Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

câu hỏi nhận định tố tụng dân sự (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.5 KB, 4 trang )

 Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự và đưa ra quan điểm làm căn cứ để
Hội đồng xét xử giải quyết.
Nhận định SAI. Theo Điều 234 BLTTDS 2004, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân thủ pháp luật trong
quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc tranh chấp pháp luật của người tham gia tố
tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm HĐXX nghị án. Theo Điều 21 bộ luật này, viện
kiểm sát nhân dân chỉ có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự chứ không có vai trò
trong việc đưa ra quan điểm làm căn cứ để HĐXX giải quyết vụ việc dân sự.

 Đưa ra yêu cầu để Tòa án giải quyết là quyền của đương sự.
Nhận định SAI. Theo Điều 56 BLTTDS 2004 thì đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền,
nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thuộc khoản 2 Điều 61 thì mới có quyền
đưa ra yêu cầu để Tòa án giải quyết.

 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định.
Nhận định SAI. Theo quy định tại Điều 51 BLTTD 2004, Điều 15 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP.

 Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
Nhận định SAI. Khoản 3 điều 56 Bộ luật TTDS 2004. Bị đơn là người mà nguyên đơn cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn bị bị đơn xâm phạm. Việc cho rằng có nghĩa là có thể có (bị xâm phạm) hoặc
không (không bị xâm phạm hoặc tranh chấp).

 Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định này SAI. Theo quy định tại khoản 3 Điều 176 BLTTDS năm 2004, sau khi nhận được thông báo thụ
lý vụ án của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn trước khi Tòa án ra quyết
định đưa vụ án ra xét xơ sơ thẩm. Theo khoản 2 Điều 217 BLTTDS, tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn chỉ có quyền
thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố ban đầu, mà không được đưa ra yêu cầu phản tố
khác.

 Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.
Nhận định SAI. Khoản 2 Điều 405 BLTTDS năm 2004, Khoản 2 Điều 7 NQ 03/2012/NQ-HĐTP. Ngoại lệ,
tranh chấp hôn nhân ở biên giới.



 Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
Nhận định SAI. Khoản 4 Điều 171 BLTTDS 2004; Khoản 2, khoản 5 Điều 10 Pháp lệnh án phí, lệ phí 2009;
Khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 11 Pháp lệnh án phí, lệ phí. Trường hợp miễn và không phải nộp án phí.
 Chi phí giám định do người yêu cầu giám định chịu.
Nhận định SAI. Theo quy định tại khoản 2 Điều 138 BLTTDS 2004, điều 29 Pháp
lệnh 02/2012/UBTVQH13). Trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc PL có qui định khác.
Chi phí giám định là…K2 Đ125 BLTTDS: Các bên có thỏa thuận đúng; Khoản 2 điều 138 BLTTDS sẽ không
do người yêu cầu giám định chịu nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ đúng; Miễn: phải chịu
nhưng được miễn (Nên không có trường hợp này)

 Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì phải chịu 50% án phí sơ thẩm.


Nhận định SAI. Khoản 3 điều 131 Bộ luật TTDS, khoản 4 điều 16 NQ 01/2012/NQ-HĐTP, Khoản 12 điều 27
Pháp lệnh 10/2012. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên
tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí (100%) dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án
đó. Khoản 1 điều 16 NQ 01/2012. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng
và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không
phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

 Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền Tòa án không thay đổi.
Nhận định SAI. theo quy định tại điểm a khoản 5 điều 7, điều 10 NQ 03/2012. Đã thụ lý nhưng vẫn có thể
chuyển.

 Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự.
Nhận định SAI. Điều khoản 1 điều 94 BLTTDS và Điều 12 NQ 04/2012/NQ-HDTP: yêu cầu TÒA chứ không
phải VKS. Điều khoản 4 điều 85 BLTTDS: VKS chỉ thu thập chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện quyền
kháng nghị thẹo thủ tục phúc thẩm ,giám đốc thẩm và tái thẩm.


 Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Nhận định ĐÚNG. Khoản 1 điều 84 BLTTDS 2004, khoản 3Điều 4 NQ 04/2012/NQ-HDTP.

 Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
Nhận định SAI. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 58, điểm b khoản 2 điều 85 BLTTDS: cả đương sự và
Tòa án đều có quyền

 Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Nhận định ĐÚNG. Khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2004 và khoản 2 Điều 2 NQ 04/2012/NQ-HĐTP: Đương sự đưa
ra yêu cầu có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. ( vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự ). Tuy nhiên
trong một số trường hợp bắt buộc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ , căn cứ theo quy định tại Điều 79
BLTTDS.

 Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự.
Nhận định SAI. Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTDS và khoản 2 Điều 6 NQ 04/2012/NQ-HĐTP. Việc
lấy lời khai của đương sự phải do Thẩm phán tiến hành. Thư ký có nhiệm vụ ghi lời khai vào biên bản; Thư ký
lấy lời khai của đương sự chỉ khi: Thẩm phán giao cho Thư ký lấy lời khai nếu đương sự đồng ý

 Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự.
Nhận định SAI. Theo quy định tại điều 243 BLTTDS 2004, khoản 4 điều 2 Nghị quyết NQ 06/2012/NQHĐTP. Người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo thay đương sự.

 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình chỉ giải
quyết yêu cầu của họ.
Nhận định SAI. Khoản 3 điều 266, điểm c Khoản 2 điều 199 BLTTDS. Có thể hoãn/ đình chỉ/ tiếp tục xét xử.
 Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc
thẩm.


Nhận định SAI. Khoản 2 Điều 266 BLTTDS 2004. Vẫn xét xử hoặc đình chỉ hoặc hoãn xét xử phúc thẩm.


 Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành án cho đến khi có quyết
định giám đốc thẩm.
Nhận định SAI. Chỉ trong trường hợp theo khoản 2 Điều 286 BLTTDS

1.
Tòa án có thể tự mình thu thập chứng cứ.
Sai , vì đối với các án hình sự , viện kiểm sát sẽ làm công việc thu thập chứng cứ, còn
trong các vụ tranh chấp dân sự thì nguyên đơn và bị đơn phải chuẩn bị chứng cứ, chỉ khi
nào đương sự có yêu cầu tóa án thu thập chứng cứ và bản thân đương sự không thể tự
thu thập chứng cứ thì tòa án mới có thể thu thập chứng cứ , khoản 2 điều 85 luật TTDS
2.
Tất cả các vụ án dân sự trước khi xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành hòa giải .
Đúng, tòa án có trách nhiệm hoa giải và tạo điều kiện thuận lợi các đương sự thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. ( điều 10 luật TTDS 2004)
3.
Hội thẩm Nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự.
Đúng , và hội thẩm nhân dân chỉ có quyền tham gia giải quyết các vụ án dân sự ( điều 42
luật TTDS)
4. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì họ là
nguyên
đơn.
Sai, vì khi yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự , họ không
phải đối tượng bị xâm hại về quyền lợi hợp pháp của mình
5. Nhận cha mẹ con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.s
Đúng, thuộc 1 trong những thẩm quyền giái quyết của tóa án dân sự ( Điều 27 luật tố
tụng dân sự)
6. Khi đương sự ở nước ngoài thì vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh?
Sai, Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được

quy định tại

khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3
mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu
trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài,
cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân
cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
b. Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3
Điều 33 của BLTTĐS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3 mục 4 này
và được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá
trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần
phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án


nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp tỉnh đã
thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
7.

Nơi

bị

đơn



trú



nơi


bị

đơn



hộ

khẩu

thường

trú?

Điều 12 của Luật Cư trú (được ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) lại
quy định là: “Nơi cư trú của công dân là chổ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công
dân là nơi thường trú hoặc tạm trú,

8. Đối với việc giải quyết việc dân sự thì do một thẩm phán tiến hành?
Sai , Điều 172. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải
quyết vụ án.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm
vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có
Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

9. Người khởi kiện là nguyên đơn?
Sai , Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi, không đủ tuổi để có năng lực hành
vi thì phải có người đại diện khởi kiện, trong trường hợp đó , người khởi kiện được gọi là

người đại diện cho nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn ( Điều 57 Luật tố tụng dân sự)
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác
do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

10.
Bị
đơn

thể

Toà
án
nhân
dân?
Đúng , trong trường hợp có sự oan sai trong quá trình xét xử thì Tòa án nhân dân sẽ trở
thành bị đơn của Tòa án cấp dưới hơn
11. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng ds đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên?
Sai, Nghị quyết số 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 thì người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực
hành vi TTDS (người vợ chưa đủ 18 tuổi họ có quyền tham gia TTDS)



×