BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
------------------ җҗҗ-------------------
VĂN TIẾN DŨNG
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ LAI SIND VÀ CÁC
CON LAI ½ DROUGHT MASTER, ½ RED ANGUS,
½ LIMOUSIN NUÔI TẠI HUYỆN EA KAR, TỈNH ðẮK LẮK
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ðỘNG VẬT
Mã số
: 62.62.40.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ðỨC NGOAN
TS. NGUYỄN TẤN VUI
HÀ NỘI – 2012
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên
cứu, số liệu và kết quả ñược thể hiện trong luận án là trung thực và chưa từng ñược công
bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngoài nước.
Tôi xin cam ñoan những tài liệu trích dẫn trong luận án ñều ñược thể hiện rõ ñịa
chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền.
Tôi xin cám ơn các ñồng nghiệp, các tác giả trong và ngoài nước ñã cho phép sử
dụng tài liệu cho mục ñích tham khảo, so sánh với nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận án
VĂN TIẾN DŨNG
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cám ơn các quý thầy hướng
dẫn: PGS.TS. Lê ðức Ngoan, TS. Nguyễn Tấn Vui ñã dày công hướng dẫn tôi về ý tưởng,
góp ý và sửa chữa ñể tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn các quý lãnh ñạo Viện Chăn nuôi, lãnh ñạo trường ðại
học Tây Nguyên ñã tạo ñiều kiện tốt nhất về kinh phí, thời gian, nhân lực và vật lực giúp
tôi hoàn thành các thí nghiệm tại hiện trường, trong phòng thí nghiệm phục vụ ñề tài.
Cám ơn các quý thầy, quý ñồng nghiệp: PGS. TS. Vũ Chí Cương, PGS.TS. Mai Văn
Sánh, TS. ðinh Văn Tuyền, TS. Phạm Văn Quyến, TS. Phạm Thế Huệ và tập thể bộ môn
Dinh dưỡng - Thức ăn chăn nuôi và ðồng cỏ, Viện Chăn nuôi ñã chia sẻ nguồn thông tin
cập nhật liên quan ñến nghiên cứu của bản thân. Cám ơn NCS ðỗ ðức Lực và tập thể bộ
môn Di truyền - Giống vật nuôi, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã phân tích một số
chỉ tiêu về chất lượng thịt.
Tôi xin cám ơn lãnh ñạo khoa Chăn nuôi - Thú y, tập thể cán bộ bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa, trường ðại học Tây Nguyên ñã tạo ñiều kiện tốt nhất về thời gian và cơ sở
vật chất ñể tôi hoàn thành các thí nghiệm và bản luận án này.
ðể có ñược kết quả này, tôi xin chân thành cám ơn lãnh ñạo phòng Nông nghiệp
huyện Ea Kar, lãnh ñạo trạm Khuyến nông huyện Ea Kar, KS Hoàng Công Nhiên, KS
Nguyễn Mạnh Tuyền ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi tiến hành các thí nghiệm phục vụ
ñề tài luận án. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn ñến gia ñình bà Hoàng Thị Sinh, ông Nguyễn
ðăng Cường và các hộ khác ở xã Ea Dar, Ear Kmut, Ea Pal ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành
các thí nghiệm tại ñịa phương.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn ñến gia ñình, vợ và các con ñã cổ
vũ, ñộng viên, chia sẻ những khó khăn và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận án
NCS. Văn Tiến Dũng
MỤC LỤC
Lời cam ñoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
iii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................v
Danh mục bảng............................................................................................................. vii
Danh mục biểu ñồ và ñồ thị ......................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: ðẶT VẤN ðỀ ...........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................1
1.3. ðóng góp khoa học và thực tiễn của ñề tài .............................................................2
1.3.1. ðóng góp khoa học của ñề tài.................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài ........................................................................2
1.3.3. Tính mới, ñộc ñáo và sáng tạo của ñề tài.....................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................3
2.1. Cơ sở di truyền của việc lai giống ..........................................................................3
2.1.1. Tính trạng số lượng và di truyền học số lượng ............................................3
2.1.2. Lai giống và một số hệ thống lai giống bò thịt ............................................5
2.2. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát dục của bò thịt .........................................................6
2.2.1. Quy luật sinh trưởng và phát dục ...............................................................6
2.2.2. ðặc ñiểm phát triển từng bộ phận .............................................................10
2.3. Một số chỉ tiêu ñánh giá sinh trưởng bò thịt..........................................................10
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng bò thịt..................................................11
2.4.1. Yếu tố di truyền........................................................................................11
2.4.2. Yếu tố dinh dưỡng....................................................................................12
2.4.3. Yếu tố môi trường ....................................................................................13
2.5. Năng suất và chất lượng thịt bò ............................................................................13
2.5.1. Một số chỉ tiêu ñánh giá năng suất bò thịt .................................................13
2.5.2. Một số chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt bò ...............................................15
2.5.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng thịt bò ................ 18
2.6. Nghiên cứu về bò thịt tại Việt Nam .....................................................................21
2.6.1. Nghiên cứu công thức lai tạo bò thịt .........................................................21
2.6.2. Nghiên cứu khẩu phần nuôi vỗ béo bò .....................................................23
2.6.3. Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi vỗ béo bò........................................24
2.6.4. Nghiên cứu ñộ tuổi, thời gian và giống bò nuôi vỗ béo .............................25
2.7. ðặc ñiểm một số giống bò nghiên cứu..................................................................27
2.8. ðặc ñiểm vùng nghiên cứu...................................................................................30
iv
2.8.1. ðặc ñiểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh ðắk Lắk .......................30
2.8.2. Tình hình phát triển ñàn bò.......................................................................31
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............33
3.1. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu..........................................................................33
3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu.........................................................................33
3.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu.................................................................................33
3.2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................33
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................33
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................34
3.4.1. Hiện trạng chăn nuôi bò tại huyện Ea Kar.................................................34
3.4.2. Sinh trưởng của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ ................................34
3.4.3. Sinh trưởng của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm .....................................36
3.4.4. Nuôi vỗ béo các nhóm bò lai ....................................................................39
3.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................45
4.1. Hiện trạng chăn nuôi bò tại huyện Ea Kar ............................................................45
4.1.1. Diễn biến số lượng ñàn gia súc nuôi tại huyện Ea Kar ..............................45
4.1.2. Qui mô ñàn bò của các hộ ñiều tra ............................................................45
4.1.3. Cơ cấu giống bò của các hộ ñiều tra..........................................................46
4.1.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý ñàn bò của các hộ ñiều tra....................47
4.1.5. Hệ thống khuyến nông chăn nuôi bò.........................................................50
4.2. Kết quả nghiên cứu trên các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ................................51
4.2.1. Sinh trưởng của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ ................................51
4.2.2. Kích thước một số chiều ño và chỉ số cấu tạo thể hình của các nhóm bò lai
nuôi trong nông hộ..................................................................................58
4.2.3. Năng suất thịt của các nhóm bò lai bò nuôi trong nông hộ .......................67
4.3. Kết quả nghiên cứu trên các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm.....................................68
4.3.1. Sinh trưởng của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm.....................................68
4.3.2. So sánh khả năng sinh trưởng của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm
và nuôi
trong nông hộ .........................................................................................76
4.3.3. Thu nhận thức ăn của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm.............................78
4.4. Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ béo các nhóm bò lai..................................................84
4.4.1. Khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của các nhóm bò lai nuôi
vỗ béo
...............................................................................................................84
v
4.4.2. Hiệu quả kinh tế của các nhóm bò lai nuôi vỗ béo...................................90
4.4.3. Năng suất thịt của các nhóm bò lai nuôi vỗ béo .......................................91
4.4.4. Chất lượng thịt của các nhóm bò lai nuôi vỗ béo......................................94
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ....................................................................105
5.1. Kết luận .............................................................................................................105
5.2. ðề nghị ..............................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................107
TÀI LIỆU PHỤ LỤC.................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ARC (Agriculture Research Council): Hội ñồng Nghiên cứu Nông nghiệp (Anh)
ADF (Acid Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi axit
CP (Crude Protein):
Protein thô
CF (Crude Fibre):
Xơ thô
cs:
Cộng sự
CV:
Chiều ño cao vây
DM (Dry Matter):
Vật chất khô
DT:
Dài thân
DTC:
Dài thân chéo
vi
GSO (General Statistics Office):
Tổng cục Thống kê
LSD:
Bò Lai Sind
LMLM:
Lở mồm long móng
½ DS:
Con lai giữa ñực Drought Master với cái Lai Sind
½ LS:
Con lai giữa ñực Limousin với cái Lai Sind
½ RS:
Con lai giữa ñực Red Angus với cái Lai Sind
HSCHTA:
Hệ số chuyển hóa thức ăn
INRA:
Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc gia Pháp
ME (Metabolisable Energy): Năng lượng trao ñổi
M (Mean):
Giá trị trung bình
NN&PTNT:
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NDF (Neutral Detergent Fibre):
Xơ không tan trong dung môi trung tính
NRC (National Research Council): Hội ñồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ
OM (Organic Matter):
PTNT:
Chất hữu cơ
Phát triển Nông thôn
SD (Standard Deviation):
ðộ lệch chuẩn
TTg:
Thủ tướng
TCVN :
Tiêu chuẩn Việt Nam
THT:
Tụ huyết trùng
TM:
Tròn mình
TLTH:
Tỷ lệ tiêu hóa
Qð:
Quyết ñịnh
UBND:
Ủy ban Nhân dân
USDA (United States Department of Agriculture): Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VN:
Vòng ngực
vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Thành phần hóa học của thức ăn
37
Bảng 3.2. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm
39
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm
40
Bảng 3.4. Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu (%) và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí
nghiệm
40
Bảng 3.5. Chỉ tiêu và thời ñiểm ñánh giá chất lượng của thịt
42
Bảng 4.1. Qui mô ñàn bò của các hộ ñiều tra
45
Bảng 4.2. Cơ cấu giống bò của các hộ ñiều tra
46
Bảng 4.3. Sử dụng thức ăn và nước uống cho bò của các hộ ñiều tra
47
Bảng 4.4. Phương thức nuôi dưỡng theo quy mô ñàn bò của các hộ ñiều tra
48
Bảng 4.5. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi bò
49
Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
53
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt ñối của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
56
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương ñối của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
57
Bảng 4.9. Cao vây của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
59
Bảng 4.10. Vòng ngực của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
61
Bảng 4.11. Dài thân chéo của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
63
Bảng 4.12. Chỉ số dài thân và tròn mình của các nhóm lai nuôi trong nông hộ
66
Bảng 4.13. Năng suất thịt của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
67
Bảng 4.14. Sinh trưởng tích lũy của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm
69
Bảng 4.15. Tỷ lệ khối lượng các nhóm bò lai chuyên thịt so với bò LSD nuôi
nghiệm
thí
71
Bảng 4.16. Sinh trưởng tuyệt ñối của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm
73
Bảng 4.17. Sinh trưởng tương ñối của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm
75
Bảng 4.18. Lượng thức ăn thu nhận của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm
80
Bảng 4.19. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của Kearl (1982)
81
Bảng 4.20. Tăng khối lượng của các nhóm bò lai nuôi vỗ béo
86
Bảng 4.21. Lượng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai nuôi vỗ béo
89
Bảng 4.22. Ước tính hiệu quả kinh tế của các nhóm bò lai nuôi bò vỗ béo
90
Bảng 4.23. Năng suất thịt của các nhóm bò lai nuôi vỗ béo
92
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của giống và thời gian bảo quản ñến ñộ pH của thịt
94
viii
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của giống và thời gian bảo quản ñến màu sắc của thịt
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của giống và thời gian bảo quản, chế biến ñến tỷ lệ
của thịt
97
mất nước
100
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của giống và thời gian bảo quản ñến ñộ dai của thịt
102
Bảng 4.28. Thành phần hóa học trong thịt
104
DANH MỤC BIỂU ðỒ VÀ ðỒ THỊ
STT
Tên ñồ thị
Trang
ðồ thị 2.1. ðường cong sinh trưởng và tăng khối lượng theo lứa tuổi của bê cái
9
ðồ thị 2.2. ðường cong sinh trưởng của nhóm bê
9
ðồ thị 2.3. Diễn biến khí hậu tỉnh ðắk Lắk 2005-2010
35
ix
ðồ thị 4.1. Diễn biến số lượng ñàn gia súc của huyện Ea Kar 1999-2008
45
ðồ thị 4.2. Sinh trưởng tích lũy của các nhóm bò lai nuôi trong nông hộ
54
ðồ thị 4.3. Sinh trưởng tích lũy của các nhóm bò lai nuôi thí nghiệm
72
ðồ thị 4.4. (a;b;c;d). Khối lượng của bò nuôi thí nghiệm và nuôi trong nông hộ
78
ðồ thị 4.5. Sai khác về giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế theo giới tính
93
ðồ thị 4.6. (a;b;c). Mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế
thu nhận
84
ðồ thị 4.7. Biến ñổi pH của thịt theo thời gian
106
ðồ thị 4.8. Biến ñổi màu sắc của thịt theo thời gian
110
ðồ thị 4.9. Biến ñổi ñộ dai của thịt theo thời gian
115
1
CHƯƠNG 1
ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Nâng cao năng suất, chất lượng ñàn bò thịt nhằm không ngừng thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng thịt bò chất lượng cao trong nước và xuất khẩu là một vấn ñề ñang ñược ðảng và
Chính phủ quan tâm. Năm 2009, tổng ñàn bò cả nước ước khoảng 6,1 triệu con, các tỉnh
Tây Nguyên là 694,9 nghìn con, chiếm tỷ lệ 11,7% (GSO, 2011); Tỷ lệ bò lai và lai chuyên
thịt chiếm tương ñối thấp, khoảng 38-40% tùy theo vùng (Cục Chăn nuôi, 2010). Quyết
tâm của Chính phủ trong việc phát triển ñàn bò thịt nước ta cả về số lượng và chất lượng
ñược thể hiện trong Quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg, ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ. ðến 2020, ñàn bò thịt cả nước ñạt khoảng 12,5 triệu con, trong ñó tỷ lệ
bò lai và lai chuyên thịt ñạt trên 50%, sản lượng thịt ước ñạt 200 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 4%
trong tổng sản lượng thịt xẻ các loại (Cục Chăn nuôi, 2009).
ðắk Lắk là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt. Năm 2010,
ñàn bò trong tỉnh ước khoảng 191,1 nghìn con, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng ñàn bò cả nước
(GSO, 2011). Số lượng bò có chiều hướng giảm và tỷ lệ bò lai có xu hướng tăng lên trong
các năm 2007 ñến 2010. Năm 2006, tỷ lệ bò lai trong tỉnh chỉ ñạt 17,5%, năm 2010 ñã ñạt
28%; Trong ñó, huyện Ea Kar có tỷ lệ bò lai ñạt 51,43%. Theo ñịnh hướng chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh ðắk Lắk ñến năm 2020, toàn tỉnh ước ñạt khoảng 250 nghìn
con bò thịt, theo ñó tỷ lệ bò lai và lai chuyên thịt ñạt 60%, ưu tiên tập trung phát triển các
huyện Ea Kar, M’Drăk, Krông Pắk trở thành vùng chuyên canh sản xuất bò thịt (UBND
tỉnh ðắk Lắk, 2007).
ðứng trước những yêu cầu cấp bách về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của ñịa
phương và cả nước, vấn ñề ñặt ra là cần phải có những ñánh giá một cách khoa học về sinh
trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các nhóm bò lai chuyên thịt. Trên cơ
sở ñó, giới thiệu những con lai có tiềm năng vào sản xuất ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt bò
trong nước và xuất khẩu, ñồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Xuất
phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành ñề tài:
“Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind và các con lai
Drought Master, ½ Red Angus, ½ Limousin nuôi tại huyện Ea Kar, tỉnh
½
ðắk Lắk”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
ðánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của bò Lai Sind và các
con lai ½ Drought Master, ½ Red Angus, ½ Limousin trong ñiều kiện nuôi dưỡng của
2
nông hộ và nuôi dưỡng thí nghiệm tại tỉnh ðắk Lắk. Trên cơ sở ñó, giới thiệu các công
thức lai có giá trị kinh tế cao ñưa vào sản xuất tại ñịa phương.
1.3. ðóng góp khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. ðóng góp khoa học của ñề tài
ðề tài ñã góp phần tư liệu hóa về các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng
thịt của các nhóm bò thí nghiệm: Lai Sind, ½ Drought Master, ½ Red Angus và ½
Limousin, nuôi trong ñiều kiện nông hộ và thí nghiệm tại ðắk Lắk.
ðề tài cũng ñã xác ñịnh các phương trình hồi quy giữa nhu cầu dinh dưỡng thực tế
nuôi dưỡng của các nhóm bò lai so với tiêu chuẩn lý thuyết của Kearl (1982).
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Các kết quả của ñề tài luận án có giá trị như tài liệu khoa học ñể tham khảo và trích
dẫn cho các nhà nghiên cứu, tài liệu giảng dạy cho giáo viên, sinh viên ngành Nông nghiệp
và Sinh học tại các trường ðại học.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể làm cơ sở cho các doanh nghiệp và những
người chăn nuôi lựa chọn ñối tượng nuôi thích hợp với ñiều kiện kinh tế - xã hội của mình.
1.3.3. Tính mới, ñộc ñáo và sáng tạo của ñề tài
ðiểm mới của luận án là nghiên cứu các tính trạng năng suất, chất lượng của các
nhóm bò lai chuyên thịt ½ Drought Master, ½ Red Angus, ½ Limousin trong ñiều kiện
nuôi dưỡng tại Tây Nguyên nói chung và ðắk Lắk nói riêng.
Thí nghiệm ñã xác ñịnh ñược mức gần ñúng về lượng dinh dưỡng ăn vào thực tế
của các nhóm bò lai chuyên thịt và xây dựng các phương trình hồi quy ñể hiệu chỉnh dựa
trên tiêu chuẩn lý thuyết của Kearl (1982).
Lần ñầu tiên số liệu trong luận án công bố một cách hệ thống về ñặc tính sinh trưởng,
năng suất và chất lượng thịt của con lai ½ Red Angus, tư liệu này chưa hề ñược công bố bởi
bất cứ tác giả nào trong nước cũng như trên thế giới.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở di truyền của việc lai giống
2.1.1. Tính trạng số lượng và di truyền học số lượng
2.1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng (quantitative character) là những tính trạng mà ở ñó sự sai khác
nhau giữa các cá thể về mức ñộ hơn là sự sai khác về chủng loại. Tính trạng số lượng còn
ñược gọi là tính trạng ño lường (metric character) như mức ñộ tăng khối lượng, vòng ngực
của bò, sản lượng sữa của bò... Tuy nhiên, có những tính trạng mà giá trị của chúng có
ñược bằng cách ñếm như số lượng heo con ñẻ ra trong một lứa, số lượng trứng gà ñẻ ra trong
một năm, ñó là những tính trạng số lượng ñặc biệt.
Ngành di truyền học có liên quan ñến các tính trạng số lượng ñược gọi là di truyền
học số lượng (quantitative genetics) hoặc di truyền sinh trắc (biometrical genetics) hay di
truyền học thống kê (statistical genetics).
Cơ sở lý thuyết của di truyền số lượng ñược thiết lập vào những năm 1920 bởi các
công trình của Fisher (1918), Wright (1926) và Haldane (1932), sau ñó ñược nhiều nhà di
truyền và thống kê bổ sung, nâng cao, ñến nay di truyền học số lượng ñã có cơ sở khoa
học vững chắc và ñược ứng dụng rộng rãi trong việc cải tiến di truyền giống vật nuôi (trích
dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995).
2.1.1.2. Bản chất di truyền của các tính trạng số lượng
Các tính trạng số lượng ñược hình thành trong quá trình phát triển cá thể, chúng
chịu ảnh hưởng của nhiều gene trong sự tương hỗ với các tính trạng khác nhau và thường
xuyên chịu ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường. Các gene có thể hoạt ñộng riêng rẽ, ảnh
hưởng tới hướng phát triển của tính trạng, song phần lớn các gene ñều hoạt ñộng theo
nhóm liên kết. Wright (1933) (trích dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995), ñã phân chia hoạt
ñộng của gene theo 3 nhóm như sau:
1. Các gene ảnh hưởng ñến mức ñộ phản ứng và hướng phát triển của tính trạng.
2. Các gene ảnh hưởng theo nhóm tới một tính trạng
3. Các gene có thể ảnh hưởng ñến một vài tính trạng khác nhau
4
Giá trị của bất kì tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu hình) ñều ñược biểu thị thông
qua giá trị kiểu di truyền và sai lệch môi trường. Gọi P là giá trị kiểu hình (phenotypic
value); G là giá trị kiểu di truyền (genotypic value); E là sai lệch môi trường
(environmental deviation)
P=G+E
Các gene cùng alen có tác ñộng trội D (dominance); các gene không cùng alen có
tác ñộng át chế I (epistatique interaction) và sự ñóng góp của tất cả các gene gọi là hiệu
ứng cộng gộp A (additive effect). Tác ñộng của D và I gọi là hiệu ứng không cộng tính
(non - addititve effect). Hiệu ứng cộng tính A ñược gọi là giá trị giống thông thường
(breeding evalue) có thể ñược xác ñịnh ñược qua giá trị bản thân họ hàng, nó có tác dụng
ñối với chọn lọc nâng cao tính trạng số lượng ở gia súc thuần chủng, D và I là giá trị giống
ñặc biệt ( special breeding value) không thể xác ñịnh ñược, chỉ có thể xác ñịnh qua thực tế,
nó có ý nghĩa trong lai giữa các dòng, giống. Như vậy kiểu di truyền G có thể xác ñịnh
theo công thức
G=A+D+I
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của môi trường (E) thành hai phần:
E = EC + ES
Trong ñó, EC là môi trường chung (common environment) tác ñộng tới tất cả các cá
thể trong quần thể.
ES là môi trường ñặc biệt (special environment) tác ñộng tới một số cá thể trong quần
thể.
Người ta còn tiếp tục phân chia EC, ES thành các yếu tố ảnh hưởng cố ñịnh
p
(permanent) và tạm thời t (temporal). Như vậy E ñược xác ñịnh:
E = ECp + ECt+ ESp + ESt
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì kiểu hình P sẽ ñược thể
hiện như sau:
P = A + D + I + EC + ES
ðể có thể ñánh giá hiệu quả chọn lọc của quần thể, người ta gọi sự biến ñổi của các
thành phần là phương sai V (variance). Rất khó phân tích các kiểu hình thành phần nhỏ,
nhưng toán học lại cho phép dễ dàng phân tích phương sai kiểu hình Vp thành các phương
sai thành phần nên ta có công thức
VP = VA + VD + VI + VEC + VES
5
Việc nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng do yêu cầu thực tiễn ñặt ra ñể
giải quyết việc chọn lọc nâng cao các tính trạng số lượng một cách có hiệu quả
Tính trạng số lượng có một số ñặc trưng như sau:
- Tính trạng số lượng ñược xác ñịnh bằng cách cân, ño hoặc ñếm. Tính trạng số
lượng biến thiên liên tục rất khó phát hiện. Sự phân bố tần suất các giá trị tính trạng ñược
biểu diễn bằng ñường phân bố chuẩn (hình chuông hoặc Gaus). Số ñông các cá thể có giá
trị xung quanh giá trị trung bình của quần thể, càng về hai cực càng có ít cá thể
- Khi lai giữa các giống (dòng) có năng suất khác nhau thì con lai F1 (ñời sau) có giá
trị di truyền trung gian giữa bố và mẹ.
Ngoài ra, còn có hiện tượng phân ly vượt quá (trangsgressive segretgation). Ở các
tính trạng ña gene, khi cho lai giữa các cá thể có ñặc ñiểm tính trạng khác nhau, con lai F1
sẽ có ñặc ñiểm vượt quá cả bố mẹ về tính trạng ñó.
Ngày nay, hầu như toàn bộ các thành tựu về cải tiến di truyền ở vật nuôi mà ngành
sản xuất chăn nuôi ñược thừa hưởng ñều là kết quả nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di
truyền học số lượng
2.1.2. Lai giống và một số hệ thống lai giống bò thịt
Lai giống là phương pháp nhân giống ñược ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia
súc nhằm tăng mức ñộ dị hợp và làm giảm mức ñộ ñồng hợp. Phương pháp nhân giống này
làm cho tần số kiểu gene ñồng hợp tử ở thế hệ sau giảm ñi còn tần số kiểu gene dị hợp tăng
lên. Lai giống sẽ tạo ra ñời con lai có sức sống tốt hơn, khả năng thích ứng và chống ñỡ
bệnh tật cao hơn, ñồng thời làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sản phẩm
(Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Lai giống vừa lợi dụng tác ñộng cộng gộp và không cộng gộp của gene. Mục ñích
của lai giống là thông qua các phương pháp lai cụ thể ñể làm tăng khả năng cho sản phẩm
như thịt, trứng, sữa ở thế hệ con lai, ñồng thời cũng là ñiều kiện hình thành giống mới.
Hiện nay các giống mới hình thành phần lớn là do lai tạo. Lai giống cũng có mục ñích lợi
dụng một hiện tượng sinh học quan trọng, ñó là ưu thế lai. Phương thức này hiện ñang
ñược ứng dụng rộng rãi trong lai tạo giống bò thịt.
Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006), những lý do cơ bản ñể thực hiện lai giống
trong chăn nuôi bò thịt là:
- Sử dụng ưu thế lai, có nghĩa là khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có
ñược ở con lai so với các cá thể thuộc giống thuần của bố mẹ.
6
- Khai thác các ưu ñiểm của các giống khác, có nghĩa là ñể tổ hợp ñược các ñặc
tính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
- Thay thế ñàn, có ý nghĩa sử dụng các cá thể con lai vào mục ñích sinh sản.
- Tạo giống, có ý nghĩa là tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gene từ các
giống khác nhau.
Hiện nay, trên thế giới và trong nước việc ứng dụng lai tạo giống trong chăn nuôi
bò thịt có các hệ thống lai giống: Lai kết thúc và lai giống liên tục, tùy theo mục ñích tạo ra
thế hệ con lai phục vụ cho sản xuất thịt hoặc sản xuất giống mà có thể lựa chọn áp dụng
theo từng hệ thống lai phù hợp.
2.2. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát dục của bò thịt
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do ñồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật
trên cơ sở tính di truyền có từ ñời trước (Nguyễn ðức Hưng và cs., 2008).
Phát dục là quá trình thay ñổi về chất lượng, tức là tăng thêm, hoàn chỉnh các tính
chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể vật nuôi. Cơ thể ñộng vật không chỉ tăng chiều
cao, chiều ngang, khối lượng mà còn có sự thay ñổi, tăng cường chức năng hoạt ñộng, tính
cách hoạt ñộng của các cơ quan, bộ phận. Quá trình như vậy, người ta gọi là phát dục của
gia súc (Nguyễn ðức Hưng và cs., 2008).
Sinh trưởng là số lượng và phát triển là chất lượng. Quá trình sinh trưởng của sinh vật
bao gồm các quá trình phân chia của tế bào nhằm làm tăng số lượng tế bào, tăng kích
thước của tế bào, tăng tích lũy cơ sở vật chất trong tế bào thông qua quá trình sinh tổng
hợp protein. Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể ñó là sự hình
thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận
trong cơ thể, ñó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ
sở tính di truyền. Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng
bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật (ðặng Vũ Bình, 2007).
2.2.1. Quy luật sinh trưởng và phát dục
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ (1867),
Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) ñều cho rằng sự phát triển của
cơ thể trong các giai ñoạn và các thời kì luôn tuân theo thủ theo các quy luật (trích dẫn theo
Trần ðình Miên và cs., 1992), ñó là:
- Quy luật theo giai ñoạn
7
- Quy luật không ñồng ñều
- Quy luật chu kì
2.2.1.1. Quy luật phát triển theo giai ñoạn
Sinh trưởng và phát dục cùng diễn ra trong cơ thể trong sự phát triển chung của cơ
thể không tách rời nhau và không mâu thuẫn với nhau cùng tồn tại và hỗ trợ nhau cùng
phát triển tạo cho cơ thể gia súc hoàn thiện các chức phận. Quá trình sinh trưởng phát dục
của cơ thể gia súc nói chung và bò thịt nói riêng trải qua hai giai ñoạn lớn là giai ñoạn
trong bào thai và giai ñoạn ngoài bào thai. Mỗi giai ñoạn có một ñặc thù về sinh trưởng và
phát dục riêng.
- Giai ñoạn trong bào thai: Giai ñoạn trong bào thai của bò ñược tính từ lúc trứng
ñược thụ tinh tạo thành hợp tử cho ñến khi con vật ñược sinh ra, thời gian này kéo dài
khoảng 285 ngày và chia ra làm các thời kì. Thời kì phôi thai (1-34 ngày); Thời kì tiền thai
(35 - 60 ngày); Thời kì thai (61-285 ngày) (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
- Giai ñoạn ngoài bào thai: Bắt ñầu từ khi con vật sinh ra ñến khi già cỗi. Mỗi thời
kỳ khác nhau bò thịt có quá trình sinh trưởng, phát dục khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng
từng thời kỳ cũng khác nhau. Nhìn chung, sinh trưởng thời kỳ ñầu vẫn còn khá mãnh liệt,
ñến giai ñoạn trưởng thành con vật ñi vào thế ổn ñịnh. Thời gian dài ngắn của mỗi giai
ñoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc ñộ và cách thức sinh tổng hợp protein
chính là phương thức hoạt ñộng của gene ñiều khiển sinh trưởng của cơ thể (Williamson và
cs., 1978; Wood và cs., 1987).
Trong chăn nuôi bò hướng chuyên thịt, giai ñoạn sau bào thai ñược chia làm 3 thời
kì chính:
+ Thời kì thứ nhất (thời kì sinh trưởng): Tính từ khi sinh ñến thời kì xuất hiện tính
dục (9-12 tháng). Ở thời kì này bê phát triển chiều dài, chiều rộng, mô cơ, mô xương. Lúc
này các bộ phận cơ thể có tốc ñộ và cường ñộ phát triển mạnh nhất. Vì vậy, các nước chăn
nuôi tiên tiến lợi dụng ñặc ñiểm này tác ñộng thức ăn dinh dưỡng cao thúc ñẩy phát triển
ñối với bê giống chuyên thịt nhằm ñạt khối lượng 200-300kg vào lúc 200 ngày tuổi hoặc
400-500kg vào lúc 400 ngày tuổi, tuỳ theo từng giống nuôi thịt.
8
+ Thời kì thứ hai (thời kì thành thục về tính): Ở thời kì này bò phát triển chiều rộng
và chiều sâu. Khối lượng và kích thước cơ thể có có tốc ñộ sinh trưởng tối ña cho ñến lúc
sinh sản. Thời kì này hình thành lượng mỡ dự trữ. Vì vậy tất cả bò nuôi hướng thịt ñều giết
mổ ñể bán sản phẩm. Chỉ chọn lại ñàn bò giống bổ sung cho ñàn sinh sản ñể tiếp tục phát
triển ñàn bò hướng thịt.
+ Thời kì thứ ba (thời kì già cỗi): ðặc ñiểm của thời kì này là các mặt sản xuất sút
kém dần, sự ñồng hoá thấp hơn dị hoá. Do vậy, cần loại thải con vật trước tuổi già cỗi.
ðồ thị 2.1. ðường cong sinh trưởng và
Chú thích:
1: Khối lượng
(% so với bò
trưởng thành).
tăng trọng theo lứa tuổi của bê cái nuôi
dưỡng tốt (Nguyễn Văn Thưởng, 1995).
2: Tăng khối lượng ngày (% so
với tăng khối lượng tháng ñầu).
Trong chăn nuôi bò thịt, người
ta thường ñặc biệt chú ý 2 giai ñoạn
ñầu, vì các giai ñoạn này con vật ñều có
tốc ñộ sinh trưởng nhanh, sự phát triển
cơ bắp, sự tích lũy mỡ ở mức vừa phải,
tạo ra phẩm chất thịt có giá trị dinh
dưỡng và thương phẩm cao.
2.2.1.2. Quy luật phát triển không ñồng
ñều
a. Cơ quan tiêu hoá
Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa không ñồng ñều, ñặc biệt sự phát triển dạ dày ở
bê. Ở bê sơ sinh khối lượng dạ múi khế chiếm 40,85%, dạ cỏ 37,4%, dạ tổ ong là 7,55% và
dạ lá sách chiếm 14,2% khối lượng dạ dày. ðến 3 tháng tỷ lệ tương ñương của chúng là
15,5; 61,5; 7,5 và 15,55%. ðến 6 tháng tuổi, dạ cỏ của bê ñạt 62,6%; dạ tổ ong 9,2%; dạ lá
sách 15,4% và dạ múi khế 12,8%. Ở bò trưởng thành tỷ lệ tương ñương 59,06; 6,82; 22,52
và 11,6% (Verin, 1967 trích dẫn theo Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
9
b. Tầm vóc
Từ khi hình thành thai ñến khi trưởng thành cường ñộ sinh trưởng của cơ thể không
ñồng ñều. Trong vòng 15-18 tháng tuổi, nếu bê nuôi dưỡng tốt thì sự tích luỹ về thể vóc có
thể ñạt 60-70% so với trưởng thành, phần còn lại tích luỹ vào các tháng sau. Do vậy, chăn
nuôi bò thịt thực hiện có hiệu quả và kinh tế là khi bê dưới 2 năm tuổi.
2.2.1.3. Quy luật phát triển theo nhịp ñiệu
Sự sinh trưởng phát dục của sinh vật nói chung và gia súc nói riêng không phải là
tuyến tính. Sự tăng khối lượng thường diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 12 ngày.
Một số quá trình khác trong cơ thể cũng diễn ra theo nhịp ñiệu như chu kỳ ñộng dục, sự
ñồng hóa - dị hóa.
2.2.1.4. Hiện tượng sinh trưởng bù
Trong quá trình phát triển của ñộng vật, có những thời ñiểm tình trạng sức sinh
trưởng của con vật bị kìm hãm do hạn chế thức ăn thì ñến giai ñoạn sau, nếu nhận ñược
dinh dưỡng tốt, cường ñộ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật không bị ức chế và cuối
cùng vẫn ñạt khối lượng cùng lúc với các con vật khác. ðó là hiện tượng sinh trưởng bù.
ðồ thị 2.2. ðường cong sinh trưởng của nhóm không bị ức chế dinh dưỡng (A) và
nhóm bị ức chế dinh dưỡng (B) ( Lê Viết Ly, 1995)
Chú thích:
ðường 1: So sánh sinh trưởng ở một thời ñiểm.
ðường 2: Hiệu quả chuyển hoá thức ăn.
ðường 3: Khối lượng và ñộ béo thịt xẻ.
ðiều ñó cho thấy là sự ức chế dinh dưỡng lúc nào cũng ñi ñôi với làm giảm hiệu
quả chuyển hoá thức ăn, ñiều này ñược thể hiện ở cả giai ñoạn sinh trưởng bù. Do vậy
10
trong chăn nuôi, làm rút ngắn (hay không ñể xảy ra) giai ñoạn ức chế này là tốt nhất, ñặc
biệt ñối với thời ñiểm cung cấp sản phẩm cho thị trường.
2.2.2. ðặc ñiểm phát triển từng bộ phận
2.2.2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng hệ xương
Xương có tác dụng chống ñỡ, tạo hình của vật nuôi. ðồng thời hệ xương có liên
quan chặt chẽ ñến năng suất thịt, sữa và lao tác. Khi sơ sinh khối lượng xương chiếm
22,78% khối lượng cơ thể; 1,5 năm chiếm 11,7%; 5 năm ñạt 9,9%. Tỷ lệ xương so với khối
lượng thịt xẻ ñạt tương ứng là 16,12; 8,93; và 7,8% (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
2.2.2.2. ðặc ñiểm sinh trưởng cơ bắp
Cơ bắp là thành phần chủ yếu của thịt xẻ, sự sinh trưởng phát dục của cơ bắp có
quan hệ rất lớn ñến sinh trưởng và phát dục chung của bê. Cơ bắp sinh trưởng mạnh nhất là
từ khi sơ sinh ñến 14 tháng, sau 18 tháng tốc ñộ tích luỹ chậm.
2.2.2.3. ðặc ñiểm sinh trưởng của cơ quan nội tạng và da
Tốc ñộ sinh trưởng nhanh nhất của ruột vào lúc 1-3 tháng tuổi và da là 1-6 tháng,
sau ñó tốc ñộ chậm lại. Các cơ quan khác như tim, gan, lách.., sau 6 tháng bắt ñầu tăng
chậm.
2.2.2.4. ðặc ñiểm tích luỹ mỡ
Sự tích luỹ mỡ trong cơ thể phụ thuộc vào ñặc tính di truyền của giống, tuổi, cấu
trúc khẩu phần ăn, tính biệt và ñiều kiện môi trường. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể biến ñộng rất
lớn từ 4-30%. Mỡ nội tạng khi sơ sinh chiếm khoảng 0,2-0,4kg, khi trưởng thành 5-100kg.
Trong cơ thể con vật, mỡ tích lũy nhiều ở những cơ quan như phân bố dưới da bao phủ bề
mặt cơ thể; xen giữa cơ bắp, bao quanh mạch máu hệ thần kinh, lâm ba và tổ chức xốp; mỡ
ở trong các tổ chức cơ; mỡ ở trong nội tạng (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
2.2.2.5. Sự biến ñổi tương ñối các thành phần của thịt
Thành phần của thịt luôn biến ñổi theo ñộ tuổi, ñiều kiện nuôi dưỡng, quản lý và
ñặc ñiểm di truyền của gia súc.
Trong ñiều kiện phát triển bình thường, hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần
theo tuổi, lượng mỡ tích lũy tăng nhanh ở lứa tuổi 18-29 tháng, cao hơn 5,3 lần so với lúc
sơ sinh ñến 7 tháng. Khối lượng protein giảm dần theo lứa tuổi và lượng mỡ tăng lên.
2.3. Một số chỉ tiêu ñánh giá sinh trưởng bò thịt
Khả năng sản xuất và những giá trị kinh tế của vật nuôi ñược hình thành do các yếu
tố di truyền, dinh dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện trong quá trình phát triển cá
11
thể của chúng. ðể ñánh giá sự thay ñổi khối lượng, người ta thường dùng các khái niệm
sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt ñối và sinh trưởng tương ñối (Nguyễn Văn Thưởng,
1995).
- Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của con vật tích lũy ñược
trong một thời gian. Các thông số thu ñược qua các lần cân ño là biểu hiện sinh trưởng tích
lũy.
- Sinh trưởng tuyệt ñối: Biểu hiện sự tăng khối lượng cơ thể theo ñơn vị thời gian và
tính theo công thức:
R=
W 2 − W1
t 2 − t1
Trong ñó:
R: Sinh trưởng tuyệt ñối (kg/tháng; gam/ngày).
W1, W2: Khối lượng ban ñầu và lúc kết thúc (kg).
t1, t2: Thời gian ban ñầu và lúc kết thúc (tháng).
- Sinh trưởng tương ñối: Tính bằng phần trăm biểu thị sự tăng khối lượng cơ thể so
với khối lượng ban ñầu, theo công thức:
R=
hoặc R =
W 2 − W1
x 100
W1
W 2 − W1
x 100
(W 2 + W 1) / 2
Sinh trưởng tuyệt ñối của bò giảm dần từ sơ sinh ñến tuổi trưởng thành. Ngược lại,
sinh trưởng tương ñối cao hơn ở những tháng ñầu, sau giảm dần theo lứa tuổi. Tuy nhiên,
sự tăng giảm này thường không ổn ñịnh vì còn tuỳ thuộc vào chế ñộ dinh dưỡng. Nếu cho
con vật ăn giảm so với kỳ trước, cường ñộ sinh trưởng sẽ giảm nhanh, trái lại nếu cho ăn
tốt hơn, cường ñộ này sẽ giảm từ từ theo quy luật, ñôi khi còn có thể tăng lên.
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng bò thịt
2.4.1. Yếu tố di truyền
Sinh trưởng của bò thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong ñó di truyền là một trong
những yếu tố có vai trò quyết ñịnh ñến mức ñộ sinh trưởng của chúng. Theo Nguyễn Văn
Thưởng và cs. (1995), năng suất ñời con ở các công thức lai khi thay ñổi giống bố sẽ cho
khối lượng và tỷ lệ thịt tinh khác nhau. Thí nghiệm trên bò lai F1 giữa các giống bò ñực
Red Sindhi, Santa Gertrudis, Charolais với bò cái Lai Sind cho khối lượng tương ứng 219;
12
259 và 244 kg, tỷ lệ thịt tinh lần lượt là 30,4; 37,7 và 40,6%. Các giống bò ñực nói trên lai
trên nền bò cái F1 (HF × Lai Sind) cho kết quả về khối lượng là 255,5; 236,3 và 213,17kg
và tỷ lệ thịt tinh tương ứng 39,8; 36,7 và 35,5%. Khối lượng và chất lượng thịt ở con lai
phụ thuộc vào giống bố và con cái làm nền lai tạo, các giống bò thịt ôn ñới có xu hướng di
truyền tính trạng năng suất cao và phẩm chất tốt cho con lai. Trong một công thức lai tạo
khác giữa các bò ñực giống Red Sindhi, Santa Gertrudis, Charolais, Brown Swiss trên nền
bò cái Lai Sind, tác giả cho biết sinh trưởng tuyệt ñối ñạt tương ứng là: 284,94; 305,14;
336,69 và 305,59 g/con/ngày. Rõ ràng yếu tố giống ñóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc nâng cao năng suất thịt của các con lai.
2.4.2. Yếu tố dinh dưỡng
Quá trình phát triển của con vật sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức ñộ dinh dưỡng. Nếu
mức dinh dưỡng cao, con vật sẽ sinh trưởng nhanh và ñạt khối lượng tối ña trong thời gian
ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp, con vật sẽ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài.
Không chỉ có vậy, mức dinh dưỡng còn ảnh hưởng ñến sự tích lũy các chất dinh dưỡng
trong cơ thể con vật (chất lượng sản phẩm).
Boorman (1998), nghiên cứu sinh trưởng của bò Brahman chăn thả trên ñồng cỏ tự
nhiên và ñồng cỏ cải tiến có trồng 20% cây họ ñậu và bổ sung hỗn hợp thức ăn (gồm: rỉ
mật, urea, bột hạt bông, kynofos 21 và muối). Kết quả cho thấy: Trong cùng một ñơn vị
thời gian nuôi 3 tháng, nhóm bò Brahman ñược chăn thả trên ñồng cỏ cải tiến với 20% cây
họ ñậu và ñược bổ sung hỗn hợp thức ăn giàu năng lượng ñã ñạt khối lượng cao hơn (177
kg) so với bò chăn thả trên ñồng cỏ tự nhiên chỉ ñạt 140 kg. Phương thức nuôi dưỡng và
chế ñộ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất ñịnh ñến quá trình sinh trưởng của bò thịt.
Một thí nghiệm sử dụng khẩu phần gồm cỏ voi, bột sắn, urea và rơm lúa ñể nuôi vỗ
béo bò Lai Sind giai ñoạn 15-18 tháng tuổi trong thời gian 90 ngày tại Huế năm 2006 ñã
cho thấy, tăng khối lượng của bò ở các lô ñược cho ăn bột sắn cao hơn bò không ñược ăn
bột sắn từ 114-315g/con/ngày (tương ñương 48,10 ñến 132,91%). Bổ sung bột sắn (+2%
urê) vào trong khẩu phần cơ sở là cỏ voi và rơm lúa ñã ñem hiệu quả chăn nuôi bò thịt cao
hơn so với không bổ sung, trong ñó ở mức 1,32% bột sắn thu thêm 6930 ñồng và lãi 3018
ñồng/con/ngày so với ñối chứng (Nguyễn Hữu Minh và cs., 2006).
Thân cây lạc là một loại phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng protein cao, khi sử
dụng nuôi bò vỗ béo sẽ giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Năm
2008, tại Quảng Trị một nghiên cứu sử dụng khẩu phần gồm 100kg thân lá lạc ủ chua, 5kg
bột sắn, 0,5kg muối và cỏ tự nhiên ñể nuôi vỗ béo bò Lai Sind 22 tháng tuổi trong thời
13
gian 98 ngày (bò thí nghiệm có 14 ngày làm quen thức ăn). Kết quả ñã ñược công bố cho
thấy, hiệu quả kinh tế nhất khi thân lá lạc ủ chua sử dụng ở mức 26% VCK của khẩu phần
ăn (tương ñương 43% lượng thức ăn thô xanh). Sử dụng ở mức này, bò ñạt tăng khối lượng
0,833kg/con/ngày; tiêu tốn thức ăn 8,29kg VCK/kg tăng khối lượng; chênh lệch giữa thu
và chi ñạt 333.909 ñồng/con/tháng (ðỗ Thanh Vân và cs., 2008).
2.4.3. Yếu tố môi trường
Các ñiều kiện tự nhiên như: ðộ ẩm, nhiệt ñộ, cường ñộ chiếu sáng, lượng mưa...
ðều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể con vật. Ngay cả các ñiều kiện về dịch bệnh,
thổ nhưỡng, chất ñất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay ñủ ñều có ảnh hưởng nhất ñịnh ñến
trao ñổi chất của con vật, từ ñó tác ñộng tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Khi ñiều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống ñịa phương có lợi hơn
nhập nội vì các giống này ñòi hỏi ñiều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể hiện ñược tiềm
năng di truyền ưu việt. Theo nghiên cứu của Burns và cs. (2001), khả năng sản xuất thịt
của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gene với môi trường. Khả năng cho sản phẩm của
các giống bò lai Bos indicus cao hơn so với bò Bos taurus trong các vùng nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới của Úc. Có thể do Bos indicus thích nghi ñối với môi trường nhiệt ñới cao hơn.
Nhìn chung, các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh trưởng rất cao trong
ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ñồng cỏ thâm canh và các ñiều kiện môi trường thuận
lợi.
2.5. Năng suất và chất lượng thịt bò
Năng suất và chất lượng thịt bò là hai yếu tố ñược nhà sản xuất và người tiêu dùng
quan tâm ñầu tiên bởi ñây không chỉ là vấn ñề thuần tuý về hiệu quả kinh tế mà còn liên
quan ñến sức khoẻ của con người và môi trường sống hiện nay. Năng suất và chất lượng
thịt bò bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Giống, thức ăn, quá trình chăm sóc, quản lý và
tiêu thụ sản phẩm.
2.5.1. Một số chỉ tiêu ñánh giá năng suất bò thịt
2.5.1.1. Khối lượng sống
Khối lượng sống là chỉ tiêu thường ñược sử dụng ñể ñánh giá năng suất bò thịt. Chỉ
tiêu này ñược xác ñịnh bằng cách cân khối lượng bò sau khi nhịn ñói 12-24 giờ hoặc trước
khi giết mổ.
14
2.5.1.2. Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ
Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cơ thể sau khi ñã loại các phần như da, ñầu (tại
xương atlat), phủ tạng (cơ quan tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu) và 4 chân (cắt từ gối trở
xuống). Tỷ lệ thịt xẻ là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thịt xẻ so với khối lượng sống xác
ñịnh tại thời ñiểm ngay sau khi giết mổ.
Tỷ lệ thịt xẻ là một chỉ tiêu quan trọng ñánh giá năng suất của bò thịt. Các giống bò
chuyên thịt châu Âu như như Charolais, Hereford, Limousin có tỷ lệ thịt xẻ trên 60%; bò
thịt nhiệt ñới như Brahman, Drought Master khoảng 55%; nhóm Zebu nhiệt ñới kiêm dụng
như Red Sindhi, Sahiwal, Thapaka khoảng 50%; bò Vàng Việt Nam khoảng 45% (ðinh
Văn Cải, 2007). Thành phần chính của thịt xẻ bao gồm thịt, mỡ, xương. Những nhân tố
chính ảnh hưởng ñến thành phần thịt xẻ là giống, tính biệt (ñực, cái), chế ñộ dinh dưỡng và
phương thức chăn nuôi.
2.5.1.3. Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh
Khối lượng thịt tinh là tổng khối lượng thịt ñược tách ra từ thịt xẻ. Tùy theo vị trí
trên cơ thể và cấu trúc của cơ mà thịt tinh ñược phân ra thành các loại có giá trị khác nhau,
cách phân loại thịt tinh thường khác nhau ở mỗi nước. Theo ðinh Văn Cải (2007), ở Mỹ
người ta phân chia thịt ra làm 9 loại với các mức giá trị từ cao xuống thấp như sau: thịt
thăn (fillet), thịt mông, thịt ñùi, thịt phần lưng, thịt vùng vai, thịt chân, thịt cổ, cẳng chân,
thịt bụng và ngực. Tại Việt Nam, thịt tinh thường ñược phân ra thành 3 loại chính:
- Thịt loại 1 bao gồm thịt của 2 ñùi sau, thăn lưng và thăn chuột.
- Thịt loại 2 bao gồm thịt của 2 ñùi trước, thịt cổ và phần thịt ñậy lên lồng ngực.
- Thịt loại 3 bao gồm thịt của phần bụng, thịt rẻ sườn và thịt lọc còn lại.
2.5.1.4. Khối lượng và tỷ lệ xương
Khối lượng xương là tổng khối lượng xương ñược tách từ phần thân thịt xẻ sau khi
ñã tách hết các phần thịt lọc và phần mỡ. Thông thường bò trưởng thành tỷ lệ xương chiếm
khoảng 14% so với khối lượng thịt xẻ. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào phương thức nuôi
dưỡng bò trước khi giết mổ. Tỷ lệ mỡ tăng thì tỷ lệ xương giảm xuống.
2.5.1.5. Khối lượng và tỷ lệ mỡ
Mỡ bò ñược chia làm 3 phần gồm: Mỡ bao ngoài phần thịt, dưới da, mỡ xen kẽ
trong các cơ và mỡ thành từng ñám trong phần bụng và ngực. Trong quá trình ñánh giá,
không thể tách ñược phần mỡ xen kẽ trong cơ và mỡ bao ngoài phần thịt. Phần mỡ trong
bụng và mỡ trong ngực chính là khối lượng mỡ của bò.
15
2.5.1.6. ðộ dày mỡ dưới da
ðộ dày mỡ dưới da ñược ño ở xương sườn thứ 12 vuông góc với lớp mỡ ngoài tại
ñiểm ở 3/4 chiều dài cơ thăn. Khi ñộ dày mỡ dưới da tăng lên thì tỷ lệ thịt tinh giảm.
2.5.1.7. Diện tích mắt thịt
Diện tích mắt thịt (mặt cắt cơ thăn lưng) ñược ño ở vị trí xương sườn thứ 12-13
bằng cách sử dụng ô mắt lưới. Diện tích mắt thịt là một chỉ tiêu phản ánh lượng cơ có
trong thân thịt. Khi diện tích mắt thịt tăng thì tỷ lệ thịt tinh tăng.
2.5.2. Một số chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt bò
2.5.2.1. ðộ mềm của thịt (Tenderness)
ðộ mềm là cảm giác nhận biết của con người khi cắn và nhai thịt. ðộ mềm của cơ
có thể ñược xem như một thành phần cơ học trong kết cấu của thịt, xếp thứ hai sau tính giữ
nước (Dranfield và cs., 1994). Nhiều người cho rằng ñây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong
số các chỉ tiêu xác ñịnh chất lượng thịt bò.
ðộ rắn của thịt phụ thuộc vào hai thành phần cấu trúc protein ñó là colagen, chất
chủ ñạo trong mô liên kết và các sợi cơ. Sức bền cơ học của colagen không thay ñổi trong
thịt sau khi giết mổ và ñược gọi là ñộ rắn ban ñầu, sức bền của các sợi cơ không ổn ñịnh
sau khi giết mổ (Ouali và cs., 1991).
ðộ mềm của thịt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, tính biệt, tuổi giết
thịt, chế ñộ dinh dưỡng và quá trình bảo quản thịt sau giết mổ, ñiều này ñã ñược thông báo
bởi các tác giả trong và ngoài nước (Lê Viết Ly, 1995; Muir và cs., 2000; Nguyễn Xuân
Trạch và cs., 2006; ðỗ ðức Lực, 2009 và Phạm Thế Huệ, 2010).
Trong cùng một ñiều kiện nuôi dưỡng thì ñộ dai của thịt ở các giống khác nhau
biến ñổi khác nhau theo thời gian. ðộ dai của thịt bò thuộc các nhóm Lai Sind, Brahman x
Lai Sind và Charolais x Lai Sind tăng lên và ñạt giá trị tối ña sau khi giết mổ 48 giờ. Sau
48 giờ, ñộ dai giảm dần và thời ñiểm 8 ngày bảo quản, ñộ dai giảm xuống 83,85; 72,87 và
71,27N tương ứng theo từng nhóm lai (Phạm Thế Huệ, 2010). Theo Damon (trích dẫn theo
Lê Viết Ly, 1995) thì bò ñực thuộc các giống Angus, Hereford và Shorthorn ñộ mịn tốt
hơn và do ñó mềm hơn so với bò ñực Charolais, Brangus và Brahman. ðộ dai của thịt tăng
nhanh nếu sau giết mổ thịt ñược vội vàng ñưa ngay vào trong tủ lạnh. Muir và cs (2000);
Monson và cs (2005) (trích bởi Muchenje và cs., 2008) lập luận rằng, ñộ mềm thịt phụ
thuộc vào hàm lượng các collagen, mức ñộ ổn ñịnh của nhiệt ñộ bảo quản và cơ cấu
myofibrillar trong bắp cơ.