Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

nâng cao chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi thú y cho lao động nông thôn tại huyện vĩnh lợi tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
CHĂN NUÔI THÚ Y CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 2 4 9



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHĂN NUÔI THÚ Y CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI


NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHĂN NUÔI THÚ Y CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014

2


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC

Họ và tên: Nguyễn Đình Thi

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02/02/1983

Nơi sinh: Ninh Bình

Quê quán: Yên Khánh – Ninh Bình

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 184A, khóm 2, phường 7, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Điện thoại: 0988.007 282

E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Tại chức

Thời gian đào tạo : Từ 10/2004 đến 10/ 2008

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Chăn nuôi thú y
2. Thạc sỹ:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: Từ 9/2012 đến 2/2014

Nơi học (trường, thành phố): Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
Ngành học: Giáo dục học.
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi thú y cho lao động
nông thôn tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu.
Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn
Ngày và nơi ảo vệ: Ngày 26/4/2014 tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.
Hồ Chí Minh.
3. Tr nh

n oại n

: Tương đương cấp độ B1 khung Châu u (Anh văn)

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời ian


2008 – 2009

Nơi côn tác

Côn việc ảm nhiệm

Trung tâm Khuyến nông Bạc
Liêu

3

Cán ộ phụ trách công tác đào tạo,
tập huấn kỹ thuật nông nghiệp.


2009 đến nay

Trung tâm Khuyến nông –
Khuyến ngư Bạc Liêu

4

Cán ộ phụ trách công tác đào tạo,
tập huấn kỹ thuật nông nghiệp.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công ố trong ất kỳ công trình nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

N uyễn Đ nh Thi

5


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:
 Thầy TS. Nguyễn Văn Tuấn - là người đã tận tình hướng dẫn tôi định hướng,
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Khoa Sư phạm Kỹ Thuật.
 Phòng Quản lý khoa học - Quan hệ quốc tế - Sau đại học trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM.
 Quý Thầy, Cô giáo ở các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh Bạc Liêu; Quý
Ông (Bà), Anh (Chị) là học viên học nghề CNTY tại huyện Vĩnh Lợi đã nhiệt
tình hợp tác giúp tôi thu thập được những thông tin thiết thực liên quan để hoàn
thành đề tài.
 Gia đình, người thân và các học viên cùng lớp cao học đã cùng tôi học tập, chia
sẻ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tham gia khóa học.

Nguyễn Đình Thi


6


TÓM TẮT
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề cấp ách hiện
nay được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương quan tâm. Công tác đào
tạo nghề cho người lao động nông thôn triển khai về đến các cơ sở của địa phương
trong những năm qua, nhưng chất lượng đào tạo nghề cũng cần nhiều sự quan tâm
hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ trong ngành nông nghiệp nói chung
và cung cấp cho thị trường lao động trong xu thế hội nhập hiện nay, việc quan trọng
là cần quan tâm đến chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo ở địa phương.
Trên cơ sở đó, để góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn nói chung, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng đào tạo
nghề chăn nuôi thú y cho lao dộng nông thôn tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu”.
Luận văn đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu như sau:
- Tổng hợp, hệ thống cô đọng các lý thuyết cần thiết về chất lượng đào tạo nghề.
Trên cơ sở lý luận đó tác giả đưa ra khái quát của mình về chất lượng đào tạo nghề,
để làm cơ sở cho điều tra thực trạng đào tạo nghề CNTY tại huyện Vĩnh Lợi.
- Khảo sát các điểm lớp đào tạo nghề CNTY mà các cơ sở đào tạo nghề đã thực
hiện ở Vĩnh Lợi, phân tích rõ những thành tố tác động đến đào tạo nghề CNTY, đưa
ra được những đánh giá khách quan về thực trạng, từ đó đề xuất được các giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề CNTY ở huyện Vĩnh Lợi.
- Trên cơ sở phân tích số liệu và những đánh giá khách quan tác giả đề xuất các
giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề CNTY cho lao động nông thôn ở
Vĩnh Lợi. Kết quả được các chuyên gia đánh giá rất cao về tính khả thi, tính thực
tiễn của các giải pháp tác giả đề xuất.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở giúp cho các trung tâm dạy nghề cho lao động
nông thôn có thể vận dụng để hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo của mình.

Các cơ quan quản lí nhà nước về dạy nghề dựa trên thực trạng về chất lượng đào tạo

7


các lớp nghề nông nghiệp ở các địa phương để có những hỗ trợ thiết thực và định
hướng cho công tác đào tạo nghề trong thời gian tới./.

8


SUMMARY
Vocational training for rural labor is one of the urgent today which is
interested from central to local. Training public vocational for rural laborers
deployed on the basis of locality years ago, but the quality of vocational training
needs more attention of the branches, and society .
To create quality human resources in agriculture serves for the labor market in the
current trend, it is important to consider the quality of vocational training is the
education in thel institutions local.
On that basis, to contribute to improving the quality of vocational training for
rural workers in general, the authors selected the researching topic: "Improving the
quality of training for veterinary rural in Vinh Loi district, Bac Lieu ".
Thesis has researched contents the following contents:
- Suming up the system of the essential theories for the quality training. On
the basis of the thesis, the author gives the overview of the quality of its training
and

provides the basis for investigating the status of vocational training for

veterinary rural in Vinh Loi district.

- Surveying the vocational training institutions in Vinh Loi, analysising of the
factors affected vocational training for veterinary rural, giving the objective
assessment of the current state. Since the author proposes the solutions for
improving the quality of vocational training for veterinary rural in Vinh Loi district.
- Judging the ideas of the expert pracising the renewal teaching methods,
enhancing the skills of vocational training for veterinary rural.
The results of this researching are the basis of the center of vocational training
for rural workers that can improve the quality of its training. The state agency
management of vocational training based on the status of the quality of vocational

9


training classes in the local to practically support and put the solutions
vocational training in the future.

10

for


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6


Viết tắt
GV
HV
ĐTN
CNTY
CBQL
KN-KN

Viết ầy ủ
Giáo viên
Học viên
Đào tạo nghề
Chăn nuôi thú y
Cán ộ quản lý
Khuyến nông – Khuyến ngư

11


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bản

TT
1

Bảng 2.1: Các cơ sở đào tạo nghề lao động nông thôn trên địa àn
tỉnh Bạc Liêu

Trang

29

2

Bảng 2.2: Lứa tuổi HV tham gia học nghề CNTY

33

3

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của HV học nghề CNTY

34

4

Bảng 2.4: Khảo sát về nhu cầu học nghề CNTY của HV

35

5

Bảng 2.5: Tỷ lệ việc làm của HV trước khi đi học nghề CNTY

35

6

Bảng 2.6: Tỷ lệ việc làm của HV sau khi học nghề CNTY


36

7

Bảng 2.7: Hình thức thực hành của HV trong quá trình học

36

8

9

Bảng 2.8: Tỷ lệ đánh giá về địa điểm mở lớp và nguyên vật liệu
thực hành
Bảng 2.9: Tỷ lệ đánh giá về cơ sở vật chất lớp học và chất lượng
nguyên vật liệu HV thực hành

37

37

10

Bảng 2.10: Tỷ lệ đánh giá về thời gian thực giảng của GV

38

11

Bảng 2.11: Mức độ hiểu ài của HV


38

12

Bảng 2.12: Trình độ học vấn chuyên môn của đội ngũ GV

39

13

Bảng 2.13: Trình độ sư phạm của GV

39

14

Bảng 2.14: Thâm niên trong giảng dạy của GV dạy nghề CNTY

39

15

Bảng 2.15: GV sử dụng phương pháp chia nhóm trong giảng dạy

40

16

17


18

Bảng 2.16: GV sử dụng phương pháp dạy học trong quá trình
giảng dạy
Bảng 2.17: GV sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình giảng
dạy
Bảng 2.18: Hình thức kiểm tra đánh giá HV học nghề CNTY của
GV

40

40

41

19

Bảng 2.19: Các yếu tố thời gian thực giảng, nội dung giảng dạy

42

20

Bảng 2.20: Đánh giá về cơ sở vật chất

42

12



21

22

23

24

25

26

27

28

29

Bảng 2.21: đánh giá về trang thiết ị giảng dạy thực hành

43

Bảng 2.22: Số năm công tác của CBQL các cơ sở dạy nghề

43

Bảng 2.23: Mức độ đánh giá về thời lượng phân phối chương trình
đào tạo
Bảng 2.24: Mức độ đánh giá về nhóm yếu tố cơ sở vật chất, trang

thiết ị
Bảng 2.25: Kết quả khảo sát về nhóm yếu tố tích cực của GV và
HV
Bảng 2.26: Kết quả khảo sát về số lượng lớp học được quản lý
trong học kỳ
Bảng 2.27: Kết quả khảo sát về tần suất CBQL đi xuống lớp học
nghề trong quá trình đào tạo
Bảng 2.28: Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong
quá trình đào tạo nghề CNTY
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia đánh giá
tính thực tiễn của các giải pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia đánh giá
tính khả thi của các giải pháp

13

44

44

45

45

46

46

60


62


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên h nh, biều ồ

TT

Trang

1

Hình 1.1: Quá trình đào tạo

12

2

Hình 1.2: Qúa trình kiểm soát chất lượng

14

3

Hình 1.3: Quá trình đạt chất lượng sản phẩm

15

4


Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ độ tuổi của HV tham gia học nghề CNTY

33

5

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân phối trình độ học vấn của HV học nghề

34

6

7

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ % đánh giá các mức độ thực tiễn của các giải
pháp
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % đánh giá các mức độ khả thi của các giải
pháp

14

61

63


Phần A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ề tài
1.1. Lý do khách quan
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những công tác rất quan

trọng được Đảng và nhà nước đặc iệt quan tâm. Chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ảnh hưởng rất lớn đến lao động và việc làm của người dân. Hầu hết
các sản phẩm nông nghiệp được làm ra thì chất lượng phụ thuộc vào người sản xuất,
tay nghề và kỹ năng của họ mà ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Từ khi nước ta chính thức gia nhập WTO năm 2007, thì các mặt hàng nông
sản có sức cạnh tranh rất lớn trên sân chơi quốc tế. Chất lượng là một trong những
tiêu chí hàng đầu mà mọi người đều quan tâm. Để có chất lượng sản phẩm tốt thì
người làm ra sản phẩm đó phải có tay nghề, kỹ năng nhất định. Từ đó mà Đảng và
nhà nước đã có tầm nhìn chiến lược đến phát triển đội ngũ sản xuất lao động nông
thôn, cụ thể là đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 1956 ngày 27 tháng 11 năm 2009). Đề
án xác định mục tiêu tổng quát là: Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1
triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, ồi dư ng 100.000 lượt cán ộ, công
chức xã; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nh m tạo việc làm, tăng thu
nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh
tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Xây
dựng đội ngũ cán ộ, công chức xã có ản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ,
năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều
hành kinh tế – xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Sau đó, Bộ lao động Thương inh và Xã hội ra quyết định số 1648, ngày
03/12/2009 phê duyệt danh sách các trường, trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư
tập trung

ng kinh phí năm 2010 của dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề

thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục – Đào tạo đến năm 2010. Trong đó
có 3 trường Cao đẳng nghề được ưu tiên hỗ trợ đầu tư trở thành trường tiếp cận

15



trình độ dạy nghề tiên tiến của các nước trong khu vực Đông Nam Á; số trường Cao
đẳng nghề, Trung cấp nghề được hỗ trợ đầu tư trọng điểm 59 trường; số trường cao
đẳng nghề, Trung cấp nghề khó khăn được hỗ trợ đầu tư là 48 trường; Trung tâm
dạy nghề được hỗ trợ đầu tư tập trung là 246 trung tâm.
Bên cạnh những đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết ị, nguồn nhân lực
cho dạy nghề trong cả nước thì cần phải có sự giám sát và đưa ra những tiêu chí để
đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác dạy nghề nói chung. Ngày 02/12/2011 Bộ
lao động Thương inh và Xã hội ra Quyết định số 1582 về việc an hành chỉ tiêu giám
sát, đánh giá thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Để thực hiện tốt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo
quết định 1956 của chính phủ, ủy an nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã an hành một số
quyết định cụ thể hóa ngành nghề, đối tượng học nghề theo từng địa àn khác nhau. Cụ
thể là quyết định số 192/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 02 năm 2012 của chủ tịch Ủy an
nhân tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt Danh mục nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông
thôn tỉnh Bạc Liêu năm 2012. Để cụ thể định mức, kinh phí cho từng nghề trong danh
mục đã an hành đào tạo nghề ngắn hạn cho lao dộng nông thôn, ngày 09 tháng 8 năm
2012, chủ tịch Ủy an nhân dân tỉnh phê duyệt quyết định số 1923/QĐ-UBND, về việc
Phê duyệt mức chi phí đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tỉnh Bạc Liêu
năm 2012.
Căn cứ theo các quyết định đó mà các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề,
các Trung tâm dạy nghề ở từng huyện thực hiện và chiêu sinh mở lớp tại các địa
phương.
1.2. Lý do chủ quan
Bạc Liêu là một tỉnh có gần 80% dân số hoạt động kinh tế lao động nông
nghiệp. Hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nền
kinh tế công nghiệp - dịch vụ phát triển và tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Vì vậy nhu cầu ức xúc nhất của người lao động nói chung và lao
động nông thôn nói riêng phải có kỹ năng nghề nghiệp để họ tự tạo việc làm cho


16


chính mình ở địa phương, hay các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước. Cho nên
đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu xã hội.
Về thực trạng người lao động nông thôn trong tỉnh những năm qua được Đảng,
chính quyền các cấp quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, người lao động đã
tự tạo việc làm theo nghề được đào tạo. Nhưng việc đào tạo nghề cho lao động nông
thôn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập và phát triển, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn
thấp, đạt 35% trong đó qua đào tạo nghề nói chung đạt 16%. Trình độ chuyên môn và
kỹ năng nghề của lao động nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng với công việc lao động
sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng đào tạo nghề nói chung và nghề chăn
nuôi thú y nói riêng ở huyện Vĩnh Lợi những năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người học được
đào tạo mang tính số lượng, nhưng hạn chế về chất lượng. Số lượng người qua đào tạo
nghề chăn nuôi thú y đi làm việc ở các công ty, trang trại rất ít, số người tự phát triển
nghề ở địa phương cũng không nhiều và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Vì vậy, công tác nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi thú y ở huyện
Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu là cần thiết và cấp ách, nên người nghiên cứu chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi thú y cho lao động nông thôn tại
huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu n hiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi thú
y cho lao động nông thôn, đề xuất giải pháp nh m nâng cao chất lượng đào tạo nghề
CNTY cho lao động nông thôn tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu.
3. Nhiệm vụ n hiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chất lượng đào tạo nghề Chăn nuôi thú y cho lao động
nông thôn.
- Khảo sát thực trạng chất lượng đào tạo nghề Chăn nuôi thú y cho lao động nông

thôn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
- Đề xuất các giải pháp nh m nâng cao chất lượng đào tạo nghề Chăn nuôi thú y
cho người lao động nông thôn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

17


- Khảo nghiệm các giải pháp, lấy ý kiến đánh giá các chuyên gia về tính thực tiễn
và tính khả thi của các giải pháp tác giả đề xuất.
4. Đối tƣợn và khách thể n hiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng đào tạo nghề CNTY cho người lao động nông thôn tại huyện Vĩnh Lợi.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Giáo viên, cán ộ quản lý, người học nghề và môi trường giảng dạy ở các xã đã
tổ chức đào tạo nghề CNTY.
5. Giả thuyết n hiên cứu
Chất lượng đào tạo nghề CNTY ở huyện Vĩnh Lợi còn thấp, nếu triển khai các
giải pháp của người nghiên cứu đề xuất thì chất lượng đào tạo nghề CNTY được
nâng lên.
6. Phƣơn pháp n hiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu sách, tài liệu và văn kiện liên quan đến chất lượng đào tạo nghề
Chăn nuôi thú y cho lao động nông thôn.
6.2. Phương pháp điều tra, bút vấn
- Dùng ảng hỏi để tiến hành điều tra, phỏng vấn GV, HV, CBQL có tham gia
dạy nghề ở huyện Vĩnh Lợi. (Nội dung xem phụ lục 1,2,3).
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Lấy ý kiến chuyên gia đánh giá về tính khả thi và tính thực tiễn mà tác giả đề
xuất các giải pháp nh m nâng cao chất lượng đào tạo nghề CNTY ở Vĩnh Lợi. (Nội
dung phiếu đánh giá phụ lục 4).

6.4. Phương pháp thống kê toán học
- Thống kê và xử lý dữ liệu kết quả nghiên cứu: Sử dụng phần mềm Excel
7. Giới hạn ề tài
Vĩnh Lợi là một huyện rộng và có nhiều cơ sở đã tham gia đào tạo nghề cho
người lao động nông thôn, do điều kiện và thời gian hạn chế nên đề tài tập trung:

18


Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo các lớp nghề chăn nuôi gia cầm và
chăn nuôi heo từ năm 2010 đến 2012, tại các xã Vĩnh Hưng, Châu Hưng A, Châu
Thới của huyện Vĩnh Lợi. Các cơ sở tham gia đào tạo nghề CNTY ở huyện Vĩnh
Lợi trong những năm từ 2010 đến 2012.
8. Cấu trúc ề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết quả nghiên cứu được trình ày trong 3
chương.
- Chương 1: Cơ sở lí luận.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi thú y cho lao động
nông thôn tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề chăn nuôi
thú y cho lao động nông thôn tỉnh Bạc Liêu.

19


Phần B: NỘI DUNG
Chƣơn 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
CHĂN NUÔI THÚ Y CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN


1.1. Tổng quan
1.1.1. Thế giới
Trong thời kỳ này, giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh mẽ và dựa trên
những cơ sở vững chắc, khoa học nên đã mang lại nhiều hiệu quả hơn so với các
hình thức dạy nghề trước kia.
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ hiện đại và được tiếp cận với các
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Ở Liên Xô, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tiến hành trong các trường dạy nghề
kết hợp chặt chẽ với các xí nghiệp công nghiệp và nông nghiệp, ở đó học sinh được
đào tạo những kỹ năng thực hành và kinh nghiệm sản xuất cần thiết. Học sinh tốt
nghiệp trường dạy nghề sẽ có

ng phổ thông trung học và một chứng chỉ nghề cho

phép họ ra làm việc như một công nhân kỹ thuật hoặc tiếp tục học lên đại học. Vào
năm 1974 ở Liên Xô ắt đầu lập ra các trung tâm đào tạo và sản xuất trong nhà
trường hợp tác với các xí nghiệp, nh m đào tạo chuẩn ị cho nghề nghiệp cho
những học sinh các lớp cuối của giáo dục phổ thông. [8, tr 51]
Ở nước Đức, đầu thế kỷ 20 trường ổ túc xây dựng cấu trúc theo nghề, năm
1920 chuyển thành trường dạy nghề (Berufsschule) được công nhận rộng rãi như
một loại trường phổ cập tiến hành đào tạo nghề tại nơi làm việc. [8, tr 78]
Đào tạo nghề dựa trên cơ sở tồn tại song song một ên là các trường dạy nghề
và kỹ thuật tập trung toàn thời gian và một ên là hệ thống kép hay còn gọi là “song
tuyến” trong đó việc học nghề tại chỗ làm việc được ổ sung

ng cách theo học một

phần thời gian ở trường. Trong phạm vi so sánh quốc tế nước Đức có tỷ lệ thất nghiệp

20



ở thanh niên trẻ tương đối thấp, ởi vì đào tạo theo hệ thống song tuyến thông thường
tạo nên một sự chuyển iến dễ dàng từ đào tạo sang việc làm. [8, tr 79]
Ở nước Anh, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề là: đào tạo cần phải là một ộ
phận của ậc thang liên thông, nghĩa là mỗi khóa học cần phải gắn liền với việc đào
tạo tiếp sau hoặc với cơ hội có việc làm; các việc thiết kế khóa học cần phải đáp
ứng được những sự thay đổi của địa phương và quốc gia về cơ hội có việc làm; các
khóa học cần phải ao gồm cá thành phần dẫn tới sự phát triển các kỹ năng cả
chung lẫn riêng liên quan đến một nghề riêng iệt. [8, tr 107]
Theo hướng giáo dục nghề nghiệp từ những năm 80 ắt đầu có sự đổi mới, đó
là xây sựng hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở nước Anh. Cơ sở đào tạo nghề
trong hệ thống này là dựa trên năng lực thực hiện (Competence ased Vocational
Training). Kết quả học nghề cần đạt được thể hiện

ng khái niệm năng lực thực

hiện (Compertence). Đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện có quan hệ chặt chẽ
với sự phát triển của việc mô đun hóa quá trình đào tạo nghề. [8, tr 108]
Các nước Châu Á:
Trung Quốc: Các cơ quan lao động ở địa phương Trung Quốc có khoảng
1.800 trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm ở mọi trình độ để cung cấp cho
những học sinh rời trường phổ thông và những người thất nghiệp những khóa đào
tạo ngắn hạn. [8, tr 152]. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, nhà máy
gắn liền với nhà trường, nông trại điều hành ởi trường trung học và dạy nghề. Mỗi
học sinh được đào tạo thực hành 20 tuần mỗi năm trong 4 năm liền để có các kỹ
năng cơ ản. [8, tr 152]
Ở Nhật Bản: Giáo dục chuyên nghiệp ở Nhật Bản được tiến hành trong khu
vực giáo dục chính quy, khu vực giáo dục không chính quy và trong các xí nghiệp.
Giáo dục chuyên nghiệp trong khu vực chính quy do các trường nghề trung học và

trong các trường đào tạo nghề đặc iệt, còn trong khu vực không chính quy do các
cơ sở đào tạo nghề riêng [8, tr 177]. Các khóa dạy nghề nông nghiệp đào tạo học
sinh ở các trang trại trong khu vực công nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Học
sinh được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp thực hành và các phương pháp quản lý

21


trang trại của nhà trường có trang ị các máy móc nông nghiệp hiện đại. Học sinh
sau khi tốt nghiệp các khóa dạy nghề trong nhà trường còn được đào tạo nghề tại xí
nghiệp trước khi làm việc để có được kỹ năng phù hợp với tình hình sản xuất của xí
nghiệp. [8, tr 178]
Ở Hàn Quốc: Giáo dục chuyên nghệp ở Hàn Quốc trong khu vực chính quy
tiến hành ở các trường nghề cao trung và các trường cao đẳng nghề sau trung học.
Trong khu vực không chính quy, giáo dục chuyên nghiệp tiến hành ở các trường
dạy nghề thuộc Bộ Lao động, trong các trung tâm dạy nghề, các xí nghiệp và các
trung tâm đào tạo được ủy quyền. [8, tr 206]
Giáo dục chuyên nghiệp n m ên ngoài hệ thống chính quy và có mục tiêu
như luật Dạy nghề quy định là đóng góp vào sự phát triển nề kinh tế quốc dân

ng

cách nâng cao và phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy nghề. Dạy nghề
không chính quy mấy loại sau: 1, dạy nghề công lập; 2, dạy nghề tại xí nghiệp và 3,
dạy nghề ủy quyền tiến hành ở các trường hay trung tâm dạy nghề ở khắp nơi trong
nước [8, tr 208-209]. Sự phát triển một mạng lưới các cơ sở đào tạo không chính
quy song song với mạng lưới chính quy đã cung cấp việc đào tạo nghề hướng vào
việc làm trên cơ sở phân tích nghề và với các chương trình đào tạo có cấp chứng chỉ
nghề ên ngoài đã giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trong cả khu vực
chính quy và không chính quy [8, tr 212].

Ở Ấn Độ, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp khác các nước đang phát triển
trong vùng. Hệ thống đào tạo không chính quy ở đây phát trển rất tốt chủ yếu trong
các nghề công nghiệp có trách nhiệm đáp ứng đòi hỏi về nhân lực ngày càng tăng
và đang mở rộng trong ngành công nghiệp. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp Ấn
Độ do 4 cấp quản lý là quốc gia, vùng, ang, và địa phương. [8, tr 230]
Việc trang ị những kỹ năng làm việc dành cho những học sinh trong luồng
chuyên nghiệp ở trình độ sau trung học. Ở trình độ trung học ậc cao có giới thiệu
các chương trình dạy nghề gắn với việc làm cụ thể. [8, tr 232]
Một số nước trên thế giới cho thấy phát triển đào tạo chuyên nghiệp nói chung
và đào tạo nghề phục vụ cho nông nghiệp nông thôn luôn được Chính phủ các nước

22


quan tâm đặc iệt với vai trò là một thành tố chính trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng ộ về phát
triển đào tạo nghề lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời,
Chính phủ sẽ giao các cơ quan quản lý xác định và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn để
quản lý thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước tương ứng với hệ thống
ng cấp.
Phát triển nguồn đào tạo nghề được nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng và ồi
dư ng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm ảo cân

ng cung cầu lao

động trên thị trường theo các ngành kinh tế, kỹ thuật công nghiệp hay nông nghiệp
cũng như theo vùng địa lí.
Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện song song theo
hai hướng là đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động (là chủ yếu, gắn liền với quá

trình công nghiệp hóa) và đào tạo nghề để nâng cao năng suất lao động trong nông
nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp Phổ
thông cơ sở để có định hướng học nghề ngay sau khi học hết Phổ thông trung học.
Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với các
công ty, xí nghiệp, thực hành tại nơi sử dụng lao động, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết
chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động.
1.1.2. Trong nước
Nền giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đã hình thành và phát triển những năm
Trước Công Nguyên. Và cho đến thời đại văn minh gần đây, giáo dục nghề nghiệp
Việt Nam ước đầu hình thành hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, rồi
đến các trường cao đẳng, đại học. Cụ thể: năm 1898, Pháp mở 3 trường thực
nghiệm dạy nghề thợ rèn, thợ khóa, thợ máy, thợ mộc, thợ điện tại Bắc – Trung –
Nam; năm 1902, thành lập trường Y dược đào tạo y sĩ và dược sĩ phụ tá; năm 1918
trường Thú y Đông dương thành lập; và một số trường khác tiếp tục được thành lập
như Trường Nông lâm, Trường Cao đẳng sư phạm, v.v. Và giáo dục nghề nghiệp

23


Việt Nam thời kỳ này có tính tổ chức cao hơn, phân ố rộng khắp cả nước và bao
gồm cả các trường cao đẳng kỹ thuật.
Tổng cục dạy nghề được thành lập vào ngày 21/6/1978, trên cơ sở tách từ tổng
cục Đào tạo công nhân kỹ thuật. Từ những năm 1983 đã mở nhiều lớp dạy nghề trong
cơ sở sản xuất và mở ra các Trung tâm dạy nghề địa phương cấp Quận, Huyện. Đến
năm 1986 nước ta đã có 141 trung tâm dạy nghề. Ngành giáo dục nghề nghiệp nước ta
sau 1975 là một nền giáo dục chính qui, thống nhất, phát triển nhanh từ những năm
1975 đến 1980 do tiếp quản các trường lớp của miền Nam và để đáp ứng nhu cầu đào
tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Đến nghị quyết 90/CP ngày
24/11/1993 Giáo dục chuyên nghiệp gồm có Trung học chuyên nghiệp, Trung học
nghề, Dạy nghề và tồn tại đồng thời 3 loại hình đào tạo là: Đào tạo nghề theo kiểu

truyền thống, đào tạo nghề theo kiểu Modul, đào tạo nghề theo chương trình hóa.
Trong những năm gần đây, Đảng và chính phủ cũng đã quan tâm sâu sát đến
việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn. Và đề án dạy nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, ký quyết định số
1956 ngày 27 tháng 11 năm 2009, tạo nhiều cơ hội cho đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia học nghề. Từ đó cũng đã có nhiều đề tài, những ài áo khoa học
trong cả nước nghiên cứu về vấn đề này.
Ngoài ra, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã có
một số luận văn Thạc sĩ cũng đã tìm hiểu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
Cao Thị Hường: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
ngành chăn nuôi thú y của Trường Cao đẳng Cơ điện & Nông nghiệp Nam bộ”.
(Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2007 – 2009);
Phạm Minh Trung: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ”. (Luận văn
Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2010 – 2012);
Ngô Phan Anh Tuấn (2013): “Đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm dạy
nghề công lập vùng Đông Nam bộ”. (Luận án tiến sĩ, Viện giáo dục Việt Nam).

24


×