Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

xây dựng nội dung môn họcphương pháp dạy học chuyên ngành điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LƯU ĐỨC TUYẾN

XÂY DỰNG NỘI DUNG MÔN HỌCPHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 1 0 8 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

K.S. LƯU ĐỨC TUYẾN

XÂY DỰNG NỘI DUNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
Chun ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã Số ngành :


601401

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÂY DỰNG NỘI DUNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
Chun ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã Số ngành :

601401

Học viên : K. S. Lưu Đức Tuyến
Người hướng dẫn : T. S. Võ Thị Xn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2005


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ XUÂN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 1:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT, ngày ........ tháng........ năm 2005


++

Lời cảm tạ


Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tập thể quí Thầy Cô, cán bộ,
công nhân viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã cho tôi
một môi trường lý tưởng để học tập và trưởng thành; đặc biệt quí Thầy
Cô giảng dạy lớp Cao học Sư phạm Kỹ thuật khóa 11 đã mở toang cánh
cửa tâm hồn tôi, đưa tôi vào thế giới của tri thức và tình người.
Xin chân thành cảm ơn TS. Võ Thị Xuân, người Thầy đã từng
dìu dắt cho tôi những bước đi chập chững đầu tiên từ thời đại học để tôi
tập làm người giáo viên; giờ đây lại tiếp tục tận tình hướng dẫn, truyền
đạt và cung cấp những tài liệu quí giá để tôi có thể hoàn thành luận văn
thạc sĩ này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trọng Thắng, Trưởng khoa
Điện, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp. Hồ Chí Minh đã có những ý
kiến đóng góp quí báu, đồng thời đã cung cấp cho tôi những số liệu quí
giá về điều tra tình hình đào tạo chuyên ngành điện tại các trường đại
học, cao đẳng, THCN và dạy nghề ở khu vực tp. Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và quí thầy cô thuộc Khoa Sư
phạm Kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp. Hồ Chí Minh, đặc
biệt thầy Võ Đình Dương đã tận tình giúp đỡ tôi về các phương tiện
phục vụ giảng dạy trong thời gian tôi thực nghiệm sư phạm.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những thành viên trong đại gia đình
lớp Cao học Sư phạm Kỹ thuật khóa 11 đã đem đến cho tôi những cơ hội
tuyệt vời để cảm thông và chia xẻ.
Tất cả những gì tôi nhận được từ quí Thầy Cô và các Bạn không
chỉ giúp tôi hoàn thành tập luận văn này, mà mãi mãi là vốn sống quí giá
của cuộc đời tôi.
Và cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh
Khánh Hòa; lãnh đạo Sở LĐTB & XH tỉnh Khánh Hòa; lãnh đạo và tập
thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường THKT & NV Khánh Hòa
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình

tôi tham gia lớp cao học này.
Trân trọng và cảm ơn
Lưu Đức Tuyến
i


TÓM TẮT
Ngày nay giáo dục đang ngày càng chứng tỏ vai trò quyết định của mình trong
việc khai thác tiềm năng con người, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nhân
cách, nhằm tạo nguồn nhân lực cung cấp cho nền sản xuất hiện đại. Trong đó đội ngũ
giáo viên dạy kỹ thuật nghề nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng vì họ là những người
tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho nền
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì thế mà việc trang bị cho đội ngũ giáo
viên dạy kỹ thuật tương lai những kiến thức và kỹ năng sư phạm nghề là rất cấp thiết. Đề
tài “Xây dựng nội dung môn học Phƣơng pháp dạy học chuyên ngành điện” ra đời
không ngoài mục đích trên đây. Nội dung chính của đề tài được trình bày trong 4 chương
như sau:
Chương 1 trình bày những khái niệm và quan điểm có liên quan đến đề tài nghiên
cứu, phân tích cơ sở lý luận của xây dựng nội dung môn học Phương pháp dạy học
chuyên ngành điện, và thể hiện kết quả khảo sát thực trạng đào tạo chuyên ngành điện tại
một số trường CNKT, THCN, cao đẳng và đại học ở tỉnh Khánh Hoà và thành phố Hồ
Chí Minh. Các lý luận, các số liệu và những nhận xét ở chương này là cơ sở khoa học
của toàn bộ luận văn.
Chương 2 là nội dung môn học Phương pháp dạy học chuyên ngành điện được
xây dựng theo cấu trúc mô-đun. Có tất cả 3 mô-đun với 12 đơn nguyên học tập. Mỗi môđun cũng như từng đơn nguyên học tập đều có mục tiêu rõ ràng và nội dung cụ thể; tất cả
nhằm mục đích trang bị những kiến thức và kỹ năng sư phạm nghề cho những ai đã và sẽ
là giáo viên dạy học kỹ thuật chuyên ngành điện.
Chương 3 là những số liệu thống kê, phân tích và đánh giá những phản hồi từ
phía các giáo sinh của các lớp dạy thực nghiệm tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.
Hồ Chí Minh, nó là một trong những cơ sở quan trọng cho quá trình hoàn thiện nội dung

môn học Phương pháp dạy học chuyên ngành điện.
Chương 4, ngoài phần tóm tắt đã nêu bật những đóng góp mới mẻ và hướng phát
triển của đề tài.
Cuối cùng, sau khi đề xuất, thử nghiệm chương trình và nhận những thông tin
phản hồi từ phía các giáo viên, sinh viên và học sinh. Người nghiên cứu nhận thấy rằng
những nội dung nghiên cứu của đề tài này nếu được tiếp tục quan tâm, áp dụng và phát
triển ở tất cả các ngành nghề khác thì nhất định hiệu quả giáo dục và đào tạo kỹ thuật
nghề nghiệp sẽ được cải thiện nhiều.

ii


ABSTRACT
Nowaday, education more and more proves its decisive role for employing
human potentiality, improving cultural standards of the people, cultivating talents,
building personalities in order to create human forces for modern production.
Vocational technique teachers play important role because they join directly into
in the process of training high quality human force for our industrialization and
modernization. For this reason, students who attend at universities of technique
education must be equipped vocational pedagogical skills and knowledge.
Appearance of topic of “Building up content of subject Teaching method for
electricity” is also for it. The thesis consists four chapters.
The chapter one analyses basis of reasoning and introduces the concepts
and points of view concerning to the theme. It also describes the result of real
training at vocational schools, colleges and universities in Khanh Hoa province
and Ho Chi Minh city. All of reasoning, data, and comment in this chapter are the
scientific foundation of the theme.
Chapter two consists of content of subject Teaching method for electricity
make up module structure. There are three modules in which consist of 16
learning elements. All of them have clear objectives and concrete contents. They

equip vocational pedagogical skills and knowledge for the students who will teach
electricity in the future.
Chapter 3 consists of statistical data, analysis, evaluating about the
information collected from experimental teaching at HCM City University of
Technique Education. That is the important basis for improving the subject
Teaching method for electricity.
In chapter 4, beside summary, the thesis draws out new its contributions
and orientation of development in the future.
Finally, after promoting, testing the program and getting the feedback from
teachers and students, it is sure that if the problems of thesis are developed
continuously and applied in other branches, the training and educational effect
will improves.

iii


MỤC LỤC

Trang

Lời cảm tạ

i

Tóm tắt

ii

Mục lục


iv

Các chữ viết tắt

vi

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lý do chọn đề tài
Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi ứng dụng của đề tài
Giới hạn đề tài
Phân tích một số tài liệu liên hệ
Một số thuật ngữ chuyên ngành có liên quan đến đề tài

1
3
3
3
4

4
4
9

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những khái niệm và quan điểm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Xây dựng nội dung môn học
1.1.2. Phương pháp dạy học chuyên ngành điện

11
11
11
15

1.2. Phân tích nghề
1.2.1. Khái niệm phân tích nghề
1.2.2. Mục đích của phân tích nghề
1.2.3. Yêu cầu của phân tích nghề
1.2.4. Các phương pháp phân tích nghề
1.3. Lý thuyết học tập
1.3.1. Thuyết hành vi
1.3.2. Thuyết nhận thức
1.3.3. Thuyết cấu trúc
1.4. Các nguyên tắc dạy học
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Các nguyên tắc dạy học cơ bản
1.4.3. Các nguyên tắc dạy học chuyên ngành điện
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN


22
22
22
22
25
25
25
26
26
26
27
30
35

2.1. Khảo sát thực trạng và hiệu quả đào tạo chuyên ngành điện tại một số trường
ĐH, CĐ, THKT và CNKT
35
2.1.1. Nội dung khảo sát

35

iv


2.1.2. Đối tượng khảo sát
2.1.3. Phương pháp khảo sát
2.1.4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát
2.1.4.1. Thực trạng giáo viên dạy nghề ngành điện
2.1.4.2. Thực trạng học sinh học nghề ngành điện
2.1.4.3. Thực trạng hiệu quả đào tạo chuyên ngành điện

2.2. Kết luận chung.

35
37
37
37
45
50
55

CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG MÔN HỌC “PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN”
2.1. Đề cương chi tiết học phần
2.2. Nội dung chi tiết học phần
2.3. Đề cương chi tiết môn học

58
60
61

Mo1 – Tổng quan về lý luận dạy học chuyên ngành điện
ĐN1 – Những vấn đề chung của lý luận dạy học chuyên ngành điện
ĐN2 – Phương pháp dạy học chuyên ngành điện
ĐN3 – Nguyên tắc dạy học chuyên ngành điện
ĐN4 – Tính đặc thù của tri thức ngành điện
ĐN5 – Tính đặc thù của giáo viên ngành điện
Mo2 – Phương pháp dạy học các môn học lý thuyết
ĐN1 – Những vấn đề chung về PPDH các môn học lý thuyết ngành điện
ĐN2 – PPDH các khái niệm
ĐN3 – PPDH các định luật, quy tắc

ĐN4 – PPDH các cấu tạo và nguyên lý làm việc
Mo3 – Phương pháp dạy học các môn học thực hành
ĐN1 – Những vấn đề chung về PPDH thực hành điện
ĐN2 – PPDH các các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản
ĐN3 – PPDH các quy trình

61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ DẠY THỰC NGHIỆM
3.1. Mục đích thực nghiệm.
3.2. Nội dung thực nghiệm.
3.3. Kết quả thực nghiệm.
3.4. Kết luận

76
76

77
82

CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

Tóm tắt
Những đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn
Hướng phát triển của đề tài
Kiến nghị

84
84
85
86

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

v


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ – Cao đẳng
CNKT – Công nhân kỹ thuật
ĐH – Đại học
ĐH SPKT – Đại học Sư phạm Kỹ thuật

ĐN – Đơn nguyên
GDKT – Giáo dục kỹ thuật
LĐTB & XH – Lao động Thương binh và Xã hội
Mo – Mô-đun (Module)
PPDH – Phương pháp dạy học
THCN – Trung học chuyên nghiệp
THKT & NV – Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ
TP. HCM – Thành phố Hồ Chí Minh
TT ĐTKT – Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật

vi


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ
thuật và công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão; nhiều công nghệ mới ra đời trong đó có
công nghệ giáo dục. Công nghệ giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản tham gia vào
sự hình thành nền kinh tế tri thức và đưa nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên của tri thức được tôn vinh như là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc
gia. Thực tiễn cho thấy giáo dục đang ngày càng chứng tỏ vai trò quyết định của mình
trong việc khai thác tiềm năng con người, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng
nhân cách, nhằm tạo nguồn nhân lực cung cấp cho nền sản xuất hiện đại. Để có thể hoàn
thành nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh mới, tự thân giáo dục cũng phải
phát triển không ngừng. Chính vì lẽ đó mà ngày nay việc đổi mới giáo dục đang diễn ra
trên qui mô toàn cầu; nó gắn liền với sự đổi mới sáu thành tố cơ bản của quá trình dạy
học là mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và đánh giá; trong đó đổi
mới phương pháp dạy học giữ vị trí quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới việc nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo.

Hiểu rõ vai trò quan trọng của giáo dục trong nhiệm vụ phát triển nguồn lực con
người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta cũng chỉ
đạo: “Phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn
lực con người; yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững; tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục – đào tạo”(1)
Không những thế Đảng ta còn chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể là phải đổi mới phương
pháp dạy học khi khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy của người học. Từng bước áp dụng phương
pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...”(2)
Mới đây nhất, trong báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục tại Hà Nội ngày 14
tháng 10 năm 2004 về Những nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2010
cũng nhấn mạnh: “Tập trung đổi mới một cách mạnh mẽ phương pháp dạy và học. từ
năm học 2004-2005 triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học
tập và quản lý ở nhà trường, coi đây là khâu đột phá để đổi mới cách dạy, cách học,
cách quản lý giáo dục … tập trung bồi dưỡng phương pháp dạy học, coi trọng vai trò
chủ động, tích cực và sáng tạo, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá và
khả năng tự lập nghiệp của người học …Khắc phục kiểu quản lý dạy học buộc giáo viên
phải lệ thuộc vào những qui trình, khuôn mẫu sẵn có; động viên và tạo điều kiện để giáo
viên được chủ động phát huy các sang kiến cá nhân trong việc chọn lựa và thực hiện
phương pháp giáo dục; thí điểm những phương pháp mới, những hình thức tổ chức dạy
học mới. Thực hiện đều đặn, trước hết ở các trường, những chuyên đề về đổi mới phương
pháp dạy học, đúc kết và phổ biến kịp thời các kinh nghiệm tốt về đổi mới phương pháp
dạy học.”(3)

Trang 1


CHƯƠNG MỞ ĐẦU


Để đào tạo ra vốn nhân lực có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình
lao động sản xuất trong giai đoạn mới; đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ giáo viên kỹ
thuật và nghề nghiệp không những phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà năng lực sư
phạm cũng phải vững vàng. Nhiệm vụ đó quả là một thách thức không nhỏ đối với các
trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư phạm kỹ thuật trong cả nước. Thực tiễn
đã cho thấy nếu chỉ trang bị cho đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật và nghề nghiệp những
kiến thức và kỹ năng sư phạm chung (giáo học pháp) thì họ vẫn gặp nhiều khó khăn khi
vận dụng để giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật nghề nghiệp
và đương nhiên hiệu quả đào tạo sẽ không cao; đây cũng chính là một trong những vấn
đề bức xúc mang tính thời sự, nó thôi thúc sự ra đời các phương pháp dạy học chuyên
ngành. Tuy nhiên đến nay trên thế giới và ở Việt Nam các tài liệu về phương pháp dạy
học chuyên ngành cũng xuất hiện rất ít; cụ thể chỉ mới có một số tác phẩm về phương
pháp dạy học chuyên ngành như Phương pháp dạy học sinh học của các nhà khoa học
Liên Xô, 1977; Phương pháp dạy học Cơ ứng dụng của Liên Xô, 1979, do TS. Nguyễn
Tiến Đạt dịch; Phương pháp dạy học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy của Nguyễn
Đăng Tuấn (xuất bản năm 1999).
Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh mặc dù sinh viên đã
được học môn Phương pháp giảng dạy đại cương (giáo học pháp), nhưng vẫn còn một
khoảng cách khá xa để vận dụng các phương pháp tổng quát đó vào dạy học các môn học
chuyên ngành cụ thể. Do đó mỗi ngành với một số nghề hiện có nếu các nhà sư phạm và
chuyên môn nhiều kinh nghiệm tích luỹ và hệ thống hoá thành những bài học kinh
nghiệm về phương pháp dạy học chuyên ngành thì sẽ giúp ích nhiều cho giáo viên muốn
nhanh chóng đạt hiệu quả giảng dạy nghề tốt. Trong phạm vi đào tạo, giáo viên kỹ thuật
ngành điện cũng như các ngành khác ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật không chủ
trương đưa ra những kinh nghiệm về phương pháp dạy học một môn học cụ thể; mà
khuyến khích xây dựng và phát triển phương pháp dạy học chuyên ngành nhằm giúp
định hướng hoạt động sư phạm nghề cho giáo viên, và mở ra cho họ một khoảng rộng để
sáng tạo riêng về mặt kỹ thuật dạy học với tư duy phong phú và sinh động của nhà huấn
luyện.

Bản thân người nghiên cứu cũng là một giáo viên dạy nghề chuyên ngành điện,
sau gần 20 năm làm công tác giảng dạy, cũng nhận thấy rất rõ sự cấp thiết phải trang bị
cho những giáo sinh tại các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư phạm kỹ
thuật những kiến thức và kỹ năng sư phạm nghề; có như thế thì khi bước vào thực tế
cuộc sống họ mới có thể nhận và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy kỹ thuật nghề nghiệp ở
mức độ hiệu quả cao nhất. Trước tình hình đó, người nghiên cứu đã mạnh dạn chọn đề
tài: “Xây dựng nội dung môn học Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” với
nguyện vọng được đóng góp chút ít công sức của mình vào việc giải quyết, dù chỉ là một
phần rất nhỏ, những khó khăn chung của nền giáo dục nước nhà trong nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.

Trang 2


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các kiến thức và kỹ năng sư phạm nghề chuyên ngành điện.
Khách thể nghiên cứu: Giáo sinh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.

3. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực thuộc chuyên
ngành điện.
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng hệ thống cấu trúc các kiến thức và kỹ năng sư phạm
nghề thuộc chuyên ngành điện.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài cùng với các tài liệu
về phương pháp dạy học đại cương, phương pháp dạy học chuyên ngành.

(2) Phân tích công việc của người giáo viên chuyên ngành điện.
(3) Phân tích các đặc trưng của tri thức chuyên ngành điện.
(4) Soạn thảo nội dung môn học Phương pháp dạy học chuyên ngành điện.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu của người đi trước
và thu thập thông tin. Nguồn tài liệu chủ yếu bao gồm:
-

-

Các văn kiện, văn bản pháp qui mang tính định hướng phát triển giáo dục nói
chung và giáo dục kỹ thuật nói riêng.
Các tạp chí, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ, sách giáo khoa, số liệu thống
kê, thông tin đại chúng… về các phương pháp dạy học nói chung và phương
pháp dạy học chuyên ngành nói riêng; cũng như các tài liệu về phân tích
nghề, lý thuyết học tập, thiết kế dạy học, công nghệ dạy học, …
Một số chương trình đào tạo chuyên ngành điện.

4.2. Phương pháp khảo sát điều tra
Khảo sát điều tra thông qua phiếu câu hỏi chủ yếu trên đối tượng là giáo
viên và sinh viên các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư phạm kỹ
thuật.

Trang 3


CHƯƠNG MỞ ĐẦU


4.3. Phương pháp trò chuyện trao đổi
Tiếp xúc trao đổi với các giáo viên lâu năm giảng dạy bộ môn Phương
pháp dạy học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, và
các giáo viên giảng dạy các bộ môn thuộc chuyên ngành điện tại:
-

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Khánh Hoà
Trung tâm dạy nghề thành phố Nha Trang

Đồng thời cũng tiếp xúc trò chuyện với các học sinh, sinh viên đã tốt
nghiệp hay còn đang theo học tại các trường trên.
4.4. Phương pháp thực nghiệm
-

-

Thực nghiệm giảng dạy một số tiết môn học Phương pháp dạy học chuyên
ngành điện cho sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.
Phát phiếu thăm dò, xử lý thống kê và đánh giá.

4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm từ một số giáo viên chuyên giảng dạy môn học
Phương pháp giảng dạy tại các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư
phạm kỹ thuật; kinh nghiệm từ các giáo viên giảng dạy các môn học thuộc
chuyên ngành điện tại các trường kỹ thuật và đặc biệt là kinh nghiệm qua quá
trình gần 20 năm giảng dạy các môn học chuyên ngành điện của bản thân
4.6. Phương pháp thống kê

Thực hiện các phép tính thống kê các kết quả đạt được từ các cuộc khảo
sát điều tra, trao đổi, thực nghiệm … để hoàn thành các nhiệm vụ của đề tài.

5. Phạm vi ứng dụng của đề tài
Phục vụ cho công tác giảng dạy môn học Phương pháp dạy học chuyên ngành
điện tại các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư phạm kỹ thuật; đồng thời
làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành điện tại
các trường kỹ thuật và dạy nghề.

Trang 4


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

6. Giới hạn đề tài
Do tính đa dạng của các ngành nghề cũng như có quá nhiều môn học thuộc
chuyên ngành điện trong việc đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên chuyên ngành
điện; do năng lực có hạn của người nghiên cứu và thời gian cũng hạn chế theo qui định
của một đề tài luận văn thạc sĩ, cho nên những nội dung trong luận văn này chỉ đề cập
đến những vấn đề mang tính chất chung nhất về tiến trình dạy học đối với những nội
dung mang tính đại diện cho nguồn tri thức chuyên ngành điện nhằm bước đầu đề xuất
cấu trúc và hệ thống kiến thức, kỹ năng sư phạm nghề chuyên ngành điện tại trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phân tích một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
7.1. Tài liệu thứ nhất: Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi,
Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, tập1, Nxb Giáo dục, 2001.
7.1.1. Tóm tắt: Tài liệu này gồm có 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về môn lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp
(KTCN). Trình bày về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và nội dung của môn học

lý luận dạy học KTCN. Bên cạnh đó còn trình bày được mối liên hệ giữa lý luận
dạy học KTCN với các môn học khác như triết học, giáo dục học, tâm lý học, lôgic học. Ở chương này tác giả cũng nêu lên các phương pháp nghiên cứu lý luận
dạy học KTCN mà đặc biệt nhấn mạnh đến các phương pháp như phương pháp
điều tra, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chương 2: Giới thiệu chung về môn kỹ thuật công nghiệp ở trường phổ thông.
Chủ yếu giới thiệu về đối tượng nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ, chương trình,
nội dung và đặc điểm của môn KTCN ở trường phổ thông. Đồng thời tác giả cũng
đã trình bày các nguyên tắc dạy học vận dụng vào giảng dạy kỹ thuật công
nghiệp, mà cụ thể tác giả nhấn mạnh đến ba nguyên tắc sau: nguyên tắc đảm bảo
tính khoa học và phù hợp với trình độ học sinh, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
và thực tiễn, nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp.
Chương 3: Phương pháp dạy học KTCN ở trường phổ thông. Phân tích các khái
niệm về phương pháp dạy học, phân loại phương pháp dạy học theo cách phân
loại của Perốpxki và Golant, tức chia các phương pháp dạy học thành ba loại là
các phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ, các phương pháp dạy học dùng trực
quan và các phương pháp dạy học thực hành. Thêm vào đó tác giả cũng đã đề cập
sơ lược đến một số phương pháp dạy học mà tác giả gọi là các phương pháp dạy
học không truyền thống như dạy học nêu vấn đề, dạy học chương trình hóa và
học học angorít hoá và cách lựa chọn phương pháp dạy học như thế nào.
Trang 5


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Chương 4: Tổ chức quá trình dạy học kỹ thuật. Trình bày khái quát về các hình
thức tổ chức dạy học kỹ thuật như hình thức lên lớp, hình thức thực hành, hình
thức tham quan, ngoại khoá và hình thức làm bài tập ở nhà. Ở đây tác giả cũng
trình bày khá chi tiết kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch dạy học một bài
(giáo án). Tác giả cũng đã phân tích về hoạt động tự học của học sinh và làm thế

nào để hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả. Vấn đề kiểm tra, đánh giá, dự giờ
rút kinh nghiệm và cơ sở vật chất cho dạy học KTCN ở trường phổ thông cũng
được tác giả đề cập đến ở phần cuối chương.
7.1.2. Nhận xét
Tài liệu Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp có tất cả 166 trang
(kể cả phần mục lục). Do đã được các tác giả biên soạn và chỉnh sửa nhiều lần
(hai lần đầu vào các năm 1981 và 1991) nên tài liệu được biên soạn khá hoàn
chỉnh với nội dung trình bày mạch lạc, cấu trúc có logic chặt chẽ. Cơ sở khoa học
cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy học đã được các tác
giả trình bày khá tỉ mỉ thông qua việc vận dụng những lý luận về triết học, tâm lý
học, giáo dục học, logic học.
Phần nội dung về phương pháp dạy học được trình bày rất rõ ràng và theo
một trình tự hợp lý từ việc giới thiệu những vấn đề tổng quát cho đến nội dung
từng phương pháp dạy học cụ thể. Khi đề cập đến các phương pháp cụ thể các tác
giả đều chỉ rõ trình tự thực hiện từng phương pháp và có nhiều ví dụ minh học rất
sinh động.
Nhìn chung tài liệu đã đáp ứng được yêu cầu học tập của sinh viên, làm
tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên. Tuy nhiên tài liệu vẫn chưa lột tả cho người
đọc thấy được vai trò chủ thể của người học trong quá trình phân tích các phương
pháp dạy học. Hơn nữa các tác giả chưa phân tích dược nhiều về các phương
pháp học tập tích cực với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
7.2. Tài liệu thứ hai: Nguyễn Văn Tuấn, Phương pháp dạy học chuyên ngành cơ
khí chế tạo máy (trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề), trường Đại
học SPKT, 1999. (Tài liệu lưu hành nội bộ)
7.2.1. Tóm tắt: Tài liệu này gồm có 7 chương:
Chương 1: Những cơ sở chung của khoa học về phương pháp dạy kỹ thuật cơ khí
chế tạo máy. Trình bày về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khoa
học PPDH kỹ thuật cơ khí chế tạo máy.

Trang 6



CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Chương 2: Mục đích dạy học của kỹ thuật cơ khí chế tạo máy. Phân tích chức
năng dạy học các vấn đề kỹ thuật, các lĩnh vực và mục đích dạy học kỹ thuật cơ
khí kim loại.
Chương 3: Nội dung dạy học về các công nghệ gia công kim loại. Trình bày về
các yêu cầu nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí đối với nội dung dạy học và nội dung
dạy học các môn thuộc về gia công kim loại
Chương 4: Nội dung dạy học về vật liệu học kim loại. Trình bày về những thành
phần nội dung của môn vật liệu học kim loại.
Chương 5: Các phương pháp dạy học tổng hợp cho nội dung cơ khí chế tạo máy.
Đề cập chủ yếu đến các phương pháp dạy học như dạy học giải quyết vấn đề, dạy
học định hướng làm thí nghiệm, dạy học định hướng hành động.
Chương 6: Các phạm trù của phương pháp dạy học. Trình bày về các phương
pháp dạy học theo logic của các con đường nhận thức như phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp kế thừa và phát triển, phương pháp
tổng quát hoá và phương pháp cụ thể hoá. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu về
các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học chung như phương
pháp trình bày, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn trình làm mẫu...
Chương 7: Kiểu bài dạy kỹ thuật cơ khí. Giới thiệu đại cương về các kiểu bài dạy
và các ví dụ minh hoạ.
7.2.2. Nhận xét
Xét một cách tổng thể tài liệu được viết khá công phu, với nội dung phong
phú. Cuốn sách cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin từ những nội dung
thuộc về cơ sở lý luận chung cho đến những phương pháp dạy học cho các môn
học cụ thể. Tuy nhiên phần trình bày là chưa thật sự mạch lạc, logic. Do nội dung
nhiều mà được trình bày khá ngắn gọn, sử dụng nhiều chương mục và gạch đầu
dòng nên dễ làm cho người đọc có cảm giác như đang đọc những nội dung rất

vụn vặt và khó tìm ra mối liên kết, sự chuyển tiếp mang tính logic cho toàn bộ nội
dung của sách. Mặc dù vậy tác giả cũng đã đưa ra được những cơ sở lý luận
chung và những nội dung dạy học cụ thể cho một số môn học chuyên ngành cơ
khí chế tạo máy. Bên cạnh đó các phương pháp dạy học cũng được đề cập đến
một cách khá chi tiết, và có những ví dụ minh hoạ cụ thể dù rằng các ví dụ chưa
thật sự được phân tích sâu sắc và đôi chỗ còn hời hợt.
Nhìn chung khi phân tích các phương pháp dạy học tác giả vẫn dựa chủ
yếu vào các phương pháp dạy học truyền thống, chưa thể hiện được vai trò chủ
thể của sinh viên trong quá trình học tập. Nhìn chung, tài liệu này phần nào cũng

Trang 7


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

đã đáp ứng được nhu cầu tham khảo tài liệu cho giáo viên và sinh viên các trường
đại học sư phạm kỹ thật và cao đẳng sư phạm kỹ thuật.
Tóm lại, ở cả hai tài liệu trên đây, dù chưa thật sự mang tính hiện đại
trong từng nội dung của nó, dù quá trình phân tích các phương pháp dạy học các
tác giả chưa thật sự thể hiện được vai trò tích cực của người học trong hoạt động
dạy học, dù chưa đề cập được việc dạy học theo năng lực thực hiện vốn là một
trong những phương pháp dạy học tích cực hoá người học đang được cả thế giới
quan tâm thực hiện và dù nội dung không đề cập gì đến phương pháp dạy học các
tri thức thuộc ngành điện; nhưng các tài liệu trên cũng đã cung cấp những kiến
thức vô cùng quý giá giúp cho người nghiên cứu chắt chiu từng ý tưởng hay để
thực hiện thành công luận văn tốt nghiệp này.
7.3. Tài liệu thứ ba: TS. Võ Thị Xuân, Tài liệu học tập “Phương pháp giảng dạy
chuyên ngành Điện – Điện tử”, Đại học SPKT.(Tài liệu lưu hành nội bộ)
7.3.1. Tóm tắt: Tài liệu này có các nội dung sau đây
Bài mở đầu: Giới thiệu môn học. Trong bài này tác giả giới thiệu khái quát về

các môn học phương pháp dạy học chuyên ngành và những yếu tố thúc đẩy môn
học Phương pháp giảng dạy chuyên ngành điện, điện tử ra đời.
Chương 1: Quá trình dạy học chuyên ngành điện, điện tử. Chương này gồm có 2
mô-đun:
-

-

Mô-đun 1: Những vấn đề lý luận dạy học chuyên ngành điện, điện tử. Giới
thiệu sơ lược về đặc điểm tri thức của ngành điện, điện tử mà chủ yếu nhấn
mạnh đến tính trừu tượng của nó.
Mô-đun 3: Hình thức đào tạo và dạy học chuyên ngành điện, điện tử. Giới
thiệu các chương trình đào tạo ngành điện, điện tử của trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật cho các bậc học, bao gồm:
o Chương trình đào tạo ngành điện tử bậc đại học và bậc đại học khối K.
o Chương trình đào tạo ngành điện khí hoá và cung cấp điện bậc đại học,
bậc đại học khối K và bậc cao đẳng.
o Chương trình đào tạo ngành điện, điện tử trường Công nhân kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2: Phương pháp dạy học các môn lý thuyết ngành điện, điện tử. Chương
này có 2 mô-đun:
-

Mô-đun 1: Giảng dạy và học tập khái niệm. Trong mô-đun này có 3 đơn
nguyên, gồm:
o Đơn nguyên 1 – Cấu trúc khái niệm trong ngành điện, điện tử;

Trang 8



CHƯƠNG MỞ ĐẦU

-

o Đơn nguyên 2 – PPDH các khái niệm về kỹ thuật năng lượng
o Đơn nguyên 3 – Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc
Mô-đun 2: PPDH các định luật, nguyên lý trong chuyên ngành điện, điện tử.
Mô-đun này có các đơn nguyên sau:
o Đơn nguyên 1 – Cấu trúc các định luật, nguyên lý trong ngành điện, điện
tử. Trong đơn nguyên này tác giả chỉ mới phân tích 8 bước giảng dạy và
học tập các nguyên tắc.

Chương 3: Phương pháp dạy học thực hành chuyên ngành điện, điện tử. Chương
này có các mô-đun sau:
-

Mô-đun 1: PPDH thực hành điện, điện tử cơ bản. Trong mô-đun này tác giả
giới thiệu 2 đơn nguyên, gồm:
o Đơn nguyên 1 – Phương pháp giảng dạy kỹ năng, kỹ xảo. Phân tích các
điều kiện học tập và các bước giảng dạy kỹ xảo.
o Đơn nguyên 2 – Các nội dung thực hành điện, điện tử cơ bản. Trình bày
các môn học thực tập được áp dụng trong việc giảng dạy thực hành ở các
bậc học cho các ngành Điện tử, Điện khí hoá và cung cấp điện.
7.3.2. Nhận xét

Tài liệu này gồm có tất cả là 64 trang. Do đang trong quá trình hoàn thành
nên tài liệu còn nhiều vấn đề cần xem xét, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung cả về
mặt hình thức lẫn nội dung. Hơn nữa tài liệu này viết về phương pháp giảng dạy
cho cả ngành điện lẫn ngành điện tử nên nội dung của nó là quá rộng. Tuy nhiên

điểm nổi bật của tài liệu này là cấu trúc chương trình theo mô-đun, đây có lẽ là
một đột phá táo bạo của tác giả trong bối cảnh hiện nay của trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật, khi mà ở bậc học đại học tại trường tất cả các môn học khác đều
biên soạn theo lối truyền thống!
Tài liệu học tập “Phương pháp giảng dạy chuyên ngành Điện – Điện tử”
bước đầu gợi mở ra một khung chương trình cho môn học, việc hoàn chỉnh nội
dung môn học này vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy chưa được hoàn thành nhưng tài liệu này
cũng định hướng cho người nghiên cứu những việc cần tiếp tục thực hiện. Đề tài
“Xây dựng nội dung môn học “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” mang
tính kế thừa từ công trình nghiên cứu trên đây. Trên cơ sở khung chương trình
được gợi mở trong tài liệu học tập Phương pháp giảng dạy chuyên ngành điệnđiện tử, đề tài “Xây dựng nội dung môn học Phương pháp dạy học chuyên ngành
điện” đã có những đột phá riêng với việc vận dụng những kiến thức trong lĩnh
vực giáo dục học, cũng như qua thực tiễn điều tra khảo sát, thực nghiệm, … đặc
biệt nó còn là thành quả của việc tổng kết kinh nghiệm giảng dạy các môn học
chuyên ngành điện sau gần 20 năm của người nghiên cứu.
Trang 9


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

8. Một số thuật ngữ chuyên ngành có liên quan đến đề tài
Ngành: Là một bộ phận sản xuất khác với bộ phận khác bởi đối tượng, công cụ lao động,
quy trình kỹ thuật, tổ chức lao động và sản phẩm thực hiện.
Nghề: Tên gọi một nhóm công nhân thực hiện những nhiệm vụ và công việc giống nhau
nhằm thực hiện mục tiêu kiếm sống. Nghề còn là công việc chuyên làm theo sự phân
công lao động trong xã hội và được xã hội chấp nhận. Theo tính chất lao động thì nghề
gồm có:
-

-


Nghề sản xuất: Là lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội gồm các sản
phẩm tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm công nghiệp hiện đại (như các nghề
điện, hàn…)
Nghề dịch vụ: Bao gồm các lao động sửa chữa và phục vụ các dịch vụ văn
hoá, xã hội, kinh tế (nghề dạy học, nghề tiếp viên…)

Nhóm nghề: Bao gồm nhiều nghề có đối tượng lao động gần nhau, đặc điểm chuyên
môn gần giống nhau. Những nhóm nghề có đặc điểm chuyên môn gần giống nhau thì xếp
vào một ngành.
Biểu đồ DACUM: Là ma trận các nhiệm vụ mà công nhân thực hiện trong một nghề
Công việc: Là một đơn vị lao động quan sát được mà đặc trưng là có điểm bắt đầu và
điểm kết thúc trong một giới hạn thời gian và khi hoàn thành tạo ra kết quả là một sản
phẩm dịch vụ hay quyết định người lao động được trả công. Một nghề có thể gồm từ 100
– 300 công việc đặc trưng.
Bước: Là một trong chuỗi hoạt động cần thiết để hoàn thành một bộ phận của công việc.
Động tác: để hoàn thành một bước của công việc người học phải thực hiện từ một động
tác trở lên, thường mỗi động tác gắn liền với một kỹ năng.
Đơn nguyên học tập: Nội dung đào tạo của mỗi mô-đun được chia thành từng phân tố
gọi là đơn nguyên học tập, mỗi đơn nguyên học tập trình bày một vấn đề chuyên biệt về
kiến thức và kỹ năng của một nghề nào đó.
CHÚ THÍCH
(1). Dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 4 năm
2001.
(2). Nghị quyết Trung ương 2, khoá XIII.
(3). Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo về tình hình giáo dục, Hà nội, tháng 10,2004.
Trang 10


CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những khái niệm và quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
1.1.1. Xây dựng nội dung môn học
Môn học trong kế hoạch dạy học được xây dựng từ các khoa học tương ứng, môn
học phản ánh một cách khách quan và có hệ thống những thành tựu khoa học mà
loài người đã tích luỹ, khái quát hoá và hệ thống hoá. Môn học bao gồm những
phần quy định, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng, có những bài tập giúp học sinh nắm
vững kiến thức...
Nội dung môn học là toàn bộ tài liệu mà người giáo viên sử dụng cho công việc
giảng dạy một môn học, nội dung môn học được chia thành 2 nhóm cơ bản
-

-

Nhóm tài liệu thuộc nội dung dạy học: gồm các tài liệu chứa đựng nội dung
dạy học như giáo trình môn học, bài giảng, các mô-đun kỹ năng hành nghề,
phiếu giảng dạy. Nội dung dạy học chứa đựng các kiến thức, kỹ năng và kỹ
xảo về môn học đó. Nội dung dạy học trả lời cho câu hỏi “dạy cái gì?”
Nhóm tài liệu thuộc về kế hoạch dạy học: bao gồm những tài liệu hướng dẫn
về phương pháp, cách thức truyền đạt nội dung dạy học nhằm đảm bảo hiệu
quả cao nhất việc hình thành kiến thức trong học sinh. Các tài liệu kế hoạch
dạy học gồm có kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy, giáo án, các tài liệu
hướng dẫn có tính chỉ dẫn và tính phương pháp. Kế hoạch dạy học trả lời cho
câu hỏi “dạy như thế nào?”

Xây dựng nội dung môn học được thực hiện qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn
thiết kế nội dung môn học được xem là nền tảng quan trọng nhất.
-


Thiết kế nội dung (chuẩn bị)
Phương tiện hỗ trợ và phương pháp thực hiện
Kiểm tra và đánh giá (nghiệm thu)

Nội dung môn học phải có các chức năng sau đây:
-

-

Chức năng thông tin: Là chức năng thông báo nội dung khoa học, nội dung
tài liệu như phương pháp của bộ môn khoa học, phương pháp tư duy, phương
pháp học tập bộ môn.
Chức năng hướng dẫn học tập và nghiên cứu: Cho học sinh biết mục tiêu, nội
dung, hệ thống câu hỏi và bài tập, giới thiệu tài liệu đọc thêm, … điều này
giúp người học có năng lực chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo, hình thành và phát triển tư duy sáng tạo.

Trang 11


CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

-

-

Chức năng giáo dục: Thể hiện ở mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo và cụ thể
nhất là mục tiêu học tập, như mục tiêu hình thành con người mới xã hội chủ
nghĩa phải có phẩm chất, có tri thức, có chuyên môn, có năng lực thực hành,

có sức khoẻ, làm chủ được khoa học hiện đại và có ý thức phục vụ nhân dân.
Chức năng kích thích hứng thú học tập: Sử dụng hình thức để tạo cho người
học cảm giác thoải mái khi sử dụng tài liệu học tập như in ấn rõ ràng, đẹp,
phù hợp với tâm sinh lý học sinh. Nội dung phải có sức thuyết phục cao, ngôn
ngữ trong sáng và mang tính vừa sức.

Vì tính chất quan trọng của việc xây dựng nội dung môn học nên đòi hỏi phải có
những yêu cầu cơ bản sau:
-

Về mặt nội dung: phải đảm bảo 3 tính chất là cơ bản, hiện đại và thực tiễn.
Về mặt sư phạm: đảm bảo các nguyên tắc dạy học và chứa đầy đủ các khâu
của quá trình dạy học.
Về mặt sử dụng: đảm bảo chức năng hướng dẫn và kích thích học sinh học
tập, nghĩa là tài liệu phải trình bày có tính lôi cuốn học sinh như sạch đẹp, rõ
ràng, hình ảnh sống động …

Việc xây dựng nội dung môn học phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
-

-

-

-

Nguyên tắc khoa học: Nội dung chương trình phải đảm bảo tính khoa học của
hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực thuộc chuyên
ngành điện.
Nguyên tắc thực tiễn: Nội dung chương trình học phải đảm bảo phù hợp với

các điều kiện (phương tiện, giáo viên …), bảo đảm tính khả thi của chương
trình; mặt khác phải phù hợp với trình độ thực tế và dự báo phát triển của các
lĩnh vực nghề nghiệp chuyên ngành điện.
Nguyên tắc vừa sức: Nội dung chương trình phải phù hợp với đối tượng tuyển
sinh, với yêu cầu của mục tiêu đào tạo và các điều kiện đảm bảo.
Nguyên tắc hệ thống: Đảm bảo nội dung chương trình có cấu trúc hệ thống
hợp lý. Kết hợp hài hoà logic khoa học-công nghệ với logic sư phạm. Cần có
phần hướng dẫn chương trình đào tạo.
Nguyên tắc liên thông: Nội dung chương trình cần được thiết kế bảo đảm yêu
cầu liên thông nội dung đào tạo giữa các bậc học, ngành nghề đào tạo.

Tóm lại, việc xây dựng nội dung môn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
-

-

Đối với một giáo viên kỹ thuật chuyên nghiệp việc xây dựng nội dung môn
học sẽ giúp đào tạo sâu và phong phú nội dung môn học, bổ sung và cập nhất
hoá kiến thức.
Nội dung môn học giúp cho người giáo viên tiến hành được việc giảng dạy có
kế hoạch, có tổ chức.

Trang 12


CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

-

Khi xây dựng nội dung môn học sẽ giúp cho giáo viên sắp xếp được trình tự

nội dung, bổ sung được kiến thức mới cho môn học, hoàn thiện hơn về
chuyên môn và phương pháp truyền đạt.

Để thực hiện tốt những nội dung trên đây thì khi xây dựng nội dung môn học cần
dựa trên 3 cơ sở là:
-

Mục tiêu đào tạo (mô hình và mẫu người mà nhà trường sẽ tạo ra)
Kế hoạch đào tạo (các môn học và thời gian học các môn học đó, kể cả thời
gian thi cử và nghỉ hè)
Chương trình đào tạo (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức
học tập, kiểm tra và đánh giá một chương trình đào tạo chuyên ngành)

Các bước xây dựng nội dung môn học
Thông thường việc xây dựng nội dung môn học được thực hiện theo 10 bước,
chia làm 3 giai đoạn (giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn đánh
giá-nghiệm thu)
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm tình hình như tìm hiểu về địa phương, về
trường, về học sinh … nhằm xác định tính thực tiễn của môn học.
Bước 2: Xác định mục tiêu môn học, gồm cả các mục tiêu về kiến thức, về
kỹ năng hành động (kỹ năng, kỹ xảo), về tình cảm, về thái độ tư tưởng.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện:
Bước 3: Phân tích nội dung: Sau khi thu thập tài liệu gồm chương trình
của ngành chuyên môn, chương trình môn học của các trường, các sách
chuyên môn, … người xây dựng nội dung môn học sẽ nghiên cứu toàn bộ
các tài liệu, căn cứ trên các cơ sở đã xác định để lựa chọn các đơn vị giảng
dạy, tuỳ theo yêu cầu mà mục tiêu đã đề ra mà người soạn sẽ định số các
bài dạy lý thuyết hoặc thực hành. Cuối cùng là chính xác hoá về số lượng
và chất lượng các đơn vị giảng dạy trong toàn nội dung môn học.

Bước 4: Sắp xếp trình tự các đơn vị giảng dạy: Trên cơ sở của việc phân
tích nội dung môn học, người soạn sắp xếp thứ tự các đơn vị giảng dạy
theo một trong 6 cơ sở sau:
o Sắp xếp theo thứ tự từng nhóm động tác của nghề
o Sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó
o Sắp xếp theo cơ sở rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết và những kỹ
năng thường xuất hiện.

Trang 13


CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

o Sắp xếp theo phương pháp học tập: từ toàn bộ đến từng phần và trở lại
toàn bộ.
o Sắp xếp theo cơ sở tâm lý: đề tài nào hấp dẫn lôi cuốn thì dạy trước
hoặc để rải rác nhằm kích thích học sinh học tập.
o Sắp xếp theo thứ tự hợp lý: dựa vào kinh nghiệm của giáo viên, ví dụ
để đảm bảo tính liên tục và kế thừa.
Bước 5: Phân phối thời gian: Dựa vào mục tiêu giảng dạy, nội dung và
tính sâu rộng của tri thức mà ấn định thời gian phù hợp cho mỗi bài học.
Bước 6: Lựa chọn phương tiện dạy học: Phương tiện được lựa chọn sao
cho thích hợp với nội dung của từng bài học, phù hợp với ý đồ về phương
pháp truyền đạt, …
Bước 7: Hoạch định kế hoạch giảng dạy và phương pháp giảng dạy: Gồm
hai công việc chính là phân loại nội dung (nội dung lý thuyết, nội dung
thực hành, nội dung tham quan,…) và liệt kê tất cả các phương pháp giảng
dạy thực hiện chuyển tải đầy đủ nội dung môn học. Đối với từng đơn vị
giảng dạy thực hành có thể biên soạn phiếu giảng dạy thực hành để bổ
sung cho bài giảng.

Bước 8: Lập đề cương cho từng đơn vị giảng dạy:
o Từng đơn vị giảng dạy được sắp xếp theo trật tự: tên đơn vị giảng dạy,
mục tiêu học tập, phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy, nội
dung.
o Trình bày nội dung: các chỉ mục được phân chia nhiều bậc, ví dụ:
phần – chương – mục – tiểu mục
o Tóm tắt
o Bài giao
o Câu hỏi hướng dẫn học tập
o Tài liệu tham khảo
Giai đoạn 3: Giai đoạn đánh giá
Bước 9: Báo cáo trước bộ môn: thông qua bộ môn, ghi nhận những ý kiến
đóng góp, đánh giá nội dung môn học để làm cơ sở cải tiến sau này.
Bước 10: Dạy thực nghiệm và cải tiến: Bước này có ý nghĩa rất quan
trọng đối với toàn bộ nội dung môn học, vì chỉ có qua thực tiễn, khi mà
nội dung môn học được áp dụng thì mới phát hiện chính xác những gì còn
thiếu sót, những khó khăn, những điểm mạnh và điểm yếu để từ đó những
người biên soạn có thể hiệu chỉnh bổ sung nhằm hoàn thiện nội dung môn
học.

Trang 14


CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.2. Phƣơng pháp dạy học chuyên ngành điện
1.1.2.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của phƣơng pháp dạy học
Ngày nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học
(PPDH), mỗi định nghĩa nhấn mạnh đến một vài khía cạnh nào đó về bản chất
của PPDH ở một lĩnh vực nghiên cứu nhất định.

Theo quan điểm của nhà giáo dục học B. P. Exipop thì PPDH là phương
tiện, cách thức, con đường đạt tới những mục đích nhất định, để giải quyết những
nhiệm vụ nhất định.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì PPDH được xem là phương
thức tổ chức dạy học với sự vận động của nội dung dạy học như: phương thức
lĩnh hội chung (theo V. V. Davưdov và D. B. Elconin), phương thức lĩnh hội bằng
chương trình hoá (theo B. F. Skiner); phương thức lĩnh hội tài liệu theo các giai
đoạn (theo P. Ia. Galperin)
Theo quan điểm của lý luận dạy học thì PPDH được xem như là “phương
án kết hợp các thủ thuật giảng dạy và học tập nhằm đạt mục đích dạy học” (B. P.
Exxipop, M. A. Danilova, T. A. Ilina); “… cấu trúc vận hành có hệ thống hoạt
động của giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp học là hàng đầu, còn
phương pháp dạy là sự tổ chức học tập” (V. Okon); “… nhân tố tích hợp hoạt
động dạy và học” (M. N. Xkatkin, I. Ia. Lerner); và “… hình thức vận động của
nội dung dạy học, phù hợp với mục đích của lý luận dạy học mà giáo viên đặt ra
trước mình và trước học sinh trong một thời điểm học tập nào đó” (E. I.
Petropxki)(1)
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về PPDH nhưng chúng ta có thể khái
quát hoá về PPDH như sau:
-

-

-

Về hiện tượng: PPDH là sự vận động có định hướng do giáo viên xác định,
được hình thành bởi đặc điểm đa dạng của nội dung, mục tiêu, trình độ học
vấn, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học … và đương nhiên nó phụ thuộc
nhiều vào yếu tố chủ quan của người giáo viên như phong cách, sở trường,
năng lực chuyên môn, nghệ thuật sư phạm…

Về bản chất: PPDH là cấu trúc có tính tự giác tham gia vào tiến trình dạy học,
làm cho nội dung dạy học tồn tại và vận động trong mối quan hệ biện chứng
với nhau.
Dấu hiệu bản chất của PPDH là tính hướng đích. Mỗi PPDH chỉ có duy nhất
một con đường biểu hiện trong hiện thực, đó là thông qua nội dung dạy học.

Ba đặc điểm cơ bản của PPDH là:

Trang 15


×