Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG DẠY
HỌC MƠN VẬT LÍ Ở CẤP THCS "


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mơi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các
nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung
cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ơ
nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, mơi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay
đang là vấn đề mang tính tồn cầu. Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc
của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm
2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo
dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trường,
trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và
bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thơng qua các mơn học và hoạt
động ngoại khoá...
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường phổ thơng,
việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường trong q trình giảng dạy
mơn Vật lí là vấn đề cần thiết khơng thể thiếu được.
2. Mục đích nghiên cứuViệc giáo dục bảo vệ mơi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm
mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về mơi trường như tính
phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải
của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa mơi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em
nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn
lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách


ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
3. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo
dục bảo vệ mơi trường trong dạy học mơn Vật lí ở cấp THCS” được nghiên cứu và viết
dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS và
dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh, nội dung chương trình mơn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong dạy học mơn Vật
lí ở cấp THCS” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng


nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng
thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ mơi trường, tuyên truyền, vận động mọi người
cùng chung tay bảo vệ mơi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông
qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình mơi trường ở địa
phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa
ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
6. Nội dung của đề tài
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
1.Cơ sở pháp lí
2. Cơ sở lí luận
3.Cơ sở thực tiễn
CHƯƠNG 2 : Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Khái quat phạm vị
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Nguyên nhân
CHƯƠNG 3: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài

1. Cơ sở đề xuất giãi pháp
2. Các giải pháp chủ yếu
3. Các ví dụ minh họa
4. Kết quả áp dụng thực tiễn


II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở pháp lí:
Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về
công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005. Căn cứ
quyết định1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội
dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ quyết định
256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi
trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu
thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát
triển bền vững đất nước.
- Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm
giáo dục phổ thông.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Quảng Bình, của phịng
Giáo dục và đào tạo huyện Tun Hóa, của trường THCS Sơn Hóa năm học 2011-2012.
2. Cơ sở lí luận:
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm
qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự
phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm họa
suy thối mơi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của lồi người. Chính vì vậy bảo vệ
mơi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia. Việc tích hợp nội dung
giáo dục bảo vệ mơi trường đối với bộ mơn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu
biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trị của con
người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn trọng thiên

nhiên, tơn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy
sinh.
3. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay con người đã khai thác q mức và sử dụng khơng hợp lí các nguồn tài
nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và
đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ơ nhiễm khơng khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn
nước bị ơ nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn hán…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ,
nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan


trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi
trường và kĩ năng bảo vệ
mơi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý
thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2 :

Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu

1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ
nhận thức kiến thức bộ mơn Vật lí của học sinh THCS. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ,
trao đổi các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình
hình mơi trường ở địa phương. Nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường
đối với bộ mơn Vật lí là một biện pháp tốt nhất nhằm giúp các em có ý thức, trách nhiệm
giữ gìn mơi trường xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó có học sinh.
Tuy nhiên, rất nhiều học sinh khơng mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ
mơi trường. Vì vậy, trong q trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách bảo
vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.

Trong q trình dạy học Vật lí, tơi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này cịn chưa thường xun, đơi
khi cịn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó,
Vật lí là mơn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hồn tồn có thể vừa đưa ra các
biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ
thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích
tính tị mị, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là
hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ mơi trường.
3. Ngun nhân:
- Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào
việc tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo
cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn
học sinh.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn
chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin; sử dụng
máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan
đến môi trường ...


CHƯƠNG 3:
Biện pháp, giãi pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng mơi trường bị suy thoái nghiêm
trọng. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi
trường một lượng khí thải rất lớn, làm ơ nhiễm nghiêm trọng đến mơi trường sống. Tuy
nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường như trên sẽ không đem lại hiệu quả, học
sinh sẽ không hiểu biết về tác động của mơi trường đối với lồi người, như thế sẽ làm
môi trường ngày càng mất cân bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con
người. Để cho nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường có hiệu quả tơi mạnh dạn

trình bày một số giải pháp tích hợp.
2. Các giải pháp chủ yếu:
2.1 Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của mơi trường đối với cuộc sống, từ đó có
những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần chọn lựa chủ đề
thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em.
Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ mơi trường cho học sinh cần thông qua các
nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học.
Ví dụ: Trong bài “Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu - Vật lí 8”. Giáo viên chọn
chủ đề khai thác, sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch dẫn đến những thảm hoạ về môi
trường và những biện pháp khắc phục.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể u cầu học sinh:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh tìm
hiểu.
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
2.2. Thu thập tài liệu về mơi trường sinh động và có sức thuyết phục.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, việc tìm
kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ mơi
trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn
những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa
vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định
dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn)
2.3.Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nơi dung


giáo dục bảo vệ môi trường.
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho
bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn khơng phù hợp sẽ làm

cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên
cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ
vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo được các u cầu đó thì
nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu
được kiến thức nơi dung học tập của phần đó.
2.4. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực
quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ mơi trường địi hỏi khơng chỉ cung cấp
kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn
đề về mơi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng
kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường
đưa lại.
3. Một số ví dụ minh họa
* Ví dụ 1

Bài 21: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT (Vật lí lớp 8)

* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã làm các bài tập vận dụng phần đối lưu. Đối lưu là
sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt
chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
* Tình huống tích hợp: Trong phịng ngủ đống kín cửa khơng có đối lưu khơng khí sẽ rất
ngột ngạt, khó chịu.
Biện pháp khắc phục: nên mở cửa sổ trước khi đi ngủ khoảng 15 phút để khơng khí
lưu thơng dễ dàng, khơng khí trong phịng thống sạch giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
* Tình huống tích hợp: Trong bếp lị hay các lị cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi khơng
khí trong lị bị đốt nóng sẽ rất ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta dùng những ống khói rất cao để thơng
gió (tạo ra lực hút khí) khi đó khơng khí trong lị bị đốt nóng theo ống khói bay lên đồng
thời khơng khí lạnh ở bên ngồi lùa vào cửa lị. Nhờ đó ln có đủ khơng khí để đốt cháy
nhiên liệu. Mặt khác ống khói cao làm cho khói thải ra bay lên cao, chống ơ nhiễm mơi

trường.
* Tình huống tích hợp: Khi dùng rơm, trấu, mạt cưa để nấu bếp, ta thấy có rất nhiều bụi
làm khơng gian bếp ngột ngạt.


Biện pháp khắc phục: Người ta đã chế tạo loại bếp có ống khói, để khói bụi có thể thốt
lên cao.

* Ví dụ 2 Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng khuếch tán. Hiện
tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hồ lẫn vào nhau. Hiện tượng khuếch tán có
thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất lỏng và chất khí, thậm chí cịn xảy ra ở chất
rắn.
Mặc dù khơng khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước
biển vẫn có khơng khí. Nếu thiếu khơng khí, các lồi sinh vật trong lịng đại dương khơng
thể sống được. Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên mặt biển (Chẳng
hạn: Tàu Alpha-1 của Hy Lạp chở 2000 tấn dầu thơ bị chìm ở Piraeus. Tàu Prestige chở
hơn 77000 tấn dầu chìm ngồi khơi vùng biển Tây Ban Nha làm tràn dầu trên biển trở
thành sự cố tràn dầu nguy hại nhất từ trước đến nay. Tàu chở cần trục đâm phải tàu chở
dầu ngoài khơi phía Tây Hàn Quốc khiến 66000 thùng dầu thơ bị tràn ra biển...) làm cho
khơng khí khơng thể khuếch tán vào nước dẫn tới trong nước biển thiếu ôxi làm chết rất
nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhiều loài sinh
vật
biển
khác
nữa.
Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra tàu chở dầu trước khi lưu
thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an tồn trong suốt q trình lưu thông. Các
tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như với các tàu khác trong khu vực lưu
thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, không những gây thiệt hại cho người và tài

sản mà còn làm ô nhiễm môi trường, rất lâu sau mới có thể khắc phục được.
* Ví dụ:3
Bài 26: NĂNG SUẤT T ỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
(Vật li 8 hướng dẫn đọc thêm)
* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã tìm hiểu nhiên liệu là gì và lấy các ví dụ về nhiên


liệu

thường
gặp.
Hiện nay, than đá, dầu mỏ, khí đốt đang là các nhiên liệu chủ yếu của con người. Tuy
nhiên, việc khai thác và sử dụng các nhiên liệu này đã và đang gây những hậu quả vô
cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của con người: hạn hán, lũ lụt, bão,
sóng thần, khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước, đất gây mưa
axít, thủng tầng ơzơn...

Hậu quả của việc khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch


(Bắc Kinh, Trung Quốc chìm trong khói bụi do sử dụng nhiên liệu hoá thạch gây ra)
.

(Lũ lụt và hạn hán)

(Bảo, lũ và sóng thần)
Vậy con người cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Chúng ta biết rằng, các nguồn năng lượng nói trên khơng phải vơ tận mà chỉ trong vòng
khoảng 50 năm nữa các nguồn nhiên liệu này sẽ cạn kiệt. Vì vậy, một trong những nhiệm
vụ vơ cùng cấp bách của con người là phải tiết kiệm các nhiên liệu sẵn có, đồng thời phải



nghiên cứu tìm ra các nhiên liệu mới thay thế. Hiện nay con người đã tìm ra nhiều nguồn
năng lượng sạch, dồi dào phục vụ cho sản xuất và cuộc sống:
- Năng lượng từ đại dương (nước biển): phong phú nhất là các quốc gia có biển lớn. Sóng
và thuỷ triều làm quay tuabin máy phát điện.
- Năng lượng Mặt Trời: Dùng chạy pin Mặt Trời.
- Bắt chước quá trình quang hợp của thực vật, hiện nay các nhà khoa học đang nghiên
cứu tìm cách biến đổi năng lượng của ánh sáng (nguồn năng lượng vô tận) thành nguồn
năng lượng sạch và thân thiện với mơi trường.
- Năng lượng gió: Sử dụng sức gió để quay tuabin máy phát điện. Đây là nguồn năng
lượng dồi dào, có ở mọi nơi.
- Dầu thực vật dùng để chạy xe, chẳng hạn cải dầu.
- Năng lượng từ sự lên men sinh học: Được tạo từ sự lên men sinh học của đồ phế thải
sinh hoạt nhằm tạo khí mêtan.
- Một trong những nhiên liệu có triển vọng thay thế cho dầu và khí đốt là hiđrơ, vì: Hiđrơ
có năng suất tỏa nhiệt cao hơn dầu và khí đốt. Đây là khí có năng suất tỏa nhiệt cao nhất
trong tất cả các nhiên liệu có trong thiên nhiên, đã được sử dụng làm nhiên liệu phóng
các tàu vũ trụ. Hiđrơ được điều chế bằng cách dùng năng lượng Mặt Trời để điện phân
nước biển. Như vậy, nguồn ngun liệu để điều chế hiđrơ có thể coi là vơ tận.Hiđrơ lỏng
có thể vận chuyển dễ dàng bằng các bình chứa hoặc ống dẫn. Hiđrơ khi bị đốt cháy
khơng toả ra các khí độc như các nhiên liệu khác.
* Ví dụ: 4

Bài 28: Động cơ nhiệt (Vật lí 8 hướng dẫn đọc thêm)
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh trả lời C5 phần vận dụng

Động cơ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, động cơ nhiệt lại
gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta:
- Gây ra tiếng ồn

- Xả vào môi trường sống các khí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu.


*Biện pháp khắc phục:
- Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt.
- Cải tiến động cơ nhiệt thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào sử dụng rộng rãi loại xăng ethanol, đây là loại
nhiên liệu tiết kiệm và giảm bớt khí thải CO 2 ra mơi trường. Hiện ở Việt Nam mới thử
nghiệm cho xe Taxi.
- Thay thế động cơ nhiệt bằng những động cơ khác khơng làm hoặc ít làm ơ nhiễm mơi
trường: Vừa qua hãng GM và Segway đã phối hợp sản xuất thành công loại ôtô 2 bánh
đầu tiên trên thế giới với 2 chỗ ngồi. Loại xe này sử dụng một bộ pin để hoạt động, vì vậy
rất thân thiện với mơi trường. Loại xe này có thể chạy với vận tốc 56km/h. Chỉ cần mất
vài phút cho một lần sạc pin.
* Ví dụ 5 Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
- Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Phương pháp tích hợp: Sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế nào để nhìn
thấy một vật (hình 1.2a), Giáo viên kết hợp đặt ra các câu hỏi.
GV hỏi : Các em có biết vì sao các bạn học sinh ở thành phố bị cận nhiều hơn các bạn
học sinh ở nông thôn không ?
HS nhận thức: Ở thành phố, do nhà cao tầng che chắn nên các học sinh thường phải học
tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) hoặc ánh sáng tán xạ nên
mắt thường dễ bị cận. Chúng ta ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh sáng
chủ yếu là ánh sáng tự nhiên vì thế mà ít bị cận hơn.
GV: Để khắc phục hiện tượng trên thì các học sinh thành phố cần phải làm gì ?
HS trả lời: Các học sinh thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã
ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
GV nhấn mạnh: Các học sinh khi học tập phải đảm bảo ánh sáng, hạn chế học tập dưới
ánh sáng nhân tạo.



* Ví dụ 6: Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
- Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, khơng nhận được ánh sáng từ nguồn
sáng truyền tới.
- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm H3.1-sgk vl7, H 3.2-sgk vl7để hình thành kiến
thức bống tối, sau đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh(có sử dụng hình ảnh minh
họa).
GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để khơng có bóng tối?
HS trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, khơng có bóng tối.
Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn lớn.
GV: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ơ nhiễm ánh sáng?(sử dụng hình ảnh
để học sinh quan sát)HS trả lời: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng là do quá
nhiều loại nguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác nhau.
Hình ảnh ơ nhiềm ánh sáng ở các đô thị:

GV: Sự ô nhiễm ánh
sáng này có gây tác hại gì cho con người ?
HS nhận thức: Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm cho con
người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an tồn giao
thơng và sinh họat.
GV: Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng đô thị ?
HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.


+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
* Ví dụ 7: Bài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
- Địa chỉ tích hợp: Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.

- Phương pháp tích hợp: Hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng( có sử
dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình
ảnh vể sự ơ nhiễm của nguồn nước, các hành động để bảo vệ môi trường nước.
GV : Các mặt nước trong xanh của các dịng sơng, ao, hồ có vai trị gì ?
HS trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dịng sơng, ao, hồ nó khơng những là những
chiếc gương phẳng tự nhiên để tơn lên vẽ đẹp cho q hương mà nó cịn góp phần quan
trọng vào việc điều hịa khí hậu tạo ra mơi trường trong lành.
GV giới thiệu hình ảnh mơi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ơ nhiễm rất nghiêm
trọng Hình ảnh các chất độc hại được thải xuống các ao hồ(bên trái)

GV: Vậy chúng ta
cần phải làm gì để
có được những mặt nước trong xanh này?
HS nhận thức: Dịng sơng ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ơ nhiễm nghiêm
trọng, vì vậy chúng ta khơng được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được


bơm các chất độc hại từ vuông xuống sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý
thức giữ gìn mơi trường.
* Ví dụ 8.

Bài 12 : GƯƠNG CẦU LÕM

- Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành
một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân

thích
hợp
thành
một

chùm
tia
phản
xạ
song
song
.- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm( H 8.2 – sgk vl7), kết hợp sử dụng hình ảnh về
lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt các câu hỏi có liên
quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức BVMT.
GV: Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, song song hay
phân kì?
HS: Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song.
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trị gì?
HS: Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trị rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nó
là một nguồn năng lượng vơ tận.
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này khơng?
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
GV: Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
HS nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm
thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài ngun đồng
thời bảo vệ được mơi trường.
Ngồi ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng
vào trong cuộc sống
(như nấu nướng, nấu chảy kim loại…)
GV giới thiệu hình ảnh (sử dụng gương cầu lõm
để nấu nướng)
* Ví dụ 9:
NHIỄM TIẾNG ỒN

Bài 15 : CHỐNG Ơ


- Địa chỉ tích hợp: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi
tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người mà nó còn ảnh hưởng


đến tập tính cũng như mơi trường sống của một số lồi động vật trên thế giới.
- Phương pháp tích hợp: sử dụng hình ảnh về ơ nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở
địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV: Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? ( hình ảnh về tác hại của sự ơ nhễm tiếng ồn).

+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi tồn thân, nhức đầu, chống váng, ăn khơng ngon, gầy yếu.
Ngồi ra người ta cịn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thính lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung,
dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
+ Làm ảnh hưởng đến mơi trường sống của một số loài động vật.
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ơ nhiễm tiếng ồn ?
HS hiểu : Phịng tránh ơ nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố
và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như:
thảm, rèm , thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý
thức giữ trật tự cho mọi người.


+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp
đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, cấm các phương tiện giao thông cũ
hoặc lạc hậu hoạt động.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Khơng đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn

như: máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại… Khi cần tiếp xúc với
các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an
toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khi lên cầu
thang, khơng nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học…
* Ví dụ 10:

Bài 17 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

- Địa chỉ tích hợp: Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ sát
- Phương pháp tích hợp: Làm các thí nghiệm của bài để hình thành kiến thức có thể làm
nhiễm điện vật bằng cách cọ sát, sử dụng hình ảnh về tác hại của sét và biện pháp làm
giảm sét, kết hợp lấy ví dụ thực tế.
GV: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào ?
HS: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ sát.
GV: Trong tự nhiên vật có thể tự nhiễm điện được khơng? Em hãy cho ví dụ?
HS: Trong tự nhiên vật vẫn có thể nhiễm điện được mà khơng cần sự tác động của con
người.Ví dụ, vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ sát vào nhau nên nhiễm
điện trái dấu.
GV: Sự nhiễm điện này dẫn đến hiện tượng gì trong tự nhiên?
HS: Sự nhiễm điện trên dẫn đến sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây
với mặt đất (sét).
GV: Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến mơi trường khơng?
HS: Hiện tượng trên vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hịa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon
bổ sung vào khí quyển…
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các cơng trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con
người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại
(NO, NO2…).
GV: Vậy cần phải làm gì để làm giảm tác hại của sét ?

(sử dụng hình ảnh dùng cột thu lôi để làm giảm tác hại của sét)


HS ý thức : Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các cơng trình xây
dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lơi
* Ví dụ: 11
Bài 29
AN
TỒN
KHI
SỬ
DỤNG
ĐIỆN
- Địa chỉ tích
hợp: Phải thực
hiện các quy tắc
an tồn khi sử
dụng điện.
- Phương pháp
tích hợp: Tiến hành thí nghiệm H29.1, 29.2 – sgk vl7, để nêu những tác hại của dòng điện
đối với con người, liên hệ thực tế, hình ảnh sự cố chập điện….
GV : Khi chúng ta sử dụng điện thường gặp những sự cố nào?
HS nhận thức: Q trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự
tiếp xúc điện khơng tốt của các thiết bị đóng - ngắt mạch điện cũng có thể làm phát sinh
các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin
liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như NO, NO 2, CH4…), tia
lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn. (hình ảnh sự cố
chập điện gây hỏa hoạn) Hàng năm các vụ hỏa hoạn ở các khu chợ, ở các khu đô thị xãy
ra chủ yếu là do chập điện, nguyên nhân sâu xa là do nhiều người cịn thiếu sự hiểu biết
về vấn đề “An tồn khi sử dụng điện”. Hiện tượng cháy- chập điện không những cướp đi

tính mạng của con người mà nó cịn làm thiệt hại nhiều tài sản, làm lãng phí điện năng,
làm ô nhiễm môi trường một cách trực tiếp và gián tiếp.
GV : Để khắc phục được sự cố trên các em cần phải làm gì ?
HS nhận thức: Để khắc phục được sự cố trên ta cần phải:
Đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị
điện.
-

Cần phải tìm hiểu kĩ các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

-

Nhắc nhở người thân trong gia đình phải sử dụng điện một cách cẩn thận.


CHƯƠNG 4.
1.

Kết quả việc ứng dụng vào thực tiển

Kết quả đạt được

a/ Kết quả cụ thể được xác định dựa trên việc đánh giá các câu hỏi có tích hợp giáo dục
môi trường trong các bài kiểm tra ở môn vật ly như sau:
Năm học 2010 - 2011:
Đầu năm
lớ
p

Số lượng


Cuối năm
Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

7A 14/28

50%

20/28

71,4%

7B 13/29

44,8%

21/29

72,4%

Năm học 2011 - 2012:
Đầu năm
lớ
p

Số lượng


Cuối năm
Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

8A 20/27

74,1%

28/28

100%

8B 21/28

75%

29/29

100%

* Chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt, số học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm.
Cụ thể: Kết quả khảo sát chất lượng mơn vật lí đầu năm:


* Sau khi tiÕn
hµnh áp dụng

phương pháp
trên với đối
tượng học sinh
THCS
Sn
Húa, khi kiểm
tra kết thúc
nm hc mụn
vật lý tôi đÃ
thu đợc kết
quả nh sau:

Gii

khỏ

Tbỡnh

Yu

TT

lp

SL

SL

TL


SL

TL

lớ

K6

60

4

6,6

19

31,7 33

55,1 4

6,6

lớ

K7

36

0


0

11

30,1 18

50,0 7

19,9

lớ

K8

57

4

7,0

17

29,8 32

56,2 4

7,0

lớ


K9

55

4

7,2

17

30,9 30

54,7 4

7,2



Tổng 208

12

5,7

64

30,8 113

54,3 19


9,2

Khá

TB

SL

TL

SL

TT Lớp

TS

Giỏi

Yếu



K6

60

12 20,0% 14 23,3% 30

50,0% 4 6,7%




K7

36

0

0

52,8% 4 11,1%



K8

57

9

15,7% 22 38,6% 25

44,0% 1 1,7%



K9

55


8

14,5% 15 27,3% 32

58,2% 0 0%

5

Tổng 208 29 13,9% 64 30,8% 106 51,0% 9 4,3%

Nhận
Trong
tiến
dạy

13 36,1% 19

TL

b.
thức:
2 năm
hành
thực

nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của học sinh về môi trường ngày càng được cải
thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ mơi trường như: phong trào giữ vệ sinh
phịng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh
xung quanh trường học, không xã rác nơi cơng cộng,…….. Ngồi ra các em cịn tổ chức
các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ mơi trường , các em cịn là các tun truyền

viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ mơi
trường sống, bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Nhận thức của các em về mơn Vật lí khơng cịn đơn giản là mơn thực nghiệm nữa, mà
cịn là mơn học giúp các em gần gủi hơn với môi trường sống, biết làm gì để BVMT, bảo
vệ trường học, bảo vệ gia đình…, song song đó các em cịn hăng hái xây dựng bài, nhất


là những bài có tích hợp BVMT các em rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm
tích cực đưa ra ý kiến về việc BVMT, khiến cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận - Bài học kinh nghiệm:
Trong q trình dạy học, tơi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh các biện
pháp bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy, việc học sinh được tiếp cận với những vấn đề hết
sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn.
Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra ngun nhân gây ơ nhiễm môi trường,
đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và một điều quan trọng mà tôi nhận
thấy là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ mơi
trường tốt hơn.
Tích hợp giáo dục mơi trường là vấn đề quan trọng, cấp bách và rất cần
thiết. Với bộ môn Vật lý chúng ta cần có sự kết hợp giáo dục môi trường trong các tiết
dạy. Sự kết hợp giáo dục cần nhẹ nhàng tránh gò ép gây nhàm chán phản tác dụng. Tạo
nhận thức về ý thức bảo vệ mơi trường, có trách nhiệm trước mơi trường sống cho mỗi
học sinh. Cần cho học sinh có cái nhìn chính xác về môi trường và sự ô nhiễm môi
trường.
2. Kiến nghị:
- Cần có những cẩm nang minh họa cụ thể cho việc lồng ghép giáo dục mơi trường.
- Cần có chương trình giáo dục bảo vệ mơi trường cụ thể cho mỗi địa phương tránh
chung chung, nơi nào cũng giống nơi nào.
- Cần tổ chức các chuyên đề cho việc lồng ghép giáo dục môi trường.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử ngành giáo dục

và đào tạo cung cấp thêm laptop và đầu chiếu projecter.
- Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm nên tổ chức học tập chuyên đề “phương pháp tích
hợp giáo dục bảo vệ mơi trường” và chuyên đề “sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu
quả” đối với bộ mơn Vật lí để giáo viên có thêm kiến thức và có điều kiện giao lưu học
hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.


Người viết



×