Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

nâng cao chất lượng dạy học môn tin học quản lý theo hướng tích cực hoá người học tại trường đại học tây đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔ THỊ LAN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
QUẢN LÝ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 3 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔ THỊ LAN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
QUẢN LÝ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:


PGS.TS NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013




LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: NGÔ THỊ LAN

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 08.10.1985

Nơi sinh: Trà Vinh

Quê quán: Trà Vinh

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 140 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Điện thoại: 0916 202 545
E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:
Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……
Nơi học (trƣờng, thành phố):

Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ ……/2005…… đến ……/2010 ……
Nơi học (trƣờng, thành phố): Đại học Cần Thơ
Ngành học: Tin học
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Ngƣời hƣớng dẫn:

i


III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

02/2010 đến nay Trƣờng Đại học Tây Đô

ii

Giảng viên Trung tâm Tin học.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 10 năm 2013
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Ngô Thị Lan

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tham gia học tập, nghiên cứu tại lớp Giáo dục học khóa
2011B(2011– 2013), tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh, tôi thật sự thấy mình lớn lên nhiều về lý luận, nhận thức, chuyên môn. Để
đạt được những thành quả trên là nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của Ban Giám Hiệu,
phòng ban trong Nhà trường, tập thể thầy cô khoa Sư phạm Kỹ thuật, các bạn
cùng lớp và nhiều đồng nghiệp khác.
Trước tiên, xin được gởi lòng biết ơn chân thành của mình đến Thầy hướng
dẫn luận văn, thầy PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phương đã tận tình chỉ bảo và định
hướng cho đề tài của tôi, từ lúc bắt đầu nghiên cứu đến hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Sư phạm Kỹ
thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và
định hướng cho tôi nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn TS. Dương Thị Kim Oanh, cố vấn học tập của ngành
Giáo dục học đã giảng dạy, hỗ trợ và gia công về mặt phương pháp giảng dạy
cho đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa
học.

Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Khoa Sư phạm Kỹ thuật, thầy cô đã tham
gia giảng dạy và truyền lại những kinh nghiệm quí báu giúp tôi có động lực quyết
tâm theo đuổi sự nghiệp giáo dục.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô, các bạn đồng nghiệp, các
bạn học cùng khóa 2011B và gia đình, đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 10 năm 2013
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Ngô Thị Lan
iv


TÓM TẮT
Giảng dạy với mục tiêu nhằm tích cực hoá hoạt động và tƣ duy của học sinh,
đƣợc xem là phƣơng pháp dạy học hiện đại, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay.
Đáp ứng mục tiêu đào tạo đƣợc những con ngƣời Việt Nam có năng lực tƣ duy
độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn
đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có khả
năng hội nhập quốc tế. Vì thế, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất
lƣợng dạy học môn Tin học quản lý theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học, tại
Trƣờng Đại học Tây Đô”.
Luận văn gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Nêu rõ lí do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu,
đối tƣợng và khách thể nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên
cứu và đóng góp mới của đề tài.
Phần nội dung: Gồm ba chƣơng, tập trung vào những vấn đề: Tìm hiểu về
cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan đến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích
cực hóa ngƣời học; khảo sát và phân tích thực trạng việc tổ chức dạy và học môn
Tin học Quản lý tại Trƣờng Đại học Tây Đô; vận dụng một số phƣơng pháp dạy

học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học, thực nghiệm sƣ phạm tại Trƣờng Đại học
Tây Đô; tiến hành khảo sát sau thực nghiệm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả của
việc tổ chức dạy học theo hƣớng tích cực hóa.
Phần kết luận: Tóm tắt những kết quả đạt đƣợc về lí luận và thực tiễn,
những tồn tại và hƣớng phát triển của đề tài.
Qua kết quả thực nghiệm, cho thấy cách tổ chức dạy học theo hƣớng tích
cực hóa ngƣời học đã đáp ứng đƣợc mục tiêu về chất lƣợng giảng dạy môn Tin
học quản lý tại Trƣờng Đại học Tây Đô.
Ngƣời nghiên cứu

Ngô Thị Lan

v


ABSTRACT
Teaching with the goal of activating learners’ participation and perception
is considered to be a modern teaching method, which suits the current trend of
teaching. Knowing the training objectives for Vietnamese people with the ability
of independent thinking, creativity, adaptability, collaboration and problemsolving capability, professional knowledge and skills for practical needs,
international integration. I would like to do a research on "Improving the quality
of teaching science subjects in positive management at the Tay Do University"
This thesis consists of three parts:
Introduction: The reasons for selecting the topic, the objectives, tasks, and
methods of the research, as well as the new contribution to the topic.
Content: It consists of three chapters, focusing on the issues: Understanding the
basis of theoretical and methodological issues related to teaching towards positive
learners; survey and analysis of the situation of teaching and learning of
Technology - Survey and analysis of the status of teaching and learning
organization disciplines Management Science Tay Do University, use a teaching

method in the positive direction of the school, experimental pedagogy at the Tay
Do University;
Conclusion: Summary of the results on theory and practice, the existence and the
development of the subject.
The practice results show that teaching with the goal of activating learners’
participation and perception for the subject of Technology at Tay Do University .

The researcher

Ngo Thi Lan

vi


MỤC LỤC

TRANG TỰA

TRANG

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................ i
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC ............................................................................................ i
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO .................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
TÓM TẮT ................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1


1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................. 3
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu. ............................................................................... 3
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Kế hoạch nghiên cứu. ................................................................................ 4
8. Đóng góp mới của nghiên cứu ................................................................... 5
9. Cấu trúc Luận văn. ..................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC
MÔN TIN HỌC QUẢN LÝ THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƢỜI
HỌC........................................................................................................................6

1.1.Các Khái niệm liên quan .......................................................................... 6
1.2.Phƣơng pháp dạy học tích cực hoá .......................................................... 9
1.3.Một số phƣơng pháp tích cực hoá ngƣời học ........................................ 21

vii


1.4.Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực hoá …………….....30
1.5.Các biện pháp tích cực hoá học tập ....................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................43
Chƣơng 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC
MÔN TIN HỌC QUẢN LÝ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ..................42

2.1.Giới thiệu sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của Trƣờng
ĐHTĐ………….. ........................................................................................ 44

2.1.Thực trạng về mục tiêu, chƣơng trình dạy học CNTT tại Trƣờng
ĐHTĐ…………… ...................................................................................... 46
2.3. Khảo sát thực trạng chất lƣợng dạy học môn THQL tại Trƣờng ĐHTĐ .......50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................62
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC,
VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ MÔN TIN
HỌC QUẢN LÝ...................................................................................................61

3.1. Đề xuất giải pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học. .......... 63
3.2. Thiết kế bài học môn THQL hƣớng tích cực hóa. ................................ 65
3.3. Các bƣớc tổ chức dạy học theo hƣớng tích cực hóa………………………...71
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm – Đánh giá kết quả………………………………...72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................100
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................101

1. Kết luận .................................................................................................. 101
2. Đề nghị ................................................................................................... 103
3. Hƣớng phát triển của đề tài .................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................106
MỘT SỐ ĐỊA CHỈ THAM KHẢO INTERNET ................................................107
Phụ lục 1: Đề cƣơng chi tiết học phần Tin học quản lý ......................................108
Phụ luc 2: Nội dung chi tiết học phần Môn Tin học quản lý...............................110
Phụ luc 3: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho sinh viên ...........................................114
Phụ luc 4: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho giảng viên.........................................118
Phụ luc 5: Phiếu đánh giá tiết giảng ....................................................................122

viii



Phụ lục 6: Bảng điểm kiểm tra kết quả học tập lớp đối chứng ............................125
Phụ lục 7: Bảng điểm kiểm tra kết quả học tập lớp thực nghiệm........................129
Phụ lục 8: Các thông số thống kê điểm bài kiểm tra ........... Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 9: Đề thi lý thuyết môn tin học quản lý .................................................132
Phụ lục 10: Đề thi thực hành môn tin học quản lýError! Bookmark not defined.
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐHTĐ

Đại học Tây Đô

DH

Dạy học

GD&ĐT

Giáo dục đào tạo

GD

Giảng dạy, giáo dục

GV

Giáo viên


GS

Giáo sƣ

HS

Học sinh

HĐDH

Hoạt động dạy học

KHGD

Kế hoạch giảng dạy

MĐDH

Mục đích dạy học

MHDH

Mô hình dạy học

NDDH

Nội dung dạy học

PT


Phƣơng tiện

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

PP

Phƣơng pháp

QTDH

Quá trình dạy học

TCDH

Tổ chức dạy học

TCQTDH

Tổ chức quá trình dạy học

TSKH

Tiến sĩ khoa học

ix



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vì sao phải nâng cao chất lƣợng đào tạo, đây là một vấn đề rộng lớn mang
tầm cở chiến lƣợc quốc gia và toàn thế giới đều nói đến. Tổng thống Mỹ Barack
Obama, khi đề cập về chính sách y tế - giáo dục ở Hạ viện đã nói :” Giáo dục có
chất lƣợng thì mới duy trì đƣợc vị thế cƣờng quốc hàng đầu của nƣớc Mỹ ”. Bên
cạnh đó, trong chuyến thăm và làm việc của ông Lý Quang Diệu đến nƣớc ta vào
năm 2007, Ông Lý có ra lời khuyên “ Những quốc gia nào chiến thắng trong giáo
dục sẻ chiến thắng trong kinh tế “.
Bên cạnh đó, trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2010- 2011( ban hành
kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 02 năm 2001 của Thủ
Tƣớng chính phủ), ở mục 5.2 ghi rỏ: “ Đổi mới và hiện đại hoá phƣơng pháp giáo
dục chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng ,trò ghi sang hƣớng
dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho ngƣời
học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tƣ duy
phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cƣờng tính chủ
động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”.
Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo đại học là một yêu cầu bức xúc
trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta. Việc Nhà nƣớc quy định các trƣờng đại học
phải thực hiện kiểm định chất lƣợng thông qua biện pháp tự đánh giá và đánh giá
ngoài để xác định vị trí và khả năng đào tạo của mình trong hệ thống giáo dục đại
học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay càng khẳng định quyết tâm của Nhà
nƣớc ta trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào
tạo. Vậy chúng ta cần làm gì để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo?
Nhƣ chúng ta đã biết, chất lƣợng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố
trong một hệ thống bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp
dạy học, thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trƣờng giáo

1



dục… Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm, giảng viên phải am
hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sƣ
phạm và biết cách truyền tải nó đến với sinh viên. Mặt khác sinh viên là chủ thể
trong học tập và tu dƣỡng. Chủ thể phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo
trong quá trình học tập.
Bản thân là giảng viên trực thuộc Trung tâm tin học tại Trƣờng Đại Học
Tây Đô, thông qua các lần hƣớng dẩn sinh viên làm niên luận, tiểu luận… Em
nhận thấy, các kỹ năng tƣ duy của sinh viên ở cấp độ cao ( nhƣ ứng dụng, phân
tích, tổng hợp và đánh giá…) chƣa linh hoạt, sự mất cân đối giữa các giờ học lý
thuyết (khái niệm và nguyên lý, nhấn mạnh quá nhiều vào các kiến thức dữ
kiện) và giờ học thực hành/ thực nghiệm (hay các kinh nghiệm thực tế) quá
chênh lệch, lý thuyết thì quá nhiều mà thực hành thì ít… Bên cạnh đó khi tiếp
xúc với các công ty phần mềm, các tập đoàn viễn thông ( dẫn dắt sinh viên đi
thực tập thực tế, tuyển dụng lao động của các công ty, các doanh nghiệp…) nắm
bắt đƣợc nhu cầu lao động thực sự của doanh nghiệp, thực tế cho thấy những gì
sinh viên học tại trƣờng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tuyển dụng nhân lực của
các công ty, trong khi tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đƣợc tuyển dụng vào các công ty
lớn ( nhƣ Intel, Renesas, TMA, Global Cybersoft..) chỉ khoảng 5% đến 10% và
hầu hết các sinh viên này sau khi đƣợc tuyển cần đƣợc đào tạo thêm về kiến
thức, trình độ chuyên môn( từ 1 đến 2 tháng), các kỹ năng mềm và ngoại ngữ
(từ 3 tháng đến 1 năm) mới có thể hoà nhập với môi trƣờng làm việc…
Nhận thức đƣợc nhu cầu thực tiễn đó, Ban lãnh đạo Trƣờng Đại học Tây
Đô đó sớm tiếp cận và đề ra kế hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong
nhà trƣờng. Trong đó, biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học (ĐMPPDH) là
một trong các biện pháp tích cực nhất, góp phần đáng kể trong việc nâng cao
chất lƣợng đào tạo của trƣờng, đó cũng là lý do em chọn đề tài: “ Nâng cao chất
lượng dạy học môn Tin học quản lý theo hướng tích cực hoá người học, tại
Trường Đại học Tây Đô ”


2


2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu:
Dạy học theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học để nâng cao chất lƣợng giảng
dạy môn Tin học quản lý tại Trƣờng Đại học Tây Đô.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu trên ngƣời nghiên cứu thực hiện
các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Nhiệm vụ 1- Tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức dạy học theo
hƣớng tích cực hóa ngƣời học.
Nhiệm vụ 2- Khảo sát thực trạng về tổ chức dạy học môn Tin học quản lý.
Nhiệm vụ 3- Thiết kế kế hoạch bài học trong dạy học tích cực; Tổ chức
thực nghiệm sƣ phạm và lấy ý kiến của giáo viên, học sinh.
Nhiệm vụ 4- Đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của phƣơng pháp đã áp
dụng; Kết luận về giả thuyết nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lƣợng dạy học và phƣơng pháp

dạy học theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học môn Tin học Quản Lý tại Trƣờng
Đại học Tây Đô.
-

Khách thể nghiên cứu: Là hoạt động dạy và hoạt động học môn Tin học

Quản Lý của giáo viên và học sinh tại Trƣờng Đại học Tây Đô.
4. Giả thuyết nghiên cứu.
Nếu cải tiến phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng ngƣời nghiên cứu đề xuất,

thì sẽ tích cực hoá đƣợc ngƣời học, từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học môn
Tin học quản lý tại Trƣờng Đại học Tây Đô, đóng góp tích cực trong việc nâng
cao hiệu quả đào tạo của trƣờng.
5. Giới hạn nghiên cứu
Nhƣ đã nêu trên, để nâng cao chất lƣợng dạy học có rất nhiều biện pháp, do
thời gian nghiên cứu có giới hạn nên ngƣời nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực
cải tiến phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học.

3


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể là:
Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
Thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến môn Tin học quản lý ( giáo trình môn
Tin học quản lý, các giáo trình tham khảo bồi dƣỡng giảng dạy,…), tạp chí giáo
dục, tài liệu sƣ phạm (lý luận dạy học, phƣơng pháp dạy học,…) nhằm làm rỏ cơ
sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, có đƣợc cơ sở để cải tiến phƣơng pháp dạy học
theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học và định hƣớng giải pháp của đề tài.
Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu:
Sử dụng phiếu điều tra, phiếu thăm dò kiến… tiến hành khảo sát đối với giáo
viên dạy và học sinh đã và đang học môn Tin học quản lý, nhằm giúp ngƣời
nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng giảng dạy môn Tin học quản
lý, từ đó định hƣớng việc cải tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hơn.
Phƣơng pháp thực nghiệm:
Giúp ngƣời nghiên cứu đánh giá đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp dạy học mà
mình đề xuất có tối ƣu hay không:
- Nhóm thực nghiệm: Sử dụng phƣơng pháp dạy học đã đƣợc cải tiến
- Nhóm đối chứng: Sử dụng phƣơng pháp dạy học chƣa cải tiến.

Phƣơng pháp thống kê toán học xử lý số liệu:
Thu thập phiếu khảo sát, thống kê, xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm thống
kê SPSS, giúp ngƣời nghiên cứu xác định kết quả thực nghiệm.
7. Kế hoạch nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài, ngƣời nghiên cứu tiến hành thực hiện qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thu thập tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề
tài, hoàn thành đề cƣơng nghiên cứu.

4


- Giai đoạn 2: Viết cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn của đề tài.
- Giai đoạn 3: Phân tích nội dung và thiết kế bài học môn THQL theo phƣơng
pháp dạy và học tích cực.
- Giai đoạn 4: Tổ chức dạy thực nghiệm, phân tích, đánh giá kết quả.
8. Đóng góp mới của nghiên cứu
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận các vấn đề nhƣ: chất lƣợng, chất lƣợng dạy
học, các phƣơng pháp tích cực hoá ngƣời học...

-

Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng
nói chung và đối với môn Tin học quản lý nói riêng, trong đó dạy học
theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học đóng vai trò chủ đạo.

9. Cấu trúc Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn
gồm ba chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tin học quản lý
theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng chất lƣợng dạy học môn Tin học quản lý tại
Trƣờng Đại học Tây Đô
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy học, và thực nghiệm sƣ
phạm để đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá
ngƣời học môn THQL

5


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
DẠY HỌC MÔN TIN HỌC QUẢN LÝ THEO
HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƢỜI HỌC
1.1. Các Khái niệm liên quan
1.1.1. Chất lƣợng
Chất lƣợng là một khái niệm trừu tƣợng và khó định nghĩa, thậm chí khó nắm
bắt. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm tổng
kết những quan niệm chung của các nhà Giáo dục, chất lƣợng đƣợc định nghĩa
nhƣ tập hợp các thuộc tính khác nhau:
- Chất lƣợng là sự xuất sắc (quality as excellence)
- Chất lƣợng là sự hoàn hảo (quality as perfection)
- Chất lƣợng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose)
- Chất lƣợng là sự đáng giá với đồng tiền (quality as value for money)
- Chất lƣợng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation)
1.1.2. . Chất lƣợng giáo dục
Nói đến chất lƣợng giáo dục là nói đến khía cạnh phẩm chất, và phẩm chất

là một điều khó định nghĩa nhất, và cũng không thể “ cân, đo, đong, đếm” rạch
ròi nhƣ các biến định lƣợng khác. Theo tôi, giáo dục đại học bao gồm dạy, nghiên
cứu khoa học, và học. Do đó, chất lƣợng giáo dục phải bắt đầu từ ngƣời thầy và

6


kết thúc ở ngƣời trò, qua hỗ trợ của cở sở vật chất kể cả thƣ viện và công nghệ
thông tin.
Bởi vì “sản phẩm” của đào tạo của giáo dục đại học là con ngƣời với kiến
thức chuyên môn cao, cho nên nói đến chất lƣợng giáo dục đại học là nói đến chất
lƣợng sinh viên tốt nghiệp. Nhƣng vấn đề này lại rất ít đƣợc đề cập đến trong các
hội thảo về chất lƣợng giáo dục. Vậy thì khi nói đến chất lƣợng sinh viên tốt
nghiệp là nói đến cái gì? Nói tóm gọn, chất lƣợng ở đây bao gồm hai khía cạnh:
tầm và tâm. Ở các nƣớc phƣơng Tây, ngƣời ta khai triển hai khía cạnh tầm và tâm
thành 4 tiêu chí: kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát, kĩ năng đặt và giải
quyết vấn đề, và nhân cách.
 Kiến thức chuyên môn: tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên theo
học. Chẳng hạn nhƣ sinh viên tốt nghiệp ngành y khoa phải có kiến thức
về các lĩnh vực nhƣ cơ thể học, bệnh lí học, dịch tễ học, sinh hóa, v.v…
Tuy nhiên, các kiến thức này đã qua thẩm định bằng những kì thi nghiêm
chỉnh; chỉ khi nào sinh viên đỗ tất cả các bộ môn theo học thì mới đƣợc tốt
nghiệp.
 Kiến thức tổng quát: bao gồm kiến thức về xã hội (kể cả văn học, triết học,
văn hóa, và lịch sử), nhận thức về các vấn đề ở tầm quốc gia và thế giới,
thông thạo kĩ thuật vi tính, tiếng Anh, trách nhiệm cộng đồng, v.v… Người
tốt nghiệp đại học chẳng những phải có kiến thức tổng quát, mà còn phải
có khả năng phân tích và thẩm định thông tin một cách khoa học và logic.
 Kỹ năng đặt và giải quyết vấn đề: bao gồm khả năng phát hiện (problem
finding) và giải quyết vấn đề (problem solving). Có thể nói rằng xã hội

Tây phƣơng là xã hội hƣớng về vấn đề, và họ huấn luyện cho học sinh
cũng nhƣ sinh viên đến nỗi nhìn đâu cũng thấy vấn đề! Từ phát hiện vấn
đề và cộng với kiến thức tiếp cận, ngƣời sinh viên có sự tự tin và sáng tạo,
không nhất thiết phải đi theo những lối suy nghĩ cũ hay theo đƣờng mòn
của ngƣời trƣớc, không làm theo sách vở một cách máy móc.

7


 Tiêu chí nhân cách: là tiêu chí rất quan trọng, vì chúng ta không chỉ đào
tạo ra những chuyên gia mà lại thiếu đi nhân cách. Tiêu chí này không lạ gì
với Việt Nam, vì cụ Nguyễn Du từng viết “ chữ tâm kia mới bằng ba chữ
tài ”. Nhân cách bao gồm đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, trung thực,
có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, tôn trọng sự khác biệt, và kĩ năng
làm việc trong một nhóm.
Vì vậy có thể nói, chất lƣợng giáo dục trƣớc tiên thể hiện ở kết quả học tập của
học sinh, tiếp đến chất lƣợng giáo dục thể hiện qua năng lực thực tiễn của sinh
viên sau khi tốt nghiệp ra trƣờng, khi họ tham gia lao động sản xuất và sử dụng
kiến thức, kỹ năng, từ những gì mình đã học để giải quyết công việc của mình.
Một số tiêu chí đánh giá chât lƣợng dạy học nhƣ sau:
 Kiến thức của chƣơng trình môn học
 Kỹ năng, kỹ xảo hình thành trên cơ sơ kiến thức đó
 Thái độ niềm tin hình thành ở ngƣời học
 Năng lực hành nghề
 Khả năng thích ứng thị trƣờng và thăng tiến nghề nghiệp.
1.1.3. Nâng cao chất lƣợng dạy học
Chất lƣợng dạy học đƣợc đánh giá trực tiếp thông qua kết quả học tập của
học sinh. Tuy nhiên nó cũng có thể đƣợc đánh giá gián tiếp qua: cơ sở vật chất
hiện có của nhà trƣờng, trình độ cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ giảng
viên, quá trình dạy- học của thầy và trò, phƣơng pháp dạy học của giáo viên và

phƣơng tiện dạy học để chuyển tải nội dung học tập đến học sinh, và cuối cùng là
khâu kiểm tra đánh giá để xem kết quả đạt đƣợc của học sinh có nhƣ mong muốn
của mục tiêu dạy học đề ra.
Khi nâng cao chất lƣợng dạy học nghĩa là nâng cao kết quả học tập của
ngƣời học. Để nhận đƣợc kết quả học tập tốt ở ngƣời học, chúng ta cần nâng cao
chất lƣợng của các yếu tố cụ thể sau:

8


 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
 Chất lƣợng đầu vào
 Mục tiêu và nội dung bài giảng từng bài học cụ thể các môn học
 Phƣơng pháp dạy học
 Kiểm tra đánh giá thành quả của học sinh
 Cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc ăn ở, học tập
giảng dạy.
1.1.4. Phƣơng pháp
Phƣơng pháp là cách thức, con đƣờng để đạt tới mục tiêu nhất định, giải
quyết những nhiệm vụ nhất định. Xuất phát từ mục tiêu để tìm ra phƣơng pháp
hành động. Mục tiêu nào thì phƣơng pháp nấy, phƣơng pháp giúp con ngƣời thực
hiện đƣợc mục tiêu của mình: nhận thức thế giới và cải tạo thế giới và qua đó tự
cải tạo mình.
1.1.5. Phƣơng pháp dạy học
Theo Nguyễn Ngọc Quang:” Phƣơng pháp dạy học là cách thức làm việc
của thầy và trò dƣới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kỹ
năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lục nhận
thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa hoc…”
Phƣơng pháp là cách thức, là con đƣờng, là phƣơng hƣớng hành động để
giải quyết các vấn đề của học sinh nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học.

1.2. Phƣơng pháp dạy học tích cực hoá
1.2.1. Phƣơng pháp dạy học tích cực
Phƣơng pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc
dùng ở nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. "Tích cực" trong PPDH tích cực đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt

9


động,

thụ

động

chứ

không

dùng

theo

nghĩa

trái

với

tiêu


cực.

PPDH tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức
của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ
không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy, tuy nhiên để
dạy học theo phƣơng pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
phƣơng pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhƣng ngƣợc lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hƣởng tới cách dạy của thầy.
Chẳng hạn, có trƣờng hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhƣng
giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc, hoặc có trƣờng hợp giáo viên hăng hái áp dụng
PPDH tích cực nhƣng không thành công vì học sinh chƣa thích ứng, vẫn quen
với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động
để dần dần xây dựng cho học sinh phƣơng pháp học tập chủ động một cách vừa
sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phƣơng pháp dạy học phải có sự hợp tác cả
của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới
thành công. Nhƣ vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt
với "Dạy và học thụ động".

1.2.2.

Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm

trung tâm.
Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nƣớc ngoài và
trong nƣớc, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thƣờng nói tới việc
cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy
học sinh làm trung tâm.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tƣơng đƣơng

nhƣ: dạy học tập trung vào ngƣời học, dạy học căn cứ vào ngƣời học, dạy học

10


hƣớng vào ngƣời học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn
mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với
cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của
giáo viên.
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trƣờng một thầy dạy cho một
lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tƣơng đối đồng đều thì giáo viên
khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy
"thông báo - đồng loạt". Giáo viên quan tâm trƣớc hết đến việc hoàn thành
trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chƣơng
trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những
điều giáo viên giảng. Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi
nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lƣợng, hiệu quả dạy và học,
không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc
phục tình trạng này, các nhà sƣ phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa"* quan tâm đến nhu cầu, khả
năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Phƣơng pháp dạy học tích
cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.
Trên thực tế, trong qúa trình dạy học ngƣời học vừa là đối tƣợng của hoạt
động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học,
dƣới sự chỉ đạo của thầy, ngƣời học phải tích cực chủ động cải biến chính
mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay
cho mình đƣợc. Vì vậy, nếu ngƣời học không tự giác chủ động, không chịu
học, không có phƣơng pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Nhƣ vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của ngƣời học thì đƣơng
nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của ngƣời học. Tuy nhiên, dạy học

lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể.
Đó là một tƣ tƣởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học

11


chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng
tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phƣơng pháp dạy
và học.

1.2.3.

Đặc trƣng của các phƣơng pháp dạy học tích cực.

a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá
những điều mình chƣa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
đƣợc giáo viên sắp đặt. Đƣợc đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,
ngƣời học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt
ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kĩ năng mới, vừa
nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những
khuôn mâu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn
hƣớng dẫn hành động. Chƣơng trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết
hành động và tích cực tham gia các chƣơng trình hành động của cộng đồng.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Phƣơng pháp tích cực xem việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục

tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa
học, kĩ thuật, công nghệ phát triển nhƣ vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào

12


×