Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận cao học Các phong trào chính trị xã hội quốc tế phong trào cánh tả ở mỹ latinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.37 KB, 31 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mexico xuống hết Nam Mỹ, với
tổng diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số trên 500 triệu người; có 33 quốc gia
độc lập và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ thuộc Anh, Pháp và Hà Lan). Trừ
người Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha, tất cả người dân các nước còn lại ở Mỹ
Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha. Nét độc đáo về ngôn ngữ và văn hoá trên đây
của các dân tộc dân chủ tiến bộ ở Mỹ Latinh là yếu tố hỗ trợ cho các khuynh
hướng, phong trào chính trị lan toả nhanh chóng và rộng khắp châu lục.
Từ đầu những năm 1990 (thế kỷ XX), ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu
hướng thiên tả và ngày càng phát triển mạnh, đến đầu thế kỷ XXI nó đã thực
sự trở thành một trào lưu chính trị - xã hội có tiếng vang lớn không chỉ ở khu
vực, mà còn trên quy mô toàn thế giới. Điển hình ở Mỹ Latinh hiện có 4 quốc
gia là Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua lựa chọn con đường xây
dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Trên thực tế, 3 yếu tố chính đã hình
thành nên bước phát triển mới của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh:
Một là, các phong trào xã hội mạnh mẽ với sự tham gia của các tầng
lớp nhân dân rộng rãi đòi hỏi phải có sự thay đổi để thoát khỏi tình trạng mất
dân chủ và bất bình đẳng xã hội ngày càng nghiêm trọng, do việc áp dụng ồ ạt
“chủ nghĩa tự do mới”. Một mô hình quản lý kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa
kiểu Mỹ, tuy mang lại một số kết quả tức thời, nhưng những mặt trái của nó
là những hậu quả nặng nề của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã làm
gia tăng sự lệ thuộc của các nước Mỹ Latinh vào tư bản độc quyền nhà nước,
nhất là tư bản Mỹ, lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại. Do
đó, ở Mỹ Latinh, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của
các tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, tiến
bộ xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả khu vực đẩy
mạnh hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa



tự do mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng
trong quan hệ quốc tế.
Hai là: Các lực lượng cánh tả và các đảng cộng sản thay đổi phương
thức đấu tranh, chuyển từ hoạt động vũ trang sang chú trọng vận động quần
chúng nhân dân thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải
cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ,
công bằng tiến bộ xã hội.. Đây thực sự là bước phát triển mới của trào lưu
cánh tả Mỹ Latinh, đồng thời trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực tiễn
chính trị thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Khởi đầu cho bước phát triển mới
của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh là thắng lợi của ông Hugo Chavez tại cuộc bầu
cử tổng thống năm 1998 ở Venezuela. Sự kiện này có ảnh hưởng tích cực đối
với thắng lợi tiếp theo của các lực lượng cánh tả ở các quốc gia Mỹ Latinh
khác như: Chile, Brasil, Argentina, Panama, Bolivia, Nicaragua, Ecuador.
Ba là : Các cuộc cải cách (Venezuela, goị là cách mạng) mang tính dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia, đảm bảo các quyền dân sinh, dân chủ cho người dân

Trong

trào

lưu này, các “thủ lĩnh” nổi lên từ các phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân
chủ có vai trò đặc biệt quan trọng, trong khi các chính đảng, kể cả các Đảng
cộng sản, cánh tả (trừ Đảng Lao động Brasil hiện chưa có vị trí, vai trò gì
đáng kể). Tuy nhiên, bản thân các “thủ lĩnh” ở Mỹ Latinh cũng như các lực
lượng tham gia liên minh cầm quyền đều đã nhận thức rõ nhu cầu cấp thiết
phải xây dựng một chính đảng làm nòng cốt chính trị cho tiến trình cải cách.
Đồng thời thông qua công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong
trào xã hội và trực tiếp tham gia đấu tranh. Vì vậy các Đảng Cộng sản, đảng
cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đều có những bước phục hồi và phát triển rõ rệt

cả về tổ chức và lực lượng, nâng cao vị trí trên trường quốc tế. Ấn tượng của
trào lưu cánh tả Mỹ Latinh không chỉ dừng lại ở thắng lợi của họ trong các
cuộc bầu cử, mà còn thể hiện qua việc thực hiện những chính sách kinh tế xã hội có xu hướng tiến bộ. Kể từ khi nắm chính quyền, các chính phủ cánh tả
22


đã tuyên bố hoặc đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, chuyển từ mô hình
chủ nghĩa tự do mới sang mô hình thực hiện kinh tế thị trường kết hợp với
việc giải quyết các vấn đề xã hội. Những cải cách của các chính phủ cánh tả đã
thu được kết quả bước đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước tăng trưởng
khá, chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ người nghèo
giảm từ 44 % năm 2002 xuống 38 % năm 2006 .
Về đối ngoại: Nhiều nhà lãnh đạo thực thi chính sách đối ngoại mềm
dẻo, linh hoạt, thúc đẩy hợp tác đa phương. Tuy chưa thoát khỏi sự lệ thuộc
vào Mỹ nhưng chính sách đối ngoại của các chính phủ cánh tả đã thể hiện rõ
xu hướng độc lập hơn . Xu hướng liên kết ở khu vực này khá rõ nét: Cuba,
Bolivia và Venezuela ký hiệp ước thương mại (ALBA), thách thức ý tưởng
thành lập khu vực mậu dịch tự do của Mỹ. Hội nghị bốn nước Brasil,
Argentina, Venezuela và Bolivia, thúc đẩy liên kết Mỹ Latinh trong khuôn
khổ khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) tăng cường hợp tác với
Cuba, mở rộng hợp tác với EU, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác.
Bốn là, quá trình tập hợp lực lượng của các đảng cộng sản, cánh tả, tiến
bộ Mỹ La tinh thông qua các diễn đàn, hội nghị quốc tế cũng là yếu tố thuận
lợi giúp cánh tả khu vực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình. Ngoài diễn
đàn Sao pao lô, cánh tả Mỹ Latinh còn thường xuyên tổ chức hội thảo quốc tế
thu hút sự tham gia của hàng chục đảng cộng sản, công nhân cánh tả ở Mỹ
Latinh , châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó, Hội nghị “Toàn cầu hóa và những
vấn đề của sự phát triển” do Cu Ba đăng cai tổ chức cũng là một diễn đàn
rộng rãi thu hút sự tham gia của đại diện các đảng cộng sản, cánh tả cùng với
các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế có quan điểm tiến bộ.

Là một bộ phận cấu thành hữu cơ của cách mạng thế giới, hơn bảy thập
niên qua, ĐCS Việt Nam một mặt thường xuyên nhận được sự cổ vũ, động
viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các lực lượng cách mạng ở khắp các
châu lục, trong đó có nhân dân các nước Mỹ Latinh; Nhiều người trong thế hệ
đó nay đang nắm giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng trong chính quyền,
33


các lực lượng chính trị hoặc trong các lĩnh vực kinh tế, tiếp tục mong muốn
thúc đẩy quan hệ với Việt nam. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng cánh tả
ở khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh là một nhân tố thuận lợi mới cho sự
phát triển quan hệ giữa nước ta với khu vực Mỹ Latinh. Hiện nay ngoài việc
củng cố và tăng cường tình đoàn kết, quan hệ chính trị, ngoại giao với
các nước Mỹ Latinh, Việt Nam đang chú trọng đẩy mạnh quan hệ kinh tế,
thương mại, khoa học, công nghệ , đi vào một số lĩnh vực cụ thể phù hợp với
thế mạnh và đáp ứng nhu cầu của nhau.
Đương nhiên, để củng cố và tăng cường một cách hiệu quả mối quan hệ
với phong trào cánh tả Mỹ Latinh, chúng ta cần hiểu rõ tình hình thực tế, đường lối, chiến lược, sách lược cũng như triển vọng của phong trào những
năm sắp tới. Do vậy, việc nghiên cứu sự vận động, những biến chuyển của
phong trào cánh tả Mỹ Latinh và tác động của nó đối với phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, đồng thời đây cũng là một
đóng góp nhất định đối với việc nghiên cứu về phong trào Cộng sản và phong
trào cánh tả hiện nay. Vì vậy, em lựa chọn đề tài "Phong trào cánh tả Mỹ La
tinh: thực trạng và triển vọng" làm hướng nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những năm gần đây, khu vực Mỹ Latinh đang chứng kiến những thắng
lợi vang dội của lực lượng cánh tả. Làn sóng phát triển thiên tả của các quốc
gia trong khu vực khiến cho dư luận hết sức quan tâm. Giới nghiên cứu quốc
tế trong và ngoài nước đã có nhiều bài viết, thông tin, phân tích và đưa ra

những nhận định đánh giá về phong trào này.
* Tình hình nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu Mỹ Latinh nói chung
và phong trào cánh tả Mỹ Latinh nói riêng ở trong nước còn tương đối mới
mẻ, hầu như chưa có tác phẩm nào mang tính hàn lâm khi nghiên cứu khu
vực. Đa phần, các bài viết chỉ là sự tập hợp tư liệu, đưa tin, những phân tích

44


nhận định về cơ bản dựa vào các kênh thông tin ở ngoài nước. Cụ thể, gần
đây có một số sách, công trình nghiên cứu và bài viết nổi bật sau:
1. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ - Viện Khoa học xã hội Việt Nam:
Mỹ La tinh một vùng năng động" - 1998.
2. Nguyễn Văn Thanh: "Nhận diện chủ nghĩa tự do mới" - Nxb CTQG.
H. 2005.
Tác giả phân tích, đánh giá việc tiến hành những cải cách theo mô hình
chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ Latinh những năm đầu thập niên 90 đã có những
tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Tác phẩm cũng chỉ
ra được "bóng dáng của các nhà tư bản tài chính Mỹ" đứng đằng sau các
chương trình cải cách đó là nguyên nhân của sự chao đảo kinh tế đi đến lệ
thuộc ngày càng nhiều vào tư bản Mỹ của các nền kinh tế Mỹ Latinh. Các
phân tích của tác giả chính là những dữ liệu rất giá trị cho việc nghiên cứu sự
bùng nổ thành công của phong trào cánh tả Mỹ Latinh trong những năm đầu
thế kỷ XXI này.
Tiếp đến là một số bài báo, tạp chí, đưa tin, phân tích, bình luận về
phong trào:
3. Nhật Mai, "Hiện tượng Môralét" và phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh,
Báo Quân đội nhân dân ngày 29-12-2005.
4. Th.S Đặng Công Minh, Khung điểm tương đồng - sức mạnh mới của
các Đảng cánh tả, tiến bộ Mỹ La tinh, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ năm

2005.
5. Hoàng Liên - Trưởng ban Quốc tế - Báo Nhân dân, Những cuộc hội tụ của
lực lượng cánh tả, Tạp chí Thông tin đối ngoại.
6. Nguyễn Xuân Trung, Tình hình kinh tế Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI,
Tạp chí Nghiên cứu Châu Mỹ ngày nay, số 3/2006.
7. Báo Điện tử Cần Thơ: từ ngày 28-4-2006 đã
lần lượt đăng 8 kỳ các bài viết về phong trào cánh tả Mỹ Latinh và bình luận
của các hãng thông tấn nước ngoài như: BBC; AP. Cloomberg và
55


Countercurent

).

10. Minh Phương, Cộng đồng Nam Mỹ với những ước vọng về sự thống nhất,
Báo

CCB

Việt

Nam

số

633

ngày


21-12-2006,

tr.11.

11. Nguyễn Văn Quang, Xu hướng đi lên CNXH của các nước Mỹ La tinh,
Tạp

chí

Cộng

sản điện tử

số

127

(4/2007).

12. TS Thái Văn Long - Th.S Hồ Ánh Nguyệt, Bước tiến mới của phong trào
cánh tả Mỹ La tinh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2007.
13. TS. Nguyễn Hoàng Giáp - TS. Nguyễn Thị Quế, Bước tiến mới của
phong trào cánh tả Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Cộng sản,
số 3-2007.
14. Lê Văn Nga, Bất bình đẳng ở Mỹ Latinh, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Mỹ ngày nay, số 2 (2/2007).
15. TS Nguyễn Mạnh Hùng: Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vênêduêla. Tạp chí Lý luận
chính trị, số 9 và 10 năm 2007.
Nhìn chung, các bài viết đã đề cập tương đối phong phú những nét mới

của phong trào. Các bài viết về cơ bản đã đề cập được những nội dung chính:
Mô tả, tường thuật lại những thắng lợi trong bầu cử gần đây của các Đảng
cánh tả ở Mỹ Latinh; Khái quát những phương pháp hoạt động, tập hợp lực
lượng mới của phong trào; Phân tích những tiến bộ đã đạt được trong chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của các Chính phủ cánh tả; Rút ra những
nguyên nhân thắng lợi, một số hạn chế và một số bài học kinh nghiệm bước
đầu của phong trào cánh tả; Đưa ra một số dự báo về triển vọng của phong
trào.
Tuy nhiên các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin là chính, chưa có
những công trình nghiên cứu với quy mô lớn, khái quát đầy đủ mọi hoạt động
của cả phong trào, nhất là chưa đề cập đến những ảnh hưởng của phong trào
đến PTCS - CNQT hiện nay.
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
66


Tác phẩm: “Làn sóng thứ tư” về chu kỳ phát triển chính trị - xã hội mới
của Mỹ Latinh, cách nhìn từ phía tả, của PTS Maidanic - Viện Kinh tế thế
giới, Viện Hàn lâm khoa học Nga. Công trình đã mô tả những chuyển biến
của phong trào cánh tả Mỹ Latinh bằng những chứng minh về kinh tế, chính
trị, văn hoá xã hội.
Tác phẩm “Kinh nghiệm của một số nước Mỹ Latinh trong xử lý mâu
thuẫn xã hội”, do tác giả Trương Thiết Ánh nghiên cứu.
Tạp chí Những vấn đề quốc tế đương đại (TQ, số 4 – 2007). Công trình
mô tả những biểu hiện của các mâu thuẫn xã hội ở các nước Mỹ Latinh, và
kinh nghiệm xử lý giải quyết những mâu thuẫn từ đó rút ra những bài học đối
với những Đảng cộng sản cầm quyền.
Gần đây Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã công bố công trình
nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học trong Viện có tiêu đề: "Nghiên cứu
chủ nghĩa tự do mới", 10/2003. Tài liệu này đã được dịch ra tiếng Việt và

đăng trên Tạp chí "Những vấn đề chính trị - xã hội" của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh dưới dạng tổng thuật trong các số 38 và 39 (10/2006).
Đáng chú ý có bài "Chặng đường thành công của Brasil" của tác giả Pablo
Fonseca Pdos. Santos được dịch và trích đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu
Mỹ. Với cách phân tích khách quan, chính xác của một nhà kinh tế - ông đã
làm rõ những nguyên nhân thắng lợi của Tổng thống Lula Da Silva (9/2002
và nêu lên những thay đổi cách mạng toàn diện trong chương trình cải cách
của Brasil.
Viện Thông tin khoa học – Học viện CTQG Hồ Chí Minh đã ấn hành
tập Thông tin chuyên đề về “Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh: những góc nhìn
khác biệt’’ năm 2006 với nhiều viết của các tác gỉa nước ngoài về phong trào
này hết sức sâu sắc.
Trên các trang web của các hãng thông tấn lớn đều có các bài viết, đưa
tin, phân tích về sự lớn mạnh, phát triển của phong trào.

77


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngoài nước là những nguồn tư
liệu phong phú, cập nhật về phong trào cánh tả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, đây là
những góc độ nghiên cứu rất khác nhau, đa dạng không thể truyền tải nguyên
văn, nên các nhà nghiên cứu trong nước đã tìm hiểu và phân tích đánh giá
chúng dưới các dạng khác nhau. Đến nay, trải qua gần một thập kỷ phát triển
và thu được những thành tựu đáng ghi nhận, phong trào cánh tả Mỹ Latinh rất
cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học để chúng ta đánh giá, nhận
thức cũng như truyền đạt lại cho người khác về nó. Hơn nữa, dù ít hay nhiều
phong trào cánh tả MLT hiện nay đang có những ảnh hưởng đến PTCS CNQT nên rất cần có những nhận xét đánh giá ở góc độ này, làm cơ sở cho
Đảng và Nhà nước ta hoạch định chính sách đối ngoại cho phù hợp, đưa lại
hiệu quả cao trong quan hệ với các nước Mỹ Latinh hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

+ Mục tiêu: Khảo sát đánh giá một cách khoa học, chính xác về phong
trào cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh từ sau chiến tranh lạnh đến nay (cơ sở lý
luận, thực tiễn, thực trạng phong trào, ý nghĩa và xu hướng vận động trong 10
năm tới), kiến nghị một số vấn đề về chính sách quan hệ của Đảng và Nhà
nước Việt Nam với phong trào cánh tả Mỹ Latinh.
+ Nhiệm vụ:
Trên cơ sở mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích lịch sử hình thành và phát triển của phong trào cánh tả ở khu
vực Mỹ Latinh, đặc biệt là phân tích rõ các nhân tố tác động đến sự chuyển
biến của phong trào cánh tả Mỹ Latinh từ sau chiến tranh lạnh (1991) đến
nay.
Hai là, phân tích đánh giá một cách khoa học thực trạng phong trào cánh tả
Mỹ Latinh hiện nay trên các khía cạnh quan điểm tư tưởng lý luận, đường lối
chủ trương chính sách cải cách về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và đối
ngoại, kinh nghiệm và bài học đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn kinh tế

88


chính trị xã hội trong nước và quan hệ quốc tế, tập trung khảo sát ở một số
nước: Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua.
Ba là, đánh giá ý nghĩa dân tộc và quốc tế của các phong trào cánh tả
Mỹ Latinh, sự quan tâm của phong trào cộng sản quốc tế. Khả năng quan hệ
giữa các nước XHCN với các chính quyền cánh tả khu vực Mỹ Latinh.
Bốn là, tổng quan về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ta với các đảng và
chính quyền cánh tả Mỹ Latinh. Kiến nghị một số vấn đề về chủ trương chính
sách thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các chính quyền cánh tả Mỹ Latinh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài quán triệt và tuân thủ hệ quan điểm,
những phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
những nhận định, đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế
nói chung và về phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện nay và tác động của nó
đối với PTCS và CNQT nói riêng. Kết hợp phương pháp lôgic với phương
pháp lịch sử, phương pháp phân tích với phương pháp tổng hợp, so sánh.v.v .
Mọi nhận định, đánh giá trong đề tài sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích,
khái quát những dữ kiện thực tế; những văn kiện, tài liệu được thông qua tại
các đại hội, hội nghị, hội thảo, các diễn đàn quốc tế của các tổ chức thuộc
phong trào cánh tả Mỹ Latinh, PTCS và CNQT trên thế giới từ thập niên 90
thế kỷ XX đến nay; đồng thời kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Về mặt lý luận: Thông qua phân tích sự vận động của phong trào cánh
tả ở một số nước Mỹ Latinh gần mười năm qua, đề tài khẳng định triển vọng
phát triển và tác động tích cực của nó đối với phong trào cách mạng thế giới
những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đây, đề tài chứng minh rằng, với tư cách là
đại biểu cho lợi ích của bộ phận không nhỏ GCCN và các tầng lớp lao động,
99


thì sự tồn tại của lực lượng cánh tả ở Mỹ Latinh là một tất yếu lịch sử. Cho
nên, mặc dù còn đứng trước nhiều khó khăn, hạn chế nhưng lực lượng này sẽ
tiếp tục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của đời sống
chính trị - xã hội khu vực Mỹ Latinh trong thời đại ngày nay. Kết quả nghiên
cứu đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, củng cố lập trường tư tưởng,
niềm tin khoa học của GCCN và quần chúng nhân dân lao động trong cuộc
đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Về mặt thực tiễn: đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử PTCS và công nhân

quốc tế, đồng thời có thể góp phần cung cấp cứ liệu cho công tác đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu của đề tài, gồm phần mở đầu, 3 phan và danh mục tài liệu tham
khảo.

10
1
0


B. NỘI DUNG
1. Những nhân tố hình thành phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh
Xu thế thiên tả hình thành ở Mỹ Latinh cuối những năm 80 đầu những
năm 90 của thế kỷ XX và lớn mạnh thành một phong trào chính trị rộng
rãi, ảnh hưởng hầu khắp khu vực Mỹ Latinh. Phong trào này đã làm
thay đổi đáng kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của
Mỹ, gây lên những lo ngại trong giới cầm quyền ở Oa-sinh-tơn. Sau hai thập
kỷ nhìn lại, các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới vẫn đang tìm câu trả lời
cho câu hỏi: Nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội nào đã dẫn đến sự hình thành và
thúc đẩy sự phát triển của phong trào này? Các nghiên cứu ban đầu đã cho
thấy, ba nhóm nhân tố sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện
mạo chính trị Mỹ La tinh.
Những hậu quả kinh tế- xã hội hết sức nặng nề do việc áp dụng mô
hình tự do mới đã dẫn đến sự bần cùng hóa khu vực Mỹ Latinh
Từ 1981 đến 2002, tính trung bình cả khu vực Mỹ Latinh, có hơn 8
năm kinh tế tăng trưởng âm; các nước có kinh tế tăng trưởng âm kéo dài nhất
là Vê-nê-zu-ê-la (12 năm), Ác-hen-ti-na (11 năm), Bô-li-vi-a và Pê-ru (10
năm); và nước có kinh tế tăng trưởng âm ngắn nhất là Chi-lê (3 năm). Theo
đánh giá của Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh (CEPAL) và Trung tâm nghiên cứu

Châu Mỹ (CEA) thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, tốc độ tăng trưởng
kinh tế Mỹ Latinh những năm 1980 là 1%/năm; 1990-1997 là 2,7%/năm;
1998-2003 là 1%/năm.
Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng nhanh (1985 là 300 tỉ
USD; 2003 là 750 tỉ USD), trở thành một trong những cản trở chính đối với
sự phát triển của các nước khu vực. Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh
đều gấp nhiều lần kim ngạch xuất khẩu (KNXK).
Phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tình trạng nghèo đói gay gắt
đã gây lên sự phản kháng xã hội rộng lớn, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
vì công bằng, dân chủ. Mỹ La tinh có hơn 500 triệu dân, thì có đến 227 triệu
11
1
1


người (44%) sống nghèo khổ, trong đó 92 triệu người sống dưới mức nghèo
khổ, 11% dân số bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Văn hoá mất dần bản
sắc dân tộc; lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng...

12
1
2


Tỷ lệ thất nghiệp (2003) tính chung đối với tất cả các nước Mỹ Latinh
là 10,7% . Khu vực Mỹ La tinh “nổi tiếng” là nơi sản xuất ma tuý lớn nhất thế
giới (sản lượng 1995 là 309.400 tấn). Mỹ La tinh cũng là khu vực có tỷ lệ
người mù chữ cao trên thế giới (trên 50 triệu người). lãnh tụ của các chính
đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở các nước Mỹ

Latinh và các diễn đàn quốc tế các đảng cộng sản cánh tả là nhân tố giữ vai
trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ của thời đại tới quần
chúng nhân dân.Các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc
tiến bộ ở Mỹ Latinh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, đảng
cánh tả họp ở Mỹ Latinh hằng năm đã có vai trò rất quan trọng trong việc
thức tỉnh ý thức chính trị-xã hội quần chúng nhân dân các nước Mỹ Latinh,
mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả Mỹ Latinh. Các lãnh tụ cánh tả ở
các nước Mỹ Latinh đang đóng vai trò quyết định trong việc tập hợp và dẫn
dắt phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo các chính phủ
cánh tả thực hiện các cuộc cải cách cả về kinh tế-xã hội và chính trị. Lực
lượng quần chúng nhân dân được thức tỉnh đã tạo thành các phong trào nhân
dân mạnh mẽ, đưa các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền.Nhu cầu bức
thiết của quần chúng nhân dân muốn có những đổi thay nhanh chóng và rõ
rệt, nhất là về đời sống, việc làm và các vấn đề xã hội, vừa thúc đẩy, vừa tạo
thành sức ép lớn đối với các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh. Đoàn
kết quốc tế trên tinh thần hợp tác, tương trợ vì một tương lai tốt đẹp là nhân
tố không thể thiếu đối với phong trào cánh tả Mỹ Latinh.Xu thế cánh tả ở Mỹ
Latinh không thể phát triển thành một cao trào như ngày nay nếu không có sự
đoàn kết quốc tế và ủng hộ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ ở khu vực
và trên thế giới, không có sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong
khu vực với hạt nhân nòng cốt là Cu-ba và Vê-nê-xu-ê-la. Dương cao ngọn cờ
đoàn kết khu vực theo tư tưởng của Hô-xê Mác-ti và Xi-môn Bô-li-va. Tháng
4/2005 Cu-ba và Vê-nê-zu-ê-la đã thành lập Khối liên kết “Giải pháp Bô-li-va
cho châu Mỹ” (ALBA). (4/2006, Bô-li-vi-a; 1/2007, Ni-ca-ra-goa đã gia nhập
13
1
3


ALBA).Trong liên kết, hợp tác giữa các nước Mỹ Latinh, Cu-ba với nguồn

nhân lực trình độ cao và Vê-nê-zu-ê-la với nguồn dầu mỏ dồi dào đang đóng
vai trò là hạt nhân. Cu-ba tích cực hỗ trợ và giúp đỡ các chính phủ tiến bộ ở
Mỹ Latinh về giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ... (đào tạo miễn phí hàng nghìn
sinh viên; cử hàng trăm nghìn lượt bác sĩ, giáo viên

sang giúp các nước

Mỹ La tinh; riêng ở Vê-nê-zu-ê-la đang có gần 40 nghìn bác sĩ, giáo viên,
nhân viên y tế Cu-ba đang làm việc).Vê-nê-zu-ê-la cam kết đảm bảo nguồn
cung cấp dầu mỏ theo giá ổn định cho các nước Mỹ Latinh (riêng Cu-ba, Vênê-zu-ê-la hiện cung cấp mỗi ngày 100 nghìn thùng dầu, giá chỉ bằng 1/2 giá
thế giới). Để phá thế độc quyền thông tin của các hãng thông tấn, truyền hình
Mỹ và phương Tây, 2/2004, theo sáng kiến của Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la,
các nước Mỹ Latinh đã thành lập kênh truyền hình cổ phần TELESUR, trong
đó Ác-hen-ti-na giữ 20% cổ phần, Cu-ba: 19%, U-ru-goay: 10%, Vê-nê-xu-êla: 31%, Bra-xin: 20%.
Sự ổn định và phát triển của các nước XHCN là nguồn động viên, cổ
vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Mỹ Latinh. Các
mối quan hệ hữu nghị, ủng hộ và hỗ trợ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi
giữa các nước XHCN và các nước Mỹ Latinh là nhân tố quan trọng thúc đẩy
trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh. Chủ tịch Đảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la, Hê-rôni-mô Ca-rê-ra khẳng định: “Đoàn kết quốc tế là một nhân tố vô cùng quan
trọng trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Đoàn kết quốc tế, đặc biệt
đoàn kết khu vực, sẽ giúp Vê-nê-zu-ê-la củng cố được chính quyền trước
cuộc tấn công trên mọi phương diện của chủ nghĩa đế quốc”.
Diễn đàn chính trị-xã hội thường niên – nơi trao đổi kinh nghiệm đấu
tranh chính trị của phong trào cánh tả Mỹ Latinh
Từ đầu những năm 1990, ở Mỹ La tinh đã xuất hiện xu thế thiên tả và
phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI bởi khu vực này là
14
1
4



nơi diễn ra nhiều diễn đàn chính trị-xã hội thường niên của các lực lượng
cánh tả và tiến bộ. Tháng 7-1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Bra-xin
(PT "Diễn đàn Xao Pao-lô" ), đã ra đời với tư cách một diễn đàn thường niên
của các đảng, các phong trào cánh tả Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế
giới. Đảng Lao động Bra-xin, Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Cách mạng Dân
chủ Mê-hi-cô và Mặt trận rộng rãi U-ru-goay) điều phối hoạt động của Diễn
đàn
Chủ đề trung tâm của Diễn đàn Xao Pao-lô là phê phán mô hình chủ
nghĩa tự do mới và tìm tòi giải pháp thay thế, nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững của các quốc gia, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, hội nhập
quốc tế và tăng cuờng đoàn kết quốc tế giữa các lực lượng cánh tả, tiến bộ
Năm 1997, Đảng Lao động Mê-hi-cô đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế với chủ
đề: "Các đảng chính trị và một xã hội mới". Từ đó đến nay, Hội thao này đã
trở thành một diễn đàn thường niên để các đảng cộng sản cánh tả Mỹ Latinh,
cũng như trên thế giới trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chính trị vì một xã hội
mới, phát triển về kinh tế và công bằng về xã hội.
Từ năm 1999 đến nay, Cu-ba tổ chức đều đặn hội nghị quốc tế thường
niên với chủ đề :“Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”. Đây cũng là một
diễn đàn của các lực lượng cánh tả, với sự tham gia của các chính khách, nhân
sĩ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ và đại diện các tổ chức quốc tế và
khu vực, các cơ quan thuộc LHQ

Bám sát chủ đề “Toàn cầu hoá và các

vấn đề phát triển”, các hội thảo đã đi sâu phân tích các khía cạnh của toàn cầu
hoá; những tác động đối với các nước đang phát triển; kinh nghiệm của các
nước trong hội nhập kinh tế quốc tế; các giải pháp đấu tranh chống các mặt
trái của toàn cầu hoá
Mỹ La tinh cũng là nơi ra đời Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) với khẩu

hiệu “Một thế giới khác là có thể” - một diễn đàn mở của các lực lượng xã hội
15
1
5


rộng rãi chống lại chủ nghĩa tự do mới; chống các mặt trái của quá trình toàn
cầu hoá; vì một quá trình toàn cầu hoá chú ý đến mặt xã hội nhiều hơn, có lợi
cho tất cả mọi người, cho tất cả các quốc gia, dân tộc
Diễn đàn xã hội thế giới được tổ chức mỗi năm một lần; ba lần đầu diễn
ra tại Bra-xin vào các năm 2001, 2002 và 2003; sau đó, được tổ chức luân
phiên tại Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi nhằm thu hút sự chú ý của dư luận
thế giới đối với các vấn đề mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt
trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Năm nay (2009), Diễn đàn Xã
hội Thế giới được tổ chức tại thành phố Belem (Bra-xin). Tại đây, lãnh đạo
các nước Mỹ Latinh đã kêu gọi các nước tiến hành cuộc cải tổ chủ nghĩa tư
bản toàn cầu. Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Vê-nê-zu-ê-la U-gô Chavết và Tổng thống Ê-cu-a-đo Ra-pha-ên Cô-rê-a (Rafael Correa) nêu rõ, chủ
nghĩa tư bản đang trong cơn khủng hoảng và cho rằng nền kinh tế đầu tàu thế
giới Mỹ phải chịu trách nhiệm đã gây nên ''cơn bão'' tài chính toàn cầu hiện
nay. Theo ông Cha-vết, nghèo khổ và thất nghiệp đang gia tăng, và thế giới
đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong hệ thống tư bản toàn cầu. Vì
thế, theo các nhà lãnh đạo cánh tả ở Mỹ Latinh thì đã đến lúc “cần nhanh
chóng tiến hành một cuộc cải tổ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu”.
Đề cập Diễn đàn Xã hội Thế giới lần thứ 9 này, Tổng thống Cha-vết
nêu rõ diễn đàn cần tiếp tục phản đối các hiệp định tự do thương mại cũng
như các sáng kiến kinh tế tự do mới được Mỹ bảo trợ tại khu vực Mỹ La-tinh.
Trong khi đó, Tổng thống Cô-rê-a khẳng định hệ thống tự do kiểu mới sai lầm
này đã sụp đổ và Diễn đàn Xã hội Thế giới chính là một phần giải pháp
Những nhân tố trên đây có thể được coi là điều kiện kinh tế, xã hội
thuân lợi để phong trào cánh tả xuất hiện, lớn mạnh và trở thành một trào lưu

chính trị ở Mỹ Latinh. Với những bước đi ban đầu, phong trào này hứa hẹn

16
1
6


một tương lai tươi sáng, thay thế một thực tại ảm đạm, kéo dài nhiều thập kỷ
qua ở Mỹ Latinh.
2. Nguyên nhân thắng lợi
Sự phát triển của làn sóng cánh tả Mỹ La-tinh thời gian gần đây, trước
hết, là hệ quả trực tiếp của những chuyển biến chính trị, kinh tế - xã hội và
tương quan lực lượng ở các nước trong khu vực sau nhiều năm thực hiện mô
hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế. Tuy mô hình này lúc đầu có mang lại
một số kết quả về tăng trưởng kinh tế, nhưng các mặt trái của nó ngày càng
bộc lộ gay gắt. Tình trạng phân hóa xã hội, bất bình đẳng, nghèo đói, thất
nghiệp, khủng hoảng kinh tế, nợ nước ngoài, nạn tham nhũng... gia tăng
nhanh chóng, gây ra bùng nổ xã hội và khủng hoảng chính trị triền miên. Tại
Vê-nê-xu-ê-la, trước khi cánh tả lên cầm quyền, một nghịch lý là đất nước có
30 triệu ha đất trồng trọt nhưng 70% lượng lương thực, thực phẩm lại phải
nhập từ nước ngoài, 80% đất đai được canh tác lại nằm trong tay của 5% đại
điền chủ. Vê-nê-xu-ê-la có tiềm năng dầu mỏ thứ 6 trên thế giới và đứng thứ
5 về sản lượng khai thác, nhưng lại có tới 80% dân sống ở mức nghèo khổ.
Ni-ca-ra-goa đã là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất ở Mỹ
La-tinh, 80% dân số sống nghèo khổ với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính sâu sắc với những khoản nợ nước ngoài
chồng chất đã gây xáo động lớn về chính trị - xã hội ở Ác-hen-ti-na và nhiều
nước Mỹ La-tinh khác cuối thập niên 90 đặt các nước này trước bờ vực của sự
sụp đổ kinh tế.
Những hậu quả nặng nề của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã

làm gia tăng sự lệ thuộc của các nước Mỹ La-tinh vào tư bản độc quyền nước
ngoài, nhất là tư bản Mỹ; lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương
hại. Do đó, ở Mỹ La-tinh, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân
tộc của các tầng lớp xã hội, đã dấy phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ
17
1
7


của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ,
tiến bộ xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả khu vực
đẩy mạnh hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tự do mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình
đẳng trong quan hệ quốc tế.
Một nguyên nhân quan trọng khác đưa đến thắng lợi của các lực lượng
cánh tả Mỹ La-tinh là việc các lực lượng này đã tìm kiếm hình thức đấu tranh
thích hợp trong tình hình mới - từ hoạt động vũ trang chuyển sang vận động
quần chúng nhân dân, liên kết với các phong trào dân chủ và tiến bộ khác
trong nước và khu vực, đấu tranh trên nghị trường với các chính sách, mục
tiêu được lòng dân, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đấu tranh đòi quyền
dân sinh, dân chủ, bình đẳng xã hội. Sáng kiến của Đảng Lao động Bra-xin về
thành lập Diễn đàn Sao Pau-lô của cánh tả Mỹ La-tinh ngay lập tức nhận
được sự ủng hộ rất tích cực của Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Cách mạng dân
chủ Mê-hi-cô, Đảng Mặt trận Rộng rãi U-ru-goay và các đảng, phong trào
cánh tả khác. Diễn đàn trở thành một hình thức phối hợp hoạt động mới có
hiệu quả thiết thực của cánh tả Mỹ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa tự do
mới, bảo vệ lợi ích và nền độc lập dân tộc vì phát triển bền vững, vì tình đoàn
kết giữa các dân tộc và bình đẳng hóa các quan hệ quốc tế...
Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Pha-ra-bun-đô Mac-ti (FMLN) ở En
Xan-va-đo, các lực lượng kháng chiến ở Pê-ru, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Bôli-vi-a... đã từng bước chuyển từ phương thức đấu tranh vũ trang sang đấu

tranh nghị trường công khai hợp pháp. Trong đấu tranh chính trị, cánh tả Mỹ
La-tinh chú trọng đưa ra những chính sách kinh tế, xã hội đáp ứng nguyện
vọng của quần chúng lao động, nhất là tầng lớp dân nghèo vốn chịu nhiều
thua thiệt, rủi ro từ mô hình chủ nghĩa tự do mới. Trong Cương lĩnh tranh cử
Tổng thống Bô-li-vi-a, E. Mô-ra-let chủ trương thúc đẩy cải cách kinh tế, xã
hội theo hướng tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, nhất là kiểm soát các
18
1
8


nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng nguồn thu ngân sách phục vụ các chương
trình xã hội. Những ưu tiên hàng đầu dành cho việc quốc hữu hóa ngành dầu
khí, cải cách ruộng đất, làm trong sạch bộ máy nhà nước, bài trừ tham nhũng,
bảo vệ chủ quyền dân tộc, phát triển văn hóa, y tế, bảo hiểm xã hội cho toàn
dân, mang lại lợi ích cho người nghèo, thúc đẩy liên kết Mỹ La-tinh chống lại
sức ép của Mỹ và tư bản nước ngoài.
3. Những chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ
Ấn tượng của trào lưu cánh tả Mỹ La-tinh không chỉ dừng lại ở thắng
lợi của họ trong các cuộc bầu cử, mà còn thể hiện qua việc thực hiện những
chính sách kinh tế - xã hội có xu hướng tiến bộ. Kể từ khi nắm chính quyền,
tuyệt đại đa số các chính phủ cánh tả đã tuyên bố hoặc đã tiến hành cải cách
kinh tế - xã hội, chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang thực hiện mô
hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội; tích cực chống
tham nhũng; thực hiện các chương trình xã hội như: cải cách ruộng đất; xóa
đói, giảm nghèo, cải thiện dịch vụ y tế, văn hóa cộng đồng; điều chỉnh một số
luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động, quan
tâm đến công ăn việc làm của người dân, cung cấp vốn tín dụng để phát triển
khu vực kinh tế hợp tác,... Trên thực tế, những cải cách của các chính phủ
cánh tả đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước

tăng trưởng khá, chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ
lệ người nghèo giảm từ 44% năm 2002 xuống 38% năm 2006.
Tại Vê-nê-xu-ê-la, chính phủ cánh tả đã tiến hành một loạt cải cách về
thể chế, tổ chức trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới, bầu quốc hội lập hiến
đáp ứng được những đòi hỏi dân chủ của nhân dân lao động, đồng thời thông
qua nhiều luật, đặc biệt là luật đất đai có lợi cho người nghèo; quốc hữu hóa
ngành dầu khí - trụ cột kinh tế của đất nước. Chính phủ cũng sử dụng hàng
chục tỉ USD lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp dầu khí để tập trung
19
1
9


vào việc tiến hành nhiều cải cách xã hội, như xóa nạn mù chữ, xóa đói, giảm
nghèo, cải tạo nhà ở cho người nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm
nhiều trường học, cải thiện dịch vụ y tế... Vê-nê-xu-ê-la hiện đang phấn đấu
phổ cập tiểu học, có tới gần 5 nghìn trường học với hơn một triệu học sinh
nghèo được miễn học phí, được phát đồng phục, sách giáo khoa và giấy bút;
hàng nghìn sinh viên nghèo được nhận học bổng của nhà nước. Ngân sách
giáo dục chiếm tới 20% tổng ngân sách. Đến năm 2005, đất nước không còn
người mù chữ. Chương trình y tế cộng đồng cũng được thực hiện tích cực.
Chỉ tính riêng năm 2004 đã có 50 triệu lượt người được khám bệnh miễn phí.
Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 48,6% xuống còn 36%. Hàng triệu người nghèo được
trợ giúp xây dựng nhà ở, mua lương thực, thực phẩm giá rẻ, vay tín dụng sản
xuất kinh doanh. Thu nhập thực tế của người lao động sau 8 năm nắm quyền
của ông U. Cha-vét đã tăng tới 445%; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất khả quan,
năm 2004 đạt 18%, hai năm 2005 - 2006 đạt 9% - 10%.
Tại Bra-xin, trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Lu-la đờ Sin-va (2002
- 2006), chính phủ cánh tả đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật nhất là
những cố gắng kiểm soát lạm phát, duy trì sự phát triển kinh tế ổn định và giải

quyết một số vấn đề xã hội bức xúc. Chương trình trợ cấp người nghèo được
thực hiện từ năm 2002, mỗi năm chính phủ chi khoảng hơn 4 tỉ USD cho 11,5
triệu gia đình nghèo với tổng số gần 60 triệu người, chiếm 1/3 dân số đất
nước. Chính phủ rất chú trọng sự cân bằng giữa phát triển kinh tế bền vững và
ổn định xã hội; kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, từ 63 tỉ USD năm 2003
tăng lên 117 tỉ USD năm 2005, xuất siêu tăng từ 13 tỉ USD lên 45 tỉ USD.
Trong thông điệp gửi nhân dân sau khi tái đắc cử tổng thống, ông Lu-la đờ
Sin-va khẳng định sẽ tăng cường đầu tư cho lĩnh vực xã hội, tạo thêm việc
làm, đẩy mạnh giáo dục, y tế và bảo hiểm xã hội, cắt giảm thuế đi kèm với
kiểm soát lạm phát, cải cách nền hành chính tạo môi trường đầu tư hấp dẫn,

20
2
0


tích cực chống tham nhũng..., và coi đây là những biện pháp cơ bản nhằm đưa
đất nước phát triển bền vững.
Tại Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Bô-li-vi-a, các chính phủ cánh tả với mức
độ khác nhau đều ban hành và thực thi những chính sách xã hội có lợi cho
quần chúng lao động, chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Tổng
thống Bô-li-vi-a E Mô-ra-lét tiến hành sửa đổi Hiến pháp, khẳng định tiếp tục
giương cao ngọn cờ đấu tranh cho bình đẳng, hòa bình và công lý xã hội,
chống nghèo đói, bảo vệ chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc, quốc hữu hóa
ngành năng lượng, công nghiệp hóa các ngành sản xuất chè và ca cao... Tổng
thống mới đắc cử của Ni-ca-ra-goa Đ. Oóc-tê-ga cam kết tập trung ưu tiên
hàng đầu cho việc thúc đẩy các chính sách kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ
nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, ủng hộ hiệp định tự do thương mại, đồng
thời khẳng định chủ trương hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm
đầu tư cho giới đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trên tinh thần hòa giải và

đoàn kết dân tộc.
4. Chính sách đối ngoại mang tính độc lập hơn
Nhiều nhà lãnh đạo cánh tả thực thi các chính sách đối ngoại mềm dẻo,
linh hoạt, thúc đẩy hợp tác đa phương. Tuy chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào
Mỹ nhưng chính sách đối ngoại của các chính phủ cánh tả nắm quyền đã thể
hiện rõ xu hướng mang tính độc lập hơn. Tại Hội nghị Cấp cao toàn châu Mỹ
(năm 2005) các nước Mỹ La-tinh do cánh tả nắm quyền đã đưa ra một sáng
kiến mới gọi là Giải pháp Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA), trong đó nhấn mạnh
việc thực hiện liên kết về viễn thông, truyền thông, năng lượng và nhiều lĩnh
vực khác giữa các nước trong khu vực... ALBA được coi là đối án với ý định
của Mỹ về Khu vực mậu dịch tự do toàn châu Mỹ (FTAA), nhằm chống lại
tham vọng của các doanh nghiệp Mỹ muốn kiểm soát toàn bộ châu lục.
ALBA chính thức hoạt động từ Hội nghị lần 4 chống FTAA được tổ chức tại
21
2
1


La Ha-ba-na (5-2005). Nhân dịp này, Cu-ba và Vê-nê-xu-ê-la đã tuyên bố:
ALBA sẽ không dựa trên những tiêu chí vụ lợi, những lợi ích vị kỷ của doanh
thương hay của quốc gia nào đó mà gây phương hại cho các quốc gia khác
trong khu vực.
Các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh luôn đề cao và tích cực ủng hộ hợp
tác, liên kết khu vực vì mục tiêu phát triển. Hội nghị Cấp cao lần 2 của Cộng
đồng các nước Nam Mỹ (CSN) được tổ chức tại Bô-li-vi-a (tháng12-2006) đã
ra tuyên bố nhấn mạnh chủ trương xây dựng một mô hình mới liên kết khu
vực với bản sắc riêng, tôn trọng những quan điểm khác biệt về tư tưởng và
chính trị. Tuyên bố nêu rõ mục tiêu của liên kết khu vực là nhằm đạt được sự
phát triển trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, tài chính, môi
trường và hạ tầng cơ sở. Sự liên kết không chỉ cần thiết để giải quyết những

thách thức lớn trong khu vực như tình trạng nghèo khổ và bất công xã hội, mà
là một bước quyết định để đạt được một thế giới đa cực và công bằng. Hội
nghị cam kết phấn đấu mức cao nhất để đạt được sự liên kết nhằm khắc phục
khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các nước và khẳng định tôn trọng sự
toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của các dân tộc theo những nguyên tắc,
mục tiêu của Liên hợp quốc, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải lập các
liên minh chiến lược dựa trên cam kết dân chủ, tăng cường đối thoại chính trị,
tạo không gian hợp tác và góp phần củng cố sự ổn định khu vực...
Trong quan hệ với Mỹ, cùng với mong muốn phát triển hợp tác bình
đẳng với Mỹ, các nước Mỹ La-tinh cũng lên tiếng phê phán gay gắt các chính
sách áp đặt, chống phá của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Tổng thống E
Mô-ra-lét kêu gọi Mỹ tôn trọng ý nguyện và chủ quyền của nhân dân Bô-li-via, tuyên bố chấm dứt chính sách ngoại giao lệ thuộc và bị áp đặt, hạn chế ảnh
hưởng của Mỹ. Chính phủ của Tổng thống U. Cha-vét rất quan tâm chống độc
quyền thông tin của nước ngoài, nhất là từ phía Mỹ. Theo sáng kiến của Tổng
thống U. Cha-vét tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 12 của Nhóm 15 (G15)
22
2
2


được tổ chức ở Ca-ra-cát (tháng 2-2004), kênh truyên hình TELEUR đã ra
đời, trong đó ác-hen-ti-na giữ 20% cổ phần, Cu-ba: 19%, U-ru-goay: 10%,
Vê-nê-xu-ê-la: 31%, Bra-xin: 20%. Trụ sở TELEUR được đặt tại Ca-ra-cát
với các chi nhánh ở thủ đô các nước thành viên và ở cả Lốt An-giơ-lét (Mỹ).
Các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh đều phản đối chính sách bao vây
cấm vận của Mỹ đối với Cu-ba, đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ và công khai
thực hiện chính sách đoàn kết, hợp tác với Hòn đảo tự do này. Vê-nê-xu-ê-la
đã thiết lập quan hệ chiến lược và trở thành bạn hàng lớn nhất của Cu-ba. Ba
năm qua, bình quân mỗi ngày Vê-nê-xu-ê-la cung cấp cho Cu-ba khoảng 80
nghìn thùng dầu với giá chỉ bằng 1/2 giá thế giới, góp phần giúp kinh tế Cuba trụ vững. Cu-ba tích cực giúp Vê-nê-xu-ê-la trên lĩnh vực y tế, văn hóa - xã

hội. Đến nay, Cu-ba đã cử hơn 80 nghìn lượt bác sỹ tình nguyện sang Vê-nêxu-ê-la làm công tác chăm sóc y tế tại các quận bình dân.
Các nước do cánh tả nắm quyền đều tích cực ủng hộ quá trình dân chủ
hóa quan hệ quốc tế, cải tổ Liên hợp quốc và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
khủng bố; phấn đấu vì một trật tự thế giới mới dân chủ và bình đẳng, vì hòa
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đối với Việt Nam, các chính phủ cánh
tả Mỹ La-tinh đều trân trọng đánh giá cao lịch sử đấu tranh chống thực dân,
đế quốc, giải phóng dân tộc và những thành tựu trong công cuộc đổi mới của
Việt Nam, bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện, nhất là hợp tác
kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật. Những kết quả quan trọng đạt được
trong chuyến thăm hữu nghị Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê của Chủ tịch nước
Trần Đức Lương (11-2004) và các chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Tổng
thống Vê-nê-xu-ê-la U. Cha-vét, Tổng thống Chi-lê Bac-xê-nét (2006) là
những minh chứng cụ thể.
Cùng với các chính phủ cánh tả, tiến bộ đang cầm quyền, ở Mỹ La-tinh
còn nhiều đảng cánh tả tham chính. Đáng chú ý là hoạt động của Đảng Mặt
23
2
3


trận giải phóng dân tộc Xan-đi-nô (FSLN) ở Ni-ca-ra-goa, Đảng Mặt trận giải
phóng dân tộc Pha-ra-bun-đô Mac-ti (FMLN) ở En Xan-va-đo, Đảng Cách
mạng dân chủ (PRD) của Mê-hi-cô và Đảng Cộng sản Bra-xin. Trước khi
lãnh tụ Đ. Oóc-tê-ga giành thắng lợi trong bầu cử tổng thống (11-2006), đảng
viên của FSLN giữ chức tỉnh trưởng ở 14/17 tỉnh, thành phố; quản lý 92/161
quận, huyện trên toàn quốc; có 38 nghị sĩ, kể cả chức Chủ tịch Quốc hội.
Đảng FMLN cũng là đảng đối lập mạnh nhất ở En Xan-va-đo, có 31 ghế
trong quốc hội và cầm quyền ở 8/14 thị xã, 76/262 quận, huyện. PRD là đảng
trung tả đối lập lớn, năm 2006 có hơn 1 triệu đảng viên, chiếm 16 ghế tại
Thượng viện, 97 ghế tại Hạ viện liên bang, 219 ghế tại Hạ viện bang và hiện

đang nắm quyền tại 5 bang ở Mê-hi-cô. Đảng Cộng sản Bra-xin là đảng lớn
thứ hai sau Đảng Lao động của tổng thống đương nhiệm, có 12 nghị sĩ liên
bang, 18 nghị sĩ bang, 1 bộ trưởng trong chính phủ và giữ chức Chủ tịch Hạ
viện.
Bên cạnh sự hiện diện của những chính phủ cánh tả, bước tiến quan
trọng của các đảng cánh tả đối lập hoặc tham chính, thì quá trình tập hợp lực
lượng của các đảng cộng sản, cánh tả, tiến bộ Mỹ La-tinh thông qua các diễn
đàn, hội nghị quốc tế cũng là yếu tố thuận lợi giúp cánh tả khu vực củng cố và
mở rộng ảnh hưởng của mình. Ngoài Diễn đàn Sao Pau-lô, cánh tả Mỹ Latinh còn thường xuyên tổ chức Hội thảo quốc tế "Các đảng và một xã hội
mới" do Đảng Lao động Mê-hi-cô chủ trì hằng năm (từ năm 1998 đến nay, 9
hội thảo đã được tổ chức), thu hút sự tham gia của gần 60 đảng cộng sản
(trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam), công nhân và cánh tả ở Mỹ La-tinh,
châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó, Hội nghị "Toàn cầu hóa và những vấn đề
của sự phát triển" do Cu-ba đăng cai tổ chức cũng là một diễn đàn rộng rãi thu
hút sự tham gia của đại diện các đảng cộng sản, cánh tả cùng với các tổ chức
quốc tế, các nhà kinh tế có quan điểm tiến bộ nhằm thảo luận, đánh giá về
toàn cầu hóa và tác động của nó đối với sự phát triển thế giới. Lực lượng cánh
24
2
4


tả khu vực cũng tham gia tích cực Diễn đàn xã hội thế giới do các tổ chức phi
chính phủ Bra-xin khởi xướng để trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hành động
của các tổ chức, phong trào xã hội dân sự chống mặt trái của toàn cầu hóa,
chống chủ nghĩa tự do mới và sự thống trị của tư bản đế quốc, nhằm xây dựng
một xã hội lấy con người làm trung tâm.
Những thành tựu của cánh tả Mỹ La-tinh gần đây là rất khích lệ, đóng
góp quan trọng vào sự phục hồi và phát triển của phong trào cánh tả trên thế
giới. Tuy vậy, cánh tả Mỹ La-tinh cũng đang phải đương đầu trước không ít

khó khăn, thử thách. Việc giữ vững và phát huy những thành quả đạt được là
một nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra cho cánh tả Mỹ La-tinh. Nhưng, bước phát
triển mới của cánh tả khu vực những năm đầu thế kỷ XXI là thực tế sống
động tạo cơ sở cho niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh vì những mục
tiêu mang tính thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

25
2
5


×