Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Thi công xây dựng nhóm nhà ở thấp tầng TT1” – Khu đô thị TP Giao Lưu do Xí Nghiệp Xây Lắp Đầu Tư Bảo Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 42 trang )

GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương Mại Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập Tay Nghề

Công Nhân

Giáo Viên Hướng Dẫn : Trần Thế Mạnh
Sinh Viên Thực Hiện : Nguyễn Văn Sơn
Lớp : K5 – XDD01

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5



GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

LỜI NÓI ĐẦU
-





Qua thời gian thực tập tại căn số 1 và số 2 công trình “Thi công xây dựng
nhóm nhà ở thấp tầng TT1” – Khu đô thị TP Giao Lưu do Xí Nghiệp Xây
Lắp Đầu Tư Bảo Việt thi công xây dựng em đã rút ra nhiều kinh nghiệm
thực tế mà trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường em chưa nắm bắt và
chưa hiểu nhiều
Để có kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập, em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong khoa Xây Dựng & Kiến Trúc trường Cao Đẳng
Công Nghệ và Thương Mại Hà Nội đã giảng dạy cho em nhiều kiến thức cơ
bản và tạo điều kiện cho em đi thực tập,và chân thành cảm ơn thầy Trần Thế
Mạnh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.Bên cạnh đó em xin
chân thành cảm ơn các anh chị cô chú trên công trường và anh Phong chỉ
huy công trường,anh Tân kĩ sư xây dựng đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu kinh nghiệm và còn
bỡ ngỡ với thực tế, nên em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong thầy cô chỉ
bảo thêm để em có thể hoàn thành và đạt kết quả tốt. Em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô!

I – Giới thiệu về công ty


SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH
1.1

Thông tin cơ bản về công ty
• Là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm – Bảo Việt, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt được thành
lập trên cơ sở tổng hợp các nguồn lực tài chính, con người, chức năng,
nhiệm vụ và những thành tựu to lớn trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng của Tập
đoàn Bảo Việt trong hơn 40 năm qua, nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động
đầu tư, xây dựng để phát huy hơn nữa vị thế, vai trò của một Tập đoàn Nhà
nước trong nền kinh tế quốc gia.
• Nguồn lực tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt hiện nay đủ khả
năng theo đuổi, triển khai đồng thời nhiều dự án từ nhóm C, nhóm B, nhóm
A ở tất cả các lĩnh vực đầu tư với quy mô vốn lên tới hàng chục ngàn tỷ
đồng, nhờ sự ủng hộ tốt nhất từ Tập đoàn Bảo Việt và các cổ đông. Bên cạnh
đó, công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt còn nhận được sự trợ giúp đắc lực từ
các quỹ đầu tư như Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt và sự cam kết tài trợ vốn
từ các ngân hàng trong và ngoài nước như Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng HSBC – một trong những cổ đông
chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt.
- Tên tiếng việt :
- Tên giao dịch quốc tế :


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẢO VIỆT
Bao Viet Investment Joint Stock Company

- Tên viết tắt : Bao Viet Invest., SJC
- Biểu tượng : Logo Bảo Việt

-

Vốn điều lệ :
6.840.714.340.000 đồng
Trụ sở chính :
Số 8 ,phố Lê Thái Tổ ,phường Hàng Trống, quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại :
(84.4) 39289999
Fax :
(84.4) 39289609
E -mail :

Website :
www.baoviet.com.vn
Người đại diện :
Ông : Bùi Thanh Nguyên
Chức vụ : Giám đốc

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY
SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1


LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH
1.
-

-

2.
-

3.

Mục tiêu hoạt động của Công ty
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là đầu tư vốn vào các công ty con, công ty
liên kết; kinh doanh dịch vụ tài chính; hoạt động kinh doanh bất đông sản và
các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật
Mục tiêu hoạt động của Công ty là sử dụng vốn, tài sản, bọ máy quản lý, kĩ
năng, lực lượng lao động và khả năng của các Cổ đông để tăng tối đa lợi
nhuận của Công ty, tăng giá trị Cổ phần cho Cổ đông, và tái đầu tư để duy trì
và phát triển Công ty.
Phạm vi kinh doanh và hoạt động
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh
doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và Điều lệ
này phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện
pháp thích hợp để đạy được các mục tiêu của Công ty.
Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được
pháp luật cho phép và được Hội đồng quản trị phê chuẩn.

Ngành nghề kinh doanh

Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê
đất đã có hạ tầng;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để
chuyển nhượng, cho thuê; thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê
lại;
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất
động sản, quản lý bất động sản;
- Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng, trang thiết
bị nội thất, ngoại thất, cấp thoát nước, môi trường, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
cơ sở;
- Lập dự án đầu tư và xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung
tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công
nghệ cao;
- Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ
thuật, môi trường;
III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
-

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5



GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
Nhóm em gồm 16 người chia ra làm 2 tổ thực tập ở căn số 1 và số 2,cả hai nhóm
hoán đổi vị trí để hoàn thành hạng mục báo cáo của mình.
Tên công trình : căn số 1 và số 2 công trình “Thi công xây dựng nhóm nhà ở thấp
tầng TT1”
Địa chỉ :Lô 71 - D Khu đô thị Thành Phố Giao Lưu – Từ Liêm – Hà Nội
Chủ đầu tư :

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba

Đơn vị thi công :

Xí nghiệp xây lắp Đầu tư Bảo Việt

Chỉ huy công trường : anh

Hoàng Văn Phong

Bên thi công : Có tổng 9 người 4 thợ, 5 phụ.Do anh Đinh Ngọc Tân kĩ sư Công ty

làm giám sát trực tiếp
Lịch thực tập : Từ thứ 2 đến thư 7 chủ nhật được nghỉ
Thời gian thực tập : Từ ngày 10/7/2014 đến ngày 25/7/2014 cả thòi gian thực tập
tại trường và đi tham quan 1 số công trình khác.Thời gian thực tập công nhân là 15
ngày


Thời gian thực tập có 15 ngày nên chỉ dừng lại ở quá trình đổ cột tầng áp
mái đóng cốp pha cột và tháo dỡ cốp pha tầng 3.

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

I.CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TRƯỜNG
A . Công tác xây :
1 . Xây gạch chỉ :
1.1 Cấu tạo
Khối xây gạch là tập hợp của những viên gạch riêng lẻ, được gắn chặt với nhau
bằng vữa xây và được xếp thành hàng, thành lớp, nhưng toàn bộ tập hợp đó phải
chịu lực (thường là các lực nén ép) như một thể thống nhất mà không có sự dịch
chuyển của mọi viên thành phần. Vật liệu thành phần làm nên khối xây thường là
những vật liệu dòn, chịu ứng suất nén rất tốt hơn rất nhiều chịu ứng suất kéo. Nên
khối xây cũng chịu nén tốt.


SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

* Thành phần khối xây bao gồm các lớp gạch đá chồng lên nhau

- Một lớp xây = 1 lớp gạch + 1 lớp mạch vữa nằm + 1 lớp mạch vữa đứng
- Mỗi lớp gạch đá gồm hay nhiều hàng mà mỗi hàng là một đường các viên gạch
đá nối tiếp nhau.viên gạch đá có chiều dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng
được gọi là viên dọc.hàng toàn viên dọc được gọi là hàng dọc
- Viên gạch đá có bề ngang được xếp theo chiều dài của hàng gọi là viên
ngang.hàng toàn viên ngang gọi là hàng ngang. Hàng nằm giáp mặt bên khối xây
gọi là hàng ngoài, hàng nằm bên trong liền kề khối xây gọi là hàng trên
- Mạch vữa đứng nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây, là mạch vữa đứng
dọc.mạch vữa đứng nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của một lớp xây

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH


gọi là mặt đứng ngang. Các lớp xây gồm chỉ toàn các hàng gạch dọc sắp theo cùng
một hướng gọi là lớp xây dọc.các lớp xây có tồn tại 1 hay nhiều hàng gạch ngang
có thể gọi là lớp ngang.
1.2 Yêu cầu kĩ thuật
Các mạch vữa phải thẳng hàng
Tường xây phải thẳng không cong vênh lồi lõm chịu nén tốt
Khối xây phải đặc chắc không trùng mạch.mọi mạch vữa phải no đầy
Góc của các khối xây tường trụ phải vuông
Mặt trên mỗi lớp xây phải phẳng và ngang bằng
Kiểm tra đánh giá chất lượng khối xây






1.2

- Trong quá trình làm người thợ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng khối xây
để phát hiên sai xót và xử lí kịp thời
- Dụng cụ kiểm tra : thước hồ, thước góc, thước đo chiêu dài, nivô, quả dọi …
* Kiểm tra thẳng đứng của khối xây
- Áp thước hồ theo phương thẳng đứng của khối xây, áp nivô vào thước hồ
- Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra thẳng đứng nằm vào giữa thì tường thẳng đứng
- Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra lệch về một phía là tường bị nghiêng
* Kiểm tra độ nằm ngang của khối xây
- Đặt thước hồ lên mặt trên của khối xây, dặt nivô lên thước hồ
- Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra thẳng đứng nằm vào giữa thì khối xây ngang
bằng
- Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra lệch về một phía thì khối xây không ngang bằng

* Kiểm tra mặt phẳng
- Áp thước hồ vào mặt phẳng của khối xây, khe hở giữa thước và khối xây là độ gồ
gề của khối xây
* Kiểm tra góc vuông

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

- Dùng thước vuông đặt vào góc hay mặt trên của tường để kiểm tra.góc tường
vuông khi hai cạnh của góc tường phẳng với hai cạnh của thước
* Với tường cong, trụ tròn, gờ cong dùng các dụng cụ hỗ trợ
- Thước vanh, thước cong có bán kính bằng bán kính của tường, gờ để kiểm tra
- Sau khi kiểm tra có được những trị số thực tế đem so sánh với chỉ tiêu đánh giá
chất lượng khối xây góp phần vào đánh giá chất lượng công trình.
- Khối xây phải đúng vị trí, hình dáng, kích thước theo thiết kế.
- Khối xây đặc chắc, mạch vữa đầy được miết gọn.
- Các lớp gạch thẳng hàng, ngang bằng.
- Khối xây thẳng đứng, phẳng mặt, không dính vữa bẩn.
- Góc cạnh khối xây đúng thiết kế.
- Trong khi xây, sau khi xây phải tưới nước giữ ẩm tường
- Với tường 200 phải có các hàng gạch ngang liên kết
- Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông.
2 . Thao tác xây :
a.Dụng cụ để xây gạch

- Dụng cụ xây thông thường gồm : bay xây, thước hồ, thước vuông, thước đo chiều
dài, nivô, quả dọi, dây xây….
b.Thao tác xây cơ bản
- Cầm bay và cầm gạch: Khi cầm bay ngón tay cái đặt lên cổ bay, bốn ngón kia và
long bàn tay nắm chặt đuôi bay
- Khi cầm gạch : bàn tay trai úp xuống cầm vào giữa viên gạch.
- Xúc vữa : đưa bay chéo xuống máng lấy một lượng vữa vừa đủ để xây 1 viên
gạch
- Đổ, dàn vữa : vữa được đổ theo chiều dài viên gạch định xây, tùy theo viên gạch
xây ngang hay dọc. Dùng mũi bay dàn đều vữa và sửa gọn mạch hai bên

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

- Đặt gạch : tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi lệch để đùn vữa lên mạch
đứng.Đồng thời tay hơi day nhẹ theo chiều dọc tường để chiều mặt trên viên gạch
ăn phẳng với dây cữ, khi cần mới dùng bay để điều chỉnh
- Gạt miết mạch : khi viên gạch đã nằm đúng vi trí, dung bay gạt vữa thừa ở mặt
ngoài








Xây hàng gạch đầu tiên định vị chân tường.
Căng dây dọi , để khi xây đảm bảo tường thẳng đứng. Câu gạch (bắt mỏ)
liên kết góc giữa hai tường.
Trước khi xây tường phải khoan bắt thép neo, bát liên kết giữa vách bê tông
với tường gạch.
Với tường 200 cứ cách 4-5 hàng gạch dọc, xây 1 hàng gạch ngang liên kết.
Khi xây, phải trải nilông dưới chân tường giữ cho sàn bê tông không bị vữa
dính bẩn.
Khi xây tường thường xuyên:
- Kiểm tra mặt phẳng tường.
- Kiểm tra chất lượng mạch vữa.
- Quét sạch vữa bẩn trên mặt tường.

3 . Xây mỏ


Có 3 loại mỏ : Mỏ dật,mỏ hốc, và mỏ nanh

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

Mỏ dật là loại mỏ xây chất lượng tốt nhất. Cách để mỏ dật là cách xây tự

nhiên của các viên gạch khóa mạch đứng, tại đầu mỗi phân đoạn, của mỗi
một lớp xây. Do vây, không có sự khác biệt về chất lượng giữa phần khối
xây tại vị trí mỏ với phần khối xây nằm trong ruột mỗi phân đoạn xây trước
và xây sau. Tuy nhiên, nhược điểm của việc để mỏ dật là diện xây của mỗi
phân đoạn giảm dần theo chiều cao khi để mỏ dật, (diện xây có dạng hình
thang càng lên cao càng nhỏ dần), dẫn tới năng suất xây giảm dần theo chiều
cao khi để mỏ dật.
• Mỏ nanh và mỏ hốc thì ngược lại, chất lượng phần khối xây tại vị trí để các
loại mỏ này không được tốt: khi để mỏ các viên gạch tạo thành các nanh
chìa thường có dạng con-son, mà lại chỉ được giữ bởi một lớp vữa mạch
nằm còn tươi và ở dạng lỏng khi xây, nên thường bị gục xuống, không đảm
bảo cho lớp xây ngang bằng tại vị trí mỏ; đồng thời các mạch vữa tại vị trí
các mỏ này thường không thể no đầy, tạo ra các khe rỗng gây giảm yếu cho
khối xây tại vị trí mỏ. Tuy nhiên, ưu điểm của hai loại mỏ này là diện xây
không đổi theo chiều cao (tuy có hơi răng cưa tại vị trí mỏ), nên năng suất
xây ổn định hơn so với việc để mỏ dật.
• Yêu cầu kĩ thuật
- Trước khi xây pải vệ sinh mặt móng,sàn và tưới ẩm vạch tim kiểm tra góc
vuông giữa tim tường ngang và dọc,vạch kich thước tường lên mặt móng.
- Trình tự xây mỏ dật
- Xếp ướm gạch ở chân mỏ để xác định chiều dài chân mỏ.
- Xây lớp gạch chân mỏ.
- xây lớp 2,3
- Xây lớp 4 trở lên dùng 3 lớp dưới làm cữ dựng thước tại góc để xây các lớp
trên.Sau từ 3 đến 5 hàng kiểm tra lại độ thẳng đứng và vuông góc của mỏ


SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1


LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

4 . Xây Trụ
Lưu ý :



Khoảng cách giữa 2 thép chờ từ 30 – 50 mm.
Khi xây cách đỉnh trụ 7 – 10 hàng gạch thì phải tính toán và xử lí chiều dày
mạch vữa để lớp trên cùng đạt chiều cao thiết kế

Trình tự xây :
Trước khi xây cần kiểm tra tim cột và độ cao của mặt trên móng trụ. Nếu có
nhiều cột trên một đường thẳng thì phải căng dây để kiểm tra và điều chỉnh
tim trên tất cả các cột, trước tiên người ta kiểm tra tim của hai cột đầu và
cuối trên một trục, rồi căng dây kiểm tra tim dọc cửa các cột trung gian, còn
tim ngang được kiểm tra bằng cách đổ bằng thước sắt dọc theo dây căng.
• Các tim ngang và tim dọc của tất cả các cột phải thẳng góc nhau, nếu có sai
số trong giới hạn
• cho phép phải tiến hành điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh nền dùng sơn dỏ
đánh dấu tim cột theo hai phương trên tất cả các cổ móng cột .
• Nếu thấy các trụ cao thấp không đều nhau thì đùng bê tông sỏi nhỏ mác 100
sửa cho bằng phẳng dùng cốt thiết kế.


Xây trụ gạch độc lập tiết diện chữ nhật


SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH












Thường sau khi xây gần hết một tầng mới quay ra xây cột, khi đó tim và cốt
của cột sẽ được dẫn từ tim và cốt của tường ra.
Gạch xây cột phải được chọn lựa kỹ, bảo đám chất lượng, kích thước đều
nhau, vuông vắn, không bị cong vênh, sứt mẻ. Vữa xây cột là vữa xi mãng,
mác vữa lấy thèo thiết kế. Mặt bằng thi công phải sạch sẽ, gạch vữa, dụng cụ
phải được sắp xếp bố trí đúng vị trí, trong tẩm tay của thợ. Mặt móng và
gạch phải sạch và được tưới nước đủ ẩm
Từ tim đã đánh dấu trên từng cổ móng dùng thước mét, thước vuông, thước
tầm, dây vạch dấu kích thước chân cột lên mặt móng; nên căng dây làm cho

cả dãy cột.
Xây hàng gạch thứ nhất theo vạch dấu thật chính xác rồi xây hàng gạch thứ
hai và thứ ba, dùng li vô kiểm tra độ thẳng đứng cả bốn mặt cột, đổ vữa đầy
mạch ruột.
Để xây được nhanh và chính xác, đảm bảo cột thẳng đứng không bị nghiêng,
không bị cong vênh, vặn vỏ dỗ ta phải dựng cọc lèo, căng dây lèo và thả dây
góc.
Trong quá trình xây phải thường xuyên dùng thước tầm,thước góc,thước livô
để kiểm tra xây cách trụ 7 đến 10 hàng gạch căng dây qua cả dãy trụ, dùng
ống thủy bình kiểm tra độ ngang bằng của dây, dùng thước sắt kiểm tra
chiều cao cột, sau đó tính toán và xử lý để dừng dùng cốt và các đầu cột
ngang bằng. Nên sớm thi công bê tông cốt thép dầm sàn hoặc hệ dầm nhà để
cố dịnh vĩnh viễn đầu cột, tránh để đầu cột tự do lâu rất dễ bị đổ

Xây trụ liền tường :

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH











Xây trụ liền tường.
Trụ liền tường có tác dụng làm tầng độ cứng và sức chịu lực của tường. Yêu
cầu đối với trụ liền tường là phải cùng với tường thành một khối thống nhất.
Kiểu xếp gạch xây trụ liền tường.
Về cơ bản xây trụ liền tường cũng giống như xây cột, nên xây trụ với tường
cùng một lúc như xây góc tường. Bắt mỏ đến đâu xây tường ngay đến đó.
Sau khi đã xác định được tim trụ và tường thì tiến hành vạch dấu kích thước
chân trụ.
Theo dấu chân trụ xây lên 3 đến 4 hàng gạch. Kiểm tra độ thẳng đứng, góc
vuông và mặt phảng trụ thì tiến hành thả dây góc. Khi xây cần chú ý đặt các
viên gạch tiếp giáp với dây góc, cách đây khoảng Imm, không được chạm
vào dây đế phòng đây sai lệch. Trong quá trình xây phải thường xuyên dùng
thước vuông để kiểm tra góc vuông của trụ, độ phẳng của mặt trụ của tường,
độ thẳng đứng của các góc trụ.
Xây trụ liền tường ngoài phương pháp căng dây lèo còn dùng phương pháp
xây bằng thước tầm hoặc các khung gỗ và thước góc.

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH


B. CÔNG TÁC TRÁT
1 . Lớp vữa chát
1.1 Tác dụng,cấu tạo lớp vữa chát
a.Tác dụng
- Chống ảnh hởng của thời tiết, tăng tuổi thọ và độ bền của công trình.
- Chống sự phá hoại của độ ẩm, nớc: lớp trát ngăn ngừa sự xâm nhập của
hơi ẩm, nớc vào khối xây, đồng thời làm tăng sự kết dính của các phần
tử ở bề mặt khối xây.
- Chống sự phá hoại của nhiệt độ: lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giúp
cho khối xây không bị biến dạng, nóng chảy.
Tăng cờng mỹ quan cho công trình, khắc phục đợc những khuyết tật
của quá trình thi công.
b.Cấu tạo
- Chiều dày của lớp trát phụ thuộc vào chất lượng mặt trát, loại kết cấu, loại
vữa sử dụng và cách thi công.
Chiều dày lớp trát trần thường từ 10 15mm,; nếu trát dày hơn phải có
biện pháp chống lở bằng cách trát lên lới thép hay thực hiện trát nhiều
lớp.
- Chiều dày lớp trát phẳng đối với kết cấu thông thường không quá 12mm,
khi trát với chất lợng cao hơn - không quá 15mm và chất lợng đặc biệt
cao không quá 20mm.
- Khi trát dày hơn 8mm, phải chia thành nhiều lớp mỏng để trát, chiều dày
mỗi lớp mỏng từ 5 8mm.
- Khi trát trên 3 lớp: lớp trong cùng là lớp lót, lớp giữa là lớp đệm, lớp ngoài
cùng là lớp mặt.
- Lớp lót: có tác dụng liên kết chắc với tờng, đồng thời làm nền để trát
lớp đệm, chiều dày trung bình từ 6 8mm
- Lớp đệm : có tác dụng bám chắc với lớp lót và làm nền cho lớp mặt,
chiều dày từ 6 10mm.
- Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với bề mặt của dải mốc

1.2 Yêu cầu kĩ thuật.

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

- Nhìn chung kỹ thuật trát các kết cấu là giống nhau chỉ có một số điểm riêng ta
cần phải lưu ý do tính chất của nó trên bề mặt nhằm tạo ra một lớp trát có chất
lượng, đạt yêu cầu.
- Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.
- Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính
kết cấu.
- Chiều dày lớp trát từ 10 - 20mm, khi trát phải chia thành nhiều lớp mỏng từ
5-8mm. Nếu trát quá dày sẽ bị phồng, dột, nứt thông thường chiều dày của một
lớp trát nên Thực hiện tuần tự 03 lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
- Dùng không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Khi ngừng trát phải tạo
mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
vữa xi măng mác 75.
- Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và
chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn
phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.
1.3 Kiểm tra, đánh giá chất lượng.

- Lớp vữa trát phải dính bám chắc với kết cấu, không bị bong, bộp. Kiểm tra
độ dính bám thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ có

tiếng bộp phải phá ra trát lại.
- Bề mặt lớp trát không đợc có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy,
vết
hằn của các dụng cụ trát, vết lồi lõm gồ ghề cục bộ hay các khuyết tật khác.
- Các đờng gờ cạnh của tờng phải phẳng, sắc nét. Các đờng vuông góc
phải kiểm tra bằng thớc kẻ vuông.
- Độ sai lệch của mặt trát phải đợc khống chế trong trị số cho phép.
2. Trát tường phẳng.
2.1 Làm mốc trát
- Để làm các đường gờ mốc trước tiên phải quan sát, thả dọi hoặc đạt thước
tầm kiểm tra mặt phẳng của kết cấu và phạt bằng những chỗ lồi, đắp thêm
những chỗ lõm. Cũng có thổ đóng đinh tạo đường gờ mốc ngoài cùng rồi
mới thả dọi kiểm tra. Sau đó làm phằng bề mặt cần trát bằng cách điều chỉnh
các đỉnh mốc, đỉnh nhô ra bằng chiều dày lớp vữa nền.
- Bề mặt của bức tường được cán phẳng là trình tự đóng các đinh mốc. Căng
dây ngang dọc và theo hai đường chéo để kiểm tra mặt phẳng, độ thẳng
đứng của mặt đinh.
- Ngoài các đường gờ mốc bằng vữa hoặc thạch cao còn có các đường gờ
mốc bằng gỗ hoặc kim loại, chúng chủ yếu được dùng khi trát các bề mặt gỗ,
SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

gạch cũng như các bề mặt khác có thể đóng đinh được. Dưới các đường gờ
mốc bằng gỗ có gắn các mốc chuẩn bằng kim loại. Gờ mốc bằng gỗ hoặc

kim ioại được dùng khi trát vữa bằng máy.
- Đường gờ mốc bằng vữa có độ bền kém, khi dùng xong cạo đi một lớp dày
khoảng 5-l0mm hay băm khía.
- Trước khi trát nối các đường gờ mốc nên trát vữa vào các mũ đinh, cách
làm như sau: trát miếng vữa hay thạch cao có .kích thước khoảng 50-70mm
và cao hơn đầu mũ đinh 3-5mm. Khi vữa khô thì cãi bò một ít vữa trên đầu
miếng vữa sao cho bé mặt cửa nó ngang bằng với đầu mũ dinh, thành bên
của miếng vữa mốc cũng cắt vuông kích thước 60x60 hoặc 80x80mm. Cuối
cùng trát nối các miếng vữa mốc thành đường gờ mốc.
2.2 Yêu cầu kĩ thuật
- Các lớp vữa trang trí thường có yêu cầu mỹ thuật cao.
Phải kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát,
tất cả những chổ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết
chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại. Mặt tường, bể sau
khi trát không có khe nứt, gồ ghề, nẽ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý
chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ
sót khác. Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông
phải được kiểm tra bằng thước. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. - Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sau vào
dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên
giàn dáo hay trên cao

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH


2.3 Trình tự trát tường phẳng

- Kiểm tra độ thẳng đứng của tường
- Kiểm tra độ phẳng của mặt tường
- Đục tẩy những chỗ lồi cao trên mặt tường
- Vệ sinh mặt tường : cạo sạch rêu, mốc, bóc tẩy rửa các vật liệu khác bám
trên mặt tường
* Làm mốc : (2.1 Làm mốc trát)
* Lên lớp vữa lót : Trong phạm vi của một ô trát có các vị tri lõm sâu, phải
lên vữa vào các vị trí đó trước cho tường tương đối phẳng rồi mới lên vữa
trát cho ô đó
- Trước khi lên vữa phải tạo độ ẩm cho bức tường cần chát.chú ý tạo ẩm cho
mọi chỗ đều nhau

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

- Lên vữa lót cho một ô trát theo trình tự từ trên xuống dưới, từ góc ra.lớp
vữa lót cũng cần trát cho tương đối phẳng để lớp vữa sau được khô đều
* Trát lớp vữa nền
- Khi lớp vữa lót khô mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền . Lớp vữa nền dày từ
8 – 12mm, có thể dung bay bàn xoa để lên lớp vữa nền
* Trát lớp vữa mặt

- Thông thường khi lớp vữa mặt đã khô thì trát lớp vữa mặt. Do chiều dày
của lớp vữa mặt nhỏ nên được trát với loại vữa dẻo hơn lớp vữa nền
* Cán phẳng
- Dùng thước hồ có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai dải mốc để cán.
Trước khi cán cần làm sạch và tạo ẩm cho thước để khi cán không dính
thước và sẽ cán nhẹ tay
- Trong khi cán không để đầu thước lệch khỏi dải mốc, không ấn thước
mạnh lên dải mốc. Khi vữa đã đầy thước cần dừng cán.đưa thước gạt vữa
vào máng vữa
- Có thể cán nhiều lần để mặt lớp vữa phẳng với dải mốc. Cán xong một
lượt cần quan sát mặt trát xem chỗ nào mặt thước không cán qua đó là
những chỗ còn lõm, dùng bay bàn xoa bù vào những vị trí đó rồi cán lại.
* Xoa nhẵn
- Khi mặt trát vừa khô mặt thì tiến hành xoa nhẵn
- Thường phải xoa làm nhiều lần, lần sau xoa nhẹ hơn lần trước cho tới khi
mặt lớp vữa trát được nhẵn bong
- Trát xong một ô thì trát sang ô khác với trình tự như trên.
3. Trát trụ
3.1 Yêu cầu kĩ thuật
* Ngoài những yêu cầu kĩ thuật chung của mặt trát còn phải đảm bả đúng
kích thước các cạnh phải vuông, cạnh trụ sắc, thẳng đứng, các mặt trụ phải
phẳng
3.2 Trình tự trát trụ độc lập tiế diện chữ nhật
- Kiểm tra vị trí, kích thước cơ bản của từng trụ và dãy trụ
- Đục bớt những phần nhô ra và bù them những chỗ lõm
- Với trụ bê tông cốt thép : nếu mặt nhẵn phải tạo nhám để có độ bám dính,
những chỗ bê tong bị dỗ phải có biện pháp xử lí trước khi trát. Nếu mặt trụ
khô phải tưới ẩm
* Làm mốc trát
- Trước khi xây hoặc đổ bê tông trụ phải xác định được tim ở chân trụ

- Căn cứ vào tim ở chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằn dây dọi hoặc nivô

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

- Dựa vào kích thước trụ từ tim trụ đo ra hai bên để xác định chiều dày của
mốc
- Đắp mốc ở đầu trụ : dùng bay đắp ở đầu trụ, dựa vào kích thước thiết kế, từ
tim trụ đo khống chế chiều dày ở mốc. Đắp mốc ở một mặt xong , mặt tiếp
theo phải dùng thước vuông để kiểm tra bảo đảm cho mốc ở các mặt liền kề
vuông góc với nhau
- Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Khi chiều cao trụ
lớn hơn chiều dài thước hồ phải đắp mốc trung gian
* Lên vữa
- Trát lót : Dùng bay lên vữa cạnh trụ sau đó trát dần vào giữa, bay đưa từ
dưới lên từ cạnh trụ vào trong . Trát kín đều bốn mặt trụ
- Trát lớp mặt :
+ Dùng thước: dung hai thước tầm dựng ở hai cạnh của mặt trụ đối nhau,
cạnh thước tầm ăn phẳng với mốc. Dùng gông thép để giữ thước cố định.
- Dùng bàn xoa : lên vữa để trát lớp mặt, trát từ hai cạnh ốp thước trát vào
theo thứ tự từ trên xuống.
* Cán thước
- Dùng thước khẩu tựa vào hai cạnh của thước tầm, cán ngang từ dưới lên
chỗ nào lõm dung vữa bù vào rồi cán lại cho phẳng.

* Xoa nhẵn
- Tại vị tri cạnh trụ thì xoa dọc theo thước, khi xoa ở mặt trụ phải giữ bàn
xoa cho luôn ăn phẳng với hai cạnh thước để mặt trụ phẳng, tránh tình trạng
mặt trát bị lõm ở giữa
* Tháo thước
- Tháo thước phải làm thận trọng như tháo thước ở cạnh góc, khi trát tường
phẳng, tháo thước xong làm sạch rồi sửa lại cạnh cho sắc, đẹp.
3.3 Trình tự trát trụ liền tường
* Trát trụ liền tường tương tự như trát trụ độc lập. Nhưng khitiến hành nên
trát hai mặt trụ vuông góc với tường trước. Khi đó thước tầm dựng ở mặt
ngoài của trụ và dùng đinh ghim hay thanh chống để giữ cho thước cố định.

* Lên vữa:
Thường chia thành 2 lớp:

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

- Lớp lót: Lên vữa từng dãy một, hết dãy này sang dãy kháclên đều mặt trần
và điều chỉnh các dãy vữa mốc từ 5 – 8mm đợi cho lớp lót se mặt trát 1 lớp
mặt
- Lớp mặt: Trát từ góc ra trát từ dãy này tới dãy khác dày từ 5 – 8mm, trát
bằng mặt dãy vữa mốc, trát lớp mặt cần phải cán phẳng vữa cán dàn đều dãy
vữa mốc, cán một lượt chổ nàothiếu bù vào cán lại cho thật phẳng, đợi cho

vữa se mặt thì tiếnhành xoa nhẵn, xoa kỹ những chổ tiếp giáp với mốc vữa
vàdãy vữa cho thật kỹ xong dùng bay miết lại đến khi nào ximăng nổi lên
phủ kính các hạt các là được.
* Cán phẳng
- Vệ sinh sạch và làm ẩm cho thước để khi cán nhẹ và không dính. Hai
taycầm hai đầu thước, đưa mặt cạnh thước áp sát mặt trần. Đưa thước di
chuyểnqua lại và dịch chuyển từ phía ngoài vào phía ta đến khi mặt thước
bám sát
dãy mốc.
- Đối với họng trần (giao tuyến giữa tường với trần hoặc dầm với trần)
thướcđược cán dọc theo giao tuyến.
- Cán hết lượt nếu còn thấy các vị trí lõm dùng bay hoặc bàn xoa bù vữa
cánlại đến khi toàn bộ trần phẳng với dãy mốc.
* Xoa nhẵn
- Dùng tay ấn nhẹ vào mặt trát, nếu mặt trát hơi lõm và ngón tay không dính
vữa
(vữa se) thì tiến hành xoa được.
- Lúc đầu xoa rộng vòng nặng tay thành các vòng tròn liên tiếp để vữa dàn
đều,sau xoa hẹp vòng nhẹ tay để trần được bóng.
- Tại các vị trí giao tuyến giữa trần với tường, trần với dầm .. bàn xoa dọc
theo giao tuyến để tạo giao tuyến thẳng
C . ỐP LÁT

SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5



GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

Trong quá trình thực tập vì thời gian thực tập có 15 ngày nên nhóm chúng
em không được xem ốp gạch men và lát gạch men
A . Ốp Gạch
1 . Cấu tạo
• Mặt ốp gồm những lớp sau
- Lớp vữa tạo lớp phẳng bằng vữa xi măng cát vàng mác 70 – 100 dày 10 – 15
mm
- Lớp vữa gắn : Thường dung vữa xi măng cát vàng mác 100 – 150 dày 3 – 5
mm
- Gạch ốp thường ốp dạng mạch ô cờ, mạch so le
2 . Yêu cầu kĩ thuật
- Mặt phải ốp phẳng, màu sắc tuân theo thiết kế
- Mạch thẳng, đều
- Vữa dính kêt tốt không bị bong dộp.
B . Lát gạch
1 . Cấu tạo
- Gạch lát tráng men thường được lát trên nền cứng,bê tông gạch vỡ, bê tông
cốt thép,bê tông. Viên lát được gắn lớp vữa mác cao
- Nền được tạo phẳng trước khi lát bằng lớp vữa nền lớn hơn hoặc bằng 50,
chờ lớp vữa khô mới tiến hành lát
2 . Cách kiểm tra xử lý nền
- Kiểm tra cốt mặt nền : Dựa vào cốt trung gian đã vạch ở xung quanh tường
khu vực cần lát đo xuống dưới để kiểm tra cốt mặt nền
- Xử lý mặt nền :
+ Đối với nền đất hoặc cát : chỗ cao phải đục bớt, chỗ thấp đổ cát tưới nước đầm

+ Nền bê tông gạch vỡ : nếu nền thấp nhiều so với cốt quy định thì phải đổ thêm
một lớp bê tông gạch vỡ cùng mác với lớp vữa lát trước.

+ Nếu nền thấp hơn so với quy định 2 – 3 cm. Thì phải tưới nước sau đó láng
thêm một lớp ximăng cát mác 50 . Nếu nền cao hơn thì phải đục hết những chỗ
cao, cạo sạch vữa và tưới nước sau đó láng thêm một lớp ximăng cát mác 50
+ Nền, sàn bê tông, bê tông cốt thép : nếu nền thấp hơn so với cốt quy định, tưới
nước rồi láng thêm một lớp vữa xi măng cát vàng mác 50. Nếu nền thấp phải đổ
thêm một lớp bê tông đá mác 100. Nếu nền cao hơn cốt quy định thì phải hỏi ý
kiến cán bộ kĩ thuật.
3 . Yêu cầu kĩ thuật
- Mặt lát :
+ Mặt lát kết dính tốt với nền, tiếp xúc với viên lát khi gõ không có tiếng bộp
+ Mặt lát phẳng, ngang bằng hoặc có độ dốc theo thiết kế
+ Gạch đồng màu hay cùng loại hoa văn


SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


GVHD : TRẦN THẾ MẠNH

-

Mạch: thẳng, đều không lớn quá 2 mm

D . SỬ DỤNG CỐP PHA DÀN GIÁO
1 . Yêu cầu kĩ thuật chung của cốp pha phân loại,bảo quản và công tác oan
toàn lao động

-

Yêu cầu kĩ thuật chung của cốp pha :

+ Cốp pha phải được thiết kế và thi công đúng theo hình dáng, kích thước của
các bộ phận kết cấu công trình
+ Cốp pha phải đảm bảo bền, cứng, ổn định, không biến dạng trong quá trình
làm việc
+ Đảm bảo kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông;
không cho vữa bê tông bị chảy vãi, không tác dụng với các thành phần của vữa
bê tông, không làm thay đổi thành phần của vữa bê tông, đồng thời bảo vệ được
bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
+ Đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện trong quá trình lắp đặt cũng như tháo dở, lắp
dựng nhanh, tháo dở dể dàng.
+ Không gây khó khăn trong việc lắp đặt cốt thép, đổ, dầm bê tông.
+ An toàn trong sử dụng.
SVTH:NGUYỄN VĂN SƠN

1

LỚP XDD01 – K5


×