Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học cho môn tiếng anh 9 tại trường thcs linh đông, quận thủ đức, tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ LỆ TÂM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC CHO MÔN TIẾNG ANH 9
TẠI TRƯỜNG THCS LINH ĐÔNG, QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 3 7 3

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ LỆ TÂM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC HÓA NGƯỜI HỌC CHO MÔN TIẾNG ANH 9 TẠI
TRƯỜNG THCS LINH ĐÔNG, QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ LỆ TÂM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC HÓA NGƯỜI HỌC CHO MÔN TIẾNG ANH 9 TẠI
TRƯỜNG THCS LINH ĐÔNG, QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. ĐOÀN THỊ HUỆ DUNG

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: LÊ THỊ LỆ TÂM

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/5/1978


Nơi sinh: TP.HCM

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Phó Hiệu trưởng trường
THCS Linh Đông, quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 489 Kha Vạn Cân, KP5, phường Linh Đông, quận
Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chuyên tu

Thời gian đào tạo: từ 2002 đến 2005

Ngành học: tiếng Anh
2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính qui tập trung

Thời gian đào tạo: từ 10/2012 – 10/2014

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ 9/2001 đến 7/2011


Trường THCS Linh Đông

Giáo viên

Từ 8/2011 đến 7/2013

Trường THCS Linh Đông

Phó Hiệu trưởng

Từ 8/2013 đến nay

Phòng GD-ĐT Quận Thủ Đức

Chuyên viên

Thủ Đức, ngày 01 tháng 10 năm 2014
Người khai ký tên

Lê Thị Lệ Tâm


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2014

Ký tên

Lê Thị Lệ Tâm


iii

LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin chân thành cám ơn:
TS. Đoàn Thị Huệ Dung đã tận tình giúp đỡ, định hướng và
hướng dẫn cho người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Quý Thầy Cô trong Hội đồng báo cáo chuyên đề 2 đã nhận xét,
góp ý và khuyến nghị cho người nghiên cứu hoàn thiện đề tài.
Quý Thầy, Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học Sư Phạm
Kỹ thuật TP.HCM đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu.
Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô và các em học sinh trường THCS
Linh Đông đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người
nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
Các Anh, Chị học viên lớp Cao học Giáo dục học 12B của trường
Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đóng góp ý kiến chân thành
cho đề tài của người nghiên cứu.

LÊ THỊ LỆ TÂM


iv

TÓM TẮT
Mục tiêu giáo dục nước ta hiện nay đang tập trung vào việc phát triển tính
năng động, sáng tạo và tích cực của HS. Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi

PPDH theo hướng tích cực hóa người học, coi HS là chủ thể hoạt động, khuyến
khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là
rất cần thiết.
Môn tiếng Anh cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những
tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú
trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Vì thế, áp dụng phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa người học trong quá trình giảng dạy cũng chính là
thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung đề tài gồm có 3 phần:
Phần Mở đầu
Phần Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn tiếng Anh 9 tại trường THCS Linh Đông, quận
Thủ Đức.
Chương 3: Áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa
người học cho môn tiếng Anh 9 tại trường THCS Linh Đông.
Phần Kết luận và Kiến nghị
Đề tài đã được thực nghiệm sư phạm các phương pháp và kỹ thuật dạy học
môn tiếng Anh như trò chơi, đóng vai, thảo luận nhóm, ca hát, bản đồ tư duy và
động não cho HS lớp 9/6 tại trường THCS Linh Đông.
Đề tài góp phần làm phong phú hơn cơ sở lý luận về phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hóa người học cho môn tiếng Anh 9 tại trường THCS Linh
Đông.


v

Kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện được tính khả thi và hiệu quả của việc
áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa người học,
qua đó đã góp phần nâng cao tính tích cực và chủ động học tập môn tiếng Anh 9

của HS tại trường THCS Linh Đông.


vi

ABSTRACT
The aim of our country’s education is focusing on the development of
students’dynamic, creativity and initiative. To attain this aim, the change in
teaching methods in the active-oriented learning is very necessary to raise the sense
of initiative for students.
English subject provides a communicative instrument for students to master
scientific knowledge, developed technology, get to know the various culture in the
world, integrate easily into the international community. Therefore, the application
of the teaching methods and techniques in the active-oriented learning means
carrying out the demand of innovation of teaching methods in the present stage.
The thesis is divided into three sections:
The first section: Introduction
The second section:
Chapter 1: Rationale for teaching in the active-oriented learning.
Chapter 2: Reality of teaching and learning English of grade 9 at Linh Dong
Secondary school in Thu Duc District.
Chapter 3: Application of the teaching methods and techniques in the activeoriented learning in English of grade 9 at Linh Dong Secondary school.
The third section: Conclusion and Petition
The thesis was experimented by using the teaching methods and techniques
such as language games, role-play, group collaboration, songs, mindmap and
brainstorming for students of class 9/6 at Linh Dong Secondary school.
The thesis contributes the variety to rationale for teaching methods in the
active-oriented learning in English of grade 9 at Linh Dong Secondary school.
The result of thesis research expresses the realizability and the effect on
applying the teaching methods and techniques in the active-oriented learning,



vii

therefore it makes the contribution to raise the sense of initiative in learning English
of grade 9 at Linh Dong Secondary school in Thu Duc District.


viii

MỤC LỤC
TRANG
Lý lịch khoa học ..................................................................................................... i
Lời cam đoan .........................................................................................................ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................... iii
Tóm tắt .................................................................................................................. iv
Mục lục ............................................................................................................. viii
Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................xii
Danh mục các bảng............................................................................................ xiii
Danh mục các hình ............................................................................................. xiv
Danh mục các biểu đồ ......................................................................................... xv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu.................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 4

NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH CỰC
HÓA NGƢỜI HỌC ...................................................................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 5
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 8
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 11
1.2.1. Phương pháp ......................................................................................... 11
1.2.2. Phương pháp dạy học ........................................................................... 11


ix

1.2.3. Kỹ thuật dạy học ................................................................................... 11
1.2.4. Tích cực hóa ......................................................................................... 11
1.2.5. Tính tích cực học tập ............................................................................ 12
1.3. Một số phương pháp dạy học ngoại ngữ ...................................................... 12
1.3.1. Phương pháp ngữ pháp – dịch ............................................................. 12
1.3.2. Phương pháp nghe – nói ...................................................................... 13
1.3.3. Phương pháp thuyết trình ..................................................................... 14
1.3.4. Phương pháp vấn đáp – đàm thoại ....................................................... 15
1.3.5. Kết luận ................................................................................................ 15
1.4. Cơ sở khoa học dạy học theo hướng TCH người học .................................. 16
1.4.1. Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” ............................. 16
1.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS.................................................... 17
1.4.3 Bản chất “TCH hoạt động học tập của HS” trong dạy học ngoại ngữ . 18
1.5. Khái quát về phương pháp dạy học theo hướng TCH người học................. 19
1.6.1. Khái niệm PPDH theo hướng TCH người học ..................................... 19
1.6.2. Đặc trưng của các PPDH theo hướng TCH người học......................... 20
1.6. Một số phương pháp dạy học môn tiếng Anh theo hướng TCH người học . 22

1.6.1. Phương pháp đóng vai .......................................................................... 22
1.6.2. Phương pháp trò chơi ngôn ngữ ........................................................... 22
1.6.3. Phương pháp dạy tiếng Anh qua bài hát .............................................. 24
1.6.4. Phương pháp hợp tác trong nhóm ........................................................ 24
1.6.5. Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề .......................................... 25
1.6.6. Kỹ thuật bản đồ tư duy ......................................................................... 26
1.6.7. Kỹ thuật động não................................................................................. 26
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH 9 TẠI
TRƢỜNG THCS LINH ĐÔNG QUẬN THỦ ĐỨC ....................................... 29
2.1. Giới thiệu về trường THCS Linh Đông ........................................................ 29
2.2. Giới thiệu về giáo viên tổ tiếng Anh ............................................................ 30


x

2.3. Giới thiệu về chương trình môn tiếng Anh 9 ................................................ 31
2.3.1. SGK tiếng Anh 9 .................................................................................. 31
2.3.2. Các chủ điểm và đơn vị bài học .......................................................... 33
2.3.3. Số tiết và số bài kiểm tra ...................................................................... 33
2.4. Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh 9 tại trường THCS Linh Đông ........ 34
2.4.1. Thực trạng học môn tiếng Anh 9 của HS ............................................ 34
2.4.2. Thực trạng dạy môn tiếng Anh 9 của GV ............................................ 39
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 43
CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƢỜI HỌC MÔN TIẾNG ANH 9
TẠI TRƢỜNG THCS LINH ĐÔNG QUẬN THỦ ĐỨC............................... 44
3.1. Cơ sở khoa học của việc áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học theo
hướng tích cực hóa người học ............................................................................. 44
3.1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 44

3.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 45
3.2. Thực nghiệm sư phạm các phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng
TCH người học môn Tiếng Anh 9 tại trường THCS Linh Đông ........................ 46
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 46
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 46
3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm ......................................................................... 46
3.2.4. Quy trình thực nghiệm .......................................................................... 46
3.2.5. Giáo án thực nghiệm............................................................................. 54
3.3. Xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................................... 75
3.4. Khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc áp dụng các phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học cho môn tiếng Anh 9 tại trường
THCS Linh Đông ................................................................................................. 79
3.4.1. Đối với nội dung môn tiếng Anh 9 ..................................................... 80
3.4.2. Đối với đặc điểm lứa tuổi HS ............................................................... 80
3.4.3. Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của HS ...................... 81


xi

3.4.4. Đối với điều kiện thực tế và HS tại trường THCS Linh Đông ............. 81
3.5. Ý kiến đóng góp của GV và chuyên gia sau khi dự giờ ............................... 82
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 84
1. Kết luận ................................................................................................................ 84
2. Đóng góp của đề tài............................................................................................... 84
3. Kiến nghị ............................................................................................................... 85
4. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 87
PHỤ LỤC



xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

3

GV

Giáo viên

4


HS

Học sinh

5

PPDH

Phương pháp dạy học

6

SGK

Sách giáo khoa

7

TCH

Tích cực hóa

8

THCS

Trung học cơ sở



xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Chƣơng 1:
Bảng 1.1: Sự khác nhau của hai quan điểm giáo dục .............................................. 16
Bảng 1.2: Cấu trúc hành động của dạy học tích cực – sáng tạo ............................... 25
Chƣơng 2:
Bảng 2.1: Mức độ HS thích các phương pháp dạy tiếng Anh .................................. 38
Chƣơng 3:
Bảng 3.1: Mức độ HS yêu thích môn tiếng Anh ...................................................... 75
Bảng 3.2: Mức độ HS chuẩn bị bài ..................................................................................... 76
Bảng 3.3: Mức độ HS phát biểu trong tiết học .................................................................... 76
Bảng 3.4: Mức độ HS thảo luận, luyên tập với bạn trong tiết học ................................... 77
Bảng 3.5: Mức độ HS làm bài tập về nhà ........................................................................... 78
Bảng 3.6: Sự phù hợp của các PPDH đối với nội dung môn tiếng Anh 9 ............. 80
Bảng 3.7: Sự phù hợp của các PPDH đối với đặc điểm lứa tuổi HS ..................... 80
Bảng 3.8: Sự phù hợp của các PPDH để tạo hứng thú học tập và phát huy tính
tích cực của HS ........................................................................................................ 81
Bảng 3.9: Sự phù hợp của các PPDH đối với điều kiện thực tế và HS trường
THCS Linh Đông .................................................................................................... 81


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Chƣơng 2:
Hình 2.1: Tập thể Cán bộ, GV trường THCS Linh Đông ....................................... 30
Hình 2.2: GV tổ tiếng Anh trường THCS Linh Đông ............................................. 30

Chƣơng 3:
Hình 3.1: HS đang thực hành đóng vai ................................................................... 47
Hình 3.2: HS đang thực hành đóng vai .................................................................. 47
Hình 3.3: HS đang tham gia trò chơi ...................................................................... 48
Hình 3.4: HS đang tham gia trò chơi ....................................................................... 48
Hình 3.5: HS đang biểu diễn bài hát ...................................................................... 49
Hình 3.6: HS đang biểu diễn bài hát ...................................................................... 49
Hình 3.7: HS thực hiện thảo luận nhóm ................................................................. 50
Hình 3.8: HS thực hiện thảo luận nhóm ................................................................. 50
Hình 3.9: Bản đồ tư duy Unit 5 (Read) ................................................................... 52
Hình 3.10: Bản đồ tư duy Unit 10 (Read) ............................................................... 52
Hình 3.11: HS trình bày bằng BĐTD ..................................................................... 53
Hình 3.12: HS trình bày bằng BĐTD ..................................................................... 53
Hình 3.13: HS đang động não ................................................................................. 54
Hình 3.14: HS giới thiệu ý tưởng động não ............................................................ 54


xv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Chƣơng 2:
Biểu đồ 2.1: Mức độ yêu thích học môn tiếng Anh của HS ..................................... 35
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của HS đối với nội dung chương trình môn tiếng Anh 9 .. 35
Biểu đồ 2.3: Mức độ chuẩn bị bài của HS ............................................................... 36
Biểu đồ 2.4: Mức độ phát biểu của HS trong tiết học ............................................ 37
Biểu đồ 2.5: Mức độ thảo luận, luyện tập của HS trong tiết học ........................... 37
Biểu đồ 2.6: Mức độ HS thích các phương pháp dạy tiếng Anh ............................ 38
Biểu đồ 2.7: Mức độ HS làm bài tập về nhà ........................................................... 39
Biểu đồ 2.8: Mức độ các hoạt động GV tổ chức để để tạo hứng thú học tập và phát

huy tính tích cực cho HS ......................................................................................... 41
Chƣơng 3:
Biểu đồ 3.1: Mức độ HS yêu thích môn tiếng Anh ........................................................... 75
Biểu đồ 3.2: Mức độ HS chuẩn bị bài ................................................................................. 76
Biểu đồ 3.3: Mức độ HS phát biểu trong tiết học .............................................................. 77
Biểu đồ 3.4: Mức độ HS thảo luận, luyên tập với bạn trong tiết học ............................... 78
Biểu đồ 3.5: Mức độ HS làm bài tập về nhà ...................................................................... 79


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ - phổ
biến là tiếng Anh - có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, Đảng và Nhà Nước đã
có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy học ngoại ngữ, đến chiến lược đào tạo ngoại
ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020). Thể hiện quyết tâm
thực thi đề án này, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết
định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập Ban Quản lý Đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
Tiếng Anh, với tư cách là môn tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt
buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là bộ phận không thể thiếu của học
vấn phổ thông. Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho HS một công cụ
giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các
nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng
quốc tế đồng thời góp phần phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách
HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
Trong luật Giáo dục (2005) tại khoản 2 điều 5 cũng quy định rõ: “Phương

pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên” [19, tr.37].
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã và đang tiến hành tốt
yêu cầu đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung,... đã đưa SGK mới vào trường
phổ thông. Song song với việc đưa SGK mới vào trường phổ thông là đổi mới
PPDH. Nhưng đổi mới PPDH như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của người học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS là


2

điều rất đáng để cho những “kỹ sư tâm hồn” phải suy nghĩ. Hơn nữa, không phải
ngẫu nhiên, trong các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lại được đặt ra như
một yêu cầu quyết định sự thành bại của cả mô hình.
Tuy nhiên, qua thực tế 7 năm giảng dạy môn tiếng

nh 9 tại Trường TH S

Linh Đông, người nghiên cứu nhận thấy rằng HS càng lên lớp lớn càng ít phát biểu
trong giờ học, tính tích cực học tập cũng giảm, các em ít tham gia vào các hoạt động
trên lớp hơn. Đây không còn là hiện tượng hiếm, cá biệt, mà là hiện tượng phổ biến
trong nhà trường, đặc biệt đối với HS THCS. Có thể khẳng định rằng có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, tuy nhiên với cách tiếp thu kiến thức còn
thụ động như thế cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn tiếng
Anh nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
Qua thời gian tìm hiểu và được tập huấn về công tác đổi mới PPDH trong
trường phổ thông, người nghiên cứu nhận thấy các PPDH theo hướng tích cực hóa

người học đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới: thay đổi lối dạy học truyền thụ một
chiều sang dạy học “lấy người học làm trung tâm”, giúp HS phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp
tác, kỹ năng vận dụng kiến thức; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: Áp dụng
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học cho môn tiếng Anh 9
tại trƣờng THCS Linh Đông Quận Thủ Đức TP.HCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học để tổ chức
dạy học môn tiếng Anh 9 nhằm góp phần nâng cao tính tích cực của học sinh tại
trường TH S Linh Đông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
người học.
Nghiên cứu thực tiễn dạy học môn tiếng Anh 9 tại trường TH S Linh Đông.


3

Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học để tổ chức
dạy học môn tiếng Anh 9 tại trường TH S Linh Đông.
4. Đối tƣợng – Khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Việc tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng

nh 9 theo hướng tích cực hóa

người học tại trường TH S Linh Đông.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
HS lớp 9, GV tiếng Anh tại trường TH S Linh Đông.

Hoạt động dạy học môn tiếng Anh 9 tại trường TH S Linh Đông.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu người nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
người học để tổ chức dạy học môn tiếng Anh 9 thì sẽ góp phần nâng cao tính tích
cực của HS tại trường TH S Linh Đông.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn nên người nghiên cứu chỉ áp dụng phương pháp trò chơi,
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, bài hát, kỹ thuật bản đồ tư
duy và động não để tổ chức dạy học môn tiếng Anh 9, trình bày trong luận văn 6
giáo án vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học trên và dạy thực nghiệm cho
HS lớp 9/6 tại trường TH S Linh Đông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
Người nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu
liên quan đến những văn bản pháp quy về giáo dục, phương pháp dạy học, quan
điểm dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
Người nghiên cứu đã tham khảo các tạp chí, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ,
SGK về dạy học theo hướng tích cực hóa người học ở Việt Nam và trên thế giới.


4

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp khảo sát:
Người nghiên cứu đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với HS lớp 9 và
GV tiếng Anh để tìm hiểu thực trạng dạy và học môn tiếng Anh tại trường THCS
Linh Đông.
Phương pháp phỏng vấn:
Người nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn HS lớp 9 và GV tiếng Anh để có
thêm thông tin về thực trạng dạy và học cũng như những khó khăn của GV khi dạy

môn tiếng Anh tại trường TH S Linh Đông.
Phương pháp quan sát:
Người nghiên cứu đã dự giờ, quan sát hoạt động học của HS lớp 9 và hoạt
động dạy của GV tiếng Anh tại trường TH S Linh Đông.
Phương pháp thống kê toán học:
Người nghiên cứu đã xử lý, thống kê, mô tả và đánh giá kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
hương 1: ơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
hương 2: Thực trạng dạy học môn tiếng Anh 9 tại trường TH S Linh Đông.
hương 3: Áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa
người học cho môn tiếng Anh 9 tại trường TH S Linh Đông.


5

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC
THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƢỜI HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Trên thế giới:
Tư tưởng về tính tích cực của người học đã có từ lâu. Từ thời cổ đại, các nhà
sư phạm lỗi lạc đã đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề này và đã bàn đến nhiều
biện pháp phát huy tính tích cực của người học.
Socrates (469 – 339 TCN), người thầy vĩ đại của Hy Lạp cổ đại đã từng dạy
các học trò của mình bằng cách luôn đặt các câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học
dần dần phát hiện ra chân lý [33, tr.6].
Ở Trung Hoa, Khổng Tử (551 – 479 T N) đòi hỏi người học phải tìm tòi, suy
nghĩ, đào sâu trong quá trình học. Ông nói: “Không tức giận vì muốn biết thì không

gợi mở cho, không bực tức vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bốn gốc,
bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa” [32, tr.8].
Montaigne (1533 – 1592) nhà quý tộc Pháp, người chuyên nghiên cứu lý luận,
đặc biệt là về giáo dục đã đề ra phương pháp giáo dục “học qua hành”. Ông cho
rằng: “Muốn đạt được mục tiêu này, tốt nhất là bắt trò liên tục hành để học, học qua
hành. Vậy vấn đề không phải là giảng dạy một cách giáo điều, thầy nói liên tục.
Trái lại, chủ yếu bắt trò hoạt động, vận dụng khả năng phán đoán của mình [14,
tr.9].
J.A.Komensky (1592 – 1670), nhà giáo dục Tiệp Khắc đã đưa ra bí quyết về
phương pháp giảng dạy: “Bí quyết của giáo dục là rèn luyện cho các em một tâm
hồn dễ dàng, tích cực, tự do, ngăn cản được các điều mà các em muốn làm, ngược
lại đẩy được các em làm những điều mà chúng không muốn”. Ông nêu rõ: “ hủ yếu
dạy các em qua việc làm chứ không phải qua lời giảng”. Trong tác phẩm “Lý luận


6

dạy học vĩ đại” của mình, ông đã nêu tính tự giác, tính tích cực với tư cách là một
trong những nguyên tắc dạy học quan trọng và cơ bản nhất [11].
J.J.Rousseau (1712 – 1778) là lý luận thiên tài của Pháp thời kỳ khai sáng,
kịch liệt phê phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói, ông coi trọng sự phát
triển tự nhiên, tự do, coi trọng tự giáo dục của trẻ, phản đối việc chèn ép cá tính của
trẻ. Ông cho rằng muốn giáo dục con người tốt phải bằng hoạt động tiếp cận đối
tượng với hoạt động, với thực tế. Ông nhận xét cách giảng dạy ba hoa sẽ tạo nên
những con người ba hoa, đừng cho trẻ em khoa học mà phải để tự nó tìm tòi ra khoa
học. Ông viết: “Không dạy các em môn khoa học mà chỉ khêu gợi tinh thần yêu
chuộng khoa học và cấp cho các em phương pháp học khoa học, khi nào tinh thần
yêu chuộng khoa học phát triển hơn nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của mỗi nền
giáo dục tốt” [23, tr.10].
Như vậy, với các tư tưởng giáo dục tiến bộ trên, chúng ta thấy giáo dục có ý

nghĩa rất rộng, bao hàm phần lớn các lĩnh vực và khái niệm học tập tích cực như:
học qua trải nghiệm, học thông qua giải quyết vấn đề,...
Kế thừa ý tưởng giáo dục của các thời đại trước, trong thế kỷ XIX, XX các
nhà giáo dục Đông – Tây đều tìm đến con đường phát huy tính tích cực học tập, chủ
động, sáng tạo của người học.
Nước Đức là một quốc gia điển hình chịu ảnh hưởng sâu rộng quan điểm sư
phạm hiện đại của Pestalozzi “lấy học sinh làm trung tâm”, nhiều trường học được
thiết lập và áp dụng phương pháp giáo dục mới. Vào đầu thế kỷ XIX, nước Anh
nhận định rằng phương pháp mới đối với họ có giá trị nhưng chưa có điều kiện thực
hiện và phổ biến. Tại Mỹ, phương pháp sư phạm mới được giới thiệu Philadelphia.
Tại Thụy Sĩ, một trung tâm giáo dục được thiết lập để giảng dạy theo phương pháp
lấy học sinh làm trung tâm [33, tr.8].
L.X.Vugôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Leônchiep, P.La.Galperin và J.Piaget cho
rằng: “dựa trên quan điểm cá nhân luôn hoạt động, không có hoạt động thì cá nhân
không tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Chỉ có trong


7

hoạt động thì tính tích cực, tâm lý, ý thức của con người mới bộc lộ, nảy sinh, hình
thành và phát triển” [20].
X.L.Rubinstein khẳng định: “Bất kỳ hoạt động nào của con người cũng xuất
phát từ chỗ nó là một cá nhân, như một chủ thể của hoạt động đó”. Học là một hoạt
động, một hành vi tích cực chứ không phải là chỉ tiếp nhận, có động cơ cá nhân chứ
không phải có sự khác biệt cá nhân, do xã hội quy định chứ không phải nội sinh và
phụ thuộc cao độ vào phương pháp. Muốn học sinh chuyển tri thức nhân loại thành
kiến thức của bản thân thì người thầy phải tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động [35].
Nghiên cứu của S.Franz về những biểu hiện thái độ học tập tích cực đã được
công nhận và sử dụng rộng rãi đó là: 1/ trên lớp chú ý nghe giảng; 2/ học bài và làm
bài đầy đủ; 3/ cố gắng vươn lên học được nhiều; 4/ không vội vàng phản ứng tiêu

cực nếu có chỗ nào chưa hiểu hoặc không nhất trí với bài giảng; 5/ đảm bảo kỷ luật
để học tốt; 6/ cố gắng đạt thành tích học tập tốt và nâng cao thành tích học tập của
mình một cách trung thực; 7/ thích độc lập thực hiện nhiệm vụ học tập; 8/ hăng hái
nhiệt tình trong giờ thảo luận và chữa bài tập; 9/ hoàn thành nhiệm vụ học tập một
cách nghiêm túc; 10/ giữ gìn tài liệu học tập cẩn thận [27].
V.Ôkôn trong cuốn “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề” cho rằng tính
tích cực là lòng mong muốn hành động được nảy sinh một cách không chủ định và
gây nên những biểu hiện bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Chủ thể đã ý
thức được mục đích hành động [34].
G.Pôlia trong cuốn “Sáng tạo toán học”-1977, I.F.Kharlamôp trong cuốn “Phát
huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào”-1978 đã cho rằng tính tích cực
là trạng thái hoạt động của chủ thể [13], [18].
Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia.Lecne, nhà giáo dục Xô Viết đã
nói: “Mục đích của tập sách này là làm sáng rõ bản chất của PPDH gọi là dạy học
nêu vấn đề, vạch rõ cơ sở của phương pháp đó, tác dụng của nó và phạm vi áp dụng
nó” [14, tr.11].
Đầu thế kỷ XIX trong tác phẩm của mình, nhà giáo dục Nga K.Đ.Usinxki, đã
nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của tính tích cực và độc lập trong quá trình


×