Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.03 KB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông
qua môn Khoa học lớp 5” đề cập đến một vấn đề rất có ý nghĩa đối với Giáo dục
Tiểu học vì mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Để góp phần chỉ
rõ nội dung giáo dục kĩ năng sống đƣợc lồng ghép, tích hợp trong môn Khoa học,
em đã tiến hành phân tích, nghiên cứu nắm đƣợc khái niệm kỹ năng sống; hiểu
đƣợc vì sao cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng nhƣ chứng
minh đƣợc ƣu thế của môn Khoa học trong việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
Từ đó, đề xuất những phƣơng pháp nhằm góp phần giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học đồng thời mang lại hiệu quả trong dạy học môn Khoa học.
Để đề tài khóa luận này hoàn thành, trƣớc hết em chân thành cảm ơn Ban
Chủ nhiệm Khoa Tiểu học - Mầm non đã tạo điều kiện cho chúng tôi đƣợc tham
gia nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo khoa Tiểu
học - Mầm non, cán bộ công nhân viên các phòng, ban trƣờng Đại học Tây Bắc,
các Thầy Cô giáo Trƣờng Tiểu Tô Hiệu - Mai Sơn cũng nhƣ sự đóng góp ý kiến
của các bạn trong lớp K52A – ĐHGD Tiểu học. Lời cảm ơn đặc biệt nhất tôi
muốn gửi tới Th.s Lê Văn Đăng, Giảng viên Khoa Tiểu học - Mầm non, trƣờng
Đại học Tây Bắc, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn em thực hiện đề tài khóa luận này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, bám sát thực tiễn để đề tài khóa luận có tính
khả thi cao song do kinh nghiệm, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của
các Thầy Cô và các bạn để đề tài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Xa Đức Hùng


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký tự viết tắt



STT

Diễn giải

1

CTHDTQ

Chủ tịch hội đồng tự quản

2

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

3

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

4

GD

Giáo dục

5


GDTH

Giáo dục Tiểu học

6

HS

Học sinh

7

NXB

Nhà xuất bản

8

SGK

Sách giáo khoa

9

SV

Sinh viên

10


TT

Thị trấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài khóa luận ............................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 4
4.1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................... 4
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 4
4.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài khóa ..................................................................................... 4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
9. Cấu trúc đề tài khóa luận ................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ................. 6
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 6
1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống ........................................................................... 6
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống ............................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học ................................................ 7
1.1.2.1. Về mặt giải sinh lý của học sinh tiểu học ................................................ 7
1.1.2.2.Về đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học ........................................... 7
1.1.2.3. Về đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học.......................................... 9
1.1.3. Mục đích tiếp cận giáo dục kỹ năng sống ................................................. 10

1.1.4. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ............... 11
1.1.5. Một số kỹ năng sống cơ bản...................................................................... 12
1.1.5.1. Kỹ năng giao tiếp ................................................................................... 12
1.1.5.2. Kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá ......................................................... 14
1.1.5.3. Kỹ năng xác định giá trị ......................................................................... 15
1.1.5.4. Kỹ năng ra quyết định ............................................................................ 15


1.1.5.5. Kỹ năng kiên định, kỹ năng từ chối ....................................................... 16
1.1.5.6. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng ......................................... 18
1.1.5.7. Kỹ năng đặt muc tiêu ............................................................................. 18
1.1.6. Khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong môn
Khoa học ở tiểu học............................................................................................. 19
1.1.6.1. Mục tiêu môn học................................................................................... 19
1.1.6.2. Nội dung chƣơng trình ........................................................................... 20
1.1.6.3. Đặc điểm chƣơng trình môn học ............................................................ 21
1.1.6.4. Khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn Khoa học lớp 5 22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 23
1.2.1. Thực trạng giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong quá
trình dạy học môn Khoa học lớp 5 ...................................................................... 23
1.1.2.1. Nội dung khảo sát................................................................................... 23
1.1.2.2. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................ 23
1.1.2.3. Địa điểm và thời gian khảo sát ............................................................... 23
1.1.2.4. Thực trạng vấn đề ................................................................................... 23
1.2.2. Nguyên nhân thực trạng ............................................................................ 25
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................25
CHƢƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 ...27
2.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học môn
Khoa học.............................................................................................................. 27

2.2. Các nguyên tắc lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Khoa
học ....................................................................................................................... 27
2.2.1. Tích hợp là gì? ........................................................................................... 27
2.2.2. Ƣu điểm của tích hợp ................................................................................ 28
2.2.3. Nguyên tắc tích hợp .................................................................................. 29
2.2.4. Các mức độ tích hợp ................................................................................. 29
2.3. Các kĩ năng sống cần lồng ghép, tích hợp trong môn Khoa học ................. 30
2.3.1. Kỹ năng giao tiếp ...................................................................................... 30


2.3.2. Kĩ năng tự nhận thức ................................................................................. 30
2.3.3. Kỹ năng ra quyết định ............................................................................... 31
2.3.4. Kỹ năng kiên định, kỹ năng từ chối .......................................................... 31
2.3.5. Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng ............................................. 31
2.4. Các bài học có tích hợp giáo dục kĩ năng sống ............................................ 32
2.5. Cách thức lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
môn Khoa học ..................................................................................................... 33
2.6. Các phƣơng pháp chủ yếu để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
trong quá trình dạy học môn Khoa học ............................................................... 33
2.6.1. Phƣơng pháp quan sát ............................................................................... 34
2.6.2. Sử dụng phƣơng pháp động não................................................................ 35
2.6.3. Sử dụng phƣơng pháp đóng vai ................................................................ 36
2.6.4. Sử dụng phƣơng pháp thảo luận................................................................ 38
2.6.5. Sử dụng phƣơng pháp trò chơi .................................................................. 41
2.6.6. Sử dụng phƣơng pháp thực hành .............................................................. 43
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 43
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.............................................................. 44
3.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm .................................................. 44
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 44
3.1.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................. 44

3.1.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 44
3.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ........................................................................ 44
3.1.5. Cách thức tiến hành ................................................................................... 45
3.1.5.1. Soạn giáo án ........................................................................................... 45
3.1.5.2. Tổ chức dạy lớp thực nghiệm................................................................. 57
3.1.5.3. Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................. 57
3.1.5.4. Xử lý kết quả thực nghiệm ..................................................................... 58
3.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 59
3.2.1. Bài thực nghiệm 1 ..................................................................................... 59
3.2.2. Bài thực nghiệm số 2 .................................................................................. 61


Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 64
Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 65
1. Kết luận ........................................................................................................... 65
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài khóa luận
1.1 Trong cuộc sống ngày nay, con ngƣời thƣờng xuyên phải đối mặt với
những căng thẳng về các vấn đề xã hội và không ai có thể tự khẳng định rằng
mình có đủ các kỹ năng sống cần thiết để ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Một
khi đã thiếu các kỹ năng sống cần thiết thì ngƣời ta có thể có nhiều cách ứng xử
không lành mạnh trƣớc những áp lực gặp phải nhƣ: Tìm đến ma tuý, chất kích
thích, rƣợu, thuốc lá, có hành vi bạo lực, tự vẫn... kết quả làm ảnh hƣởng đến
cuộc sống lành mạnh và an toàn của họ. Nhất là đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi
mà kinh nghiệm sống của các em còn hết sức hạn chế thì những nguy cơ ảnh

hƣởng tới cuộc sống của các em là rất lớn.
Những thay đổi trong xã hội và những thay đổi về tâm sinh lý của chính
bản thân trẻ chƣa thành niên tác động tới các em làm các em không cƣỡng lại
những áp lực dụ dỗ, lôi kéo thiếu lành mạnh từ xã hội. Đôi khi, trƣớc những bất
hoà hay căng thẳng không giải quyết đƣợc có thể đẩy các em đến những hành
động liều lĩnh, nguy hiểm; các em dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bị lam
dụng hay tình trạng bạo lực, bị rủ rê lôi kéo vào những hành vi sai trái mà các
em không nhận ra.
Những thay đổi về mặt kinh tế gây ra những ảnh hƣởng đến gia đình các
em dẫn đến những ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực ở các em. Một số trẻ em gia
đình nghèo phải lang thang kiếm sống và đối mặt với rất nhiều nguy cơ trong
cuộc sống.
Vì vậy, có thể thấy việc giáo dục kỹ năng sống nhằm giáo dục sống khoẻ
mạnh là hết sức quan trọng để giúp các em rèn luyện hành vi của mình, có trách
nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, ứng phó với những sức ép trong cuộc
sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè đồng trang lứa, phòng ngừa
những hành vi có thể có hại cho sức khoẻ, thể chất và tinh thần của các em, biết
chọn lựa cách ứng xử phù hợp nhất trong mỗi tình huống. Nó giúp tăng cƣờng
khả năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có thể đối phó hiệu
quả với những thách thức của cuộc sống.
1


1.2. Môn Khoa học là môn học có tính tích hợp cao kiến thức của khoa học
thực nghiệm (sinh học, vật lý, hoá học,...) với khoa học về sức khoẻ. Môn học
này không chỉ cung cấp cho học sinh lƣợng tri thức cần thiết mà còn tập cho học
sinh làm quen với cách tƣ duy khoa học, rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế đặc
biệt rèn luyện cho các em các phẩm chất, năng lực cần thiết để thích ứng với
cuộc sống.
Có thể thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống đƣợc tích hợp trong môn khoa

học một cách cụ thể, rõ nét, nhất là trong chủ đề “ Con ngƣời và sức khoẻ”. Chủ
đề này không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về cơ thể
ngƣời, về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ thể chất mà còn hình thành ở các em các
kỹ năng và hành vi cụ thể để bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo cuộc sống an toàn.
Thông qua nội dung dạy học của chủ đề “Con ngƣời và sức khoẻ” có thể tích
hợp các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh giúp các em có khả năng thích ứng
và đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.
1.3. Do đặc trƣng tích hợp kiến thức của nhiều khoa học về con ngƣời, tự
nhiên và xã hội nên thực tế trong quá trình giảng dạy môn Khoa học, giáo viên
cũng có lồng ghép vào nội dung giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên hiện nay nó
vẫn chƣa thực sự đƣợc nhìn nhận là một vần đề cụ thể và quan trọng.
Mặt khác, trong thực tế vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
cũng mới đƣợc nghiên cứu bƣớc đầu, chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến vấn đề nhằm tạo cơ sở lý luận để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học trong quá trình dạy môn Khoa học. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn
đề này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua môn Khoa học lớp 5” làm đề tài khóa luận nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và trẻ chƣa thành niên là một vấn đề
đang rất đƣợc quan tâm trên thế giới. Gắn với một bối cảnh cụ thể ngƣời ta có
thể hiểu và thực hành nó một cách cụ thể. Ở một số quốc gia, giáo dục kỹ năng
sống đƣợc lồng ghép vào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp
đến những vấn đề bức xúc trên thực tế. Chẳng hạn:
2


- Ở Ruwanda: Giáo dục kỹ năng sống hƣớng đến giáo dục lòng yêu hoà
bình (giải quyết xung đột, tự nhận thức, và tinh thần cộng đồng)
- Ở Zimbabwe: Giáo dục kỹ năng sống hƣớng đến các vần đề truyền thông
phòng chống HIV/AIDS.

- Ở Ma - rốc: Giá dục kỹ năng sống hƣớng đến các vấn đề nhƣ vệ sinh, các
vấn đề nổi cộm ở đô thị, bảo quản nguồn nƣớc.
- Ở Trung quốc: Giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học trong
nhà trƣờng về giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và xã hội.
- Miễn Điện (Thái Lan): Dự án của UNICEF đã có tác động đối với giáo
trình và tiến trình giảng dạy cũng nhƣ học tập, các chủ đề bao gồm: Sức khoẻ và
vệ sinh cá nhân, sự phát triển thể chất, sức khoẻ tâm thần, phòng tránh các bệnh
tiêu chảy, rối loạn do thiếu iôt, lao phổi, sốt rét, HIV/AIDS, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, khuyến
khích lòng tự trọng, kỹ năng xử lý cảm xúc và kỹ năng tƣ vấn.
Ở Việt Nam, đây là một vấn đề còn mới nên chƣa có nhiều công trình
nghiên cứu và cũng mới chỉ có sự tiếp cận trên một vài phƣơng diện chủ yếu là
giáo dục sức khoẻ và giáo dục vệ sinh môi trƣờng. Chủ yếu là giáo dục kỹ năng
sống với sự hỗ trợ của UNICEF (2001-2005) nhằm hƣớng đến cuộc sống khoẻ
mạnh cho trẻ em và trẻ chƣa thành niên trong và ngoài nhà trƣờng ở một số dự
án nhƣ: Dự án “Trường học nâng cao sức khoẻ” của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ
y tế, tổ chức y tế thế giới (WHO), dự án “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở” của Bộ giáo dục và đào tạo. Còn ở Tiểu học dự án này chỉ
đang ở mức triển khai biên soạn chứ chƣa đi vào nghiên cứu cụ thể, có kế hoạch.
Mặc dầu vậy, ở Việt Nam ta cũng có thể điểm qua một số công trình nghiên
cứu xem xét vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhƣ: Giáo dục kỹ
năng sống của Giáo sƣ Nguyễn Võ Kỳ Anh (Giám đốc trung tâm giáo dục môi
trƣờng và sức khoẻ cộng đồng (CECHE); Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS trong trường học (Bộ GD- ĐT, Vụ Giáo dục thể chất);
Tiếp cận giáo dục kỹ năng sống trong trong giảng dạy vệ sinh môi trường ở Tiểu
học (Bộ GD - ĐT, Vụ Giáo dục thể chất); Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có
3


hoàn cảnh khó khăn (Bộ GD - ĐT, Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục); Tài

liệu tập huấn “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống và kỹ năng truyền
thông” cho trẻ em và trẻ chưa thành niên (Lê Thị Minh Châu, UNICEF ),...
Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì chƣa có một công trình nào nghiên cứu vấn
đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy học môn
Khoa học.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung, phân tích khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống
trong môn Khoa học lớp 5 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng giáo
dục toàn diện nhân cách cho học sinh tiểu học.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy môn khoa học lớp 5 ở tiểu học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong quá
trình dạy môn khoa học lớp 5.
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Khối lớp 5 và giáo viên dạy khối lớp 5 Trƣờng Tiểu học Tô
Hiệu - TT. Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La.
5. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nếu
biết khai thác một cách hợp lý nội dung, lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp
với đặc điểm môn Khoa học lớp 5, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài khóa luận của tôi đã đƣa ra một hệ thống các phƣơng pháp giảng dạy
nhằm tích hợp kỹ sống cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy học môn Khoa
học lớp 5. Nó là một tài liệu có cơ sở khoa học vững chắc, có tính khả thi cao
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng và giáo viên tiểu học nói chung
trong việc dạy môn Khoa hoc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục kỹ năng
sông cho học sinh tiểu học.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vần đề giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học trong quá trình dạy môn Khoa học lớp 5.
4



- Xác định mức độ, nội dung giáo dục kỹ năng sống đƣợc tích hợp trong
chƣơng trình môn Khoa học lớp 5, lựa chọn phƣơng pháp dạy học và thiết kế
một số bài dạy tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích; khái quát hoá; tổng hợp
hoá các công trình nghiên cứu; thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát sƣ phạm
+ Điều tra
+ Hỏi đáp
+ Thực nghiệm
+ Đóng vai
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Các phƣơng pháp toán học: Sử dụng công thức tính tỷ lệ %, công thức
tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để xử lý số liệu.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục
đề tài gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thục tiễn của vấn đề.
Chương 2: Tích hớp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong quá
trình dạy học môn khoa học lớp 5.
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5


CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống (life skill)
Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống :
- Quan niệm cho rằng kỹ năng sống (life skill) là năng lực cá nhân để thực
hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Quan niệm coi kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con ngƣời
cần có để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh. Theo tổ chức y tế thế giới
(WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội để tƣơng tác với ngƣời
khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày
một cách có hiệu quả.
- Quan niệm cho rằng, kỹ năng sống là những khả năng tâm lý xã hội của
ngƣời cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu
quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.
+ Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, kỹ năng sống
mang tính cá nhân vì đó là khả năng của mỗi cá nhân, kỹ năng sống còn mang
tính xã hội vì trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền
lại đòi hỏi ở mỗi cá nhân có những kỹ năng sống thích hợp.
+ Kỹ năng sống giúp cho bản thân có đƣợc cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh
và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
+ Kỹ năng sống đƣợc hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải
nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phó và giải
quyết có hiệu quả mọi tình huống căng thẳng mà mỗi ngƣời gặp phải hàng ngày.
Cần phân biệt kỹ năng sống với các kỹ năng quan trọng khác đƣợc gọi là
“kỹ năng của cuộc sống” mà con ngƣới có đƣợc trong quá trình trƣởng thành
nhƣ đọc, đếm, các kỹ năng kỹ thuật và thực hành…

6



1.1.1.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống(life skillls education)
Trong thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống đƣợc xem xét dƣới hai khía cạnh
khác nhau:
- Như là một lĩnh vực học tập: Nhƣ giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS, ở lĩnh
vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu.
- Như là một cách tiếp cận giúp giáo viên tiến hành giáo dục có chất lƣợng
xuyên suốt các lĩnh vực học tập.
UNICEF, UNESCO cũng quan niệm rằng, giáo dục kỹ năng sống không
phải là lĩnh vực hay môn học, nhƣng nó đƣợc áp dụng lồng vào những kiến thức,
giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và học tập
suốt đời.
Nhƣ vậy, giáo dục kỹ năng sống đƣợc xem nhƣ là một cách tiếp cận giáo
dục nhằm mục đích giúp con ngƣời có những khả năng tâm lí xã hội để tƣơng
tác với ngƣời khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống
hàng ngày một cách có hiệu quả.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
1.1.2.1. Về mặt giải sinh lý của học sinh tiểu học
Ở học sinh tiểu học đã có đủ sự phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh: Bộ xƣơng
đang ở giai đoạn cứng dần, hệ thần kinh đang ở thời kỳ phát triển mạnh đặc biệt
là bộ óc có sự phát triển về cấu tạo, khối lƣợng và chất lƣợng. Đến 10 tuổi thì hệ
thần kinh căn bản đƣợc hoàn thiện và chất lƣợng của nó sẽ đƣợc giữ lại trong
suốt đời ngƣời. Tuy nhiên khả năng ức chế của hệ thần kinh còn yếu và các em
dễ bị kích thích. Giáo viên cần chú ý đến đặc điểm này để giúp các em kìm hãm
bản thân trƣớc những kích thích của hoàn cảnh xung quanh. Sang giai đoan 2
(Giai đoạn Lớp 4, 5) thì chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não dần phát triển,
mối quan hệ giữa hai quá trình hƣng phấn và ức chế đƣợc thay đổi dần, quá trình
ức chế sẽ mạnh hơn. Do vậy các em có thể tự hình thành các kỹ năng tƣơng ứng
với kiến thức nhất định.
1.1.2.2.Về đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

Do ở học sinh tiểu học, hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ƣu thế so với
7


hệ thống tín hiệu thứ hai nên nhận thức của các em còn mang nặng màu sắc cảm
tính: Các em rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, điều này phản ánh rõ
trong các quá trình nhận thức của học sinh nhƣ: tri giác, chú ý, trí nhớ, tƣ duy,
tƣởng tƣợng.
- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học còn mang tính chất đại thể, ít đi
sâu vào chi tiết và không chủ động. Do đó, các em phân biệt các đối tƣợng còn
chƣa chính xác, dễ sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Đối với các em những hình ảnh
rực rỡ, sinh động rất dễ gây ấn tƣợng và giúp các em tri giác tốt hơn. Càng về
giai đoạn hai, khi tham gia các hoạt động học tập, tri giác trở thành hoạt động có
mục đích, phức tạp và có phân tích, phân hoá đơn giản thì tri giác mang tính chất
của sự quan sát có tổ chức hơn.
- Chú ý: Sự chú ý không chủ định của học sinh tiểu học còn chiếm ƣu thế. Sự
chú ý này chƣa bền vững nhất là với những đối tƣợng ít thay đổi. Sang giai đoạn 2,
khả năng phát triển chú ý có chủ định, bền vững, tập trung ở các em là rất cao. Mức
tập trung chú ý của các em có thể kéo dài tới khoảng 30 đến 35 phút. Vận dụng khả
năng chú ý của học sinh lớp 4, 5 trong giờ Khoa học ta có thể lôi cuốn các em vào
hoạt động học tập nắm kiến thức và giáo dục kĩ năng sống cho các em.
- Trí nhớ: Ở học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan hình tƣợng phát triển tốt
hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác các sự vật, hiện
tƣợng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn là những định nghĩa, giải thích dài dòng. Vì
vậy, khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình dạy học môn Khoa
học cần vận dụng các hình thức, phƣơng pháp mới, sinh động, gây cảm xúc, ấn
tƣợng để các em ghi nhớ tốt.
- Tư duy: Tƣ duy trực quan - hình ảnh chiếm ƣu thế ở học sinh tiểu học.
Nhất là ở đầu bậc tiểu học thì chủ yếu các em tiến hành hoạt động phân tích trực
quan - hành động khi tri giác đối tƣợng. Đến cuối bậc tiểu học thì các em đã có

thể phân tích đối tƣợng mà không cần tới những hành động thực tiễn đối với các
đối tƣợng đó. Ở các em đã hình thành tƣ duy trừu tƣợng. Đây là cơ sở để tích
hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em trong quá trình dạy học môn Khoa học,
nhất là Khoa học 5.
8


- Tưởng tượng: Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển và phong
phú hơn so với trẻ chƣa đến trƣờng. Tuy vậy tƣởng tƣợng của các em còn tản
mạn, ít có tổ chức. Càng về bậc cuối tiểu học tƣợng tƣợng của các em càng gần
hiện thực hơn. Sở dĩ nhƣ vậy là do các em đã có kinh nghiệm khá phong phú, đã
lĩnh hội đƣợc những tri thức khoa học do nhà trƣờng đem lại.
Trong quá trình dạy học môn Khoa học cần khơi dậy trí tƣợng tƣợng của
các em trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để hình thành cho các em khã năng
ứng xử, đối phó phù hợp, dần hình thành những kỹ năng sống cần thiết ban đầu
cho các em.
1.1.2.3. Về đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
- Tính cách:
Tính cách của các em thƣờng đƣợc hình thành từ rất sớm ở thời kỹ trƣớc
tuổi đi học. Song những nét tính cách của các em mới đƣợc hình thành, chƣa ổn
định và có thể thay đổi dƣới sự tác động của giáo dục, của gia đình.
Phần lớn các em có những nét tính cách tốt nhƣ lòng vị tha; tính ham hiểu
biết; hồn nhiên trong quan hệ với thầy cô, bạn bè; rất cả tin. Dựa vào đặc điểm
này có thể tác động, hình thành khả năng giao tiếp hiệu quả của các em nhất là
thiết lập tình bạn, bày tỏ sự cảm thông.
Ở học sinh tiểu học hành vi của các em dễ có tính tự phát. Nguyên nhân là
do tự điều chỉnh của ý chí với hành vi còn yếu. Vì vậy cần giáo dục các em từng
bƣớc kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiên định và ra quyết định.
Ở tính cách học sinh tiểu học cón có một đặc điểm là tính hay bắt chƣớc.
Đây thực sự là một con dao hai lƣỡi bởi vì các em có thể bắt chƣớc cái tốt và cả

cái xấu. Các em cần có khả năng cần tự nhận thức để quyết định hành động
đúng cho mình đồng thời tránh bị lợi dụng, xâm hại.
- Nhu cầu nhận thức:
Trong những năm đầu của bậc tiểu học, nhu cầu nhận thức của học sinh
phát triển rất rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng
hiểu biết. Nhu cầu nhận thức chính là nguồn năng lƣợng tinh thần định hƣớng và

9


tiến lên trong nhiều tình huống và cảnh ngộ khó khăn trên con đƣờng khám phá
kho tàng tri thức của nhân loại.
Quá trình nhận thức của trẻ không tách khỏi hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì
thế nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học đƣợc thoả mãn tƣ duy trong hành
động và tƣ duy bằng hành động. Ngƣời giáo viên tiểu học phải biết cách làm cho
trẻ tin vào khả năng nhận thức của mình, giúp các em xác định đƣợc giá trị,
niềm tin, chính kiến, thái độ và định hƣớng cho hoạt động, hành vi của bản thân.
- Tình cảm:
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung. Đối
với học sinh tiểu học, tình cảm còn có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn
liền với nhận thức, với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực không chỉ kích
thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ em hoạt động.
Học sinh tiểu học dễ xúc cảm, xúc động. Các em còn chƣa biết kiềm chế
tình cảm của mình nên thƣờng bộc lộ tình cảm một cách chân thật, hồn nhiên và
chƣa có khả năng điều khiển, điều chỉnh đƣợc những cảm xúc của mình. Do đó,
cần khơi dậy những cảm xúc tự nhiên của học sinh đồng thời khéo léo, tế nhị rèn
luyện cho các em khả năng tự làm chủ cảm xúc, tình cảm của mình.
1.1.3. Mục đích tiếp cận giáo dục kỹ năng sống
Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép
chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng

ta nghĩ, cảm thấy, tin tƣởng), thành hành động (cái cần làm và cách cần làm nó)
theo xu hƣớng tích cực và tính chất xây dựng.
Trong điều kiện xã hội ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp
ứng kịp thời những đòi hỏi và căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự
hỗ trợ cần thiết để tăng cƣờng và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản. Điều đó có
thể gây ra những tổn hại về mặt sức khoẻ và đạo đức của mỗi ngƣời.
Vì vậy, mục tiêu tiếp cận giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khoẻ
cho học sinh tiểu học là:
- Nâng cao hiểu biết và kiến thức về sức khoẻ giới tính, sức khoẻ sinh sản.

10


- Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết một số vần đề về sức khoẻ bản thân,
phát triển ở họ những giá trị và kỹ năng sống có khả năng đƣa đến một phong
cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.
- Hình thành ở các em thái độ và hành vi đúng đắn đối với việc phòng ngừa
HIV/AIDS, phòng tránh bị xâm hại.
- Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh
trong quan hệ với bạn bè và ngƣời lớn.
- Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình
đẳng giới tính trong cộng đồng.
- Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động của tệ nạn xã hội,
với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nƣớc cũng nhƣ sự
phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.
1.1.4. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Kỹ năng sống nhƣ những nhịp cầu giúp con ngƣời biến kiến thức hành vi
cụ thể, thành những thói quen lành mạnh. Nếu có một vốn kỹ năng sống cơ bản
vững chắc thì ngƣời ta sẽ luôn vững vàng trƣớc những khó khăn, thử thách, họ
thƣờng thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc đời.

- Giáo dục kỹ năng sống giúp tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin
về mối quan hệ giữa con ngƣời và cách sống.
- Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn
hoá, xã hội đạo đức và sự công bằng, chính trực.
- Nâng cao lòng tự tin, tự đánh giá đúng và khả năng tự hiểu mình ở mỗi
ngƣời: lý giải đƣợc cảm xúc của bản thân để phát triển kỹ năng tự điều chỉnh.
- Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với ngƣời khác, chấp nhận đặc tính
riêng của mỗi cá thể. Từ đó dạy cách cƣ xử phù hợp, có hiệu quả cho mỗi ngƣời.
- Phân tích đƣợc những ảnh hƣởng của gia đình, xã hội và kinh tế, chính trị
lên cách cƣ xử của con ngƣời với con ngƣời.
- Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con ngƣời với con ngƣời.
- Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái
căng thẳng.
11


Đặc biệt, Giáo dục kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và
xã hội, ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ, xã hội và bảo vệ quyền con ngƣời.
Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề
về xã hội. Giáo dục kỹ năng sống có thể thúc đấy những hành vi mang tính xã
hội tích cực và do vậy sẽ làm giảm bớt tệ nạn xã hội. Nhƣ vậy giáo dục kỹ năng
sống giúp con ngƣời sống an toàn, lành mạnh, có chất lƣợng trong một xã hội
hiện đại với văn hoá đa dạng và với nền kinh tế phát triển - nơi mà thế giới đƣợc
coi là một mái nhà chung.
Đối với học sinh tiểu học thì vấn đề giáo dục kỹ năng sống càng có ý nghĩa
quan trọng. Vì ở lứa tuổi của các em tính tò mò, bắt chƣớc là đặc tính phổ biến
và các em cũng thƣờng chịu nhiều ảnh hƣởng của bạn bè đồng trang lứa, vốn
kinh nghiệm sống của các em còn hạn chế nên có thể dẫn đến những hành vi
ứng phó không lành mạnh, kết quả là làm tổn hại đến chính các em. Trong điều
kiện hiện nay các em sớm đƣợc tiếp xúc với xã hội bên ngoài, vì vậy mà bên

cạnh những yếu tố tích cực của sự phát triển xã hội, các em còn chịu những ảnh
hƣởng tiêu cực mà ngƣời ta gọi là mặt trái của cơ chế thị trƣờng dẫn đến những
căng thẳng, tạo ra những sự lôi kéo, dụ dỗ. Vì vậy, các em dễ trở thành nạn nhân
của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, căng thẳng, mất lòng tin, mặc cảm...
Do đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là hết sức cần
thiết, quan trọng để giúp các em hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh
có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó một
cách có hiệu quả trƣớc sự lôi kéo của bạn bè đồng trang lứa, giúp các em có một
cuộc sống an toàn, lành mạnh về thể chất và tinh thần.
1.1.5. Một số kỹ năng sống cơ bản
Phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO - 1993), các kỹ năng sống bao gồm:
1.1.5.1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp giúp cho cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng
của mình, giúp ngƣời khác hiểu rõ mình hơn. Trong đó thái độ thông cảm đối
với ngƣời khác cũng góp phần giúp họ giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Kỹ
năng hợp tác và làm việc tập thể là các yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao
12


tiếp, giúp đem lại hiệu quả cao cho nhóm và giúp cá nhân tăng cƣờng sự tự tin
và hiệu quả trong việc thƣơng thuyết, xử lý tình huống và giúp đỡ ngƣời khác.
Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tƣơng tác giữa cá nhân trong
nhóm và với tập thể đông đảo hơn.
- Kỹ năng quan hệ liên nhân cách: Mỗi cá nhân phải biết cách cƣ xử một
cách phù hợp trong từng mối quan hệ để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có
trong môi trƣờng của mình.
- Thiết lập tình bạn: Mỗi cá nhân cần có nhiều bạn bè đồng trang lứa để san
sẻ, bày tỏ, thổ lộ những điều mà mình quan tâm. Ngay từ trƣớc tuổi đi học, trẻ
em đã thiết lập cho mình những tình bạn. Vấn đề là các em học sinh tiểu học cần
biết thiết lập những tình bạn nhƣ thế nào để hai bên cùng có lợi, cần biết từ chối

những tình bạn có thể đƣa các em đến những hành vi không lành mạnh, nguy
hiểm, ảnh hƣởng đến sức khoẻ thể chất, tinh thần của các em.
- Cảm thông với ngƣời khác: Bày tỏ sự cảm thông bằng cách đặt mình vào
vị trí của ngƣời khác để có thể hỗ trợ ngƣời đó để họ có thể tự quyết định và
đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất. Đặc biệt khi
ngƣời đó phải đƣơng đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do
chính họ gây ra.
- Đứng vững trƣớc sự lôi kéo của bạn bè, ngƣời khác: Đứng vững trƣớc sự
lôi kéo của bạn bè, ngƣời khác có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của
bản thân nếu phải đƣơng đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm sai trái của
bạn bè cùng trang lứa. Bản thân phải dừng ngay những hành vi mà mình tin là
sai lầm và có khả năng bảo vệ quyết định của mình dù điều này không đƣợc
nhóm bạn đồng tình. Vì vậy, khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hƣởng và thói
quen xấu thì việc phản đối, khƣớc từ bạn bè là một kỹ năng rất quan trọng.
- Thƣơng lƣợng: Thƣơng lƣợng là một kỹ năng quan trọng trong mối quan
hệ giữa các cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông
cũng nhƣ khả năng đƣơng đầu với sự đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong mối
quan hệ giữa cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè hoặc xác định rõ vị trí
của cá nhân và thiết lập sự hiểu biết nhau.
13


- Giải quyết xung đột không dùng bạo lực: Xung đột là điều không thể tránh
khỏi và đôi khi lại là cần thiết song kỹ năng giải quyết xung đột đó phải trên cơ sở
xây dựng, góp ý. Kỹ năng này giúp cá nhân giải quyết tình huống của bản thân
hoặc giúp ngƣời khác hiểu mà giải quyết xung đột không dùng bạo lực.
- Giao tiếp hiệu quả: Một trong những kỹ năng quan trọng nhất là có khả
năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi ngƣời. Việc này bao gồm cả kỹ
năng lắng nghe và hiểu đƣợc ngƣời khác thực hiện giao tiếp của họ nhƣ thế nào
cũng nhƣ hiểu đƣợc ngƣời ta giao tiếp với nhau ra sao, gồm kỹ năng giao tiếp

bằng lời (sử dụng ngôn từ), giao tiếp không lời (sử dụng ngôn ngữ cử chỉ) và kỹ
năng lắng nghe.
1.1.5.2. Kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá
Mỗi ngƣời cần nhận biết và hiểu rõ bản thân mình, những tiềm năng, tình
cảm, những mặt mạnh, mặt yếu của mình. Kỹ năng tự nhân thức giúp mỗi ngƣời
hiểu rõ về bản thân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách
suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, hiểu các mối quan hệ cũng nhƣ
những điểm tích cực và hạn chế của bản thân.
Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp giao tiếp có hiệu quả và có tinh
thần trách nhiệm đối với ngƣời khác. Tự nhận thức cũng liên quan đến kỹ năng
xác định giá trị, tức là thái độ, niềm tin của bản thân và điều mình cho là quan
trọng hay cần thiết. Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và
tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề.
Khi con ngƣời tự nhận thức đƣợc khả năng của mình thì càng có khả năng
sử dụng các kỹ năng sống khác một cách hiệu quả và cũng nhƣ có khả năng lựa
chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có của bản thân, của xã hội mà họ sống.
Đối với học sinh, kỹ năng này giúp các em biết nhận thức và thể hiện bản
thân mình. Từ đó các em có thể đánh giá đƣợc mặt tốt, mặt chƣa tốt của bản
thân để tự điều chỉnh.
Kỹ năng tự đánh giá: Học sinh cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những
tiềm năng, tình cảm, cảm xúc cũng nhƣ vị trí của mình trong cuộc sống, mặt
mạnh và mặt yếu của mình. Đồng thời phải hiểu về các nguy cơ và các yếu tố
14


thúc đẩy làm tăng nguy cơ (Trong đó có yếu tố môi trƣờng, bạn bè, phim ảnh,
tình huống căng thẳng...) cũng nhƣ hiểu về những yếu tố mang tính bảo vệ (yếu
tố tích cực của bạn bè, gia đình, xã hội).
1.1.5.3. Kỹ năng xác định giá trị
- Giá trị là thái độ, niềm tin, chính kiến và các suy nghĩ của bản thân mình

mà mình cho là quan trọng. Trong đó, có cả những suy nghĩ chủ quan, thành
kiến của bản thân, nhƣng có khi bản thân không nhận ra. Xác định giá trị là hiểu
rõ những thái độ, niềm tin, cách suy nghĩ đó. Xác định giá trị cũng khắc phục
thái độ phân biệt đối xử với ngƣời khác (chẳng hạn liên quan liên quan đến vấn
đề HIV/AIDS).
- Cần lƣu ý rằng mỗi ngƣời xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, đƣợc
giáo dục khác nhau và có kinh nghệm sống khác nhau cho nên có những suy
nghĩ và thái độ khác nhau. Điều này giúp bản thân biết tôn trọng ý kiến của
ngƣời khác, chấp nhận là ngƣời khác có suy nghĩ khác biệt với mình. Nhận thức
nhƣ vậy sẽ góp phần củng cố quan hệ của bản thân với mọi ngƣời.
- Giá trị hay những niềm tin, thái độ, cách suy nghĩ của bản thân sẽ có tác
động đến quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề và cả quá trình tƣơng tác,
giao tiếp với ngƣời khác. Vì vậy cần tự phản ánh, nhìn lại để hiểu rõ thái độ,
cách suy nghĩ và nhận định của mình về một vấn đề. Suy nghĩ, thái độ, niềm tin
về một vấn đề nào đó không bất biến và có thể thay đổi theo thời gian cũng nhƣ
quá trình tích luỹ kinh nghiệm sống.
1.1.5.4. Kỹ năng ra quyết định
Trong cuộc sống hàng ngày, con ngƣời ta thƣờng xuyên phải đƣa ra các
quyết định. Trong đó có những quyết định đơn giản và có thể không gây những
ảnh hƣởng nghiêm trọng gì, song có những quyết định quan trọng liên quan đến
các mối quan hệ, tƣơng lai cuộc sống.
Đối với học sinh, kỹ năng ra quyết định giúp các em luyện tập kỹ năng suy
nghĩ, có óc phê phán, sáng tạo, giải quyết vấn đề một cách có cân nhắc đến cái lợi,
cái hại của từng giải pháp để cuối cùng có đƣợc quyết định đúng đắn. Từ đó giúp
các em nắm đƣợc các bƣớc ra quyết định và thực hành đƣợc kỹ năng ra quyết định.
15


Các kỹ năng để ra quyết định một cách hiệu quả:
- Tư duy phê phán: Trong thời đại ngày nay con ngƣời phải đƣơng đầu với

nhiều vấn đề, nhiều tình huống căng thẳng, nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức
tạp,... đòi hỏi họ thƣờng xuyên phải ra quyết định phù hợp nếu không họ phải trả
giá cho những quyết định sai lầm. Vì vậy, mỗi ngƣời cần có khả năng phân tích
một cách có phê phán với những thông tin đa dạng, phức tạp từ môi trƣờng sống
tác động dồn dập tới họ.
- Tư duy sáng tạo: Chính là khả năng tiếp cận với các sự việc mới, phƣơng
thức mới, ý tƣởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới. Tƣ duy sáng tạo là một kỹ
năng sống rất quan trọng bởi vì con ngƣời thƣờng xuyên bị đặt vào những hoàn
cảnh bất ngờ và không bình thƣờng. Điều đó đòi hỏi họ phải có tƣ duy sáng tạo
để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp.
- Giải quyết vấn đề: Chỉ có thể thông qua việc thực hành ra quyết định và
giải quyết vấ đề thì mỗi ngƣời mới có thể xây dựng đƣợc những kỹ năng cần
thiết để có đƣợc những lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ phải
đƣơng đầu trong cuộc sống.
Sơ đồ các bƣớc ra quyết định:
Xác định
vấn đề

Thu thập
thông tin

Kiểm định lại
hiệu quả của
quyết định

Liệt kê các giải
pháp lựa chọn

Hành động


- Kết quả lựa chọn
- Cảm xúc
- Giá trị

Ra quyết định

1.1.5.5. Kỹ năng kiên định, kỹ năng từ chối
- Kỹ năng kiên định:
Kiên định là khả năng con ngƣời giữ vững đƣợc lập trƣờng quan điểm, ý
định, không dao động mặc dù gặp khó khăn trở ngại. Ngƣời kiên định không
phải là ngƣời bảo thủ, cứng nhắc, hiếu thắng hay phục tùng mà là ngƣời luôn
16


biết linh hoạt, mềm dẻo và tự tin khi đứng trƣớc bất kỳ tình huống khó khăn nào
trong cuộc sống.
Kỹ năng kiên định là kỹ năng thực hiện những gì mình muốn hoặc từ chối
bằng đƣợc những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét, dung hoà
nhu cầu của ngƣời khác với nhu cầu và quyền lợi của mình một cách hài hoà. Kỹ
năng kiên định cũng giúp chúng ta tự bảo vệ đƣợc chính kiến, quan điểm, thái
độ và những quyết định của bản thân không làm tổn hại đến ngƣời quyền lợi của
ngƣời khác.
Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.
- Tính hiếu thắng: Luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân mình,
quên đi quyền và nhu cầu của ngƣời khác, luôn muốn mọi ngƣời phục tùng mình
bất kể điều đó đúng hay sai.
- Tính phục tùng: Thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu
cầu của ngƣời khác là trên hết, quên mất quyền và nhu cầu của cá nhân, bất kể
điều đó là hợp lý.
Đối với học sinh, kỹ năng kiên định giúp phân biệt đƣợc tính kiên định, hiếu

thắng, phục tùng. Biết so sánh quyền và nhu cầu của bản thân cũng nhƣ cũng nhƣ
biết tôn trọng quyền và nhu cầu của ngƣời khác để lựa chọn thái độ và hành vi
phù hợp. Giúp các em cảm thấy tự tin thoải mái khi ứng phó với các tình huống.
Thể hiện thái độ kiên định
- Tính kiên định:
+ Cởi mở và thành thật với bản thân và ngƣời khác .
+ Lắng nghe ý kiến ngƣời khác.
+ Bày tỏ sự cảm thông đối với hoàn cảnh của ngƣời khác.
+ Tự trọng và tôn trọng ngƣời khác.
+ Xử lý cảm xúc của mình.
+ Thể hiện rõ ý kiến và mong muốn của mình.
+ Nói không và giải thích lý do.
+ Thực hiện theo ý kiến của mình mà không tổn hại đến quyền của ngƣời khác.

17


- Kỹ năng từ chối:
Có rất nhiều tình huống trong cuộc sống có thể dẫn tới các hậu quả gây tác
động xấu. Khi đó chúng ta cần có kỹ năng từ chối để tự bảo vệ mình và tránh
những hậu quả tiêu cực. Từ chối khẳng định tính kiên định và bản lĩnh của một
con ngƣời. Khi từ chối những lôi kéo hoặc đề nghị sai trái, chúng ta sẽ tự bảo vệ
đƣợc bản thân, gia đình, cộng đồng trƣớc những hành vi có hại.
Để từ chối có hiệu quả chúng ta cần phối hợp nhiều kỹ năng quan trọng
nhƣ: kỹ năng tƣ duy phê phán, kỹ năng kiên định, kỹ năng giao tiếp ...
1.1.5.6. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Tình huống căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến con
ngƣời, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là cảm xúc tiêu cực, ảnh hƣởng
đến sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Khi gặp tình huống căng thẳng, có ngƣời biết cách ứng phó tích cực, có

ngƣời ứng phó tiêu cực. Do vậy, tìm ra cách ứng phó có hiệu quả phù hợp với
điều kiện bản thân là rất quan trọng.
Khi một cá nhân có khả năng đƣơng đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng
lại là một nhân tố tích cực bởi vì chính sức ép sẽ buộc cá nhân tập trung vào
công việc của mình và ứng phó thích hợp. Tuy nhiên nếu thiếu kỹ năng ứng phó
thì con ngƣời không thể giải toả nổi sự căng thẳng quá lớn có thể huỷ diệt cuộc
sống cá nhân.
Do đó, chúng ta cần có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và
hậu quả cũng nhƣ biết cách ứng phó với nó. Vì vậy đối với học sinh, kỹ năng
này giúp các em biết đƣợc một số tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc
sống, cảm xúc thƣờng có khi căng thẳng. Từ đó biết cách ứng phó tích cực khi ở
trong tình huống căng thẳng.
1.1.5.7. Kỹ năng đặt muc tiêu
Mục tiêu là điều mà chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới mục tiêu. Có
thể là sự mong muốn hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó), một sự thay đổi về
thái độ hay thay đổi về một hành vi (làm đƣợc cái gì đó). Muốn thực hiện đƣợc

18


mục tiêu phải có quyết tâm và đôi khi phải có cam kết với ngƣời khác hoặc cam
kết với chính mình.
Vì vậy kỹ năng đặt mục tiêu là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta có sự
chuẩn bị sẵn sàng, định hƣớng tốt và biết xây dựng kế hoạch trong cuộc sống.
Tuỳ thuộc vào mỗi hoàn cảnh, đối tƣợng và mục tiêu mà chúng ta có nhiều cách
khác nhau để dặt ra mục tiêu.
Kỹ năng đặt mục tiêu cần đƣợc vận dụng kết hợp với nhiều kỹ năng sống
khác nhƣ: Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng nhận thức, kỹ năng kiên định....
Trên thực tế các kỹ năng sống không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên
quan chặt chẽ với nhau. Vì thế để đạt đƣợc hiệu quả cao trong giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy học môn Khoa học cần phải tuỳ
theo từng nội dung, tình huống, công việc cụ thể mà phối hợp các kỹ năng sống
một cách linh hoạt, sáng tạo. Có thể nói ít trƣờng hợp chỉ dùng một kỹ năng mà
thành công.
1.1.6. Khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong
môn Khoa học ở tiểu học
1.1.6.1. Mục tiêu môn học
- Về kiến thức: Sau khi học xong môn Khoa học, học sinh nắm đƣợc.
+ Sự trao đổi chất; Nhu cầu dinh dƣỡng; sự sinh sản và phát triển của cơ thể
ngƣời; Một số bệnh thông thƣờng và truyền nhiễm, cách phòng tránh.
+ Sự trao đổi chất; sự sinh sản của thực vật, động vật.
+ Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng
lƣợng thƣờng gặp trong đời sống và sản xuất.
+ Mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng .
- Về kỹ năng: Hình thành cho học sinh một số kỹ năng ban đầu.
+ Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vần đề sức khoẻ
của bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi
với đời sống sản xuất.

19


×