ bị ĐQN [10].
Điều chỉnh đường huyết bằng thay đổi lối sống và dùng thuốc theo từng
bệnh nhân cụ thể.
1.1.1.3.

Kiểm soát và điều trị rối loạn mỡ máu.
Các nghiên cứu dịch tễ chứng minh tăng cholesterol toàn phần và tăng

LDL-C sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ [38],[42]. Nghiên cứu
gộp trên > 90,000 bệnh nhân chứng minh giảm LDL-C bằng statin sẽ giảm

nguy cơ đột quỵ [30].
1.1.1.4.

Liệu pháp chống đông máu.


20
20

Aspirin hoặc thuốc chống đông đường uống khuyến cáo cho[10],[13]:
+ Phụ nữ ≥ 45 tuổi (liều thấp).
+ Bệnh nhân rung nhĩ không do valve tim và có độ tuổi 65-75 tuổi, không có
các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Bệnh nhân được dùng thuốc chống đông máu để làm giảm khả năng bị
ĐQN ở các bệnh nhân mắc bệnh nguy cơ gây ĐQN hoặc để ngăn ngừa tái
phát ĐQN ở bệnh nhân có tiền sử ĐQN trước đó [18].
1.1.2.

Khuyến cáo và kiểm soát các yếu tố liên quan đến lối sống.
Với những tác hại do sử dụng thuốc lá như đã nêu ở các phần trên thì

việc từ bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ bị ĐQN.
Uống rượu bia nhiều gây tăng nguy cơ ĐQN do vậy nên hạn chế uống
rượu bia [10].
Ăn giảm muối và chất béo bão hòa, ăn nhiều rau, củ, quả và chất xơ sẽ
làm giảm nguy cơ bị ĐQN [18].
Ăn cá ít nhất 1 lần/ tháng có thể giảm nguy cơ ĐQN [43].
Bổ sung vitamin, acid folic…cần thiết cho cơ thể để tránh các bệnh
nguy cơ gây ĐQN [25].
Hoạt động thể lực liên quan đến những lợi ích về cân nặng, HA, mỡ

máu và dung nạp đường huyết từ đó sẽ hạn chế nguy cơ ĐQN. hoạt động thể
lực thường xuyên 2-5 giờ/1 tuần làm giảm đáng kể nguy cơ bị ĐQN [36]. Khi
chỉ số BMI >25 cần có chế độ ăn giảm cân, tránh béo phì – nguy cơ gây ra
các bệnh lý tim mạch dẫn đến tăng khả năng bị ĐQN [39].


21
21

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1Thời gian nghiên cứu.
Tháng 6 năm 2014.
2.2Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại hai xã Minh Đức và Trung Thành thuộc
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là hai xã đại diện cho huyện: một xã
xa trung tâm huyện (xã Trung Thành) và một xã gần trung tâm huyện (xã
Minh Đức). Số bệnh nhân mắc một số bệnh tại cộng đồng khá cao, trong đó
có đột quỵ não. Dân cư chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp và trồng
trọt.
Xã Minh Đức có diện tích 18,09km 2 và dân số là 6.797 người, mật độ
dân số đạt 377,6 người/km2
Xã Trung Thành có diện tích 9,05 km², dân số là 10.721 người, mật độ
cư trú đạt 1.185 người/km².
2.3Đối tượng nghiên cứu.
Người có vai trò chính trong chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình.
2.4Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.5Mẫu nghiên cứu.
2.4.1.


Cỡ mẫu.
Số người cần phỏng vấn được tính theo công thức tính cõ mẫu cho ước

lượng tỷ lệ của một nghiên cứu mô tả:


22
22

n=
Trong đó:
− n là cỡ mẫu tối thiểu
− p = 0,46 (là tỷ lệ người biết ít nhất một thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ
não, theo kết quả trước đó của Đỗ Thiện Trung năm 2010)
− α: mức ý nghĩa thống kê = 0,05
− : mức độ tin cậy (ứng với α = 0,05) = 95%
− Giá trị Z = 1,96 thu được từ bảng Z
− Ε là một tỷ lệ so với tỷ lệ p (ε thường lấy từ 0,1 dến 0,4 của p; trong nghiên
cứu này lấy ε = 0.15)
Thay số vào tính và nhân với hệ số thiết kế = 2 được n = 400 hộ.
2.4.2.

Chọn mẫu.
Chọn chủ đính huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (huyện đại diện có

một số bệnh nhiều hơn các huyện khác trong tỉnh). Từ đó chọn hai xã đại
diện: một xã xa trung tâm huyện (xã Trung Thành) và một xã gần trung tâm
huyện (xã Minh Đức). Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 10 đơn vị hành chính. Mỗi
đơn vị hành chính chọn 20 hộ. Hộ đầu chọn ngẫu nhiên, các hộ sau chọn theo

cổng liền cổng đến khi đủ 20 hộ.


23
23

2.6Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp người có vai trò CSSK trong các hộ gia đình tại hai
xã Minh Đức và Trung Thành.
Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để thu thập thông tin. Đối tượng được
phỏng vấn trả lời theo mẫu câu hỏi điều tra. Các thông tin chính bao gồm:


Các thông tin cá nhân của đối tượng, bao gồm cả tiền sử mắc bệnh nguy cơ
gây ĐQN và phơi nhiễm với một số YTNC gây ĐQN.



Các câu hỏi tìm hiểu kiến thức về bệnh ĐQN và phòng chống ĐQN của đối
tượng được phỏng vấn.



Các câu hỏi để tìm hiểu thực hành về phòng chống ĐQN của đối tượng được
phỏng vấn.
2.7Chỉ số và biến số nghiên cứu.

Thông tin
chung của
đối tượng


Chỉ số

Biến số

− Tỷ lệ đối tượng theo các nhóm tuổi.

− Tuổi

− Tỷ lệ đối tượng theo giới.

− Giới

− Tỷ lệ đối tượng theo nghề nghiệp.

− Nghề nghiệp

− Tỷ lệ đối tượng theo trình độ học vấn.

− Trình độ học vấn

− Tỷ lệ đối tượng có tiền sử mắc đột quỵ − Tiền sử đột quỵ
não
não

Mục tiêu 1

− Tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá

− Hút thuốc lá


− Tỷ lệ đối tượng uống bia/rượu

− Uống rượu/bia

− Tỷ lệ đối tượng THA

− Số đo huyết áp

− Tỷ lệ đối tượng bị béo phì

− Số đo chiều cao,
cân nặng

− Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về biểu − kiến thức về biểu
hiện của ĐQN
hiện của ĐQN


24
24

− Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về hậu quả − kiến thức về hậu
của ĐQN
quả của ĐQN
− Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về bệnh − kiến thức về bệnh
nguy cơ dẫn đến ĐQN
nguy cơ dẫn đến
ĐQN
− Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về thói


− kiến thức về thói
quen dẫn đến ĐQN
− Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về khả
− kiến thức về khả
năng dự phòng ĐQN
năng dự phòng
− Tỷ lệ đối tượng thực hành dự phòng
ĐQN
ĐQN
quen dẫn đến ĐQN

− Kiến thức thực
hành dự phòng
ĐQN

Mục tiêu 2

− Liên quan giữa giới, nhóm tuổi và kiến −
thức.

− Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến −
thức.

− Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến

thức.
− Liên quan giữa kinh tế và kiến thức.

Tuổi

Giới
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Mức kinh tế

− Mức kiến thức

2.8Xử lý số liệu.
− Số liệu được làm sạch, mã hóa trước khi nhập vào máy tính.


Nhập số liệu bằng phần mềm Epi-data.



Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Excel và Stata 10.



Các chỉ số nghiên cứu được tính toán theo tỷ lệ %, số trung bình.

− Đánh giá mức độ hiểu biết và thực hành dựa vào tỷ lệ % điểm kiến thức và
điểm thực hành trung bình so với điểm mong đợi và các mức đánh giá kiến
thức, thực hành.


25
25
+ Cách tính điểm kiến thức: đối với mỗi câu hỏi kiến thức, mỗi ý trả lời đúng
được tính một điểm, có bao nhiêu ý đúng thì được bấy nhiêu điểm. Điểm

mong đợi với mỗi câu hỏi về kiên thức được tính bằng số điểm mong muốn
đạt được đối với câu hỏi đó. ĐKTTB được tính bẳng tổng số ý trả lời đúng
cho câu hỏi đó/tổng số người được hỏi. ĐKTTB càng cao có nghĩa là hiểu
biết càng nhiều.
Đánh giá điểm kiến thức theo các mức độ: Nếu ĐTNC chỉ đạt <50%
tổng số ĐMĐ thì có kiến thức ở mức độ kém; 50% - dưới 70% ĐMĐ thì có
kiến thức trung bình; 70 – dưới 90% ĐMĐ trở lên thì có kiến thức khá và trên
90% thì có điểm kiến thức tốt
+ Điểm mong đợi chính là số điểm mà nhóm nghiên cứu mong muốn người dân
có thể đạt được để phòng ngừa bệnh tật. Điểm mong đợi về kiến thức và thực
hành đối với bệnh ĐQN dựa trên những khuyến cáo của Bộ Y tế về cách
phòng chống bệnh.
2.9Khống chế sai số.
− Thống nhất các chỉ số, đối tượng, thời gian nghiên cứu, phương pháp thu thập
thông tin rõ ràng.
− Tập huấn kỹ cho điều tra viên và giám sát viên trước khi thu thập số liệu.
− Điều tra thử và hoàn thiện lại bộ phiếu cho phù hợp trước khi tiến hành.
− Điều tra viên là các cán bộ y tế xã, thôn bản có kinh nghiệm và được tập huấn
kỹ.
− Giám sát viên là những người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu. Hàng
ngà kiểm tra phiếu đã phỏng vấn để phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời.
2.10

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu


×