BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
THEO HƯỚNG MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
S KC 0 0 4 1 9 1
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC THEO HƯỚNG MÔN KINH TẾ
GIA ĐÌNH LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60 14 01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: TRẦN THỊ THANH HUYỀN
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 05- 10- 1986
Nơi sinh: Lâm Đồng
Quê quán: Hà Tĩnh
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Tổ Nguyên Tử Lực 3, đường Trần Anh Tông,
Phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại di động: 01684 878 269
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy tập trung
Thời gian đào tạo từ: Tháng 9 năm 2004 đến tháng 6 năm 2008
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Ngành học: Kỹ thuật nữ công
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian
Nơi công tác
Các công việc đã đảm nhiệm
Giảng viên giảng dạy môn
Tháng 1 /
Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt Kinh tế gia đình, Thủ công –
2009 đến nay
Kỹ thuật
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Trần Thị Thanh Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
1. TS. Dương Thị Kim Oanh – lời biết ơn chân thành, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, định hướng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn.
2. Quý thầy cô giảng dạy lớp cao học giáo dục 19B và quý thầy cô trường ĐH
Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM, là những người đã tận tình giảng dạy và truyền
thụ những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa đào tạo sau đại học
3. Ban giám hiệu, quý thầy cô và các học sinh các trường trung học cơ sở
Nguyễn Du, Phan Chu Trinh, Quang Trung trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện việc nghiên cứu của tôi và tích
cực hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát và thực nghiệm tại trường.
4. Gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thời đại ngày nay với ba loại bùng nổ là bùng nổ dân số, bùng nổ thông tin và bùng
nổ tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy tốc độ toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức,
chỉ có Giáo dục – đào tạo mới có thể biến gánh nặng dân số thành lợi thế, đòi hỏi con
người không những có trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp cao mà còn phải có tính độc
lập, năng động, sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, nhận thức của học sinh
là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức thông qua tính tự lực, tự giác, tích cực
của bản thân nhằm chiếm lĩnh kiến thức. Để hình thành năng lực học tập phải nhờ vào
“Học cách học” và biết “Dạy cách học”.
Trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành theo tinh thần đổi mới nhằm phát huy
tính tích cực, tự lực, lĩnh hội các kiến thức để vận dụng vào cuộc sống. Cũng như các môn
học ở trường phổ thông thì làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Kinh tế gia
đình lớp 6 cũng là điều trăn trở của các nhà giáo dục.
Trong những năm qua việc giảng dạy môn Kinh tế gia đình lớp 6 ở các trường trung
học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học ở
các trường trung học cơ sở phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức “đọc - chép”,
“chiếu – chép”. Phương pháp dạy học này dẫn đến sự thụ động của người học, nặng về ghi
nhớ lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp dụng…. Học sinh quen với phương pháp học thụ
động, chưa tích cực chủ động trong việc tìm hiểu bài, phát biểu xây dựng bài nên hiệu quả
học tập chưa cao.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Kinh tế gia đình lớp 6 tại các
trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.
Nội dung đề tài được thể hiện trong ba chương:
Chương 1: Trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề; những khái niệm liên quan
đến đề tài; đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực; một số phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực, đặc điểm tâm lý lứa tuổi và tâm lý của học sinh trung học cơ sở.
iv
Chương 2: Giới thiệu tổng quan một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thành
phố Đà Lạt. Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học môn Kinh tế gia đình lớp 6 tại các
trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Chương 3: Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Kinh tế gia
đình lớp 6 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhằm phát huy tính
tích cực hoạt động của học sinh; tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của quy trình
đề xuất đồng thời có những đề xuất cải tiến hợp lý.
v
ABSTRACT
Nowadays, three types of population explosion, information explosion, and
technology explosion have promoted globalization speeds. In the circumstances of
knowledge economy, only Education - Training is able to turn the population burden into
an advantage. It requires people not only to have good knowledge, professional skills but
also to be independent, active, creative. Forming and developing students’ capacity for
creativeness and awareness means putting them into the subject position of awareness
activities through self-reliance, self-discipline to gain knowledge positively. To form the
ability of self-study, learners must rely on “learning how to learn” and “teaching how to
learn”.
Based on the fundamentals of current legal documents following the spirit of
changing for the purpose of promoting self-reliance to positively comprehend knowledge
and apply to life, like many other subjects at the secondary school, educators concern how
to enhance the quality of teaching and learning Home Economics - Grade 6.
In the last few years, teaching Home Economics - Grade 6 at secondary schools in
Dalat city has achieved results, yet it has not met the requirements of promoting student’s
self-study. The popular teaching methods at secondary schools include providing
knowledge in the process of “reading – writing”, and “slideshow – copying". These
methods make students passive, emphasize on learning by heart without practical
application. Students are so familiar with passive learning that they hardly show a positive
attitude towards preparing for the lessons in advance and proposing ideas in class, which
explains for low learning efficiency.
From the above reasons, the author decided to choose the research topic: “Teaching
Home Economics - Grade 6 to the city’s secondary students in a positive direction in
Dalat ”
Contents are presented in three chapters:
Chapter 1: Summarize the history of research issues, relevant concepts,
characteristics of positive teaching method, some methods and techniques of positive
teaching, psychological features of secondary students.
vi
Chapter 2: Overview some secondary schools in Dalat city as well as explore the
teaching situation of secondary schools in the city.
Chapter 3: Organize teaching activities in accordance with promoting the positive
learning of secondary students in Dalat city in the subject of Home Economics - Grade 6 so
as to conduct experiments, evaluate the process effectiveness, and suggest reasonable
improvements.
vii
MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................. iv
Mục lục ........................................................................................................................ viii
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt ............................................................................... xii
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................... xiii
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ ...................................................................................... xv
Danh mục phụ lục ........................................................................................................ xvii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................... 2
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 3
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
9. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 4
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC ................................................................................................................. 5
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .................................. 5
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................... 6
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................. 9
1.2.1. Hoạt động dạy ........................................................................................................ 9
1.2.2. Hoạt động học ........................................................................................................ 9
viii
1.2.3. Dạy học ................................................................................................................. 9
1.2.4. Tích cực hóa người học ........................................................................................ 10
1.2.5. Phương pháp dạy học ........................................................................................... 10
1.2.6. Kỹ thuật dạy học .................................................................................................. 10
1.2.7. Phương pháp dạy học tích cực ............................................................................. 11
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC ................................................................................................................ 11
1.3.1. Cơ sở khoa học của dạy học theo hướng tích cực hóa người học .......................... 11
1.3.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực ....................................................... 13
1.3.3. So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực ..... 15
1.3.4. Một số phương pháp dạy học tích cực .................................................................. 17
1.3.5. Một số kỹ thuật dạy học tích cực.......................................................................... 24
1.3.6. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học ............................. 28
1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................................... 33
1.4.1. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở ............... 33
1.4.2. Đặc điểm của hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở ............................. 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 35
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6 TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ........... 36
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ................................................................................ 36
2.2. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6 ..................... 40
2.2.1. Mục tiêu của môn Kinh tế gia đình lớp 6 ............................................................. 40
2.2.2. Nội dung môn Kinh tế gia đình lớp 6 ................................................................... 40
2.2.3. Mục tiêu cơ bản từng chương môn Kinh tế gia đình lớp 6 .................................... 42
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ................................. 44
2.3.1. Thực trạng hoạt động học môn Kinh tế gia đình lớp 6 tại các trường trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Đà Lạt ........................................................................................ 44
ix
2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy môn Kinh tế gia đình lớp 6 tại các trường trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Đà Lạt ........................................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 63
Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT .................................................................. 64
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA NGƯỜI HỌC MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ................................................ 64
3.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN KINH
TẾ GIA ĐÌNH LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ................................................................................................. 65
3.2.1. Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình....................................................... 65
3.2.2. Bài 25: Thu nhập trong gia đình ........................................................................... 77
3.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH
LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
LẠT ............................................................................................................................... 88
3.3.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................ 88
3.3.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................................... 88
3.3.3. Nội dung khảo sát ................................................................................................ 88
3.3.4. Kết quả khảo sát................................................................................................... 88
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................. 92
3.4.1. Mô tả quá trình .................................................................................................... 92
3.4.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................................... 95
3.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm ............................................................................ 100
3.4.4. Kiểm chứng giả thuyết ....................................................................................... 101
3.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................ 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 107
x
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 107
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 108
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 111
xi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu viết tắt
Nội dung từ viết tắt
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
PP
Phương pháp
4
CBQL
Cán bộ quản lý
5
KTGĐ
Kinh tế gia đình
6
PPDH
Phương pháp dạy học
7
THCS
Trung học cơ sở
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp
1
15
dạy học tích cực
Bảng 1.2: Giáo viên trong phương pháp dạy học truyền thống và phương
2
16
pháp dạy học tích cực
Bảng 1.3: Vai trò của học sinh trong phương pháp dạy học truyền thống
3
4
17
và phương pháp dạy học tích cực
Bảng 2.1: Nội dung môn KTGĐ lớp 6
41
Bảng 2.2: Thái độ của học sinh khối 6 các trường THCS trên địa bàn
5
thành phố Đà Lạt trước giờ học môn KTGĐ lớp 6
47
Bảng 2.3: Thái độ của học sinh khối 6 các trường THCS trên địa bàn
6
thành phố Đà Lạt trong giờ học môn KTGĐ lớp 6
48
Bảng 2.4: Tính tích cực học tập trong giờ học môn KTGĐ của học sinh
7
khối 6 các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
49
Bảng 2.5: Tính tích cực tham gia phát biểu bài trong giờ học môn KTGĐ
8
của HS khối 6 các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
50
Bảng 2.6: Tính tích cực học tập sau giờ học môn KTGĐ của học sinh khối
9
6 các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
51
Bảng 2.7: Các phương tiện, đồ dùng dạy học được giáo viên thường sử
10
52
dụng trong giờ giảng lên lớp
Bảng 2.8: Nhận thức về nội dung chương trình và thời gian phân bố môn
11
55
KTGĐ lớp 6 của CBQL và GV
Bảng 2.9: Các phương pháp dạy học giáo viên thường sử dụng trong giờ
12
58
lên lớp môn KTGĐ lớp 6
xiii
Bảng 2.10: Những khó khăn thường gặp của các giáo viên tại các trường
13
THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt khi dạy môn KTGĐ lớp 6
60
Bảng 2.11: Các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KTGĐ
14
lớp 6 của CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
61
Bảng 3.1: Giáo viên đánh giá sự phù hợp quy trình tổ chức dạy học theo
15
hướng tích cực hóa người học môn KTGĐ lớp 6
89
Bảng 3.2: Giáo viên đánh giá mức độ phù hợp các phương pháp dạy học
16
mà người nghiên cứu đã sử dụng với mục tiêu bài học KTGĐ lớp 6
89
Bảng 3.3: Giáo viên đánh giá mức độ tạo hứng thú học tập giờ dạy môn
17
18
92
KTGĐ cho học sinh lớp 6
Bảng 3.4: Danh sách bốc thăm các lớp đối chứng và thực nghiệm
94
Bảng 3.5: Tính tích cực trong giờ KTGĐ của lớp thực nghiệm và lớp đối
19
95
chứng khi thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.6: Ý thức chuẩn bị bài mới và sưu tầm hình ảnh, tư liệu cho tiết
20
96
học sau
21
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá bài giảng của giáo viên dự giờ
97
22
Bảng 3.8: Phân bố tần suất
98
23
Bảng 3.9: Thống kê xếp loại thứ hạng
99
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
STT
1
NỘI DUNG
Hình 1.1: Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề
TRANG
20
2
Hình 1.2: Phân loại phương pháp dạy học theo dự án
23
3
Hình 1.3: Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn
25
4
Hình 1.4: Quy trình tổ chức dạy học bằng kỹ thuật Sơ đồ tư duy
27
5
Hình 1.5: Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa
người học
29
6
Hình 2.1: Trường THCS Phan Chu Trinh
36
7
Hình 2.2: Trường THCS Quang Trung
38
8
Hình 2.3: Trường THCS Nguyễn Du
39
9
Biểu đồ 2.1: Nhận thức về mức độ cần thiết môn KTGĐ lớp 6 của
45
học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
10
Biểu đồ 2.2: Nhận thức về thời lượng phân bố môn KTGĐ lớp 6
46
của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
11
Biểu đồ 2.3: Thái độ của học sinh ở các tiết KTGĐ lớp 6
47
12
Biểu đồ 2.4: Nguyên nhân kết quả môn KTGĐ lớp 6 chưa cao tại
52
các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Biểu đồ 2.5: Nguyện vọng của HS khối 6 các trường THCS trên
13
địa bàn thành phố Đà Lạt về phương phápdạy học của giáo viên
53
nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu bài trên lớp giờ KTGĐ
14
Biểu đồ 2.6: Trình độ chuyên môn giáo viên dạy môn KTGĐ lớp
57
6 tại ba trường khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Lạt
15
Biểu đồ 2.7: Các phương tiện, đồ dùng dạy học giáo viên thường
sử dụng trong giờ lên lớp KTGĐ lớp 6
xv
59
Biểu đồ 3.1: Giáo viên đánh giá về sự phù hợp của việc tổ chức
16
dạy học môn KTGĐ lớp6 theo hướng tích cực hóa người học với
91
đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 6 tại các trường THCS trên
địa bàn thành phố Đà Lạt
Biểu đồ 3.2: Giáo viên đánh giá về khả năng thực hiện được của
17
quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn
91
KTGĐ cho học sinh lớp 6
18
Biểu đồ 3.3: Khả năng lĩnh hội kiến thức của lớp thực nghiệm và
96
đối chứng sau khi học xong hai bài 21 và 25
19
Biểu đồ 3.4: Xếp loại trình độ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
xvi
100
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH ............................................. 1
PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GV KTGĐ ............................................. 5
PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CBQL .................................................... 8
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA BÀI 21.......................................................................... 11
PHỤ LỤC 5: ĐỀ KIỂM TRA BÀI 25.......................................................................... 14
PHỤ LỤC 6: GIÁO ÁN DẠY LỚP ĐỐI CHỨNG BÀI 21 .......................................... 16
PHỤ LỤC 7: GIÁO ÁN DẠY LỚP ĐỐI CHỨNG BÀI 25 .......................................... 19
xvii
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại ngày nay với ba loại bùng nổ là bùng nổ dân số, bùng nổ thông tin và
bùng nổ tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy tốc độ toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế
tri thức, chỉ có Giáo dục – đào tạo mới có thể biến gánh nặng dân số thành lợi thế, đòi
hỏi con người không những có trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp cao mà còn phải
có tính độc lập, năng động, sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, nhận
thức của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức thông qua tính tự
lực, tự giác, tích cực của bản thân nhằm chiếm lĩnh kiến thức.
Để hình thành năng lực học tập phải nhờ vào “Học cách học” và biết “Dạy cách
học”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX về giáo dục và đào tạo có ghi:
“tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy
và học…” [1, Tr.35].
Trước tình hình đó, hoạt động dạy học trong trường phổ thông là phải làm sao
để học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới, mau chóng thích ứng với trình
độ hiện đại của khoa học và kỹ thuật khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản
xuất hoặc lao động trong một ngành khoa học kỹ thuật nào đó. Chiến lược phát triển
Giáo dục 2001 – 2010 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục.
Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người
học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp
tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp; phát
triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh, sinh
viên trong quá trình học tập…” [2, Tr.30].
Kinh tế gia đình lớp 6 là môn học chính khoá được xây dựng và đưa vào giảng
dạy ở các trường THCS từ năm 2002 của chương trình đổi mới giáo dục THCS năm
2000, là một trong những môn có tính tích hợp giữa giáo dục phổ thông và giáo dục
nghề nghiệp, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật và công nghệ phổ
biến, đồng thời hình thành cho các em một số kỹ năng và phương pháp để tiếp tục học
lên, góp phần định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với khả năng của mình
hoặc có thể trực tiếp bước vào cuộc sống lao động.
1
Trong những năm qua việc giảng dạy môn KTGĐ lớp 6 ở các trường THCS
trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học ở các
trường THCS phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức “đọc - chép”, “chiếu –
chép” hay còn được gọi là truyền thụ một chiều. Phương pháp dạy học này dẫn đến sự
thụ động của người học, nặng về ghi nhớ lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp
dụng…. Học sinh quen với phương pháp học thụ động, chưa tích cực chủ động trong
việc tìm hiểu bài, phát biểu xây dựng bài nên hiệu quả học tập chưa cao. Mặt khác
phần lớn giáo viên KTGĐ chưa được bồi dưỡng thường xuyên phương pháp sư phạm
nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Bên
cạnh đó, có một bộ phận học sinh xem môn KTGĐ không phải môn chính, thuộc nhóm
không thi tốt nghiệp, học chủ yếu để kéo điểm những môn khác, học đối phó thiếu hào
hứng. Ngoài ra, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa áp dụng các phương tiện dạy học
hiện đại vào quá trình dạy học nên khó phát huy được tính tích cực của học sinh.
Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, người nghiên cứu đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Kinh
tế gia đình lớp 6 tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn KTGĐ lớp 6 tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
-
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học
-
Nghiên cứu thực trạng dạy học môn KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa
bàn thành phố Đà Lạt
-
Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn KTGĐ lớp 6 tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cách thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học
2
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học môn KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn thành
phố Đà Lạt
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc dạy học môn KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn
thành phố Đà Lạt chưa kích thích được tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập
của học sinh. Nếu áp dụng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người
học môn KTGĐ lớp 6 như người nghiên cứu đã đề xuất thì sẽ phát huy được tính tích
cực, tính tự lực nhận thức, tính tự giác của học sinh trong học tập, hình thành ở họ
năng lực độc lập giải quyết vấn đề, qua đó góp phần nâng cao được chất lượng dạy học
môn học này tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn KTGĐ lớp 6 tại 03
trường THCS: Phan Chu Trinh, Quang Trung, Nguyễn Du trên địa bàn thành phố Đà
Lạt. Đề tài lựa chọn 2 bài điển hình của môn học KTGĐ lớp 6 làm nội dung thực
nghiệm:
-
Bài 21:“Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình”
-
Bài 25: “Thu nhập trong gia đình”
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lí luận về quá trình dạy học,
phương pháp dạy học tích cực hóa người học, môn KTGĐ lớp 6 đã được xuất bản
trong các ấn phẩm trong và ngoài nước để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Khảo sát bằng bảng hỏi
-
Khảo sát bằng phiếu hỏi đối với học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí để tìm
hiểu thực trạng dạy học môn KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn
thành phố Đà Lạt
-
Khảo sát tính khả thi của việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người
học môn KTGĐ lớp 6
-
Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm
3
8.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh để nhận xét
đánh giá về thực trạng dạy học môn KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn
thành phố Đà Lạt.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên, học sinh và cán bộ quản lí tìm hiểu thực trạng dạy học môn
KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
8.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia giảng dạy môn KTGĐ lớp 6 về tính khả thi của
quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn KTGĐ tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
8.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa
người học để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lí kết quả khảo sát thực
trạng dạy học môn KTGĐ lớp 6, khảo sát tính khả thi và kết quả thực nghiệm sư phạm
đối với quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn KTGĐ
lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
9. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đề xuất được cách thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người
học môn KTGĐ lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt một cách
khả thi và khoa học.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Đề tài gồm có các phần sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Kinh tế gia đình lớp 6 tại các trường THCS
trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Chương 3: Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Kinh tế gia
đình lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO
HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống phương pháp dạy học nhằm phát huy
cao độ tính tích cực hoạt động của học sinh trong quá trình học tập. Trong lịch sử phát
triển của giáo dục và nhà trường, tư tưởng về dạy học tích cực đã được các nhà giáo
dục bàn đến từ lâu.
Trong thời kỳ giáo dục sơ khai cổ đại, nội dung chương trình giáo dục chủ yếu
là truyền đạo, giáo dục luân lý, đạo đức con người nên phương pháp giảng dạy là đọc
và học thuộc lòng, ghi chép, ghi nhớ, giảng dạy cá nhân. Tuy nhiên, thời kỳ này, một
số nhà tư tưởng giáo dục tiến bộ áp dụng những phương pháp giảng dạy mới như:
Khổng Tử (551-479 TCN) rất chú ý giảng dạy theo đối tượng và chú ý kích
thích sự suy nghĩ của người học. Ông nói: “Không tức giận vì không muốn biết thì
không gợi mở cho, không bực tức vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bốn
góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa”. Ông còn
nói: “Cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì cho là không biết, thế mới gọi là
biết” [14, Tr.62].
Xocrat (436-390 trước Công nguyên – Hy Lạp) với khẩu hiệu “anh phải tự biết
lấy anh” đã đưa ra phương pháp đặt câu hỏi để gợi cho người nghe dần dần tìm ra kết
luận mà ông muốn dẫn người ta tới. Phương pháp này được gọi là phương pháp “Phép
đỡ đẻ”.
J.A. Komenxki (1592-1670- Tiệp Khắc cũ) đòi hỏi người thầy phải làm thế nào
để cho học sinh thích thú học tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức.
Ông nói: “Tôi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh thần độc lập trong quan sát,
trong đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn” [14, Tr.63].
5
John Locker (- 1632- Anh) yêu cầu người thầy giáo phải gợi sự tò mò của học
sinh. Ông nói: “Tò mò là cái lợi khí lớn nhất mà tự nhiên dùng để sữa chữa cái dốt nát
của chúng ta” [14, Tr.63].
Có thể thấy ngay từ thời cổ đại các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử,
Xocrat….cũng đã nói đến tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực, chủ
động của người học và đã đưa ra nhiều biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức.
Sau này các nhà sư phạm, giáo dục như J.A. Komenxki, J.J. Rousseau,
A.Disterveg, K.D. Usinxki,…cũng rất quan tâm tới việc phát huy tính tích cực tự giành
lấy kiến thức và cho rằng người thầy giáo chủ yếu đóng vai trò điều khiển, dạy người
học cách tìm ra chân lý.
Trong thế kỉ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây càng thấy tầm quan trọng và đã
tích cực tìm kiếm con đường tích cực hóa hoạt động dạy học. Có thể kể đến tư tưởng
của các nhà giáo dục nổi tiếng như B.P. Exipop, M.A. Danilop, M.N. Xcatkin,
I.F.Kharlamop, I.I. Xamova (Liên Xô cũ), Okon (Ba Lan), Skinner (Mĩ),…
Như vậy, vấn đề dạy học theo hướng tích cực hóa người học luôn thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đối với sự nghiệp giáo dục và sự
phát triển xã hội.
1.1.2. Tại Việt Nam
Giáo dục Việt Nam khởi sự và phát triển từ khi giành độc lập năm 939, sau
1000 năm Bắc thuộc. Khi Pháp xâm chiếm nước ta vào năm 1884, mặc dù giáo dục
Việt Nam chịu ảnh hưởng của giáo dục Pháp, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều của
nền giáo dục Trung Hoa. Phương pháp dạy học chủ yếu nặng về thi cử, đọc chép, ghi
nhớ, học thuộc lòng [16]
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám từ 1945 đến 1960, phương châm giáo
dục là học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Giáo dục có nhiệm vụ bồi
dưỡng tinh thần yêu lao động, trọng của công, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận
và thói quen khoa học. Lúc này, vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã
được đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
trong giáo trình Giáo dục học, Tâm lý học, phương pháp giảng dạy bộ môn. Ở thời
điểm này, các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo”.
6