SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
NHÓM.ÁP DỤNG VÀO BÀI “BIẾN DẠNG CỦA LÁ”SINH HỌC 6"
1
A- Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết cấu trúc, nội dung cách trình bày của sách giáo khoa học mới THCS
theo hướng đổi mới cách viết từ thông báo kiến thức chuyển sang tổ chức hoạt động để
học sinh tìm tòi khám phá kiến thức mới, SGK góp phần thực hiện mục tiêu chung của
cấp học với ưu tiên giúp hình thành và phát triển phương pháp tự học của học sinh, nâng
cao năng lực độc lập, tính sáng tạo, có quan tâm đúng mức tới tính phân hoá, phù hợp với
các trình độ học tập của học sinh, hỗ trợ có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp, dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Vì vậy việc đổi mới phương
pháp dạy học thụ động sang phương pháp dạy học tích cực là điều cần thiết, trong đó
phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh là cách tiếp cận để dạy học tích cực
có hiệu quả.
- Tổ chức hoạt động nhóm là một hình thức trong phương pháp dạy học tích cực trong đó
những người tham gia được hướng dẫn bởi một người tổ chức thông qua một chuỗi các
hoạt động học tập, được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và tạo cơ hội để chỉ
huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thông qua quá trình học tập. Qua thảo luận nhóm
các thành viên của nhóm có thể được nhận thêm thông tin từ bạn bè, được biểu lộ qua các
quan điểm khác nhau và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Hoạt động nhóm được tổ chức
sẽ làm tăng không khí học tập gắn bó. Trong từng nhóm, các ý kiến của mỗi cá nhân
được đánh giá và chấp nhận, có sự cảm thông chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh với
nhau, giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác. Đây là một kĩ năng
quan trọng của người lao động tương lai. HS học theo nhóm HS có cơ hội thể hiện hiểu
biết, những kĩ năng, những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu ra. Tính cách cá
nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn bè, ý thức cộng đồng. Dạy học theo nhóm giúp GV
thu nhận những kinh nghiệm, sự sáng tạo của học sinh, cũng là phương pháp có tính hiệu
quả cao tạo điều kiện để học sinh tham gia vào quá trình dạy học, giúp phát triển hành vi
xã hội và phát triển tư duy.
- Trong phương pháp hoạt động nhóm chú trọng vào phương pháp tự học của học sinh. ở
xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, kĩ thuật công nghệ
phát triển thì không nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà
cần quan tâm dạy cho các em phương pháp tự học. Nếu làm được điều đó sẽ tạo cho các
em lòng say mê học tập. Kết quả học tập được nhân lên gấp bội. Do đó trong qua trình
học tập bên cạnh việc học tâp cá thể cần phối hợp học tập hợp tác theo nhóm vì một lớp
trình độ kiến thức tư duy của học sinh không đông đều. Mặt khác trong học tập không
2
phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ đều được hình thành thuận lợi bằng những hoạt động
độc lập của học sinh. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm làm tăng hiệu quả học
tập nhất là lúc phải giải quyết những vẫn đề khó thực sự xuất hiện nhu cầu phối hợp cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động nhóm khó có thể có tính ỉ lại. GV
khuyến khích HS đóng góp ý kiến cá nhân vẫn đề đang học, khuyến khích những bài giải,
những bài tập sáng tạo thắc mắc những vấn đề đang học hay những bài tập khó. GV tạo
cơ hội để học sinh tham nhận xét, bổ sung các câu trả lời của bạn.
Như vậy dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm thì hoạt động của học sinh
là chủ yếu, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo việc tìm tòi, khai thác kiến
thức của học sinh.
Trong quá trình thực tế giảng dạy, tự học tập qua đồng nghiệp, tham gia các kì thao
giảng, thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên tôi đã nhận thức được vai trò của việc
đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt trong phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. Từ
đó tôi đã nhiều lần áp dụng phương pháp này trong giảng dạy theo hướng đổi mới và đã
đạt kết quả và trong đề tài này tôi đưa ra áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào một
bài cụ thể đó là “ Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm. áp dụng vào bài “
Biến dạng của lá” trong sinh học 6.
B- giải quyết vấn đề:
I- Thực trạng:
- Thực tế hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học cơ sở nên
việc dạy học bằng hợp tác nhóm là rất cần thiết, nhưng việc thực hiện chưa được tốt ở
trong các tiết học, mang tính qua loa nên chưa kích thích được tính tò mò ham học của
HS bằng hình thức này.
- Khả năng dạy học của một số GV còn hạn chế nên việc áp dung dạy học hợp tác nhóm
còn khó khăn, như khi quản lí học trò không tốt thì việc tổ chức nhóm không thành công.
- Qua giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp trong phân môn và thông tin của các đồng
nghiệp ở các trường thì việc dạy học hợp tác nhóm nói chung chưa thực hiện được hoàn
hảo, vấn đề này cũng do một số nguyên nhân sau:
+ Do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng việc dạy học của giáo viên, ví dụ
như: bàn ghế phải đúng theo quy cách, bàn ghế phải làm sao cho HS dễ dàng trong hoạt
động nhóm.
3
+ Nhiều giáo viên đã quen thuộc với cách dạy truyền thống nên khi tổ chức cho các
em sinh hoạt theo nhóm cảm thấy khối lượng công việc của một tiết dạy nó tăng lên, bất
tiện, sợ dạy không hết bài.
+ Trong một bài học có khi nội dung kiến thức dài sợ dạy không hết bài, nên cứ
nghĩ làm sao để dạy cho hết lượng kiến thức là được còn cách thức tổ chức thì như thế
nào cũng được.
+ Do trong quá trình giảng dạy không thường xuyên tổ chức cho các em làm quen
hoạt động theo nhóm, HS cũng không quen, từ đó giáo viên sợ mất thời gian nên cũng
không tổ chức cho các em thực hiện được.
+ Do trong quá trình dạy học các đồ dùng dạy học, mẫu vật thực tế không đủ phân
phát cho tất cả các nhóm nên trong quá trình thảo luận giữa các nhóm không đạt hiệu
quả.
II- Giải pháp:
1- Để đạt được kết quả cao trong dạy học hợp tác nhóm cần lưu ý một số vấn đề sau:
* Khi tổ chức hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến số nhóm và số
người trong nhóm. Số học sinh trong một nhóm phải có đủ để trao đổi, giả quyết các vấn
đề được giao, nếu quá đông không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải
quyết nhiệm vụ. Số học sinh trong nhóm phụ thuộc vào bài tập và số học sinh trong lớp,
một nhóm trung bình 5 – 7 học sinh. Mỗi nhóm có một thư kí và một nhóm trưởng để
điều khiển cuộc thảo luận.
*Trong dạy học hoạt động nhóm chúng ta cần chú ý đến đối tượng học sinh ở từng miền
vùng khác nhau nhưng theo tôi có hai vùng chính đó là:
- Đối với học sinh thành phố thì cần lưu ý tới mẫu vật cho các em quan sát, mẫu vật
thường rất khó tìm nên tổ chức cho các em sinh hoạt nhóm thì gặp nhiều khó khăn, cho
nên cần có đầy đủ tranh ảnh để các em quan sát.
- Đối với các học sinh ở vùng nông thôn việc tìm mẫu vật là rất dễ dàng nên áp dụng sinh
hoạt nhóm gặp nhiều thuận lợi, mẫu vật phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
và giáo viên trong giờ học.
- Để chuẩn bị cho tiết dạy tổ chức cho các em sinh hoạt nhóm GV cần chú ý ở tiết trước
cần dành 3 phút để phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị đầy đủ các mẫu vật cho
tiết tiếp theo.
4
- Với đề tài này tôi áp dụng cho đối tượng là học sinh vùng nông thôn nên cũng thuận lợi
về mẫu vật học sinh chuẩn bị đầy đủ, còn những mẫu không có thì đã có tranh ảnh cho
các em quan sát, do đó đưa đến thành công cho tiết dạy.
* Khi tổ chức hoạt động nhóm cần dựa vào cơ sở vật chất của nhà trường, bàn ghế có phù
hợp cho HS di chuyển trong quá trình thảo luận nhóm hay không, đồ dùng dạy học phải
có đầy đủ cho các nhóm, đặc biệt là mẫu vật cho các nhóm.
*Khi tổ chức hoạt động nhóm, phân chia nhóm HS trong các nhóm làm sao năng
lực phải đồng đều, và nhóm phải phân chia ngay từ đầu vào năm học và cố định nhóm
luôn trong các tiết học phải thực hiện theo sự phân công đó, chỉ thay đổi nhóm trưởng và
thư kí.
2- Các bước tiến hành hoạt động nhóm:
a- Giao nhiệm vụ:
+ Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm: giáo viên thông báo rõ ràng mục tiêu của hoạt động.
Sau hoạt động nhóm, học sinh cần thu nhận được những kiến thức, kĩ năng gì.
+ Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động: GV mô tả khái toàn bộ hoạt động, có những công
việc gì, làm như thế nào.
+ Nêu câu hỏi, vấn đề: GV nêu nhiệm vụ thảo luận cho cả lớp ( nếu cả lớp có cùng nhiệm
vụ ) hoặc cho mỗi nhóm ( nếu các nhóm có nhiệm vụ khác nhau ).
b- Thành lập nhóm:
+ Chia nhóm: Thông báo số nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu người và cách chia nhóm.
+ Cung cấp thông tin và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm. Nơi làm việc của
nhóm, bao nhiêu thời gian, kết quả cuối cùng, ai sẽ chỉ đạo nhóm, tiến hành ra sao, nguồn
vật tư, dụng cụ …
+ Dành thời gian để học sinh tự nghiên cứu mẫu vật, trao đổi thống nhất với nhau, kiểm
tra lại xem các em đã rõ nhiệm vụ chưa, hoặc các em có thắc mắc gì nữa không.
c- Làm việc theo nhóm:
+ Bắt đầu làm việc theo nhóm: sau khi hoàn thành các bước trên GV yêu cầu các em tiến
hành làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận nhiệm vụ dưới sự điều khiển của nhóm
trưởng. Thư kí ghi chép những ý kiến thảo luận, kết quả thí nghiệm …
+ Theo dõi tiến độ của nhóm: điều chỉnh thời gian cần thiết, giải quyết những thắc mắc
của học sinh, những khó khăn các nhóm gặp phải. +Thông báo thời gian: GV nhắc nhở
5
HS về thời gian cho học sinh để đảm bảo thời gian như kế hoạch đã dự kiến. Tránh bị
động và quá thời gian thảo luận, ảnh hưởng đến kế hoạch của bài học.
+ Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo: Trong khi học sinh báo cáo, GV có thể đến từng nhóm
và hưỡng dẫn học sinh viết báo cáo theo yêu cầu của giáo viên.
d- Các nhóm báo cáo kết quả: Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các
nhóm khác nêu câu hỏi và thắc mắc.
e- Tổng kết rút kinh nghiệm:
Trong hoạt động rút kinh nghiệm, GV thực hiện có sự phối hợp của học sinh. Những kết
luận về kiến thức và kĩ năng mà HS cần tiếp thu cần được tổng kết, tóm tắt, hệ thống sau
hoạt động nhóm. Đồng thời trong bước này, GV cần rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ
tham gia hoạt động của các nhóm, của từng các nhân. Đây cũng là những điều cần thiết
cho giáo viên để tổ chức hoạt động tương tự ở các lớp khác.
3- Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm. áp dụng vào bài “ biến dạng
của lá” sinh học 6:
Tiết PPCT: 28
Bài 25:
Biến dạng của lá
I- Mục tiêu của bài
1- Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm hình thái và chức năng của một số loại lá biến dạng, từ đó
nhận dạng được một số loại lá biến dạng trong tự nhiên.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
2- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhân biết kiến thức từ mẫu vật và tranh
- Rèn kĩ năng hoạt động hợp tác nhóm
3- Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích thiên nhiên.
+ Có ý thức tinh thần cao trong học tập hợp tác nhóm.
II- đồ dùng dạy học:
- GV: + Mẫu: cành xương rồng, cành mây, đậu hà lan(nếu có), cây hành có lá xanh, củ
dong ta, củ riềng,
+ Tranh: cây nắp ấm, cây bèo đất, cây đậu hà lan.
6
+ Kẻ bảng tr85 SGK vào giấy khổ lớn để trống nội dung và phiếu học tập
+ Các tấm bìa có ghi đặc điểm, chức năng, tên lá biến dạng của một số loại cây có
trong bảng tr85
- HS: + Chuẩn bị mẫu theo nhóm đã phân công
+ Kẻ bảng SGK tr85 vào vở bài tập
III- phương pháp:
Quan sát tìm tòi + hoạt động nhóm nhỏ
VI-Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: ? Nêu đặc điểm bên ngoài của phiến lá? lá có chức năng gì?
( HS nêu được: phiến lá thường có hình bản dẹt, đa số lá có màu xanh, chức năng chính
tham gia quang hợp chế tạo chất hữu cơ. )
2- Bài mới: Dựa vào câu hỏi bài cũ đó bắt đầu vào bài mới.
- Vào bài: GV cho học sinh quan sát một lá bình thường, phiến lá thường có hình bản
dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng có một số loại
cây do thực hiện chức năng khác nên lá có sự biến dạng. Vậy có những loại lá biến dạng
nào? bài học hôm nay ta sẽ đi tim hiểu.
GV: Viết mục bài:
Tiết 28:
Bài 25:
Biến dạng của lá
Hoạt động 1:
Tìm hiểu có những loại lá biến dạng nào?
•
Mục tiêu: HS quan sát các loại lá biến dạng từ đó rút ra được các loại lá biến dạng
so sánh được với các loại lá bình thường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: yêu cầu HS hoạt động theo
nhóm như đã phân chia, theo nhóm
cũ đã chia.
- GV: yêu cầu HS đem mẫu vật đã
chuẩn bi ra quan sát, kết hợp hình vẽ - HS: Các nhóm đem mẫu vật ra quan
thảo luận nhóm các câu hỏi ở lệnh sát kết hợp với hình vẽ thảo luận
nhóm thống nhất câu trả lời.
SGK.
7
? Lá cây xương rồng có đặc điểm gì.
- Yêu cầu:
? Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể -HS: + Lá xương rồng có dạng gai
sống nơi khô hạn, thiếu nước
+ Làm giảm sự thoát hơi nước
? Một số lá chét của cây đậu hà lan
và lá ở ngọn cây mây có gì khác với
-HS: + Đậu hà lan lá dạng tua cuốn
lá bình thường.
+ Lá mây dạng tay móc
? Những lá đó biến đổi như vậy có
chức năng gì đối với cây.
- GV: cho HS lấy thêm một số ví dụ
về sự biến đổi của lá thành tua cuốn.
+ Chúng đều giúp cây leo cao
? Quan sát củ dong ta có các vảy trên - HS: lá của cây chanh leo.
thân rễ. Em hãy mô tả hình dạng và
màu sắc.
? Vảy đó có chức năng gì đối với chồi - HS: + Lá dạng vảy màu nâu nhạt
của thân rễ.
? Quan sát củ hành phần phình to
thành củ do bộ phận nào của lá biến
thành và có chức năng gì.
+ Che chở và bảo vệ cho chồi
? Lấy một số ví dụ các cây có lá biến
-HS: + Do bẹ lá phình to thành vảy
dạng thành lá vảy.
dày màu trắng.
- GV: treo tranh cây bèo đất, cây nắp
+ chứa chất dự trữ.
ấm cho HS quan sát, yêu cầu HS đọc
và ghi nhớ thông tin tr83.
- HS: Riềng, dong riềng.
? Em hãy mô tả đặc điểm và chức -HS: + Đọc thông tin.
năng lá của cây nắp ấm.
+ Quan sát hình.
+ Trao đổi nhóm thống nhất ý
kiến.
- HS: + Cây nắp ấm gân chính của
Hình: Cây nắp ấm
một số lá kéo dài và phát triển thành
? Em hãy mô tả đặc điểm và chức bình có nắp đậy. Trong bình có cất
8
năng của cây bèo đất.
dịch hấp dẫn sâu bọ.
+ Có chức năng bắt và tiêu hoá
Hình: Cây bèo đất
mồi.
- GV: Ngoài ra còn có cây rong li hay - HS: Lá cây có nhiều lông tuyến,
rong ăn thịt, mọc chìm ở dưới nước, những lông này tiết ra chất dính bắt
có lá xẻ thuỳ, một số thuỳ biến thành sâu bọ.
những cái túi nhỏ bắt ĐVKXS nhỏ ở + Có chức năng bắt và tiêu hoá mồi.
dưới nước.
- GV: Ghi lại các ý kiến của các
nhóm vào góc bảng.
- GV: Từ các kết quả thảo luận trên
yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo
nhóm hoàn thành bảng tr85.
- HS: Nghe và ghi nhớ kiến thức.
- GV: Chữa cho học sinh bằng cách
chơi trò chơi: dùng các tấm bìa đã Hình: Cơ quan bắt mồi cây rong li
viết sẵn đặc điểm, chức năng, tên lá
biến dạng gắn vào bảng tr85.( Phần - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm
này giáo viên chuẩn bị chu đáo ở nhà, khác nhận xét bổ sung nếu cần.
đặc biệt bảng và các tấm bìa).
- HS: Các nhóm đem bảng đã kẻ sẵn
- GV: + Cho các nhóm lên bốc thăm ra hoàn thành (hoặc lam trên phiếu
học tập GV chuẩn bị và phát cho HS).
câu hỏi của nhóm mình.
+ Cho 3 nhóm lên tham gia bốc
thăm câu hỏi nội dung như 3 cột
trong bảng ( Đặc điểm, chức năng,
tên lá biến dạng ).
- GV: Treo bảng còn để trống nội
dung cho các nhóm lên dán các tấm
bìa.
-HS: + Cử đại diện lên bốc thăm câu
- GV: Chữa và đánh giá kết quả các hỏi của nhóm mình.
nhóm. Khen các nhóm làm tốt chọn
+ Nhận tấm bìa theo nội dung
ra nhóm có thành tích tốt nhất.
câu hỏi của nhóm mình.
9
? Qua bảng em hãy cho biết có những
loại lá biến dạng nào.
-HS: Đại diện nhóm lên gắn tấm bìa
vào bảng. Mỗi nhóm cử 2 HS, một
bạn đứng gắn các tấm bìa còn bạn kia
đứng đọc và chọn vị trí gắn cho đúng.
- HS: chú ý ghi nhớ kiến thức ( các
nhóm sửa chữa nếu cần )
-HS: Trả lời rút ra kết luận.
* Kết luận: Nội dung bảng tr85.
Bảng ( Trang 85 )
Tên
TT
vật
1
mẫu
Xương rồng
Lá
Đặc điểm hình Chức năng của
thái của lá biến
lá biến dạng
dạng
Tên lá
biến dạng
Lá có dạng gai Làm giảm sự thoát Lá
biến
nhọn
hơi nước
thành gai
đậu hà lan
Lá có dạng tua
Giúp cây leo cao
cuốn
Tua cuốn
Lá cây mây
Lá có dạng tay móc Giúp cây leo cao
Tay móc
Củ dong ta
Lá phủ trên thân rễ, Che chở bảo vệ
có dạng vảy mỏng, cho chồi của thân Lá vảy
màu nâu nhạt.
rễ
5
Củ hành
Bẹ lá phình to
Chứa chất dự trữ
thành vảy dày, màu
Lá dự trữ
cho cây
trắng.
6
Cây bèo đất Trên lá có nhiều Bắt và tiêu hóa sâu Lá bắt mồi
2
3
4
10
lông, tuyến tiết chất
bọ
dính bắt sâu bọ.
7
Gân lá phát triển
thành cái bình có
nắp đậy thành bình Bắt và tiêu hóa sâu
Cây nắp ấm
Lá bắt mồi
có tuyến tiết chất bọ chui vào bình.
dịch thu hút và tiêu
hóa sâu bọ.
Hoạt động 2
Tìm hiểu biến dạng của lá có ý nghĩa gì
•
Mục tiêu: So sánh đặc điểm hình thái chức năng chủ yếu của lá biến dạng với lá
bình thường để khái quát về ý nghĩa của lá biến
dạng.
- ở mục này GV cho HS hoạt động - HS: cá nhân tự xem lại bảng nhớ
độc lập.
lại các kiến thức mục I đã tìm hiểu.
- GV: Yêu cầu HS xem lại bảng ở - HS: Xem lại bảng về đặc điểm
hoạt động 1 Nêu ý nghĩa biến hình thái và chức năng chủ yếu của
dạng của lá.
lá biến dạng thấy được ý nghĩa
biến dạng của lá.
- GV gợi ý:
? Có nhận xét gì về đặc điểm hình + Lá bình thường có màu xanh có
thái của các lá biến dạng so với lá hình bản dẹt, lá biến dạng nó biến
đổi và có nhiều hình dạng khác
thường.
nhau như: lá gai, lá tua cuốn, tay
móc….
? Những đặc điểm biến dạng đó có - HS: một vài HS trả lời lớp bổ
tác dụng gì đối với cây.
sung.
từ các gợi ý trên GV hỏi:
? Vậy qua đó cho thấy lá biến dạng
11
có ý nghĩa gì đối với cây.
-HS: phát biểu rút ra kết luận
* Kết luận: Lá của một số loại cây
biến đổi hình thái thích hợp với
chức năng ở những điều kiện sống
khác nhau.
- GV: Cho HS đọc kết luận chung
* Kết luận chung: HS đọc kết luận
SGK trang 85.
3- Kiểm tra đánh giá:
- GV: qua bài học này em biết được những điều gì?
- GV: cho HS làm bài trắc nghiệm sau:
* chọn câu trả lời theo em là đúng nhất:
1- Biến dạng của lá có ý nghĩa đối với cây là:
a- Giúp cây leo cao
b- Giúp cây dự trữ chất hữu cơ.
c- Giúp cây thực hiện các chức năng khác ngoài quang hợp, phù hợp với môi trường cây
sống.
d- Giúp cây lấy được nhiều chất dinh dưỡng.
2- Những nhóm cây nào sau đây toàn cây có lá biến dạng:
a- Cây xương rồng, cây đậu hà lan, cây ngô.
b- Cây xương rồng, cây hành, cây khoai tây.
c- Cây bèo đất, cây su hào, cây bầu
d- Cây nắp ấm, cây hành, cây riềng.
4- Dặn dò:
- Học bài ở ghi nhớ, làm bài tập 1, 2, 3 SGK
- Chuẩn bị tiết sau: chuẩn bị một số loại hoa, lá cây không mọng nước mà em thích và
một ít giấy báo tiết sau tập ép mẫu về thực vật.
12
III- Kết quả:
Qua quá trình giảng dạy, ý thức được vẫn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã sớm tiếp cận với phương dạy học
mới, đặc biệt trong phương pháp lấy HS làm trung tâm. Với hình thức hoạt động học tập
hợp tác nhóm bước đầu tôi đã thu được nhiều kết quả, HS quen với hình thức học tập
theo nhóm, các em có tinh thần trách nhiệm cao trong hợp tác nhóm, các em đều chú ý
học bài và em nào cũng muốn đóng góp một ý của mình cho nhóm đặc biệt những lúc
nhóm bạn trả lời, thường chú ý có những câu bổ sung rất tốt, tham gia nhiều ý kiến hiểu
được nhiều vẫn đề. Với đề tài này tôi trình bày phương thức tổ chức hoạt động nhóm nói
chung và đẫ áp dụng vào một bài cụ thể qua kết quả khảo sát nhỏ với câu hỏi “ Em hãy
kể thêm 3 loại lá biến dạng ngoài những loại mà em đã được học, cho biết loại lá đó biến
dạng làm chức năng gì”
- Khi chưa áp dụng năm học 2006- 2007
lớp
6A
6B
Tổng số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Yếu - Kém
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
40
0
0
5
12,5
25
62,
5
10
25
38
0
0
8
21,1
21
55,
3
9
23,6
- sau khi áp dụng năm học: 2007 - 2008
lớp
Tổng số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
37
8
21,6
19
51,4
10
27
0
0
37
10
27
22
59,5
5
13,
5
0
0
HS
6A
6B
13