Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

môi trường Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.58 KB, 55 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp
hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao thì nhiều vấn đề cạnh tranh
để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung và giũa các doanh nghiệp
với nhau nói riêng rất gay gắt. Đặc biệt trong thời đại thông tin chi phối gần
như toàn bộ nền thương mại thế giới, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại
phải khẳng định được chỗ đứng của mình trên nền kinh tế thị trường không
còn con đường nào khác là phải đổi mới các trang thiết bị ứng dụng trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện
nay thì công cuộc đổi mới ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết vì
công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp mà lạc hậu sẽ kéo theo năng suất
lao động thấp, không đạt kết quả mong muốn.
Công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quan trong trực tiếp của
quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hóa máy móc thiết bị hay cải tiến
công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch
đổi mới công nghệ. Cải tiến công nghê, đặc biệt là những công nghệ thân
thiện với môi trường sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều
sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao
động, sử lý tiếp kiệm nguyên vật liệu và giảm chi phí xử lý cho doanh
nghiệp.Tiến bộ trong khoa học công nghệ, cải tiến công nghệ thực sự là
hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp giàu tiềm năng.
Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc là một trong những
đơn vị được xây dựng từ rất sớm (thập kỷ 60, thế kỷ 20), bước vào công cuộc
CNH, HĐH đất nước, Công ty này đã liên tục đầu tư, thay đổi công nghệ tiên
tiến để đáp ứng nhu cầu phân bón cho nền nông nghiệp Việt Nam.



2

Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên & Môi
Trường – Trường ĐHNL, dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thu Hằng em
tiến hành làm đề tài “Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công
nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc trong việc
nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm cơ sở cho đánh giá công nghệ phù hợp cho sản xuất phân bón và đề
xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản
xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng đã đươc học, rút kinh nghiệm phục vụ
cho công tác sau này
+ Vận dụng và phát huy các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu
vào thực tế.
+ Làm cơ sở để cho các nguyên cứu tiếp theo.
- Trong thực tiễn sản xuất:
+ Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty
TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ đó có những biện pháp đúng đắn
góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở thực tiễn
2.1.1. Sự phát triển của ngành sản xuất phân bón của Việt Nam
Thị trường trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp và khó
lường, giá phân bón nói chung và Urê nói riêng đang trong xu thế giảm, tính
cạnh tranh trên thị trường đã và đang trở lên quyết liệt. Khi nhà máy Đạm Ninh
Bình, Đạm Cà Mau có sản phẩm cung cho thị trường thì tính cạnh tranh trở lên
khắc nghiệt hơn nhiều so với năm 2011. Nhu cầu Urê trong nước hiện nay
khoảng 2,2 triệu tấn/năm. Nguồn cung bao gồm từ sản xuất trong nước và nhập
khẩu( trong đó chủ yếu từ Trung Quốc).
Bảng 2.1: Dự báo sản xuất Urê trong nước từ năm 2012
Đơn vị tính: Tấn
Nhà máy
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Đạm Hà Bắc

196.000

Đạm Ninh Bình
Đạm Phú Mỹ

800.000

Đạm Cà Mau
Tổng

996.000

195.000

195.000


350.000

500.000

250.000

560.000

560.000

560.000

800.000

800.000

800.000

800.000

480.000

800.000

800.000

800.000

1.725.000


2.357.000

2.510.000 2.660.000

(Nguồn: Phòng điều điều độ sản xuất - công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa
chất Hà Bắc).
Như vậy, từ năm 2013 trở đi, riêng sản xuất trong nước đã vượt cầu rất
lớn. Ngoài ra là nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang rất gần và thuận
tiện. Vì vậy có thể nói rằng tính cạnh tranh đối với sản phẩm Urê của các Công
ty sản xuất phận đạm từ năm 2012 trở đi là rất khắc nghiệt.
Mặt khác theo dự báo Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng
nhất do tác động của sự thay đổi khí hậu trái đất nóng lên, nước biển dâng cao
làm ngập nhiều diện tích đất trồng trọt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Điều đó làm cho nhu cầu sử dụng phân bón nói chung tại thị trường nội địa bị
giảm khá lớn, vì đây là khu vực sử dụng khoảng 1,2 triệu tấn Urê năm [1].


4

2.1.2. Các qui trình công nghệ sản xuất phân đạm trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.2.1. Các qui trình công nghệ sản xuất phân đạm trên thế giới
* Công nghệ "ACES" sản xuất phân đạm Urê của hãng TEC, Nhật
Bản:
Là quá trình tổng hợp Amoniac và Cacbondioxit được tạo nên từ quá
trình khí hoá than đá.
Tóm tắt công nghệ như sau: Than đá được đưa vào lò khí hoá, sản
phẩm thu được là khí than ẩm có thành phần chủ yếu là CO, H2 và N2. Sau
khi qua một số công đoạn để làm sạch và tác bỏ các tạp chất, hỗ hợp khí được
đưa vào công đoạn chuyển hoá CO thành CO2, hỗn hợp khí lúc này bao gồm

CO2 và H2 tiếp tục được đưa vào công đoạn khử CO2 bằng dung dịch kiềm
kali nóng. CO2 thu được trong quá trình tái sinh dung dịch sau khi hấp thụ có
nồng độ ≥ 99,3% được cấp sang công đoạn Urê hoặc trích ra bán thương
phẩm. Tại công đoạn tổng hợp Urê, tiến hành phản ứng giữa NH3 và CO2 ở
nhiệt động và áp suất cao tạo thành Urê.
2NH3 + CO2 = NH4 CO2NH2 + Q
NH4 CO2NH2 = CO(NH2)2 + H2O - Q
Dung dịch Urê sau khi phân giải được cô đặc đến nồng độ 99,8% và
đưa đi tạo hạt, hạt Urê được phun chất chống hút ẩm và đưa đi đóng bao, rồi
vận chuyển vào kho chứa sản phẩm.
Dây chuyền công nghệ khép kín, sử dụng công nghệ khống chế điều
khiển DCS là hệ thống khống chế điều khiển hiện đại trên thế giới áp dụng
cho sản xuất [13].

Công nghệ Snamprocetti S.p.A sản xuất Urê của Italy:
Công nghệ Snamprogetti S.p. Altaly là một trong những công nghệ
hàng đầu được áp dụng để sản xuất Urê. Hiện nay, trên thế giới có khoảng
100 nhà máy theo công nghệ Snamprogetti đang được vận hành hoặc đang
được xây dựng, với công suất cao nhất lên đến 3.250 tấn Urê/ ngày.
Với công nghệ Snamprocetti, Urê được sản xuất từ amoniăc và CO2 theo
quy trình giải hấp amoniac.
Amoniac và CO2 phản ứng ở 150 bar, tạo ra Urê và amoni cacbamat.
Hiệu suất chuyển hóa trong thiết bị phản ứng rất cao do các điều kiện thuận


5

lợi là tỷ lệ NH3/CO2bằng 3,5:1 và nhiệt độ phản ứng 185 - 190oC. Các điều
kiện phản ứng như vậy giúp hạn chế vấn đề ăn mòn thiết bị.
Cacbamat được phân hủy ở ba giai đoạn với các áp suất khác nhau:

- Ở thiết bị giải hấp với cùng áp suất như trong thiết bị phản ứng.
- Ở thiết bị phân hủy trung áp (18 bar).
- Ở thiết bị phân hủy áp suất thấp (4,5 bar). Các chất tham gia phản ứng
không chuyển hóa thành Urê sẽ được tuần hoàn trở về thiết bị phản ứng nhờ
một bơm phun. Thiết bị chính được lắp đặt ở cốt nền, cách bố trí này là điều
quan trọng thiết yếu đối với các nhà máy lớn. Các thiết bị thu hồi nhiệt cũng
được lắp đặt để giảm tiêu hao năng lượng.
Mọi công đoạn hoàn thiện như tạo hạt và tạo viên đều có thể được liên
kết với công đoạn phản ứng tổng hợp, cả hai phương pháp tạo hạt đều được
tiến hành trực tiếp hoặc thông qua kết tinh. Tùy theo yêu cầu của khách hàng
mà có thể sản xuất các sản phẩm với chất lượng khác nhau (theo hàm lượng
biuret, độ ẩm, độ cứng và cỡ hạt).
Công nghệ tạo hạt của Snamprogetti đã được ứng dụng tại một nhà
máy 1650 tấn/ngày, vận hành từ năm 1990. Nhà máy đó hoàn toàn không có
vấn đề về phát thải. Tất cả các khí thải của các công đoạn sản xuất đều được
xử lý sao cho khi được thải ra ngoài chúng thực tế không còn chứa Urê và
amoniac. Nước thải của quy trình được xử lý trong nhà máy để đạt tiêu chuẩn
nước nạp nồi hơi và thu hồi amoniac, CO2 [12].
2.1.2.2. Các qui trình công nghệ sản xuất phân đạm ở Việt Nam
- Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc hiện nay đang
sử dụng công nghệ khí hóa than cám Sell (Hà Lan), công nghệ tinh chế khí
Linder (Đức), công nghệ tổng hợp NH3 Topsoe (Đan Mạch), công nghệ Urê
Sanmprogetti (Italia) là những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất ở thời điểm
hiện nay, đảm bảo vệ sinh môi trường nhất [11].
- Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo được đặt tại Khu Công nghiệp
Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy có tổng vốn
đầu tư 370 triệu USD công suất 800.000 tấn Urê/năm, với diện tích khuôn
viên 63ha, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản
xuất khí Amoniac và công nghệ của hãng Snamprogetti của Italy để sản xuất



6

phân Urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm
với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không
khí và đầu ra là amoniac và Urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc
tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất
kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.Nhà máy
gồm có 3 phân xưởng chính là xưởng amoniac, xưởng Urê, xưởng phụ trợ và
các phòng/xưởng chức năng khác [14].
- Nhà máy Đạm Ninh Bình: Sản xuất đạm của Nhà máy có 5 công đoạn
chính đều sử dụng công nghệ bản quyền châu Âu, là công nghệ tiên tiến, hiện
đại nhất hiện nay. Cụ thể là: công nghệ khí hóa than của Hà Lan, công nghệ
tinh chế khí của Đức, công nghệ tổng hợp Amoniac của Đan Mạch, công
nghệ tổng hợp Urê của Italia và công nghệ phân li không khí của Cộng hòa
Pháp [10].
- Nhà máy Đạm Cà Mau: Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm
Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm:
+ Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA - Đan Mạch.
+ Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM - Italy.
+ Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. - Nhật Bản.
Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các
tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API,
JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt
Nam tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ [13].
2.1.3. Ô nhiễm do sản xuất phân bón
Ngành công nghiệp hóa chất là ngành công nghiệp có mức gây ô nhiễm
rất lớn. Ngành hóa chất sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu độc hại (chì, Clo,
SO2,...) nếu không được quan tâm đúng mức, hoạt động sản xuất, kinh doanh
và tiêu thụ các sản phẩm hóa chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng. Hầu hết các loại hóa chất thải trong quá trình sản xuất hóa học
đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không
chỉ hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những
ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất sau khi
được sử dụng còn tồn đọng trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi


7

trường. Điều này càng nguy hại ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa
cao dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm hóa chất.
Một số vấn đề thường gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm hóa chất là: ô nhiễm môi trường trường do chất thải rắn, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm do hóa chất tồn đọng trong môi trường...
* Trong quá trình sản xuất, công nghiệp hóa chất đã thải vào môi
trường những loại chất thải rắn sau như:
- Xỉ than: Hình thành từ quá trình đốt than để thu khí sản xuất NH3 và
sản xuất điện. Thành phần chủ yếu của xỉ than là silic oxit, sắt oxit, canxi oxit
và than cháy.
- Xỉ lò: Được hình thành từ quá trình sản xuất photpho vàng có thành
phần chủ yếu là silic oxit, nhóm oxit, CaO và flo.
- Photphogip: Là chất thỉa của quá trình sản xuất từ axit photphoric. Cứ
sản xuất một tấn axit photphoric thì tạo ra năm tất photphogip. Thành phần
chủ yếu của photphogip là CaSO4 và các tạp chất.
- Đá thải: Là chất thải của quá trình khai thác quặng photphat và quạng
boxit. Đá thải nói chung có hình dạng thô, hoặc được đập nhỏ ở các kích
thước khác nhau.
- Bùn thải: Là chất thải của quá trình tuyển quặng apatit và quặng boxit
(bùn photphat và bùn nhôm), chất thải này ở dạng huyền phù, có hàm lượng chất
rắn thấp, được lắng trong các hồ tuần hoàn. Thành phần chủ yếu của bùn photphat

là sillic oxit, sắt oxit, còn trong bùn nhôm là nhôm oxit, sắt oxit.
* Một số nguyên nhân cở bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá
trình sản xuất công nghiệp hóa chất:
- Nguyên nhân chung:
+ Trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp nói
chun và công nghiệp hóa chất nói riêng với trình độ công nghệ xử lý chất thải
ở nước ta còn rất lạc hậu, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường,
lượng chất thải chưa được xử lý tốt.
+ Bộ máy quản lý và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng nhu
cầu, vừa thiếu về lực lượng vừa thiếu về năng lực.


8

+ Kết cấu hạ tâng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực của
nhà nước và các doanh nghiệp còn hạn chế.
- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm với yêu cầu bảo
vệ môi trường chưa được xử lý đang là thách thức lớn trong bảo vệ môi trường.
- Nguyên nhân do đặc điểm của ngành:
+ Đặc điểm nổi bật của ngành hóa chất là sử dụng nhiều loại vật tư
nguyên liệu độc hại (Chì, axit, Clo, SO2...) vì vậy, mức độ ô nhiễm trong quá
trình sản xuất hóa chất cao hơn nhiều so với nhiều so với nhiều ngành công
nghiệp khác.
+ Do việc phân bố các nhà máy hóa chất chưa hợp lý, nhiều nhà máy
được xây dựng gần khu dân cư nên chất thải hóa chất ảnh hưởng trục tiếp đên
đời sống người dân.
+ Do ý thức bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp chưa cao, chưa
quan tâm đầu tư thích đáng cho công nghệ xử lý chất thải [7].
2.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong sản xuất phân bón
2.1.4.1. Chất thải rắn

Nguyên liệu chính để sản xuất phân hoá học là quặng photphat, khí
công nghiệp, than, lưu huỳnh, nước. Các nguyên liệu này kết hợp với nhau
theo các cách khác nhau sẽ tạo ra các loại phân bón khác nhau. Trong quá
trình sản xuất, nhiều chất gây ô nhiễm thoát ra ngoài bao gồm khí thải, nước
thải và chất thải rắn.
Qua mô tả công nghệ sản xuất phân hoá học cho thấy, vấn đề chất thải
tại các nhà máy cần được quan tâm đúng mức, mặt khác môi trường làm việc
của các thiết bị trong sản xuất phân hoá học thường ở điều kiện pH thấp, áp
suất làm việc cao, nguy cơ ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất phân hoá học rất
dễ xảy ra. Chất thải rắn trong quá trình sản xuất phân bón chủ yếu là:
 Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn bao gồm phần lớn xỉ thải của công đoạn khí hóa, tro xỉ lò
hơi (nhiệt điện), xúc tác biến đổi CO và xúc tác tháp tổng hợp amoniac. Ngoài
ra còn có 1 số loại chất thải phát sinh từ văn phòng gồm có giấy báo cũ, giấy
in hỏng, tài liệu cũ … các loại chất thải này được chuyển cho cơ sở tái chế
giấy. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình sản xuất hoạt động.


9

Rác thải sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa và bao bì thực phẩm. Chất thải sinh
hoạt thường dễ phân huỷ, gây mùi và thu hút côn trùng.
 Chất thải nguy hại:
+ Chất thải chứa hợp chất sunfua.
+ Bóng đèn huỳnh quang thải.
+ Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau máy.
+ Nhựa trao đổi ion qua sử dụng trong quá trình xử lý nước cấp lò hơi.
+ Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh hạt trao đổi ion [10].
2.1.4.2. Nước thải
- Nước thải của nhà máy phân đạm chủ yếu từ các nguồn sau đây:

+ Nước thải của quá trình khử tro, thoát xỉ của lò hơi.
+ Nước thải của nhà máy chủ yếu phát sinh trong các hệ thống làm
lạnh môi chất ở các thiết bị trao đổi nhiệt, và nước thải của quá trình khử tro,
thoát xỉ của lò hơi.
+ Nước thải xưởng Urê.
+ Nước thải của công đoạn tổng hợp NH3.
+ Nước làm lạnh bình ngưng tubin máy phát điện.
+ Nước thải phát sinh do quá trình sinh hoạt của các cán bộ công nhân [10].
2.1.4.3. Khí thải
Chất lượng không khí bị ảnh hưởng chủ yếu do khí thải sản xuất từ các
ống khói. Các chất gây ô nhiễm không khí lớn nhất là:
- Bụi từ các nguồn sau:
+ Bụi từ quá trình vận chuyển, chế biến nguyên vật liệu (nghiền than, đá vôi)
+ Bụi Urê từ các tháp tạo hạt.
+ Bụi từ nhà máy nhiệt điện.
- Khí thải từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu: Thông thường là bụi, hơi
hóa chất, VOC.
- Khí thải trong quá trình sản xuất: Nguồn khí thải chủ yếu phát sinh từ
các lò hơi đốt than với các thành phần ô nhiễm chính là CO2, SO2 CO, NOx,
bụi. Bên cạnh đó còn có khí thu hồi trong quá trình sản xuất cũng có những
thành phần tương tự. Khí thải từ tháp Urê chủ yếu là không khí thổi vào làm


10

khô nên thành phần không có các khí độc mà chỉ mang theo một hàm lượng
bụi Urê nhất định.
Về mức độ ô nhiễm của khí thải: khí thải từ các lò hơi nồng độ các
chất ô nhiễm đặc trưng cho các quá trình sử dụng than đá. Đó là hàm lượng
CO2, CO, SO2, NOx, bụi khá cao [10].

2.1.4.4. Tiếng ồn
Nguồn gây ra tiếng ồn chủ yếu là các thiết bị trong quá trình vận hành,
bị rung, ma sát, va chạm, tiếng gió, tiếng ồn do luồng khí của ống thải khí...
đa số các thiết bị này trong quá trình vận hành sản sinh ra tiếng ồn với cường
độ khác nhau, nguồn tiếng ồn chủ yếu:
+ Máy quạt gió
+ Máy tuabin hơi, máy phát điện.
+ Tiếng ồn thải hơi nước lò hơi.
+ Các động cơ khác [10].
2.1.4.5. Các nguồn thải khác.
- Nguồn nhiệt: Lò hơi, lò khí hóa được vận hành ở nhiệt độ rất cao (8001.2000C) nên không tránh khỏi nhiệt bức xạ ra xung quanh. Nhiệt phát sinh
chủ yếu từ sự truyền nhiệt qua thành của lò và của hệ thống đường ống dẫn
hơi nóng, khí nóng của hệ thống xử lý khí thải. Ngoài ra, nhiệt còn phát sinh
do sự rò rỉ từ hệ thống đường ống dẫn khí, các van, mối nối. Nhiệt này chỉ
ảnh hưởng đến môi trường tại vị trí tỏa nhiệt, không ảnh hưởng đến môi
trường bên ngoài Công ty.
- Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng
khu vực Công ty sẽ cuốn theo cát và các tạp chất như dầu mỡ, chất thải, hóa
chất…[10].
2.1.5. Sản xuất sạch hơn
2.1.5.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn.
Mọi quá trình sản xuất công nghiệp đều sử dụng một lượng nguyên liệu
và năng lượng ban đầu để sản xuất ra sản phẩm mong muốn. Bên cạnh sản
phẩm, quá trình sản xuất đồng thời sẽ phát sinh ra chất thải. Khác với cách tiếp
cận truyền thống về môi trường là xử lý các chất thải đã phát sinh, SXSH
hướng tới việc tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên.


11


SXSH là tiếp cận phòng ngừa chất thải, để các nguyên liệu đi vào sản
phẩm với tỉ lệ cao nhất có thể trong phạm vi khả thi kinh tế, qua đó giảm thiểu
được các phát thải và tổn thất nguyên liệu và năng lượng ra môi trường từ ngay
trong quá trình sản xuất.
SXSH không những giúp doanh nghiệp sử dụng nguyên nhiên liệu hiệu
quả hơn, mà còn đóng góp những việc cắt giảm chi phí thải bỏ và xử lý các chất
thải. Bên cạnh đó, việc thực hiện sản xuất sạch hơn thường mang lại các hiệu
quả tích cực về năng suất, chất lượng, môi trường và an toàn lao động.
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP, 1994) định nghĩa:
“SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi
trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cấp cao
hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên
liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và độc tính
của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng
tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào
trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và
thay đổi thái độ”
Sản xuất sạch hơn tập trung vào việc phòng ngừa chất thải ngay tại
nguồn bằng cách tác động vào quá trình sản xuất. Việc thực hiện SXSH có thể
bắt đầu với các giải pháp không đòi hỏi dầu tư cao như việc tằng cường quản lý
sản xuất, kiểm soát quá trình sản xuất đúng theo yêu cầu công nghệ, thay đổi
nguyên liệu, cải tiến thiết bị hiện có. Sau đó có thể thực hiện các giải pháp thai
đổi thiết bị hay công nghệ, là các giải pháp liên quan đến tuần hoàn, tận thu, tái
sử dụng chất thải, hay cải tiến sản phẩm cũng là các giải pháp sạch hơn.
Như vậy, không phải giải pháp sản xuất sạch hơn nào cũng cần chi phí.
Trong trường hợp cần đầu tư, có nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn có thời gian

hoàn vốn dưới 1 năm. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn yêu cầu xem xét, đánh
giá lại hiện trạng sản xuất hiện có một cách có hệ thống để lượng hóa các tổn
thất, đề xuất các cơ hội cải thiện và theo dõi kết quả đạt được. Sản xuất sạch
hơn là một cách tiếp cận mang tính liên tục và phòng ngừa [9].


12

2.1.5.2. Công nghệ sạch
Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không
gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm
môi trường.
Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp áp dụng để
giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và
tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch.
Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi
quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong các dây chuyền sản xuất nhằm
tái sử dụng sản phẩm phụ để tránh thất thoát [3].
2.1.5.3. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ ( US EPA):
“Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá
trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ khả năng tạo ra
các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động
làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước, hoặc các tài
nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn” [5].
2.1.5.4. Kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm là cách thể hiện khác của xử lý cuối đường ống. Sự
khác nhau cơ bản kiêm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn, do đó, là ở thời
gian “can thiệp”. kiểm soát ô nhiễm là 1 cách tiếp cận từ phía sau (chữa
bệnh), trong khi SXSH là cách tiếp cận từ phía trước, mang tích chất dự đoán

và phòng ngừa [4].
Bảng 2.2. Cách tiếp cận với kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn.
Tiếp cận kiểm soát ô nhiễm
Tiếp cận sản xuất sạch hơn
Kiểm soát chất ô nhiễm bằng các
Ngăn ngừa chất ô nhiễm từ
bộ lọc, các hệ thống xử lý nước thải... nguồn nhờ các giải pháp tổng hợp.
Áp dụng khi các quá trình và
Là một bộ phận tích hợp trong
sản phẩm đã được phát triển và vấn quá trình phát triển sản phẩm và
đề đã nảy sinh.
quá trình.
Là yếu tố đóng góp vào chi phí,
Chất thải được xem như nguồn
giá thành.
tài nguyên.


13

Trách nhiệm giải quyết là bởi
Trách nhiệm giải quyết là của
các chuyên gia môi trường.
tất cả mọi người trong Công ty.
Cải thiện môi trường bằng giải
Cải thiện môi trường gồm cả
pháp kỹ thuật.
tiếp cận kỹ thuật và phi kỹ thuật.
Cải thiện môi trường nhằm đáp
Cải thiện môi trường là quá

ứng các tiêu chuẩn có tính pháp lý.
trình liên tục để đạt các tiêu chuẩn
ngày càng cao hơn.
Chất lượng là sự đáp ứng yêu
Chất lượng vừa là đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
cầu khách hàng, vừa là gây tác
động thấp nhất lên sức khỏe và môi
trường.
2.1.5.5. Sản xuất sạch hơn và phát triển bền vững.
Sản xuất sạch hơn có thể giảm thiểu hay loại bỏ nhu cầu cân bằng giữa
phát triển kinh tế và môi trường. Hiện nay, sản xuất sạch hơn đặc biệt quan
trọng đối với các nước đang trên con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sản
xuất sạch hơn tạo ra cơ hôi “bước nhảy vọt” vượt qua các công nghệ cũ được
sử dụng lâu nay mà vẫn còn tiêu tốn nhiều tiền cho việc kiểm soát ô nhiễm do
các công nghệ này gây ra. Như vậy có thể nói rằng SXSH là một trong những
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự phát triển bền vững [6].
2.2. Cơ sở pháp lý
- Hệ thống các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về bảo vệ môi trường:
+ QCVN 03: 2008/BTNMT – Quy chuẩn Việt Nam về giới hạn kim
loại nặng trong đất.
+ QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt.
+ QCVN 05: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 26: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Tiếng ồn.
+ QCVN 27: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Độ rung.
+ QCVN 40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước
thải công nghiệp.



14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công nghệ sản xuất của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất
Hà Bắc, môi trường đất, nước, không khí khu vực xung quang Công ty.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công nghệ sản xuất được áp dụng từ năm 2008 – 2012.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
- Địa điểm thực tập: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang.
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên phân đạm và
hóa chất Hà Bắc – Phường Thọ Xương – Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ tháng 01/ 2012 đến tháng 04/ 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực
nghiên cứu.
3.3.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
3.3.3. Công nghệ sản xuất của Công ty.
3.3.4. Những cải tiến công nghệ của Công ty những năm gần đây.
3.3.5. Đánh giá tác động tới môi trường do hoạt động sản xuất theo công
nghệ cải tiến
3.3.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu số liệu
- Thu thập các thông tin,dữ liệu phục vụ cho quá trình đánh giá công nghệ.


15

- Tiến hành phân tích các ưu điểm – nhược điểm của công nghệ và dựa
vào các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường (tiêu chí kỹ thuật, kinh tế,
môi trường).
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn người dân quanh khu vực nhà máy, theo phương
pháp ngẫu nhiên, tổng số 50 hộ dân theo bộ câu hỏi chuẩn bị trước.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tính toán và tổng hợp trên Excel,
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích tham khảo ý
kiến của các thầy cô trong ngành môi trường, cán bộ làm việc trong các lĩnh
vực liên quan nhằm giúp hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
3.4.5. Phương pháp thừa kế
Thừa kế kết quả phân tích quan trắc đinh kỳ của Công ty TNHH MTV
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Các thông số quan trắc được lấy mẫu, đo kiểm và phân tích được căn
cứ theo TCVN tương ứng. Các phương pháp được liệt kê và mô tả tóm tắt ở
bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích môi trường không khí
TT Thông Phương pháp Thiết bị lấy mẫu, phân tích
số
Thiết bị lấy mẫu Staplex – Mỹ
Bụi

1
TCVN
Tủ sấy Memmert – Đức
tổng
5067: 1995 Cân phân tích Ohaus (d= 0,0001g) – Mỹ
Bơm lấy mẫu khí SKC – Mỹ
TCVN
2
CO
Túi lấy mẫu chuyên dụng
5972: 1995
Máy sắc ký Agilent GC 7890A – Mỹ
Bơm lấy mẫu khí SKC – Mỹ
TCVN
3
SO2
Ống hấp thụ V= 20ml, 250ml
5971: 1995
Thiết bị so màu UV – VIS Carry 50 - Australia
Bơm lấy mẫu khí SKC – Mỹ
TCVN
4
NO2
Ống hấp thụ V= 20ml, 250ml
6138: 1996
Thiết bị so màu UV – VIS Carry 50 -Australia
Bơm lấy mẫu khí SKC – Mỹ
TCVN
5
H2S

Ống hấp thụ V= 20ml, 250ml
5977: 2005
Thiết bị so màu UV – VIS Carry 50 - Australia


16

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Bảng 3.2: Phương pháp phân tích môi trường nước
Thông số Phương
Thiết bị
pháp
Nhiệt độ,

TCVN
Máy đo pH Precisa 1900
PH
6492: 1999
TCVN
Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia
Mầu sắc
6185: 2008
TCVN
Máy đo DO YSI 52 – Nhật Bản
DO
6626: 2000
BOD5
TCVN
Máy đo DO YSI 52 – Nhật Bản
o
(20 C)
6001: 2008 Tủ BOD liebeherr – Đức
TCVN
Lò ủ COD wealtec – Mỹ
COD
6491: 1999 Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia
Thiết bị lọc 0,45 um
TCVN
TSS
Tủ sấy Memmert – Đức
6625: 2000
Cân phân tích Ohaus (d= 0,0001g) – Mỹ
TCVN
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

Asen
6626: 2000 AAS Contra AA 300 – Hãng Analytik Jena
Thủy
TCVN
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.
ngân
7877: 2008 AAS Contra AA 300 – Hãng Analytik Jena
Cadimi,
TCVN
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.
Chì
6193: 1996 AAS Contra AA 300 – Hãng Analytik Jena
Crom
TCVN
Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia
(VI)
7939: 2008
Crom
TCVN
Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia
(III)
6658: 2000
TCVN
Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia
Xianua
6181: 1996
US EPA
Bình nón, Buret, pipet
Tổng
Method

Thiết bị phân tích dầu trong nước Horiba –
dầu, mỡ
1664
Nhật bản
TCVN
Buret tự động, Pipet
Clorua
6625: 1996
TCVN
Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia
Amoni
5998: 1995
Tủ ấm MMM – Inclucell – Đức
E.coli,
TCVN
Nồi hấp thanh trùng
Coliform 6187: 2009
Tủ cấy cleair CHC 201A – Hàn Quốc


17

 Phương pháp phân tích môi trường đất:
Các chỉ tiêu kim loại nặng được xác định theo các phương pháp sau:
+ TCVN 6649: 2000: Chất lượng đất – Chiết các nguyên tố vết tan
trong cường thủy.
+ TCVN 6496: 1999: Chất lượng đất – Xác định As, Cd, Cu, Pb, Zn
trong dịch chiết đất bằng cường thủy – Phương pháp phổ hấp thụ ngọn lửa và
không ngọn lửa.
 Tiếng ồn, độ rung.

Bảng 3.3: Phương pháp phân tích tiếng ồn, độ rung
TT Thông số Phương pháp
Thiết bị
1
Tiếng ồn Đo nhanh
Máy đo tiếng ồn NL 21 – Hãng Rion,
Nhật Bản
2
Độ rung Đo nhanh
Máy đo độ rung VM 82 – Hãng Rion,
Nhật Bản


18

PHẦN 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực
nghiên cứu.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý

Hình 4.1: Vị trí của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nằm ở ven phía
Bắc của Thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thành phố 3km và cách thành
phố Hà Nội 50km về phía Bắc, nằm trên khu đất có tổng diện tích là 70,6ha.
Có tọa độ địa lý: 105051‘ kinh độ Đông, 21006 vĩ độ Bắc.
- Phía Nam giáp khu dân cư đô thị thuộc phường Thọ Xương, Thành
phố Bắc Giang.



19

- Phía Đông giáp khu đất hoang, khu dân cư nông thôn nằm xen giữa
tường vây phía Bắc máy và đồi Bứa thuộc xã Xuân Hương – huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp với tường vây là khu hồ lắng tro xỉ lò hơi, hồ môi
trường, Công ty xuất nhập khẩu phân bón Bắc Giang, Công ty Cổ phần Than
hoạt tính Trường Phát và khu dân cư phi nông nghiệp nằm xen giữa các đơn
vị trên và đê sông Thương, thuộc phường Thọ Xương, Tp. Bắc Giang.
- Phía Bắc giáp sông Thương giáp khu đất trống khu dân cư phi nông
nghiệp nằm ven đê sông Thương, thuộc địa phận phường Thọ Xương, Thành
phố Bắc Giang và một phần thuộc xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang.
4.1.1.2. Điều kiện địa chất
Theo kết quả khoan thăm dò địa chất trong khu vực Công ty, địa tầng
được phân chia thành các lớp đặc trưng như sau:
+ Lớp 1, 1a, 1b: Là lớp đất phủ, đất trồng trọt, lớp đất bùn ao có chiều
dày thay đổi từ 0,20 ÷ 0,60 m, lớp này có Ro rất yếu.
+ Lớp 3: Lớp sét màu đỏ, đoạn dưới màu vàng, trạng thái cứng, chiều
dày biến đổi từ 3,4 ÷ 5,1 m, có Ro bằng 2,9 kg/cm2.
+ Lớp 4a, 4b: Sét, sét pha màu nâu đen, có chỗ vàng nâu, trạng thái nửa
cứng, đôi chỗ cứng, dẻo cứng có chiều dày biến đổi từ 5,0 ÷ 7,2 m, có Ro
bằng 1,8 ÷ 2,1 kg/ cm2.
+ Lớp 5, 5a: Bột kết, cát kết phong hóa mạnh mầu nâu đen đến phong
hóa hoàn toàn thành cát màu nâu, trạng thái cứng, chiều dày biến đổi từ 4,3 ÷
9,85 m, có Ro bằng 2,8 kg/ cm2.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc nằm trong vùng
Đông bắc Việt Nam nên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông

nhiệt độ rất thấp, cuối mùa rất ẩm ướt. Mùa hạ rất nóng và nhiều mưa. Nhiệt
độ hai mùa chênh lệch rất rõ rệt từ 12 - 25oC. Thời tiết nồm và mưa phùn là
hiện tượng khá độc đáo của vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ. Mưa phùn tập
trung vào tháng hai và tháng ba, độ ẩm trung bình không dưới 80 %.


20

Bảng 4.1: Tổng hợp khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang qua các năm
Năm
Nhiệt độ
Số giờ nắng
Lượng mưa
Độ ẩm
o
TB/năm ( C) TB/năm (h) TB/năm (mm) TB/năm (%)
2008
2009
2010
2011

23
24
25
24

1351
1475
1436
1452


161,4
152,3
103,6
126,2

82,0
81,2
80,5
80,7

(Nguồn niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011)
 Thủy văn
Sông Thương (hay sông Nhật Đức) là một sông tự nhiên lớn, chảy qua khu
vực của nhà máy và đây là nguồn nước mặt đóng vai trò quan trọng trong cấp
nước cho sản xuất, sinh hoạt của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc. Bên cạnh ý nghĩa về mặt cấp nước, sông Thương cũng là nơi tiếp nhận toàn
bộ lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của thành phố Bắc
Giang. Sông Thương có đặc điểm thuỷ văn như sau:
Mùa mưa ở lưu vực sông Thương thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 9 ở thượng lưu hay tháng mười ở trung lưu và hạ lưu. Lượng mưa trong
các tháng mùa mưa chiếm khoảng 65 -85 % tổng lượng mưa năm.
Dòng chảy sông suối cũng phân bố không đều trong năm. Tổng lượng nước hàng
năm của sông Thương khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng dòng chảy
phân bố rất không đồng đều trong năm, vào mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 3 hàng
năm thường thường sảy ra tình trạng thiếu nước.
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích đất của phường Thọ Xương là 564,7 ha, trong đó đất
nông nghiệp 271 ha, đất dân cư 43 ha, đất cho các cơ quan và trường học

đóng trên địa bàn 170 ha. Phần còn lại là đất phục vụ giao thông, đầm gò đồi
và đất hoang với các mục đích sử dụng khác nhau.
 Những hoạt động về Nông nghiệp trong khu vực:
Trên 60% dân cư trong khu vực sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung
chủ yếu vào lúa nước và một số loại hoa màu. Năng suất lúa vùng này đạt ở
mức trung bình 2-3 tấn/ ha, do nước ngập úng một số bộ phận đất trồng.
GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng /năm.
4.1.2.2. Dân số và cấu trúc dân số


21

Tổng dân số toàn phường hiện tại là 13.250 người, phân bổ thành 27 tổ dân
phố, trong đó có 6.620 là nam và 6.630 nữ trong đó 3.800 người đang ở trong độ
tuổi lao động. Tổng số hộ gia đình toàn phường Thọ Xương là 3.200 hộ.
4.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty phân đạm và hoá
chất Hà Bắc
4.2.1.1. Lịch sử phát triển của Công ty
Ngày 18/2/1959 Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Trung Quốc
hiệp định về việc Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng nhà máy Phân đạm.
Đây là món quà tặng biểu tượng cho tình hữu nghị của Đảng và nhân dân
Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1960 nhà máy Phân đạm đầu tiên của Việt Nam được khởi
công xây dựng trên mảnh đất 40ha thuộc xã Thọ Xương cách thị xã Bắc
Giang về phía Bắc (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang). Sau 5 năm xây dựng, Nhà máy đã hình thành với tổng số 130
công trình. Ngày 03/02/1965 khánh thành Phân xưởng Nhiệt điện. Ngày
19/05/1965 Phân xưởng Tạo khí đã khí hoá than thành công (đã sản xuất được
khí than để làm nguyên liệu sản xuất Amoniac). Ngày 01/06/1965 Xưởng Cơ

khí đi vào hoạt động. Tuy nhiên cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Chính phủ đã quyết định đình chỉ việc đưa nhà máy vào sản xuất. Phân xưởng
Nhiệt điện chuyển thành nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc bám trụ sản xuất phục
vụ kinh tế và quốc phòng.
Đầu năm 1973, Nhà máy được khôi phục xây dựng và mở rộng, ngày
01/05/1975 Chính phủ hợp nhất Nhà máy Điện Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí Hoá chất
Hà Bắc và các phân xưởng Hoá thành lập Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Ngày
12/12/1975 sản xuất ra bao đạm mang nhãn hiệu Lúa vàng đầu tiên. Ngày
30/10/1977 Phó Thủ tướng Đỗ Mười cắt băng khánh thành Nhà máy Phân Đạm Hà
Bắc, đứa con đầu lòng của ngành sản xuất đạm Việt Nam.
Ngày 13/02/1993 do thay đổi qui mô sản xuất nên Nhà máy phân đạm Hà
Bắc được đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc.
Ngày 20/10/2006 chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc.


22

4.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc
kỹ thuật sản xuất

Phó Tổng Giám đốc
dự án cải tạo

Phó Tổng Giám đốc
đầu tư xây dựng


Khối các phòng
nghiệp vụ

Khối các phòng
kỹ thuật

Khối các đơn
vị sản xuất

Văn phòng
Công ty

Phòng kỹ thuật
công nghệ

Phân xưởng than

Nhà văn hóa

Xưởng nước

Phòng tổ chức
nhân sự

Phòng điều độ
sản xuất
Phòng kỹ thuật
an toàn

Xưởng nhiệt


Phân xưởng
phục vụ ĐS

Phòng bảo vệ
quân sự
Phòng kế hoạch
Phòng thị
trường
Phòng kế toán
thống kê tài
chính
Phòng vật tư
vận tải
Phòng y tế

Phòng điện – đo
lường - TĐH

Xưởng tạo khí
Xưởng Amôniac
Xưởng Urê
Xưởng vận hành

Phòng cơ khí

Xưởng ĐL -TĐH

Phòng KCS


Xưởng SC, LĐ
TBHC

Phòng đầu tư
xây dựng

Khối các đơn vị
đời sống - XH

Phân xưởng than
phế liệu
Xưởng NPK

Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
Trong quá trình phát triển của Công ty, cơ cấu quản lý tổ chức luôn
được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu theo từng giai đoạn phát triển chung của


23

đất nước. Hiện nay cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo mô
hình trực tuyến, chức năng với cấp quản lý cao nhất là Tổng Giám đốc, giúp
việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ giúp Tổng
Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực. Tóm
lại: Các đơn vị cấp dưới chỉ nhận một mệnh lệnh duy nhất là Giám đốc.
4.2.1.3. Các sản phẩm chính của Công ty.
Bảng 4.2: Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm
Sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng
Sản lượng trung bình

- Hàm lượng N ≥ 46%
Phân đạm Urê

- Biuret ≤1,5%

- Trên 170.000 tấn/năm

- Hàm ẩm ≤ 0,5%
- Hàm lượng NH3 ≥ 99,9%
NH3 lỏng

- Hàm lượng H20 ≤ 0,1%

- Trên 100.000 tấn/năm

- Hàm lượng sắt ≤ 2mg/l
- Hàm lượng dầu ≤ 8mg/l

CO2 lỏng, rắn
Điện năng

- Hàm lượng C02 99,9%

- Trên 30.000 tấn/năm
- Khoảng 36 KW/năm

(Nguồn:Báo cáo kết quả thực hiện kết hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2011
của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.)
4.2.2. Đặc điểm trang thiết bị lao động
Hiện nay, tổng số lao động của Công ty là 1.907 người. Trong đó số

lao động có trình độ: Thạc sỹ là: 08 người, đại học là: 387 người, cao đẳng:
70 người, trung cấp 1.241 người, sơ cấp và đào tạo tại chỗ: 201 người.
Để làm tốt công tác tổ chức, vận động CNVC tích cực hưởng ứng các
phong trào thi đua đạt kết quả cao, Ban chấp hành Công ty sẽ chỉ đạo các cấp
Công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung, hình thức
tổ chức vận động CNVC tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước,
trong đó tập trung chủ yếu vào các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động
sáng tạo, sáng kiến tiết kiệm, thực hiện công trình, việc làm nữ công và thực


24

hiện tốt phong trào xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ
môi trường, phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm và thực hiện Dự án Cải tạo mở rộng nhà máy đúng tiến độ,
chất lượng, hiệu quả, đảm bảo việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho CNVC.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được Công ty xem là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng, là việc làm thường xuyên, gắn liền với
tiến trình phát triển và đi lên của Công ty.
Công ty cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động để bảo vệ
con người khi làm việc (mũ nhựa cứng, kính bảo hộ, kính che mắt, gang tay,
trang bị nút tai, quần áo bảo hộ lao động và giày, ủng, dây an toàn...)
Đảm bảo cơ số mặt nạ phòng độc cho các loại luôn đạt chất lượng tiêu
chuẩn ở 18 vị trí sản xuất hóa quan trọng với số lượng 600 mặt nạ các loại:
- Mặt nạ kiểu cách ly ôxy
- Mặt nạ kiểu ống dài
- Mặt nạ kiểu lọc phòng CO
- Mặt nạ kiểu lọc phòng NH3
4.3. Công nghệ sản xuất phân đạm của Công ty

4.3.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất phân đạm
Dây chuyền công nghệ sản xuất phân đạm Urê của Công ty phân
đạm và hoá chất Hà Bắc sử dụng công nghệ đi từ than cục Antraxit là công
nghệ truyền thống của ngành công nghiệp hoá học, bao gồm công đoạn sản
xuất hơi nước, công đoạn khí hoá than sản xuất khí nguyên liệu, công đoạn
tổng hợp NH3, cuối cùng là công đoạn tổng hợp Urê từ NH3 và CO2 thu hồi
trong quá trình tinh chế khí nguyên liệu.
Sản xuất hơi nước: Sử dụng than cám để sản xuất hơi 3,82Mpa cấp cho sản
xuất điện và cho dây chuyền sản xuất NH3 và Urê (có tên gọi là xưởng Nhiệt).
Khí hóa than: Sử dụng nguyên liệu than cục Antraxit để khí hóa, sản
phẩm làm khí nguyên liệu tổng hợp NH3 ( có tên gọi xưởng Tạo khí). Tinh
chế khí để làm sạch khí có chứa oxy, có tính axit trong khí nguyên liệu, tổng
hợp NH3 (có tên gọi là công đoạn Tinh chế thuộc xưởng Tổng hợp NH3).


25

Tổng hợp NH3: Sau khi khí nguyên liệu được làm sạch được cấp cho
công đoạn này để thực hiện quá trình hợp thành NH3, sản phẩm thu được là
NH3 lỏng (có tên gọi là công đoạn Hợp thành thuộc xưởng Tổng hợp NH3).
Tổng hợp Urê: Sử dụng NH3 lỏng và khí CO2 sau quá trình tổng hợp
NH3 để tổng hợp thành Urê, sau quá trình bốc hơi cô đặc, đưa đi tạo hạt và
đóng bao được sản phẩm Urê (có tên gọi là xưởng Urê).
Ngoài ra, cũng có các công đoạn phụ trợ khác như: giao nhận và cung cấp
than cho sản xuất (gọi là phân xưởng Than), khai thác nước mặt cấp cho sản
xuất và xả nước thải của Công ty (gọi là xưởng Nước), quản lý khai thác hệ
thống hồ lắng tro và xỉ lò hơi, hồ môi trường (gọi là phân xưởng Than Phế liệu).



×