Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dùng phiếu học tập trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.13 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Đề tài:
DÙNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY­HỌC
 CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” 
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.

Tác giả: Trần Hoàn Vũ
              

    Nguyễn Tấn Hiền 
Tổ: Lí ­ Hóa
Trường THPT Trần Phú ­ Tuy An ­ Phú Yên

Năm học 2012­2013


MỤC LỤC
Trang
1. Tóm tắt đề tài: 
…………………………………………………………

2

2. Giới thiệu: 
……………………………………………………………..

2


   2.1. Hiện trạng: 
………………………………………………………...

2

   2.2. Giải pháp thay thế: 
………………………………………………...

3

   2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: 
………………...

3

   2.4. Vấn đề nghiên cứu: 
……………………………………………….

3

   2.5. Giả thuyết nghiên cứu: 
……………………………………………

3

3. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………. 

4

   3.1. Khách thể nghiên cứu: ……………………………………………


4

   3.2. Thiết kế nghiên cứu: 
………………………………………………

4

   3.3. Quy trình nghiên cứu: …………………………………………….

5

   3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: 
…………………………………….

5

4. Phân tích và bàn luận kết quả: 
………………………………………..

6

   4.1. Phân tích dữ liệu: …………………………………………………

6

   4.2. Bàn luận kết quả: 
………………………………………………….

8


5. Kết luận và khuyến nghị: …………………………………………….

8

   5.1. Kết luận: 
…………………………………………………………..

8

   5.2. Khuyến nghị: ……………………………………………………...

9

6. Tài liệu tham khảo: 
……………………………………………………

10

7. Phụ lục: ……………………………………………………………….

11

1


1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với chương trình vật lí lớp 10 ban cơ  bản, khi dạy học thì học sinh chỉ 
được tiếp cận với các dạng bài tập tự luận. Trong khi đó các bài kiểm tra định  
kì thì yêu cầu bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 100%. Kết quả 

học tập môn vật lí của học sinh lớp 10A7 ở học kì I năm học 2012­ 2013 không  
cao.
Để quá trình học tập phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá thì giáo viên 
phải tìm ra những giải pháp cho học sinh tiếp cận và luyện giải bài tập theo  
hình thức TNKQ. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong đề  tài: Dùng các phiếu  
học tập cho học sinh ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà. 
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp: lớp 10A6 và lớp 10A7 của trường  
THPT Trần Phú. Lớp thực nghiệm 10A7 được chọn dạy thực nghiệm.
Thời gian dạy thực nghiệm 10 tiết của chương “Các định luật bảo toàn” 
lớp 10 ban cơ bản. Khi tiến hành dạy thực nghiệm, trong các tiết học giáo viên 
sử  dụng các phiếu học tập. Nội dung trong các phiếu học tập là hệ  thống các 
câu hỏi TNKQ được phân thành hai phần; phần 1: Củng cố bài, phần 2: bài tập  
về nhà. 
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp  
có nhiều điểm tương đương. Sử  dụng phép kiểm chứng TTEST độc lập và độ 
chênh lệch giá trị trung bình chuẩn  SMD.
Kết quả đạt được trước tác động: lớp 10A6 có điểm trung bình 5,53, cao 
hơn điểm trung bình của lớp 10A7 (4,87). Sau tác động lớp thực nghiệm 10A7  
có điểm trung bình của bài kiểm tra là 6,62, cao hơn điểm trung bình của bài 
kiểm tra của lớp đối chứng 10A6 (5,63). 
Kết   quả   kiểm   chứng   sau   tác   động   bằng   phép   T­TEST   cho   thấy   P 2 
=0,0001<     0.05   cho   thấy   sự   chênh   lệch   giữa   điểm   trung   bình   của   lớp   thực 
nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Độ  chênh lệch giá trị  trung bình chuẩn  
2


SMD = 0,831>0,8 chứng tỏ giải pháp mà đề tài nghiên cứu có tác động lớn trong 
việc nâng cao kết quả học tập của học sinh.
2. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện trạng

Trong quá trình dạy – học thì giải bài tập là hoạt động đặc biệt của hoạt 
động học tập của học sinh. Để  việc dạy và học bài tập vật lí có hiệu quả  thì 
đòi hỏi người  học phải  có  động cơ, hứng thú  học tập. Học sinh lớp  10A7  
trường THPT Trần Phú có kết quả  thi học kì I năm học 2012­2013 môn vật lí 
thấp so với các lớp 10 ban cơ bản khác. Qua qua thực tế giảng dạy và kết quả 
khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh ít hứng thú với các tiết bài tập. Khi giao 
bài tập về nhà bằng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa thì chủ yếu là các em  
chép lời giải từ  các sách tham khảo để  đối phó khi bị  kiểm tra vở  bài tập mà 
không tự giải được. Trong các tiết bài tập lớp học chỉ một vài em tham gia vào 
các quá trình cùng thầy tìm hướng giải quyết các bài tập, còn lại hầu như ngồi  
nghe và ghi chép một cách thụ động.
Nguyên nhân: Về  phía học sinh, lớp 10 là lớp đầu cấp học đa số  các em  
không giải được các bài tập tự luận đòi hỏi nhiều kĩ năng phân tích hiện tượng  
và  ứng dụng nhiều kiến thức toán. Từ  đó học sinh không có  hứng thú đối với 
bài tập tự luận. Về phần giáo viên: với một số lượng rất ít tiết bài tập thì giáo  
viên chỉ có thể dạy được một ít các bài tập tự luận của chương trình. Trong khi  
đó các bài kiểm tra định kì thì yêu cầu trắc nghiệm 100%, kiến thức bao quát 
toàn bộ  chương trình, tỉ  lệ  bài tập khá nhiều (từ  40% đến 60%). Nên kết quả 
điểm thi các bài kiểm tra định kì của học sinh không cao.
2.2 Giải pháp thay thế
Biên soạn hệ  thống các dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan  
theo các mức độ; nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích tổng hợp. 
Thiết kế các phiếu học tập trong đó là hệ  thống các câu hỏi trắc nghiệm  
khách quan dùng cho hai phần: củng cố bài và giao bài tập về nhà.
Giao bài tập về  nhà cho học sinh bằng các phiếu học tập trong đó là hệ 
thống các dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan phù hợp với các đối  
tượng học sinh trong lớp
Với giải pháp như vậy tôi chọn đề tài để nghiên cứu: Dùng phiếu học 
tập trong dạy­học chương “Các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết 
quả học tập của học sinh.

2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trong giải bài tập vật lí 
10 Trường THPT Minh Đài – Tân Sơn – Phú Thọ; Của Đồng Hữu Thuận – 
www. thpt­minhdai­phutho.edu.vn

3


SKKN: Phương pháp giải các bài toán bằng định luật bảo toàn cơ năng và 
chuyển hóa năng lượng của giáo viên: Nguyễn Thanh Hải trường THPT số  1 
Quãng Trạch – Quãng Bình.
SKKN:  Sử  dụng  các định luật bảo toàn  để  giải  các  bài toán va chạm­
thuvienvatly.com/download/2014
2.4. Vấn đề nghiên cứu
Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ  ở khâu củng cố  bài và giao  
bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm  
tăng hứng thú của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không?
Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ  ở khâu củng cố  bài và giao  
bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm  
tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không?
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
Dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập 
về  nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ  bản làm tăng kết 
quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
­ Giáo viên:
+ Thầy Trần Hoàn Vũ giảng dạy môn vật lý lớp 10A7 ban cơ bản:  
Lớp thực nghiệm.
+ Thầy Nguyễn Tấn Hiền giảng dạy môn vật lý lớp 10A6 ban cơ 

bản: Lớp đối chứng
Hai giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Nhiều kinh  
nghiệm trong giảng dạy, trong công tác giáo dục học sinh, được học sinh và 
đồng nghiệp yêu mến. Trong nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ 
sở, được sở GD­ĐT khen.
­ Học sinh: Hai lớp 10A6, 10A7 ban cơ  bản được chọn tham gia nghiên 
cứu có nhiều điểm tương đồng về  sỉ số, về giới tính, độ  tuổi, dân tộc, và điều 
kiện học tập:
Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp
Tổng số

Dân tộc

Nam

Nữ

    10A6

43

Kinh 

21

22

    10A7

43


Kinh

20

23

          Thông tin
    Lớp

4


Ý thức học tập của học sinh kha t
́ ốt. Giao viên chu nhiêm chu y nhiêu đên
́
̉
̣
́ ́
̀ ́ 
kêt qua hoc tâp cua hoc sinh. 
́
̉ ̣ ̣
̉
̣
Đa sô cac em đêu la con cua gia đinh nông dân, hiên ngoan, đ
́ ́
̀ ̀
̉
̀

̀
ược các bậc 
phụ huynh quan tâm. Điêu kiên hoc tâp cua cac em t
̀
̣
̣ ̣
̉
́
ương đôi tôt. Đ
́ ́ ịa bàn cư  trú 
của học sinh hai lớp phân bố  đều  ở  các xã, thị  trấn trên địa bàn tuyển sinh của 
nhà trường. Điểm đầu vào của hai lớp là tương đương. (nhà trường chọn theo 
cụm điểm xét tuyển tương đương rồi phân chia đều cho các lớp ban cơ bản).
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn: Thiết kế  kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp 
tương đương. Dùng phép kiểm chứng TTEST độc lập và mức độ   ảnh hưởng  
SMD
Bảng 2. Mô tả thiết kế
Lớp

Kiểm tra 
trước tác 
động

Tác động

Kiểm tra 
sau tác 
động


Thực nghiệm

O1

Dạy học có sử dụng phiếu học 
tập cho khâu củng cố bài và 
giao bài tập về nhà

O3

O2

Dạy học với khâu củng cố bài 
theo giáo án thông thường và 
giao bài tập về nhà theo sách 
giáo khoa. 

O4

10A7
Đối chứng 
10A6

3.3. Quy trình nghiên cứu
Thời gian dạy thực nghiệm: Dạy hết chương “Các định luật bảo toàn” 
lớp 10 cơ bản: Từ ngày 8/1/2013 đến 2/2/2013 theo phân phối chương trình năm 
học 2012­2013. [phụ lục 1]
Chuẩn bị bài giảng của giáo viên:
Thầy Nguyễn Tấn Hiền dạy lớp đối chứng: Chuẩn bị  giáo án theo đúng 
chuẩn kiến thức kĩ năng  như  các tiết dạy thông thường, củng cố  bài theo các 

nội dung cơ bản, phần bài tập về nhà cho học sinh làm các bài tập trong SGK.
Thầy Trần Hoàn Vũ dạy lớp thực nghiệm: Chuẩn bị giáo án đầy đủ  theo 
yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Biên soạn hệ  thống câu hỏi dưới dạng trắc  
nghiệm khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương “Các định luật  
bảo toàn” lớp 10 cơ bản. Biên tập thành các phiếu học tập dùng để phần củng  
cố  bài và giao bài tập về  nhà cho học sinh theo từng tiết trong chương trình.  
[phụ lục 2]. 
Trong quá trình dạy thực nghiệm thì thực hiện các khâu như sau: 
5


­ Khi củng cố bài thì cho học sinh làm và trả lời các câu hỏi phần củng cố 
bài trong phiếu học tập. 
­ Giao bài tập về  cho học sinh nhà bằng hệ  thống câu hỏi TNKQ trong  
phiếu học tập. 
­ Trước khi dạy bài mới thì tiến hành kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập  
trong các phiếu học tập đã cho, kiểm tra đánh giá cho điểm theo mức độ.
­ Các câu hỏi học sinh chưa hoàn thành thì sẽ  giải trong hai tiết bài tập  
của chương trình.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
3.4.1. Sử dụng công cụ đo và thang đo.
Bài kiểm tra trước tác động: sử  dụng kết quả  bài kiểm tra học kì I (đề 
chung cho toàn khối lớp 10 ban cơ  bản). Dạng  đề  100% trắc nghiệm khách 
quan, số câu 25 thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,4 điểm. Sử dụng 4 mã đề,  
thời gian làm bài 45 phút.
Bài kiểm tra sau tác động: Đề ra theo đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ 
năng. Hình thức ra đề: dạng đề  100% trắc nghiệm khách quan, số  câu 20 câu,  
thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 
35 phút. Đề và đáp án của bài kiểm tra. [phụ lục 3] 
Tiến hành cho kiểm tra đồng thời đối với hai lớp và chấm bài lấy kết  

quả. Kết quả điểm của hai lớp. [phụ lục 4]
3.4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung: 
Kiểm chứng độ  giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên 
trực tiếp dạy chấm bài  hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
Nhận xét của thầy tổ  trưởng, giáo viên trong nhóm lí về  độ  giá trị  nội 
dung của dữ liệu:
­ Đề kiểm tra có sự thống nhất trong nhóm bộ môn, được thầy tổ trưởng 
duyệt. Đề đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
­ Nội dung đề  kiểm tra sát với nội dung mà học sinh đã nắm trong các  
phiếu học tập.  Phu h
̀ ợp vơi trinh đô cua hoc sinh l
́ ̀
̣ ̉
̣
ơp th
́ ực nghiêm va l
̣
̀ ớp đôí 
chứng.
          ­ Các câu hỏi trong đề  kiểm tra đều dùng hình thức TNKQ, có phản  ảnh 
các vấn đề của đề tài nghiên cứu:
 3.4.2. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu:

Hai lớp được cho kiểm tra cùng một đề,  được trộn thành 4 mã khác nhau. 
Mỗi lớp chia thành hai phòng để làm kiểm tra.
Kết quả bài kiểm tra dùng làm kết quả bài kiểm tra thường xuyên.

6



4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Phân tích dữ liệu

Bảng kết quả tính các đại lượng của dữ liệu thu được
Lớp thực nghiệm 10A7
Trước
Sau
 TĐ
 T Đ
Mốt  =
5.2
6.5
Trung vị = 
5
6.5
Giá trị trung bình = 
4.87
6.62
Độ lệch chuẩn  =
1.35
1.17
TTEST độc lập trước TĐ: p1  0.013

4
0.000
TTEST độc lập sau TĐ p2 =
1
SMD
0.831


 
 
 
 
 
 
 
 

Lớp đối chứng 10A6
Trước  Sau
TĐ  T Đ
Mốt = 
3.6
5.5
Trung vị =
5.6
5.5
Giá trị trung bình = 
5.53 5.63
Độ lệch chuẩn = 
1.38 1.19
 

 

 

 
 


 
 

 
 

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực  
nghiệm với lớp đối chứng

10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm

Trước tác
động

Sau tác động


7


Theo bảng kết quả ta thấy:
Trước tác động: 
Số học sinh

Giá trị 
trung bình

Độ lệch 
chuẩn (SD)

Lớp  thực nghiệm 
10A7

43

4,87

1,35

Lớp đối chứng 10A6

43

5,53

1,38


P1
0,0134

Giá trị trung bình của điểm kiểm tra trước tác động của lớp thực nghiệm 
là 4,87 (SD = 1,35) của đối chứng là 5,53 (SD = 1,38). Thực hiện phép kiểm 
chứng T­TEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p1 =0,0134 <0.05. Điều 
này cho thấy kết quả chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý 
nghĩa, lớp thực nghiệm thấp hơn.
Sau tác động:
Số học sinh

Giá trị 
trung bình

Độ lệch 
chuẩn (SD)

Lớp  thực nghiệm 
10A7

43

6,62

1,17

Lớp đối chứng 10A6

43


5,63

1,19

P2
0,0001

Giá trị trung bình điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 
6,62 (SD = 1,17) của đối chứng là 5,63 (SD = 1,19). Thực hiện phép kiểm chứng 
8


T­TEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p2 =0,0001<0,05. Điều này 
cho thấy kết quả chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
4.2. Bàn luận kết quả
Hai lớp được chọn nghiên cứu có các đặc điểm tương đương nhau như sĩ 
số, giới tính, điều kiện xét tuyển. 
Trước tác động chênh lệch điểm trung bình của hai lớp 10A6 và 10A7 là 
có ý nghĩa, lớp đối chứng cao hơn.
Sau tác động điểm trung bình của lớp thực nghiệm 10A7 là 6,62 lớn hơn 
của lớp đối chứng là 5,63, chênh lệch điểm trung bình của hai lớp là 0,99. Kết 
quả của phép kiểm chứng TTEST độc lập p2 =0,0001 < 0,05. Từ đó cho thấy sự 
chênh lệch giá trị  trung bình giữa kết quả  kiểm tra sau tác động của lớp thực 
nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, nghiêng về  lớp thực nghiệm 10A7 không 
phải ngẫu nhiên mà do tác động.
Chênh lêch gia tri TB chuân SMD =
̣
́ ̣
̉
 


6,62 − 5,63
= 0,831 ;  Theo bản 
1,19

tiêu chí Cohen, cho thấy mức độ   ảnh hưởng ES của dạy học có sử  dụng hệ 
thống câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập  ở khâu củng cố bài và giao 
bài tập về nhà về nhà đối với lớp thực nghiệm 10A7 là lớn.
Vậy giả thuyết của đề tài:  việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở 
khâu củng cố bài và giao bài tập về  nhà khi dạy học chương các định luật bảo 
toàn lớp 10 cơ bản làm tăng kết quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần  
Phú đã được kiểm chứng.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung 
bình   bằng 6,62, kết quả  bài kiểm tra của lớp đối chứng có điểm trung bình 
bằng 5,63. Độ  chênh lệch điểm số  trung bình của hai nhóm sau khi tác động là 
O3 − O4 = 0, 99 . 
Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm  
sau tác động có sự  khác nhau lớn. Phép kiểm chứng TTEST độc lập về  giá trị 
trung bình điểm kiểm tra sau tác động của hai lớp là p=0,0001 < 0,05. Kết quả 
này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp thực 
sự có ý nghĩa không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
Lớp 10A7 lớp thực nghiệm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp 
10A6 lớp đối chứng và điểm số chêch lệch này có ý nghĩa thực tiễn.
Chênh   lệch   giá   trị   trung   bình   chuẩn   SMD=0,831.   Điều   này   cho   thấy 
phương pháp dùng phiếu học tập có hệ  thống câu hỏi TNKQ  ở  khâu củng cố 

9




×