Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng ở chương trình Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.1 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
KHOA SP XÃ HỘI –NHÂN VĂN

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

inh

Ths.Nguyễn Thị Diệu Thúy

ĐỀ TÀI NCKH:

hu

SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC

T
ruo

ng

T

CHỌN GIẢNG Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2009-2010



1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
So sánh là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong các phong cách
chức năng ngôn ngữ. So sánh tu từ chứa đựng sức gợi cảm phong phú, trước hết là cái
nhìn mới, đẹp trong cách nhìn sự vật, hiện tượng. So sánh phát động nhiều chiều liên

inh

tưởng vừa hướng về khách quan, vừa hướng về phía cảm nhận chủ quan.

So sánh tu từ xuất hiện khá nhiều trong các văn bản nghệ thuật ở chương trình

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Ngữ văn 6. Nếu được khảo sát một cách đầy đủ, hệ thống thì đây sẽ là nguồn ngữ liệu
phong phú trực tiếp hỗ trợ cho bài học Tiếng Việt về so sánh tu từ (Tiết 79, tiết 86Ngữ văn 6, Tập 1)

Nhận diện so sánh không phải là khó song tạo lập so sánh tu từ và phân tích hiệu
quả nó lại là vấn đề không hề đơn giản đối với học sinh THCS


hu

Đề tài: “So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương trình
Ngữ văn 6” nhằm đưa ra một số định hướng cho học sinh trong việc tạo lập và tiếp

T

nhận so sánh so sánh tu từ trước hết là trong SGK Ngữ văn 6, cung cấp nguồn ngữ
liệu phục vụ hiệu quả cho dạy học so sánh so sánh tu từ theo tinh thần tích hợp.
2. Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu về phương thức so sánh tu từ có các tác giả:
Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Phan

ng

Cảnh…

Cù Đình Tú-tác giả cuốn Phong cách học Tiếng Việt cho rằng: ” So sánh là sự đối

T
ruo

chiếu hai đối tượng có chung một một dấu hiệu nào đấy nhằm biểu hiện một cách
hình tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó”. (145.)
Thống nhất trong quan niệm về so sánh tu từ, tác giả Đinh Trọng Lạc quan niệm:

"So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng
khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một


2


nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ đối
tượng".(161)
Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ thơ khẳng định: So sánh là một biện
pháp tu từ giàu giá trị biểu đạt vì vậy nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ
thuật , đặc biệt là ngôn ngữ thơ

inh

Thời gian gần đây, một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ mới đang thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học-Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lí thuyết ngôn ngữ học tri

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

nhận, các nhà ngôn ngữ học đã có những cái nhìn mới về các hiện tượng ngôn ngữ
của tiếng Việt trong đó có so sánh tu từ. Các tác giả: Nguyễn Đức Tồn, Lê Đức Mậu
trong các bài viết của mình đăng trên tạp chí ngôn ngữ thời gian gần đây đề cập nhiều
đến một loại so sánh –đó là so sánh đồng nhất. Các tác giả cũng đặt ra vấn đề nguồn
và đích trong các ẩn dụ, so sánh tu từ. Đây là hướng nghiên cứu mới đang được các

hu


nhà ngôn ngữ học quan tâm

So sánh là một biện pháp tu từ cơ bản, phổ biến trong nhiều loại văn bản, nhất là

T

văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy, so sánh tu từ là một nội dung quan trọng trong nội
dung chương trình Ngữ văn Trung học. trong chương trình Ngữ văn 6, có hai tiết học
về so sánh tu từ (tiết 79, tiết 86)

Khái niệm so sánh được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả
năng nhận thức của đối tượng: “so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự

đạt.”(24)

ng

vật, sự việc khác có nết tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn

T
ruo

Mô hình đầy đủ của một phép so sánh gồm :
- Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh
- Vế B nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc nói ở vế A
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

3



Trên tinh thần tích hợp, các nhà biên soạn Ngữ văn 6 đã chọn những tác phẩm
tiêu biểu thuộc 6 kiểu văn bản: tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả, thuyết minh, điều
hành, nhật dụng để đưa vào chương trình. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, hầu hết
các văn bản được chọn giảng đều xuất hiện so sánh tu từ- điều này cũng nằm trong
chủ ý lựa chọn của các tác giả . Bởi lẽ, đây sẽ là nguồn ngữ liệu phong phú trực tiếp

inh

cung cấp cho các giờ dạy về so sánh tu từ trong chương trình Ngữ văn 6 hiện nay.

Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về: So sánh tu từ trong

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

các văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6.

Chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu có ý nghĩa
phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp như hiện nay.
3. Nhiệm vụ khoa học

- Phân loại ngữ liệu, rút ra một số đặc điểm về cấu trúc- ngữ nghĩa của So sánh tu

hu


từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6.

-Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn trong dạy

T

học so sánh tu từ trong chương trình Ngữ văn ở Phổ thông hiện nay.
4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu: 30 văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ
văn 6:

Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ

ng

Tinh; Sự tích hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ếch ngồi đáy
giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Treo biển; Lợn cưới, áo mới;

T
ruo

Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bài học
đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau; Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác; Đêm
nay Bác không ngủ; Lượm; Mưa; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước; Lao xao;
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha
4.2 .Phương pháp nghiên cứu
+Khảo sát, thống kê
4



+ So sánh, đối chiếu
+ Phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh THCS, sinh viên

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

CHƯƠNG 1

inh

Ngữ văn.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ VIỆC SỬ DỤNG SO SÁNH TU
TỪ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

1.Khái niệm:

1.1. "So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối

hu


tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ
có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ

T

đối tượng".

1.2. Theo các nhà ngôn ngữ học, cần phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh luân
lí (còn gọi là so sánh lôgic, so sánh chính xác).

- So sánh luân lí chỉ có giá trị thông báo, không tạo ra giá trị biểu cảm. Trong cấu
trúc so sánh luân lí, cái được so sánh và cái so sánh thường là đối tượng cùng loại và

ng

mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng…

- Khác với so sánh luân lí, so sánh tu từ vừa mang chức năng nhận thức vừa có

T
ruo

giá trị biểu cảm. Việc sử dụng biện pháp so sánh làm cho đối tượng miêu tả trở nên
sinh động, mới mẻ, giàu sức hấp dẫn. Ví dụ:
- So sánh luận lí: Nam cao hơn Anh (1)
- So sánh tu từ: Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như Ngọc nữ uốn mình trên không"
(Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ)
5



1.3. Có thể khẳng định rằng so sánh đã tạo điều kiện cho sự liên tưởng, kích thích
sự tìm tòi ở người đọc để tự xác định được nét giống nhau của đối tượng miêu tả với
cái so sánh. Sự so sánh làm cho ngôn ngữ giàu tính hình tượng, giàu sắc thái biểu
cảm.

2.1. Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
1

2

3

hoa

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Mặt tươi như

4

inh

2. Cấu trúc của so sánh tu từ:


Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh tích cực hay tiêu cực.
Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu
rõ phương diện so sánh.

Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh

hu

Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh

2.2. Trong so sánh, vế B thường được coi là chuẩn so sánh. Bình thường, ta nói:

T

Con thông minh như bố, mà không nói: Bố thông minh như con là vì vế B (bố) được
coi là chuẩn so sánh, đã được công nhận từ trước.

2.3. Trong so sánh, có trường hợp vế B (chuẩn so sánh) được nêu cụ thể, đủ rõ,
để người đọc nhận ra. Song, nhiều trường hợp, để đảm bảo tính ngắn gọn, vế B được
đưa ra không đầy đủ buộc người đọc phải suy luận mới hiểu được. Ví dụ:

ng

Dai như đỉa

A: tính chất dai

T
ruo


B: đỉa

B ở đây không phải là chính con đỉa mà chỉ là đặc điểm “bám dai” của nó. Vì

thế, khi phân tích, để hiểu được so sánh, phải tìm đến được các khía cạnh, các đặc
điểm, tính chất, phương diện đem ra so sánh ở cả hai vế.
2.4. Có những trường hợp, chuẩn so sánh ở vế B chỉ có tính chất mơ hồ, không

cụ thể (ngược hẳn với các trường hợp nêu ở điểm lưu ý 2.3).
6


Ví dụ:
- Trong như tiếng hạc bay qua
(Nguyễn Du)
- Tiếng hát trong như suối ngọc tuyền

(Thế Lữ)

inh

Êm như hơi gió thoảng cung tiên

Vế B trong các so sánh trên - tiếng hạc bay qua, suối ngọc tuyền, gió thoảng

D
v
ien
ai

hoc
H
aT

cung tiên là những sự việc, sự vật mà ta khó có thể một lần được chứng kiến, và ngay
các tác giả chắc cũng vậy. Song, những so sánh như vậy vẫn gợi cảm, vẫn đầy ấn
tượng. Chính ở những chỗ như thế, so sánh tu từ, so sánh nghệ thuật khác với các so
sánh lô gíc.

2.5. Trong thực tế không phải lúc nào so sánh cũng đầy đủ như trên. So sánh vắng

Ví dụ:

hu

yếu tố 2 được gọi là so sánh chìm.

"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

T

Cỏ đón giêng hai như chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"

(Chế Lan Viên)

Trong khổ thơ trên, nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng lối so sánh chìm (vắng yếu


ng

tố 2). Người đọc có thể tìm thấy ý nghĩa của yếu tố này qua các hình ảnh so sánh liên
tiếp. Trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khát khao của nhân vật trữ tình

T
ruo

trong bài thơ mà còn là một lẽ tự nhiên phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về
với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với những gì thân thiết gần gũi, về với kỷ
niệm thiết tha sâu nặng của lòng mình.
Như vậy, muốn hiểu được ý nghĩa của hình ảnh được so sánh người đọc phải xác

định nét tương đồng giữa yếu tố 1 và 4. Ngược lại, từ phía người sáng tác, nhà thơ cần
tìm tòi, lựa chọn hình ảnh biểu đạt, cấu trúc so sánh phù hợp.
7


2.6. Các từ ngữ thường được dùng để so sánh gồm: như, tựa như, không như…
bao nhiêu… bấy nhiêu, là
Cần phân biệt các phán đoán khẳng định có công thức "S là P" với công thức so
sánh "A là B".

- "Tôi là con nai bị trời chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tôi" (2)

D
v
ien
ai

hoc
H
aT

(Xuân Diệu)

inh

Ví dụ: -"Họ là những nghệ sĩ trẻ" (1)

Ở phán đoán (1) nếu thay "là" bằng "như là" thì nội dung cơ bản của phán đoán sẽ
thay đổi, còn ở so sánh (2) nếu thay đổi bằng "như là", "như" thì nội dung cơ bản
không thay đổi, chỉ thay đổi sắc thái giả định - khẳng định mà thôi.
3. Phân loại so sánh:

hu

3.1. Từ những tiêu chí khác nhau, các nhà ngôn ngữ học có những cách phân chia
các nhóm so sánh khác nhau. Dựa vào tính chất, đặc điểm, quan hệ giữa vế (1) và vế

T

(4) có thể chia so sánh thành 2 nhóm: so sánh đồng loại và so sánh khác loại.
Ví dụ:

- So sánh đồng loại (âm thanh- âm thanh):

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".

(Hồ Chí Minh)


ng

- So sánh khác loại (vật- người)

"Ngôi nhà như trẻ nhỏ

T
ruo

Lớn lên với trời xanh".
(Đồng Xuân Lan)

3.2. Dựa vào từ dùng so sánh, có các kiểu so sánh: so sánh ngang bằng so sánh hơn

kém. Có thể phân biệt hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng (thể hiện bằng các từ so
sánh như, là, tựa...) và so sánh không ngang bằng (thể hiện bằng các từ hơn, kém,
thua hoặc các cụm từ không bằng, không như,...). Trong phép so sánh không ngang
8


bằng, vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau về một phương diện
nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét tương đồng này cho phép so
sánh các sự vật, sự việc với nhau.
Ví dụ: (1) So sánh ngang bằng:
Trẻ em như búp trên cành

inh

(Hồ Chí Minh)

(2) So sánh hơn kém:

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Tố Hữu)

hu

-Hai phép so sánh trên sử dụng các từ ngữ so sánh khác nhau: như (phép so sánh
1) và chưa bằng (phép so sánh 2). Vậy, có thể kết luận rằng chúng khác nhau. Từ đó

T

có thể rút ra mô hình của hai kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng: A là B
So sánh hơn kém:

A chẳng bằng B


3.3. Dựa vào sự xuất hiện của yếu tố (2) có thể chia so sánh thành hai loại: so
sánh chìm (vắng yếu tố 2), so sánh nổi (đầy đủ các yếu tố).

ng

Cấu trúc so sánh cũng có thể vắng yếu tố 2 và yếu tố 3, đó là cách so sánh sử
dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già

T
ruo

Ví dụ:

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
(Xuân Diệu)

Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
(Ca dao)
9


4. Tác dụng của so sánh
So sánh, trước hết là thao tác của tư duy lô gíc: đem sự vật này đối chiếu với sự
vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng. Do vậy, so sánh có giá trị
đối với quá trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã
biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.


inh

Bên cạnh giá trị về nhận thức, so sánh còn có giá trị tạo các sắc thái biểu cảm

khác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

tượng... gọi là so sánh tu từ.

So sánh tu từ chứa đựng sức gợi cảm phong phú, trước hết là cái nhìn mới, đẹp
trong cách nhìn sự vật trong sự lựa chọn hình ảnh và những cảm xúc bất ngờ đưa
đến. So sánh phát động nhiều chiều liên tưởng, liên hội chứ không chỉ một chiều đơn
giản vừa hướng về khách quan, vừa hướng về phía cảm nhận chủ quan.

hu

Trong văn bản nghệ thuật, so sánh là một phương thúc bình giá riêng của nhà
văn. Bằng những sắc thái ngữ nghĩa , bằng ý nghĩa hình tượng có được, so sánh tác

T
ruo

ng


T

động vào trực giác của người nhận để lại khả năng cảm thụ sáng tạo.

10


CHƯƠNG 2
SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC CHỌN GIẢNG Ở
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC SO
SÁNH TU TỪ
1. Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của so sánh tu từ trong các văn bản được chọn

inh

giảng trong chương trình Ngữ văn 6
1.1. Cấu trúc có đầy đủ các thành tố, A và B cùng loại

4 yếu tố:
1
Vế A

D
v
ien
ai
hoc
H
aT


Cấu trúc điển hình của một so sánh tu từ là cấu trúc đầy đủ . Nghĩa là nó có đầy đủ cả

2

3

4

Phương diện so

Từ so sánh

Vế B(Sự vật

( Sự vật được so

dùng để so sánh)

hu

sánh)

sánh

- Cấu trúc của so sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương

T

trình Ngữ văn 6 mà chúng tôi khảo sát chủ yếu sử dụng kiểu cấu trúc này.


-Với loại so sánh có cấu trúc đầy đủ , việc lĩnh hội giá trị biểu đạt mà so sánh tu
từ mang lại không khó. Bởi lẽ, đặc điểm tương đồng của A và B đã được giới hạn ,
định hướng ngay trong vế 2 (phương diện so sánh)

- A và B cùng loại nghĩa là A và B cùng thuộc một phạm vi biểu vật (người,

ng

động vật , thực vật, tự nhiên, xã hội, tinh thần…). Kiểu cấu trúc này có hai biểu
hiện về ngữ nghĩa:

T
ruo

+ So sánh để biểu thị mức độ cao của tính chất, đặc điểm. Lọai này B thường là
điển hình cho các sự vật có chung tính chất. Từ dùng trong những tổ hợp so sánh để
biểu thị mức độ rất cao thường là từ như. Như được sử dụng trong câu để biểu thị mức
độ rất cao thì chắc chắn loại câu này chỉ diễn đạt sự so sánh theo nghĩa đen. Thí dụ:
Đẹp như tiên; đẹp như hoa; giống nhau như đúc; rõ như ban ngày; trong suốt như
mặt gương soi.
11


Ví dụ:
-Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước
-Bác tai trước kia hay đi hò hát, nghe tiếng gì cũng không rõ, nay bỗng thấy lúc nào
cũng ù ù như xay lúa ở trong.
-Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,


inh

cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu
sóng trắng.

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Đối với loại cấu trúc này, đặc tính của sự vật ở vế B tiêu biểu và có tính ổn

định. Thậm chí chúng còn được cố định hóa trong các thành ngữ và nhắc đến sự vật là
gợi liên tưởng tới tính chất đặc trưng của nó. Chẳng hạn, tính chất tiêu biểu của hoa
là đẹp, tươi, thơm…nếu câu văn có vế B là hoa thì sẽ gợi liên tưởng tới đặc trưng này.
Ví dụ:

-Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương,

hu

người đẹp như hoa , tính nết hiền dịu.

+ So sánh biểu thị sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

T


Cũng có khi A và B cùng loại, song so sánh chủ yếu nhằm biểu hiện sự tương đồng.
Với so sánh loại này, B không phải là sự vật tiêu biểu nhất, đại diện cho nhóm. B
xuất hiện trong câu văn thường là mới mẻ, thể hiện sự sáng tạo của người viết.
Điều dễ nhận thấy là những sự vật vô tri vô giác qua so sánh trở nên sinh động gợi
cảm hơn. Bởi lẽ, cái được chọn để so sánh tuy cũng là sự vật song ở trạng thái động

Ví dụ:

ng

hoặc trong sự gắn bó tác động qua lại với con người.

T
ruo

+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như
những khu phố nổi. (Sông nước Cà Mau-Đoàn Giỏi)
+… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của

mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
+Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời

nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng
12


thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm
bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng
hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ
của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. (Cô Tô-Nguyễn Tuân)

Được xem là bậc thầy về ngôn ngữ, Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tinh tế và tài

inh

hoa trong việc phát hiện, sáng tạo cái đẹp. Cách nhìn thế giới và đời sống của ông

luôn thiên về thẩm mĩ và văn hoá. Những đặc điểm nổi bật nói trên cũng có thể tìm

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

thấy ở bài Cô Tô, tuy đây chỉ là đoạn trích trong một thiên kí dài. Tác giả đã tả cảnh

biển lúc sáng sớm với ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình
ảnh và cảm xúc. Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng
lệ. Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức
trong trẻo, tinh khôi. Với việc lựa chọn hình ảnh so sánh độc đáo, tác giả đã mang

hu

đến cho người đọc một bức tranh gợi cảm về thiên nhiên.

1.2. Cấu trúc so sánh có đầy đủ các thành tố, A và B khác loại

T


A và B khác loạị nghĩa là A và B không cùng một trường biểu vật. Chẳng hạn :
Vế A

Người

-

Sự vật

-

Người

Người

-

Động vật

Động vật

-

Người

ng

Sự vật


Vế B

Thực vật

Động vật
-

Sự vật có tính chất tĩnh …

T
ruo

Sự vật có tính chất động

-

Ví dụ:

+Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa

những đầu sóng trắng.

+Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh

mông trời nước. (Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử-Thúy Lan)
13


+Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện
thuốc phiện. (Trích Dế mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài)

-Khi A và B khác loại, bên cạnh chức năng biểu hiện, chức năng biểu cảm của
mệnh đề so sánh sẽ rất rõ nét. Kết hợp khác loại tạo nên sự mới mẻ, bất ngờ trong
cách diễn đạt, làm cho đối tượng miêu tả hiện lên sinh động và gợi cảm.

inh

-Nếu mệnh đề chứa cấu trúc so sánh có hiện tượng chuyển nghĩa thì từ ngữ chỉ
phương diện so sánh sẽ chuyển nghĩa theo tính chất biểu vật của vế A.
Bóng Bác cao lồng lộng

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Ví dụ:

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Đêm nay Bác không ngủ-Minh Huệ)

Cả hai từ “cao” và “ ấm” đều cùng chuyển nghĩa từ trạng thái vật chất của sự vật
sang trạng thái tinh thần, tình cảm. Trong trạng thái mơ màng như trong giấc mộng,

hu

anh đội viên cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tụ qua hình ảnh so sánh:

“Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái

T

nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng mơ màng vừa lớn
lao, vĩ đại (cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn
lửa hồng.

1.3. Cấu trúc so sánh được mở rộng ở vế A

Đối với loại cấu trúc này, A có chức năng giới hạn về đối tượng, tính chất, đặc điểm

ng

so sánh ; B biểu đạt cao về mức độ, tính chất đó. Việc đem vào phần giới hạn đối
tượng (A) những tổ hợp giải thích, mở rộng có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng rõ

T
ruo

nét cho người đọc về đối tượng
Ví dụ:

+Biển rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương

soi.(1)

Thử so sánh câu văn trên với hai câu văn sau :
+ Biển trong suốt như mặt gương soi.(2)
14



+ Biển rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng.(3)
Câu (1) đứng trước mệnh đề so sánh là một kết cấu C-V có tác dụng giới hạn về
tính chất, trạng thái của đối tượng miêu tả. Tính chất này được cụ thể hóa trong mệnh

(1) cụ thể, biểu cảm hơn hẳn câu (2) và(3)
1.4. Cấu trúc so sánh được mở rộng ở vế B

inh

đề so sánh: “trong suốt như mặt gương soi”. Nhờ mệnh đề so sánh mở rộng mà câu

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Loại cấu trúc này thường gọi tên đối tượng của vế A và miêu tả cụ thể ở vế B.

Chức năng miêu tả mở rộng nhằm định hướng liên tưởng cho người đọc về đối tượng
và mang lại sắc thái biểu cảm cho câu văn.
Ví dụ:

+Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những

hu


cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. (Vượt thác- Võ Quảng)
+Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi(2)(Cô

T

Tô-Nguyễn Tuân)

+Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của
thủ đô Hà Nội. (3)

(Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử-Thúy Lan)

Câu (2) nằm trong đoạn mở đầu tả bao quát cảnh quần đảo Cô Tô sau trận bão.
Chỉ một vài nét phác họa, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc những hình dung

ng

về một khung cảnh bao la tươi đẹp của Cô Tô.

Câu (3)Miêu tả cầu Long Biên, tác giả Thúy Lan đã kết hợp hệu quả giữa biện pháp

T
ruo

nhân hóa và so sánh . Cầu trở thành nhân vật đương thời của bao thế hệ, như nhân vật
bất tử chịu đựng bao thử thách, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Các
định ngữ trong mệnh đề được so sánh (B) đã đem lại sự sống linh hồn cho sự vật, khái
quát lên những phẩm chất của cây cầu lịch sử này.


15


Mở rộng cấu trúc so sánh là đặc điểm nổi bật của các so sánh tu từ ở các văn
bản trong chương trình Ngữ văn 6. Việc mở rộng này làm cho đối tượng miêu tả hiện
lên cụ thể, sinh động, thể hiện rõ sự sáng tạo của người viết.
1.5. Cấu trúc so sánh rút gọn
Trong cấu trúc so sánh, vế A và vế B luôn luôn phải có, hai vế còn lại có thể được

inh

tỉnh lược.

-Rút gọn phương diện so sánh: Trong kiểu cấu trúc này thường xuất hiện quan hệ

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

từ là hoặc như .Với loại so sánh này, nhất thiết phải xác định được thuộc tính tiêu biểu của
B để tìm điểm tương đồng giữa A và B .

+Cấu trúc so sánh rút gọn có từ” như”:

Từ điển tiếng Việt giải thích ý nghĩa từ như như sau: “ Từ biểu thị quan hệ tương
đồng trong sự so sánh về một mặt nào đó: tính chất, mức độ, cách thức, hình thức bên


hu

ngoài, ...”

Ví dụ: Hôm nay nóng như hôm qua. Bà cụ coi anh như con...

T

- Từ dùng trong những tổ hợp so sánh để biểu thị mức độ rất cao.

Khi mệnh đề so sánh rút gọn có từ như chỉ quan hệ so sánh thì đó là so sánh tương
đồng .

Ví dụ: … Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng
nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù. (Buổi học cuối cùng-

ng

An-phông-xơ Đô-đê)

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân

T
ruo

Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha –men, truyện đã biểu hiện lòng
yêu nước qua một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc. Câu nói của thầy Hamen đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong
cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và
vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản

tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về
16


ngôn ngữ, nói tiếng dân tộc mình bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại
được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.
+Cấu trúc so sánh rút gọn có từ” là”
Theo Từ điển tiếng Việt, từ là có nghĩa: “Động từ đặc biệt, biểu thị quan hệ giữa phần

trưng của nó, hoặc nội dung nhận thức hay giải thích về nó.
Ví dụ: Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam.

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Người thanh niên ấy là công nhân .

inh

nêu sự vật, sự việc với phần nêu chính bản thân nó nhìn ở một khía cạnh khác, hay nêu đặc

Hai lần năm là mười.

Con người bao giờ cũng là con người.
Thì giờ là vàng ngọc.

Hôm nay là chủ nhật

hu

Chúng tôi cho rằng so sánh rút gọn có từ” là” là so sánh đồng nhất. Đồng
nhất là hiện tượng giữa hai đối tượng có những đặc tính và quan hệ tiêu biểu như nhau

T

mà tư duy con người phát hiện và chấp nhận được. Khi có quan hệ đồng nhất chúng
có khả năng thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định. So sánh đồng nhất
chính là tiền đề cho các ẩn dụ định danh xuất hiện. Tất nhiên, B muốn thay thế cho A
(trong ẩn dụ) thì tính chất tương đồng phải ở một mức độ cao.

Trong văn chương, với khả năng tư duy hình tượng của tác giả, những sự đồng

ng

nhất được phát hiện mang tính cảm xúc, tính hình tượng nên giá trị cảm xúc càng
được nâng cao. Chẳng hạn sự đồng nhất giữa lãnh tụ-Tổ quốc, lãnh tụ- nhân dân, Tổ

T
ruo

quốc - nhân dân. Kiểu đồng nhất này mang tính phổ quát trong tư duy nhân loại.Vì
vậy, khi đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, chúng ta thật sự xúc động khi bắt gặp biểu
tượng đất nước qua những người thân yêu, ruột thịt.
+Đất là mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con

của Đất..


+Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.
17


Ở tác phẩm Tre Việt Nam, Thép Mới cũng đã sử dụng thành công phép so sánh
đồng nhất này.
Ví dụ:
+Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với

+Tre là cánh tay của người nông dân.

inh

đời sống hằng ngày.

Câu văn miêu tả mang sắc thái khẳng định, với phép so sánh đồng nhất, hình ảnh

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

cây tre hiện lên sống động và gợi cảm. Tre gần gũi, gắn bó với người dân Việt Nam,
tre chính là biểu tượng về con người Việt Nam
1.7. Đảo cấu trúc so sánh


Cấu trúc thông thường của một so sánh tu từ lần lượt sẽ là: Cái được so sánh-Phương
diện so sánh – từ so sánh –cái so sánh.

hu

Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào người viết cũng tuân thủ cấu trúc này,
nhất là trong các văn bản nghệ thuật. Phương diện so sánh có thể được đảo sau vế B

Ví dụ:

T

nhằm nhấn mạnh đặc điểm tương đồng.

+ Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên trên ngọn sào giống

ng

như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Các câu văn trên sử dụng nhiều so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả. Cấu trúc so

T
ruo

sánh đan cài so sánh. Biểu tượng: “ một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình
gân guốc, vững chắc của nhân dân. So sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp
sĩ” nhằm khẳng định sức mạnh của của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so

sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc
ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của nhân vật.

18


Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc
vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là
người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Nhân vật được tập miêu tả ở các động tác, tư thế
và ngoại hình với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm.
2. Đặc điểm về cách thức sử dụng

inh

2.1. So sánh tu từ là phương tiện biểu đạt hữu hiệu trong hầu hết các loại văn
bản

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

Trừ văn bản khoa học và văn bản hành chính còn lại tất cả các loại văn bản được
chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6 đều sử dụng so sánh tu từ trong biểu đạt. So
với ẩn dụ, hoán dụ tu từ thì so sánh được dung rộng rãi hơn. Bởi lẽ, chức năng của so
sánh là chức năng biểu hiện-tạo hình và chức năng biểu cảm. Cấu trúc so sánh tu từ


đầy đủ cả cái biểu hiện và cái được biểu hiện nên người đọc tiếp nhận dễ hơn khi tiếp

hu

nhận ẩn dụ, hoán dụ .

So sánh tu từ chiếm ưu thế trong các văn bản nghệ thuật. Do yêu cầu về tính hình

T

tượng, tính biểu cảm mà ngôn ngữ nghệ thuật rất ưa dùng so sánh trong biểu đạt.
Tuy nhiên, so sánh tu từ không chỉ phát huy vai trò trong địa hạt văn chương mà còn
được lựa chọn như một phương thức biểu đạt tối ưu trong các văn bản khác như.: Văn
bản nhật dụng, văn bản thuyết minh. Trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, so sánh tu
từ kết hợp với các phương thức tu từ như ẩn dụ, nhân hóa để truyền đạt bức thông

ng

điệp có ý nghĩa nhân loại:con người phải sống hòa hợp với thiên nhên, phải chăm lo
bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

T
ruo

Văn bản Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi liên tiếp sử dụng so sánh tu từ để tái
hiện bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống vùng cực nam Tổ quốc
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá

nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu
sóng trắng


19


Giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên
cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ
Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như
những khu phố nổi.

inh

2. 2. Hình ảnh so sánh tu từ đậm dấu ấn thời đại, thể hiện sự sáng tạo của người viết
Dù số lượng các tác phẩm của mỗi tác giả được đưa vào chương trình không

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

nhiều (thông thường mỗi nhà văn có một tác phẩm được chọn, những nhà văn lớn có
2-3 tác phẩm), song các tác phẩm được chọn đều là những tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của từng tác giả. So sánh tu từ trong các tác phẩm thuộc về
sự lựa chọn, tổ chức sử dụng của các nhà văn vì vậy in đậm dấu ấn sáng tạo của
người viết.

hu


Lối so sánh của Nguyễn Tuân dù miêu tả thiên nhiên hay con người, đều có những
liên tưởng mới lạ, độc đáo và gợi cảm. Võ Quảng mang đến những nét vẽ rắn rỏi,

T

khỏe khoắn trong “Vượt thác”. Dấu ấn vùng sông nước, kênh rạch, ruộng vườn cùng
với hệ động, thực vật phong phú của nó đã in đậm dấu ấn trong sáng tác của Đoàn
Giỏi.

Ví dụ:

+Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời

ng

nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng
thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm

T
ruo

bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng
hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ
của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh

biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
( Cô Tô- Nguyễn Tuân)
20



+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm
răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên trên ngọn sào giống như
một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Vượt thác – Võ Quảng)
+Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,

sóng trắng.

inh

cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu
Giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi )

2. 3. Những sự vật quen thuộc, gần gũi trong đời sống được chọn làm hình ảnh so
sánh


Nhiều hình ảnh quen thuộc trong đời sống sinh hoạt được chọn làm hình ảnh so

hu

sánh như: cái quạt, cái gương, chiếc võng, cánh diều, ngọn lửa…

Qua khảo sát các văn bản trong chương trình Ngữ văn 6, Tập 1, chúng tôi nhận

T

thấy hầu hết các văn bản này đều sử dụng những tổ hợp so sánh sẵn có trong kho tàng
văn học dân gian (thành ngữ). Sở dĩ có hiện tượng này là vì các văn bản được khảo
sát đều là tác phẩm văn học dân gian. Các thành ngữ so sánh được lựa chọn đều là
thành ngữ so sánh về mức độ.
Ví dụ:+Đẹp như hoa

ng

+Trong suốt như gương
+Lớn nhanh như thổi…

T
ruo

Các tác phẩm văn học hiện đại không sử dụng cấu trúc sẵn có mà mỗi văn bản,
mỗi đối tượng miêu tả, các tác giả có kiểu lựa chọn hình ảnh và tổ chức cấu trúc khác
nhau. Tuy vậy, hầu hết các hình ảnh so sánh đều hết sức quen thuộc, gần gũi. Chính
vì thế, để hiểu so sánh tu từ trong các văn bản, người đọc không chỉ cần những hiểu
biết về cơ chế tạo nghĩa của phương thức này mà cần có tri thức tổng hợp về đời
sống xã hội .

21


3. Một số định hướng về việc dạy học so sánh tu từ trong chương trình Ngữ văn
THCS:
3.1 Quy trình tạo cấu trúc so sánh:
Để giúp học sinh biết cách sáng tạo những cấu trúc so sánh có sức gợi hình, gợi

- Chọn đối tượng cần miêu tả, biểu hiện.

inh

cảm, giáo viên có thể hướng dẫn các em quy trình gồm các bước sau:

- Dựa vào đặc điểm, thuộc tính nổi bật nào đó của sự vật hay hiện tượng đang

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

cần diễn đạt đi tìm sự vật hay hiện tượng khác cũng có đặc điểm hay thuộc tính ấy.
- Đặt cái so sánh và cái được so sánh vào mô hình cấu trúc so sánh.

- Không nhất thiết mô hình cấu trúc phải đầy đủ cả 4 yếu tố. Có thể thiếu yếu tố
thứ nhất (ví dụ: Đỏ như gấc), thiếu yếu tố thứ 2 (Trẻ em như búp trên cành), yếu tố so
sánh có thể "ẩn" (chứ không thể thiếu). Cần lưu ý không có dạng so sánh nào thiếu vế


hu

A, bởi như thế không còn là so sánh nữa mà là ẩn dụ.

- Vế B bao giờ cũng phải tiêu biểu, giàu tính hình tượng, biểu cảm hơn vế A.

T

Ví dụ: ... Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa
giăng chi chít như mạng nhện (Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi).

+ So sánh sông ngòi kênh rạch đan chéo, chằng chịt lên nhau, tác giả đã sử dụng
một hình ảnh giàu sức gợi: mạng nhện.

Nghệ thuật miêu tả vừa bao quát, nêu được ấn tượng chung nổi bật vừa cụ thể

ng

chi tiết, sinh động. Bằng sự hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống vùng đất
mũi tác giả đã giúp người đọc có những hình dung cụ thể về mảnh đất tận cùng phía

T
ruo

nam Tổ quốc.

2.2. Cách thức tiếp nhận, khám phá cái hay, cái đẹp của những cấu trúc so sánh.
- Trước hết người đọc cần nắm được bản chất của so sánh là dựa trên sự tương


đồng của 2 đối tượng: cái so sánh và cái được so sánh. Cơ chế tạo nghĩa trong cấu
trúc so sánh là thông qua hiểu biết về B để nhận thức A. Vì vậy, trước hết người đọc
phải có những hiểu biết nhất định về B, đó được xem như là tư thức nền trước khi tìm
22


hiểu ý nghĩa của so sánh. Chẳng hạn để hiểu cái hay trong cách miêu tả về rừng đước
của nhà văn Đoàn Giỏi: "... Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai
dãy trường thành vô tận", người đọc cần hiểu trường thành là gì? Đặc điểm nổi bật
như thế nào, (trường thành: bức thành dài, đặc điểm: đồ sộ, vững chắc).
- Phải lấy ra được tính chất, đặc điểm tiêu biểu thường được gợi lên khi nhắc tới đối

inh

tượng (vế B).

- Quan hệ tương đồng giữa vế A và vế B là cơ sở để hiểu đúng cấu trúc so sánh.

sánh.

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

- Đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của so sánh cũng là phương diện giúp hiểu đúng so


+ Khi cấu trúc so sánh có đầy đủ cả 4 vế thì vế 2 sẽ là định hướng xác định điểm
tương đồng giữa A và B. Thông thường, cấu trúc so sánh này nhằm biểu đạt mức độ
tính chất của A, hoặc biểu hiện sắc thái cảm xúc của người viết.

là, hoặc như).

hu

+Khi cấu trúc so sánh thiếu vế 2 và vế 3 thì đó thường là so sánh ngang bằng (ẩn

T

Nhiệm vụ của người đọc là xác định đặc trưng của B để hiểu A.

- Khi cấu trúc so sánh xuất hiện từ "là" thường mang sắc thái nhấn mạnh, khẳng
định và xuất hiện quan hệ đồng nhất. Vì vậy, tiếp nhận kiểu cấu trúc này không nên
phân tích theo kiểu A giống B như thế nào? mà nên hiểu A chính là B.
Ví dụ:

Tre là cánh tay của người nông dân.

ng

Câu văn này nên hiểu tre gắn bó sâu nặng, tre là một bộ phận không thể thiếu
trong đời sống của người Việt.

T
ruo

2.3. Muốn viết những câu văn hay, giá trị biểu cảm các em học sinh phải trau dồi

vốn sống, vốn hiểu biết của mình. Tăng cường đọc sách, nhất là các tác phẩm văn
học. Những tri thức nền về thiên nhiên, cuộc sống con người, bản sắc văn hóa của dân
tộc sẽ là tiền đề giúp các em viết những câu văn giàu hình tượng và có sức biểu cảm.
3. Một số bài tập ứng dụng.
1. So sánh tu từ là gì? So sánh tu từ khác ẩn dụ tu từ như thế nào?
23


2. Những từ so sánh nào thường được dùng trong cấu trúc so sánh?
3.Trình bày mô hình đầy đủ của một cấu trúc so sánh.
4. So sánh tu từ khác so sánh thông thường như thế nào?
5. Có thể sử dụng so sánh tu từ trong những loại văn bản nào và không sử dụng so
sánh tu từ trong những loại văn bản nào?

là gì?

D
v
ien
ai
hoc
H
aT

A. Nhân hoá

inh

6. Phép tu từ trong câu văn “Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”


B. So sánh
C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

7. Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh?

hu

A. Phía sau,chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít, cũng đang chồm lên
sóng bám sát chúng tôi.

T

B. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn
nhiều khi vất vả, trông như những con thuyền du ngoạn.

C. Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường
giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

D.Mảnh buồm như xúi phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cố ưỡn

ng

cao sắp cất lên tiếng hót.

8. Hình ảnh “Chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm” (trích

T
ruo


Bám biển – Bùi Hiển) thể hiện rõ nhất điều gì?
A. Sự dữ dội của biển cả
B. Sự to lớn của con thuyền
C. Sự mạnh mẽ, can đảm của con người
D. Sự hăng say, phấn chấn trong lao động.

24


9. Hãy lựa chọn cụm từ thích hợp (hai dãy trường thành vô tận, núi chất dựa bờ,
những khu phố nổi) để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau:
- Giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng
lên cao ngất như…
- Những đống gỗ cao như…

10. Từ nào dưới đây thích hợp điền vào chỗ trống của câu:

inh

- Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếc rực trên mặt nước như…

hợp nhất?

D
v
ien
ai
hoc
H

aT

“Lũ học trò chúng tôi.................... như bầy chim non xếp hàng vào lớp” là phù
(Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh).

A. Sợ hãi

B. Hồi hộp

C. Lúng túng

hu

D. Ríu rít

11. Vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh để viết 4 câu văn, mỗi câu miêu tả một

T

hình ảnh sau:

- Sân trường trong buổi sáng mùa hè.
- Hoa phượng

- Dòng sông quê hương
- Cánh đồng lúa

ng

12. Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh tu từ trong đoạn văn sau:


Sau trận bão chân trời ngấn bể (...) mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.

T
ruo

Tròn trĩnh phúc hậu (như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn). Quả trứng hồng
hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một
chân trời màu ngọc trai, nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ
trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên
muôn thuở của biển Đông (Cô Tô - Nguyễn Tuân)

25


×