Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quản lý công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.74 KB, 117 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







ðẶNG THỊ HUYỀN



QUẢN LÝ CÔNG TÁC DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ðÌNH
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ðẶNG THỊ HUYỀN



QUẢN LÝ CÔNG TÁC DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ðÌNH
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. QUYỀN ðÌNH HÀ





HÀ NỘI – 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


ðặng Thị Huyền






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân
và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp ñỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & phát triển nông thôn, Ban
quản lý ñào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ñặc biệt là sự quan tâm,
chỉ dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Quyền ðình Hà ñã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng của UBND
huyện Gia Lâm ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu
thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua ñây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với gia ñình và bạn bè ñã
giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn




ðặng Thị Huyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục ñồ thị viii
1 ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 ðặc ñiểm và nguyên tắc quản lý công tác dân số kế hoạch hóa
gia ñình 6
2.1.3 Vai trò của quản lý công tác dân số kế - hoạch hóa gia ñình 10
2.1.4 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số kế hoạch gia ñình 12
2.1.5 Các nội dung của quản lý công tác dân số kế hoạch gia ñình 16
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng quản lý công tác dân số kế hoạch gia ñình 17
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý Dân số - Kế hoạch hóa gia ñình trên thế giới 19
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý Dân số - kế hoạch hóa gia ñình ở Việt Nam 27
2.2.3 Bài học kinh nghiệm vận dụng ở Việt Nam 33
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 36

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 36
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 44

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 44
2.2.2 Phương pháp chọn ñiểm và chọn mẫu nghiên cứu 45
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 47
3.2.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 49
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 49
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
4.1 ðánh giá công tác dân số - kế hoạch hóa gia ñình huyện Gia Lâm 53
4.1.1 Sơ lược về tổ chức bộ máy quản lý Dân số-KHHGð huyện Gia Lâm 53
4.1.2 Thực trạng quản lý công tác dân số - kế hoạch hóa gia ñình trên
ñịa bàn huyện Gia Lâm 55
4.1.3 Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGð huyện Gia Lâm 69
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý công tác dân số - KHHGð 71
4.2.1 Chủ trương, chính sách của ðảng và pháp luật của Nhà nước về
DS-KHHGð 71
4.2.2 ðội ngũ cán bộ làm công tác Dân số-KHHGð 73
4.2.3 Trình ñộ, nhận thức và ý thức của người dân 77
4.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Dân số-KHHGð 79
4.2.5 Phân tích ma trận SWOT 81
4.3 Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý công tác dân số -
KHHGð 86
4.3.1 Sự lãnh ñạo của ðảng và Nhà nước ñối với công tác dân số và kế
hoạch hoá gia ñình. 86
4.3.2 Hệ thống tổ chức làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia ñình 87
4.3.3 Nguồn lực cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia ñình 89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.4 Công tác thông tin, tuyên truyền 90

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 98


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ
CN – TTCN
CTMTQG
CT3
DS – KHHGð
DS-Gð-TE
GTSX
KT-XH
QLNN
SKSS
TM - DV
UBND

:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
Bình quân
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Chương trình Mục tiêu quốc gia
Con thứ 3
Dân số - Kế hoạch hóa gia ñình
Dân số - Gia ñình – Trẻ em
Giá trị sản xuất
Kinh tế - xã hội
Quản lý Nhà nước
Sức khỏe sinh sản
Thương mại – Dịch vụ
Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Số con trung bình của một phụ nữ (TFR) thời kỳ 1960 - 2012 33
3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Gia Lâm (2011 – 2013) 39
3.2 Một số chỉ tiêu về dân số - xã hội huyện Gia Lâm (2011-2013) 41

3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm 3 năm
(2011-2013) 43
4.1 Tổng hợp các hình thức truyền thông, giáo dục về DS-KHHGð
huyện Gia Lâm năm 2013 57
4.2 ðánh giá của cán bộ DS-KHHGð về sự phối hợp giữa các ban
ngành, ñoàn thể trong huyện 63
4.3 Cơ cấu nguồn kinh phí cho công tác DS-KHHGð huyện Gia
Lâm năm 2013 65
4.4 Tần suất tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp
vụ DS-KHHGð của cán bộ 66
4.5 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGð giai ñoạn 2009 - 2013 70
4.6 Sự gắn bó, yêu thích với công việc của ñội ngũ cán bộ 74
4.7 Mức ñộ hiểu biết của người dân về chính sách DS-KHHGð 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC ðỒ THỊ

STT Tên ñồ thị Trang

4.1 Mức ñộ tiếp thu của người dân với các hình thức truyền thông về
Dân số - KHHGð 57
4.2 ðánh giá mức hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm công tác DS-
KHHGð huyện Gia Lâm 76
4.3 Khó khăn trong công tác DS-KHHGð huyện Gia Lâm 80





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

1. ðẶT VẤN ðỀ

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia ñình ñược xác ñịnh là một bộ phận
quan trọng của Chiến lược phát triển ñất nước, là một trong những vấn ñề
kinh tế xã hội hàng ñầu của quốc gia, là một yếu tố cơ bản ñể nâng cao chất
lượng cuộc sống của từng người, từng gia ñình và của toàn xã hội. Chương
trình mục tiêu quốc gia về Dân số - kế hoạch hóa gia ñình với mục tiêu “Nâng
cao chất lượng dân số” và dự thảo chiến lược Dân số và sức khoẻ sinh sản
giai ñoạn 2011-2020 ñược xây dựng. Chương trình này bao gồm nâng cao
chất lượng dân số; cải thiện sức khoẻ sinh sản; duy trì cơ cấu dân số; quy mô,
mật ñộ dân số và mức sinh. Một số thành tựu ñạt ñược: dù ñã ñạt gần 89 triệu
dân nhưng dân số nước ta vẫn thấp hơn nhiều so với dự báo trước ñây. Số con
trung bình của một phụ nữ trong ñộ tuổi sinh ñẻ giảm từ 6,3 con xuống 1,99
con. Dân số Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tình trạng sức
khỏe bà mẹ và trẻ em ñược cải thiện, tỷ lệ tử vong trẻ em giảm.
Tuy nhiên, công tác dân số - KHHGð ñang ñối mặt với rất nhiều thách
thức: quy mô dân số lớn (Việt Nam hiện là nước ñứng thứ 13 trong số những
nước ñông dân nhất thế giới); tỷ lệ mất cân bằng giới tính của trẻ ở Việt Nam
ñang ở mức báo ñộng, năm 2012 tỷ số giới tính khi sinh là 113 bé trai/100 bé
gái, ñây là con số ñáng lo ngại gây mất cân bằng giới tính trầm trọng; chất
lượng dân số còn thấp.
Gia Lâm là huyện ngoại thành của thủ ñô Hà Nội, là nơi tập trung các
công trình ñầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và
của thành phố, là khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung
tâm dịch vụ, thương mại lớn. Những năm qua cùng với sự phát triển của kinh

tế, tình hình xã hội có nhiều tiến bộ, công tác DS-KHHGð ñã có nhiều
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ñã ñạt ñược công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

tác DS - KHHGð huyện Gia Lâm vẫn còn gặp không ít khó khăn. Do ñây
là huyện ngoại thành, dân số ñông, trình ñộ dân trí không ñồng ñều, nhận thức
của người dân còn nhiều hạn chế; cán bộ làm công tác dân số biến ñộng, mức
sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn ở mức cao (năm 2012 tỷ lệ sinh con
thứ ba trở lên là 9,63% tăng 3,95% so với năm 2011), tỷ số giới tính khi sinh
ñang ở mức báo ñộng (116 trẻ trai /100 trẻ gái). Bên cạnh ñó, công tác quản lý
ñiều hành ở cấp cơ sở có lúc, có nơi bị buông lỏng; Cán bộ làm công tác Dân
số-KHHGð của một số xã, thị trấn chưa chủ ñộng tham mưu với cấp ủy
ðảng, chính quyền trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt ñộng,
chưa bám sát tình hình thực tế tại cơ sở. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi
lựa chọn ñề tài nghiên cứu “Quản lý công tác dân số kế hoạch hóa gia ñình
trên ñịa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
ðánh giá tình hình quản lý công tác dân số kế hoạch hóa gia ñình trên
ñịa bàn huyện Gia Lâm. Từ ñó, phân tích những thuận lợi khó khăn, các yếu
tổ ảnh hưởng ñể ñề xuất các giải pháp tăng cường quản lý công tác DS-
KHHGð trên ñịa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công tác dân số
KHHGð.
- ðánh giá thực trạng quản lý công tác DS-KHHGð trên ñịa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến công tác
quản lý DS-KHHGð.

- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý công tác
DS-KHHGð ở ñịa phương trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.3 ðối tượng nghiên cứu
Người dân và cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hóa gia ñình của huyện
Gia Lâm trong ñó tập trung nghiên cứu thực tế tại 3 xã: Cổ Bi, Bát Tràng và
Dương Quang.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
ðề tài tập trung ñánh giá thực trạng quản lý công tác DS-KHHGð và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình quản lý ñể từ ñó ñề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý công tác DS-KHHGð trên ñịa
bàn huyện Gia Lâm.
1.4.2 Phạm vi thời gian
ðề tài ñược thực hiện từ 05/2013 ñến 10/2014. Số liệu phân tích ñánh
giá thực trạng ñược thu thập trong 3 năm từ 2011 – 2013.
1.4.3 Phạm vi không gian
Nghiên cứu ñược tiến hành trên ñịa bàn huyện Gia Lâm, ñiểm nghiên
cứu lựa chọn tại 3 xã: Cổ Bi, Bát Tràng và Dương Quang của huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Dân số


Dân số là vấn ñề gắn bó mật thiết với mọi mặt của ñời sống kinh tế - xã
hội. Nói ñến dân số là nói ñến mối quan hệ chặt chẽ giữa người với người hay
mối quan hệ giữa các cộng ñồng người ở cấp ñộ vĩ mô: vùng, miền, lãnh thổ,
dân tộc. Dân số của một quốc gia ñược xác ñịnh tại thời ñiểm tiến hành các
cuộc tổng ñiều tra dân số. Dân số toàn cầu ñược xác ñịnh dựa trên số liệu
thống kê và báo cáo hàng năm của các quốc gia và các khu vực trên thế giới.
Thuật ngữ và ý nghĩa của vấn ñề dân số ñược ñề cập tới từ rất sớm.
Theo cuốn “Dân số, sức khỏe sinh sản và phát triển” thì “Dân số là thuật ngữ
xuất hiện từ thời cổ ñại, dùng ñể chỉ số lượng người ñang sinh sống trong một
cộng ñồng lãnh thổ, chịu sự tác ñộng của môi trường tự nhiên, xã hội và hoàn
cảnh lịch sử cụ thể”.
Theo Pháp lệnh dân số năm 2003: "Dân số là tập hợp người sinh sống
trong một quốc gia, khu vực, vùng ñịa lý kinh tế hoặc một ñơn vị hành chính.
Dân số bao gồm 04 yếu tố cơ bản sau: Quy mô dân số, cơ cấu dân số,
phân bố dân cư và chất lượng dân số.
Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng
ñịa lý kinh tế, hoặc ñơn vị hành chính tại thời ñiểm nhất ñịnh.
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân thành các bộ phận theo một
số tiêu chí nhất ñịnh như: giới tính, ñộ tuổi, dân tộc, trình ñộ học vấn, nghề
nghiệp, tình trạng hôn nhân và các ñặc trưng khác.
Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng ñịa lý
kinh tế hoặc ñơn vị hành chính.
Chất lượng dân số là sự phản ánh các ñặc trưng về thể chất, trí tuệ và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5

tinh thần của toàn bộ dân số.
* Kế hoạch hóa gia ñình

Kế hoạch là ñiều ñặt ra với các mục tiêu và cách thức thực hiện nhằm
ñạt ñược trong thời gian tới.
Kế hoạch hóa là làm cho việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng,quy
mô lớn, ví dụ: kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, kế hoạch hóaviệc phát triển
dân số.
Như vậy, kế hoạch hóa gia ñình có thể hiểu là việc chủ ñộng quyết ñịnh
số con của các cặp vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh thông qua việc
áp dụng các biện pháp tránh thai ñể có gia ñình ít con, khỏe mạnh, giàu có,
hạnh phúc.
Kế hoạch hóa gia ñình là nhằm ñảm bảo cho việc nuôi dạy con cái tốt
hơn và ñảm bảo sức khỏe của người phụ nữ. Nếu không thực hiện kế hoạch
hóa gia ñình thì mỗi năm người phụ nữ có chồng ñều phải sinh con. Sinh
nhiều con thì sức khỏe của người phụ nữ bị ảnh hưởng, giảm sút, ñồng thời
trẻ em không ñược chăm sóc toàn diện.
Có nhiều biện pháp ñể thực hiện kế hoạch hóa gia ñình như ñặt vòng,
uống thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, ñình sản và
sử dụng bao cao su. Trong ñó bao cao su ñược sử dụng như là một công cụ
vừa ñể ngừa thai, vừa ñể ngăn ngừa các bệnh lây qua ñường tình dục nhất là
HIV/AIDS, gồm có bao cao su cho người nam và bao cao su cho người nữ.
* Quản lý công tác dân số - kế hoạch hóa gia ñình
- Quản lý:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau ñể hiểu về quản lý như:
Tiếp cận theo chức năng: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện và ñánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch”.

Tiếp cận theo lý thuyết quyết ñịnh: “Quản lý là quá trình thu thập, xử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

lý, phân tích thông tin và ra quyết ñịnh”.
Theo cách tiếp cận hệ thống “Quản lý là sự tác ñộng của chủ thể quản
lý lên ñối tượng quản lý nhằm ñạt ñược những mục tiêu nhất ñịnh trong ñiều
kiện biến ñộng của môi trường”. (Giáo trình Khoa học quản lý tập I, trường
ðại học Kinh tế Quốc dân, trang 23).
- Công tác dân số

là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt ñộng tác
ñộng ñến quy mô dân số cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất
lượng dân số.
- Công tác kế hoạch hóa gia ñình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội ñể mỗi
cá nhân, cặp vợ chồng chủ ñộng, tự nguyện quyết ñịnh số con, thời gian sinh
con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có
trách nhiệm, phù hợpvới chuẩn mực xã hội và ñiều kiện sống của gia ñình.
- Quản lý công tác dân số - KHHGð: là Nhà nước thông qua hệ thống
chính sách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý ñể ñiều khiển và
tác ñộng vào các ñối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy
mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân và ñảm bảo sự phát triển bền vững của ñất nước.
Chủ thể quản lý của Nhà nước về DS – KHHGð là nhà nước với hệ
thống các cơ quan của nhà nước ñược phân chia thành các cấp và bao gồm cả
3 khu vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong ñó, quản lý hành chính
(hành pháp) về DS – KHHGð là cực kỳ quan trọng. Trong lĩnh vực DS –
KHHGð Nhà nước chỉ tác ñộng vào nhận thức và hành vi về DS – KHHGð.
2.1.2 ðặc ñiểm và nguyên tắc quản lý công tác dân số kế hoạch hóa gia

ñình
2.1.2.1 ðặc ñiểm
* Quản lý nhà nước về DS-KHHGð là hoạt ñộng chủ ñộng của nhà nước
ñược tiến hành dựa vào quyền lực của nhà nước.
Mục tiêu cuối cùng của QLNN về DS-KHHGð là nâng cao chất lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

cuộc sống của mỗi người dân, của từng gia ñình và của toàn xã hội, ñảm bảo
tình trạng hài hòa về các yếu tố quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số
và chất lượng dân số phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH ñưa nước ta
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
* Quản lý công tác DS-KHHGð phải dựa vào nhân dân thông qua việc tác
ñộng làm chuyển ñổi nhận thức và hành vi của từng người dân và toàn xã hội.
Từ ñó, ñi ñến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước vì lợi
ích của chính mình và vì sự nghiệp phát triển ñất nước.
* Quản lý về DS-KHHGð là một khoa học vì có ñối tượng nghiên cứu riêng ñó
là các quan hệ quản lý.
Các mối quan hệ trong QLNN về DS-KHHGð chính là hình thức của
quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế (gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối), thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá
trình tiến hành các hoạt ñộng DS-KHHGð, quan hệ giữa hệ thống các cơ
quan cấp trên và cấp dưới, quan hệ giữa người quản lý thực hiện chương trình
với ñối tượng chương trình…
* Quản lý công tác DS-KHHGð là một nghệ thuật vì kết quả và hiệu quả
quản lý phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tài năng, nhân cách, hình thức tiếp cận
của người lãnh ñạo, quản lý và cơ quan DS – KHHGð các cấp. Nghệ thuật
QLNN về DS-KHHGð bao gồm nghệ thuật sử dụng các công cụ và phương

pháp quản lý, nghệ thuật tác ñộng vào tư tưởng, tình cảm con người, nghệ
thuật ứng xử, nghệ thuật dùng người.
2.1.2.2 Nguyên tắc
Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về DS – KHHGð là các quy tắc chỉ
ñạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân
thủ trong quá trình quản lý lĩnh vực DS – KHHGð. ðể thực hiện tốt các chức
năng quản lý Nhà nước về DS – KHHGð, ñòi hỏi trong quá trình quản lý phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

ñảm bảo ñáp ứng các nguyên tắc sau:
(1) ðảm bảo sự lãnh ñạo của ðảng ñối với công tác DS – KHHGð
Nguyên tắc này ñòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt ñộng quản lý
nhà nước về DS-KHHGð ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự lãnh ñạo của
ðảng. Nội dung lãnh ñạo của ðảng ñối với quản lý công tác DS-KHHGð thể
hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- Lãnh ñạo, chỉ ñạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các
chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về DS-KHHGð.
- Lãnh ñạo, chỉ ñạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
DS-KHHGð, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này.
- Lãnh ñạo, chỉ ñạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện
chính sách, pháp luật, kiểm tra ñánh giá việc thực hiện các mục tiêu DS-
KHHGð.
- ðảm bảo cán bộ, ñảng viên gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật
về DS-KHHGð ñồng thời tích cực vận ñộng nhân dân tham gia thực hiện.
(2) Tôn trọng quy luật khách quan
Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bao gồm cả các yếu
tố và quá trình dân số ñều tồn tại và vận ñộng theo các quy luật khách quan.
Các quy luật dân số là mối liên hệ bản chất, tất nhiên phổ biến, bền

vững, lặp ñi lặp lại của các hiện tượng dân số trong những ñiều kiện nhất
ñịnh. Ví dụ: quy luật quá ñộ dân số, quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến
tranh, quy luật hút – ñẩy chi phối quá trình di dân…
ðể có thể quản lý ñược các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bố và chất
lượng dân số trên cơ sở tác ñộng ñến các hành vi của các cá nhân, ñòi hỏi phải
nhận thức ñược các quy luật về dân số.
(3) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc QLNN nói chung và QLNN về DS-
KHHGð nói riêng. Nội dung của nguyên tắc là phải ñảm bảo mối quan hệ chặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLNN về DS-KHHGð. Tập trung
phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thể hiện trong khuôn khổ tập trung.
Biểu hiện của tập trung trong QLNN về DS-KHHGð là: Thông qua hệ
thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGð; Thông qua công tác kế hoạch
hóa; Thực hiện chế ñộ một thủ trưởng ở cơ quan QLNN về DS-KHHGð ở tất
cả các cấp.
Biểu hiện của dân chủ: Mở rộng và quy rõ trách nhiệm, quyền hạn
QLNN về DS-KHHGð ở các cấp; Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản
lý theo lãnh thổ và ñịa phương; Phát huy ñầy ñủ quyền chủ ñộng của các ñịa
phương, ñơn vị; Tạo ñiều kiện ñể người dân tham gia tích cực vào quá trình
xây dựng chính sách, pháp luật.
(4) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Trong ñiều kiện các nguồn lực ñảm bảo cho công tác DS-KHHGð có
hạn việc ñảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các hoạt
ñộng quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. ðể thực hiện nguyên tắc này
trong quá trình quản lý DS-KHHGð cần chú ý một số ñiểm sau:
- Lựa chọn các giải pháp với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao. VD:

chương trình KHHGð thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép vào các hoạt
ñộng sinh hoạt văn hóa dân gian, ñưa thông ñiệp vào các sản phẩm tiêu dùng.
- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong tổ chức các
hoạt ñộng về DS-KHHGð.
- Thực hiện tốt các quy ñịnh về mua sắm và quản lý tài sản công.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hệ
thống cơ quan QLNN về DS-KHHGð các cấp.
(5) Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích
Kết hợp hài hòa các lợi ích của cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo
ra ñộng lực mạnh mẽ thúc ñẩy phong trào nhân dân thực hiện công tác DS-
KHHGð, ñạt ñược mục tiêu nhanh chóng và bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

- Lợi ích của nhà nước: Kiểm soát ñược quy mô dân số, cơ cấu dân số,
thực hiện phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, bảo ñảm phát
triển KT-XH.
- Lợi ích của các cá nhân và gia ñình: Bảo ñảm quyền và nghĩa vụ của
người dân ñể có cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia ñình.
- Lợi ích của cộng ñồng, xã hội: ðời sống vật chất và tinh thần của các
thành viên trong cộng ñồng, tổ chức ñược nâng cao, ñời sống và sinh hoạt của
cộng ñồng phát triển hài hòa.
(6) Nguyên tắc ñảm bảo nhân quyền
QLNN về DS-KHHGð nghĩa là “ñảm bảo việc chủ ñộng, tự nguyện và
bình ñẳng của mỗi cá nhân trong việc kiểm soát sinh sản, chăm sóc SKSS, lựa
chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số”. Biện
pháp chủ yếu ñược sử dụng trong quản lý công tác DS-KHHGð là tiến hành
các hoạt ñộng tuyên truyền, vận ñộng, giáo dục các gia ñình, cá nhân và cộng
ñồng nhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái ñộ của họ, trên cơ sở ñó chủ

ñộng và tự nguyện thực hiện các hành vi về DS-KHHGð.
Mặt khác, Nhà nước sử dụng quyền lực ñể chấn chỉnh các hành vi xâm
hại ñến quyền chủ ñộng, tự nguyện, bình ñẳng của các cá nhân, gia ñình trong
kiểm soát sinh sản, chăm sóc SKSS và thực hiện ác biện pháp nâng cao chất
lượng dân số.
2.1.3 Vai trò của quản lý công tác dân số kế - hoạch hóa gia ñình
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, chủ thể của xã hội vừa là lực lượng
tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ xã hội. Dân số có quan hệ chặt chẽ cùng với sự
phát triển và tương tác qua lại với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng. Do vậy ngày càng ñặt ra cho Nhà nước nhiều vấn ñề trong lĩnh
vực dân số, nội dung quản lý về công tác DS-KHHGð ngày càng mở rộng.
Những giai ñoạn trước ñây chỉ chú trọng nhiều ñến lĩnh vực quy mô
dân số do sự bùng nổ dân số tạo ra áp lực mạnh mẽ ñối với sự phát triển KT-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

XH và môi trường thì hiện nay các lĩnh vực toàn diện của dân số ñược chú
trọng. Các vấn ñề của dân số như: mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân
số, cơ cấu dân số vàng, di cư và ñô thị hóa, chất lượng dân số về trí tuệ và tinh
thần… Do vậy, quản lý công tác DS-KHHGð là một nội dung tất yếu của
QLNN và có vai trò hết sức quan trọng.
Vấn ñề có tính then chốt trong quản lý công tác DS-KHHGð là xây
dựng ñược cơ chế quản lý ñể thực hiện có hiệu quả. Trong ñiều kiện ñổi mới
ñể tăng cường hiệu lực quản lý công tác DS-KHHGð cần xác ñịnh rõ vai trò
QLNN, muốn vậy phải xây dựng và ñưa ñược hệ thống chính sách pháp luật
về DS-KHHGð vào cuộc sống.
Chính phủ luôn quán triệt quan ñiểm của ðảng “Công tác dân số là
một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của ñất nước, là một trong
những vấn ñề kinh tế - xã hội hàng ñầu của nước ta”. Vì vậy, Nghị quyết số

31/NQ-CP ngày 18/8/2010 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành
ñộng thực hiện Kết luận số 44-KL/TƯ ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị trong
ñó ñã xác ñịnh cần phải xây dựng Chương trình MTQG DS-KHHGð giai
ñoạn 2011-2015.
Theo nhận ñịnh của các chuyên gia trong lĩnh vực dân số, nếu không có
những chính sách DS – KHHGð ñúng ñắn, kịp thời và quyết liệt thì tại thời
ñiểm hiện nay, dân số của Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu dân, chứ không phải
là gần 89 triệu như hiện tại.
Công tác DS-KHHGð hoàn toàn không chỉ là vấn ñề y tế ñơn thuần.
Kinh nghiệm này ñã ñược ñúc kết qua mấy chục năm làm công tác DS-
KHHGð và ñây cũng là bài học xương máu của nước ta. Trong suốt 30 năm,
từ ñầu những năm 1960 ñến ñầu những năm 1990, các chỉ tiêu về công tác
DS-KHHGð ñược Nghị quyết của các kỳ ðại hội ðảng ñề ra ñều không ñạt.
Một trong những nguyên nhân, ñó là do khi ñó chúng ta mới chỉ hiểu công tác
DS-KHHGð là những biện pháp ñặt vòng, tránh thai…giao cho ngành y tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

thực hiện cải cách hành chính, các Bộ quản lý ña ngành ña lĩnh vực, ñưa dân
số về nằm trong Bộ Y tế nhưng không có nghĩa coi công tác dân số chỉ là vấn
ñề kỹ thuật ñơn thuần. Nếu như DS-KHHGð không còn là chương trình mục
tiêu quốc gia mà chỉ còn là một dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc
gia thuộc ngành y tế thì chúng ta rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá khứ
và những thành quả phấn ñấu trong suốt những năm qua sẽ bị ñổ vỡ.
2.1.4 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số kế hoạch gia ñình

Hình 2.1: Sơ ñồ tổ chức bộ máy quản lý DS-KHHGð Việt Nam hiện nay
2.1.4.1 Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia ñình
Ngày 12/03/2013 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết ñịnh

17/2013/Qð-TTg quy ñịnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức
của Tổng cục DS-KHHGð thuộc Bộ Y tế. Theo ñó, Tổng cục DS-KHHGð

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

có vai trò to lớn ñảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng với trách nhiệm ngày
càng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của ñất nước.
Về cơ cấu tổ chức: Tổng cục DS-KHHGð ñược kiện toàn với 11 ñơn vị
trực thuộc gồm: Vụ Quy mô dân số và Kế hoạch hóa gia ñình; Vụ Cơ cấu và
Chất lượng dân số; Vụ Truyền thông – Giáo dục; Vụ Kế hoạch – Tài chính;
Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế - Thanh tra; Văn phòng; Trung tâm ðào tạo,
bồi dưỡng; Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch vụ; Trung tâm Nghiên cứu,
Thông tin và Dữ liệu; Báo Gia ñình & Xã hội.
Vị trí, chức năng: Tổng cục DS-KHHGð là tổ chức thuộc Bộ Y tế thực
hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và thực
thi pháp luật về DS-KHHGð trong phạm vi cả nước, bao gồm các lĩnh vực:
Quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; tổ chức thực hiện các
dịch vụ công về DS-KHHGð theo quy ñịnh của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổng cục DS-KHHGð thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn gồm 19 nội dung. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
theo thẩm quyền hoặc ñể Bộ trưởng Bộ Y tế trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị ñịnh, nghị quyết của Chính
phủ; dự thảo quyết ñịnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư,
quyết ñịnh, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản khác về DS-
KHHGð. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng
năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành ñộng, dự án, ñề án
và công trình quan trọng quốc gia về DS-KHHGð. Ban hành theo thẩm quyền
các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGð. Giúp Bộ

trưởng Bộ Y tế chỉ ñạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia,
ñề án, dự án về lĩnh vực DS-KHHGð. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về DS-KHHGð; hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt ñộng truyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

thông, vận ñộng, giáo dục và tư vấn về các lĩnh vực DS-KHHGð.
2.1.4.2 Chi cục DS-KHHGð tỉnh
Thực hiện Nghị ñịnh số 13/2008/Nð-CP của Chính phủ về quy ñịnh tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/TP và Thông tư số 03/2008/
TTLN-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc
UBND cấp tỉnh, huyện.
Chi cục DS-KHHGð tỉnh là tổ chức thuộc Sở Y tế thực hiện chức năng
tham mưu giúp Giám ñốc Sở Y tế QLNN về DS-KHHGð, bao gồm các lĩnh
vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số; chỉ ñạo và tổ chức thực
hiện các hoạt ñộng chuyên môn nghiệp vụ về DS-KHHGð trên ñịa bàn tỉnh.
2.1.4.3 Trung tâm dân số - KHHGð huyện
Thông tư số 05/2008/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGð ở ñịa phương. Trung
tâm DS-KHHGð huyện là ñơn vị sự nghiệp thuộc chi cục DS-KHHGð ñặt tại
huyện, cán bộ DS-KHHGð xã là viên chức của trạm Y tế xã và cộng tác viên
DS-KHHGð thôn bản. Sau khi Thông tư 05 ban hành, có 59 tỉnh/thành phố
thành lập trung tâm DS-KHHGð cấp huyện thuộc chi cục DS-KHHGð theo
hướng dẫn của Trung ương. Có 3 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Gia Lai và Quảng
Trị thành lập trung tâm DS-KHHGð trực thuộc UBND cấp huyện.
Trung tâm DS-KHHGð thuộc UBND huyện sẽ có sự thống nhất, chỉ
ñạo của cấp ủy ñảng và chính quyền trong các hoạt ñộng về dân số tại ñịa

phương; cả hệ thống chính trị ñều có trách nhiệm trong công tác DS-
KHHGð; ñược tham mưu trực tiếp với UBND trong việc thực hiện chính
sách dân số; là cơ quan của huyện nên sự hướng dẫn, chỉ ñạo UBND
phường/xã thuận lợi hơn, thực hiện nhanh hơn, có sự hỗ trợ kinh phí thêm cho
các ñợt chiến dịch và người thực hiện dịch vụ KHHGð thuận lợi hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

2.1.4.4 ðội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGð ở cấp xã
Cán bộ chuyên trách DS-KHHGð cấp xã: Là viên chức của Trạm y tế xã,
có trách nhiệm giúp việc cho trưởng trạm y tế xã xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện CTMT Quốc gia DS-KHHGð trên ñịa bàn xã. Cán bộ chuyên trách DS-
KHHGð xã chịu sự chỉ ñạo trực tiếp của Trạm trưởng trạm y tế xã và chịu sự
quản lý, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGð huyện.
2.1.4.5 Cộng tác viên dân số
Cộng tác viên DS-KHHGð thôn bản hoạt ñộng theo chế ñộ tự nguyện
có thù lao hàng tháng có trách nhiêm cũng cán bộ y tế thôn tuyên truyền vận
ñộng về DS-KHHGð, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban ñầu; chịu
sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của trạm y tế xã.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình công tác tháng, tuần về DS-KHHGð, phối
hợp với các tổ chức trên ñịa bàn triển khai các hoạt ñộng quản lý và vận ñộng
tới từng hộ gia ñình.
- Trực tiếp tuyên truyền, vận ñộng, tư vấn về DS-KHHGð và cung cấp
bao cao su, thuốc tránh thai ñến từng hộ gia ñình.
- Kiểm tra việc duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGð của các hộ
gia ñình tại ñịa bàn quản lý.
- Thực hiện chế ñộ ghi chép ban ñầu, thu thập số liệu, lập bảng báo cáo
tháng về DS-KHHGð theo quy ñịnh hiện hành, lập các hồ sơ và biểu ñồ, quản

lý số hộ gia ñình về DS-KHHGð tại ñịa bàn quản lý.
- Bảo quản và sử dụng các tài liệu (sổ sách, mẫu báo cáo…) liên quan
ñến nhiệm vụ ñược giao.
- Dự giao ban cộng tác viên DS-KHHGð hàng tháng ñể phản ánh tình
hình và báo cáo kết quả thực hiện hoạt ñộng DS-KHHGð trên ñịa bàn ñược
giao. Phát hiện và ñề xuất với cán bộ chuyên trách các vấn ñề phát sinh.
- Tham gia ñầy ñủ các khóa tập huấn do cơ quan cấp trên tổ chức.

×