Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.82 KB, 54 trang )

Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình luôn được xác định là một bộ
phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề
kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch
hoá gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng
người, từng gia đình và của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm
quan tâm toàn diện đến công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tổng cục
Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều
thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các chủ
trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về công tác này.
Ngày 14/01/1993 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch hoá
gia đình (gọi tắt là Nghị quyết TW 4 khoá VII), đây là văn bản có tính chất
quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về công tác dân số - kế hoạch
hoá gia đình sau này của Đảng và Nhà nước. Quán triệt và thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, qua hơn 10 năm
thực hiện Nghị quyết TW 04 khoá VII, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ
đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia
đình đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng: nhận
thức của toàn xã hội đã có bước chuyển rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc
hai con được chấp hành ngày càng rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số đã được
khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ
3,5 con năm 1992 xuống 2,28 con năm 2002, tỷ lệ tăng dân số giảm tương
ứng từ hơn 2% còn 1,32%. Kết quả công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình
SVTH:Nguyễn Duy Vương



1
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập
bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống
của nhân dân. Với những thành tựu của công tác dân số - kế hoạch hoá gia
đình, năm 1999, Việt Nam đã được nhận giải thưởng Dân số của Liên hợp
quốc. Tuy nhiên, từ sau năm 2000 kết quả thực hiện chính sách dân số - kế
hoạch hoá gia đình chững lại và giảm sút. Từ khi Pháp lệnh Dân số ra đời
năm 2003, trong hai năm 2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con
thứ ba tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ
ba trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương, gây tác động tiêu cực đến
phong trào nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Tình hình này đã làm
chậm thời gian đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ có 2 con). Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta
chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác
này trong bối cảnh kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước, dẫn đến chủ quan,
thoả mãn với những kết quả đạt được ban đầu, buông lõng lãnh đạo, chỉ đạo.
Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình thiếu
ổn định, quá tải, quản lý kém hiệu quả, việc ban hành Pháp lệnh Dân số và
một chính sách liên quan thiếu chặt chẽ.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng
nghèo đói còn nhiều, quy mô dân số hiện nay khá lớn với khoảng 90 triệu
người, mật độ dân số vào hàng cao nhất thế giới, chất lượng dân số chưa được
cải thiện đáng kể, do đó việc tăng nhanh dân số trở lại sẽ phá vỡ những thành

tựu đạt được, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và việc nâng cao chất lượng
cuộc sống nhân dân làm chậm quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước và đặt nước ta trwocs nguy cơ tụt hậu xa hơn. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình là một trong những nhiệm
vụ quan trọng, cấp bách trong thời gian tới.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

2
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

Xuất phát từ mục đích ý nghĩa to lớn ấy, chính sách dân số - kế hoạch gia
đình cần phải được quan tâm, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động.
Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này tôi chọn đề tài “Công
tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu. Với
những khẳng định nêu trên để xây dựng đất nước.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá tình hình công tác thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình
tại địa bàn xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Tìm hiểu các nguyên nhân và những yếu tố dẫn đến việc gia tăng dân số
hiện nay trên địa bàn xã.
Tìm hiểu thái độ, suy nghĩ của người dânvề giáo dục tư vấn kế hoạch
hoá gia đình
Đưa ra một số đề xuất góp phần tăng cường hiệu quả của công tác thực
hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình tại địa bàn xã Lương Ninh, huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp thu thập thông tin:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp
thu thập thông tin như: quan sát, phỏng vấn, đọc và phân tích tài liệu.
3.1.1 Phương pháp quan sát:
Sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận cuộc sống gia đình quan
sát từ đó rút ra các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến địa
phương, việc quan sát này rất có ý nghĩa trong việc thu thập thông tin để đưa
ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại của địa phương.
3.1.2 Phương pháp phỏng vấn:
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với lãnh đạo xã và người
dân nhằm hiểu rõ sâu hơn về vấn đề thực hiện chính sách dân số - kế hoạch
hoá gia đình của địa phương.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

3
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

3.1.3 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
Tiến hành thu thập, đọc và phân tích một số tài liệu, bài viết liên quan
trên báo chí, các tài liệu thống kê của thôn , xã.
Thông qua các tài liệu thống kê về công tác dân số kế hoạch hoá gia
đình của Uỷ ban dân số kế hoạch hoá gia đình và một số tạp chí, sách báo có
liên quan, để phân tích chất lượng dân số, tác động của chính sách đến dân

số - kế hoạch hoá gia đình của địa phương.
3.1.4 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Lấy thông tin qua sách báo, internet và các tài liệu liên quan.
+ Thông qua việc nghe báo cáo của xã, thôn và các tài liệu xã cung cấp.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp
người dân. Bằng cách phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đi
xuống thực địa tiếp xúc với các hộ, quan sát thực tế cuộc sống, ghi chép lại
các thông tin lien quan đến công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình.
4.Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Thời gian: Từ 12/5 đến 24/5 năm 2014
5. Bố cục:
Đề tài ngoài lời mở đầu, nội dung, kết luận, kiến nghị, mục lục, tài liệu
tham khảo, phần phụ lục, nội dung được chia làm 3 chương chính
Chương 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứư và các khái niệm liên quan.
Chương 2. Thực trạng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Chương 3. Công tác xã hội với việc thực hiện dân số kế hoạch hoá gia
đình tại xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

SVTH:Nguyễn Duy Vương

4
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Không chỉ gần đây mà đã từ lâu công tác dân số luôn được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển
đất nước. Nhất là những năm gần đây công tác dân số được chú trọng quan
tâm, được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Chính vì thế mà vấn đề DS-KHHGĐ ở xã Lương Ninh đã
đạt được nhiều thành công đáng khích lệ song bên cạnh đó vẫn còn một số
hạn chế và khó khăn đang cần được tháo gỡ và giải quyết.
Do vậy mà báo cáo tốt nghiệp đề tài nghiên cứu “CTXH với việc thực
hiện dân số kế hoạch hóa gia đinh của xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình” không hoàn toàn mang ý chủ quan, hay là một “phát kiến”
và cũng không phải là một chủ đề gì mới mẽ trong khoa học nghiên cứu thậm
chí là đã được nói đến rất nhiều. Thế nhưng đây là vấn đề luôn nóng bỏng ở
xã Lương Ninh nói riêng và cả nước nói chung cũng như trên toàn thế giới
bởi tốc độ gia tăng dân số đang diễn ra ngày càng cao và cùng với nó là nhiều
vấn đề khó khăn phức tạp như nghèo đói, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề
khác. Nhưng cái mới trong nghiên cứu này đó là việc lột tả được những kiến
thức hiểu biết của người dân về DS-KHHGĐ, chất lượng dân số hiện nay ở xã
Lương Ninh, đồng thời nghiên cứu này góp phần đưa ra những nguyên nhân
lý giải được thực trạng hiện tại đó và tìm ra phương án giải quyết những tồn
tại về vấn đề DS-KHHGĐ trên địa bàn xã Lương Ninh.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

5
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang



Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

1.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Lương Ninh là một xã đồng bằng ven biển, có tổng diện tích tự nhiên
là 561,59 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 312,40 ha, đất trồng lúa
201,19 ha, đất trồng cây hàng năm là 28,71 ha, đất trồng cây lâu năm khác
là 18,32 ha, đất lâm nghiệp là 19,61 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 44,57 ha,
đất phi nông nghiệp là 235,09 ha. Dân số toàn xã là 4.077 khẩu, 1.069 hộ,
đời sống chủ yếu là nông nghiệp, đời sống nhân dân trên toàn xã còn gặp
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chiếm 13,66%. Địa giới
hành chính được chia thành 3 thôn, trong đó có 02 thôn Lương Yến, Văn La
với 11 xóm và thôn Phú cát nằm độc lập.
Trong những năm chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, nhân
dân xã Tiên Châu đã đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng.
Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng trong kháng chiến và trong lao
động sản xuất, với tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên khoáng sản đây là
thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, với ý chí tự lực, tự cường, chịu khó
đồng thời với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy, HĐND xã, sự phối hợp
chặt chẽ giữa UBMT và các đoàn thể chính trị - xã hội nền kinh tế xã nhà
từng bước được phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được
nâng lên.
- Phía Bắc: Giáp huyện Quảng Ninh, giữa thị trấn Quán Hàu với thành
phố Đồng Hới.
- Phía Đông


: Giáp xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới và xã Võ Ninh.

- Phía Nam

: Giáp thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh.

- Phía Tây

: Giáp xã Vĩnh Ninh , huyện Quảng Ninh.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

6
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

1.2.1.2. Khí hậu
Là một xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên thời tiết trong năm
được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25C được chia thành 2 mùa: mùa lạnh
và mùa nóng
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình là
20,5độ C.
Mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình là 30,5 độ C
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm khoảng 80,50. Lương Ninh là xã
thịnh hành với hai hướng gió chính đó là:
Gió mùa đông bắc: hình thành từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, tốc độ

gió thường từ cấp 3 đến cấp 4 trung bình mỗi năm có 3-5 đợt gió. Gió mùa
Đông Bắc thường làm cho nhiệt độ không khí giảm kèm theo mưa kéo dài
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân nhất là trẻ em, phụ nữ và
người già.
Gió Tây Nam: hình thành từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió đạt đến cấp 3,
cấp 4 mạnh nhất là tháng 6 và tháng 7, đây là thời gian nóng nhất trong năm.
Là một xã miền núi thuộc miền Trung Trung Bộ nên xã Lương Ninh
cũng phải đón nhận nhiều cơn bão hàng năm. Bão lụt thường xuất hiện vào
tháng 10, 11AL. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống
sinh hoạt của nhân dân trong xã.
1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
1.2.2.1. Lĩnh vực kinh tế
Sản xuất nông nghiệp:

Tổng diện tích geo trồng cây hang năm

429,9/420 ha, đạt 102,3%. Tổng sản lượng lương thực có hạt 1260,3/1213 tấn,
đạt 103,8% trong đó sản lượng lúa là: 1238,5/1192 tấn, năng suất lúa bình
quân 46,3 tạ/ha, tăng 102 tấn so với năm 2011. Các lạo cây màu khác cơ bản
ổn định.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

7
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”


Tổng đàn gia súc 2.044/2860 con đạt 71% kế hoạch, so với cùng kỳ giảm
3%. Trong đó, Trâu: 362/360 con đạt 100,5% kế hoạch; Bò: 735/1000 con đạt
73,5% kế hoạch, trong đó bò lai: 216/400 con đạt 54% kế hoạch, Heo:
947/1500 con đạt 63%, trong đó heo nái: 181 con; tổng đàn gia cầm:
14.721/15.000 con đạt 98% kế hoạch. Đàn gia súc giảm do diện tích chăn thả
bị thu hẹp, nhân dân tập trung phát triển cây lâm nghiệp, giá cả thị trường của
các sản phẩm từ chăn nuôi không ổn định, nhân dân không mạnh dạn đầu tư
phát triển đàn.
Công nghiệp, TTCN, thương mại và dịch vụ: Gía trị sản xuất CN-TTCN,
thương mại và dịch vụ năm 2012 ước đạt 1,5 tỳ đồng, các cơ sở kinh doanh
dịch vụ, đến nay có 101 cơ sở, dịch vụ buôn bán tăng 15 cơ sở. Đẩy mạnh
tuyền vận động cán bộ và nhân dân thực hiện cuộc vận động người Việt Nam
ưu tiên dùng hang Việt Nam.
Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản: Thực hiện
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012-2020. Thực hiện tốt việc tổ chức cho nhân
dân cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp ngoài thực địa trước khi bàn giao GCN.
Lĩnh vực xây dựng cơ bản: Xã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của cấp
trên, đầu tư xây dựng các công trình bức thiết như kênh mương thôn Phú
Cát, đường liên thôn liên xóm, bê tông hóa giao thông nông thôn tuyến đường
từ thôn Lưỡng Yến đi cụm Phú Cát với chiều dài 1km, triển khai 2 tuyến
đường liên xóm tại thôn Văn La do tầm nhìn thế giới tài trợ, công trình nghĩa
địa của xã giai đoạn 1 với tổng số tiền chi đầu tư xây dựng cơ bản trong năm
là 2.621.100.500 đồng, ……..
Lĩnh vực tài chính- ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2012
đạt 6.942.841.804 đồng, đạt 125% dự toán huyện giao, tăng 20% so với năm 2011.
Tổng chi ngân sách là: 6.564.006.644 đồng, đạt 110%KH, nguyên nhân
do tăng lương, chế độ bảo trợ xã hội, các khoản chi phát sinh tăng.

SVTH:Nguyễn Duy Vương


8
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

1.2.2.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội
Giáo dục
Công tác giảng dạy của các trường được nâng lên. Chất lượng ngày càng
cao, học sinh giỏi, khá các cấp học đạt tỉ lệ cao, học sinh tốt nghiệp THCS đạt
100%. Cán bộ, giáo viên, CNVC của 3 trường ổn định, luôn gương mẫu thực
hiện tốt cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng xã được củng cố.
Hoạt động Văn hóa – Thể thao, Truyền thanh: Công tác thông tin tuyên
truyền chào mừng các sự kiện lễ lớn, phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa
phương, giáo dục pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống tệ nạn
ma túy, phòng chống bạo lực gia đình…..được tổ chức rộng khắp. Duy trì và
phát huy tốt các cụm truyền thanh trên địa bàn xã nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động trên kênh thông tin đại chúng, góp phần phổ biến kịp thời các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Công tác Lao động – Thương binh và Xã hội: Triển khai thực hiện đạt
kết quả chương trình giảm nghèo, việc làm, bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 67/CP là 37 nhà,
nâng tổng số nhà ở người nghèo được hỗ trợ xây dựng từ năm 2009 đến nay
là 173 nhà. Đã cấp phát 2.438 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo
và đối tượng xã hội. Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2012, hộ nghèo là 207 hộ,
tỷ lệ 18,09 % giảm 7,02 % hộ cận nghèo 198 hộ, tỷ lệ 17,31% giảm 6,4%.
Công tác Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em: Thực hiện tốt công tác
khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác tiêm chủng mở rộng đạt 100%, tỷ lệ

trẻ em suy dinh dưỡng 5 tuổi, giảm còn 19,2%. Đã tổ chức các chiến dịch
truyền thông SKSS-KHHGĐ. Duy trì hoạt động của các thôn,sinh hoạt câu
lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên. Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ và cung cấp
dụng cụ tránh thai được mở rộng tạo thuận lợi cho dối tượng tiếp cận được dễ

SVTH:Nguyễn Duy Vương

9
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

dàng. Công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn được quan tâm thực hiện tốt, kịp thời.
1.3. Một số khái niệm liên quan
1.3.1. Dân số
Dân số là tập hợp những người sinh sống trong một quốc gia, khu vực,
vùng địa lý kinh tế hoặc đơn vị hành chính.
1.3.2. Quy mô dân số
Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia khu vực, vùng địa lý
kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
1.3.3. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
1.3.4 Phân bố dân cư
Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực (thành thị,
nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, trung du…) Lĩnh vực kinh tế xã hội
(công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…) vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị

hành chính.
1.3.5 Chất lượng dân số
Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và
tinh thần của toàn bộ dân số.
1.3.6 Kế hoạch hóa gia đình
KHHGĐ là nổ lực của Nhà nước và xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng
chủ động tự ra quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách các lần
sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn
mực xã hội và điều kiện gia đình.
1.3.7 Sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản là sự thể hiện trạng thái thể chất, tinh thần và xã hội
liên quan đến hoạt động chức năng sinh sản của mỗi con người.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

10
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ
HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TẠI XÃ LƯƠNG NINH HUYỆN
QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Thực trạng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
2.1.1. Thực trạng tình hình chung
Trên cơ sở bài giảng, số liệu thu thập qua một số tài liệu cho thấy dân số
thế giới nói chung, dân số Việt Nam, và dân số địa phương nói riêng hằng

năm luôn luôn có sự gia tăng.
2.1.2. Thực hiện tình hình dân số và hoạt động công tác DS-KHHGĐ
Lương Ninh là xã đông dân, tính đến năm 2013 có 1069 hộ, 4077 khẩu.
Phân bố dân cư không đồng đều. Kinh tế-xã hội có phần tương đối phát triển
hơn những xã khác nhưng cũng là địa bàn tập trung dân cư đông đúc, trình độ
dân trí có phát triển nhưng tính chất của các hoạt động cứng khá đa dạng phức
tạp. Bởi lẽ đó nên các phong trào 1 trong những xã mạnh, nhưng mạnh nhất là
công tác y tế phục vụ cho việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công tác
y tế ở xã nhiều năm đều được huyện, Sở y tế công nhận là đơn vị có nhiều
thành thích xuất sắc. Do đó Lương Ninh những năm trước đây là xã luôn chọn
làm xã điểm thực hiện các chưng trình y tế quốc gia. Vào những năm cuối
thập kỷ 80 công tác DS-KHHGĐ là công tác mới mẽ trên địa bàn huyện, trình
độ nhận thức của nhân dân lúc này hầu hết chưa nắm bắt được thông tin gì về
công tác này, còn ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên còn nhiều hạn chế,
công tác tuyên truyền vận động còn rất ngỡ ngàng đối với người làm nhiệm
vụ trong lĩnh vực này. Năm 1989 Lương ninh được chọn làm xã đầu tiên của
huyện triển khai thực hiện chương trình công tác DS-KHHGĐ. Trong thời
gian này Trung tâm y tế huyện đã xuống trực tiếp triển khai chỉ đạo thực hiện
– cùng với sự phối hợp của UBND xã, Trạm y tế xã trong thời gian đầu chủ
yếu tập trung vào công tác vận động, cán bộ được phân công xuống tận từng
11
SVTH:Nguyễn Duy Vương
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

thôn, tổ để sinh hoạt vận động nhân dân, điều tra phân loại đối tượng trong
diện sinh đẻ để thực KHHGĐ và chọn 2 thôn: thôn 1 và thôn để làm điểm

trong thời gian đầu. Giai đoạn được gọi là “ Vạn sự khởi đầu nan” này gặp rất
nhiều khó khăn từ công tác vận động, nắm bắt đối tượng, thực hiện KHHGĐ
vì lúc này là lần đầu tiên thực hiện nên người thực hiện kế hoạch chưa thực sự
an tâm tin tưởng và cũng rất lo sợ nhưng với sự quyết tâm khắc phục mọi khó
khăn, vận dụng mọi khả năng thuyết phục nên 1 tuần thực hiện vận động ở 2
thôn đã có: 45 chị đến khám và đặt được 15 vòng, đây là cái mốc và cũng là
dấu hiệu được nhiều người quan tâm trong bước đầu của chương trình DSKHHGĐ của xã nói riêng và trong toàn huyện nói chung, nhờ đó cũng từ
những kết quả đạt được tuy chưa cao và không xảy ra tai biến gì nên công tác
DS-KHHGĐ sau này có điều kiện mở rộng trên toàn xã.
Trong những năm 1986-1990 công tác DS-KHHGĐ được xem là 1 trong
những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế, trong thời gian này chưa hình
thành ban dân số, mạng lưới cộng tác viên và cán bộ chuyên trách mà trạm y
tế phân công phụ trách khu vực để thực hiện công tác vận động thực hiện
chương trình còn hạn chế, tại xã chưa có cán bộ làm dịch vụ và cũng chưa có
phòng KHHGĐ nên ở xã chỉ vận động người dân về Trung tâm y tế huyện để
thực hiện các biện pháp tránh thai.
Từ năm 1991- nay theo tinh thần của trên tại xã đã thành lập Ban Dân số
và đội ngũ cộng tác viên, trong những năm gần đây Lương Ninh đã thực hiện
tốt chỉ tiêu nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ. Trong những năm gần đây tỷ lệ
phát triển dân số, tỷ suất sinh thô có giảm xuống. Đội ban ngành dân số, cộng
tác viên và các cán bộ chuyên trách dân số đồng thời được trang bị kiến thức,
ngũ cán bộ làm công tác dân số đã được tập huấn, năng lực được nâng cao,
hoạt động công tác tuyền truyền đi vào chiều sâu. Tạo được sự được phong
trào chấp hành sinh đẻ có kế hoach trong nhân dân.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

12
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang



Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

2.1.3. Đặc điểm tình hình, các chỉ báo DS-KHHGĐ
2.1.3.1. Đặc điểm tình hình
Thực hiện chủ trương và kế hoạch của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện
Tiên Phước, trên cơ sở chỉ tiêu về lĩnh vực DS-KHHGĐ mà Nghị quyết của
Đảng uỷ-HĐND-UBND đề ra. Ban DS-KHHGĐ xã triển khai nhiệm vụ
chương trình công tác cụ thể hoá phương thức hoạt động, thành những mục
tiêu nội dung hoạt động để sớm đi vào thực hiện.
Qua một năm nỗ lực phấn đấu thực hiện với nhiều khó khăn nhất định về
nguồn lực. Nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng sự
phối hợp của các ngành đoàn thể. Đồng thời có sự quan tâm nhiệt tình của đội
ngũ CTV. Công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả sau:
 Khó khăn
Tiên châu là vùng quê nghèo, trình độ dân trí còn thấp nhiều phong tục
tập quán, những quan niệm cổ hủ vẫn còn đè nặng nên việc sinh đẻ không có
kế hoạch còn nhiều làm cho đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập
binh quân đầu người còn thấp vì vậy việc mua sắm những phương tiện phục
vụ sinh hoạt còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện KHHGĐ chưa
đồng bộ, chưa thể hiện sự phối hợp chặt chẽ với mặt trận các ban đoàn thể.
Tiên châu là xã đông dân, phân bố không đồng đều, địa bàn phức tạp là
một xã vừa chợ vừa quê nên tư tưởng còn nhiều chênh lệch, đối tượng trong
diện sinh đẻ một số còn nặng tư tưởng “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, kiếm con
trai để nối dõi tông đường hay đông con cho vui cửa vui nhà.
* Thuận lợi:
Có sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã, UBND xã thể
hiện qua các nghị quyết của Đảng ủy, kế hoạch của UBND, được quán triệt

trong cán bộ Đảng viên những cộng tác viên làm công tác dân số trên địa bàn

SVTH:Nguyễn Duy Vương

13
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

xã. Xem đây là một trong những mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của địa
phương, có sự phối hợp hỗ trợ của các ban đoàn thể.
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số trên toàn xã rất nhiệt tình, thực hiện
công tác dân số theo phương châm “đi từng ngõ từng nhà, rà soát từng đối
tượng”.
Sự chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp của trung tâm DS-KHHGĐ huyện Quảng
Ninh, UBND xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dân sô thể hiện
trong việc kiểm tra giám sát hướng dẫn ban dân số xã Lương Ninh hoạt động.
2.1.3.2. Tình hình dân số và sự tác động của phát triển dân số
Sau ngày giải phóng, Lương ninh là một xã mà trước đây vừa là khu đồn
của địch, vừa là vùng căn cứ cách mạng nên khi thống nhất đất nước nhân dân
về quê khai hoang để phục hồi kinh tế, lập nghiệp. Một số gia dình gần như
“tiệt tôn”, một số cặp vợ chồng tăng cường sinh đẻ để tái tạo và duy trì tộc họ.
Do đó những năm sau giải phóng dân số tăng nhanh đồng thời trong thời gian
này gia đình nào sinh được nhiều con được xem là phúc đức của gia đình, tộc
họ. Lúc này công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình hoàn toàn chưa có thông
tin gì.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình những năm trở lại đây luôn
được các chính quyền địa phương quan tâm, đặt lên hàng đầu, song song với

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế, thì giảm sinh và sinh
con 3+ cũng được tăng cường chỉ đạo thực hiện tại xã nhà. Công tác dân số
trong thời gian này đã tăng cường vận động thực hiện sinh đẻ có kế hoạch:
Mỗi cặp vợ chồng nên dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt.
Khoảng cách giữa hai lần sinh từ 2 dến 5 năm.
Không sinh con sớm trước 25 tuổi và không sinh con muộn sau 35 tuổi.
Nếu thực hiện được như vậy thì mới ổn định kinh tế, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân, đảm bảo hạnh phúc cho mỗi gia đình, tạo

SVTH:Nguyễn Duy Vương

14
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

mọi điều kiện cho cha mẹ nuôi dạy con cái, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Phụ nữ mới thực sự được giải phóng tham gia công tác xã hội.
* Kết quả thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm
2012
Nhờ được sự quan tâm của cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo trực tiếp của ngành
cấp trên, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, ban
nhân dân thôn và sự nhiệt tình tích cực của các chị em CTV nên công tác DSKHHGĐ trong năm 2013 đạt được kết quả sau:
*. Về dân số:
Tổng số hộ : 1069 hộ
Tổng số nhân khẩu toàn xã đến cuối quý là: 4959 người
Trong đó tổng số nữ là: 2437 người
Số trẻ em sinh ra trong năm là: 51 trẻ

Số trẻ em sinh 3+ trở lên: 13 trẻ
Số người chết trong năm : 22 người
Số người chuyển đi khỏi xã trong quý: 18 người
Trong đó nữ: 18 người
Tổng số người chuyển đến từ xã khác trong năm: 40 người
Trong đó nữ: 33 người
Kết quả thực hiện KHHGĐ.


Vòng: 24



Triệt sản: 01



Thuốc cấy: 01



Thuốc uống: 18 người



Thuốc tiêm: 08 người



Bao cao su: 132 người




Những hoạt động trong năm

SVTH:Nguyễn Duy Vương

15
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

Trong năm đã tổ chức 2 đợt chiến dịch truyền thông vận động lồng ghép
CSSKSS và KHHGĐ vào ngày 29,30/03/2013 và ngày 04 đến ngày
05/09/2013.
Đã tổ chức gặp mặt đội ngũ cộng tác viên dân số và có các ban ngành
đoàn thể tham dự nhân ngày dân số thế giới 11/7 và dân số Việt Nam
26/12/2013
Trong năm đã có cuộc kiểm tra công tác dân số trên địa bàn xã Tiên
Châu vào ngày 14/11/2013 do UBND huyện tổ chức.
Phối hợp với VHTT cắt dán được 12 câu khẩu hiệu
Tổ chức được 10 lần phát thanh lưu động
Tổ chức họp giao ban CTV dân số vào ngày 28 hàng tháng tại HT
UBND xã lấy số liệu sinh, chết, đến, đi của từng thôn, biến động BPTT, đánh
giá hoạt động trong tháng và tổng hợp báo cáo hoạt động trong năm, từ đó để
triển khai hoạt động năm 2013.
Tiếp tục vận động các cặp vợ chồng có từ 1-2 con trở lên và các cặp vợ
chồng sinh con một bề chưa sử dụng BTTT hoặc đang dùng các BTTT phi

lâm sàng sang dùng các BTTT lâm sàng, vận động các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ chấp nhận gia đình ít con để có điều kiện chăm lo cho các con và
phát triển kinh tếQuyết toán PTTT theo từng quý
Nhận và cấp phát phương tiện tránh thai phi lâm sàng cho CTV; nhận
thuốc tiêm, vòng tránh thai cung cấp cho trạm y tế phục vụ cho đối tượng.
Tăng cường vận động duy trì thôn không sinh 3.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

16
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

Mẫu báo cáo trẻ sinh ra trong tháng của DS-KHHGĐ Biểu 1-X
 ĐƠN VỊ: UBND XÃ LƯƠNG NINH
 BÁO CÁO DANH SÁCH TRẺ MỚI SINH TẠI XÃ LƯƠNG NINH
 (Từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013)

ttt

H
số
hộ

HỌ VÀ
TÊN
TRẺ EM


Ngày tháng
năm sinh

Giới
tính

Dân
tộc

Họ và tên
mẹ

sinh
năm

Địa chỉ

Sinh
lần
thứ
mấy

11

770

Đàm Thiệu
Quang


15/11/2012

Nam

kinh

Nguyễn Thị
Lài

1987

Lương
Yến

02

22

119

Phạm Minh
Thiện

16/11/2012

Nam

Kinh

Nguyễn Thị

Tâm

1979

Lương
Yến

03

33

112
8

Nguyễn Tấn
Hãng

20/11/2012

Nam

Kinh

Nguyễn Thị
Ngữ

1971

Phú cát


02

44

774

Hồ Quốc
Nam

29/11/2011

Nam

Kinh

Phạm
T.T.Yên

1990

Văn La

01

55

116
4

Huỳnh Ngọc

Ngà

10/12/2012

Nữ

Kinh

Trần T.T.Ba

1979

Văn La

03

66

227

Nguyễn Bảo
Nhi

28/11/2012

Nữ

Kinh

Nguyễn.T.H.

Bảo

1989

Phú cát

01

77

002

Nguyễn Thị
Chúc

25/11/2012

Nữ

Kinh

Lê.T.M.Liên

1990

Văn La

01

88


775

Đặng Thị
Thảo Ly

24/11/2012

Nữ

Kinh

Mai Thị Nga

1974

Lương
Yến

03

Tổng cộng: có 08 trẻ mới sinh tại trang này.
Xác nhận

CÁN BỘ DÂN SỐ XÃ

Ngày 10 tháng 2 năm 2013

của UBND xã


Người lập

Nhận thức của người dân về CSSKSS-KHHGĐ
Để có một gia đình hạnh phúc và hòa thuận thì gia đình đó phải là một
gia đình khá mạnh, vợ chồng phải có những kiến thức căn bản về CSSKSS
cũng như việc vợ, chồng phải cùng nhau bàn bạc và thống nhất lựa chọn số
17
SVTH:Nguyễn Duy Vương
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang

ghi
chú


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

con mong muốn phù hợp với kinh tế gia đình và khả năng sinh con, thời gian
sinh và chăm sóc con cái thật tốt.
Kế hoạch hóa gia đình chính là yếu tố quan trọng giúp cho người phụ nữ
có giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho mình và cho gia đình đồng thời giúp họ
phát triển tài năng tham gia hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nâng cao địa vị
người phụ nữ.
Bên cạnh đó, nữ giới tham gia việc dạy con cái tốt hơn, nam giới có điều
kiện chăm sóc bản thân và các thành viên gia đình.
Qua nghiên cứu thì đa số người dân đều nhận thức được DSKHHGĐ và
CSSKSS do vậy mà đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, trẻ có điều kiện
được chăm sóc tốt hơn, quyền trẻ em được thực hiện tốt hơn, cuộc sống các
gia đình trên xã được đảm bảo hơn, nâng cao chất lượng dân số xã, đặc biệt là
điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát tình hình dân số cũng như sự gia tăng

dân số trên địa phương.
Khi được hỏi về lợi ích KHHGĐ thì đa số người dân đều nhận thấy được
những lợi ích từ việc KHHGĐ mang lại. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận nhỏ
người dân còn thiếu nhận thức cũng như việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc
phụ nữ khi mang thai và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em nên công tác
DSKHGĐ chưa cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn.
Điển hình như chị Nguyễn Thị Mai năm nay 37 tuổi nhưng chị có tới 5
người con và khoảng cách các lần sinh khá gần nhau trong khi đó cách các lần
sinh là từ 3-5 năm và mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại từ 1 - 2 con. Tôi có
thể nêu tên và các năm sinh của các cháu như sau:
1.

Trần Thị Nga sinh năm 2000

2.

Trần Thị Ngọc sinh năm 2002

3.

TrầnThị Quỳnh sinh năm 2004

4.

Trần Thị Tú sinh năm 2005

5.

Trần Thảo sinh năm 2010


SVTH:Nguyễn Duy Vương

18
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

Như vậy ý thức chủ động của người dân về KHHGĐ là chưa, mà còn
mang tính bị động, một chiều. Theo công tác điều tra thì một phần lớn người
chồng đều đồng ý cho vợ mình sử dụng BPTT để KHHGĐ, tuy nhiên còn một
bộ phận người chồng lại không đồng ý cho vợ mình sử dụng BPTT để
KHHGĐ cho đến khi 4, 5 người con hoặc khi có con trai mới đồng ý. Tuy
vậy, nhờ sự cố gắng của đội ngũ làm công tác dân số mà công tác DSKHHGĐ
và CSSKSS địa phương đã có nhiều kết quả khả quan:
Giảm trẻ em sinh dưới 2,5kg xuống dưới còn 0,5%, số cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện KHHGĐ là 80%.
80%-90% phụ nữ được tư vấn CSSKSS KHHGĐ.
70-90% VTN được tư vấn về CSSKSS
Giảm tỷ lệ nạo hút thai xuống mức thấp nhất.
100% thôn xóm được bổ sung chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước
của làng xã.(Theo báo cáo kết quả hoạt động công tác DS-KHHGĐ xã Tiên
Châu năm 2012)
Đa số người dân đều biết một cách đầy đủ về lợi ích của KHHGĐ nhưng
bện cạnh đó còn có một số người dân còn nhận thức một cách trừu tượng,
chung chung về lợi ích và KHHGĐ mang lại. Điều này là một phần công tác
tuyên truyền, phổ biến của cộng tác viên dân số chưa tốt lắm nhưng nguyên
nhân chính là do tính chủ quan của bộ phận người dân do trình độ học vấn
thấp, người dân không muốn biết lắm, không chủ động tìm hiểu hay lối suy

nghĩ tiểu nông là biết cũng chẳng để làm gì. Vì vậy, mà khi nghiên cứu chúng
ta hỏi về lợi ích của việc KHHGĐ thì bộ phận này thường trả lời chung chung
hoặc không đúng như cuộc sống gia đình tốt hơn, ít con hơn, ít miệng ăn hơn,
ít phải mua sắm. Còn khi được hỏi các cách để thực hiện KHHGĐ thì câu trả
lời chủ yếu là từ phía phụ nữ còn các ông chồng thì chỉ một số ít biết mà thôi.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

19
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

Nhìn chung lại thì người dân đều hiểu biết về lợi ích của KHHGĐ, song
một số người dân còn có tư tưởng sinh nhiều con, có nếp có tẻ, có con trai để
nối dõi tông đường.
2.2 Thực trạng công tác cung cấp thông tin KHHGĐ và SKSS cho
người dân.
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu thì kể cả những cặp vợ chồng và các
thanh niên trong độ tuổi sinh con đều cho rằng những kiến thức KHHGĐ và
CSSK là rất cần thiết đối với họ.
Những người trong độ tuổi sinh đẻ kể cả nam và nữ đa số đều hiểu biết
nhiều về các BPTT, những kiến thức và cách sử dụng, cơ chế tác động, hiệu
quả tránh thai, cũng như tác dụng phụ và khoảng cách giữa các lần sinh con
đó là những kiến thức rất quan trọng đối với họ
H: Anh chị hiểu như thế nào là tránh thai?
TL: Theo tôi tránh thai là khi quan hệ tình dục nhưng sử dụng các BPTT
như bao cao su, thuốc uống tránh thai, DCTC……

PV sâu

“ Tôi tập trung chủ yếu vào các cặp vợ chồng, những kiến thức thông tin
cần thiết về phòng tránh thai tập trung vào các đối tượng các cặp vợ chồng,
mặt khác tôi còn chú ý tới những đối tượng là thanh niên, đặc biệt là nam
thanh niên nhằm đấu tranh tự nâng cao chất lượng dân số.
PV sâu
Qua nghên cứu của Ban DS-KHHGĐ xã Lương Ninh đã giúp ngườidân
nâng cao tầm quan trọng trong việc nhận thức những thông tin về KHHGĐ và
CSSKSS hiểu biết của người dân được củng cố. Những nơi thông tin cung
cấp dịch vụ KHHGĐ cũng được phổ biến rộng rãi.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

20
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

Có thể nói rằng:
Kỹ năng sống mà quan trọng là những nội dung, kiến thức khácnhau.
Đối với nữ thường có nhu cầu hiểu biết và sâu hơn nam về cơ chế nguyên
nhân hậu quả của sinh đẻ không có kế hoạch, nữ thường muốn hiểu nhiều hơn
về vệ sinh thân thể, cách phát hiện sớm các bệnh của phụ nữ và cách chăm
sóc con cái. Tuy nhiên nam cũng có nhận thức tốt KHHGĐ và CSSKSS cho
riêng mình và gia đình mình.
2.2.1. Nhu cầu của người dân về việc tìm hiểu các thông tin về
KHHGĐ

Vấn đề tôi muốn nhắc nhở tới ở đây chính là tư vấn tại trạm y tế xã có
một phòng ban riêng tư vấn về hạnh phúc gia đình. Đây chính là địa chỉ tin
cậy của các cặp vợ chồng nhất là vợ chồng trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong
cuộc sống vợ chồng. Nếu như người dân chưa tìm được câu trả lời từ các
nguồn thông tin như báo chí, truyền hình, thì một là đến trung tâm tư vấn
hạnh phúc gia đình tại trung tâm y tế xã, còn không sẽ có các cộng tác viên
giải đáp những thông tin cần thiết, mặt khác cộng tác viên dân số cần đến
từng hộ gia đình để tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ và CKSS cũng như
không sinh con thứ 3.
Có thể lúc đầu nhắc đến một số người còn e ngại hay ngập ngừng.
Nhưng khi được tư vấn thì mọi người mới nhận ra và trở nên thân thiện,
cởi mở hơn.
Lúc này họ mới bày tỏ những khó khăn của mình như lo lắng khi
sử dụng BPTT, hay là gặp khó khăn khi sử dụng BPTT, như thuốc uống,
bao cao su, hoặc là vợ chồng chưa thống nhất việc sử dụng BPTT.
Qua những buổi gặp gỡ như vậy thì người dân tự tin hơn và hiểu ra
nhiều vấn đề hơn về KHHGĐ.
Bên cạnh đó người dân cũng được cung cấp BPTT và cung cấp
thông tin những phương pháp về dịch vụ phá thai an toàn.

SVTH:Nguyễn Duy Vương

21
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

2.2.2. Nhu cầu thông tin KHHGĐ của người dân

Vấn đề tôi muốn nhắc nhở tới ở đây chính là tư vấn tại Trạm y tế xã có
một phòng ban riêng tư vấn về hạnh phuc gia đình. Đây chính là địa chỉ tin
cậy của các cặp vợ chồng nhất là vợ chồng trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong
cuộc sống vợ chồng. Nếu như người dân chưa tìm được câu trả lời từ các
nguồn thông tin như báo chí, truyền hình, thì một là đến trung tâm tư vấn
hạnh phúc gia đình tại trung tâm y tế xã, còn không sẽ có các cộng tác viên
giải đáp những thông tin cần thiết, mặt khác cộng tác viên dân số cần đến
từng hộ gia đình để tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ và CKSS cũng như
không sinh con thứ 3.
Có thể lúc đầu nhắc đến một số người còn e ngại hay ngập ngừng.
Nhưng khi được tư vấn thì mọi người mới nhận ra và trở nên thân thiện, cởi
mở hơn.
Lúc này họ mới bày tỏ những khó khăn của mình như lo lắng khi sử
dụng BPTT, hay là gặp khó khăn khi sử dụng BPTT, như thuốc uống, bao cao
su, hoặc là vợ chồng chưa thống nhất việc sử dụng BPTT.
Qua những buổi gặp gỡ như vậy thì người dân tự tin hơn và hiểu ra
nhiều vấn đề hơn về KHHGĐ.
Bên cạnh đó người dân cũng được cung cấp BPTT và cung cấp thông tin
những phương pháp về dịch vụ phá thai an toàn.
2.2.3. Thực trạng về những người cung cấp thông tin dịch vụ và công
tác DS-KHHGĐ cho người dân
Có thể nhận thấy rõ ràng chất lượng của người cung cấp thông tin dịch
vụ và công tác DS-KHHGĐ phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trình độ, kiến
thức và kỹ năng của họ trong lĩnh vực này.
Hằng năm cán bộ dân số xã được đi tập huấn nâng cao trình độ chuyên
môn của mình. Từ đó, về trao đổi, truyền đạt lại cho cộng tác viên từng thôn
nhờ vậy mà đội ngũ làm công tác dân số xã đã phần nào được nâng cao cả về
trình độ và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên lực lượng cộng tác viên còn thiếu kỹ
năng truyền thông, dẫn dắt. Đặc biệt ít có các cán bộ là nam giới (2 nam/22
cộng tác viên dân số tại xã) làm công tác này nếu có chắc chắn hiệu quả công

tác DS-KHHGĐ ở xã sẽ cao hơn nữa.
SVTH:Nguyễn Duy Vương

22
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
3.1.Ý nghĩa của việc thực hiện công tác xã hội đối với dân số _ kế hoạch
hóa gia đình tại xã Lương Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình.
3.1.1.Vị trí, tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ
3.3.1.1. Vị trí của công tác DS-KHHGĐ
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chiếm vị trí quan trọng trước
mắt cũng như lâu dài trong những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, chiến
lược phát triển con người của một quốc gia nói chung, ở một địa phương nói
riêng sự gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng chi phối toàn bộ các hoạt động xã hội
trên các lĩnh vực như đời sống, kinh tế, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho
người lao động. Sự bùng nổ dân số được Đảng ta xác định là một trong bốn
nguy cơ cần giải quyết nhằm đưa đất nước phát triển. Do đó Đảng ta đã khẳng
định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII ngày
14/01/1993 (gọi tắt là Nghị quyết TW 4 khoá VII). "Công tác dân số - kế
hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của đất nước ta là
yếu tố cơ bản, để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia
đình và của toàn xã hội. Sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân
quan trọng cảng trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho

việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá thể
lực và giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai
không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thẩm chí nguy cơ
về nhiều mặt". Bước vào những năm đầu thế kỷ 21 Thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu là
“Thực hiện mô hình gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân
số ở mức hợp lý để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
SVTH:Nguyễn Duy Vương

23
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

3.1.1.2.Tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ
Sự gia tăng dân số quá nhanh, quá đông là một trong bốn nguy cơ của đất
nước là nguyên nhân quan trọng cản trở sự phát triển kinh tế xã hội gây khó
khăn về phát triển mọi mặt của gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến việc nâng cao
chất lượng vật chất, tinh thần cho con người và sự phát triển của đất nước.
Thật vậy, Việt Nam ta là một nước nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp, nhưng dân số tăng nhanh nên diện tích canh tác bình
quân đầu người giảm dần, việc khai hoang thêm đất mới để sản xuất cũng là
một biện pháp để giải quyết nhưng rất tốn kém, vả lại đất khai hoang rồi cũng
sẽ hết, nhà cửa ngày càng mọc lên, nhu cầu vui chơi giải trí, xây dựng cơ bản
phục vụ cho con người ngày càng tăng làm cho diện tích đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp. Bình quân diện tích đất canh tác tính theo đầu người năm
1945 là 0,26 ha/người, đến năm 1980 là 0,13 ha/người đến nay chỉ còn 0,058
ha/người. Bởi lẽ tình trạng đất chật người đông, sự gia tăng dân số làm cho

của ít người nhiều, lương thực làm ra không đủ nuôi sống con người với chất
lượng tối thiểu thì làm sao con người có thể phát triển một cách toàn diện.
Theo các nhà nghiên cứu nếu dân số tăng 1% thì để đảm bảo đời sống thu
nhập bình quân đầu người phải tăng 4%. Điều đó cho ta thấy rằng việc giảm
sinh có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển kinh tế của mỗi địa
phương và của mỗi quốc gia.
Trong thực tế hiện nay gia đình đông con tỷ lệ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao
hơn nhiều so với các gia đình ít con. Cuộc sống gia đình khó khổ chế độ ăn
uống không đảm bảo thì làm sao đủ dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh nên chúng
thường ốm đau, bệnh tật, suy dinh dưỡng dẫn đến thể lực yếu, chất lượng
giống nòi giảm.
Tình trạng đất chật người đông chất thải ngày càng nhiều vệ sinh không
đảm bảo, rừng và cây cối bị chặt phá để phục vụ canh tác, lấy nguyên liệu
phục vụ đời sống, sinh hoạt như chất đốt, làm nhà nguyên liệu công nghiệp,

SVTH:Nguyễn Duy Vương

24
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang


Công tác xã hội với việc thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình của xã Lương
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”

làm môi sinh bị phá hoại, môi trường bị ô nhiễm. Tình trạng hạn hán, lũ lụt
thường xuyên xảy ra làm cho đất bị xói mòn, nguồn nước bị cạn kiệt đất bạc
màu, năng suất cây trồng thấp.
Đối với tài nguyên do tình hình tăng dân số quá nhanh để đảm bảo cho
nhu cầu sống và giải quyết lao động dư thừa nhưng rồi đã dẫn đến tình trạng
khai phá tài nguyên một cách bừa bãi, làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn

kiệt. Cũng vì lao động dư thừa, mà đất sản xuất không có nên đã nảy sinh
nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,… Ở nông thôn
tình trạng thừa lao động, nhiều người bỏ ra thành phố kiếm sống gây khó
khăn trong việc quản lý xã hội, quản lý con người, làm cho mật độ dân ở các
thành phố tăng nhiều.
Trong lĩnh vực y tế, ảnh hưởng của việc gia tăng dân số là cho điều kiện
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chưa được đảm bảo, còn thiếu thốn về cơ sở
vật chất, trang thiết bị y tế, cán bộ y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mặc khác, dân số tăng làm cho kinh tế nghèo
nàn chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng dẫn đến bệnh tật ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ, làm suy thoái giống nòi.
Trong giáo dục ảnh hưởng của việc gia tăng dân số làm cho kinh tế kém
phát triển, các gia đình không đủ lo cho cái ăn lấy gì mà lo cho trẻ đến trường,
dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng,…
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã
hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần vật chất hàng ngày của mỗi
con người, mỗi gia đình nếu không thực hiện tốt KHHGĐ, nếu sinh đẻ không
có kế hoạch sẽ làm cho thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, điều
kiện sinh hoạt khó khăn, chật vật, do sinh đẻ lo nuôi dưỡng, chăm sóc con cái
sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lao động, và thực tế thì chi phí cho việc sinh một
đứa trẻ là rất lớn, người mẹ sau khi sinh sẽ không lao động ít nhất là hai năm,
những người liên quan trong gia đình cũng phải phục vụ, tốn kém về mặt thời

SVTH:Nguyễn Duy Vương

25
GVHD: Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang



×