Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường trung cấp đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.83 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THỊNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 3 7 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THỊNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK



NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THỊNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:

Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH THỊNH.

Giới tính: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 10/11/1974.

Nơi sinh: Nghệ An.

Quê quán: xã Nghi yên, Nghi Lộc, Nghệ An.

Dân tộc: Kinh.

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số nhà 14, đƣờng Tô Hiến Thành, Phƣờng Tân
Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại cơ quan: 05003.827879.

Điện thoại nhà riêng: 05003.955545.

Fax: 05003.859073.

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chính quy.

Thời gian đào tạo từ 9/1991 đến 11/ 1995.

Nơi học: Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kỹ thuật 3, Tp. Vinh, Nghệ An.
Ngành học: Cao đẳng sƣ phạm dạy nghề.

2. Đại học:
Hệ đào tạo: Liên thông.

Thời gian đào tạo từ 5/2003 đến 11/2005

Nơi học: Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, tại Tp. Vinh, Nghệ
An.
Ngành học: Sƣ phạm kỹ thuật cơ khí.
Tên môn thi tốt nghiệp: Công nghệ chế tạo máy, Nghiệp vụ sƣ phạm.
Ngày và nơi thi tốt nghiệp: tháng 9/2005, tại Tp. Vinh, Nghệ An.
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ tháng 11/2005 đến
tháng 7/2007

Trung Tâm Kỹ thuật Tổng
Hợp - HN Buôn Ma Thuột.

Tổ trƣởng tổ Giáo vụ

Từ tháng 7/2007 đến
tháng 11/2011

Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Trƣởng phòng Đào tạo
Kỹ thuật Đắk Lắk.


Từ tháng 11/2011 đến
nay

Trƣờng Trung cấp Đắk Lắk.

Phó hiệu trƣởng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 9 năm 2014.
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đình Thịnh


iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, đã tận tình hỗ trỡ,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, định hƣớng và hƣớng dẫn cho tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu từ chuyên đề 1 đến khi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Quý Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy các học phần trong chƣơng trình

đào tạo thạc sĩ lớp Giáo dục học khóa 12B, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt và
định hƣớng cho tôi nghiên cứu học tập những kiến thức làm nền tảng cho đề tài.
Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Viện Sƣ phạm Kỹ thuật và Phòng Đào
tạo sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tận tình cho tôi hoàn thành chƣơng trình đào
tạo thạc sĩ và luận văn tốt nghiệp.
Các Tác giả của các tài liệu ngƣời nghiên cứu đã tham khảo; các Anh Chị
học viên lớp Giáo dục học 12B đã cùng tôi trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh
nghiệm trong quá trình cùng học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và đồng nghiệp tại
trƣờng trung cấp Đắk Lắk, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chƣơng trình khóa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Nguyễn Đình Thịnh


iv

TÓM TẮT
Phát triển mạng lƣới, quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo dục nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội thể hiện trong chiến lƣợc đào tạo nghề giai đoạn 20102020 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Trong mục tiêu chiến lƣợc của trƣờng Trung cấp
Đắk Lắk đến năm 2016, tầm nhìn năm 2020 đề ra đó là: Không ngừng tìm các giải
pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo, đảm bảo cho ngƣời học đƣợc tiếp cận kiến thức
chuyên môn hiện đại theo nhu cầu thực tiễn của xã hội, chú trọng rèn luyện kỹ năng
chuyên môn, kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nâng
cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là một nhu cầu cấp bách của mỗi cơ sở
đào tạo nói chung và tại trƣờng Trung cấp Đắk Lắk nói riêng.
Nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1, ngƣời nghiên cứu đã trình bày các cơ sở lý thuyết về chất lƣợng đào
tạo, các quan điểm và các mô hình đánh giá chất lƣợng làm cơ sở lý luận định hƣớng

cho đề tài nghiên cứu. Từ đó phân tích, đƣa ra đƣợc một số yếu tố tác động đến chất
lƣợng đào tạo. Dựa vào các văn bản pháp quy về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp để
phân tích các yếu tố tác động trên thành những tiêu chí cụ thể.
Chƣơng 2, ngƣời nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng chất lƣợng
đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại trƣờng Trung cấp Đắk Lắk từ năng 2010 đến
nay, bao gồm các yếu tố tác động: chất lƣợng tuyển sinh, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất và trang thiết bị dạy học, chƣơng trình đào tạo, tổ chức quản lý lớp học, phƣơng
pháp giảng dạy và đánh giá, kết quả học tập của học sinh, sự hài lòng của xã hội đối
với học sinh sau tốt nghiệp. Từ đó chỉ ra điểm mạnh, những hạn chế tồn tại để làm cơ
sở cho hƣớng nghiên cứu của chƣơng tiếp theo.
Trong Chƣơng 3, ngƣời nghiên cứu đã đề ra đƣợc các giải pháp nâng cao chất
lƣợng đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại trƣờng Trung cấp Đắk Lắk. Lấy ý kiến
và đƣợc các chuyên gia đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Thực nghiệm sƣ
phạm Giải pháp liên kết đào tạo thực tập nghề nghiệp với doanh nghiệp, kết quả thực
nghiệm đã chứng minh đƣợc rằng học sinh thực tập nghề nghiệp tại doanh nghiệp có
kết quả học tập và mức phát triển năng lực nghệ nghiệp cao hơn tổ chức thực tập nghề
nghiệp tại trƣờng. Kết quả nghiên cứu của Chƣơng 3 cho thấy các giải pháp đề ra đã
có cơ sở khẳng định sẽ nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại
trƣờng Trung cấp Đắk Lắk.


v

ABSTRACT
Developing the network, scale and increasing quality of education in vocation to
meet the social need are showed in strategy of vocational education from 2010 to 2020
that approved by Government. The strategy aims of DakLak Polytechnic College to
2016 and orentation to 2020 are: Try to find solutions for increasing education quality,
ensure for learners can be approached their model major knowledge to meer the social
need. Learners are encouraged to develop expertise skill, soft skill and career ethics.

Therefore, how to increase education quality to meet the social need is an urgent need
of each school in particular and DakLak Polytechnic College in general.
The thesis has 3 main chapters:
Chapter 1: Researcher writes theories base, ideas and models to assess the
education quality so that I can orientate for my thesis. Reseacher also analyses to find
some factors that influencing to education quality. Besides, basing on the texts of
government for training in vocational school, reseacher analyses these factors to find
the specific standards.
Chapter 2, researcher surveys to assess the education quality of information
technology major in DakLak Polytechnic College from 2010 up to now. It includes
these factors: enrollment quality, teacher staff, facilities, teaching equipment,
curriculum, class management, teaching method, outcome of students and the
appreciation of students from social. At a result, reseacher shows the advantages and
disadvantages to find the solution for the next chapter.
Chapter 3, researcher proposes solutions to increase education quality of
information technology major in DakLak Polytechnic College. Experts of education
appreciate that this thesis is reality and feasibility. Result of experimental education
show that students practice their major in companies is better in learning result and
career competence than others who just learn in school. Therefore, the results of
chapter 3 prove that solutions in thesis will increase education quality of information
technology major in DakLak Polytechnic College.


vi

MỤC LỤC
Lý lịch cá nhân ......................................................................................................i
Lời cam đoan .........................................................................................................ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................iii
Tóm tắt đề tài .........................................................................................................iv

Mục lục ..................................................................................................................vi
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................x
Danh mục các bảng ...............................................................................................xi
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................xiii
A. PHẦN DẪN NHẬP .........................................................................................1
1.Đặt vấn đề. ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu..........................................................................2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu...................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................2
6. Nhiệm vụ của đề tài ...........................................................................................3
6. Giới hạn đề tài ...................................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................3
8. Kế hoạch thực hiện đề tài ..................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................5
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................5
1.1..2. Tại Việt Nam ..........................................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................8
1.2.1. Chất lƣợng ...............................................................................................8
1.2.2. Chất lƣợng đào tạo ..................................................................................9
1.2.3. Công nghệ thông tin ................................................................................9
1.3. Một số quan điểm về chất lƣợng ....................................................................10
1.3.1. Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Đầu vào” ...........................................10
1.3.2. Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Đầu ra”. ..............................................10
1.3.3. Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”. .................................10
1.3.4. Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Giá trị học thuật”. ...............................11
1.3.5. Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức”................................11
1.4. Các mô hình đánh giá chất lƣợng ...................................................................12



vii
1.4.1. Mô hình các yếu tố tổ chức .....................................................................12
1.4.2. Mô hình Kirpatrick ..................................................................................13
1.4.3. Mô hình Hamblin ....................................................................................14
1.5. Phân tích các yếu tố tác động đến chất lƣợng đào tạo....................................15
1.5.1. Chất lƣợng đầu vào .................................................................................16
1.5.1.1. Chất lƣợng học sinh .........................................................................16
1.5.1.2. Chất lƣợng đội ngũ ..........................................................................16
1.5.1.3. Chất lƣợng cơ sở vật chất .................................................................18
1.5.1.4. Chất lƣợng chƣơng trình đào tạo .....................................................18
1.5.2. Chất lƣợng quá trình đào tạo ...................................................................20
1.5.2.1. Chất lƣợng quản lý lớp học ..............................................................20
1.5.2.2. Chất lƣợng phƣơng pháp đào tạo .....................................................20
1.5.2.3. Chất lƣợng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ............21
1.5.3. Chất lƣợng Đầu ra ...................................................................................21
1.6. Chất lƣợng đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ...................................22
1.6.1. Chất lƣợng nguồn nhân lực .....................................................................22
1.6.2. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................22
1.6.3. Yêu cầu của đào tao nguồn nhân lực.......................................................23
1.7. Mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp ......................................................24
1.7.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................24
1.7.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................24
1.8. Xu hƣớng đổi mới giáo dục và đào tạo ..........................................................24
1.8.1. Đổi mới chƣơng trình nhằm phát triển năng lực ngƣời học ....................25
1.8.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực ..........26
1.8.3. Đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp kiểm tra và đánh giá .........27
1.9. Vai trò và và triển vọng của nghề công nghệ thông tin..................................27
1.9.1. Vai trò của nghề công nghệ thông tin trong hệ thống ngành nghề .........27
1.9.2. Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của nghề Công nghệ thông tin ..........28

1.9.3. Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết ..................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK. .......................30
2.1. Tổng quan về GDCN tỉnh Đắk Lắk................................................................30
2.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................30


viii
2.1.2. Giới thiệu về trƣờng Trung cấp Đắk Lắk ................................................32
2.2. Đánh giá thực trạng về chất lƣợng đào tạo ngành công nghệ thông tin .........36
2.2.1. Đối tƣợng, nội dung điều tra và phƣơng pháp đánh giá .........................36
2.2.1.1. Đối tƣợng và nội dung điều tra khảo sát ..........................................36
2.2.1.2. Phƣơng pháp đánh giá ......................................................................38
2.2.2. Chất lƣợng tuyển sinh .............................................................................39
2.2.3. Đội ngũ giáo viên ....................................................................................41
2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu phục dạy và học .......................44
2.2.5. Chƣơng trình đào tạo ...............................................................................48
2.2.6. Phƣơng pháp dạy học và đánh giá ...........................................................53
2.2.7. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo .......................................................57
2.2.8. Kết quả đầu ra..........................................................................................60
2.2.9. Tổng hợp các chỉ số đánh giá về thực trạng ............................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................64
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP ĐẮK LẮK 67
3.1. Đề xuất giải pháp ............................................................................................67
3.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng và phát triển đội ngũ ..........................................67
3.1.1.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................67
3.1.1.2. Nội dung giải pháp ...........................................................................67
3.1.1.3. Cách thức thực hiện..........................................................................68

3.1.2. Giải pháp 2: Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo ........................................69
3.1.2.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................69
3.1.2.2. Nội dung giải pháp ...........................................................................69
3.1.2.3. Cách thức thực hiện..........................................................................72
3.1.3. Giải pháp 3: Liên kết đào tạo thực hành, thực tập nghề nghiệp ..............73
3.1.3.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................73
3.1.3.2. Nội dung giải pháp ...........................................................................74
3.1.3.3. Cách thức thực hiện..........................................................................74
3.1.4. Giải pháp 4: Tăng cƣờng và khai thác hiệu quả trang thiết bị dạy học ...77
3.1.4.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................78
3.1.4.2. Nội dung giải pháp ...........................................................................78
3.1.4.3. Cách thức thực hiện..........................................................................78
3.1.5. Giải pháp 5: Cải tiến công tác truyền thông về đào tạo, tuyển sinh........79


ix
3.1.5.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................79
3.1.5.2. Nội dung giải pháp ...........................................................................79
3.1.5.3. Cách thức thực hiện..........................................................................80
3.2. Mối quan hệ giữa các giải pháp ......................................................................81
3.3. Kiểm nghiệm giải pháp ..................................................................................82
3.4. Thực nghiệm giải pháp liên kết đào tạo thực hành, thực tập nghề nghiệp .....84
3.4.1. Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................84
3.4.2. Đối tƣợng thực nghiệm ...........................................................................84
3.4.3. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm .........................................................85
3.4.3.1. Nội dung thực nghiệm ......................................................................85
3.4.3.2. Kế hoạch thực nghiệm ....................................................................85
3.4.4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ................................................................85
3.4.5. Kiểm nghiệm giả thuyết, nhận xét ..........................................................88
3.4.6. Đánh giá về nội dung và phƣơng pháp tổ chức thực nghiệm..................92

3.4.7. Nhận xét kết quả thực nghiệm.................................................................93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................94
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................95
1. Kết luận..............................................................................................................95
2. Tự nhận xét về đóng góp của đề tài ...................................................................96
3. Kiến nghị ...........................................................................................................97
4. Hƣớng phát triển của đề tài ...............................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................99
PHẦN PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý

: CBQL

Công nghệ thông tin

: CNTT

Cơ sở vật chất

: CSVC

Chất lƣợng giáo dục

: CLGD


Giáo dục

: GD

Giáo dục và Đào tạo

: GD-ĐT

Giáo dục nghề nghiệp

: GDNN

Giáo sƣ

: GS

Giáo viên

: GV

Học sinh

: HS

Học sinh –Sinh viên

: HS-SV

Lý thuyết


: LT

Năng lực sƣ phạm

: NLSP

Phƣơng pháp dạy học

: PPDH

Thạc sỹ

: Th.S

Thực hành

: TH

Tiến sỹ

: TS

Trung cấp chuyên nghiệp

: TCCN


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng các trƣờng đào tạo, số học sinh nhập học các khối ngành
năm 2013.
Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng các trƣờng đào tạo, số học sinh nhập học các khối ngành
năm 2013.
Bảng 2.3: Thống kê về đội ngũ nhà trƣờng.
Bảng 2.4: Thống kê Quy mô đào tạo TCCN hàng năm.
Bảng 2.5: Thống kê tình hình học sinh hiện nay.
Bảng 2.6: Thống kê kết quả tuyển sinh ngành CNTT hàng năm.
Bảng 2.7: Kết quả điều tra học sinh về sự lựa chọn học ngành CNTT tại nhà trƣờng.
Bảng 2.8: Kết quả xếp loại học lực năm cuối cấp phổ thông.
Bảng 2.9: Kết quả điều tra giáo viên về năng lực học tập của học sinh.
Bảng 2.10: Thống kê các chỉ số về đội ngũ giáo viên.
Bảng 2.11: Tổng hợp đánh giá năng lực sƣ pham của GV năm học 2012-2013.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát HS về khả năng giảng dạy của giáo viên
Bảng 2.13: Bảng thống kê trang thiết bị phòng học thực hành ngành CNTT.
Bảng 2.14: Thống kê giáo trình và tài liệu tham khảo đang sử dụng.
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp mức độ hài lòng về cơ sở vật chất và tài liệu phục dạy và
học.
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về mục tiêu đào tạo.
Bảng 2.17: Tổng hợp hình thức thi, đánh giá kết thúc học phần ngành CNTT.
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của CBQL về nội dung chƣơng trình đào tạo.
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá của GV về nội dung chƣơng trình học phần đang giảng
dạy.
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá của học sinh đang học về nội dung chƣơng trình đào tạo.


xii
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát học sinh đã tốt nghiệp về nội dung chƣơng trình đào tạo
phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
Bảng 2.22: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về kế hoạch đào tạo.

Bảng 2.23: Thống kê kết quả thi đua GV ngành CNTT năm học 2013-2014.
Bảng 2.24: Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ sử dụng các PPDH tích cực và
kiểm tra đánh giá tích cực của giáo viên giảng dạy.
Bảng 2.25: Kết quả khảo sát GV giảng dạy về mức độ những cản trở đối với việc đổi
mới PPDH nhằm tích cực hóa ngƣời học ở nhà trƣờng.
Bảng 2.26: Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác tổ chức quản lý dạy học.
Bảng 2.27: Thống kê kết quả đào tạo của học sinh ngành CNTT từ năm 2011 đến nay.
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả điểm thi kết thúc thực tập Phần cứng máy tính.
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả tự đánh giá về năng năng lực nghề nghiệp đạt đƣợc sau
thực nghiệm.
Bảng 3.3: Kết quả thống kê và kiểm nghiệm t-test với điểm học phần Phần cứng máy
tính ở 2 nhóm học sinh trƣớc thực nghiệm.
Bảng 3.4: Kết quả thống kê và kiểm nghiệm t-test với điểm thi kết thúc học phần thực
tập ở 2 nhóm học sinh sau thực nghiệm.
Bảng 3.5: Kết quả thống kê và kiểm nghiệm t-test với mức độ trung bình tự đánh giá
năng lực 2 nhóm học sinh trƣớc thực nghiệm.
Bảng 3.6: Kết quả thống kê và kiểm nghiệm t-test với mức độ tự đánh giá về năng lực
của các nhóm học sinh sau thực nghiệm.


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Quan điểm về chất lƣợng đào tạo.
Hình 1.2: Sơ đồ mô hình đánh giá chất lƣợng đầu vào - quá trình - đầu ra.
Hình 2.1: Cảnh quan trƣờng Trung cấp Đắk Lắk.
Hình 2.2: Giáo viên giảng dạy ngành Công nghệ thông tin nhà trƣờng.
Hình 2.3: Phòng học thực hành Phần cứng máy tính
Hình 2.4: Biểu đồ tổng hợp các chỉ số đánh giá về chƣơng trình đào tạo.
Hình 2.5: Hiệu trƣởng nhà tƣờng tặng hoa cho đại diện các doanh nghiệp trong buổi

giới thiệu việc làm tháng 3/2013
Hình 2.6: Biểu đồ kết quả đánh giá mức độ đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của HS
đã tốt nghiệp và đơn vị sử dụng lao động.
Hình 2.7: Biểu đồ kết quả đánh giá năng lực làm việc của học sinh đã tốt nghiệp của
các đơn vị sử dụng lao động.
Hình 2.8: Biểu đồ đánh giá những khó khăn gặp phải khi đi xin việc làm của học sinh
đã tốt nghiệp.
Hình 2.9: Biểu đồ mức độ đánh giá về các yếu tố thực trạng tác động đến chất lƣợng
đào tạo ngành CNTT hiện nay.
Hình 210: Biểu đồ ý kiến đề xuất về yếu tố tác động cần đƣợc cải tiến nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo ngành CNTT.
Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của các chuyên gia về tính cần thiết của các giải pháp.
Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của các chuyên gia về tính cần thiết của các giải pháp.


1

A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Đặt vấn đề
Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã quyết định đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mực tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Muốn thực hiện sự
nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, vì vậy đòi hỏi một nguồn nhân lực lao
động tri thức, lao động có tay nghề cao một cách cân đối là cấp bách. Đáp ứng yêu
cầu lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, kể cả kinh tế quốc doanh lẫn lĩnh vực kinh
tế ngoài quốc doanh và kinh tế gia đình.
Trong chiến lược đào tạo nghề giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ phê duyệt,
trong số lao động qua đào tạo thì tỉ lệ đào tạo nghề đạt 35% vào năm 2015, đạt 55%
vào năm 2020. Như vậy ta thấy Đảng và Nhà nước đã xác định tầm quan trọng của
GDNN, đào tạo nguồn lực lao động trực tiếp đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh

tế xã hội của Đắt nước.
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI đã đánh giá “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống
giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức
giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”. Mục tiêu cụ thể mà Nghị
quyết đã đề ra đối với giáo dục nghề nghiệp đó là “Tập trung đào tạo nhân lực có
kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề
nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng
ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của
thị trường lao động trong nước và quốc tế”.
Chính vì vậy, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDNN nói chung và giáo dục
TCCN nói riêng nhằm đào tạo nguồn nhân có lực tay nghề cao đã trở thành một đòi
hỏi cấp bách trước sự phát triển đi lên của Đất nước. Vấn đề chất lượng giáo dục và
làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục là một thách thức, là câu hỏi luôn luôn


2
đặt ra trong bất kỳ một nhà làm công tác giáo dục nào.
Trường Trung cấp Đắk Lắk được nâng cấp thành lập từ năm 2010. Quy mô đào
tạo TCCN hiện nay là 499 HS, trong đó ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là 96
HS; đến nay nhà trường đã đào tạo 3 khóa học, có 498 HS tốt nghiệp ra trường, tỉ lệ
HS có việc làm chỉ đạt 37%. Là một cơ sở đào tạo mới thành lập, nhà trường còn rất
hạn chế về năng lực và kinh nghiệm trong đào tạo nghề nghiệp, HS ra trường có việc
làm thấp. Trong mục tiêu chiến lược đến năm 2016, tầm nhìn năm 2020 của trường
Trung cấp Đắk Lắk nhấn mạnh mục tiêu chung đó là: “Không ngừng tìm các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được tiếp cận kiến thức
chuyên môn hiện đại theo nhu cầu thực tiễn của xã hội, chú trọng rèn luyện kỹ năng
chuyên môn, kỹ năng mềm thiết yếu và đạo đức nghề nghiệp cho người học”.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng

cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ trung cấp chuyên nghiệp
tại trường Trung cấp Đắk Lắk” là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong thực
tiễn tại nhà trường hiện nay, thực hiện mục tiêu chiến lược về đổi mới giáo dục và
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông
tin hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Đắk Lắk nhằm đáp ứng nhu
cầu xã hội.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ
trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Đắk Lắk.
- Khách thể nghiên cứu:
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và đơn vị sử dụng học sinh tốt
nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu và các điều kiện phục vụ dạy học,
chương trình đào tạo, phương pháp dạy học và đánh giá, công tác tổ chức quản lý
đào tạo ngành công nghệ thông tin tại trường Trung cấp Đắk Lắk.
4. Giả thuyết nghiên cứu


3
Chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ trung cấp chuyên nghiệp tại
trường Trung cấp Đắk Lắk trong những năm qua có nhiều điểm mạnh, nhưng chất
lượng vẫn chưa tốt; nếu thực hiện các giải pháp người nghiên cứu đề xuất thì chất
lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin nhà trường sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo.
- Khảo sát, phân tích thực trạng chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin
hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ
thông tin hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Đắk Lắk, kiểm nghiệm

và đánh giá giải pháp.
6. Giới hạn đề tài
Các số liệu khảo sát và nghiên cứu giới hạn trong các khóa đào tạo ngành Công
nghệ thông tin thuộc nhà trường từ năm 2010.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm kiếm tài liệu khoa học, các sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo GDNN
nói riêng. Từ đó, nghiên cứu, sắp xếp lưu trữ trật tự, rõ ràng, sử dụng phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu để nghiên cứu, lựa chọn các nguồn tài liệu làm cơ sở
lý luận cho đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu trên tài liệu hoạt động đào tạo của nhà
trường để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát
Thu thập dữ liệu thực tế, sử dụng chúng để giải thích hay đánh giá hiện trạng
và đối chiếu nó với các tiêu chuẩn ấn định, cũng như đánh giá tính khả thi của giải
pháp.
7.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
Quan sát, thu thập thông tin về quá trình giáo dục và các hoạt động sư phạm
trong nhà trường, như: hoạt động dạy và học, các phong trào thi đua, các hội nghị


4
chuyên môn, …. Giúp người nghiên cứu có những tài liệu sống và thực tiễn về hoạt
động đào tạo trong nhà trường.
7.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Nhằm mục đích kiểm chứng, khẳng định lại chắc chắn về sự khác biệt khi áp
dụng giải pháp mà người nghiên cứu đã đề ra, từ đó kết luận có nên áp dụng giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ trung cấp
chuyên nghiệp tại nhà trường.
7.5. Phƣơng pháp kiểm nghiệm thống kê, xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm ứng dụng Excel và phần mềm kiểm nghiệm thống kê trong
giáo dục SPSS để xử lý, phân tích và mô tả số liệu từ kết quả thu được từ các
phương pháp trên, nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả giải pháp.
8. Kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu
Tháng/2013-2014
10
Nhiệm vụ
Đăng ký Chuyên đề 2
Xây dựng đề cương
Xây dựng cơ sở lý thuyết
Khảo sát thực trạng
Bảo vệ Chuyên đề 2
Đề xuất giải pháp
Kiểm nghiệm, đánh giá
giải pháp
Viết Luận văn tốt nghiệp
Hoàn chỉnh và nộp Luận
văn tốt nghiệp về trường

11

12 01 02

3

4

5

6


7

8

9


5

B. PHẦN BỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Jean Jacques Rousseau (1712 - 1794) quan niệm rằng con người muốn sống
cần phải làm việc nên phải học nghề và phải giáo dục cho người học hiểu vị trí các
nghề nghiệp trong đời sống xã hội. Học nghề thực sự là: “Chúng tôi không phải
học nghề làm thợ mà học nghề làm người, và học nghề làm người lại khó nhọc
hơn và lâu hơn học nghề làm thợ...". Như vậy ta nhận thấy tư tưởng của ông phù
hợp với 4 trụ cột mà Tổ chức về văn hóa và khoa học giáo dục của Liên hiệp quốc
UNESCO đề ra đó là: Học để biết –Học để làm –Học để cùng chung sống –Học để
làm người, đang là phương châm đào tạo của nhiều nước trên thế giới ngày nay.
Một số quan điểm về đảm bảo chất lượng giáo dục của các tác giả:
Đảm bảo chất lượng được xem xét đầu vào, quá trình và đầu ra (Barnett, 1987;
Church, 1988).
Theo Annesley, King, và Harte (1994) để đảm bảo rằng kết quả của một hệ
thống giáo dục đạt được chất lượng mong muốn, một hệ thống đảm bảo chất lượng
phải quan tâm đến các quá trình các hoạt động giảng dạy sau đây: thiết kế và nội
dung của các môn học; chuyển tải và đánh giá; đánh giá, giám sát và xem xét,
quản lý nói chung.

Theo Freeman (1994), có ba bước cơ bản trong việc thành lập một hệ thống
đảm bảo chất lượng: thiết lập sứ mạng của nhà trường, thiết kế các phương pháp
và lập các chuẩn mực.
Các nghiên cứu của Freeman (1994), Peters (1977) cho thấy rằng yếu tố quyết
định duy nhất của chất lượng trong một trường là từ bên trong của chính trường đó.
Nó được quyết định bởi chất lượng quản lý và năng lực của các nhà lãnh đạo và
quản lý. Cũng rất quan trọng khi những người có trách nhiệm trong việc đưa ra các
quyết định về mục đích, mục tiêu của trường phát triển được các đặc điểm chung


6
trong kiểm soát chất lượng trong toàn bộ các hoạt động của nhà trường. Một khi
các quy định về kiểm soát chất lượng đã được nhà trường áp dụng, đánh giá đồng
nghiệp và đánh giá ngoài cần phải được củng cố và giúp các trường tập trung vào
việc phát huy các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu của mình [8].
Như vậy, kết quả của các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy yếu tố quyết
định của chất lượng trong một trường là từ bên trong của chính trường đó, trong đó
chú trọng vào yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra.
1.1.2. Tại Việt Nam
Việt nam từ thời Bắc thuộc đến thời thời tự chủ dưới chế độ phong kiến, đã có
nhiều nhà khoa khoa học có tư tưởng đổi mới giáo dục, nhằm phát huy tính sáng
tạo của người học như Nhà thơ - Nhà Bác học lớn Lê Quý Đôn (1726-1784); Vua
Quang Trung và chương trình giáo dục cái tiến, giáo dục dân tộc; Việt Nam trong
thời kỳ Pháp thuộc có Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau Cách mạng Tháng 8, Hồ Chủ
Tịch đã xác định rõ một nhiệm vụ GD quan trọng của nhà trường là lao động, học
tập trong nhà trường phải gắn với lao động sản xuất và đời sống xã hội. Với đại
biểu thân sĩ tri thức tỉnh Thanh Hóa ngày 20/02/1947 Người nói: "... trước Học
một đường, Hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để Học thì Hành
ngay được”.
Trong thời kỳ đổi mới, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản

Việt Nam đã chỉ rõ: “Đào tạo và phát triền nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có
việc làm, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo...”. Từ đó
đến nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và thiết lập hệ thống đảm bảo chất
lượng được đưa vào các Nghị quyết và các văn bản pháp lý của nhà nước về giáo
dục và đào tạo.
Đã có nhiều bài báo khoa học, các hội thảo khoa học, các công trình nghiên
cứu các cấp về vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trong
nước. Tuy nhiên, đến nay người nghiên cứu chưa tìm thấy nhiều về các công trình
nghiên cứu được công bố về GDNN nói chung và giáo dục TCCN nói riêng. Một


7
số công trình nghiên cứu được công bố trong những năm gần đây mà người nghiên
cứu được biết:
Ngày 6/8/2011 tại Quảng Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về
chất lượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành Y Dược. Hội thảo đã tập
trung vào giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương
trình đào tạo và xây dựng đủ các giáo trình.
Tác giả Trần ngọc Trình [19], Xây dựng hệ thống quản lý bảo đảm chất lượng
đào tạo TCCN tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng tiếp cận ISO&TQM, kết
quả nghiên cứu đề tài đã phân tích và xác định được một số yếu tố tác động đến
chất lượng đào tạo, đó đã xây dựng hệ thống quản lý bảo đảm chất lượng đào tạo
TCCN trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu ở các góc độ
quản lý.
Một vài đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ:
Tác giả Nguyễn Tấn Chiêu [20], Đánh giá được thực trạng, đề xuất một số giải
pháp nâng cao đào tạo hệ TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đề
tài đã đề xuất một số giải pháp như: đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ, tăng
cường tài chính, … Tuy nhiên môi trường nghiên cứu của đề tài rộng, chưa nghiên

cứu cụ thể vào một đơn vị hay ngành đào tạo, các giải pháp chưa đề ra cách thức
và biện pháp thực hiện, chưa thực nghiệm sư phạm giải pháp.
Tác giả Võ Thị Ngọc Dung [21], Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành
Công nghệ May tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp II, Luận văn thạc sĩ
trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Kết quả đề tài đã đề xuất được 5 giải
pháp, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu của đề tài ở môi trường cao đẳng, chưa có thực
nghiệm giải pháp.
Vì vậy trong đề tài nghiên cứu của mình, người nghiên cứu mong muốn từ
nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định được các yếu tố tác động đến chất lượng
đào tạo, từ đó đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và đề xuất các giải giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành CNTT tại trường Trường cấp Đắk Lắk.
Trên cơ sở đó, tập trung thực nghiệm sư phạm một giải pháp nhằm khẳng định cao


8
hơn về tính cần thiết và khả thi của giải pháp đã đề ra.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Chất lƣợng
Trong kinh tế thị trường ngày nay, có hàng trăm định nghĩa tổng quát về chất
lượng khác nhau, người nghiên cứu xin nêu ra đây một vài định nghĩa theo các từ
liệu khác nhau:
- Theo từ điển tiếng Việt phổ thông:
“Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự
việc)... làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” [10, tr.78].
- Theo tiêu chuẩn Pháp NFX 50 – 109:
“Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu người sử dụng.” [10, tr.79].
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402:
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm

ẩn” [10, tr.79].
-Theo INQAA (International Network for Quanlity Assurance Agencies): “Chất
lượng là sự phù hợp với mục đích” (Quanlity as Fitness for Purpose) [10, tr.79].
- Theo Kaoru Ishikawa:
“Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp
nhất” [11, tr.22].
Như vậy, các quan niệm về chất lượng tổng quát tuy có khác nhau, nhưng
đều có chung một ý tưởng: chất lượng là sự thoả mãn một yêu cầu nào đó. Thực
vậy, trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua mức độ đạt
các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm. Còn trong giáo dục đào tạo, chất
lượng được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra của chương trình giáo
dục đào tạo.


9
1.2.2. Chất lƣợng đào tạo
- Theo từ điển giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa: “Chất lượng giáo dục
(đào tạo) là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhà
nước hoặc xã hội nhất định, có chất lượng giáo dục toàn diện và từng mặt theo tùy
góc độ đánh giá”.
- Theo Trần Khánh Đức – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục: “Chất lượng đào
tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phảm ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá
trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lục hành nghề của người tốt nghiệp
tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” [12,
tr.283].
- Theo Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp – Đại học quốc gia Hà Nội: “Chất
lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra với
một chương trình đào tạo” [13, tr.13].
- Theo Phạm Minh Hạc: “Chất lượng giáo dục (đào tạo) là kết quả tổng hợp

phản ảnh mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục đào tạo ở từng người
học, từng lớp, trường, địa phương và cả nước có sự phát triển bền vững”.
1.2.3. Công nghệ thông tin
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Công nghệ Thông tin - tiếng
Anh: Information Technology là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụngmáy
tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu
thập thông tin”.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong
Nghị quyết 49/CP, ngày 04/08/1993 của Chính phủ: "Công nghệ thông tin là tập
hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ
yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội".


×