Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

thực trạng nạn bạo hành, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.3 KB, 13 trang )

BÀI TÌM HIỂU
BẠO HÀNH TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, trẻ em chiếm tới ¼ dân số và chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Mọi trẻ em đều có quyền sống , học tập, phát triển và bảo vệ không bị xâm
hại; được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và không bị
phân biệt đối xử. Lợi ích của trẻ em phải đặt lên hàng đầu, vì trẻ em liên quan
đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cộng đồng và của cả dân tộc.
Những đứa trẻ khi biết bò, biết đi, chập chững biết nói cho đến khi vào lớp
Một là khoảng thời gian các em hành động theo bản năng nhất và cần có sự
uốn nắn từ người lớn. Bởi vậy, ông cha ta có câu: “ Uốn cây từ thuở còn non,
dạy con từ thuở con còn ngây thơ.” Nhưng đây cũng là một giai đoạn rất vất
vả trong việc chăm sóc và dạy dỗ các em của gia đình cũng như của giáo viên
mầm non. Trong xã hội, trường mầm non và gia đình là cái nôi nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ, nhưng đồng thời, điểm tiêu cực nảy sinh trong giai
đoạn này là vấn đề bạo hành trẻ em – một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện
nay.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
Thời gian gần đây, đặc biệt năm 2015 là điểm nóng xảy ra những vụ bạo
hành trẻ em ở lứa tuổi mầm non, làm người dân cả nước liên tục bàng hoàng
và phẫn nộ trước những vụ bạo hạnh của những bảo mẫu“ mặt người dạ
thú”. Phần lớn sự việc được phát giác không phaỉ từ phía cơ quan chức năng
mà đều từ phía người dân và gia đình nạn nhân. Nhưng tất cả những sự việc
được phát hiện đó chỉ là “ mỏm nổi của tảng băng chìm”. Chúng ta đâu biết,
còn đâu đấy những vụ việc tương tự đã và đang xảy ra? Chúng ta đâu biết
còn bao nhiêu trẻ em đang cần sự giúp đỡ, kéo ra khỏi vũng lầy của nạn bạo
hành? Chúng ta đâu biết ngay cả con em mình cũng đang bị mắc phải và cần
lắm sự giúp đỡ ấy?
Cùng điểm qua 6 vụ bạo hành trẻ mầm non chấn động dư luận năm 2015.




1. Cô

giáo mầm non dùng tay tát vào mặt trẻ16 tháng tuổi ở trường tư thục
Nụ cười xinh( Nam Từ Liêm, Hà Nội).
2. Bé

14 tháng tuổi bị trói chân tay, nhét giẻ rách vào miệng ở trường tư thục
Sơn Ca( đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình).
3. Bé

hai tuổi bị chốt cửa ở ngoài, phải nhặt đồ thùng rác ăn ở trường mầm
non Xuân Mai( thôn Bản Dạ, xã Xuân Mai, huyện Văn quan, tỉnh Lạng Sơn).
4. Bảo

mẫu hành hạ trẻ bị nhiễm HIV trong bữa ăn tại Trung tâm bảo trợ Linh
Xuân(P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TP.HCM).
5. Cô

giáo kéo rách tai trẻ ở trường Thượng Lộc( xã Nghi Vạn, Nghệ An).

6. Bảo

mẫu đánh dã man trẻ mồ côi tại cơ sở nhà trẻ mồ côiVĩnh Phước An Tự
( Phường 2, thành phố Bạc Liêu).
Không chỉ riêng năm 2015, trước đó và hiện tại năm 2016 cũng đã có nhiều
sự việc đau lòng xảy ra tương tự.
2. Nguyên nhân
2.1. Nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục

- Ngân sách nhà nước không đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống
trương mầm non, vì thế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ huynh
trẻ mầm non, các trường tư thục và cơ sở nhận nuôi dạy trẻ mọc lên ngày
càng nhiều( có cơ sở tự phát, chưa được cấp phép.
- Để đảm bảo đủ chỗ cho trẻ em mầm non được vào học, bắt buộc các cơ quan
quản lí giáo dục phải chập nhận cấp phép hoạt động cho những trường, cơ sở
được nhận trẻ, mặc dù các trường và cơ sở đó không đủ điều kiện để cấp
phép( về cơ sở vật chất cũng như trình độ giáoviên).
- Công tác thanh tra, khảo sát, quản lí của các cơ quan quản lí còn lỏng lẻo,
chưa kịp thời và triệt để.
2.2 Nhà trường
- Có một số trường, cơ sở còn chú tâm đến lợi nhuận.


- Một số chủ cơ sở, nhà trường tư thục xem kinh doanh giáo dục là loại hình
kinh doanh béo bở nên họ sẵn sàng đầu tư xậy dựng và hoạt động, dù không
có chuyên môn và không đủ điều kiện về cơ sở vật chất.
- Một số trường, cơ sở tuyển người chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn ngày
để giảm chi phí về lương( lương thấp) nhằm tăng lợi nhuận, gây áp lực kinh
tế cho giáo viên
- Một số trường, cơ sở nhồi nhét số lượng học sinh qúa đông vượt quá quy
định số lượng học sinh/cô, dẫn đến vượt quá khả năng chăm sóc của giáo
viên, dẫn đén chất lượng chăm sóc kém, giáo viên vì quá áp lực nên dẫn đến
hành vi bạo hành.
- Các trường đặt nặng vấn đề thành tích, mà thành tích này do người giáo
viên đứng lớp tạo nên, vì thế, giáo viên sẽ bị áp lực, căng thẳng về các tiết dự
giờ dẫn đến bạo hành trẻ.
2.3. Nhà giáo
- Chưa qua đào tạo chuyên ngành về giáo dục mầm non, vì vậy không đủ trình
độ, chuyên môn để chăm sóc và dạy trẻ.

- Dù có qua đào tạo, nhưng lại thiếu ý thức trách nhiệm cửa một nhà giáo,
làm việc một cách đối phó, thiếu tinh thần trách nhiệm.
- Không có niềm đam mê thực sự, không có đạo đức không có tâm huyết với
nghề.
- Không hiểu tâm sinh lí của trẻ, không có tình yêu đối với con trẻ.
- Các cá nhân bị cha mẹ đánh đập trong tuổi thơ, chính giáo viên ấy cũng bị
nên họ theo lối mòn ấy mà dạy trẻ.
- Theo ngành học và làm việc vì bị ép buộc từ phía gia đình hoặc theo quan
niệm “xã hội luôn tôn trọng những người làm nghề giáo”
- Không ý thức được những hành vi bạo hành của mình sẽ gây ra những tác
hại lớn như thế nào cho trẻ sau này.
- Làm việc tại các cơ sở tư thục chỉ với mục đích là giải quyết vấn đề thất
nghiệp, không có dự định làm lâu dài.


- Dễ cáu giận, không kiểm soát và làm chủ được bản thân bởi những hành
động bản năng của trẻ: quấy khóc, biếng ăn, ăn chậm, vòi cha mẹ,…
- Bị áp lực về tâm lí, bực bội khi gặp vấn đề về các mối quan hệ gia đình, xã
hội và cuộc sống cá nhân, lấy trẻ là nơi trút giận, xả tức, dẫn đến những hành
vi bạo hành.
2.4. Phụ huynh học sinh
- Là dân lao động, khó khăn về kinh tế nên đành phải “ Nhắm mắt gửi con” tại
các nhà trẻ tư thục, các cơ sở nhận nuôi trẻ hay nhờ bảo mẫu là người thân
quen.
- Một số cha mẹ có phần dễ dãi trong việc chọn trường cho con, chọn trường
gần nhà, đưa đón con thuận tiện với công việc của mình.
- Thiếu kiến thức về sự phát triển của trẻ, quan niệm sai lầm khi ủng hộ cô
giáo đánh đòn con mình( trong phạm vi có chừng mực) như một biện pháp
trừng phạt, giúp trẻ biết lỗi và lần sau không dám tái phạm nữa.
- Không tìm hiểu kĩ thông tin về trường mầm non cho con em mình học.

-Nhiều cha mẹ yêu cầu giáo viên cao như con tôi phải tăng cân, ăn được
nhiều, không được gầy ốm khiến giáo viên tìm mọi cách để ép trẻ ăn.
- Do điều kiện kinh tế xã hội, do áp lực mưu sinh nên nhiều gia đình còn phó
mặc con cái cho giáo viên nuôi dạy.
- Chủ quan khi tin tưởng và giao trách nhiệm cho giáo viên trong việc nuôi
dạy và chăm sóc con em mình.
-Ba mẹ quá nuông chiều con cái, tạo thành những thói xấu của trẻ, khiến trẻ
không nghe lời, đến lớp vòi mẹ, kén ăn,..
3. Biểu hiện
- Trẻ thay đổi tính nết từ hiền lành trở nên hung bạo, hay cáu gắt.
- Thấy bố mẹ đến đón là con ôm chặt lấy, đòi về nhà ngay.
- Sợ phải đến trường,và có phản ứng như ôm chặt, giãy giụa khi cha mẹ giao
con cho cô giáo mỗi khi đến lớp, không chịu vào lớp
- Nhìn thấy cô giáo trẻ sợ hãi, khóc lớn hơn.


- Cô giáo đón trẻ vào lớp, trẻ sẽ gào khóc to, gọi với mẹ.
- Đêm ngủ, trẻ hay giật mình, khóc nấc, ngủ mơ màng, sợ sệt, la hét,hay mớ.
- Hốt hoảng, sợ vào phòng vệ sinh vì con có thể bị nhốt vào không gian kín ở
trường.
- Trầm cảm hoặc giống trầm cảm,lo âu swoj hãi, hay thu mình lại.
- Lười ăn, sợ ăn, ăm dễ nôn trớ( dù không có biểu hiện này trước đó) vì có thể
trẻ ở trường bị ép ăn hoặc bị dọa nạt.
- Nghiến răng, thở dốc, toát mồ hôi khi về nhà.
- Xa lánh mọi người, sợ người lạ, không thích người khác đụng vào mình,
không thích tiếp xúc với mọi người.
- Trẻ trở nên nhút nhát, tự ti.
- Xuất hiện vết thương ngoài da: vết bầm tím,vét lằn do tác động của ngoại
lực.
- Bị chấn thương cơ thể, bị rạn và gãy xương.

- Trường hợp nặng, có thể đánh đập người khác và độc ác với con vật.
4. Hậu quả
Những đứa trẻ bị bạo hành chịu ảnh hưởng rất lớn về thể chất và tinh
thần.Nếu người lớn phát hiện sớm và có liệu pháp điều trị, thay đổi môi
trường học, biện pháp can thiêt,… trẻ sẽ dần phục hồi. Nhưng nếu không
được điều trị hoặc can thiếp không đủ, nó sẽ trở thành bệnh đeo bám và ám
ảnh trẻ suốt cuộc đời còn lại. Một đứa trẻ không được giáo viên yêu thương
thì làm sao nó biết được cách yêu thương người khác.
4.1. Ảnh hưởng đến thể chất
- Làm trẻ không phát triển thể chất một cách bình thường.
- Trẻ trở nên còi cọc, chậm lớn.
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Nước da tái, môi nhợt nhạt.


- Ánh mắt đờ đẫn, bạc nhược hoặc hung dữ.
- Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị nứt, gãy xương, để lại những tổn thương nội
tạng, gây di chứng co giật hoặc động kinh. Đặc biệt, tổn thương nghiêm trọng
đến thần kinh và suy giảm sự phát triển của não bộ.
4.2. Ảnh hưởng đến tinh thần
- Trẻ trở nên kém tự tin, dần dẫn đến u lì
- Gây phản ứng chống đối hoạc phòng vệ ở trẻ, khiến trẻ phát triển tính chống
đối, ngang bướng, lầm lì, ít nói.
- Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bắt chước cô giáo, từ đó phát triển tính bạo lực
sau này, trẻ có thể trở thành một người lỗ mãng, độc ác, cục cằn,..
- Sống trong môi trường lành mạnh bị bạo hành hoặc chúng kiến cảnh bạo
hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và
ngay cả chính bản thân mình.
- Ảnh hưởng đến sự thành công sau này của trẻ.
5. Biện pháp

5.1. Nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục
- Có sự đầu tư đồng bộ về việc xây dựng các trường mầm non công lập.
- Quản lí chặt chẽ, tăng cường giám sát các hoạt động của trường, lớp, cơ sở
nhận trẻ.
- Có những biện pháp xử lí nghiêm ngắt, thích đáng đối với những cá nhân
thực hiện hành vi bạo hành.
- Kiên quyết giải thể những ngôi trường , nhóm/lớp, cơ sở không đủ điều kiện
nhận trẻ theo các quy định cảu ngành về số trẻ/ lớp, số trẻ/giáo viên và các
điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy, chất lượng giáo viên không đảm
bảo.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phép hoạt động cho các trường,
nhóm/lớp, cơ sở đủ điều kiện hoạt động theo quy định.
- Thực hiện việc sát hoạch để cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên mầm
non.


5.2. Nhà trường
- Đảm bảo hài hòa giữa lợi nhuận và lợi ích của người giáo viên. Trả lương
phù hợp với trình độ của giáo viên để giáo viên yên tâm công tác.
- Tuyển dụng giáo viên đã qua đào tạo, vì chỉ có những giáo viên có chuyên
môn mới dảm bảo hoàn thành tốt công việc dạy dỗ trẻ.
- Tạo điều kiện về tài chính và thời gian cho gíaoviên tham gia những khóa
học chuyên sâu về nghành đào tạo nhằm nâng cao sự hiểu biết về ngành.
- Không tạo áp lực cho giáo viên, không chạy theo “bệnh thành tích”.
5.3 Phụ huynh học sinh
- Dành thời gian tìm hiểu để chọn trường có uy tín, đảm bảo các quy định về
nuôi dạy trẻ về cơ sở vật chất, về chất lượng giáo viên, về khẩu phần dinh
dưỡng).
- Không theo quan niệm, suy nghĩ chọn trường cho thuận tiện công việc đưa
đón và công việc của minh.

- Không đặt nặng vấn đề tăng cân mà gây áp lực đối với giáo viên.
- Dù khó khăn về kinh tế,cuộc sống mưu sinh nhưng phải dành thời gian quan
tâm, hỏi han chăm sóc và quan sát con cái để kịp thời phát hiện những biểu
hiện bất thường của con, phát hiện sớm nhất khả năng con có bị bạo hành
hay không.
5.4. Nhà giáo
Qua việc trao đổi với một giáo viên có kinh nghiệm dạy hơn 26 năm, hiện
đang công tác tại cơ sở Phù Nam( thuộc hệ thống trường mầm non Ánh
Dương, phường Thủy Châu, t.xã Hương Thủy, tỉnh T.T.Huế).Cô đã chia sẽ
những câu chuyện ở trường,những áp lực và kinh nghiệm bản thân trong quá
trình dạy trẻ:
Có những buổi sáng, khi mở lớp đón trẻ, đứa bé nhỏ nhất 11-12 tháng bập
bẹ “ạ” với cô, những đứa bé lớn hơn biết cách chào cô giáo và phụ huynh vào
lớp. Mình vui lắm khi các bé biết vâng lời. Bé nhỏ nhất kéo tay cô rồi chỉ ra
ngoài cổng “Bạn, bạn”.Có bé từ ngoài cổng khi bước xuống xe chạy lại ôm lấy
cổ mình, còn gì hạnh phúc khi được đứa trẻ sà vào lòng lúc đấy. Phụ huynh


trông thấy con mình vậy thì cảm thấy an tâm, tin tưởng vào giáo viên khi cho
con mình học ở nơi đây. Rồi có một vài em không chịu cho mẹ hay anh chị cho
ăn sáng mà bắt đem thức ăn tới trường nhờ cô cho bé ăn. Kì thực, một vài
đauws thì không sao, nhưng đay lại 5- 6 đứa, các bé thì tùy đứa ăn nhanh hay
ăn chậm, mình lại bận việc đâu có thời gian…Âý vạy mình cũng cố gắng cho
các bé ăn hết, dù có bận nhưng mình phải cho các bé ăn từ từ, không hối thúc
vè các bé rất dễ bị nghẹn. Nhưng công việc của giáo viên mà, mình không thể
cho ăn mỗi sáng được vì việc đó chiếm rất nhiều thời gian. Thế là mình tranh
thủ giờ trả trẻ nói chuyện với phụ huynh, phụ huynh cũng hiểu và không đem
tới nữa. Nhưng là con nít, các bé lại tưởng cô không còn thương các con,
không quan tâm con nữa,từ đó lại đam ra bướng bĩnh, ngũng ngẵng, một số
bé buồn bã, lạnh nhạt với cô. Mình tìm cách trò chuyện các bé, chơi với các bé

nhiều hơn, thế là sau vài ngày, các bé lại vui vẻ, gần gũi lại với cô, Những trưa
cho bé ăn, có những bé rất biếng ăn, ăn rất chậm vì các bé không hợp khẩu vị
và thói quen nhai kĩ. Có cô giáo gặp trường hợp này sẽ dùng tay ha miệng
cháu ra để trút thìa thức ăn vào, hoặc đánh đạp, chửi mắng để các các cháu
sợ hãi, há miệng khóc to, các cô nhân tiện lúc đó sẽ trút thìa thức ăn vào.
Không thể được, những hành vi đó thật không có dạo đức. Mình phải dỗ các
bé, phải nói những câu khiến trẻ thích thú, phần đấu như “ Nếu con ăn hết
thìa này thì chiều cô sẽ cho con chơi đồ chơi xếp hình mà con thích.”, hay “ kìa,
con nhìn bạn đó ăn giỏi chưa, bạn ấy ăn gần hết rồi! Con phải ăn để giỏi hơn
bạn đó nhé!”. Nhưng đó chỉ đối với những trẻ lớn, còn những trẻ quá nhỏ,
không hiểu được lời nói của cô giáo thì mình phải cho ăn từ từ đến khi hết
suất ăn của mình để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Xong bữa ăn trưa, các bé đi
ngủ, mình vẫy tay gọi bé nhỏ nhất tới ngủ cạnh thì có bé khác không chịu, đòi
ngủ với cô, thế là bé ôm lấy gối chạy về phía mình và nằm bên còn lại. Hết giờ
ngủ trưa, mình cho các bé chơi các góc, các bé chơi xếp hình, chơi vẽ tranh. Có
bé cầm một bức tranh vẽ còn nguệch ngoạc và hỏi “Cô! cô ơi! Đẹp không cô?”,
bé vừa nói vừa mở to mawtsnhuw dò hỏi và rất muốn biết câu trả lời-“Ừ, đẹp
lắm con!”. Một ccau nói đó đủ làm cho bé sung sướng, cười tít cả mắt, mình
cũng vui lây. Có hôm mình bị cảm, mặt mũi phờ phệch, bé lớn hỏi “ Cô! Cô đau
à cô?”, hay bé khác hỏi “Cô! Cô uống thuốc chưa cô?”. Mình bất ngờ lắm, vì các
bé còn nhỏ mà biết quan tâm cô giáo, những lời hỏi han của các bé như là
một phần của liều thuốc chữa bệnh cho mình, tâm trí được thả lỏng, bớt căng
thẳng và thoải mái hơn. Bên cạnh những giờ chơi của các bé, mình cũng gặp
rất nhiều áp lực từ phía giá đình và nhà trường.Mỗi khi thông báo có tiết dự
giờ, căng thẳng lắm. Dự giờ từ tổ đến trường, rồi đến phòng, hay có những


đợt công tác thanh tra của sở…Mình phải chú tâm soạn và nắm kĩ giáo án
cũng như dạy dỗ các bé. Dự giờ áp lực rất lớn vì họ sẽ kiểm tra chất lượng và
tình hình dạy như thế nào, công tác này rất chú trọng vì đấy là thước đo đánh

giá chất lượng giáo viên cũng như một phần chất lượng dạy của nhà trường.
Sự thật là những tiết dự giờ không thể đánh gía hết chất lượng và công tác
dạy của giáo viên. Nhưng không thể nào khác, mình phía dồn hết tâm trí vào
những tiết dự giờ đó, vì vậy mình ít quan tâm nói chuyện và chơi với trẻ nhỏ,
vào thời điểm đó, mình rất dễ cáu gắt và dễ mắng trẻ. Biết đó là sai nhưng có
lúc không kiềm chế được, khi thấy các bé mắt ngân ngấn khóc, mình không
biết nói gì nữa, thấy rất thương bé, mình vỗ về và lấy đồ chơi chơi với bé, thế
là cũng làm cho bé nguôi khóc phần nào, mình cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Có những lúc gia đình nảy sinh mâu thuẫn, mình cũng cố hết sức kiềm chế
bản thân, tìm thấy niềm vui từ trẻ con để vơi bớt phần nào.
“Thương cho roi cho vọt, đánh cho ngọt cho bùi”, mình cũng và phải áp dụng
cách này đối với trẻ nhưng phải dùng đúng phương pháp, không lạm dụng.
Có những đứa quá hiếu động và nghịch ngợm làm xô té bạn hay tranh giành
đồ chơi với nhau, mình lấy cây thước khẽ vào lòng hai bàn tay, bảo bé đó xin
lỗi bạn và hứa sẽ không tái phạm nữa, làm vậy trẻ sẽ ý thức việc mình làm là
sai và sữa chữa. Mình luôn đối xử công bằng giữa các bé, không thiên vị hay
quá khen với bé nào, vì nếu đối xử không công bằng hay khen bé này mà
không khen bé khác, bé không được khen sẽ cảm thấy tủi thân, tự ti và đôi lúc
ghét luôn bạn được khen nữa.
- Qua câu chuyện trên, rút ra được nhiều vấn đề:
+ Nếu cô không đủ sự kiên nhẫn, vậy cô có thể duy trì được tính ôn hòa khi
cho các cháu ăn hay không? Có đảm bảo sức khỏe của các bé hay không? Và
quan trọng, cô có đảm bảo không dùng cách hung bạo cho trẻ ăn hay không?
+ Nếu cô không đủ tình yêu thương trẻ, không quan tâm chăm sóc cá nhân
cho từng trẻ, không đối xử công bằng với trẻ,..Vậy có trẻ nào chạy đến sà vào
ôm lấy cổ cô không? Có tranh nhau nằm ngủ với cô không? Có biết quan tâm
hỏi han sức khỏe của cô không?
+Nếu cô không biết cách kiềm chế bản thân, vậy cô có dừng lại ở hành vi la
mắng, cáu gắt hay không? Hay là đánh đập, đe dọa các bé?



+ Nếu cô không biết phương pháp dạy trẻ đúng cách, cô có thể dừng lại ngang
hành động lấy thước khẽ vào tay các bé không?
+ Nếu cô không chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, vậy phụ huynh có tin tưởng
gửi con em mình đến trường và giới thiệu trường cho các phụ huynh khác
được biết không?
+ Nếu cô không có lòng nhiệt huyết với nghề, không yêu nghề mến trẻ, xem trẻ
như con của mình, vậy thì cô có thể kiên trì theo nghề đến 26 năm không?
+Và nếu tất cả giáo viên hay những bảo mẫu có lòng nhiệt huyết, có tâm với
nghề, có đạo đức như thế thì những vụ việc bạo hành đáng tiếc có xảy ra hay
không?
Bài học:
Quan trọng hàng đầu của một người giáo viên là phải biết yêu thương trẻ,
xem trẻ như con em mình, biết phương pháp dạy bảo cho đúng. Nếu giáo viên
đó có đạt thành tích cao trên giấy tờ về việc dạy trẻ nhưng không quan tâm,
chăm,sóc trẻ, không lấy trẻ làm trung tâm, làm những việc ảnh hưởng xấu
đến thể chất lẫn tinh thần trẻ thì tự hỏi, giáo viên đó có xứng với nghề giáo
viên- nghề quý nhất trong những nghề cao quý hay không?
III. KẾT LUẬN
- Bạo hành trẻ em là vấn đề chung của cộng đồng, cần có sự tham gia của nhà
trường- gia đình- xã hội, chính vì hậu quả và hệ lụy sau này mà chúng ta cần
phải giải quyết càng sớm càng tốt. Mỗi cá nhân tự ý thức trách nhiệm và
đóng góp những việc làm, những kế hoạch nhằm hạn chế và không để những
vụ việc bạo hành xảy ra thêm nữa.



MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………1
II. NỘI DUNG

1. Thực trạng………………………………………………………………….1
2. Nguyên nhân
2.1 Nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục…………………………………..2
2.2 Nhà trường……………………………………………………………..….2
2.3. Nhà giáo…………………………………………………………………...3
2.4 Phụ huynh học sinh……………………………………………………….4
3. Biểu hiện…………………………………………………………………….4
4. Hậu quả……………………………………………………………………..5
4.1.Ảnh hưởng đến thể chất………………………………………………….5
4.2. Ảnh hưởng đến tinh thần………………………………………………..6
5. Biện pháp
5.1 Nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục………………………………..….6
5.2 Nhà trường………………………………………………………………...6
5.3 Phụ huynh học sinh……………………………………………………….7
5.4 Nhà giáo……………………………………………………………………7


CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.




×