Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

chủ đề oxi và môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.97 KB, 23 trang )

CHỦ ĐỀ:
OXI VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH

HỌ VÀ TÊN SV :

1. Kiều Thị Trà Giang
2. Hà Thanh Hương
3. Nguyễn Thị Lan
4. Ngô Thị Hồng Nhung
5. Phùng Thị Thu Thảo
6. Vương Thị Thảo
7. Trần Thị Thùy
8. Nguyễn Ích Vinh

Thái Nguyên 23/07/2016


I -Lí do chọn đề tài.
- Oxi là một chất cần thiết trong đời sống con người, chúng là một
trong những chất cơ bản duy tạo ra và trì sự sống. Tuy nhiên hiện
nay môi trường không khí đang bị ô nhiễm, nồng độ oxi trong không
khí giảm. Vậy học sinh sẽ đặt ra những khái niệm và các câu hỏi như
sau: Oxi là gì? Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? Các
biện pháp để môi trường không khí trong lành? Vai trò của môi
trường không khí như thế nào?
- Thông qua các câu hỏi trên học sinh sẽ lĩnh hội và vận dụng được
nhiều kiến thức của các môn: hóa học, vật lí, sinh học, công nghệ,…
- Vì vậy, chúng tôi xây dựng chủ đề “ Oxi và môi trường khonng khí
trong lành” giúp học sinh hiểu được sự cần thiết bảo vệ môi trường
không khí trong lành, cũng như giúp học sinh củng cố kiến thức và
phát triển năng lực cho học sinh.


II- Mục tiêu bài dạy
1.Về kiến thức
Sau khi học bài này học sinh phải:
- Trình bày được khái niệm cụ thể về nguyên tố đơn chất oxi, nguyên
tố hóa học dầu tiên được nghiên cứu trong chương trình hóa học ở
trường phổ thông.
- Trình bày được cấu trúc,tính chất của nguyên tố oxi.
- Nêu được vai trò của oxi đối với môi trường không khí.
- Giải thích được môi trường không khí trong lành là gì.
- Tác dụng của môi trường không khí trong lành đối với cuộc sống.
2.Về kĩ năng:
Học sinh rèn luyện được kĩ năng: phân tích, quan sát, thí nghiệm và
thực hành, tổng hợp, khái quát hóa, tự học, làm việc nhóm, xử lí
thông tin, giải quyết vấn đè, vận dụng để giải thích được kỹ năng
thực tiễn, tích hợp với nhiều môn khác.
3. Về thái độ
- Học sinh tích cực tự giác trong học tập, hứng thú với chủ đề.
- Học sinh có ý bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn
bầu không khí trong lành.
4. Định hướng phát triển năng lực
Định hướng cho học sinh phát triển những năng lực sau:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác – làm việc nhóm.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.


- Năng lực giao tiếp.
III. Nội dung chính trong chủ đề


IV. Kiến thức các môn được tích hợp trong chủ đề.


Môn
Hóa học

Kiến thức
- Cấu tạo phân tử và trạng thái
tự nhiên.

Mục, bài, lớp
Bài 41-hóa 10 nâng cao

- Tính chất vật lí và hóa học
của oxi.
- Ứng dụng của oxi.
Vật lí

- Thuyết động học phân tử
chất khí. Các định luật và
phương trình trạng thái.

Chương 6-vật lí 10 nâng
cao
Bài 56-vật lí 10 nâng cao

- Sự hóa hơi và sự ngưng tụ.
Sinh học


Công nghệ

- Hô hấp tế bào.

Bài 16-sinh học 10

- Quang hợp.

Bài 17-sinh học 10

- Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

Bài 29-công nghệ 7

V. Thông tin trợ giúp giáo viên
TG1:Oxi
1. Khái niệm oxi:
- Là nguyên tố hóa học, kí hiệu là O có số thứ tự là 8 trong bảng tuần
hoàn Mendeleev.
- KHHH:O, CTHH: O2
- NTk:16 ,PTk :32
2. Tính chất vật lí:
- Khí oxi là chất không màu,không mùi,nạng hơn không khí,ít tan trong
nước.Hóa lỏng ở 183oC có màu xanh nhạt.
3. Tính chất hóa học
3.1: Tác dụng với phi kim.
a. Với lưu huỳnh.


b. Tác dụng với P.

c. Tác dụng với kim loại.
4. Ứng dụng của oxi.
-Oxi là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối
trong quá trình quang hợp. Khí oxi cần thiết để duy trì sự hô hấp của con
người – động vật và cần chi sự đốt nhiên liệu.
a. Sự hô hấp.
-Khí Oxi rất cần trong việc oxi hóa các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng
cho cơ thể. Khonng có oxi, người và động vật không sống được.
-Khí oxi được ứng dụng trong các ngành như: hang không, thợ lặn, lính cứu
hỏa,…
b. Sự đốt nhiên liệu.
-Các chất đốt trong oxi có nhiệt độ cao hơn trong không khí nên được sử dụng
làm nhiên liệu cho tên lửa, chế tạo mìn phá đá, dung trong đèn xì oxiaxetilen để hàn cắt kim loại.
TG2: Môi trường không khí trong lành
1.Thành phần:
- Khí quyển hoặc không khí là chất hỗn hợp của nhiều loại thể khí, nó
thường có ba thành phần bất biến, khả biến và bất định. Trong bầu khí
quyển, khí nitơ chiếm 78,09%, khí oxy chiếm 20,95%, khí trơ chiếm
0,93%, ba chất này chiếm tổng thể tích 99,97%. Chúng và các thể khí hiếm
vi lượng như neon(ne), hêli(he), krypton(kr), xenon(xe), radon(Rn),…tạo
thành nhóm cố định trong không khí, tỉ lệ của nhóm này dường như giống
nhau ở bất kỳ chỗ nào trên bề mặt trái đất.
-Nhóm có thể biến đổi chỉ cacbonic và hơi nước trong không khí ở trạng thái
bình thường, hàm lượng cacbonic là 0,02% - 0,04%, hàm lượng hơi nước
dưới 4%, hàm lượng chúng trong không khí thay đổi theo mùa là điều kiện
khí hậu, cũng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất và cuộc sống của con
người.


-Không khí có nhóm cố định và nhóm thay đổi như trên đã nói là không khí

trong lành, tươi mát.
-Có hai nguồn gốc của nhóm bất biến trong khí quyển. Một là, chất ô nhiễm
hình thành từ những thiên tai đột ngột xuất hiện trong giới tự nhiên; Hai là,
ô nhiễm do con người gây ra cho môi trường. Đây là nguồn gốc chủ yếu
nhất của nhóm bất biến trong không khí, và cũng là nguyên nhân chủ yếu
gây ô nhiễm không khí.

-Khí quyển ngoài thành phần nói trên còn có một số ít ion âm. Ion âm được
gọi là vitamin không khí, có thể giúp loài người giữ chức năng sinh lý bình
thường ở những nơi như bờ biển, sơn thôn, rừng, trong không khí có lượng
lớn ion âm, con người trong môi trường này sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái
dễ chịu.

 Không khí trong lành là :Tóm lại, chỉ khi không khí không bị ô nhiễm,
tức là khi hàm lượng khí nitơ, oxy, khí trơ và hàm lượng các thể khí vi
lượng thích hợp với tỉ lệ bình thường, hàm lượng cacbon đioxit, hơi
nước trong phạm vi biến đổi bình thường và trong không khí phải có
lượng ion âm tương đối, không khí như thế này mới được cơn là không
khí trong lành.
2. Vai trò ứng dụng của không khí trong lành:
- Không chỉ nước ta mà rất nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu
những trận bão lụt khủng khiếp, những cơn bão mặt trời, những trận
sóng thần hay động đất tàn phá dữ dội. Tất cả đều do biến đổi khí hậu,
và ô nhiễm môi trường sống chính là một nguyên nhân dẫn sự biến đổi
khí hậu toàn cầu. Theo các chuyên gia thì trạng môi trường sống của
Việt Nam đang trở nên căng thẳng vì ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm
không khí. Ô nhiễm không khí không nhìn thấy được nhưng lại có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe con người. Bạn có biết 90% thời gian cư dân
đô thị sống trong môi trường nhà ở, trường học, văn phòng làm việc…
sẽ chịu ảnh hưởng từ nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà cao hơn 2 – 5

lần, thậm chí 100 lần so với nồng độ ngoài trời, đây là một con số
không phải ai cũng biết.( Các chất ô nhiễm tiềm ẩn trong nhà như:


Acetone: có trong nước sơn, mực in, hóa chất chùi rửa hay
Formaldehyde: có trong khói động cơ, thuốc lá, khí hóa lỏng, gỗ ép,
vải, thuốc tẩy uế, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…
và nhiều chất ô nhiễm khác).
 Môi trường trong lành là rất quan trọng, để tiếp tục sống ,tồn tại ta cần có
môi trường trong lành.
TG3. Thực trạng của môi trường không khí xung quanh
1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam được xem xét tại
ba khu vực chính đô thị, các khu sản xuất công nghiệp, làng nghề và nông
thôn. Một số vấn đề ô nhiễm không khí mang tính xuyên biên giới và liên
quốc gia được trình bày trong phần cuối của chương.
Chất lượng môi trường được đánh giá dựa trên chuỗi số liệu quan trắc từ
năm 2008 đến 2013 và có so sánh với kết quả quan trắc giai đoạn trước.
Phân tích và đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí ở Việt
Nam dựa vào so sánh các kết quả với các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
quốc gia hiện hành.Chất lượng không khí tại các đô thị: Ô nhiễm do bụi
vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất và chưa được cải thiện so với giai đoạn từ
2003 - 2007. Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi lơ lửng tổng số) có
xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt ở các trục giao thông và tuyến
đường chính ở các đô thị lớn. Các khu công trường xây dựng cũng đóng
góp phần đáng kể gây ô nhiễm bụi với quy mô ô nhiễm cục bộ. Phần lớn
các thông số ô nhiễm khác (NO2, SO2, CO và chì) vẫn nằm trong ngưỡng
cho phép của QCVN 05:2013. Các thông số NO2, SO2, CO vượt quy
chuẩn cho phép chỉ xảy ra có tính cục bộ. Riêng thông số ôzôn ở tầng mặt
đất đã có một số trường hợp tăng cao xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013 trung

bình 1 giờ.Chất lượng không khí xung quanh các khu sản xuất công nghiệp:
vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi lơ lửng tổng
số tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt giới
hạn quy định, thậm chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình
24 giờ và trung bình năm. Năm 2011 là năm ghi nhận xung quanh các khu
công nghiệp, khu sản xuất bị ô nhiễm bụi nặng hơn cả, trong khi năm 2012,
bức tranh môi trường không khí lại được cải thiện đáng kể ở những nơi tập
trung hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải
do hoạt động kiểm soát ô nhiễm hiệu quả mà do ảnh hưởng của khủng


hoảng kinh tế, nhiều nhà máy công nghiệp ngừng hoạt động hoặc sản xuất
cầm chừng. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp đang hoạt động vẫn
tiếp tục phát thải vào môi trường không khí một lượng bụi thải lớn, đó là
các ngành khai khoáng, nhiệt điện, xi măng. Trong những năm qua, ô
nhiễm tiếng ồn xung quanh các khu công nghiệp cũng duy trì ở ngưỡng
cao. Các thông số khác (NO2, SO2) nhìn chung vẫn thấp hơn ngưỡng quy
chuẩn cho phép.
Chất lượng không khí tại khu vực làng nghề và nông thôn: Tình trạng ô
nhiễm không khí tại các làng nghề tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại các làng
nghề tái chế kim loại, nhựa, vật liệu xây dựng... Ô nhiễm môi trường không
khí tại các làng nghề tùy thuộc vào tính chất, quy mô và sản phẩm của từng
loại ngành nghề. Lượng bụi và khí CO, CO2, SO2và NOx thải ra trong quá
trình sản xuất khá cao. Nồng độ SO2, NO2 tại các làng nghề tái chế nhựa,
đúc đồng rất cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Trong đó, nồng độ bụi
và ô nhiễm tiếng ồn thường xảy ra ở các làng nghề cơ khí và sản xuất đồ
gỗ. Đối với nhiều khu vực nông thôn, chất lượng môi trường không khí
hiện nay còn khá tốt, rất nhiều vùng chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Các chất ô
nhiễm hầu hết nằm trong ngưỡng cho phép.
Hiện nay, các nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề ô nhiễm không khí liên

quốc gia và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng môi trường không khí ở
Việt Nam còn hạn chế. Trong đó, lắng đọng axit và suy giảm tầng ozon là
hai vấn đề ô nhiễm toàn cầu được đánh giá là có tác động nhất định đến
chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đối với một số vấn đề khác
như sương mù quang hóa hay ô nhiễm không khí xuyên biên giới hiện vẫn
chưa rõ ràng nhưng đã xuất hiện những biểu hiện nhất định.
2. Nguyên nhân:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: Tại Việt Nam, các nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: nguồn di động (hoạt động giao
thông), nguồn cố định (hoạt động sản xuất công nghiệp: khai thác và chế
biến than, nhiệt điện, sản xuất thép, sản xuất xi măng và vật liệu xây
dựng...; các làng nghề và lò đốt chất thải nguy hại) và các nguồn khác (hoạt
động sản xuất nông nghiệp, hoạt động dân sinh...). Các nguồn thải hiện nay
đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, theo đặc
thù phát triển của từng vùng miền và quy mô tính chất của từng nguồn thải
nên áp lực lên môi trường không khí cũng khác nhau.


TG4. Biện pháp cải thiện môi trường không khí
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc ảo vệ và làm sạch môi trường
bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn! Thứ nhất, phải có các hình
thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với cá nhân tổ chức, cơ quan có
hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Bên
cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên
truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường
tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã… Đưa những bài viết chi tiết hơn
về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh
có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc
phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình

đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường
xuyên hơn những phong trong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu
dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển,…
1. Đối với cộng đồng:
− Không vứt xả rác bừa bãi, cho dù là 1 mẩu con con. Nếu không tìm
thấy thùng rác thì nhất quyết cho vào túi của mình, mang về nhà vứt.
Tập cho bản thân mình, chồng và con thói quen tốt như vậy.
− Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt tài nguyên rừng làm hủyhoại
môi trường. Có bảo vệ môi trường thì con người mới có thể tạo ra một
cuốcsống tốt đẹp, vững bền lâu dài.
− Chung tay trồng thêm cây xanh ở địa phương nơi em sinh sống.
− Ngày 5 tháng 6 hằng năm được liên hiệp quốc chọn ngày môi
trườngthế giới.
− Kêu gọi mọi người dân phải có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệmôi
trường.
− Hạn chế sử dụng bao bì ni lon. Kêu gọi “một ngày không dùng bao bìni
lon”.
− Thay thế việc sử dụng bọc ni lon bằng việc sử dụng giấy gói nhữngvật
không thẩm thấu, hoặc sử dụng lá chuối hoặc lá sen, lá môn để gói,
dùng chainhựa chứa đựng những chất lỏng (sử dụng nhiều lần).


− Những nơi công cộng phải có thùng chứa rác và xử lí đúng quy định
.Các nhà máy phải có biện pháp xử lí chất thải.
− Phân loại chất thảy, rác thành 2 loại hữu cơ và vô cơ.
− Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định
− Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình thu
gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải
vào hệ thống thoát nước công cộng.
− Trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.

− Không hút thuốc là nơi công cộng.
− Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về
giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hóa.
− Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.
− Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
Do đó, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác và sử
dụng khoáng sản Việt Nam đòi hỏi phải quan tâm đến các khía cạnh:
− Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu đến môi trường trong quá
trình thăm dò, khai thác, chế biến.
− Điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không
xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển
luyện khoáng sản.
− Đầu tư kinh phí xử lí chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác
và sử dụng khoáng sản như xử lí chống bụi, chống độc, xử lí nước thải,
quy hoạch xây dựng các bãi thải.
Chúng ta cần phải có công cụ quản lý môi trường. Công cụ quản lí môi
trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lí môi trường của
nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức
năng và phạm tác động, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.


− Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi
trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
− Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiến
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có
hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
− Các công cụ kỹ thuật quản lí thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát
nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thnahf và
phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý

có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lí chất
thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có
thể được thực hiện thành công trong bất kì nền kinh tế phát triển như
thế nào.
2. Đối với gia đình:
− Không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn, nếu bạn không sử dụng
những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hoá học
trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong
ngôi nhà của bạn.
− Không sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hoá học tổng
hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có
chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.

− Khi làm sạch các vật dụng trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để
tránh bụi bay ra từ những vật dụng này và nó sẽ làm ô nhiễm không
khí.
− Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy,
bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng
nên mang chúng đi giặt.
− Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi rửa bát
để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi
nhà của bạn.


− Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho
gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất
hoá học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.
− Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay
bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong

môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60%
để tránh nấm mốc phát triển.
− Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì
chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của
bạn.
− Bạn nên để những vật dụng có chứa chất hoá học cách xa nơi sinh hoạt
của gia đình. Bạn có thể tạo một gian cho riêng để cất chúng, như nhà
kho hay gara.
− Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn
có một không khí trong lành. Bạn nên chọn những loại cây có khả năng
xanh tốt quanh năm vì khả năng hấp thụ khí CO2 sẽ được nhiều hơn.
VI. Gợi ý hình thức tổ chức dạy học
6.1. Đối tượng dạy học
Chủ đề tích hợp được tổ chức bởi GV môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, … và
đối tượng HS là HS lớp 10 THPT.
6.2. Kế hoạch dạy học
Tuần 1
Tiết 1: Hướng dẫn học sinh (HS) tìm hiểu về dự án và lập kế hoạch thực hiện
dự án học tập. HS đề xuất các ý tưởng thực hiện dự án.
Tiết 2: Nhóm trưởng phối hợp cùng GV phụ trách phân công nhiệm vụ đến
từng HS, lập thời gian biểu và thời gian hoàn thành của mỗi HS, đảm bảo cho
nhóm hoàn thành, thu sản phẩm cho dự án. GV lưu ý: HS có thể sử dụng các
bài báo, sách, internet, … để làm phương tiện thực hiện nhiệm vụ của mình.
Bộ câu hỏi hướng dẫn cho dự án:
Câu hỏi khái quát: Tầm quan trọng của Oxi đối với sự sống?
Câu hỏi bài học:
- Oxi ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người trên Trái Đất này ?


- Làm thế nào để chúng ta luôn có một môi trường không khí trong lành để

đảm bảo sức khỏe và cuộc sống ?
Câu hỏi nội dung:
1. Oxi là gì ? Oxi tồn tại ở đâu trên Trái Đất ?
2. Tính chất lý học và hóa học của oxi ?
3. Oxi được ứng dụng như thế nào ?
4. Em hiểu như thế nào là môi trường không khí trong lành?
5. Thành phần của môi trường không khí trong lành ?
6. Không khí trong lành giữ vai trò như nào đối với cuộc sống của chúng ta ?
7. Hiện trạng của môi trường không khí quanh chúng ta hiện nay ? Nguyên
nhân dẫn đến hiện trạng đó.
8. Giải pháp nào giúp chúng ta bảo vệ môi trường không khí trong lành ?
Chia
nhóm/Phân
vai
Nhóm 1: Kỹ
sư hóa học

Nhiệm vụ

Yêu cầu cần
đạt

Bộ môn tích
hợp

- Tổng hợp
kiến thức về
cấu tạo phân
tử oxi, tính
chất,

ứng
dụng của oxi.

- Trình bày - Hóa học
được cấu tạo - Lý học
phân tử, tính - Sinh học
chất lý học và
hóa học của
oxi.

- Thực hiện
các
thí
nghiệm
nghiệm cứu
tính chất của
oxi.

- Thực hành
thí
nghiệm
nghiên cứu
tính chất của
oxi.

Nhóm 2: Học - Nêu được
sinh
hiểu biết của
từng HS hiểu
thế nào là

môi trường
không
khí
trong lành.

- Ứng dụng
của oxi.
- Trình bày - Môi trường
được
hiểu - Vật lý
biết của bản
thân HS về
định
nghĩa
không
khí
trong lành.

Sản phẩm

Bài báo cáo
powerpoint về
cấu tạo, tính
chất lý học,
hóa học của
oxi và ứng
dụng của nó.

- Sơ đồ về
thành

phần
không khí.
- Bài báo cáo
về vai trò
không
khí
trong lành đối


- Nghiên cứu
về thành phần
không khí để

được
không
khí
trong lành và
vai trò của
nó.

Nhóm 3: Kỹ
sư sinh học

- Tìm hiểu
thực
trạng
môi trường
không
khí
xung quanh

nơi HS sống.

- Trình bày
được thành
phần các chất
khí
trong
không
khí
trong lành.
- Vai trò của
không
khí
trong
lành
vói cuộc sống
con người.
- Nêu được - Hóa học
hiện
trạng - Sinh học
môi trường - Môi trường
không
khí
quanh
khu
vực HS sinh
sống.

Nguyên
nhân dẫn tới - Trình bày

thực trạng đó. được số liệu,
hoặc
hình
ảnh
chứng
minh
thực
trạng đó.
Nhóm 4: Đưa Đề xuất giải - Trình bày - Sinh học
ra các giải
pháp cải thiện các giải pháp - Lý học
pháp
môi trường cải thiện môi - Hóa học
không
khí, trường không
đảm bảo và khí
trong
bảo vệ bền lành.
vững
môi - Đề xuất giải
trường không pháp bảo vệ
khí trong lành bền vững môi
và chống ô trường không
nhiễm không khí
trong
khí.
lành, chống ô
nhiễm.

với

sống.

cuộc

Bài báo cáo

thuyết
trình về hiện
trạng
môi
trường không
khí và nguyên
nhân dẫn đến
hiện trạng đó.

- Sơ đồ tư duy
- Bài thuyết
trình về đề
xuất bảo vệ
không
khí,
chống
ô
nhiễm không
khí.


GV và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ đến từng thành viên:
- Nhóm 1: Kỹ sư hóa học
(1) Oxi là gì ?

(2) Tính chất vật lý của oxi ?
(3) Tính chất hóa học của oxi ?
(4) Vai trò của oxi đối với sinh vật, quá trình sản xuất và môi trường ?
Thư kí và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu, trình bày sản phẩm của nhóm
mình
Bài báo cáo powerpoint về cấu tạo, tính chất lý học, hóa học của oxi và ứng
dụng của nó.
- Nhóm 2: Học sinh
(1) Em hiểu thế nào là môi trường không khí trong lành ?
(2) Thành phần tạo nên môi trường không khí trong lành ?
(3) Vai trò của môi trường không khí trong lành đối với con người và sinh vật
?
Thư kí và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu, trình bày sản phẩm của nhóm
mình
+ Sơ đồ về thành phần không khí.
+ Bài báo cáo về vai trò không khí trong lành đối với cuộc sống.
- Nhóm 3: Kỹ sư sinh học
(1) Hiện trạng của môi trường không khí xung quanh chúng ta ? (Gang thép )
(2) Dự đoán những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm đó?
(3) Ảnh hưởng sự ô nhiễm đối với sinh vật ?
Thư kí và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu, trình bày sản phẩm của nhóm
mình
+ Bài báo cáo và thuyết trình về hiện trạng môi trường không khí và nguyên
nhân dẫn đến hiện trạng đó.
- Nhóm 4: Đưa ra các giải pháp.
(1) Nêu các biện pháp đối với cộng đồng?
(2) Nêu các biện pháp áp dụng trong gia đình?
Thư kí và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu, trình bày sản phẩm của nhóm
mình
+ Sơ đồ tư duy



+ Bài thuyết trình về đề xuất bảo vệ không khí, chống ô nhiễm không khí.
Tuần 2: Triển khai dự án ( HS thực hiện tại nơi khảo sát hoặc tại nhà,
…)
HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng
với các nhiệm vụ đã đặt ra, họp nhóm để báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ, chia sẻ tính hình học tập của mỗi cá nhân. GV phụ trách tham gia họp
nhóm cùng các nhóm HS, kịp thời giải đáp thắc mắc nếu cần thiết.
Tuần 3: Báo cáo, đánh giá và tổng kết dự án ( Thực hiện 2 tiết trên lớp)
Hoạt động 1: Báo cáo sản phẩm dự án
- Kê bàn ghế thành 4 góc, mỗi góc được bố trí 1 nhóm và bày sản phẩm của
nhóm mình.
- HS các nhóm sẽ lần lượt báo cáo sản phẩm dự án, HS nhóm khác lắng nghe,
đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến.
- GV giải đáp thắc mắc nếu HS giải đáp chưa thỏa mãn.
- HS các nhóm chấm phần trình bày của nhóm bạn.
- HS chia sẻ thu nhận được sau bài học.
Hoạt động 2: Tổng kết dự án
- GV tổng kết bài học, chốt lại nội dung trọng tâm, đánh giá quá trình làm
việc thực hiện dự án của từng nhóm, đánh giá kết quả học tập theo các sản
phẩm.
- Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm quá trình làm dự án, đề nghị khen
thưởng cá nhân có đóng góp tích cực.
- HS chia sẻ những điều học được từ hoạt động học tập dự án này.


VII. Gợi ý kiểm tra, đánh giá.
Đánh giá
- Giáo viên tóm tắt nội dung chủ đề bài học và đưa ra nhận xét đánh giá sơ


bộ, rút kinh nghiệm cho các nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện sản phẩm làm tư liệu
dạy học hoặc làm sản phẩm nghiên cứu khoa học
- Giáo viên tuyên dương các nhóm, cá nhân làm việc hiệu quả
- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà
Phiếu đánh giá năng lực hợp tác nhóm
( M1-1 điểm; M2-2 điểm; m3-3 điểm;m4-4 điểm)
Họ và tên thành viên đánh giá…………………………………….
Nhóm…………………………………………...
Hành vi

Tiêu chí đánh giá

Chủ động
đè
xuất
mục đích
hợp tác
khi được
giao các
nhiệm vụ

M1: không tham giam đề xuất
mục đích hợp tác nhóm

Xác định
nội dung,
công việc
cần thực

hiện

M1: biết được các nội dung
công việc cần thực hiện của
nhóm

M2: có tham gia đề xuất 1 ý
kiến mục đích hợp tác nhóm
M3: tham gia và đề xuất được
1 ý kiến có ích
M4: tham gia và đề xuất được
2 ý kiến có ích trở lên

M2: biết được nội dung công
việc cần thực hiện của cá nhân
M3: biết được cách thức thực
hiện để hoàn thành nhiệm vụ

Có xây
dựng
được kế
hoạch
thực hiện

M1: chưa tham gia xây dụng
kế hoạch thực hiện của nhóm
M2: có đóng góp ý kiến có ích
cho kế hoạch cho nhóm
M3: đóng góp 2 ý kiến có ích


Thành viên được đánh giá


hay
không?

cho kế hoạch của nhóm

Biết tự
nhận
trách
nhiệm và
vai trò
của mình
trong hoạt
động
nhóm

M1: chưa nhận ra được trách
nhiệm và vai trò của mình
trong hoạt động nhóm

Tự đề
xuất
nhiệm vụ
của mình
trong hoạt
động
nhóm
không

hay có
sẵn sàng
nhận
nhiệm vụ
khi được
phân công

M1: nhận nhiệm vụ trong hoạt
động nhóm

M4: đóng góp từ 3 ý kiến có
ích trở lên cho kế hoach thực
hiện

M2: nhận ra được trách nhiệm
và vai trò của bản than trong
hoạt động nhóm

M2: đề xuất và sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ nhóm
M3: tích cực tham gia đề xuất
nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng
nhận nhiệm vụ của nhóm


Đánh giá
- Giáo viên tóm tắt nội dung chủ đề bài học và đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ,
rút kinh nghiệm cho các nhóm
- Giáo viên yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện sản phẩm làm tư liệu dạy
học hoặc làm sản phẩm nghiên cứu khoa học

- Giáo viên tuyên dương các nhóm, cá nhân làm việc hiệu quả
- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC NHÓM
( M1-1 điểm; M2-2 điểm; m3-3 điểm;m4-4 điểm)
Họ và tên thành viên đánh giá…………………………………….
Nhóm…………………………………………...
Trình
bày
được ý
kiến

M1: không tham gia trình bày ý
kiến đưa ra phương án thí
nghiệm. phương án giải bài
tập…
M2: trình bày được 1 ý kiến đưa
ra phương án thí nghiệm,
phương án giải bài tập.. có lịch
M3: trình bày được 1 ý kiến đưa
ra phương án thí nghiệm,
phương án giải bài tập… có ích
M4: trình bày được 2 ý kiến đưa
ra phương án thí nghiệm,
phương án gaiir bài tập… có ích
trở lên.

Biết
lắng
nghe

tích cực
ý kiến
từ các
thành
viên
khác

M1: ngồi im nghe
M2: nghe và ghi chép
M3: nghe và hỏi lại
M4: phản hồi tích cực


trong
nhóm
Biết
khiêm
tốn tiếp
thu sự
góp ý và
nhiệt
tình chia
sẻ, hỗ
trợ các
thành
viên
khác
không?

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC

(Công cụ đánh giá: hồ sơ học tập, sản phẩm)
Giáo viên đánh giá:
……………………………………………………………………………
Nhóm được đánh giá:
……………………………………………………………………….
Chỉ số hành vi

Tiêu chí chất lượng
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Điểm


1.1 Xác định yêu
cầu nhiệm vụ

1.2 Lập dàn cho ý
tưởng yêu cầu,
nhiệm vụ

Có xác định
yêu cầu
nhiệm vụ

Xác định chính
xác yêu cầu

nhiệm vụ

Có lập dàn ý

Lập dàn ý chi
tiết,cụ thể (cần
phải nghiên cứu
kiến thức
gì,nghiên cứu
kiến thức đó để
làm gì …..)

Dàn ý cụ thể,
khoa học, chi tiết
ở các giai đoạn
của quá trình,
phân bố thời
gian hợp lí

Nêu được các
con đường học
tập, nghiên cứu,
phân tích đưa ra
con đường phù
hợp nhất

Nêu được tiến
trình tự học, tự
nghiên cứu theo
con đường đã

chọn

Kế hoạch học
tập chi tiết, có
phân bố thời
gian nhưng chưa
hợp lí

Kế hoạch học tập
chi tieestkhoa
học cụ thể phân
bố thời gian hợp
lí.

2.1 Xác định con
đường học tập,
nghiên cứu

Nêu được các
con đường
học tập,
nghiên cứu
(theo con
đường lí
thuyết hay
2.2 Xây đựng được
con đường
kế hoạch học
thực nghiệm)
tập,làm việc phù

Xây dựng kế
hợp
hoạch học tập
nhưng chưa
3.1. Tiếp cận thông
chi tiết,chưa
tin
phân bố thời
gian hợp lí
3.2. Xử lí thông tin Liệt kê các tài

3.3. Vận dụng tri
thức, thông tin

liệu tham
khảo có lien
quan đến bài
học.

Liệt kê tài liệu
hay nguồn
thông tin hữu
ích có giá trị

Tóm tắt được
thông tin thu
nhập được

Hệ thống dưới
hình thức bảng

biểu, ngắn gọn

Xác định chính
xác yêu cầu
nhiệm vụ và các
bước thực hiện
nhiệm vụ

Hệ thống dưới hệ
thống bản đồ tư
duy, có sự phân
tích đáng giá các


3.4. Trao đổi phổ
biến thông tin
thông qua thảo
luận, thuyết trình

Vận dụng các
thông tin thu
được dưới sự
hướng dẫn chi
tiết của giáo
viên

Có trao đổi
4.1. Tự nhận xét
thông tin
được kết quả học

tập của bản than và
của người khác

Nhận xét
được một
phần kết quả
của bản than
và của người
khác thông
qua các bài
kiểm tra ngắn,
liệt kê được
các kiến thức.

xúc tích
Biết cách vận
dụng các thông
tin thu được để
giải quyết vấn
đề nhưng chưa
chính xác.
Trao đổi các
thông tin, kiến
thức có giá trị,
trình bày các
thông tin thu
được ngắn gọn
xúc tích
Nhận xét được
nhưng không

đưa ra được
phiuwowng án
giúp khắc phục
nhược điểm.

nguồn thông tin.
Tự lực vận dụng
thông tin thu
được để giải
quyweest các
vấn đề chính
xác.

Trình bày ngắn
gọn, lôi cuốn,
xúc tích, làm cho
cả lớp chú ý dến
thông tin được
đua ra.
Nhận xét và đưa
ra phương án
khắc phục một
số nhược điểm
để nâng cao kết
quả học tập





×