Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số câu hỏi tự luận tham khảo kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.39 KB, 5 trang )

Trường THPT Phạm Văn Ðồng---------------------------------------Giáo viên: Ngô Hồng Phong
Câu 1 : Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì ?
Câu 2 : Tế bào chất là gì ?
Câu 3 : Nêu chức năng của lông và roi của tế bào vi khuẩn ?
Câu 4 : Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn ?
(Câu 1 đến câu 4 các em trả lời theo SGK)
Câu 5 : Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế
gì ?
Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trao đổi chất mạnh mẽ và có tốc độ phân chia rất
nhanh. Do đó vi khuẩn dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường
Câu 6 : Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo và hoạt động giúp vi khuẩn tránh được những tác
động bất lợi của môi trường ?
1/Cấu tạo :
- Lông nhỏ, min bao phủ khắp bề mặt có tác dụng đệm cho tế bào vi khuẩn
- Vỏ nhày bao quanh thành tế bào có tác dụng đệm cho vi khuẩn
- Thành tế bào có thành phần bằng chất peptidoglican bảo vệ phần trong của tế bào tránh
được các tác động cơ học
2/Hoạt động :
- Khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường, vi khuẩn tự bảo vệ bằng cách hình thành bào tử
bảo vệ thông qua việc mất nước ra môi trường. Tế bào khô nhỏ lại và chuyển sang đời
sống tiềm sinh, có thể kéo dài rất lâu.
- Bào tử bảo vệ phân bố khắp nơi trong đất, nước, không khí, cơ thể động vật, thực vật. Khi
gặp điều kiện thuận lợi, bào tử hút nước và trương lên, các enzim hoạt động trở lại. Bào tử
phát triển thành tế bào vi khuẩn bình thường.
Câu 7 : Phân tích vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người ?
1/Lợi ích :
- Vi khuẩn tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
- ứng dụng lên men sản xuất các chất như: axit lactic, axit glutamic...
- Sử dụng vi khuẩn xử lí rác thải, nước thải...
- Sản xuất thuốc kháng sinh...
- Vi khuẩn cố định đạm làm tăng lượng mùn trong đất, sản xuất phân bón vi sinh


- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
- Vi khuẩn được sử dụng trong công nghệ chuyển gen...
2/Tác hại:
- Gây bệnh cho người, động vật
- Gây bệnh cho cây trồng
- Làm hư hại thức ăn, đồ dùng...
Câu 8: Nêu những điểm khác biệt của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ và ý nghĩa
của những điểm khác biệt đó?
1/Cấu tạo:
- Kích thước lớn hơn
Ôn tập sinh học 10- Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Văn Ðồng---------------------------------------Giáo viên: Ngô Hồng Phong
- Tế bào chất phát triển và phân hóa thành nhiều bào quan, các bào quan đã có màng ngăn
với tế bào chất=> Chuyên hóa về cấu tạo, giúp quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn, thúc
đẩy tốt hơn sự tiến hóa của tế bào và của cơ thể
- Nhân đã phát triển hoàn chỉnh hơn:
+Có màng nhân =>Bảo vệ cấu trúc nhân, duy trì trao đổi chất giữa nhân với tế bào
+ vật chất di truyền nhiều hơn thông qua việc gia tăng số lượng NST và axit
Nuclêic=>Tạo khả năng phong phú về thông tin di truyền
=> Hình thành phueoeng thức sống hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho chúng thích nghi tốt hơn
với sự tác động của môi trường sống=> Phong phú hơn, đa dạng hơn và thích nghi hơn.
Câu 9: Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
Câu 10: Nêu chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
Câu 11: Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi?
Câu 12: Nêu cấu tạo và chức năng của riboxom?
Câu 13: Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp?
Câu 14: Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể?
Câu 15: Nêu cấu trúc và chức năng của Lizôxôm?
Câu 16: Nêu chức năng của không bào?
Câu 17: Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào?

Câu 18: Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
Câu 19: Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào vi khuẩn và nấm?
Câu 20: Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào?
(Từ câu 9 đến câu 20 các em trả lời theo SGK)
Câu 21:Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật?
Tế bào động vật Tế bào thực vật
1/Không có thành tế bào
2/Không có lục lạp
3/Không có không bào (hoặc rất nhỏ)
4/Có trung thể
1/Có thành xenlulôzơ
2/Có lục lạp
3/Có không bào lớn
4/Không có trung thể

Câu 22: Thế nào là vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất?
-Vận chuyển chủ động là hình thức vận chuyển tích cực, tiêu tốn năng lượng theo nguyên tắc
ngược chiều gradien nồng độ (Ði từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao)
-Ví dụ: Trong quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở ống thận, sau khi nước và các chất được lọc qua
nang Bao man vào ống thận hình thành nước tiểu đầu. Trong lúc này nồng độ glucôzơ trong
nước tiểu đầu vẫn thấp hơn nồng độ glucôzơ trong máu, nhưng ở đây, ống thận vẫn xảy ra quá
trình tái hấp thu glucôzơ qua màng ống thận và mao mạch để vào máu.
Câu 23 : Thế nào là vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất ? Ðặc điểm của hình
thức vận chuyển này ?
Ôn tập sinh học 10- Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Văn Ðồng---------------------------------------Giáo viên: Ngô Hồng Phong
1/Vận chuyển thụ động :Là hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào mà không tiêu tốn
năng lượng, theo nguyên tắc thuận chiều gradien nồng độ (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp)
Các chất được vận chuyển bằng phương thức thụ động qua 2 cách :

-Qua lỗ màng (lớp kép Photpholipit) : không mang tính chọn lọc
-Qua kênh Prôtêin : Mang tính chọn lọc
a/Vận chuyển chất tan : Theo cơ chế khuếch tán
Chất tan được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
b/Vận chuyển nước: Theo cơ chế thẩm thấu
Nước được vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp
2/Ðặc điểm của vận chuyển thụ động:
-Phụ thuộc vào tương quan giữa đường kính phân tử chất với kích thước của lỗ màng
-Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ
-Diện tích khuếch tán
Câu 24: Năng lượng là gì? Trong tế bào sống có những loại năng lượng nào ?Các trạng
thái tồn tại của các dạng năng lượng nói trên ?
-Năng lượng là khả năng sinh công (Chuyển hóa vật chất, các vận động cơ học, tổng hợp các
chất, vận chuyển các chất qua màng sinh chất...)
-Trong tế bào sống có các loại năng lượng như : Hóa năng, cơ năng…. Nhưng tồn tại chủ yếu
trong tế bào là năng lượng hóa năng
-Năng lượng tồn tại ở 2 trạng thái :
+Ðộng năng : là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công
+Thế năng : Là dạng năng lượng dự trữ, tiềm ẩn khả năng sinh công
Câu 25 : Tại sao ẢTP được xem là đồng tiền năng lượng ?
ATP được xem là đồng tiền năng lượng vì :
-ATP chứa các liên kết cao năng dễ bị phá vỡ, sẵn sàng giải phóng năng lượng
-ATP liên tực chuyển đổi qua lại với ADP để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của
tế bào khi cần.
Câu 26 : Cấu tạo và vai trò của ATP ? (SGK)
Câu 27 : Thế nào là hô hấp tế bào ? quá trình hít thở của con người có liên quan như thế
nào với quá trình hô hấp tế bào ?
Câu 28: Enzim là gì? Vai trò của enzim trong chuyển háo vật chất của tế bào ?
-Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất hóa học là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với một chất
khác.Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

-Vai trò của Enzim :
+Làm tăng tốc độ phản ứng (Do làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng)
+Duy trì, điều hòa các hoạt động sống của tế bào.(Thông qua chất ức chế và chất hoạt hóa)
Ôn tập sinh học 10- Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Văn Ðồng---------------------------------------Giáo viên: Ngô Hồng Phong
Câu 29 : Trình bày cơ chế tác dụng của enzim ?
E+SE-S
E-SP+E
Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng sinh hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung
gian. Ðầu tiên, Enzim liên kết với cơ chất tạo thành hợp chất trung gian E-S, Cuối phản ứng hợp
chất đó phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng Enzim nguyên vẹn..
Câu 30: Hô hấp tế bào là gì? Phương trình tổng quát và các giai đoạn chính?
- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào thành các chất đơn giản và
giải phóng ra năng lượng dưới dạng ATP
- Phương trình tổng quát:
- C
6
H
12
O
6
+ 6 CO
2
 6CO
2
+ 6 H
2
O +Năng lượng (ATP, nhiệt)
- Các giai đoạn chính:
+Ðường phân: Phân giải glucozơ trong điều kiện yếm khí tạo sản phẩm trung gian là

a.pyruvic và ATP
+Chu trình crep: Phân giải a.pyruvic trong điều kiện hiếu khí tạo sản phẩm là CO
2
và ATP
+Chuỗi phản ứng truyền điện tử: Ðiện tử được truyền từ NADH và NADH
2
tới O
2
để qua các
phản ứng tạo ra nước từ quá trình khử oxi. Năng lượng được giải phóng từ quá trình này được
sử dụng để tổng hợp các phân tử ATP
Câu 31: Phân biệt 3 giai đoạn chính của quá trình hô hấp nội bào?
Các giai đoạn Ðường phân Chu trình Crep Chuỗi vận
chuyển điện tử
Vị trí Xảy ra ở tế bào
chất
(bào tương)
Xảy ra ở chất nền của ti
thể
Xảy ra ở màng
trong của ti thể
Nguyên liệu Glucôzơ, ATP,
ADP,NAD
Axit pyruvic,Coenzim
A, NAD, FAD,ADP
NADH, FADH
2
Sản phẩm Axit pyruvic,
NADH, ADP,ATP
Co

2
,NADH,FADH
2
,Các
chất hữu cơ trung gian
H
2
O, ATP
Năng lượng tạo ra 2 ATP 2 ATP 32 ATP
Câu 32:Quang hợp được diễn ra ở những nhóm sinh vật nào?
Câu 33: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang
hợp?
Câu 34: Ôxi được sinh ra từ chất nào? Và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Câu 35: Ở thực vật, pha sáng của quang hợp diễn ra ở đâu? Và tạo ra sản phẩm gì để cung
cấp cho pha tối?
Ôn tập sinh học 10- Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Văn Ðồng---------------------------------------Giáo viên: Ngô Hồng Phong
Câu 36: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3
là gì? tại sao người ta goi con đường C3 là chu trình?
(Câu 32 đến 36 trả lời theo SGK)
Câu 37: Phân biệt 2 pha của quang hợp?
Pha sáng Pha tối
Xảy ra cần có ánh sáng Xảy ra không cần có ánh sáng
Chỉ tiến hành được khi có ánh sáng và
không tiến hành được trong tối
Có thể tiến hành bình thường ở ngoài sáng
và trong tối
Xảy ra ở các túi tilacoit của các hạt grana
của lục lạp
Xảy ra ở chất nền của lục lạp

Nguyên liệu là nước Nguyên liệu là CO
2
Sản phẩm tạo ra là khí oxi, Atp và NADH Sản phẩm là chất hữu cơ
Ôn tập sinh học 10- Ban cơ bản

×