Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đề tài Tìm hiểu và đánh giá một số mô hình chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.84 KB, 46 trang )

Phần MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Ở
Việt Nam, chăn nuôi huy động một số lượng lớn lao động tham gia và cùng
với ngành trồng trọt chiếm 24% tổng GDP [7]
Trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay trâu bò có ý nghĩa
quan trọng. Chăn nuôi trâu bò đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển
trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bản như: nhu cầu tiêu thụ thịt bò
trong nước tăng, thực tế cho thấy sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng
được nhu cầu thị trường nội địa, đặc biệt thịt bò chất lượng cao. Nhu cầu tiêu
thụ sữa/người ngày càng tăng (trên 8.7%/năm), dự kiến năm 2010 tổng sản
lượng sữa tiêu thụ của Việt Nam đạt khoảng 1.060 ngàn tấn, trung bình 12kg
sữa/người/năm. [4]
Bình Định là tỉnh Duyên hải Miền Trung, sản xuất nông nghiệp là
chính, trong đó ngành chăn nuôi khá phát triển đặt biệt là chăn nuôi bò lai. Tỷ
lệ đàn bò lai của tỉnh từ 18% (năm 1998) tăng lên 45% (năm 2005) và đến
năm 2009 đạt trên 57%. Tỉnh Bình Định trở thành một trong những tỉnh có
phong trào lai tạo đàn bò và phát triển chăn nuôi dẫn đầu cả nước. Chăn nuôi
dê là ngành mới được quan tâm, người chăn nuôi hầu hết là người nghèo ở
trung du đồi núi, tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh, tận dụng rừng, gò
đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng tiềm năng của nó là
ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật như
quản lý phối giống, thay đổi đực giống, chuồng trại, thú y, chăm sóc nuôi
dưỡng còn nhiều khó khăn về kinh phí, trình độ kỹ thuật và quản lý còn thấp,

1


phát triển thị trường còn nhiều hạn chế. Kinh nghiệm, tài liệu, các hình thức
chia sẻ, tập huấn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu.


Dựa vào những cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu và
đánh giá một số mô hình chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình
Định” nhằm khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi
gia súc của tỉnh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi trâu, bò, dê trên toàn tỉnh về số lượng và
chất lượng đàn, cơ cấu giống, phương thức nuôi dưỡng, nhu cầu thị trường,
giá cả, sản lượng thịt, sữa hàng năm, sản phẩm chế biến từ thịt, sữa dê cừu,
tiềm năng và khó khăn hiện tại cho chăn nuôi đại gia súc ở địa phương.
Bước đầu đánh giá kết quả của một số mô hình chăn nuôi gia súc của
tỉnh Bình Định trong những năm gần đây.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm dữ liệu về tình hình chăn nuôi gia súc và hiệu quả bước
đầu của các mô hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích ý nghĩa và hiệu quả của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong
chăn nuôi gia súc nhằm định hướng cho người chăn nuôi thực hiện những mô
hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng đại gia súc được chăn nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta
như trâu, bò, dê, …là những động vật bộ guốc chẵn (Artiodactyla) và ngựa
thuộc bộ guốc lẻ (Perissodactyla), lớp thú Mamalia, ngành Chordata, Giới
Animalia.
1.1.1. Nguồn gốc và thuần hóa giống vật nuôi

Tất cả vật nuôi ngày này đều bắt nguồn từ thú hoang dã đã được thuần
hóa nhờ sức lao động và trí thông minh sáng tạo của con người. Gần đây
người ta cho rằng dê, cừu là những gia súc được thuần hóa sớm nhất mà
nguồn gốc chúng là dê rừng.
Bò nhà hiện nay có 2 nhóm: nhóm không có u có nguồn gốc từ bò rừng
“Tua”, sống ở rừng châu Âu, châu Á, Bắc Phi. Các địa điểm thuần hóa bò này
là Trung Á, Ấn Ðộ, Malaysia, Bắc Phi và Nam châu Âu. Nhóm bò có u hiện
nay đang phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, nguồn gốc của nó có
thể là một dạng đặc biệt hoặc do đột biến di truyền của bò rừng Tua. Bò rừng
có lông mềm, dài, thẳng, trán có xoáy ốc, sắc lông đen hoặc nâu xám có sọc
vàng dọc sống lưng, sừng dài, đen, cong như cánh cung, bò rừng rất khỏe và
nhanh nhẹn, khá dữ tợn, con cái cao 150-170 cm, con đực cao 175-200 cm.
Trâu nhà hiện nay có nguồn gốc từ trâu rừng Ấn Ðộ, từ đó trâu được
thuần hóa theo 2 hướng: hướng Ðông Nam Á và hướng châu Phi, Trung cận
đông, Nam châu Âu. Có thể chia trâu làm 2 nhóm: nhóm sừng ngắn, thường
gặp ở Nhật, Bắc Trung Quốc, Ai Cập, Ý, Nam Liên Xô (cũ), nhóm sừng dài
thường gặp ở Miến Ðiện, Nam Trung Quốc, Việt Nam.

3


1.1.2. Đặc điểm sinh học
1.1.2.1. Trâu, bò là loài động vật nhai lại
Nhai lại là thuộc tính đồng thời là tập tính vốn có của trâu bò. Trâu bò
không thể sống và tồn tại nếu không có quá trình nhai lại bởi nhai lại không
chỉ có chức năng nghiền nát thức ăn mà còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, ổn
định môi trường dạ cỏ. Thời gian nhai lại khoảng 5-8 giờ/ngày đêm, tùy thuộc
vào tính chất vật lý của thức ăn.
1.1.2.2. Trâu, bò là loài động vật có dạ dày bốn túi
Khác với gia súc dạ dày đơn, dạ dày trâu, bò, dê có 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ

ong, dạ lá sách và dạ múi khế), mỗi túi có chức năng riêng. Dạ cỏ, dạ tổ ong
được xem như phòng lên men yếm khí, tại đây có các quá trình phân giải và
lên men các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Ðồng thời các sản phẩm
của quá trình lên men được hấp thu qua vách dạ cỏ, các tiểu phần thức ăn có
kích thước lớn được ợ lên và nhai lại. Dạ lá sách được xem như hệ thống lọc.
Dạ múi khế là dạ dày thực của trâu bò và quá trình tiêu hóa thức ăn tại đây
theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng men. Nhờ có bộ máy tiêu hóa như
vậy nên trâu, bò, dê có khả năng sử dụng và chuyển hóa các thức ăn thô xanh
(cỏ, lá cây...), các phế phụ phẩm của nông nghiệp (rơm rạ, thân cây ngô...),
công nghiệp chế biến (bã bia, bã dúa, bã sắn...) có giá trị hàng hóa thấp, thậm
chí không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị cao cho con người (thịt,
sữa). Chúng còn có khả năng đồng hóa và sử dụng các chất ni tơ phi protein
(Urê, Amoniac...) và biến chúng thành nguồn protein của cơ thể, thực hiện
được điều này là nhờ có sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.

4


1.1.2.3. Trâu, bò, dê là loại động vật gặm cỏ và ăn lá cây
Trâu, bò, dê không chỉ là gia súc ăn cỏ mà còn tự gặm cỏ trên đồng
cỏ. Nhờ đặc điểm này nên trâu, bò, dê đã giúp con người khai thác tối ưu các
nguồn lợi thiên nhiên sẵn có (đồng cỏ, bải chăn thả) và lao động dư thừa,
ngoài độ tuổi. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi gia súc rất thiết thực và mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
1.1.2.4. Trâu bò là loại động vật có tiềm năng để sản xuất sữa lớn và
nguồn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp
Trâu bò có đặc điểm tầm vóc lớn, hệ thống thần kinh phát triển nên
chúng trở thành động vật dễ huấn luyện thành nguồn sức kéo cho sản xuất
nông nghiệp và vận chuyển nguyên vật liệu. Ngày nay do việc cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp khá phát triển ở nhiều khu vực ở nước ta nên nhu

cầu về sức kéo không cao như trước. Tuy vậy, ở nhiều vùng của nước ta do
điều kiện về tự nhiên và kinh tế khó khăn nên con trâu vẫn là "đầu cơ nghiệp
của nhà nông". Ý kiến của Peter R. Lawrence, một chuyên gia về gia súc cày
kéo ở trường đại học HOHEMHEIM (Ðức) cho rằng đừng bao giờ coi việc
sử dụng sức kéo vật nuôi là biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu.
Nguồn sữa phục vụ con người trên toàn thế giới hầu hết được sản xuất từ
trâu bò, một phần rất nhỏ đến từ sữa dê.
1.1.2.5. Một số đặc điểm khác
Trâu, bò, dê thích nghi rộng và chống chịu tốt với những điều kiện
sống khó khăn, với bệnh tật. Chúng rất dễ thích nghi khi chuyển từ vùng này
đến vùng khác so với các loại gia súc khác.
1.2. Mô hình
Mô hình là những hình mẫu làm đơn giản hóa hệ thống và cụ thể hóa
hệ thống giúp chúng ta nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng hơn.

5


Mô hình mang những chức năng quan trọng của hệ thống. Vì vậy việc
sử dụng mô hình hóa để chúng ta xem xét các mối quan hệ mang tính chất
quy luật và các hoạt động sản xuất mang tính chất thực tiễn.
1.3. Hệ thống chăn nuôi
Là hệ thống sản xuất mà sản phẩm là các vật nuôi, đầu vào của hệ
thống là sản phẩm của hệ thống trồng trọt. Nó tạo ra các sản phẩm thứ cấp
cung cấp cho con người đặc biệt là thịt, sữa, trứng…Ngoài ra nó còn tạo ra
các sản phẩm phụ cung cấp cho ngành trồng trọt như phân bón, cung cấp
chất hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy khi hệ thống này phát
triển thì sẽ làm cho ngành trồng trọt phát triển mạnh và cân đối.
1.4. Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông

nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu như sau:
Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng,
sữa) cho đời sống con người. Khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của
con người ngày càng được nâng lên, trong điều kiện lao động của nền kinh
tế và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao đòi hỏi cường độ lao động
và lao động trí óc ngày càng tăng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm
động vật sẽ ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong bữa ăn hằng ngày của người dân.
Chăn nuôi sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. Các sản phẩm chăn nuôi đều là các
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật
học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, vì vậy, thực
phẩm từ chăn nuôi chính là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng của con
người.

6


Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng
nguyên liệu từ chăn nuôi. Thịt, sữa, da, lông là sản phẩm đầu vào của các
quá trình công nghiệp chế biến, sản xuất da giày, chăn, đệm, sản phẩm thời
trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vắc xin phòng nhiều loại bệnh
đều có nguồn gốc từ sữa, trứng, nhung hươu; cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc,…
Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản,
đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều
dốc.
Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho
nuôi trồng thủy sản. Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền

vững không thể không kể đến vai trò của phân bón hữu cơ từ chăn nuôi.
Phân chuồng với tỷ lệ N:P:K khá cao và cân đối có ý nghĩa lớn trong cải tạo
đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng. Phân gia súc sau khi xử lý có
thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng vật nuôi thủy sản khác.
Bảng 1. Thành phần và số lượng phân nguyên chất của một số vật nuôi
Loại Nước N

P

K

N.P.K

phân

%

%

%

%

Sản lượng

Tổng

phân cả

lượng


năm (kg)

NPK (kg)
(*)

Trâu 82

0,313 0,162 0,129 1,604

3650

58,54



73,8

0,380 0,284 0,992 1,622

2190

36,59

Lợn

83

0,537 0,930 0,984 2,453


700

17,17



16

2,461 1,710 -

-

-

-

Vịt

17

1,528 1,030 -

-

-

-

7



(*) Trâu, bò chỉ tính lượng phân nhận được trong chuồng; lợn tính cho một
đời lợn thịt
Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông ngiệp bền
vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Với lợi thế
thời gian cho sản phẩm nhanh (lợn thịt 6 tháng/lứa, gà thịt 8 tuần/lứa), khả
năng sinh sản nhanh (gà đẻ trứng cho 280- 300 quả/năm), sử dụng các phụ
phẩm từ trồng trọt, chế biến giá trị dinh dưỡng thấp để tạo ra những sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, các đối tượng vật nuôi được xem là
đối tượng quan tâm phát triển, đáp ứng yêu cầu quay vòng vốn vay xóa đói
giảm nghèo. Chăn nuôi tận dụng được phụ phẩm của trồng trọt và thủy sản
tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp V.A.C hoặc V.A.C.R có hiệu quả kinh tế
cao và bảo vệ môi trường sống. Tận dụng nguồn lao động ở các vùng nông
thôn tham gia vào quá trình sản xuất chăn nuôi, tạo thêm sản phẩm cho xã
hội , tăng nguồn thu và mức sống cho mỗi gia đình.[ 5]
1.5. Tình hình chăn nuôi đại gia súc trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới, tình hình chăn nuôi rất phát triển. Các nước có nền nông
nghiệp phát triển cũng đồng thời là những nước có ngành chăn nuôi phát
triển. Điển hình là các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…theo số liệu
thống kê cuả FAO năm 2000 thì sản lượng thịt bình quân/người/năm là
25,82 kg/người/năm, sản lượng sữa bình quân/người/năm là 92,26 lít.Trong
đó sản lượng thịt bò và thịt heo chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm còn lại.

8


Bảng 2. Số liệu về người, đầu gia súc (x1000), sản lượng thịt (x1000kg) và sản lượng sữa (x1000 tấn)
Chỉ tiêu


Thế giới

Hoa Kỳ

Trung Quốc

Úc

Ấn Độ

Thái Lan

Việt Nam

Dân số

6.056.710

278.357

18.882

1.284.958

1.013.662

61.399

78.137




1.343.794

98.048

25.550

104.582

218.800

6.100

4.137

Trâu

165.803

0

0

22.598

93.772

2.100


3.000

Cừu

1.064.377

7.215

116.900

131.095

57.900

42

0



715.297

1.350

180

148.400

123.000


130

461

Heo

909.486

59.337

2.364

437.551

16.005

7.682

19.584

57.136.263 12.311.000

1.988.000

5.022.960

1.442.000

170.000


190.000

Thịt bò
Thịt trâu

2.988.544

0

0

361.403

1.421.400

54.395

92.450

Thịt dê

3.713.001

79.830

3.625

1.204.153

467.000


525

4.665

Thịt cừu

7.596.470

103.400

648.000

1.450.000

229.200

240

0

Thịt heo

91.030.043

8.532.000

363.000

43.052.600


542.500

425.864

1.318.196

7.838.255 30.900.000

468.543

261.808

2.450.000 39.000.000

0

30.000

0

0

Sữa bò

484.746.595 76.294.000 11.283.000

Sữa trâu

61.833.173


0

0

Sữa dê

12.066.038

0

0

232.912

3.200.000

(Nguồn: FAO 2000)

9


Bảng 3. Sản lượng thú sản sản xuất trung bình/người/năm
Sản phẩm

Thế
giới

Hoa
Kỳ


Úc

Trung
Quốc

Ấn
Độ

Thái
Lan

Việt
Nam

Thịt bò

9,44

44,23

105,29

44

1,42

2,77

1


Thit trâu

0,49

-

-

0

1,4

0,89

1

Thịt dê

0,61

-

0,19

1

0,46

0,01


0

Thịt cừu

0,24

1,05

34,32

14

0,23

0

-

Thịt heo

15,03

30,65

19,22

34

0,54


6,94

17

Cộng thịt

25,82

75,93

159,02

93

4,05

10,6

19

Sữa bò

80,06

274,09

597,55

6,1 30,48


7,63

0,56

Sữa trâu

10,21

-

-

1,91 38,47

-

0,38

1,99

-

-

0,18

3,16

-


-

92,26

274,09

597,55

8,19 72,11

7,63

0,94

Sữa dê
Cộng sữa

(Nguồn: FAO 2000)
1.5.2. Ở Việt Nam
1.5.2.1. Tình hình chung
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, ngành chăn
nuôi đại gia súc đã đạt được những kết quả đáng kể.
Năm 1990, đàn trâu 2,58 triệu con; đàn bò 3,12 triệu con (bò sữa 11.000
con); đàn dê 372.800 con. Năm 1999, đàn trâu 2,95 triệu con, bò 9,06 triệu
con (bò sữa 29.400 con), đàn dê 516.000 con. Năm 2003, đàn trâu có xu
hướng giảm chỉ còn hơn 2,8 triệu con, các đối tượng gia súc khác tiếp tục
tăng: đàn bò đạt 4,4, triệu con (bò sữa 80.000 con),…

10



Bảng 4. Số lượng gia súc cả nước qua các năm giai đoạn 1990 - 2004
Năm

Trâu

Tổng số bò

Bò sữa

Lợn



(1000 con)

(1000 con)

(con)

(1000 con)

(con)

1990

2854,4

3120,8


11000

12260,5

372800

1994

2971,1

3466,7

16500

15569,4

422802

1995

2963,1

3638,7

18700

16037,4

550174


1999

2955,7

4063,5

29401

18885,7

516000

2000

2897,2

4127,9

34982

20193,7

543860

2001

2818,3

3899,1


41241

21765,9

569152

2002

2814,4

4062,9

55800

23210,0

621013

2003

2834,9

4397,3

80000

25461,1

780331


2004

2870,0

4910,0

95800

26140,0

1020200

Bảng 5. Sản phẩm chăn nuôi gia súc qua các năm
(Thịt hơi các loại, đơn vị tính: tấn)
Năm

Tổng số

Thịt

Sữa

Thịt lợn

trâu bò

Thịt gia

Trứng


cầm

(1000 quả)

1990

1007900

111900

9300

729000

167900

1896400

1995

1322097

118064

20925

1006918

197084


2825025

2000

1835923

140449

52172

1408961

286513

3708605

2001

1989291

153410

64703

1513279

322602

4161844


2002

2146300

154200

95000

1653600

338400

4530000

2003

2300000

160600

96600

1795400

372720

4854000

11



Bảng 6. Sản phẩm chăn nuôi sản xuất bình quân/đầu người/năm
Năm

1995

1997

2003

Kg

%

Kg

%

Kg

%

17,746

100

19,589

100


22,4

100

+ Thịt trâu bò hơi

13,51

76,1

15,04

76,8

17,25

77,0

+ Thịt lợn hơi

2,64

14,8

2,95

15,1

3,36


15,0

+ Thịt gia cầm hơi

1,58

8,9

1,6

8,1

1,79

8,0

Sản phẩm
Thịt hơi các loại
Trong đó:

Trứng (quả)

37,9

41,3

45,0

Sữa (ml)


280,8

407,6

500,0

Tốc độ tăng đàn gia súc trong 10 năm qua tính trung bình 3,0-6,0%,
trong đó đàn lợn tăng 6,77%; bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh 48,06%)
riêng đàn trâu không tăng và ở một số vùn có xu hướng giảm (-0,04%).
Nhìn chung trâu bò là các loại vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ
và các phụ phẩm nông nghiệp-công nghiệp để tạo thành thịt, sữa và cung cấp
sức kéo. Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau nhưng tập trung ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (45,5% tổng đàn), 5 vùng
sinh thái còn lại chiếm 54,5%, riêng Tây Nguyên đất đai rộng, điều kiện
thuận lợi nhưng đàn bò chỉ chiến 10,8%. Đàn trâu tập trung ở miền trung du
phía Bắc (52%), tiếp đó là khu 4 cũ (22%). Đàn trâu bò phần lớn nuôi trong
nông hộ (2-3 con/ hộ) theo phương thức quảng canh và bán thâm canh. Bò
sữa được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu ven
các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi thâm canh.

12


Thịt trâu, bò chiếm 8% tổng lượng thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra còn ít,
chỉ mới chiếm 8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam. Một số vùng trâu bò
được dùng để cày kéo nhưng nhu cầu cung cấp sức kéo (đặt biệt ở trâu) ngày
càng giảm. Cơ cấu giống bò chủ yếu vẫn là bò nội (bò vàng Việt Nam)
chiếm 85% tổng đàn với tầm vóc nhỏ, năng suất thịt sữa đều thấp. Khối
lượng bò cái trưởng thành 180-200 kg/con, bò đực 210-250 kg/con, tỉ lệ thịt

xẻ 40-45%, bò lai Zeebu chiếm 14,4%, các giống bò cao sản nhập nội mới
chiếm 0,5% tổng đàn bò.
1.5.2.2. Tình hình chăn nuôi ở Bình Định

13


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại gia súc (trâu, bò, dê) được chăn nuôi phổ biến ở tỉnh Bình Định.
- Trâu Việt Nam
- Các giống bò: bò Vàng Việt Nam, lai Sind, Red Sindhi, Brahma.n.
- Các giống dê: dê Bách Thảo, dê Boer.
Các mô hình chăn nuôi gia súc có triển vọng phát triển của tỉnh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi và biến động đàn gia súc của tỉnh Bình Định.
Đánh giá tiềm năng và hạn chế của các mô hình hiện có trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, góp phần hoàn
thiện các mô hình, làm tăng hiệu quả chăn nuôi gia súc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, bao gồm:
- Thu thập tất cả các tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề
nghiên cứu. Các tài liệu như: giáo trình, sách chuyên khảo, hướng dẫn phổ
biến khoa học kỹ thuật, các công trình nghiên cứu liên quan.
- Thu thập thông tin bằng các nguồn khác như: báo nông nghiệp, mạng
internet, điều tra thực tế.
Phương pháp lý luận: phân tích, đánh giá và xử lý thông tin để đưa ra
các kết luận về vấn đề nghiên cứu.


14


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình chăn nuôi của tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2009
3.1.1. Tổng đàn gia súc của tỉnh Bình Định các năm 2005 - 2009
Tỉnh Bình Định nằm ở vùng Duyên hải miền Trung có điều kiện tự
nhiên tương đối thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi các loại gia súc.
Địa hình có ba vùng: miền núi, trung du, đồng bằng, mỗi vùng đều có thế
mạnh về các mặt như: nguồn nước, nguồn thức ăn, kinh nghiệm con người
trong sản xuất kinh doanh các loại cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, đàn bò của
tỉnh trên 280.000 con, đàn trâu trên 18.000 con, đàn lợn thường xuyên trên
640.000 con, đàn gia cầm trên 3 triệu con.
Trong những năm qua, mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt: bão lũ, hạn
hán, các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng ở trâu, bò, heo.
Bệnh tai xanh ở heo, bệnh nhiệt thán ở trâu, bò…đã ảnh hưởng đến tâm lý
người chăn nuôi. Tổng đàn gia súc các loại có giảm nhưng ở mức độ nhỏ.
Bảng 7. Số lượng đàn gia súc của tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2009
(Đơn vị tính: con)
Năm

Trâu





Ngựa


2005

Tổng
số
19267

Cày
Tổng
Cày
Bò lai
kéo
số
kéo
Sind
10561 289151 70476 96560


sữa
2626

11751 160

2006

19276

10231 340028 76280 131535

1245


13975 149

2007

20150

10847 335618 78624 126726

1001

15816 147

2008

19217

- 307477

- 157967

864

15148 127

2009

18936

- 282372


- 165474

414

12930 62

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Định)

15


3.1.2. Biến động đàn gia súc của Bình Định
Bảng 8. Biến động đàn bò của Bình Định giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tính: Con)
Năm

Tổng
số

Chia theo huyện, thành phố
Quy

An

Hoài

Hoài

Phù


Vĩnh

Phù

Tây

Nhơn

Lão

Nhơn

Ân

Mỹ

Thạnh

Cát

Sơn

An

Tuy

Vân

Nhơn Phước Canh


2005

289.151 7.106 6.090 24.122 17.601 58.905 13.539 58.605 40.698 29.403 18.229 14.853

2006

340.028 8.848 7.029 30.026 21.259 65.837 15.571 62.140 51.652 38.180 26.224 13.262

2007

335.618 8.997 8.065 29.095 20.166 60.536 14.265 61.208 54.745 38.734 26.121 13.686

2008

307.477 8.125 7.983 27.083 18.052 55.105 14.730 59.135 50.826 29.380 22.841

2009

288.372 7.878 6.724 25.229 16.297 53.630 13.520 57.488 45.923 30.050 18155

16

13.478


Bảng 9. Biến động đàn trâu của Bình Định giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tính: Con)
Năm

Tổng số


Chia theo huyện, thành phố
Quy

An

Hoài

Hoài

Phù

Vĩnh

Phù

Tây

An

Tuy

Vân

Nhơn Lão

Nhơn Ân

Mỹ


Thạnh Cát

Sơn

Nhơn Phước Canh

2005

19.267

159

2.283

3.321

2.271

4.522

812

2.513

625

1.400

1.238


123

2006

19.276

399

2.358

3.233

2.729

4.511

857

1.990

862

1.123

1.106

108

2007


20.150

390

2.668

3.297

2.750

4.613

880

1.990

958

1.275

1.204

125

2008

19.217

335


2.711

2.856

2.457

4.764

910

1.998

928

1.054

1056

2009

18.936

342

2.765

2.840

2.209


4.647

946

1.947

920

1.065

1.103

17

152


Bảng 10. Biến động đàn dê của Bình Định giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị tính: Con)
Năm

Tổng số

Chia theo huyện, thành phố
Quy

An

Hoài


Hoài

Phù

Vĩnh

Phù

Tây

An

Tuy

Vân

Nhơn Lão

Nhơn Ân

Mỹ

Thạnh Cát

Sơn

Nhơn Phước Canh

2005


15.816

1.437

250

285

127

760

3.045

2.614

2.742

600

2.456

1.500

2006

13.975

1.250


-

285

115

685

3.013

2.614

1.884

550

2.289

1.290

2007

11.751

500

-

285


100

580

2.347

2.540

1.956

450

1.873

1.120

2008

15.148

1.417

274

640

128

1.047


1.541

4.330

2.186

995

1.279

1.311

2009

12.930

943

218

486

35

609

845

4.253


1.992

792

1.268

1.489

18


3.2. Một số mô hình chăn nuôi gia súc
3.2.1. Mô hình vỗ béo bò
* Đặt vấn đề
Bình Định là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, sản xuất nông nghiệp là
chính, trong đó có ngành chăn nuôi khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi bò
lai. Tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh từ 18% (năm 1998) so với tổng đàn 45% (năm
2005) và hiện nay (năm 2009) là 57%, Bình Định trở thành một trong những
tỉnh có phong trào lai cải tạo đàn bò và phát triển chăn nuôi bò lai dẫn đầu cả
nước.
Trong tỉnh hiện nay nhiều địa phương có phong trào chăn nuôi bò lai
phát triển mạnh như các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn,… Nhiều xã
có tỷ lệ bò lai đạt gần 100% như Nhơn Lộc, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn
Hưng,… Tuy nhiên phương thức chăn nuôi chưa được cải thiện nên hiệu quả
còn chưa cao. Nhất là bà con chưa có thói quen vỗ béo bò trước khi bán thịt
để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó, việc thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt
nhằm chuyển giao cho người chăn nuôi tiến bộ vỗ béo bò , tăng khối lượng
và cải thiện chất lượng thịt trong thời gian ngắn để khai thac tốt hiệu quả
kinh tế từ chăn nuôi bò thịt là rất cần thiết.
3.2.1.1. Mục đích của mô hình

Mục đích của vỗ béo bò là làm tăng thịt xẻ, tăng thịt tinh và tăng chất
lượng thịt trong một thời gian ngắn. Do vậy khi bán thịt sẽ mang lại lợi
nhuận cao hơn, tăng thu nhập trên đơn vị vật nuôi, tăng sản phẩm cho xã hội,
giải quyết việc làm cho nông dân.

19


3.2.1.2. Các hình thức vỗ béo bò, những yếu tố ảnh hưởng đến vỗ béo và
các đối tượng bò cần vỗ béo
3.2.1.2.1. Các hình thức vỗ béo
Vỗ béo bằng chăn thả: cách vỗ béo này rất kinh tế, vì bò được chăn
thả nhiều giờ trên đồng cỏ cho nên tận dụng được nhiều cỏ mà không tốn
công cắt và vận chuyển về chuồng cho ăn.
Vỗ béo tại chuồng có kết hợp chăn thả: Hình thức vỗ béo này thường
áp dụng ở vùng có đồng cỏ hẹp hoặc ở xung quanh khu công nghiệp, thành
phố. Thức ăn của bò chủ yếu là cỏ tươi cắt về cho ăn tại chuồng. Riêng mùa
đông chủ yếu là cỏ khô, thức ăn ủ tươi và bổ sung một ít thức ăn tinh.
Vỗ béo tại chuồng: Thức ăn phụ phẩm công nghiệp (như bã rượu, bã
bia, rỉ đường, bã mía), ngoài ra vẫn phải cho ăn thêm cỏ, rơm, thức ăn ủ
tươi, ngọn mía, thân cây ngô.
3.2.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vỗ béo
Tuổi bò lúc vỗ béo: Con vật non thường có tốc độ lớn nhanh, do đó bò
càng non thì khả năng tăng trọng càng cao.
Loại hình thức ăn: Thức ăn có đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng
cao thì ảnh hưởng tốt đến kết quả vỗ béo của bò.
Giống và loại hình của bò: Đây là yếu tố di truyền có ý nghĩa quan
trọng quyết định hiệu quả của quá trình vỗ béo. Thông thường các giống bò
lai thuôc nhóm Zêbu cho kết quả vỗ béo tốt hơn so với giống bò địa phương.
Số lần cho ăn trong ngày và sự chăm sóc bò trong khi vỗ béo: Số lần

cho ăn và lượng thức ăn hợp lý giúp bò phát triển tốt. Vệ sinh chuồng trại và
cơ thể bò thường xuyên cũng là một phần trong biện pháp kỹ thuật giúp bò
tăng trọng nhanh và tăng sức đề kháng, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

20


3.2.1.2.3. Đối tượng bò để vỗ béo
Những bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò trưởng thành, có bộ khung cơ
thể càng lớn càng tốt, loại bò như vậy sẽ đạt được tốc độ tăng trọng nhanh.
Tất cả các loại bò từ một năm tuổi trở lên trước khi bán thịt đều cần phải vỗ
béo. Nếu mua bò để vỗ béo bán thịt, ta nên chọn bò gầy để đạt kết quả vỗ
béo cao. Bò trên năm tuổi có thời gian vỗ béo ngắn hơn và hiệu quả cao hơn
so với bò tơ. Chọn bò gầy nhưng phàm ăn và không có bệnh để vỗ béo sẽ có
lợi nhuận cao hơn bò béo.
Giống bò nào cũng có thể vỗ béo tốt. Tuy nhiên, bò lai gầy sẽ cho
tăng trọng nhanh hơn giống bò địa phương. Nên chọn bò đực vì bò đực phát
triển nhanh hơn bò cái. Không nên chọn bò quá già, không còn răng, bò
không có biểu hiện bệnh, ăn uống lơ là, bò quá hung hăng hoặc nhút nhát, bò
đang mang thai, bò đang nuôi con.
3.2.1.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình
3.2.1.3.1. Xác định trọng lượng bò
Trước khi đưa vào vỗ béo cần xác định trọng lượng bò. Mục đích của
việc xác định trọng lượng bò ban đầu là nhằm xác định liều lượng thuốc tẩy
nội ký sinh trùng; xác định lượng thức ăn khi vỗ béo; xác định đươc tăng
trọng khi kết thúc vỗ béo.
Cách xác định trọng lượng của bò (P) bằng phương pháp gián tiếp dựa
vào các chiều đo gồm: Vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) theo công
thức sau:
P(kg) = (VN) x (VN) x (DTC) x 90

Đơn vị tính: mét
Ngoài ra, người ta cũng có thể xác định trọng lượng bò bằng cách tra từ
bảng có sẵn.

21


3.2.1.3.2. Tiêm phòng và tẩy nội, ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo
Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng (nếu chưa tẩy)
Tẩy sán lá gan, có thể dùng các loại thuốc (liều dùng theo hướng dẫn
của NSX)
+ Fasciosanid
+ Fasinex
+ Dovenix
+ Fasiolid
Tẩy giun đường ruột: có thể dùng các loại thuốc (theo hướng dẫn của
NSX)
+ Levamisol (dạng bột)
+ Levamisol (dạng nước)
+ Hanmectin-25 (thuốc tiêm dưới da): tác dụng tẩy ký sinh
trùng đường ruột và ký sinh trùng ngoài da.
Ngoài các loại thuốc trên, có thể thay thế bằng các loại thuốc khác có
tác dụng tương tự trên thị trường.
3.2.1.3.3. Khẩu phần thức ăn vỗ béo bò và phương pháp cung cấp thức ăn
Bảng 11. Một số công thức (CT) thức ăn hỗn hợp vỗ béo bò
Nguyên liệu

CT1

CT2


CT3

- Bột sắn (mì)

85

65

45

- Bột bắp

-

25

50

- Khô dầu lạc, khô dầu đậu nành, bột cá lạt

10

5

-

- Urê

3


3

3

- Muối ăn

1

1

1

- Bôt xương

1

1

1

Tổng cộng

100

100

100

22



Lưu ý: Dựa vào giá trị nguyên liệu thức ăn gia súc, nên chọn công
thức nào có giá thành rẻ nhất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cho việc vỗ béo.
*Phương pháp trộn thức ăn tinh cho bò
Nguyên liệu có số lượng nhiều nhất trong khẩu phần được trải ra
trước để làm nền, tiếp theo là các nguyên liệu có số lượng nhỏ hơn.
Đối với các nguyên liệu có số lượng nhỏ cần được trộn trước với 3-4
kg bột sắn hoặc bột ngô. Tất cả các nguyên liệu được trải đều thành từng
lớp, đảo đống thức ăn từ bên này sang bên kia, từ trên xuống dưới, đảo như
vậy từ 3-4 lần cho đến khi hỗn hợp thức ăn được trộn lẫn vào nhau thật đều.
Nếu trong khẩu phần có thêm rỉ mật thì tốt nhất dùng rỉ mật trộn với thức ăn
khi cho gia súc ăn hằng ngày.
* Cung cấp thức ăn
Để bò có được tốc độ tăng trọng cao thì cần cung cấp lượng thức ăn
tinh vào khoảng 1,7-2% trọng lượng cơ thể. Lượng thức ăn được cho ăn tăng
dần. Dựa vào trọng lượng lúc đưa vào vỗ béo, tính nhu cầu thức ăn tinh,
thức ăn thô xanh/con/ngày.
+ Thức ăn tinh: Bò mới đưa vào vỗ béo, tập cho bò làm quen với thức
ăn tinh và sau đó 3-7 ngày tăng dần lượng thức ăn đến khẩu phần vỗ béo,
đảm bảo đúng định mức và nhu cầu, nên cho ăn 4-5 lần/ ngày. Lượng thức
ăn tinh/con/ngày tối thiểu phải đạt 1,7% trọng lượng bò.
+ Thức ăn thô xanh (cỏ tươi): Dựa vào trọng lượng bò tính nhu cầu
thức ăn thô xanh: tối thiểu phải đạt 10% trọng lượng cơ thể.
+ Nước uống: Mỗi con phải có máng uống riêng và luôn luôn có nước
sạch trong máng.
Sau khi kết thúc vỗ béo phải bán mổ thịt ngay.

23



3.2.1.3.4. Một số bệnh thường gặp trong thời kỳ vỗ béo
» Bệnh chướng hơi dạ cỏ
Nguyên nhân: do bò ăn quá nhiều thức ăn tinh hoặc ăn nhiều thức ăn
tinh đột ngột.
Triệu chứng: bò mệt mỏi, bỏ ăn, phân lỏng, màu xám, trường hợp
nặng bò hôn mê và có thể chết.
Điều trị: cho uống 110g Sodium Bicarbonate hòa tan trong 600ml
nước. Sau 2-3 giờ cho uống thêm liều như trên.
» Bệnh ngộ độc Urê
Nguyên nhân: Do thức ăn cho bò trộn urê không đều hoặc cho bò
uống nước có urê hòa tan.
Triệu chứng: Bò có biểu hiện đau bụng, thở nhanh, miệng chảy nhiều
nước dãi. Trường hợp nặng bò co giật và có thể chết.
Điều trị: Cho uống 600-1200ml giấm + 600ml nước + 1kg đường. Sau
1-2 giờ cho uống tiếp liều lượng như trên.
3.2.1.4. Quy mô thực hiện và kết quả của mô hình
Mô hình được triển khai rộng trong tỉnh Bình Định với các huyện như
An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh. Với tổng số hô
tham gia 372 (hộ) với tổng số bò được vỗ béo là 650 con. Đây là một mô
hình có thể áp dụng rộng rãi với những địa phương có phong trào chăn nuôi
bò phát triển, đặc biệt đối với các huyên có tiềm năng như An Nhơn, Vĩnh
Thạnh, Hoài Ân,…
Mô hình bước đầu đã mang lại những kết quả đáng kể, đủ sức thuyết
phục người chăn nuôi. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật thực tế của mô hình
đều đạt và vượt yêu cầu đề ra.

24



Bảng 12. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được của mô hình
Chỉ tiêu

STT

Đơn vị tính

Đợn vị thực hiện (huyện)
Vĩnh

An

Hoài

Hoài

An

Tuy

Thạnh

Nhơn

Ân

Nhơn

Nhơn


Phước

(N.Mỹ)

(N.Hòa)
01

Số con

con

110

115

100

100

100

90

02

Sồ hộ tham gia

hộ

75


75

79

50

50

53

03

Bình quân (BQ) trọng lượng ban đầu

kg/con

248,3

227,2

191,9

168,6

272,8

239,6

04


BQ trọng lượng sau 3 tháng vỗ béo

kg/con

313,5

301

260,58

238,8

339,7

302,7

05

BQ tăng trọng sau 3 tháng vỗ béo

kg/con

65,2

73,3

68,68

70,7


67

63,1

06

Tăng trọng BQ/ngày

g/con/ ngày

724,4

814,4

763

789

744

701

07

Tổng chi phí (BQ/con)

nghìn đồng/con

1.562


1.636

1.170

776

210

255

08

BQ giá trị tăng lên khi kết thúc vỗ béo

nghìn đồng/con

2.347

2.597

2.500

1.283

930

875

09


Lợi nhuận thu được sau khi vỗ béo

nghìn đồng/con

785

961

1.330

569

1.133

1.130

25


×