Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trường mầm non huy hạ huyện phù yên tỉnh sơn la thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.24 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ HẢI YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HUY HẠ
HUYỆN PHÙ YÊN TỈNH SƠN LA THÔNG QUA
VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI ĐỒNG DAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ HẢI YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HUY HẠ
HUYỆN PHÙ YÊN TỈNH SƠN LA THÔNG QUA
VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI ĐỒNG DAO

Chuyên ngành: Phát triển Ngôn ngữ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng

SƠN LA, NĂM 2015




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sỹ Trịnh Thị Hồng đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học trường Đại học Tây Bắc, các
quý thầy cô trong khoa Tiểu học - Mầm non, các thầy cô công tác tại bộ phận
thư viện nhà trường và tập thể các bạn lớp K52A Đại học Giáo Dục Mầm non đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô giáo, cùng toàn thể các em
học sinh lớp mẫu giáo lớn A trường Mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực trạng và thể nghiệm của
khóa luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hải Yến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Dịch nghĩa

ĐHSP

Đại học sư phạm

CĐSP


Cao đẳng sư phạm

TCSP

Trung cấp sư phạm

ĐH

Đại học

MGL

Mẫu giáo lớn

STT

Số thứ tự

TC

Tiêu chí



Tổng điểm



Mức độ


G

Giỏi

K

Khá

TB

Trung bình

Y

Yếu

SL

Số lượng

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

NXB


Nhà xuất bản

NXBGD

Nhà xuất bản giáo
dục


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 5
5.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
5.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận..................................................................... 5
6.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu anket. ....................................................... 6
6.3. Phương pháp quan sát. ................................................................................... 6
6.4. Phương pháp thống kê toán học. .................................................................... 6
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. .............................................................. 6
7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 6
8. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 7
8.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 7
8.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 7
9. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 7
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn................................................................. 7
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm, chức năng của ngôn ngữ ........................................................... 8
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 8
1.1.1.2. Chức năng của ngôn ngữ .......................................................................... 8
1.1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ................................... 9
1.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) .................... 11


1.1.3. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ............................ 12
1.1.4. Đồng dao đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ...................................... 13
1.1.4.1. Khái niệm và chức năng của đồng dao .................................................. 13
1.1.4.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 13
1.1.4.1.2. Chức năng ........................................................................................... 13
1.1.4.2. Ý nghĩa của đồng dao đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5
- 6 tuổi) ................................................................................................................ 14
1.1.4.3. Yêu cầu chung của phương pháp dạy đồng dao cho trẻ mẫu giáo (5 - 6
tuổi) ..................................................................................................................... 15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 16
1.2.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 16
1.2.2. Đối tượng khảo sát .................................................................................... 16
1.2.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................... 16
1.2.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
(5-6 tuổi) trường Mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La thông qua việc
cho trẻ làm quen với đồng dao ............................................................................ 16
1.2.5. Phân tích kết quả điều tra .......................................................................... 17
1.2.5.1. Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp dạy trẻ MGL ở
trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. ...................................... 18
1.2.5.2. Thực trạng trình độ nhận thức của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao ....... 19

1.2.5.3. Thực trạng về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi)
Trường Mầm non Huy Hạ Huyện Phù Yên tỉnh Sơn La thông qua việc cho trẻ
làm quen với đồng dao ........................................................................................ 21
Tiểu kết ................................................................................................................ 23
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ (5 - 6
TUỔI) THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI ĐỒNG DAO .. 24
2.1. Hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với đồng dao ........................................ 24
2.2. Kết hợp trò chơi học tập với đồng dao ......................................................... 27
2.3. Kết hợp các trò chơi dân gian với đồng dao ................................................ 28


2.4. Kết hợp hoạt động góc với đồng dao .......................................................... 32
2.5. Hoạt động dạy học âm nhạc kết hợp với đồng dao ...................................... 34
2.6. Phối hợp với phụ huynh dạy đồng dao cho trẻ ở nhà .................................. 37
Tiểu kết ................................................................................................................ 41
CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 42
3.1. Mục đích thể nghiệm .................................................................................... 42
3.2. Đối tượng thể nghiệm................................................................................... 42
3.3. Điều kiện thể nghiệm ................................................................................... 42
3.4. Phương pháp dạy thể nghiệm ....................................................................... 43
3.5. Nội dung thể nghiệm .................................................................................... 43
3.5.1. Thiết kế giáo án mẫu ................................................................................. 44
3.6. Kết quả dạy học thể nghiệm ......................................................................... 51
Tiểu kết ................................................................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ông cha ta có câu “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”. Thật đúng như vậy, dạy
tiếng mẹ để cho trẻ lứa tuổi mầm non có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngôn
ngữ của trẻ phát triển sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng
vào việc hình thành và phát triển nhận thức cũng như nhân cách trẻ. Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ
là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định
sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để
giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận
thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5
- 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Việc phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn
học khác hơn như: Môi trường xung quanh, toán học, tạo hình và vui chơi. Đặc
biệt là bộ môn làm quen với văn học, thông qua văn học trẻ có thể được làm
quen với các bài thơ, câu truyện kể, ca dao, đồng dao… Trong đó âm điệu, hình
tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca giống như một dòng chảy
ngọt ngào sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những bài hát đồng dao gắn liền với các
trò chơi đặc biệt hấp dẫn trẻ bởi tính chất dễ nhớ, dễ thuộc và giàu tính nhịp
điệu. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học mà cụ thể là cho trẻ làm quen với
các bài đồng dao là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả
nhất. Trước tiên trẻ phát triển năng lực tư duy, trí nhớ, óc tưởng tượng sáng tạo
để trẻ ghi nhớ trẻ thích thú và hướng tới cái đẹp, biết đọc theo đúng vần điệu.
Khi trẻ đọc, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, âm phát
ra có vần điệu nhịp nhàng, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ,
và vận dụng cách nói có ngữ điệu vào trong giao tiếp sau này bằng chính ngôn
ngữ của trẻ.
1.2. Nhưng hiện nay việc cho trẻ mầm non làm quen và học các bài đồng
dao chưa được chú trọng đặc biệt là các trẻ mầm non ở độ tuổi 5 - 6 thì việc
được đọc các bài đồng dao là rất ít vì phần lớn thời gian trẻ còn nhiều hoạt động
1



khác để chuẩn bị vào lớp 1. Các trẻ em ở thành phố thường có xu hướng chơi
các trò chơi hiện đại vì vậy dần quên đi các trò chơi dân gian và các bài đồng
dao, khiến các bài đồng dao dần bị trẻ lãng quên và không biết đến. Đặc biệt đối
với trẻ mầm non 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc các tỉnh miền núi thì việc trẻ
được tiếp xúc với đồng dao để phát triển ngôn ngữ còn hạn chế vì đa phần các
em đều là học sinh dân tộc thiểu số và các bậc phụ huynh cũng chưa có nhiều
thời gian cũng như phương pháp để quan tâm và chăm sóc cho trẻ.
Với xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường Mầm non hiện nay
nhất là những trường Mầm non ở miền núi có đa số trẻ đến trường là người dân
tộc thiểu số, cùng với những sức mạnh vốn có của đồng dao với trẻ nhỏ nên tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi trường Mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La thông qua việc
cho trẻ làm quen với Đồng dao”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại. Nó đi lên và phát triển cùng với
xã hội loài người. Nó luôn cùng đồng hành với con người, là phương tiện để
giao tiếp với con người, tồn tại bên trong xã hội loài người. Ngôn ngữ là kho
tàng trí tuệ của loài người, nó chứa đựng và làm sống lại những thành tựu to lớn
do xã hội loại người xây dựng lên, là tượng đài đầy giá trị của nền văn minh
nhân loại.
Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ được
nghiên cứu rất kỹ lưỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sư phạm cùng với nhiều
công trình có tính khoa học, hiệu quả nổi tiếng. Những công trình này đã vào
Việt Nam từ rất sớm. Giáo viên và sinh viên các trường Mầm non đã biết đến
Chikhieva.E.I như một tác giả có uy tín trong nghiên cứu về lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, còn nhiều tác giả chúng ta biết đến cũng
góp phần quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ cho

trẻ ở nước ta. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với “Phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi” và tác giả Đinh Hồng Thái với cuốn sách
2


“Phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non” đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ, vốn từ của mình qua đó giúp chúng ta có thể áp dụng một số biện
pháp phù hợp vào đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp hợp lí đối với sự phát
triển tâm, sinh lí của trẻ, hơn nữa còn thích hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của đồng dao trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) và xây dựng một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao tôi đã tiếp cận với
một số công trình nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. Ở những công trình
này, theo những mục đích nghiên cứu khác nhau, chúng tôi nhận thấy các tác giả
chủ yếu quan tâm đến những vấn đề khái quát về đồng dao hoặc vai trò của ca
đồng dao đối với đời sống tinh thần của trẻ em chứ chưa đi sâu nghiên cứu tác
động đặc biệt của đồng dao đối với việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ lứa tuổi mầm
non, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua
các bài đồng dao. Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại. Ngôn
ngữ là điểm mốc then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng.
Không những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên
cứu của rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí
học, ngôn ngữ học, giáo dục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ cho
trẻ từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Có thể kể đến các tác giả như:
Borodis.A.M với cuốn: “Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ
em”(NXBGD Matxcơva - 1974)
Xôkhin với tác phẩm: “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”(NXBGD
Matxcơva - 1979)
E.Ti.Khêiva với tác phẩm: “Phát triển ngôn ngữ trẻ em”(NXBGD - 1997)

Các tác giả: Phedorenco.L.P, Phomitreva.G.A, Lomarep.V.K cũng có
những cuốn sách tương tự.
Ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã có những cuốn giáo
trình đầu tiên về phương pháp phát triển lời nói trẻ em trong các trường đào tạo
giáo viên mầm non:
3


Phan Thiều với cuốn: “Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1”(NXBGD - 1973).
Hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa (1997) về: “Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo (0 - 6 tuổi)”.
Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và các phương pháp nhằm hình
thành và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ. Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho các nhà
khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về vấn đề ngôn ngữ của trẻ.
Về đồng dao, một số công trình nghiên cứu từ việc sưu tầm tư liệu đồng dao
dành cho trẻ em đã đi vào nghiên cứu ý nghĩa giáo dục của thể loại này đối với trẻ
em như cuốn “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt Nam” của Nguyễn Thúy
Loan, “Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi” của Trương Kim Oanh, “Lời
đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em” của Phan Đăng Nhật (1992).
Các công trình này đều đi đến kết luận đồng dao có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong bài Ca dao
và viết cho thiếu nhi tác giả Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương đã khẳng định:
“Ca dao là đại bộ phận dành cho người lớn tuy nhiên tác giả dân gian khi sáng
tác ca dao vẫn không quên trách nhiệm đối với thế hệ trẻ nên đã dành trọn một
phần ca dao cho các em được gọi là đồng dao” [8.76]. Cuốn “Đồng dao với tuổi
thơ” tác giả đã đề cập đến chức năng giáo dục của đồng dao với trẻ em “Đồng
dao có tác dụng mạnh đối với trẻ em trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa
đối với mối quan hệ chủ yếu của con người đó là con người với thiên nhiên và
con người với xã hội”. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách con người [11.122,123].

Qua khảo cứu các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài chúng tôi đã nhận thấy như sau: Các công trình nghiên cứu đã đánh giá căn
bản về vai trò của đồng dao đối với trẻ em. Những đánh giá này cho thấy sự cần
thiết đưa các bài đồng dao có giá trị vào chương trình giáo dục trẻ ngay từ bậc
học mầm non. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về
phương pháp làm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các bài đồng
dao. Nhận ra khoảng trống đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp

4


phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường Mầm non Huy Hạ huyện
Phù Yên tỉnh Sơn La thông qua việc cho trẻ làm quen với Đồng dao”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận, đồng thời đi sâu vào khảo sát thực
trạng dạy học nhằm tìm ra một số phương pháp dạy học nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non (5 - 6 tuổi) tại trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên
tỉnh Sơn La thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Xây dựng một số phương pháp dạy trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trường mầm
non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La đọc đồng dao nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
- Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của các phương pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ (5 - 6 tuổi) trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên
tỉnh Sơn La qua đồng dao mà đề tài nghiên cứu.
- Xử lí kết quả nghiên cứu.
5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về các phương pháp nhằm phát triển ngôn ngữ
của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập các tài liệu, sách báo có liên quan tới vấn
đề đang nghiên cứu từ đó chọn lọc để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.

5


6.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu anket.
Nhằm tìm hiểu thực trạng về việc dạy ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6
tuổi) trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La thông qua đồng dao,
thực trạng hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các phương
pháp này.
6.3. Phương pháp quan sát.
Quan sát và ghi chép việc sử dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trường mầm non Huy Hạ huyên Phù Yên tỉnh Sơn La
thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao.
6.4. Phương pháp thống kê toán học.
Thống kê các số liệu thu được sau khi kháo sát để thu được những nhận
định, đánh giá thực trạng một cách khoa học và chính xác. Để định lượng kết
quả nghiên cứu, khái quát hóa và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Soạn giáo án áp dụng các phương pháp đã đề xuất vào dạy trẻ,từ đó thu
được những tài liệu nhằm đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ khi được
áp dụng các phương pháp đã đề xuất.

7. Giả thuyết khoa học
Có thể giả định như sau: Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn
ở trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La hiện nay chưa phát triển
đồng đều, chưa đạt kết quả cao trên trẻ, nếu sử dụng một số biện pháp thích hợp
thì khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ làm tăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ sử dụng đúng
lời nói hay, lời nói đẹp trong phạm vi giao tiếp.
Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua đồng dao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non. Hơn thế nữa,
khóa luận còn đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác nhiên cứu khoa học về
ngôn ngữ ở lứa tuổi Mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trường
Đại Học Tây Bắc nói riêng và độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung.

6


8. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
8.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015
8.2. Địa điểm nghiên cứu
Khảo sát thực trạng, lấy số liệu tại Trường mầm non Huy Hạ huyện Phù
Yên tỉnh Sơn La.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận khóa luận gồm 3 chương sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trƣờng mầm non Huy Hạ huyện phù Yên tỉnh Sơn La thông qua việc cho trẻ
làm quen với đồng dao
Chƣơng 3: Thiết kế thể nghiệm

7



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm, chức năng của ngôn ngữ
1.1.1.1. Khái niệm
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và
quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời
là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thông văn hóa - lịch sử từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
1.1.1.2. Chức năng của ngôn ngữ
Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ là chức năng giao
tiếp, nó được dùng làm phương tiện chính để giao lưu và điều chỉnh hành vi của
con người.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi con người trao đổi thông tin với
nhau không chỉ nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch
sử, và bản thân thông tin đó cũng không phải là đơn vị tri thức được đưa vào nhà
trường. Song, những sự trao đổi như vậy lại rất cần cho sự định hướng hoạt
động của con người trong mỗi thời điểm hay mỗi tình huống nhất định. Và chính
trong những điều kiện này, con người không có cách nào khác là phải dùng
phương tiện ngôn ngữ. Ở đây cơ chế hoạt động giao lưu diễn ra như sau:
Khái quát hóa nội dung những điều phản ánh nhằm lập ra được “chương
trình” của lời nói và tìm ra được các từ tương ứng.
Khớp nối chương trình đó vào cơ cấu ngữ pháp tương ứng, làm thành các
đoạn, mệnh đề, câu.
Chuyển các câu đó vào hoạt động vận dụng tương ứng để nói ra, hoặc viết
ra, hoặc nghĩ thầm.
Chức năng cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là chức năng tư duy.
Ngôn ngữ được dùng làm công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết

lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người. Ngôn ngữ

8


bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt động và đối chiếu kết
quả hoạt động với mục đích đề ra.
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lập kế hoạch, định ra mục đích cần
đạt tới trước khi tiến hành bất cứ một công việc gì và kể cả trong khi tiến hành
công việc, hoạt động nhận thức (cảm tính, lý tính). Nhờ có ngôn ngữ mà con
người có thể tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh được hoạt động lao
động chân tay của mình. Điều đó đem lại cho con người những thành tựu vĩ đại
khác xa về chất so với động vật: hành động có ý thức.
Hai chức năng cơ bản nói trên của ngôn ngữ có mối quan hệ khăng khít với
nhau. Dưới một góc độ nào đó, chúng ta có thể quy chúng về một chức năng là
giao lưu (giao tiếp). Hơn nữa, nếu xét vai trò của ngôn ngữ như một công cụ của
hoạt động trí tuệ thì công cụ này được biểu hiện như một hoạt động giao lưu, chỉ
khác ở chỗ đó là hoạt động giao lưu với bản thân mà thôi (độc thoại). Mặt khác,
ngôn ngữ đó cũng được bộc lộ như một hoạt động điều chỉnh hành vi và hành
động của con người.
1.1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
1.1.1.3.1. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của
trẻ về thế giới xung quanh
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh.
Thông qua các từ ngữ và các câu nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự
vật hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu được những đặc điểm,
tính chất, công cụ của các sự vật cùng các từ tương ứng với nó. Từ và hình ảnh
trực quan của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ.
Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật hiện tượng mà
trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển

phong phú các biểu tượng và thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Ngôn ngữ
của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ không chỉ tìm
hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu cả
những sự vật không xuất hiện trực tiếp trước mặt trẻ, những sự việc xảy ra trong
9


quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn,
biết so sánh khái quát và dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình
thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh
ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của
trẻ không ngừng phát triển.
Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung
quanh. Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ trao đổi những ý đồ chơi, giao lưu tình
cảm trong lúc chơi và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh
mà còn là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình. Nhờ có ngôn ngữ,
trẻ nhận thức được về môi trường xung quanh và tiến hành hoạt động với nó,
đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng và
những hiểu biết của trẻ để trao đổi với mọi người.
1.1.1.3.2. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.
Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu xúc cảm và phát triển tình cảm. Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đó là
phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành
những cảm xúc tích cực.
Bằng những câu hát ru, những lời nói nựng, những câu nói âu yếm… đã
đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở. Những tiếng ầu
ơ mẹ nói chuyện với trẻ là sự giao lưu cảm xúc và ngôn ngữ đầu tiên. Những cuộc
nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ vui vẻ và có những tình cảm thân thương

với những người xung quanh. Dần hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực.
Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảm
khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ,
các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình.
Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của
trẻ bằng lời nói, nét mặt, nụ cười giúp trẻ nhận ra hành vi của mình là đúng hay
sai. Bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và
học được cách ứng xử đúng đắn.
10


Đồng thời, thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được những cái hay, cái đẹp
trong cuộc sống xung quanh như: Những bông hoa, những hàng cây, con đường,
cảnh đẹp làng quê với những từ ngữ thể hiện nó. Trẻ sẽ có nhiều ấn tượng đẹp,
có sự rung động, có cảm nhận tươi mới tâm hồn trẻ trung và có ý thức giữ gìn
cái hay, cái đẹp.
Thông qua ngôn ngữ văn học (thơ, truyện, ca dao, đồng dao…) trẻ cảm
nhận được cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc
sống, trẻ biết hướng tới những gì nên làm, qua đó rèn luyện những phẩm chất tốt
ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức như: ngoan,
hư, tốt, xấu, thật thà, không thật thà.
1.1.1.3.3. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với công đồng và trở
thành thành viên của cộng đồng
Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn, trẻ dần hiểu được quy định chung
của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện. Trước hết là
những nề nếp sinh hoạt của gia đình, nhóm trẻ, trường mầm non. Sau đó là một số
quy định ngoài xã hội. Những gì trẻ có thể được phép làm và những gì trẻ không
được phép làm.
Mặt khác, trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ của mình để bày tỏ những nhu
cầu, mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng. Điều đó giúp trẻ

dễ dàng hòa nhập với mọi người.
Nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện, trẻ dễ dàng hòa nhập với xã hội
tốt hơn.
Tóm lại: Ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ
lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh, để tư
duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
1.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Nhà tâm lí học V.X Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lí học trẻ em
và đưa ra kết luận. Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ
em ở lứa tuổi “Mầm non” ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con
người đã được hình thành trước đây.Với sự giáo dục của người lớn, những chức
11


năng tâm lí đó sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạt động tâm lí (nhận
thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân
cách của con người.
Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, đã định ý thức bản
ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lí, trẻ chuẩn bị tiến vào bước ngoặt 6
tuổi, bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng, khiến các nhà Giáo dục quan
tâm, một mặt giúp trẻ hoàn thành những phát triển tâm lí trong suốt thời kì mẫu
giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với
hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông. Vì vậy trong giai đoạn này
phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho trẻ đến trường phổ thông.
1.1.3. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Trẻ 5 - 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng
ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải
nghiệm của trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại
nhiều mặt của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được,
bước đầu có sự khái quát và đưa ra kết luận như: “Chanh thì chua còn đường thì

ngọt‟‟; “Bố là đàn ông và mẹ là đàn bà”.
Vốn từ của trẻ phong phú, trẻ đã hiểu được một số từ khái quát, biết sử dụng
một số từ ghép gợi cảm và có từ có nghĩa đối lập: bé xíu, to đùng, béo mẫm, gầy
nhom, chua chua, ngọt ngọt... Lời nói của trẻ đã có sự biểu cảm, trẻ biết sử dụng
ngữ điệu, cách nói so sánh để diễn đạt, thu hút sự chú ý của mọi người.Trẻ ở lứa
tuổi này rất thích sử dụng các từ trẻ mới biết hoặc với từ trẻ tự nghĩ ra.Trẻ đưa
chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng kịch, chơi
trò chơi đóng vai.
Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn
có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, về cách diễn đạt mạch lạc
và nói đúng ngữ pháp và cách thể hiện lời nói sáng tạo. Do đó, cô cần chú ý
trong quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ để rút ngắn sự khác biệt trên
và phát huy vốn từ tích cực của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng chúng khi trẻ tự kể
chuyện và trao đổi với những người xung quanh.

12


1.1.4. Đồng dao đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
1.1.4.1. Khái niệm và chức năng của đồng dao
1.1.4.1.1. Khái niệm
Đồng dao là lời thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Mỗi
khi hát có thể kết hợp với trò chơi hoặc không có trò chơi.
Đồng dao là những câu nói có vần, có điệu, dễ nhớ
1.1.4.1.2. Chức năng
Đồng dao là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian. Đồng dao còn là
những kho tư liệu quý dùng để bồi dưỡng kiến thức cho lớp trẻ. Ngày xưa,
người bình dân không được học hành, không có trường lớp dành cho những
người nghèo khổ. Để ghi lại những nhận thức về cuộc sống, để giáo dục thế hệ
trẻ, cha ông ta đã sáng tạo ra kho tàng văn hóa dân gian. Kiến thức trong các bài

đồng dao, trong ca dao, trong tục ngữ, trong các câu chuyện cổ tích được truyền
đến thế hệ trẻ bằng con đường truyền miệng. Nhờ vậy mà cha ông ta đã dạy cho
rất nhiều thế hệ trẻ em trưởng thành, có kiến thức, biết quan sát, biết yêu thương.
Kiến thức trong đồng dao rất phong phú. Đồng dao cung cấp cho các em
kiến thức về xã hội. Đồng dao ghi lại một cách chân thực các lễ hội dân gian,
những đình đám trong họ ngoài làng. Những đồ ăn, thức uống gắn liền với các
sinh hoạt văn hóa đó cũng được diễn tả rất sinh động. Đồng dao giúp các em
chuẩn bị từ tuổi hoa niên những kiến thức về nghề nghiệp: “Ông thầy có sách,
thợ ngạnh có dao, thợ rèn có búa”. Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư,
tật xấu: “Một ông đái bậy/Chết một còn bảy/Một ông láu táu/Chết một còn
sáu". Các em bé gái được đồng dao trang bị cho kiến thức về nữ công: “Canh ốc
thì ngọt/Canh bứa thì chua”.
Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức về thế giới tự nhiên. Thế giới
thiên nhiên trong đồng dao sinh động, phong phú tràn đầy sức sống. Trong đồng
dao có ông Sấm, ông Chớp, có chị Mưa, chị Gió. Trong đồng dao có hình ảnh
của những con vật: Con trâu, con nghé, con voi, con ve, con kiến, con tôm, con
tép, con còng, con cua. Tất cả đều có hồn, biết trò chuyện, biết tâm sự cùng trẻ

13


em. Nhiều tưởng tượng bất ngờ của đồng dao đã giúp các em có được một cuộc
sống hồn nhiên, gắn bó, gần gũi với cảnh vật, với con người xung quanh.
Đồng dao và trò chơi dân gian không dạy chữ cho trẻ thế nhưng các em vẫn
biết đếm, vẫn biết tính nhẩm, biết cộng trừ từ “Chuyền một” đến “Chuyền
mười”, từ “Năm lên sáu” hay “Bốn lên bảy” trong trò chơi Chuyền chuyền. Trò
chơi “Ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm các phép tính như chia, trừ, biết quan sát
chiều ngược, chiều xuôi.
Trò chơi dân gian còn giáo dục thể lực cho trẻ. “Đánh chuyền”. Trò “Đánh
khăng” là môn thể thao rèn luyện sự vận động toàn diện bằng các hoạt động

chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường
lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em lặp lại là
việc thú vị. Cùng một trò “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa thành nhiều
cách chơi. Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, rèn luyện chân tay, rèn
luyện thính giác, rèn luyện khứu giác. Đồng dao và trò chơi dân gian như những
chất keo kết dính tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa trẻ em với trẻ em.
1.1.4.2. Ý nghĩa của đồng dao đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo (5 - 6 tuổi)
Đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em.
Thuở ban đầu, đồng dao chỉ được truyền miệng, nhưng nhờ ngắn gọn đơn giản
ba, bốn hoặc năm chữ, có khi ngô nghê, nhưng vần điệu tiết tấu nhịp nhàng nên
rất dễ hiểu dễ nhớ. Về sau, rất nhiều bài đồng dao được đặt nhạc nên được phổ
biến rộng rãi. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có
một số tri thức để bước vào đời. Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu
hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em.
Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện
tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là tập cho các em nhỏ tuổi phát âm chính xác:
Nu na/ Nu nống/ Cái trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằm ngoài/… Bài đồng dao
này luyện cho các em nói âm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một
ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm, vui
vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như một số bài số học. Đồng dao được các em hát
14


trong lúc tổ chức trò chơi. Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và
trò chơi không dạy chữ, thế mà các em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ
“chuyền một” đến “chuyền mười”, từ “năm lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò
chơi chuyền chuyền... Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm về chia,
trừ, quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ có bạn mà
không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa. Sinh hoạt đồng dao có tác

dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với
tất cả sự hứng thú của nó.
Đồng dao cũng là một cuốn từ điển sống, chứa đựng một kho từ vựng
phong phú. Ở các trò chơi cho tuổi mẫu giáo lớn, trong một bài hát có chứa hàng
chục từ. Ví dụ bài Chuyền thẻ chứa các cụm từ: con chai, con hến; con nhện,
chăng tơ; củ mơ, củ mận; con rận, cành thị, cành na, cành đào, củ từ, củ khoai,
con tằm, củ cải, cái cột, quả cà, giã giò, con cò, đầu qua; quá giang, sang sông,
đi đò, cò nhảy, gãy cành; mây leo, bèo nổi, ổi xanh, hành bóc vỏ, trứng đỏ lòng,
tôm cong, đít vịt, vào làng, xin thịt, ra làng, xin xôi…
Thông qua kho tàng từ ngữ giàu có, đồng dao giáo dục các em nhận thức
được tự nhiên và xã hội. Trong đồng dao, ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, có
nhịp Ngữ nghĩa không phải là yếu tố được quan tâm duy nhất, mà trẻ chú ý
nhiều đến ngữ âm, nhịp vần. Đó là một thứ lời nói vần, một bước trung gian từ
ngôn ngữ giao tiếp đến thơ dân gian. Nhiều trò chơi có yêu cầu thao tác, các
thao tác phải đều đặn và đồng loạt.
1.1.4.3. Yêu cầu chung của phương pháp dạy đồng dao cho trẻ mẫu giáo
(5 - 6 tuổi)
Việc dạy đồng dao cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) cần phải được dạy một
cách chính xác, giáo viên cần phải có những kiến thức, chuyên môn vững vàng
và đặc biệt việc dạy đồng dao cho trẻ cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Các bài đồng dao dạy cho trẻ cần phải phù hợp với kiến thức chuyên
môn chuẩn, bài phải dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc có vần, nhịp rõ ràng.
2. Cần kết hợp các bài đồng dao này với các chương trình học phù hợp cho
trẻ (như kết hợp với âm nhạc, kết hợp với vui chơi...).
15


3. Giáo viên cần phải chú ý đến những trẻ em chậm phát trển, những trẻ
em dân tộc thiểu số vì đa phần các em còn chưa thể đọc đồng dao một cách
chính xác và đúng vần điệu được.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Mục đích khảo sát
Quá trình điều tra nhằm mục đích tìm hiểu:
- Thực trạng nhận thức của giáo viên đang giảng dạy MGL ở trường Mầm
non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao.
- Thực trạng về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ MGL thông qua việc
cho trẻ làm quen với đồng dao.
1.2.2. Đối tượng khảo sát
- Giáo viên dạy lớp MGL tại trường mầm non Huy Hạ huyên Phù Yên tỉnh
Sơn La.
- Các nhóm trẻ MGL tại trường mầm non Huy Hạ huyên Phù Yên tỉnh Sơn La.
1.2.3. Phương pháp khảo sát
- Sử dụng phiếu điều tra.
- Phương pháp quan sát, trò chuyện, trao đổi.
- Dự giờ và giảng dạy các bài đồng dao.
- Dùng toán thống kê số liệu để xử lý số liệu.
1.2.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo (5-6 tuổi) trường Mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
thông qua việc cho trẻ làm quen với đồng dao
Có 4 tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:
STT

1

Mức độ ở trẻ

Các tiêu chí

Số lượng vốn từ


Điểm

+ Tăng nhiều

3

+ Tăng ít

2

+ Không tăng

1

+ Thuộc lòng

3

+ Bỏ sót

2

16


2

Khả năng đọc thuộc lòng bài + Trẻ đọc bằng ngôn ngữ của
đồng dao


trẻ
+ Thuộc lời và đúng nhạc

3

Khả năng hát đồng dao theo + Thuộc lời quên nhạc
nhạc

1

3
2

+ Không hát được

1

+ Từ ngữ phong phú, phù hợp

3

giàu nhịp điệu
4

Khả năng đọc đồng dao nối
tiếp bài của cô

+ Từ ngữ chưa phong phú,


2

chưa phù hợp
+ Chưa đọc được

1

Xếp loại qua tiêu chí:
- 12 điểm xếp loại: Giỏi
- Từ 10 - 11 điểm xếp loại: Khá
- Từ 7 - 9 điểm xếp loại: Trung bình
- Từ 4 - 6 điểm xếp loại: Yếu
1.2.5. Phân tích kết quả điều tra
Trường Mầm non Huy Hạ là trường Mầm non nằm trên địa bàn xã Huy Hạ
thuộc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trường Mầm non Huy Hạ được thành lập từ
năm 1996 cho đến nay đã hoạt động được 19 năm. Nhà trường được đầu tư với
cơ sở vật chất tốt, năm 2010 trường được xây mới lại hoàn toàn và được đầu tư
thêm nhiều đồ chơi và trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Trường Mầm non Huy Hạ có 11 lớp với tổng số 350 trẻ. Trong đó có: 4 lớp mẫu
giáo lớn với 165 trẻ, 3 lớp mẫu giáo nhỡ với 70 trẻ, 2 lớp mẫu giáo bé với 45 trẻ
và 2 lớp nhà trẻ với số trẻ là 35 trẻ.
Nhà trường có tổng 29 giáo viên công tác. Trong đó có: 22 giáo viên trực
tiếp đứng lớp giảng dạy, 8 giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn, 6 giáo viên dạy lớp
mẫu giáo nhỡ, 4 giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé, 4 giáo viên dạy lớp nhà trẻ, 3 cô
trong ban giám hiệu, 3 cô làm bếp, 1 cô hành chính. Giáo viên trong trường đều
17


có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm đứng lớp lâu năm có tinh thần yêu nghề
mến trẻ, tâm huyết với nghề.

Trường có 4 lớp mẫu giáo lớn với tổng số 165 trẻ. Trong đó có: 150 trẻ là
con em dân tộc thiểu số chiếm 91% và 15 trẻ là người kinh chiếm 9% trên tổng
số trẻ mẫu giáo lớn. Trẻ em dân tộc thiểu số ở lớp mẫu giáo lớn chiếm 91%
trong đó có: 45% trẻ là dân tộc Thái, 44% trẻ là dân tộc Mường và 2 % trẻ thuộc
dân tộc ít người khác.
Phụ huynh trong trường cũng có quan tâm đến việc giảng dạy của nhà
trường đối với trẻ. Nhưng việc quan tâm chưa được sát sao. Do điều kiện kinh tế
và môi trường sống, các bậc phụ huynh đều làm ruộng nên công việc vất vả
cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, một số phụ huynh còn chưa biết chữ nên
việc quan tâm tới trẻ cũng giảm bớt.
1.2.5.1. Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp dạy trẻ MGL
ở trường mầm non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.
Qua 4 lớp mẫu giáo lớn với tổng số 8 giáo viên tôi điều tra được như sau:
+ Trình độ đào tạo:
Giáo viên có trình độ đào tạo ĐHSP Mầm non là: 0
Giáo viên có trình độ đào tạo CĐSP Mầm non là: 3 được đào tạo tại trường
Cao đẳng sư phạm Trung ương, Cao đẳng Hải Dương
Giáo viên có trình độ đào tạo TCSP Mầm non là: 3 được đào tạo tại trường
Đại học Hùng Vương.
Sơ cấp Mầm non là: 2
Chưa qua đào tạo: không có
+ Thâm niên công tác:
Từ 5 - 10 năm: 1
Từ 10 - 15 năm: 2
Từ 15 năm trở lên: 4
Qua số liệu trên chúng ta thấy, giáo viên dạy lớp (5-6 tuổi) tại trường Mầm
non Huy Hạ huyện Phù Yên tỉnh Sơn La mà tôi khảo sát thì 100% giáo viên đều

18



×