Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

tích hợp hoạt động hướng nghiệp vào môn công nghệ lớp 11 tại các trường thpt của thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÔ THỊ NGẦN

TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀO MÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 11 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
CỦA THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 60140110

S K C0 0 4 4 6 9

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÔ THỊ NGẦN

TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀO MÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 11 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
CỦA THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 60140110


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÔ THỊ NGẦN

TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀO MÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 11 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT
CỦA THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 60540110
Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Y

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Tô Thị Ngần

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 19/07/1986


Nơi sinh: Vĩnh Phúc

Quê quán: Vĩnh Phúc

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Ấp Tân Phú, xã Minh Tân, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh
Bình Dƣơng
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:

Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……

Nơi học (trƣờng, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 09/2005 đến 10/ 2010

Nơi học (trƣờng, thành phố): ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Kỹ Thuật Công Nghiệp
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng điện tử cho môn
công nghệ lớp 12
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: tháng 5 năm 2010
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Phƣơng Hoa
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian


Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

11/2010 đến nay

Trƣờng THPT An Mỹ

Giáo viên


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Ngƣời nghiên cứu

Tô Thị Ngần


iii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Văn Y đã hƣớng
dẫn, theo dõi, định hƣớng khoa học và tạo mọi điều kiện để ngƣời nghiên
cứu hoàn thành tốt luận văn,

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học đã
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc
hơn về nghề nghiệp, về cuộc sống,
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quý Thầy, Cô các trƣờng
THPT An Mỹ, Võ Minh Đức, Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên Hùng Vƣơng,
Bình Phú đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể học sinh ở các trƣờng THPT đã
tham gia thực hiện điều tra, góp ý kiến nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo
dục hƣớng nghiệp,
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các Anh, Chị, Em lớp
Cao học lý luận và phƣơng pháp dạy học đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong
những lúc khó khăn, động viên tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn

Tô Thị Ngần


iv

TÓM TẮT
Công tác hƣớng nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục cho
học sinh, đặc biệt là HS THPT. Nó có ý nghĩa và tác động lớn đến việc lựa chọn
nghề nghiệp đúng đắn cho tƣơng lai sau này của các em. Tuy vậy, trên thực tế thì
hoạt động hƣớng nghiệp hiện nay chƣa đƣợc các cấp quản lý giáo dục và nhà trƣờng
quan tâm đúng mức, chất lƣợng hƣớng nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của học
sinh và xã hội, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chƣa đƣợc chuẩn bị chu đáo để
chọn lựa nghề nghiệp, chọn hƣớng đi phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Để góp phần nâng cao chất lƣợng HN tại địa phƣơng, ngƣời nghiên cứu đã

chọn đề tài “Tích hợp hoạt động HN vào môn công nghệ lớp 11 tại các trƣờng
THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.”
Luận văn gồm 3 phần, trong đó:
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu rõ lý do, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi,
phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa đóng góp của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chƣơng, tập trung vào những vấn đề sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận: Tổng hợp cô đọng các lý thuyết cần thiết.
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu về thực trạng hoạt động hƣớng nghiệp
HS và thực trạng dạy và học môn công nghệ 11 tại các trƣờng THPT trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.
Chƣơng 3: Tổ chức dạy học tích hợp hoạt động hƣớng nghiệp trong môn
công nghệ lớp 11: Chƣơng này thể hiện những cơ sở để vận dụng dạy tích hợp
hƣớng nghiệp vào môn công nghệ, giới thiệu chƣơng trình môn công nghệ 11, thiết
kế giáo án, tiến hành thực nghiệm, xử lý số liệu. Nêu kết quả thực nghiệm, thống kê
và xử lý phiếu thăm dò ý kiến sau khi thực nghiệm.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong phần này, ngƣời nghiên cứu đã tóm tắt đề tài, nêu lên những công việc đã
thực hiện đƣợc, hƣớng phát triển đề tài và kiến nghị để nâng cao chất lƣợng dạy học.


v

ABSTRACT
Vocational training is an important stage in the process of education training
for students. It greatly affect the completion of practice skills, attitude, discipline,
strength in choosing jobs in the future. However, the truth activities vocational
guidance of all levels of education managers and many high schools seem to pay
less attention to hold career guidance classes for students nowadays, the quality of
activities vocational are not ensured to meet the society’s requirement and students.

The students after graduated from high schools not repair carefully to select their
job, selection suitable job for themselves and society’s requirement.
To contribute to improving the vocational training quality at high school
where author is working, the author has chosen topic “Integrating the vocational
training in the subject of Technology for the 11th grade at high school in Thu Dau
Mot city, Binh Duong province.”
This thesis consists of three parts, including:
Part: THE BEGINNING
Detailing reasons, objective, tasks, research subjects, the scope of research,
research methods and significant contribution to the topic.
Part: CONTENTS
Consists of three chapters, detail the following issues:
Chapter 1: Basis of argument: Synthesising and condensing of
indispensable theories.
Chapter 2: Factual basis: Surveying the factor vocational guidance of high
schools and the surveying of teaching and learning technology subject in high
schools of Thu Dau Mot city, Binh Duong province.
Chapter 3: Teaching institutions integrating the vocational training in the
subject of Technology for the 11th grade: This chapter shows the basis for applying
the integrating the vocational training on the 11th grade technology subject. About
Us Technology of subject 11, design lesson plants, conduct experiments, data


vi

processing, if the experimental results, statistics and handling opinion polls after the
experiment.
Part: THE CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS
This section summarizes the research topic. Beside, proposal for further research for
improving the quality of teaching and learning is also



vii

MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

Lý lịch khoa học ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................... vii
Chữ viết tắt ................................................................................................................. xi
Danh mục bảng ......................................................................................................... xii
Danh mục hình, biểu đồ ........................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………...………...……………………. 1
1. Lý do chọn đề tài……………………...………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ………..…………………………………………………... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu …………...……………………………………………… 3
4.. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ………………………………………...…

3

5. Giả thuyết nghiên cứu …………………………………………………………

3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………….………………………………………. 3

7. Giới hạn của đề tài ……………………………………………………………… 4
8. Những đóng góp mới của đề tài ………………………………………………

4

PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………

5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI………………………………

5

1.1.

Nghiên cứu trong nƣớc và thế giới………………………………………

5

1.1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới ………………………………………..

5

1.1.2. Nghiên cứu hoạt động hƣớng nghiệp ở Việt Nam ………………………

8

1.2.

Các khái niệm cơ bản về tích hợp ………………………………………… 10


1.3.

Hƣớng nghiệp ……………………………………………………………. 11

1.3.1. Các giai đoạn hƣớng nghiệp ……………………………………………..

13

1.3.2. Hƣớng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ……………………….

14

1.3.3. Ý nghĩa công tác hƣớng nghiệp ở trƣờng phổ thông …………………….

15


viii

1.3.4. Nội dung của hƣớng nghiệp …………………………………………….

15

1.3.5. Nhiệm vụ hƣớng nghiệp …………………………………………………

16

1.3.5.1.Định hƣớng nghề ………………………………………………………… 17
1.3.5.2.Tƣ vấn nghề ……………………………………………………………… 17

1.3.5.3.Tuyển chọn nghề ………………………………………………………… 18
1.3.6. Hình thức tổ chức công tác hƣớng nghiệp ……………………...........
1.4. Phƣơng pháp dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học ……………..

18
21

1.4.1. Phƣơng pháp dạy học …………………………………………………..

21

1.4.2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong phƣơng pháp dạy học …………

22

1.4.3. Những điều kiện quy định lựa chọn phƣơng pháp dạy học ……………

23

1.4.4. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ……………………………..

23

Các yếu tố tác động đến giáo dục hƣớng nghiệp ……………………….

24

1.5.1. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh trung học phổ thông ……….

24


1.5.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ …………………………………..

25

1.5.3. Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trƣờng …………………………….

25

1.5.4. Sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng ………………………………….

26

1.5.

Kết luận chƣơng 1 ………………………………………………………………… 27
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC TÍCH HỢP HƢỚNG NGHIỆP
TRONG MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG………………………………………………………………………….. 28
2.1. Giới thiệu tổng quan về các trƣờng trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dƣơng…………………………………………………………… 28
2.2. Giới thiệu môn công nghệ ở trƣờng phổ thông……………………………..

29

2.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn công nghệ trong trƣờng phổ thông………… 29
2.2.2. Giới thiệu môn công nghệ 11……………………………………………..

31


2.2.3. Những đặc điểm của môn công nghệ …………………………………….

35

2.3. Giới thiệu về hoạt động hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông ……………

36


ix

2.4. Thực trạng hoạt động hƣớng nghiệp và việc dạy môn công nghệ 11 tại các
trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dƣơng……

38

2.4.1. Khảo sát thực trạng việc hƣớng nghiệp và dạy môn công nghệ 11 ở thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng………………………………………………….. 38
2.4.2. Khảo sát thực trạng việc học hƣớng nghiệp và môn công nghệ 11 ở thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng………………………………………………….. 48
Kết luận chƣơng 2………………………………………………………………… 57
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…..

59

3.1. Những định hƣớng có tính nguyên tắc trong việc cải tiến công tác hƣớng nghiệp.59
3.1.1. Tính thực tiễn……………………………………………………………… 59
3.1.2. Tính khoa học……………………………………………………………..


59

3.1.3. Kết hợp lý thuyết và thực hành …………………………………………… 60
3.2. Thiết kế quy trình tích hợp công tác hƣớng nghiệp trong môn công nghệ lớp 11..61
3.3. Xây dựng các bài giảng tích hợp hƣớng nghiệp thông qua môn công nghệ…. 62
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm……………………………………………………….. 77
3.4.1. Mục tiêu thực nghiệm……………………………………………………… 77
3.4.2. Đối tƣợng thực nghiệm ………………………………………………………77
3.4.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ………………………………………. 77
3.4.4. Xây dựng bộ công cụ và chọn mẫu thực nghiệm ………………………… 78
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ………………………………………………. 79
3.5.1. Kiểm tra kết quả thông qua nhận xét của giáo viên dự giờ ………………. 79
3.5.2. Kiểm tra kết quả thông qua kết quả học tập của học sinh…………………... 79
3.6. Kết quả khảo sát sau khi dạy thực nghiệm …………………………………… 81
3.6.1. Kết quả khảo sát giáo viên sau khi dạy thực nghiệm……………………..

81

3.6.2. Kết quả từ phiếu khảo sát học sinh sau khi dạy thực nghiệm……………… 85
Kết luận chƣơng 3………………………………………………………………… 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………….. 92


x

1. Kết luận………………………………………………………………………… 92
2. Những đóng góp mới của đề tài……………………………………………….

93


3. Hƣớng phát triển của đề tài………………………………………………….

94

4. Kiến nghị…………………………………………………………………….

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


xi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN

: Công nghệ

ĐCĐT

: Động cơ đốt trong

GD

: Giáo dục

GDHN


: Giáo dục hƣớng nghiệp

GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GV

: Giáo viên

HN

: Hƣớng nghiệp

HS

: Học sinh

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông



xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Định hướng nội dung hướng nghiệp chuyên ban

15

Bảng 1.2

Nội dung hoạt động giáo dục HN từ khối 9 đến khối 12

22

Bảng 2.1

Các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

32

Bảng 2.2

Giới thiệu môn công nghệ lớp 11


35

Bảng 2.3

Giáo viên tại một số trường trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một được chọn để khảo sát

43

Bảng 2.4

Kết quả khảo sát GV về sự cần thiết của công tác HN

43

Bảng 2.5

Kết quả khảo sát GV về hình thức HN hiệu quả

44

Bảng 2.6

Kết quả khảo sát GV về hiệu quả công tác HN

45

Bảng 2.7

Kết quả khảo sát GV về tâm lý HS khi học môn công

nghệ 11

46

Bảng 2.8

Kết quả khảo sát GV về cách dạy môn công nghệ

47

Bảng 2.9

Nhận định về môn công nghệ của GV

48

Bảng 2.10

Kết quả khảo sát GV về khả năng định hướng nghề
nghiệp của môn công nghệ

Bảng 2.11

Kết quả khảo sát GV về việc thực hiện định hướng
nghề nghiệp trong môn công nghệ

Bảng 2.12

51


Kết quả khảo sát GV về tính khả thi của việc tích hợp
HN vào môn công nghệ

Bảng 2.14

50

Những yếu tố gây khó khăn khi đinh hướng nghề
nghiệp trong môn công nghệ

Bảng 2.13

49

52

HS tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một được chọn để khảo sát

54

Bảng 2.15

Kết quả khảo sát HS về sự cần thiết của HN

54

Bảng 2.16

Kết quả khảo sát HS về hiệu quả của công tác HN


55

Bảng 2.17

Mức độ hiểu biết ngành nghề của HS

56


xiii

Tên bảng

Trang

Bảng 2.18

Môn học có định hướng nghề nghiệp cho HS

57

Bảng 2.19

Mức độ thích thú của HS khi học công nghệ

58

Bảng 2.20


Nhận định của HS về môn công nghệ

59

Bảng 2.21

Kết quả khảo sát HS về việc phân tích ngành nghề
của GV công nghệ

Bảng 2.22

60

Mong muốn được trang bị kiến thức nghề nghiệp
thông qua môn công nghệ của HS

61

Bảng 3.1

Kết quả kiểm tra lần 1

87

Bảng 3.2

Kết quả kiểm tra lần 2

88


Bảng 3.3

Kết quả ý kiến GV về hoạt động của HS tham gia học
tập

90

Bảng 3.4

Kết quả ý kiến GV về thái độ khi thảo luận của HS

90

Bảng 3.5

Kết quả khảo sát GV về việc tổ chức dạy tích hợp

91

Bảng 3.6

Kết quả khảo sát GV về hiệu quả của việc HN

92

Bảng 3.7

Kết quả lấy ý kiến GV về việc tích hợp HN vào môn
công nghệ


Bảng 3.8

93

Kết quả lấy ý kiến HS về mức độ hứng thú khi học
môn công nghệ

94

Bảng 3.9

Kết quả khảo sát HS về nội dung môn công nghệ

95

Bảng 3.10

Kết quả khảo sát mức độ tự tin của HS khi chọn
ngành nghề

96

Bảng 3.11

Kết quả khảo sát HS về phương pháp mà GV sử dụng

97

Bảng 3.12


Kết quả khảo sát HS về sự cần thiết của môn công
nghệ

99


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình / Biểu đồ
Sơ đồ 1.1

Mối quan hệ giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương
pháp

Sơ đồ 1.2

Trang

24

Vai trò của GV và HS trong các phương pháp dạy
học

25

Hình 1.1

Sơ đồ các giai đoạn HN


14

Hình 1.2

Tam giác HN của K.K.Platonov

19

Hình 3.1

Quy trình tích hợp hoạt động HN trong môn công
nghệ 11

Biểu đồ 2.1

68

Kết quả khảo sát GV về sự cần thiết của công tác
HN

44

Biểu đồ 2.2

Kết quả khảo sát GV về hình thức HN hiệu quả

45

Biểu đồ 2.3


Kết quả khảo sát GV về hiệu quả công tác HN

46

Biểu đồ 2.4

Kết quả khảo sát GV về tâm lý HS khi học môn
công nghệ 11

Biểu đồ 2.5

47

Kết quả khảo sát GV về cách thức dạy môn công
nghệ

48

Biểu đồ 2.6

Nhận định về môn công nghệ của GV

49

Biểu đồ 2.7

Kết quả khảo sát GV về khả năng định hướng nghề
nghiệp của môn công nghệ

Biểu đồ 2.8


Kết quả khảo sát GV về việc thực hiện định hướng
nghề nghiệp trong môn công nghệ

Biểu đồ 2.9

Biểu đồ 2.11

51

Những yếu tố gây khó khăn khi định hướng nghề
nghiệp trong môn công nghệ

Biểu đồ 2.10

50

52

Kết quả khảo sát GV về tính khả thi của việc tích
hợp HN vào môn công nghệ

53

Kết quả khảo sát HS về sự cần thiết của HN

55


xv


Biểu đồ 2.12

Kết quả khảo sát HS về hiệu quả của công tác HN

56

Biểu đồ 2.13

Mức độ hiểu biết ngành nghề của HS

57

Biểu đồ 2.14

Môn học có định hướng nghề nghiệp cho HS

58

Biểu đồ 2.15

Mức độ thích thú của HS khi học môn công nghệ

59

Biểu đồ 2.16

Nhận định của HS về môn công nghệ lớp 11

60


Biểu đồ 2.17

Kết quả khảo sát HS về việc phân tích ngành nghề
của GV công nghệ

Biểu đồ 2.18

61

Mong muốn được trang bị kiến thức nghề nghiệp
thông qua môn CN của HS

62

Biểu đồ 3.1

Thống kê học lực của HS

88

Biểu đồ 3.2

Thống kê học lực của lớp thực nghiệm và đối chứng
sau bài kiểm tra lần 2

89

Biểu đồ 3.3


Tỉ lệ % GV đánh giá về hoạt động của HS

90

Biểu đồ 3.4

Ý kiến GV về thái độ của HS khi tham gia thảo luận

91

Biểu đồ 3.5

Thống kê ý kiến của GV về việc dạy tích hợp

92

Biểu đồ 3.6

Tỉ lệ % ý kiến GV về hiệu quả hoạt động HN

93

Biểu đồ 3.7

Tỉ lệ % ý kiến GV về việc tích hợp HN vào môn CN

94

Biểu đồ 3.8


Đánh giá mức độ hứng thú của HS đối với môn CN

95

Biểu đồ 3.9

Đánh giá nhận xét của HS về nội dung môn CN

96

Biểu đồ 3.10

Tỉ lệ % HS tự tin khi lựa chọn ngành nghề

97

Biểu đồ 3.11

Mức độ ủng hộ của HS đối với phương pháp dạy

Biểu đồ 3.12

của GV

98

Tỉ lệ % ý kiến của HS về sự cần thiết của môn CN

99



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là quốc gia luôn có những chủ trƣơng, chính sách đề cao phát triển

giáo dục, Nhà nƣớc coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc. Chính vì thế việc phát triển giáo dục là một tiền đề quan trọng trong quá trình
phát triển đất nƣớc. Một trong những tƣ tƣởng quan trọng đối với giáo dục Việt
Nam là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, để có nguồn nhân lực tham
gia vào hoạt động chung của xã hội thì công tác hƣớng nghiệp nổi lên là một trong
những hoạt động có vai trò quan trọng chiến lƣợc. Hƣớng nghiệp nhằm góp phần
phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vốn quý của đất nƣớc để
phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do vậy hƣớng nghiệp có một ý nghĩa to
lớn, quan trọng trong quá trình phát triển nhân lực của một quốc gia.
Ở Việt Nam, công tác tƣ vấn nghề đƣợc Viện Khoa Học Giáo Dục đề cập tới
ngay khi tiến hành thực nghiệm đƣa công tác hƣớng nghiệp vào trƣờng phổ thông
(1975 – 1976). Ngày 19/03/1981 Chính phủ ban hành quyết định 126/CP (phụ lục
1) “Về công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS
các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trƣờng”. Tiếp theo Bộ
giáo dục đã ban hành thông tƣ số 31/TT (phụ lục 2) hƣớng dẫn thực hiện quyết định
126/CP trong đó lƣu ý đến công tác tƣ vấn nghề cho HS. Các quyết định và thông tƣ
trên đƣợc xem nhƣ là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho HS trong các trƣờng học.
Điều 27 của luật giáo dục năm 2005 qui định: “Giáo dục THPT nhằm giúp
HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn

phổ thông và có những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học,
cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Hƣớng nghiệp, phát triển kiến thức nghề nghiệp cũng nhƣ việc chọn nghề
của học sinh nhất là với học sinh trung học phổ thông giúp cho chính những học
sinh đó có cơ hội tìm hiểu, nhận định về mục đích, trách nhiệm của nghề nghiệp,


2

giúp họ xây dựng đƣợc những ý tƣởng thích đáng nhằm hình thành cho họ một nghề
nghiệp tƣơng lai thích hợp. Hƣớng nghiệp không chỉ quan trọng đối với từng cá
nhân, gia đình học sinh mà còn liên quan đến lợi ích của cả cộng đồng xã hội. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, học sinh đổ xô vào đại học trong khi trƣờng nghề tuyển sinh
không đủ chỉ tiêu, chính điều này tạo nên sự mất cân đối trong phân công lao động
xã hội, gây hạn chế cho việc phát triển nhân lực, phục vụ nƣớc nhà. Một trong
những lý do gây hiện tƣợng học sinh chỉ chú tâm vào các trƣờng đại học theo xu thế
xã hội mà không căn cứ trên năng lực, điều kiện bản thân là do cải cách giáo dục
chƣa chú trọng đến cải cách sƣ phạm, đặc biệt là phƣơng pháp dạy học và tổ chức
hoạt động hƣớng nghiệp đối với học sinh THPT là chƣa hiệu quả.
Thời gian qua đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh lực hƣớng
nghiệp cho học sinh phổ thông, tuy nhiên nghiên cứu về hoạt động hƣớng nghiệp
đối với học sinh thông qua các môn học chƣa nhiều. Trong khi những môn học này
rất gần với các lĩnh vực sản xuất, công việc hàng ngày, thông qua các môn học ta có
thể khơi dậy đƣợc niềm đam mê và năng khiếu của học sinh.. Chính vì vậy, việc
hƣớng nghiệp thông qua các môn học là cần thiết.
Từ những lý do trên và để góp phần tìm hiểu về hoạt động hƣớng nghiệp và
cải tiến hoạt động hƣớng nghiệp để đƣa vào dạy lồng trong các môn học nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động này, ngƣời nghiên cứu thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Tích hợp hoạt động hƣớng nghiệp vào môn công nghệ lớp 11 tại các trƣờng THPT

của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Tích hợp hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh thông qua môn học công

nghệ lớp 11 nhằm định hƣớng nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và động
cơ đốt trong cho học sinh bậc trung phổ thông trung học đáp ứng nhu cầu xã hội,
đồng thời làm tăng hứng thú của học sinh đối với môn học nhằm nâng cao chất
lƣợng bộ môn.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến tích hợp và công tác

GDHN bậc THPT.


3

Khảo sát và đánh giá thực trạng hƣớng nghiệp học sinh và dạy môn công
nghệ ở các trƣờng THPT tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.
Xây dựng bài giảng tích hợp HN vào môn công nghệ.
Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi và khoa học hiệu quả các giải
pháp đƣợc đề xuất.
4.

Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh THPT tại


thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.
Khách thể nghiên cứu là học sinh, giáo viên, hoạt động hƣớng nghiệp, hoạt
động dạy và học môn công nghệ tại một số trƣờng THPT trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.
5.

Giả thuyết nghiên cứu
Nếu tiến hành các giải pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp một cách hợp lý

trong quá trình dạy học bộ môn công nghệ lớp 11tại trƣờng THPT thì góp phần
nâng cao chất lƣợng GDHN trong lĩnh vực kỹ thuật các trƣờng THPT tại thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng và nâng cao chất lƣợng dạy và học môn công nghệ.
6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.
- Nghiên cứu các văn bản về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về giáo dục, đào tạo, đặc biệt là giáo dục hƣớng nghiệp.
- Nghiên cứu các văn bản pháp qui nhƣ Luật Giáo dục
- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình và hình thức tổ chức hoạt động GDHN.
- Nghiên cứu về nội dung, chƣơng trình, mục tiêu môn công nghệ 11.
6.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến
Sử dụng bảng câu hỏi trắc nghiệm để lấy ý kiến từ phía HS và giáo viên
nhằm xác định thực trạng dạy và học môn CN và hoạt động HN tại trƣờng THPT.
6.3. Thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm cho 2 lớp, 1 lớp thực nghiệm và một lớp đối
chứng nhằm đánh giá hiệu quả của việc tích hợp hoạt động HN vào môn CN lớp 11.



4

6.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Dùng các phƣơng pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích kết quả
khảo sát. Xử lý số liệu thu thập đƣợc bằng phần mềm Exel.
6.5. Phƣơng pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý, GV để tìm hiểu quan điểm, kinh
nghiệm về hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh THPT.
6.6. Phƣơng pháp quan sát
Tham khảo ý kiến của các GV bộ môn, ban giám hiệu về hiệu quả của bài
dạy bằng cách mời GV dự giờ và đánh giá tiết dạy thông qua phiếu dự giờ.
Giới hạn của đề tài:

7.

Do quy mô của đề tài và thời gian nghiên cứu nên ngƣời nghiên cứu giới hạn
đề tài trong phạm vi nghiên cứu sau:
-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động hƣớng nghiệp học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.

-

Minh hoạ và thực nghiệm sƣ phạm một số bài giảng tích hợp giáo dục hƣớng
nghiệp trong dạy học công nghệ 11.

-


Địa điểm: Các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dƣơng.

8.

Những đóng góp mới của đề tài
Về lý luận: Một số vấn đề có ý nghĩa lý luận về đổi mới đƣa công tác giáo

dục hƣớng nghiệp vào dạy học môn công nghệ tại trƣờng THPT nói chung và công
nghệ 11 nói riêng.
Về thực tiễn: Một số biện pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy
học công nghệ tại trƣờng THPT.


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Nghiên cứu trong nƣớc và thế giới

1.1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Hƣớng nghiệp là một hoạt động giáo dục quan trọng đối với học sinh phổ
thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, là bƣớc khởi đầu quan trọng của
quá trình phát triển nguồn nhân lực xã hội. Do đó, ở các nƣớc có nền giáo dục tiên
tiến, hoạt động hƣớng nghiệp rất đƣợc coi trọng.
Sau Hội nghị quốc tế năm 1921 ở Bacxelona, khái niệm hƣớng nghiệp đã
đƣợc truyền bá rộng rãi. Phòng hƣớng nghiệp đầu tiên đã đƣợc thành lập tại Boston
năm 1915 ở Đức, Pháp, Anh và Mỹ. Ở Đức, năm 1925 – 1926 đã có 567 phòng tƣ

vấn nghề nghiệp đặc biệt, đã nghiên cứu gần 400.000 thanh niên trong một năm.
Vào thời kỳ này, ở Anh đã thành lập đƣợc một hội đồng quốc gia đặc biệt nghiên
cứu về vấn đề này [1, tr55].
Ở Pháp thành lập Viện Quốc gia nghiên cứu về Lao động và Hƣớng nghiệp
từ năm 1928, đến năm 1975, đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hoá nền giáo
dục,chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho học sinh. Nhà
nƣớc Pháp coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục và tƣ vấn tâm lý
hƣớng nghiệp.
Vào năm 1849, ở Pháp đã xuất hiện cuốn sách dƣới nhan đề "Hƣớng dẫn lựa
chọn nghề".
Hiện nay, Pháp thực hiện công tác hƣớng nghiệp không những cho học sinh
phổ thông mà còn cả với ngƣời lớn theo một tiếp cận mới. Đó là kết hợp các hƣớng
cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, về đặc điểm lao động của từng nghề, về
các trƣờng đào tạo nghề giúp ngƣời học có nhu cầu thông tin để so sánh lựa chọn.
Mặt khác nhà trƣờng tổ chức các phƣơng pháp nhƣ giáo viên quan sát, tìm hiểu
nhiều mặt liên quan đến nghề nghiệp tƣơng lai của trò, còn các chuyên gia tâm lý
hƣớng nghiệp, thầy thuốc trƣờng học tiến hành các kiểm tra về nhân học, tâm lý, y
học đối với học sinh. Trên cơ sở đó, nhà trƣờng hay nhà tƣ vấn đƣa ra những tƣ vấn


6

tâm lý về chọn nghề, để từng học sinh tự quyết định sự chọn nghề lần đầu, hay điều
chỉnh chọn nghề, thay đổi nghề. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng loại cán bộ làm
công tác hƣớng nghiệp mà tổ chức đào tạo nhà giáo dục hay chuyên gia hƣớng
nghiệp khác nhau làm việc tại các loại trƣờng, các cơ quan quản lý giáo dục các cấp
hay các trung tâm thông tin và tƣ vấn nghề của nhà nƣớc hay trong doanh nghiệp.
Không chỉ chú trọng công tác HN ở các bộ môn về HN, mà trong dạy học các bộ
môn khoa học khác cũng có nội dung GDHN.
Tại Anh, học sinh trong giai đoạn từ 11 đến 14 tuổi và giai đoạn từ 14 đến 16

tuổi có thể lựa chọn nghề nghiệp cho mình theo bảng danh mục và khi hoàn thành
chƣơng trình hƣớng nghiệp này, họ sẽ nhận đƣợc một chứng chỉ để làm cơ sở cho
việc nhận đƣợc bằng quốc gia… Mục đích của giáo dục phổ thông là nhằm trang bị
cho học sinh vốn kiến thức tiếp thu chƣơng trình đào tạo hƣớng nghiệp và giáo dục
đại học ở những giai đoạn sau. Tất cả các học sinh 16 tuổi đều phải có hai tuần thử
việc ở các công ty địa phƣơng nhƣ là một phần của chƣơng trình đào tạo hƣớng
nghiệp chung [2, tr 287]
Ở Đức, việc định hƣớng nghề cho học sinh đƣợc thực hiện ngay từ lớp đầu
cấp, khi vào lớp 6 căn cứ vào kết quả học tập trƣớc đó cùng với kết quả bài test, học
sinh sẽ đƣợc sắp xếp vào các trƣờng kỹ thuật hay phổ thông, mà ở đây thì hầu hết
vào các trƣờng kỹ thuật. Đa số thanh niên sau khi tốt nghiệp bậc phổ cập giáo dục
đều theo học từ 2 đến 3,5 năm ở hai nơi là trong xí nghiệp và tại trƣờng dạy nghề
(đƣợc gọi là hệ thống kép Duales System). Xí nghiệp là nơi học nghề chủ yếu ở
Đức. Việc đào tạo nghề ở trƣờng học đƣợc cấp chi phí bởi các bang, còn chi phí
hoạt động đào tạo nghề ở các xí nghiệp thì do các xí nghiệp đảm nhận [2, tr346].
Đối với Nhật Bản, nƣớc này sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa
học vấn văn hoá phổ thông với kiến thức và kỹ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả
các bậc học. Có khoảng 27,9% số trƣờng phổ thông trung học vừa học văn hoá phổ
thông vừa học các môn học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngƣ nghiệp, công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ vv… Sau cấp II có đến 94% học sinh vào cấp III,
trong đó 70% học sinh theo học loại hình trƣờng PT cơ bản và 30% HS theo hƣớng
học nghề [3, tr3] Ở các trƣờng THPT, 3 năm học đƣợc phân chia nhƣ sau: Năm thứ


7

nhất của trƣờng THPT là chƣơng trình giáo dục phổ thông dành cho tất cả học sinh;
Năm thứ hai chƣơng trình chia thành dự bị đại học và dạy nghề; Năm thứ ba là
chƣơng trình phối hợp toàn diện _ chƣơng trình dành cho học sinh sẽ lên học đại
học đƣợc chia thành khoa học nhân văn và khoa học công nghệ. Vì vậy ngay cả các

trƣờng THPT cũng có 3 chuyên ngành sau khi tốt nghiệp… Ngay ở lớp học đầu tiên
bậc THPT nền GD Nhật Bản đã quan tâm đến công tác hƣớng nghiệp cho HS, tùy
theo chƣơng trình mà có môn học đặc thù để các em hƣớng vào nghề nghiệp tƣơng
lai [2, tr453].
Tại Mỹ, bƣớc vào thế kỷ XXI, Hoa kỳ đang có nhiều nổ lực để nâng cao hơn
nữa chất lƣợng giáo dục, tăng cƣờng kết quả học tập của HS nhằm đảo bảo cung
cấp một lực lƣợng lao động có trình độ, có khả năng cạnh tranh và thích ứng linh
hoạt trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu… Ngƣời ta đã đƣa ra nhiều hƣớng giải
quyết và đƣa ra các nội dung cần tăng cƣờng với chiến lƣợc quan trọng, trong đó
tăng cƣờng mối liên hệ giữa các trƣờng trung học với các doanh nghiệp theo hƣớng
chuyển dần thành trƣờng đào tạo nghề chuyên nghiệp. Một phần của chiến lƣợc này
là tạo điều kiện cho HS tham gia làm việc bán thời gian tại xí nghiệp [4, tr351].
Đây chính là hình thức giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông
thực hiện nguyên lý giáo dục: “ Học kết hợp với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất và nhà trƣờng gắn liền với xã hội”.
Singapore: Trƣớc đây Singapore có ít các trƣờng đào tạo nghề, thiếu nguồn
nhân lực đƣợc đào tạo và đội ngũ lao động còn yếu về kiến thức và kỹ năng để phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của đất nƣớc. Việc thay đổi chính sách của nhà
nƣớc vào các năm 1973, 1992 là HS của bậc THCS phải học các chƣơng trình kỹ
thuật nghề nhƣ một phần bắt buộc của chƣơng trình phổ thông. Chính phủ
Singapore cũng đã thành công trong việc thay đổi nhận thức của ngƣời dân đối với
công nhân kỹ thuật bằng chiến dịch “ Đôi tay vàng”. Hệ thống giáo dục nghề là
những cơ sở đào tạo HS sau khi hoàn thành chƣơng trình phổ thông đƣợc tập trung
hệ thống giáo dục kỹ thuật phân luồng hơn 25% lƣợng HS cả nƣớc. Ngày nay hệ
thống dạy nghề của Singapore đƣợc công nhận trong cả nƣớc và quốc tế vì phƣơng


×